Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến và đánh giá đa dạng sinh học của thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 57 trang )




ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG



LÊ HÀ YẾN NHI




XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN VÀ
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP






ĐÀ NẴNG - Năm 2015




ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG



LÊ HÀ YẾN NHI


XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN VÀ
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG



Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Khánh





ĐÀ NẴNG - Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015.
Tác giả


Lê Hà Yến Nhi




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến ThS. Nguyễn Văn Khánh – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Sinh –
Môi trƣờng, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ,
tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn lớp 11CTM đã động viên,
khích lệ, giúp đỡ để em có thể hoàn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015.
Sinh viên thực hiện



Lê Hà Yến Nhi



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 3
1.1.1. Định nghĩa đa dạng sinh học 3
1.1.2. Phân loại đa dạng sinh học 4
1.2. CÁC HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN VỀ ĐA
DẠNG SINH HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 4
1.2.1. Trên thế giới 4
1.2.2. Tại Việt Nam 6
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7
1.3.1. Vị trí địa lý 7
1.3.2. Điều kiện tự nhiên 8
1.4. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI ĐÀ NẴNG 9



CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 12
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 12
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 12

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 12
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa 13
2.3.2. Phƣơng pháp lập danh mục 13
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 13
2.3.4. Phƣơng pháp xây dựng website 14
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 15
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TP. ĐÀ NẴNG 15
3.1.1. Đa dạng các loài động vật 15
a. Khu hệ thú 15
b. Khu hệ chim 16
c. Khu hệ lưỡng cư 17
d. Khu hệ bò sát 18
e. Khu hệ bướm ngày 20
f. Khu hệ mối 21
g. Khu hệ giun đất 22
h. Khu hệ san hô 24
i. Các loài động vật đáy 25



j. Khu hệ cá biển 27
k. Khu hệ cá sông 28
3.1.2. Đa dạng các loài thực vật 30
a. Các loài thực vật trên cạn 30
b. Các loài thực vật dưới nước 31
3.2. HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN VỀ ĐDSH CỦA
TP. ĐÀ NẴNG 34
3.2.1. Giới thiệu chung về website 34

3.2.2. Phân hạng và quyền lợi các nhóm ngƣời dùng 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
KẾT LUẬN 38
KIẾN NGHỊ 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40






DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
ĐDSH Đa dạng sinh học
GBIF Global biodiversity information facility
NBDS Hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học Quốc gia
TP Thành phố



DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Các thống số khí tƣợng năm 2013 của TP. Đà Nẵng
8
3.1
Sự đa dạng của khu hệ thú Đà Nẵng với các khu hệ
thú khác

16
3.2
Thành phần loài chim tại 2 khu BTTN Sơn Trà và Bà
Nà - Núi Chúa
16
3.3
Đa dạng khu hệ lƣỡng cƣ tại Đà Nẵng so với Việt Nam
18
3.4
Đa dạng thành phần loài bò sát trong mỗi họ
19
3.5
Đa dạng của khu hệ bò sát tại Đà Nẵng so với Việt Nam
19
3.6
Sự phân bố các giống và loài trong mỗi họ Bƣớm ngày
21
3.7
Đa dạng thành phần loài mối tại Đà Nẵng với các
khu vực khác
22
3.8
Đa dạng thành phần loài giun đất tại Đà Nẵng so với
các khu vực khác
23
3.9
Sự phân bố của các giống và loài san hô cứng trong
mỗi họ
24
3.10

So sánh thành phần san hô cứng của Đà Nẵng và các
khu vực khác vùng biển ven bờ Việt Nam
25
3.11
Số lƣợng và tỷ lệ các họ, giống, loài trong mỗi bộ cá
28
3.12
So sánh sự đa dạng các loài các trên sông Hàn với
một số khu vực lân cận
29
3.13
Thống kê thành phần thực vật bậc cao ở Đà Nẵng
30
3.14
So sánh thành phần loài thực vật bậc cao ở Đà Nẵng
31
3.15
So sánh sự đa dạng các loài rong biển giữa Đà Nẵng
với các khu vực khác
33



DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ
Trang
2.1
Bản đồ khu vực nghiên cứu

12
2.2
Sơ đồ thực thể quan hệ
14
3.1
Biểu đồ tỷ lệ phân bố các loài giun đất trong mỗi họ
23
3.2
Biểu đồ tỷ lệ các ngành động vật đáy vùng biển ven bờ
Đà Nẵng
26
3.3
Biểu đồ cấu trúc các bộ cá tại vùng biển Đà Nẵng
27
3.4
Biểu đồ thành phần các loài rong biển tại Đà Nẵng
32
3.5
Giao diện chính của website
35
3.6
Giao diện khi chọn vòng tròn phân bố
35
3.7
Giao diện khi chọn mục loài trên thanh menu
36

1



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đà Nẵng là thành phố (TP) thuộc khu vực Trung Trung Bộ của Việt Nam.
Với diện tích hơn 1.285, 4 km
2
(năm 2013) bao gồm huyện đảo Hoàng Sa,
trong đó diện tích rừng chiếm gần 50%, đƣờng bờ biển dài gần 90 m và trên
1.000 ha diện tích lƣu vực sông, hồ, vùng trũng tạo nên sự đa dạng về địa
hình cho thành phố. Đà Nẵng là nơi giao thoa của các tiểu vùng khí hậu, điều
đó đã dẫn đến đa dạng về các kiểu hệ sinh thái, đồng thời thành phố còn là nơi
giao thoa của hai trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) lớn là Bạch Mã và
Ngọc Linh. Do đó các khu hệ động thực vật ở Đà Nẵng có mức độ đa dạng
cao về thành phần loài (WWF, 2004).
Nhiều công trình nghiên cứu về thành phần các loài động, thực vật tại
Đà Nẵng đƣợc thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX, tập trung chủ yếu
tại hai khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) của thành phố là khu BTTN Bà Nà –
Núi Chúa và khu BTTN Sơn Trà nhƣ nghiên cứu của Đinh Thị Phƣơng Anh
năm 1997 về các khu hệ động, thực vật tại khu BTTN Sơn Trà [5]; hay các
nghiên cứu về đa dạng các loài động, thực vật tại khu BTTN Bà Nà – Núi
Chúa [19], [23], [45]… Tuy có nhiều nghiên cứu về ĐDSH tại TP. Đà Nẵng,
nhƣng các công trình nghiên cứu này thƣờng nằm riêng rẽ, phân tán trên các
website, bài báo khoa học mà chƣa đƣợc thống kê, tổng hợp gây khó khăn
trong quá trình tìm kiếm thông tin, dữ liệu đã có về hiện trạng ĐDSH phục vụ
cho việc học tập, nghiên cứu của nhiều đối tƣợng khác nhau. Để đáp ứng
những nhu cầu thực tiễn cấp bách này, đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu trực tuyến và đánh giá đa dạng sinh học tại thành phố Đà
Nẵng” đƣợc lựa chọn nhằm thực hiện việc tổng hợp, sắp xếp các nguồn thông
tin về ĐDSH tại TP và xây dựng, quản lý một hệ thống cơ sở dữ liệu trực
tuyến về ĐDSH của TP. Đà Nẵng.
2



2. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Thành công của đề tài sẽ hình thành một hệ thống cơ sở dữ liệu trực
tuyến, cung cấp thông tin đánh giá về ĐDSH của TP. Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Tìm kiếm, thu thập và sắp xếp các thông tin về thành phần loài tại TP.
Đà Nẵng;
 Đánh giá đƣợc hiện trạng ĐDSH trên toàn TP. Đà Nẵng;
 Xây dựng chƣơng trình máy tính quản lý trực tuyến cơ sở dữ liệu về
ĐDSH của TP. Đà Nẵng.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin tổng hợp về thành phần các loài
động vật, thực vật và đánh giá ĐDSH chung của toàn TP. Nghiên cứu cũng
xây dựng đƣợc một hế thống dữ liệu mở, cho phép tìm kiếm các thông tin về
ĐDSH của TP. Đà Nẵng.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
1.1.1. Định nghĩa đa dạng sinh học
Khái niệm "đa dạng sinh vật" hay "đa dạng sinh học" đƣợc sử dụng
cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ trƣớc do Raymond F. Dasmann
đƣa ra, sau đó đƣợc Thomas Lovejoy giới thiệu rộng rãi trong cộng đồng khoa
học. Định nghĩa rõ ràng và đầy đủ nhất lần đầu tiên đƣợc Bruce Wilcox nêu
lên trong báo cáo của Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên

thiên nhiên (IUCN) tại Hội nghị Công viên quốc gia Thế giới năm 1982 tại
Bali nhƣ sau "Đa dạng sinh học là sự đa dạng các dạng sống ở tất cả các mức
độ của các hệ sinh vật (phân tử, cơ thể, quần thể, loài, hệ sinh thái) ". Cho
đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ “đa dạng sinh học” này.
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (1990) đã định
nghĩa ĐDSH là tính đa dạng của sự sống dƣới mọi hình thức, mức độ và mọi
tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
Theo công ƣớc Đa dạng sinh học năm 1992 thì ĐDSH đƣợc hiểu là sự
khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái
trên cạn, trong đại dƣơng và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng nhƣ các
phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần, thuật ngữ này bao hàm
sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái [20].
Tại Việt Nam, Luật đa dạng sinh học năm 2008 đã định nghĩa ĐDSH là
sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên [32].
4


1.1.2. Phân loại đa dạng sinh học
ĐDSH đƣợc xét đến ở cả ba cấp độ là đa dạng di truyền, đa dạng loài
và đa dạng hệ sinh thái.
Đa dạng di truyền đƣợc hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ
gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau, cần thiết cho tất cả các
loài để duy trì khả năng sinh sản, khả năng đề kháng với các loại dịch bệnh và
khả năng thích nghi với những điều kiện sống thay đổi.
Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi
khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và
mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng nhƣ sự biến đổi trong từng hệ sinh
thái [20].
1.2. CÁC HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN VỀ ĐA

DẠNG SINH HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, các hệ thống sơ sở dữ liệu
trực tuyến (website) về ĐDSH đầu tiên trên thế giới đƣợc hình thành. Những
hệ thống này cung cấp cho ngƣời dùng dữ liệu về các loài sinh vật sống trên
Trái đất. Sự hình thành của các website này đƣợc Quốc tế ghi nhận và đánh
giá cao. Từ những thành công ban đầu, hàng loạt các website về ĐDSH đƣợc
các Quốc gia, các Tổ chức Quốc tế hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu tìm
kiếm và sử dụng thông tin trên internet ngày càng cao của mọi ngƣời.
Trang fishbase () là một hệ thống cơ sở dữ liệu về các
loài cá trên toàn cầu, đƣợc xây dựng năm 1989 bởi nhà khoa học ngƣời Đức
Rainer Froese và cộng sự. Ngoài việc cung cấp hình ảnh và hệ thống phân
loại về loài, website còn cung cấp các thông tin khác nhƣ phân bố địa lý, hình
5


thái học, môi trƣờng sống hay các dữ liệu về sinh sản, di truyền của loài [53].
Tính đến tháng 2 năm 2015, fishbase đã cung cấp thông tin về khoảng 33.000
loài và phân loài cá, gần 56.000 hình ảnh với trên 51.000 tài liệu tham khảo
đƣợc sử dụng. Trung bình có khoảng 700.000 lƣợt truy cập vào website này
mỗi tháng [54].
Năm 1999, xuất phát từ lời đề nghị của nhóm nghiên cứu về ĐDSH
trên diễn đàn Megasciene, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã xem xét
và phê duyệt việc thực hiện việc thành lập một cơ sở thông tin về ĐDSH toàn
cầu. Đến năm 2001, GBIF (Global Biodiversity Information Facility) chính
thức thành lập với mục tiêu cung cấp thông tin về đa dạng sinh học miễn phí
cho ngƣời dùng, phục vụ các hoạt động nghiên cứu và giáo dục. Hiện nay,
GBIF là cơ sở dữ liệu ĐDSH mở lớn nhất trên internet với thông tin về gần
1,5 triệu loài sinh vật. Nhiều nhà khoa học đã tin dùng và trích dẫn GBIF nhƣ
một nguồn dữ liệu cho các ấn phẩm của mình [55].

Iobis.org và marinespecies.org là những website cung cấp thông tin về
tất cả các loài sinh vật biển tồn tại trên toàn cầu. Tƣơng tự fishbase hay GBIF,
các website này cũng cung cấp hình ảnh và hệ thống phân loài của các loài
sinh vật này. Ngoài ra, tại Iobis.org ngƣời dùng còn có thể tìm thấy bản đồ
phân bố của loài trên phạm vi toàn cầu cũng nhƣ các thông tin cụ thể về điều
kiện sống của sinh vật nhƣ nhiệt độ, độ sâu, độ mặn hay hàm lƣợng oxy hòa
tan trong nƣớc biển [56].
Thông qua những website này, các nƣớc thành viên còn đƣợc khuyến
khích, hỗ trợ thành lập các cổng thông tin quốc gia về ĐDSH của nƣớc mình
bằng cách sử dụng miễn phí các công cụ, các dữ liệu có sẵn tại những website
này. Sự xuất hiện của các website về ĐDSH còn giúp liên kết và hình thành
mạng lƣới quốc tế của các nhà khoa học và các tổ chức liên quan khác nhằm
cung cấp các giải pháp khoa học và dựa trên khoa học để giải quyết các vấn
6


đề liên quan đến ĐDSH một cách toàn diện nhất, bởi lẽ ĐDSH và bảo tồn
ĐDSH không chỉ là vấn đề riêng lẻ của từng quốc gia, khu vực mà là vấn đề
cấp bách mang tính toàn cầu.
1.2.2. Tại Việt Nam
Các hoạt động nghiên cứu về ĐDSH thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học và đƣợc tiến hành từ những năm 90 của thế kỷ XX trong phạm vi cả
nƣớc, nhƣng kết quả của các nghiên cứu này ít khi đƣợc công bố rộng rãi.
Ngoài ra, số lƣợng các hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐDSH của nƣớc ta còn rất
hạn chế, gây khó khăn cho mọi ngƣời trong việc tiếp cận nguồn thông tin
phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu.
Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam () và website
sinh vật rừng Việt Nam là hai trong số rất ít các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có
của Việt Nam. Xuất phát từ mong muốn xây dựng đƣợc bộ thực vật chí trên
máy tính của một nhóm các sinh viên thuộc trƣờng Đại học Khoa học Tự

nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2007, trung tâm dữ
liệu thực vật Việt Nam chính thức ra đời, tạo ra một công cụ tiện ích cho việc
tìm kiếm thông tin các loài thực vật có ở Việt Nam. Đến hết năm 2014, cơ sở
dữ liệu của website bao gồm trên 10 nghìn loài thực vật thuộc 2.513 chi, 347
họ, 92 bộ, 28 lớp và 14 ngành. Thêm vào đó, website còn nhận đƣợc sự ủng
hộ và cố vấn của các nhà thực vật học hàng đầu nƣớc ta hiện nay đến từ các
Trƣờng Đại học, cơ quan, tổ chức trong cả nƣớc nhƣ Nguyễn Nghĩa Thìn,
Nguyễn Thế Nhã, Trần Đình Nghĩa, Dƣơng Đức Huyến… Họ là những ngƣời
thẩm định các thông tin khoa học để đảm bảo độ chính xác của các thông tin
này trƣớc khi nó đƣợc đƣa lên website cung cấp cho ngƣời dùng [44].
Website sinh vật rừng Việt Nam đƣợc hình thành với mong muốn đáp
ứng yêu cầu khoa học phục vụ cho việc quản lý nhà nƣớc về công tác nghiên
cứu, bảo tồn thiên nhiên Việt Nam và công tác tra cứu, tìm hiểu các loài động,
7


thực vật, côn trùng, các văn bản pháp quy liên quan đến việc quản lý, xây
dựng và bảo vệ, phát triển rừng. Đến tháng 2 năm 2015, website cho phép
ngƣời dùng tìm kiếm thông tin của hơn 2.000 loài động vật, 3.220 loài thực
vật và 1.000 loài côn trùng sống trong các khu rừng của Việt Nam [35].
Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công việc xây
dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu ĐDSH của tỉnh với dữ liệu của gần
1.300 loài động vật và 2.700 loài thực vật [52].
Sáng ngày 27 tháng 1 năm 2015, sau hơn 3 năm thực hiện, hệ thống cơ
sở dữ liệu ĐDSH Quốc gia (NBDS) chính thức ra mắt tại Hà Nội. Hệ thống
này là một trong những sản phẩm của dự án “Phát triển Hệ thống Cơ sở Dữ
liệu Đa dạng Sinh học Quốc gia” đƣợc thực hiện bởi Cục Bảo tồn Đa dạng
Sinh học, Tổng cục Môi trƣờng Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trƣờng với
sự hợp tác của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản. NBDS đƣợc thiết kế đáp
ứng với các tiêu chuẩn quốc tế để lƣu trữ dữ liệu đa dạng sinh học toàn quốc

bao gồm cả các danh lục loài động thực vật theo các hệ thống phân loại. Việc
phát triển NBDS giúp Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học thực hiện quản lý đa
dạng sinh học hiệu quả thông qua việc thu thập các số liệu cần thiết để đánh
giá, giám sát và báo cáo về tình trạng đa dạng sinh học. NBDS đƣợc trông đợi
sẽ cung cấp nền tảng thông tin đa dạng sinh học cho những nhà kế hoạch,
quan chức chính phủ, những nhà nghiên cứu cũng nhƣ công chúng [18].
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Vị trí địa lý
TP. Đà Nẵng có tọa độ từ 15
0
55’ đến 16
0
14’ vĩ độ Bắc và từ 107
0
18’
đến 108
0
20’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của TP là 1.285, 4 km
2
trong đó
các quận nội thành chiếm diện tích 241, 51 km
2
, các huyện ngoài thành chiếm
1.043, 89 km
2
. Phía Bắc TP giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp
tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông.
8



1.3.2. Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nên nhiệt
độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí
hậu miền Bắc và miền Nam với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía
Nam. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa
khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng
không đậm và không kéo dài. Các thông số khí tƣợng của TP năm 2013 đƣợc
trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các thống số khí tƣợng năm 2013 của TP. Đà Nẵng

Nhiệt độ (
0
C)
Độ ẩm (%)
Lƣợng mƣa
(mm)
Số giờ nắng
(giờ)
Tháng 1
21,9
84
17,8
126,1
Tháng 2
24,4
84
44,5
156,5
Tháng 3
25,3

86
44,6
173,0
Tháng 4
27,0
83
14,2
172,0
Tháng 5
29,2
77
43,3
288,3
Tháng 6
29,6
72
25,2
237,4
Tháng 7
28,6
79
131,5
214,5
Tháng 8
29,3
77
80,7
164,0
Tháng 9
27,1

85
750,8
145,3
Tháng 10
26,0
83
369,4
136,5
Tháng 11
25,2
85
760,3
110,8
Tháng 12
20,8
80
34,4
51,1
TB năm
26,2
81
2.316,7
1.975,5
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014.
9


Nhiệt độ trung bình năm 2013 của TP là 26, 2
0
C; cao nhất vào các

tháng 5, 6, 7, 8, trung bình từ 28 đến 30
0
C; thấp nhất vào các tháng 12, 1,
trung bình từ 20
0
C đến 22
0
C. Độ ẩm không khí trung bình là 81%, cao nhất
vào tháng 3 (86%) và tháng 9 (85%) và thấp nhất vào tháng 6 (72%); Lƣợng
mƣa trung bình hàng năm là 2.316, 7 mm/năm cao hơn năm 2012 gần
1.000mm và số giờ nắng bình quân của năm 2013 là 1.975, 5 giờ [40].
Địa hình TP. Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và
dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển,
một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Độ cao núi từ khoảng
700 - 1.500m, độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa
bảo vệ môi trƣờng sinh thái của TP.
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và
tỉnh Quảng Nam.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển, là vùng
tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và
các khu chức năng của TP.
1.4. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban cho TP các khu bảo tồn thiên
nhiên đặc sắc nhƣ Bà Nà – Núi Chúa, Sơn Trà hay khu rừng đặc dụng Nam
Hải Vân. Các khu BTTN này là nơi tập trung trú ngụ của nhiều loài động,
thực vật phong phú, quý hiếm. Theo báo cáo vào tháng 3 năm 2014 của Chi
cục kiểm lâm TP. Đà Nẵng, toàn TP có 18 loài thực vật, 75 loài động vật rừng
nằm trong danh mục các loài nguy cấp theo nghị định 32/2006/NĐ-CP của
Chính phủ; 62 loài thực vật và 21 loài động vật thông thƣờng nhƣng có giá trị
về kinh tế, môi trƣờng [11], [12].

10


Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa với tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha,
trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 8.350 ha chủ yếu là rừng giàu.
Đây là khu rừng có giá trị lớn về ĐDSH, nối liền với vƣờn quốc gia Bạch Mã
(Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía
Bắc và Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt
Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Khu hệ thực vật
tại đây tƣơng đối đa dạng với 793 loài thực vật, thuộc 487 chi và 134 họ của 4
ngành trong đó có 19 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam [38]. Về động vật,
tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa có 77 loài thú thuộc 28 họ, 10 bộ [21]; 241
loài chim thuộc 49 họ, 15 bộ [22] và trên 100 loài lƣỡng cƣ, bò sát. Hệ động
vật khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa có yếu tố đặc hữu cao với sự có mặt của
những loài đặc hữu hẹp nhƣ: Gà lôi trắng Beli (Lophura nyethemera beli), Gà
lôi lam mào trắng (Lophurae dwardsi), Khƣớu đầu vàng (Garrulax milliti).
Khu BTTN Sơn Trà có diện tích hơn 4.430 ha cũng tƣơng đối đa dạng
về thành phần loài với 985 loài thực vật, trong đó có 22 loài quý hiếm. Động
vật tại khu BTTN Sơn Trà xác định đƣợc 287 loài bao gồm 36 loài thú thuộc
18 họ, 8 bộ; 106 loài chim thuộc 34 họ, 15 bộ; 23 loài bò sát thuộc 12 họ, 2
bộ; 9 loài ếch nhái thuộc 4 họ, 1 bộ và 113 loài côn trùng thuộc 26 họ, 12 bộ.
Đặc biệt, Sơn Trà đƣợc ghi nhận là nơi cƣ trú của quần thể Voọc chà vá chân
nâu là một loài linh trƣởng đặc hữu quý hiếm của Việt Nam [5].
Theo kết quả điều tra của viện hải dƣơng học Nha Trang năm 2006, rạn
san hô ở TP. Đà Nẵng hiện có 189 loài san hô cứng thuộc 13 họ và 5 loài san
hô mềm; 158 loài cá sống trong rạn san cùng 78 loài sinh vật đáy có kích
thƣớc lớn khác nhƣ thân mềm, da gai, giáp xác,…). Diện tích rạn san hô vùng
ven biển Đà Nẵng là tƣơng đối lớn khoảng 104,6 ha, nhƣng có đến 85,3 ha
trong tình trạng xấu và rất xấu (chiếm gần 82% tổng diện tích rạn). Trong khi
11



đó, diện tích rạn san hô trong tình trạng rất tốt chỉ là 2 ha, tốt là 8,1 ha và
trung bình là 9,2 ha [24].

12


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các bài báo, báo cáo, công trình nghiên cứu… về thành phần loài cũng
nhƣ ĐDSH của TP. Đà Nẵng.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
 Thời gian: tiến hành từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015.
 Không gian: toàn bộ khu vực TP. Đà Nẵng bao gồm cả vùng biển.

Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
 Tìm kiếm, thu thập và kế thừa các thông tin liên quan đến ĐDSH tại Đà
Nẵng;
13


 Lập danh mục thành phần loài có tại TP Đà Nẵng theo hệ thống phân
loại hiện hành;
 Phân tích và đánh giá các số liệu hồi cứu đƣợc;
 Xây dựng phần mềm và hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐDSH tại Đà Nẵng;

 Vận hành phần mềm theo hình thức online.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa
Dựa trên yêu cầu của đề tài chúng tôi tiến hành hồi cứu thông tin từ
những công trình nghiên cứu và kế thừa những thông tin cần thiết (danh sách
thành phần loài) trong các bài viết có liên quan. Các tài liệu này đƣợc tìm
kiếm từ những nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy nhƣ thƣ viện trƣờng
Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà
Nẵng…
2.3.2. Phƣơng pháp lập danh mục
Các thông tin về thành phần loài thu thập đƣợc đƣợc sắp xếp theo hệ
thống các đơn vị phân loại hiện hành từ thấp lên cao nhƣ sau:
Loài (Species) – Chi (Genus) – Họ (Familia) – Bộ (Ordo) – Lớp
(Classis) – Ngành (Phylum).
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Thành phần loài sau khi đƣợc sắp xếp theo hệ thống phân loại sẽ đƣợc
lập bảng thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. Trật tự các loài
trong phạm vi từng chi, các chi trong từng họ đƣợc xếp theo thứ tự a, b, c
Các loài sau khi lập danh mục đƣợc tổng hợp thống kê, tính toán và vẽ
biểu đồ so sánh bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.
14


2.3.4. Phƣơng pháp xây dựng website
Website về ĐDSH của TP. Đà Nẵng đƣợc viết bằng 3 ngôn ngữ lập
trình chính là ASP.NET, SQLSERVER, API JAVASCRIPT ARCGIS. Cơ sở
dữ liệu của website là danh mục thành phần các loài động, thực vật và khu
vực phân bố của nó tại TP. Đà Nẵng đƣợc kế thừa từ các bài báo, công trình
nghiên cứu trƣớc đây. Các dữ liệu này đƣợc đƣa vào website bằng cách mã
hóa và tạo bảng liên kết các thông tin theo từng cấp bậc của loài (hình 2.2).


Hình 2.2: Sơ đồ thực thể quan hệ
Việc xây dựng và quản lý website đƣợc thực hiện bởi các sinh viên,
giảng viên Khoa Tin học, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng.

15


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TP. ĐÀ NẴNG
3.1.1. Đa dạng các loài động vật
a. Khu hệ thú
Khu hệ thú tại TP. Đà Nẵng tƣơng đối đa dạng với 86 loài thuộc 10 bộ,
26 họ và 56 giống [5], [21], chiếm khoảng 26,7% tổng số loài thú đƣợc ghi
nhận trong cả nƣớc (Đặng Ngọc Cần và cộng sự, 2008) [10]. Bộ Gặm nhấm
có số lƣợng loài lớn nhất là 24 loài thuộc 3 họ, 4 giống (chiếm 27,9%). Tiếp
đến là bộ Ăn thịt và bộ Dơi với số lƣợng loài lần lƣợt là 21 và 20 loài. Số
lƣợng loài thấp nhất là bộ Cánh da và bộ Thỏ, chỉ với 1 loài trong mỗi bộ
(chiếm 1,16%). Trong số 86 loài thú tại Đà Nẵng, có loài Voọc Chà vá chân
nâu (Pygathrix nemaeus) là loài đặc hữu của Việt Nam với quần thể lớn phân
bố ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà cùng nhiều loài thú quý hiếm có tên
trong Nghị định 32/2006 NĐ-CP cũng nhƣ Sách đỏ Việt Nam nhƣ Nai
(Cervus unicolor), Cu li lớn (Nycticebus bengalensis), Sơn dƣơng
(Naemorhedus sumatraensis)…
Sự đa dạng thành phần loài thú tại Đà Nẵng thấp hơn so với VQG Bạch
Mã, mặc dù diện tích tự nhiên của Đà Nẵng lớn hơn nhiều so với Bạch Mã
(1.285,4 km
2
/220,3 km

2
) nhƣng số lƣợng loài thú tại đây chỉ bằng 65,2% tổng số
loài tại VQG Bạch Mã. Hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định có diện tích lớn hơn
từ 5- 6 lần so với TP. Đà Nẵng nhƣng số lƣợng các loài thú đã điều tra đƣợc tại
ba khu vực là tƣơng đƣơng nhau nên có thể nói khu hệ thú tại Đà Nẵng đa dạng
hơn khu hệ thú Quảng Ngãi và Bình Định (bảng 3.1).

×