Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bÁO CÁO ĐÓN ĐOÀN THANH TRA TOÀN DIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.62 KB, 12 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
Số: 21/QĐ-ĐK1 Đồng Kho, ngày 18 tháng 3 năm 2011
BÁO CÁO
Tình hình hoạt động trong những năm học qua
Căn cứ Quyết định số 166/QĐ – PGD&ĐT ngày 11 tháng 3 năm 2011 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo Tánh Linh về việc thanh tra toàn diện trường tiểu học
Đồng Kho 1.
Trường tiểu học Đồng Kho 1 báo cáo các mặt hoạt động cụ thể như sau:
I. Cơ cấu tổ chức trường học
1. Số lượng
Tổng số cán bộ,
giáo viên và
nhân viên / nữ
Trong đó
Ghi chú
Ban giám hiệu Giáo viên Nhân viên
25/19 2/1 19/15 4/3 Tỉ lệ GV/Lớp: 1,26
2. Chất lượng của đội ngũ giáo viên
Tổng
số giáo
viên/nữ
Trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ
Đang
học
vượt
chuẩn
Chưa
học
vượt


chuẩn
Xếp loại chuẩn nghề nghiệp
NH: 2009 – 2010
Ghi
chú
Trung
cấp
Cao
đẳng
Đại
học
X.sắc Khá
Trung
bình
Kém
19/15 1 5 13 0 1 19 0 0 0
3. Các thông tin khác về nhân sự
Tổng số đảng viên: 8/6 nữ.
Giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2009 – 2010: 19 giáo viên.
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2009 – 2010: 02 giáo viên.
Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2009 – 2010: 01 giáo viên.
(Sau Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo quy chế mới, năm học 2010-
2011 trường có 06 giáo viên dạy giỏi cấp trường. Hiện nay trường có 02 giáo viên
được đề nghị xét giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh)
Lao động tiên tiến năm học 2009-2010: 25 CB-GV-NV
Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2009 – 2010 : 08 CB-GV
Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường chấp hành tốt chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống
giản dị, lành mạnh, được chính quyền địa phương, nhân dân và học sinh tín nhiệm.
Hiệu trưởng là đảng viên, đã tốt nghiệp đại học sư phạm và đã được đào tạo bồi

dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tiểu học, học xong chương trình TCCT; Phó Hiệu
trưởng đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và được đào tạo bồi dưỡng lớp quản lí giáo
dục tiểu học, học xong chương trình TCCT. Ban giám hiệu có khả năng tổ chức quản
lí điều hành nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch đề ra.
100% giáo viên được xếp loại xuất sắc về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học,
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và hầu hết có khả năng giảng dạy toàn
cấp. Tất cả giáo viên đều thực hiện tốt qui chế chuyên môn của nhà trường, của
ngành; chấp hành tốt kỉ luật lao động; có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ; thực hiện tốt các quy định về dạy thêm, học thêm.
Nhân viên đủ về cơ cấu, số lượng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
II. Về cơ sở vật chất kĩ thuật
1. Diện tích khuôn viên, cảnh quan, môi trường sư phạm
Tổng diện tích khuôn viên là 10.020m
2
. Trong đó diện tích các phòng học:
522m
2
, diện tích dùng làm sân chơi bãi tập: 1.522m
2
. Trường có tường rào bao quanh,
Môi trường xanh - sạch - đẹp, có hệ thống cây xanh đảm bảo che mát cho học sinh vui
chơi và luyện tập TDTT. Vệ sinh môi trường đảm bảo, nhà trường hợp đồng với công
ty môi trường xử lí rác thải hàng ngày; có nhà vệ sinh riêng cho học sinh nam và học
sinh nữ, nhà vệ sinh được quét dọn hàng ngày, đảm bảo luôn sạch sẽ.
2. Phòng học, phòng làm việc, phòng bộ môn, thư viện, phòng y tế
Tổng số phòng là 15 phòng. Trong đó có 12 phòng xây dựng kiên cố và 03
phòng xây dựng bán kiên cố. Có đủ bàn ghế 2 chỗ ngồi theo đúng quy cách, bàn ghế
giáo viên 10 bộ tất cả đều còn sử dụng tốt; có đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng, quạt
phục vụ cho hoạt động dạy và học.

Phòng chức năng: 06 phòng. Trong đó có 03 phòng xây dựng kiên cố; 03 phòng
xây dựng bán kiên cố. Chia ra:
+ Phòng học: 10 phòng (có một phòng dạy âm nhạc)
+ Phòng làm việc của BGH : 01
+ Văn phòng : 01
+ Phòng thư viện: 01
+ Phòng thiết bị: 01
+ Phòng Đội TNTPMCH: 01
Các phòng chức năng có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các công việc chuyên
môn.
3. Khu vực để xe, sân chơi, bãi tập
Có nhà để xe chung cho giáo viên và học sinh nhưng đã xuống cấp.
Có sân chơi bãi tập đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi cho học sinh.
4. Trang thiết bị dạy học, sách thư viện
Thiết bị dạy học khá đầy đủ theo danh mục tối thiểu của Bộ GD&ĐT. Việc sử
dụng ĐDDH đã được giáo viên sử dụng thường xuyên và đạt hiệu quả cao. Giáo viên
thường xuyên tự làm thêm đồ dùng dạy học bằng các vật liệu rẻ tiền, vật liệu sẵn có để
phục vụ các tiết dạy. Hằng năm, nhà trường đều có tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy
học để sung thêm đồ dùng dạy học. Trong đó có nhiều đồ dùng dạy học có giá trị sử
dụng lâu dài. Trong năm học này nhà trường cũng đã mua thêm một số trang thiết bị
phục vụ dạy học với tiền: 43.124.000 đồng (trong đó có 15 máy vi tính dùng cho
giảng dạy).
Trường có phòng thiết bị sắp xếp khoa học gọn gàng thuận tiện cho việc sử
dụng. Tủ đựng thiết bị được trang bị đầy đủ ở các lớp. Thiết bị dạy học được cấp phát
đầy đủ cho giáo viên và đựoc bảo quản, sử dụng thường xuyên tại mỗi lớp.
Sách giáo khoa, sách tham khảo đảm bảo đầy đủ cho giáo viên và học sinh sử
dụng. Tủ sách dùng chung khá phong phú đủ cho học sinh nghèo mượn học tập. Học
sinh toàn trường có đầy đủ các loại sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng học tập phục
vụ cho các môn học. Đầu năm học nhà trường trang bị thêm nhiều đầu sách tham khảo
tổng số tiền 2.717.000 đồng (141 bản). Số sách giáo khoa, sách tham khảo được bảo

quản tốt. Hiện nay tủ sách đạo đức, tủ sách pháp luật cũng được trang bị khá đầy đủ.
5. Việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, kĩ thuật
Nhà trường đã xây dựng quy chế quản lí tài sản, quy định quản lí, sử dụng thư
viện, thiết bị, quy định sử dụng tiết kiệm điện nước, quy định quản lí sử dụng phòng
máy vi tính…giao cho từng bộ phận, từng cá nhân chịu trách nhiệm quản lí và bảo
quản tài sản tại các phòng chức năng, phòng học theo phân công. Giáo viên có trách
nhiệm bảo quản tài sản, bàn ghế tại các phòng học; các trang thiết bị kĩ thuật được
giao cụ thể cho từng cá nhân bảo quản nhờ vậy đã kịp thời phát hiện những hỏng hóc
để tu sửa kịp thời. Hàng năm nhà trường đều có tổ chức kiểm kê tài sản theo định kì,
kịp thời phát hiện những hư hỏng, mất mát và đã có các biện pháp giải quyết phù hợp
với từng tình huống.
Nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường ngày càng được đầu tư. Tuy
nhiên đối chiếu với các quy định của trường chuẩn Quốc gia thì vẫn còn thiếu khá
nhiều so với quy định.
III. Về thực hiện kế hoạch giáo dục
1. Công tác tuyển sinh
Vào tháng 01 hàng năm, nhà trường tổ chức cho giáo viên đi từng địa bàn điều
tra số trẻ 6 tuổi trong địa bàn để chuẩn bị huy động tối đa số trẻ ra lớp.
Đầu tháng 8 hàng năm nhà trường thành lập Ban tuyển sinh để thực hiện nhiệm
vụ tuyển sinh năm học mới. Qua phương tiện truyền thanh của xã nhà trường thông
báo cho phụ huynh đưa con em mình đến trường để đăng kí vào học lớp 1. Trong công
tác tuyển sinh đảm bảo công khai, khách quan đúng hướng dẫn của cấp trên. Nhìn
chung việc thực hiện quy chế tuyển sinh được thực hiện kịp thời và nghiêm túc, đảm
bảo 100% trẻ trong độ tuổi được huy động ra lớp và có đầy đủ các loại hồ sơ, thủ tục
nhập học đúng quy định. Không có bất kì tiêu cực nào trong công tác tuyển sinh.
Số lớp và số học sinh toàn trường
Khối Số
lớp
Số học sinh toàn
trường

Ghi chú
1 03 62
2 03 68
3 02 55
4 03 61
5 03 65
Cộng 14 311
2. Tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch
dạy học
2.1. Đối với các lớp 1 buổi/ ngày
Thực hiện giảng dạy đúng, đủ chương trình theo quyết định số 16/2006/QĐ-
BGD-ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006, trong đã chú ý giảng dạy theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng đồng thời thực hiện dạy tích lớp các nội dung lồng ghép như giáo dục bảo vệ
môi trường, kĩ năng sống, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thực hiện giảng dạy đầy đủ chương trình ATGT, chương trình Y tế học đường.
2.2. Đối với các lớp dạy 6-8 buổi/ tuần
Năm học 2010 – 2011 trường có 14 lớp, trong đó 8 lớp học 6-8 buổi/tuần tổng
số học sinh 181 em.
Thực hiện nội dung chương trình chính khoá theo quy định của Bộ giáo dục &
Đào tạo. Đảm bảo không quá 7 tiết/ngày, buổi sáng dạy 4 tiết, buổi chiều 3 tiết, các
tiết bổ sung tập trung ôn tập và rèn luyện kĩ năng cho học sinh, giúp các em hoàn
thành việc học tập ngay tại lớp.
Tổ chức dạy môn tự chọn tiếng Anh theo chương trình Let’s go cho học sinh
khối 3 đến khối 5. Năm học 2010 – 2011 trường được biên chế giáo viên dạy chuyên
tiếng Anh.
Nhìn chung việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục được nhà
trường thực hiện chính xác theo các văn bản hiện hành của ngành giáo dục. Không có
tình trạng tuỳ tiện cắt xén chương trình.
3. Thực hiện quy chế chuyên môn về kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh
Nhà trường đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT

ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT. Quá trình đánh giá, xếp loại nhà trường
luôn thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Mỗi kì kiểm
tra đều thành lập Hội đồng kiểm tra để tổ chức các kỳ thi kiểm tra định kỳ trong năm.
Việc ra đề kiểm tra đảm bảo đúng chuẩn kiến thức đối với từng khối lớp, tổ chức đánh
giá nhận xét bài làm của học sinh khách quan, chính xác với năng lực học tập của học
sinh.
4. Kết quả công nhận hoàn thành chương trình cấp tiểu học, học sinh giỏi 3
năm liền kề
Trong ba năm gần đây số học sinh được công nhận hoàn thành cấp tiểu học của
nhà trường luôn đạt tỉ lệ 100%. Số học sinh này đều có khả năng học tốt ở cấp trung
học cơ sở.
Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được nhà
trường quan tâm đầu tư vì vậy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể như
sau:
Năm học 2009-2010: có 06 HS đạt giải Nhất, Nhì, Ba môn toán cấp huyện;
Năm học 2010-2011: có 08 HS đạt giải Nhất, Nhì, Ba môn toán cấp huyện; 01 HS đạt
giải môn Tiếng Anh cấp huyện, 01 em đạt giải môn Tiếng Anh cấp tỉnh.
5. Xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ
Trong những năm qua, nhà trường chỉ xác nhận học sinh Hoàn thành chương
trình cấp tiểu học cho những học sinh có nhu cầu chuyển trường.
7. Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục
a. Giáo dục đạo đức và kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh của 3 năm liền
kề
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được nhà trường quan tâm. Việc giáo
dục được tiến hành thông qua giảng dạy môn đạo đức trong chương trình chính khoá
và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh đó nhà trường đã phối hớp với
các tổ chứcc Đội
, với gia đình để giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học
, với gia đình để giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh. Trong những qua, đ

sinh. Trong những qua, đa số học sinh chăm ngoan có đạo đức tốt, chấp hành nghiêm
nội qui, qui định của trường của lớp. Thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh.
Không có HS nào bị kỉ luật về đạo đức.
Kết quả:
Xếp loại
2007 – 2008 2008 – 2009 2009-2010
SL TL SL TL SL TL
Thực hiện
đầy đủ
312 99,7% 307 100% 301 100%
Chưa thực
hiện đầy
đủ
01
Khuyết
tật
0,3%
b. Giáo dục thẫm mĩ, thể chất
Giáo dục thể chất, thẩm mĩ cho HS đươc tổ chức thông qua việc dạy có chất
lượng các môn học năng khiếu như Thể dục, âm nhạc, thủ công, mĩ thuật…Quá trình
giảng dạy đã thực hiện đầy đủ nội dung chương trình và theo đúng chuẩn kiến thức kĩ
năng của các môn học.
Bên cạnh đó, nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, hội
Bên cạnh đó, nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, hội
thi thể thao, thi vẽ tranh, thi Nét đẹp đội viên…với nhiều nội dung phong phú tạo điều
thi thể thao, thi vẽ tranh, thi Nét đẹp đội viên…với nhiều nội dung phong phú tạo điều
kiện cho học sinh thể hiện năng khiếu riêng của mình.
kiện cho học sinh thể hiện năng khiếu riêng của mình.
8. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục được giao
Nhà trường đã thường xuyên tham mưu với các ban ngành, đoàn thể ở địa

phương để thực công tác phổ cập. Trong những năm qua công tác PCGDTHĐĐT của
nhà trường đã đạt được những kết quả rất khả quan. Hiện nay nhà trưòng tiếp tục duy
trì chuẩn Quốc gia về phổ cập Mức độ I. Cụ thể:
Vận động học sinh ra lớp đạt tỉ lệ 100%; duy trì sĩ số đạt 100%; kết quả huy
động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ đạt 100%; huy động trẻ 6 đến 10 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ
100%; số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình cấp tiểu học là 39/44 đạt tỉ lệ 88.6 %;
Hiệu quả đào tạo sau 5 năm: 46/51 –Tỉ lệ: 90,2%; không có HS bỏ học. Thiết lập và
cập nhật đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách. Với số liệu đang có, hiện nay nhà trường đã
đạt được các chỉ tiêu về PCGDTHĐĐT ở Mức độ II.
Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường đã đi vào nền
nếp, thực hiện đầy đủ các quy định tại Điều lệ trường tiểu học và các văn bản hướng
dẫn hiện hành của các cấp quản lí giáo dục.
IV. Về công tác quản lí của hiệu trưởng
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch nghiên cứu khoa học, phục vụ xã
hội
Hằng năm hiệu trưởng đều dựa vào phương hướng, nhiệm vụ năm học của các
cấp quản lí giáo dục và dựa vào đặc điểm, tình hình của nhà trường để xây dựng kế
hoạch giáo dục cho cả năm sau đó cụ thể hoá bằng các kế hoạch tháng, tuần. Kế hoạch
các hoạt động được triển khai trước tập thể hội đồng sư phạm. Cuối mỗi tháng đều có
tổ chức họp hội đồng để đánh giá việc thực hiện kế hoạch và vì vậy các kế hoạch luôn
được triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.
Việc xây dựng kế hoạch viết các đề tài về đổi mới phương pháp dạy học, viết
sáng kiến kinh nghiệm về công tác quản lí, công tác giảng dạy…được nhà trường triển
khai ngay từ đầu năm học. Trong năm học này có 10 đề tài đăng kí và đã xét 08 đề
tài. Những đề tài đã xét đều có giá trị ứng dụng khá cao trong viêc nâng cao chất
lượng giảng dạy trong nhà trường.
2. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
Công tác quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh được triển khai theo
đúng Điều lệ trường tiểu học, Pháp lệnh công chức và các văn bản hiện hành. Bên
cạnh đó, hiệu trưởng đã ban hành một số nội quy, quy chế, quy định phù hợp với đặc

điểm, tình hình trưởng nhằm nâng cao hơn hiệu quả công tác quản lí cán bộ công
chức, học sinh.
Việc quản lí hồ sơ cán bộ, công chức và học sinh được thực hiện rất nghiêm túc
thông qua các hình thức thiết lập trên các biểu mẫu quy định và thông qua các phần
mềm PMIS, Website Quản lí cán bộ của Bộ Nội vụ, EMIS…định kì các loại hồ sơ này
đều cập nhật đầy đủ với những thông tin chính xác.
Việc bố trí, phân công chuyên môn trong nhà truờng khá hợp lí, bố trí công tác
kiêm nhiệm phù hợp với năng lực sở trường của mỗi người, tạo điều kiện để mỗi cán
bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức với nhiều nội dung thiết thực cho công việc của mỗi
người.
3. Thực hiện qui chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường
Việc thực hiện quy chế dân chủ luôn được tiến hành mọi lúc, mọi nơi. Để làm
tốt nội dung này, đầu năm học nhà trường đã kiện toàn lại Ban Chỉ đạo thực hiện quy
chế dân chủ. Đồng thời với việc học tập các văn bản như: Nghị định số 71/1998/NĐ-
CP ngày 8 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ, Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT
ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về thực hiện qui chế dân chủ ở
cơ sở thì hiệu trưởng cũng ban hành văn bản quy định các nội dung thực hiện dân chủ
trong nhà trường theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thực
hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho CB-GV-CNV, các ban ngành, đoàn
thể tham gia xây kế hoạch, chỉ tiêu, giải pháp, tư vấn cho nhà trường trong mọi hoạt
động giáo dục.
Thực hiện công khai, minh bạch việc đánh giá xếp loại thi đua, thu – chi tài
chính, quản lý tài sản…Thực hiện tốt chế độ chính sách cho người lao động.
Đầu năm học đều tổ chức công khai chất lượng giáo dục cho phụ huynh biết
bằng văn bản và cả trên Website của trường.
Định kì, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng họp sơ kết việc thực hiện quy chế dân
chủ trong nhà trường.
Nhờ phát huy tốt quy chế dân chủ nên đã duy trì tốt khối đoàn kết nội bộ, không

có đơn thư khiếu tố, khiếu nại nào cần phải giải quyết.
4. Công tác kiểm tra của thủ trưởng đơn vị theo qui định
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã kiện toàn lại Ban kiểm tra nội bộ trường
học, xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học, để xây dựng kế hoạch kiểm tra cho
cả năm sau đó cụ thể hoá bằng các kế hoạch tháng, tuần. Kế hoạch triển khai sau khi
thông trước tập thể hội đồng sư phạm. Quy trình tổ chức kiểm tra được thực hiện theo
đúng quy định hiện hành; hồ sơ kiểm tra nội bộ được thiết lập đầy đủ và lưu trữ cẩn
thận. Đến thời điểm này đã kiểm tra được 18 chuyên đề; kiểm tra toàn diện 01 giáo
viên; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ 7 giáo viên, trong đó có 04 giáo viên đã hoàn
tất 03 tiết dạy, 03 giáo viên mới được kiểm tra 2 tiết dạy. Các tiết dạy của giáo viên
đều được xếp loại khá trở lên.
5. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt
động xã hội, thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học
Thường xuyên tuyên truyền động viên cán bộ giáo viên tham gia các hoạt động
nhân đạo, từ thiện. Đóng góp đầy đủ các loại quỹ theo quy định. Tổ chức cho toàn
trường tham gia cổ động ngày “Toàn dân đưa trẻ em đến trường”, “Tháng an toàn giao
thông”, “Ngày hội gây quĩ học bổng cho học sinh nghèo”, tham gia ngày hội Đại đoàn
kết toàn toàn dân ở địa phương. Hiến máu nhân đạo…
Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với nhà giáo như chế độ lương, phụ cấp,
nghỉ dưỡng sức, các chế độ về bảo hiểm xã hội…
Cấp phát đầy đủ quỹ học bổng Thắp sáng tài năng trẻ, của Trung tâm Thiện chí,
của Liên đoàn Lao động huyện…
6. Quản lí hành chính, tài chính, tài sản, hồ sơ sổ sách, thu chi và sử dụng
các nguồn tài chính, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, bảo quản tài sản
công
Đã thực hiện khá tốt khâu quản lí hành chính. Nhà trường thiết lập đầy đủ các
loại hồ sơ sổ sách theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học. Các loại hồ sơ sổ sách
được cập nhật thường xuyên với độ chính xác cao, được bảo quản lưu trữ cẩn thận.
Thường xuyên ban hành những văn bản liên quan đến công tác quản lí các hoạt
động trong nhà trường. Xây dựng quy chế làm việc của đơn vị để mọi cán bộ công

chức thực hiện. Quản lí chặt chẽ về ngày công giờ giấc làm việc, chế độ nghỉ phép
đúng thủ tục hành chính qui định.
Thực hiện công tác quản lí tài chính theo đúng nguyên tắc tài chính, xây dựng
quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm theo chủ trương thực hành tiết kiệm và thông qua ý
kiến hội đồng sự phạm nhà trường sau đó thống nhất thực hiện. Đến thời điểm này đã
có 03 lần kiểm tra về công tác tài chính.
Nhà trường luôn quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
chuyên môn cũng như cho việc học tập của học sinh. Trong năm học này đã đầu tư
trên 40.000.000 đồng để mua sắm thêm 7 máy vi tính phục vụ cho việc bồi dưỡng học
sinh giải toán qua mạng internet.
Trong việc quản lí, bảo quản tài sản, hiệu trưởng đã hành các quy chế quản lí tài
sản, quản lí thư viện, thiết bị, phòng máy…giao cho mỗi cá nhân chịu trách nhiệm bảo
quản và sử dụng. Bên cạnh đó, nhà trường đã thường xuyên tổ chức kiểm kê tài sản,
định kì và đột xuất để phát hiện những mất mát, hư hao từ đó xây dựng các biện pháp
sửa chữa, khắc phục.
7. Công tác tham mưu với cơ quan quản lí cấp trên, với chính quyền địa
phương và xã hội hoá giáo dục
Thường xuyên tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, lãnh
đạo ngành khi xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch
mức chất lượng tối thiểu, kế hoạch PCGDTHĐĐT-CMC, các hội nghị, đại hội của
nhà trường đều có sự tham dự và góp ý của chính quyền điạ phương. Nhờ có sự tham
mưu kịp thời nên nhà trường đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ năm học.
Nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phương và tranh thủ sự giúp đỡ
của Ban Đại diện Cha mẹ học sinh đã huy động sự đóng góp của phụ huynh để xây
dựng sân trường, trang bị cây cảnh, ghế đá; hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác khen
thưởng học sinh vào cuối năm học và tổ chức các hội thi trong năm.
9. Phối hợp công tác giữa lãnh đạo nhà trường với các đoàn thể quần
chúng, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh
Xây dựng tốt mối quan hệ công tác giữa các ban ngành, đoàn thể và các cá nhân
trong nhà trường. Tất cả các hoạt động của nhà trường, Ban giám hiện đều thông qua

các đoàn thể lấy ý kiến và tổ chức thực hiện. Các đoàn thể và nhà trường đã thể hiện
tốt nguyên tắc phối hợp cùng tạo điều kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ cũng như
cùng quyết định các vấn đề quan trọng về chế độ chính sách, thi đua, khen thưởng.
Phối hợp chặt chẽ cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh huy động trẻ em đến
trường, xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ học sinh nghèo, tổ chức các hoạt động ngoại
khoá. Thông qua Ban đại diện để làm cầu nối giữa nhà trường với gia đình trong việc
giáo dục học sinh.
V. Các nhiệm vụ khác được giao
1. Cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Ngay từ đầu năm học, nhà trường phối hợp với Công đoàn đã tiến hành triển
khai ngay cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung “Nói không với tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo giáo và cho học
sinh không đạt chuẩn lên lớp” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Theo đó, nhà trường đã lập Ban chỉ đạo cuộc vận
động và lập kế hoạch triển khai cuộc vận động. Đến thời điểm này, hầu hết CB-GV-
CNV, đều ý thức cao trong việc tham gia cuộc vận động không có trường hợp nào vi
phạm đạo đức nhà giáo hoặc các nội dung của các cuộc vận động.
2. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã
tổ chức, chỉ đạo toàn trường thực hiện cuộc vận động một cách nghiêm túc và có hiệu
quả giáo dục thiết thực.
Nhìn chung, việc triển khai cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh" đã được cán bộ, giáo viên, công nhân viên đồng tình hưởng ứng.
Cuộc vận động làm chuyển biến mạnh mẽ và thay đổi lớn về tư tưởng, nhận thức và tự
giác hơn trong việc tu dưỡng về đạo đức lối sống của bản thân mình, có ý thức trong
việc chấp hành nội qui, qui chế cơ quan và thực hiện nhiệm vụ công tác được giao.
c. Hưởng ứng phòng trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”
Tiếp tục thực hiện phong trào đã triển khai từ năm học trước, nhà trường đã

triển khai một cách đồng bộ các nội dung của phong trào thi đua. Tuy đã có nhiều cố
gắng nhưng vẫn còn một số mặt chưa đạt như: vệ sinh sân trường chưa tốt, kĩ năng
sống của học sinh còn hạn chế, các trò chơi dân gian chưa phong phú…Đến thời điểm
này nhà trường đã tổ chức tự chấm điểm theo công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT và
đã đạt được số điểm là: 93,52/100. Hiện đang làm tờ trình xin phòng GD&ĐT về kiểm
tra công nhận danh hiệu Trường học thân thiện – Học sinh tích cực cho nhà trường
d. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học, sáng tạo”
Nhìn chung toàn trường đều tham gia tốt cuộc vận động này. Không có giáo
viên nào vi phạm các nội dung của cuộc vận động.
e. Xây dựng trường chuẩn Quốc gia
Thường xuyên tham mưu các ngành, các cấp, các đoàn thể trong xã hội để đầu
tư trang bị thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho thư viện nhằm duy trì chuẩn
Quốc gia mức độ I và phấn đấu đạt chuần Mức độ II trong những năm sắp đến.
g. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
Đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cho
suốt cả năm học theo các chủ điểm, chủ đề từng tháng với các nội dung giáo dục
truyền thống, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh…Bên cạnh đó đã tổ chức được các
hội thi đố vui học tập, xổ số học tập, thi vẽ tranh, làm thiệp tặng thầy cô giáo, hội thi
tìm hiểu Luật An toàn giao thông, hội thi Nét đẹp đội viên, cắm trại. Qua việc tổ chức
các hoạt động ngoại khoá, nhà trường đã tranh thủ sự ủng hộ bằng tiền mặt của phụ
huynh với số tiền trên 7.000.000 đồng. Số tiền này sẽ được nhà trường dùng tổ chức
cho học sinh giỏi đi tham quan, dã ngoại vào cuối năm học.
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động Sao nhi đồng, Đội TNTP
Hồ Chí Minh thực hiện tương đối tốt. Đội đã phối hợp với chuyên môn nhà trường tổ
chức được nhiều phong trào thi đua học tập như: Vườn hoa điểm 10, giữ vở sạch- viết
chữ đẹp, đố vui để học, trang trí – Xanh hoá phòng học.
VI. Kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, và kết quả kiểm định chất lượng
giáo dục, đào tạo
1. Đánh giá chất lượng giáo dục

Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp
với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.
Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào trong tiết dạy một cách nhiệt tình, sôi động, tự
nhiên và đảm bảo phát huy tính tích cực – sáng tạo của học sinh. Nhằm tạo cho học
sinh tự khám phá, tự phản ảnh, tự điều chỉnh và tự lĩnh hội kiến thức của mình.
Bên cạnh đó, công tác phụ đạo học sinh yếu cũng được chú trọng. Ngoài việc
quan tâm giúp đỡ học sinh yếu trong từng tiết dạy, giáo viên chủ nhiệm ở từng khối
lớp có trách nhiệm phụ đạo học sinh yếu của khối mình theo lịch đã phân công. Học
sinh yếu được phụ đạo thêm 2 buổi/tuần có theo dõi kiểm tra của nhà trường. Bên
cạnh đó GVCN còn đưa ra phong trào học tập “Đôi bạn cùng tiến”, “Vườn hoa điểm
10”…nhằm giúp nhau học tập. Với nhiều biện pháp đồng bộ, chất lượng giáo dục của
nhà trường từng bước nâng lên.
Kết quả xếp loại học lực của học sinh 3 năm liền kề:
Xếp loại
Năm học
2007 – 2008
Năm học
2008 – 2009
Năm học
2009-2010
Tồng số HS 313 307 305
Loại giỏi 41 48 62
Loại khá 82 66 114
Loại trung bình 179 184 123
Loại yếu 11 09 06
2. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
Thực hiện theo hướng dẫn công văn số 7880/BGD&ĐT – KTKĐCLGD của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, công văn 3056/SGD & ĐT – KĐCLGD ngày 5 tháng 10 năm
2009. Nhà trường tiến hành thành lập hội đồng tự kiểm tra đánh giá chất lượng giáo
dục sau đó phân công các bộ phận chuyên trách tìm kiếm thông tin, minh chứng và

làm báo cáo. Kết quả kiểm định như sau:
- Số chỉ số đạt yêu cầu: 87, tỉ lệ 87,9 %; số chỉ số không đạt yêu cầu: 12, tỉ lệ
12,1%.
- Số tiêu chí đạt yêu cầu: 27, tỉ lệ 81,8 %; số tiêu chí không đạt yêu cầu: 06, tỉ lệ
18,2%.
- Cấp độ của kết quả kiểm định chất lượng giáo dục mà nhà trường đạt được
theo Điều 24, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục
phổ thông (ban hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008):
CẤP ĐỘ III
VII. Đánh giá chung
1. Ưu điểm
Nhà trường đã tổ chức khá tốt các hoạt động giáo dục; công tác quản lí từng
bước đi vào nền nếp; chất lượng đội ngũ khá tốt; chất lượng giáo dục khá cao đáp ứng
được những yêu cầu của một trường chuẩn Quốc gia.
2. Nhược điểm
Cơ sở vật chất của nhà trường thiếu quá nhiều so với yêu cầu của một trường
chuẩn Quốc gia. Điều này đã không cho phép nhà trường mở được nhiều lớp học 2
buổi/ngày để có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Và
đặc biệt trong thời gian sắp đến nhà trường khó có thể thực hiện được kế hoạch dạy
tiếng Anh bắt buộc và dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh tiểu học theo công văn số
191/PGD&ĐT ngày 17 tháng 3 năm 2011 của phòng GD&ĐT Tánh Linh.
3. Kiến nghị
Lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo cần tham mưu với chính quyền các cấp
sớm xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng cho nhà trường.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Đoàn thanh tra;
- UBND xã Đồng Kho;
- Lưu: VT.
Cao Thống Suý

×