Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nghĩ về câu chuyện bó đũa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.81 KB, 7 trang )

Nghĩ về câu chuyện bó đũa
Từ bao đời nay, đòan kết đã là phẩm chất đạo đức đáng quý của người
Việt Nam ta.Đòan kết được lồng ghép vào các câu ca dao, tục
ngữ,những câu chuyện xa xưa và câu chuyện bó đũa đã thể hiện được
điều này rất rõ nét. Vậy đòan kết là gì? Và tại sao người cha trong
chuyện bó đũa lại muốn các con của mình phải đòan kết với nhau?
Đòan kết là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại , đặt lợi ích
của tập thể lên trên lợi ích của bản thân, từ đó tạo nên sức mạnh vững
chắc cho tập thể cũng như cá nhân chúng ta.Đòan kết có ở khắp mọi
nơi.Trong gia đình anh em thương yêu ,chia sẻ khó khăn với nhau.Ở
trường, các bạn cùng giúp nhau tiến bộ, hợp sức lại để lớp đi lên, các
bạn học khá thì giúp các bạn yếu kém học tốt hơn, đôi bạn cùng tiến.Nhà
trường thường xuyên
tổ chức các buổi quyên góp tiền cho đồng bào lũ lụt, giúp bạn nghèo
vượt khó, ăn tết….Ngòai ra, còn tổ chức các cuộc thi như Hội khỏe phù
đổng, Olympic v…v để các bạn học sinh cỏ thể phát huy tinh thần đồng
đội của mình một cách mạnh mẽ nhất.
Khi tất cả cùng hợp sức lại với nhau để làm một điều gì đó thì sẽ tạo nên
môt sức mạnh vô hình vô cùng mạnh mẽ.Nó giúp chúng ta vượt qua tất
cả gian nan, khó khăn mà nếu chỉ có một mình thì bản thân ta sẽ không
dễ dàng vượt qua được.Sống đòan kết chúng ta còn tạo được một mối
quan hệ xã hội tốt đẹp, thân mật với mọi người.Không những thế ta còn
được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, góp phần làm cho
cuộc sống có ý nghĩa và tốt đẹp hơn.Nhưng nếu không đòan kết, chỉ
nghĩ đến bản thân thì ta sẽ rất đơn độc,riêng lẻ, dễ bị quật ngã.Điều đó
được thể hiện qua chuyện “ Bó đũa”, một cây đũa đơn lẻ thì rất bẻ gãy
nhưng một bó đũa thì dù có sức mạng ghê gớm cỡ nào cũng thể bẻ gẫy
được chúng.Như vậy, đòan kết đóng một vai trò vô cùng quan trọng ở
bất cứ lúc nào và ở đâu.
Đòan kết quan trọng là thế nhưng có nhiều người vẫn không hề biết
đòan kết là gì.Nhiều bạn ganh tị với bạn bè rồi đặt điều để nói xấu bạn


đó để đỡ tức.Nhiều nhóm thì chia bè phái, tẩy chay các bạn khác gây
mất tinh thần đòan kết ở lớp học.Có bạn thì chỉ nghĩ cho lợi ích của bản
thân còn tập thể lớp ra sao thì mặc kệ.Những bạn đó, những hành vi đó
thật đáng bị lên án, phê phán.Những việc đó cũng xuất phát từ sự ghen
tức, ganh đua, ích kỉ của bản thân nhưng làm ảnh hưởng đến cả một tập
thể.Qua đó ta thấy đòan kết còn là thứơc đo phẩm chất đạo đức của mỗi
người và giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện và hòan
thiện nhân cách của mỗi cá nhân.
Qua câu chuyện bó đũa và những điều nói trên cho ta biết một thông
điệp quan trọng là hãy đòan kết với nhau vì chỉ có đòan kết mới tạo nên
sức mạnh.Hiểu được điều đó mỗi cá nhân chúng ta hãy đòan kết, bạn bè
phải quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, anh em trong nhà thì luôn
thương yêu nhau, san sẽ những khó khăn cho nhau.Ngòai ra, hãy tham
gia tích cực các họat đông giúp đồng bào vượt qua thiên tai, giúp những
người ngèo vơi bớt khó khăn, quan tâm , chia sẽ với những người neo
đơn hay khuyết tật.
Tóm lại, đòan kết có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, quan trọng
đối với cá nhân lẫn tập thể nào đó.Là người Việt Nam- là con Rồng cháu
Tiên chúng ta hãy cùng nhau đòan kết, cùng nhau xây dựng đất nước
ngày một văn minh, giàu mạnh hơn.
Học để làm
Mỗi người chúng ta không ai sinh ra đã là thiên tài và đó là lí do ai trong
chúng ta cũng phải học. Mọi người thường nói “học để làm”, vậy bạn đã
hiểu và làm điều này như thế nào?
“Học” là một động từ chỉ hoạt động tiếp thu kiến thức , kĩ năng và kinh
nghiệm sống. Bạn có thể học từ gia đình, thầy cô, bạn bè, kể cả những
người bạn chưa từng quen biết. Việc học không có giới hạn, ta có thể
học mọi lúc, mọi nơi và quá trình học là diễn ra suốt đời , dù trẻ hay già,
bạn đều có thể học. “Làm” là hành động cụ thể, vận dụng kiến thức
trong thực tế, biến những kiến thức thành sản phẩm, giá trị vật chất và

tinh thần. Như những cô chú bác sĩ, kĩ sư, thầy cô giáo,…họ đã đều phải
học,đều phải trải qua một quá trình học tập như chúng ta, để rồi giờ đây,
họ có thể hạnh phúc và tự hào vì đã có thể áp dụng kiến thức của mình,
làm cho nó gần với đời sống hơn,và có thể giúp ích cho mọi người, cho
cuộc sống.
“Học để làm” là một ý kiến đúng đắn trong mục đích học tập và nó càng
đúng hơn trong thời đại tân tiến này. Bạn thử nghĩ xem, vì sao trên thế
giới hiện nay, người ta gấp rút xóa đi nạn mù chữ, các phụ huynh thì
chạy ngược xuôi cho con mình học từ sáng đến tối? Đơn giản là vì đây
là thời đại của kiến thức, nếu không có kiến thức, bạn sẽ chẳng làm được
gì. Thế giới phát triển là nhờ nhân loại đã nâng tầm hiểu biết của mình
cao hơn, có thể làm được những điều phi thường, và với mục đích học
tập để giúp cuộc sống này tốt đẹp hơn thì những điều tưởng chừng như
không thể như bay lên vũ trụ, xây dựng những tòa nhà cao chọc trời,
nghiên cứu ra những loại vắc-xin cho những căn bệnh thế kỉ,…con
người đều đã biến nó thành sự thật. “Học để làm” ở đây không chỉ đơn
thuần là để làm việc có hiệu quả mà còn để làm người, để chung sống.
Theo ý kiến của tôi, “học để làm người” là quá trình học khó khăn nhất.
Con người sinh ra không ai là hoàn hảo, vì thế, nếu muốn có thể hòa
đồng với nhân loại nói chung và với những người xung quanh bạn nói
riêng, bạn phải học. Học để biết được cách đối nhân xử thế trong cuộc
sống này, để làm tốt đẹp hơn quan hệ giữa bạn và những người xung
quanh, để ít nhất bạn cũng có thể tự hào vì mình luôn làm những việc tốt
và được mọi người yêu quí.
Nhưng trong xã hội, không phải ai cũng nhận thức được “học để làm” và
làm những điều tốt, có ích cho cộng đồng. Những người có những mong
muốn tốt đẹp sẽ tạo ra những thứ tốt đẹp, nhưng những người có tài mà
có những ý định xấu xa sẽ phá hoại chúng. Bạn cứ thử nghĩ, nếu một
người biết sử dụng kiến thức của mình đúng chỗ, tạo ra những thứ tốt
đẹp để rồi một người khác, vận dụng kiến thức của mình với mục đích

sai trái, phá hoại đi những thành quả của người khác thì sẽ như thế nào?
Lúc ấy, sẽ chẳng còn gì gọi là phát triển, sẽ chẳng có những bước tiến
giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, và con người sẽ dần đi vào lạc hậu. Dẫn
chứng thiết thực nhất trong trường hợp này là sự phát minh ra máy tính,
mạng internet. Khi những người giỏi tin học làm thành công những thứ
hữu ích ấy, cả thế giới như bước vào thời đại tiện dụng hơn thì lại có
những kẻ xấu xa mún phá hoại chúng, bỏ những con vi-rut vào những
chương trình cài sẵn, vào mạng internet để chúng tiêu diệt hết những
phần mềm đa dụng. Thế giới không thiếu những kẻ lắm tài mà vô dụng,
đó là những người giỏi về đầu óc nhưng lại không thấy được sự hữu ích
của nó, suốt ngày chỉ biết nằm một chỗ ,không giúp íhc gì cho mình và
những người xung quanh.
Qua những bàn luận trên tôi đã nhận thức được rằng “học để làm” không
chỉ đơn thuần như viết ba từ ấy mà nó là một quá trình dài, đòi hỏi sự
kiên nhẫn, tìm tòi của mỗi người chúng ta. Với tôi, hiện nay đang là một
học sinh cấp Ba, chưa thật sự góp kiến thức của mình vào trong cuộc
sống này, nhưng tôi sẽ cố gắng để có thể học không chỉ làm việc mà còn
để làm người công dân tốt, giúp ích được cho bản than và những người
quanh mình.
“Học để làm” là một tiêu chí đúng đắn giúp con người hoàn thiện hơn về
việc học cũng như bản thân mình. Học sinh chúng ta hãy cùng cố gắng,
không chỉ học để làm việc tốt mà còn để là một người tốt trong cuộc
sống đầy những thử thách này!

×