Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

sinh học 6. Bài 39

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.63 KB, 7 trang )

ương xỉ là một loài cây rất đẹp, mọc hoang dã, cho đến nay đã được
nhiều người trồng làm cảnh. Cây xum xuê, có lá cuộn tròn như con cuốn
chiếu, mỗi ngày nở rộng một chút thành những tấm khăn hình chũ V, những
chiếc lược xanh nổi bật trên những loài hoa cỏ.
Dương xỉ là loài cây đầu tiên trên trái đất. Chúng mọc thành rừng và không
giống cây thảo như bây giờ, cây nào cũng thân gỗ cao 20-30m, đường kính
3-4m. Từ cây dương xỉ đã tiến hoá thành nhiều loại cây và là nhà của nhiều
động vật, chủ yếu là bọ cánh cứng, cánh mềm to như con quạ. Sau khi trái
đất bị một số thiên thạch đâm phải, các rừng dương xỉ bị đốt cháy và vùi lấp
dưới đất biến thành các loại than đá cho ta dùng ngày nay.

Vẫn có đó rừng dương xỉ cổ, nhưng thân thảo nhỏ bé, chỉ cao 2-3m, đường
kính 20cm, cả thân lẫn lá đều dai chắc, chặt một vài nhát dao chưa đứt. Cây
này len vào cây kia mọc thẳng đứng như hàng cao, dừa cạn, dong dỏng dáng
đứng thiếu nữ, lá đơn rũ xuống như chiếc lược cài mây, một chiếc lá có đến
hàng chục chiếc lược xanh nhỏ. Cây dương xỉ đại thụ là tổ ấm của nhiều
động vật: bọ, sâu bướm, chim chóc, rắn rết, ếch nhái Các kẽ lá, vết nứt
trên thân cây ngấm nắng mưa, ẩm thấp tạo cho tảo xanh, tảo lam, nấm trắng,
nấm vàng, địa y đỏ phát triển loang lổ rất bắt mắt. Chỉ cần lấy đầu dao cạo
nhẹ là nảy ra từng mảng đem bày chơi được.
Trên thế giới, các rừng dương xỉ tuổi cao hiện nay chủ yếu ở Châu Phi, đặc
biệt là rừng rậm nước Tanzania, Kenia – hai di sản tự nhiên thế giới, không
những quần tụ số lượng động vật đồng nhất mà còn có nhiều loại thực vật kỳ
lạ. Một nơi nữa là rừng Madagasca cũng của Châu Phi, do cách biệt với thế
giới nên hệ thực vật rừng giữ nguyên thủa hoang sơ, cùng nhiều loài chuột,
sóc cây và đặc biệt là loài voọc thường nghịch ngợm trên những tán dương
xỉ rậm. Người châu Phi rất yêu quý rừng già, coi đây là kho thuốc tiên huyền
bí, và họ hay vào rừng hái thuốc, tìm những loài hoa cỏ mọc bên dương xỉ.
Ở châu Á, cũng có các rừng đại thụ còn lưu giữ loài dương xỉ cổ. Rừng
Borneo của Malaysia có loài dương xỉ cao tới 2-3m, lá uốn cong như chiếc
vòi voi, làm ô che đầu được, nó còn chữa khỏi các bẹnh phụ nữ. Hay như


Nhật Bản, có hai loại dương xỉ lớn, mọc um tùm ở phía bắc Owase huyện
Mie, tên là Cyathea lephifera thân gỗ, cao 10m. Trẻ con thường nhảy nhót
bám vào lá cây đu chơi, khách tham quan thường trải chiếu nằm nghỉ dưới
bóng dương xỉ êm mượt, thơm ngây ngất mà nghe tiếng côn trùng, tiếng
chim ca thanh bình.
Cây dương xỉ chúng ta thấy trong các vườn hoa cũng giống như trong tự
nhiên, không có hoa, không có hạt, song mặt dưới của lá có các nang bào tử
nhỏ khi chín mầu đen thẫm, theo gió phát tán. Nhìn mặt lá trên xanh um, mặt
phía dưới lại lấm tấm “hạt kê” đen kịt, dinh dính, quả là thú vị. Nhờ các
nang bào tử này, dương xỉ có sức sống bất diệt. Các nang bào tử có thể nằm
tiềm ẩn dưới lòng đất nhiều năm không chết, khi điều kiện thuận lợi là bừng
nở, lá tròn, lá dẹt, che phủ mặt đất. Chỉ một cây nhỏ bé, nếu đúng kỳ sinh
sản sẽ ra đời tới vài triệu nang bào tử, tiếp túc với nước, mọc thành triệu cây
non.
Dương xỉ được trồng làm cảnh vì cây cho nhiều thế lá cuốn đẹp, lá to vạm
vỡ như đôi tay lực sĩ hoặc có vòm xanh đặc biệt. Lá cây, rễ cây có thể chữa
bệnh u uất, đau răng, khó sinh nở hay làm mỹ phẩm. Cây dương xỉ ở trên
các đồi sỏi đá ở miền Bắc, miền Trung nước ta, không gọi là dương xỉ mà
gọi là cây rành rành, lá cứng, song to vĩ đại và nhiều gai tơ ấn tượng; chúng
uốn éo và nhiều cây già gốc rễ lởm chởm như cổ thụ đem trồng chậu đất hay
trồng trên khúc gỗ mục nát đều đẹp và cũng hết sức bình dị
Chu trình sinh sản của các loài Dương xỉ
Chu trình sinh sản của các loài Dương xỉ cạn
Đại diện: cây Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus)
- Thể bào tử: là cây trưởng thành, có thân rễ nằm ngang, có phủ những
lông màu nâu nhạt. Lá hình lông chim, lá non cuộn tròn ở đầu. Dương xỉ có rễ
thật. Trong thân có mô dẫn; mô cơ và mô bì phát triển mạnh. Biểu bì lá có biểu
bì và tầng cuticun đặc trưng cho thực vật ở cạn.
Mặt dưới của lá mang những ổ túi bào tử mang các túi bào tử. Túi bào tử
hình trái xoan, có cuống ngắn đính vào gân lá. Thành túi gồm 1 lớp tế bào,

trong đó có một số tế bào xếp thành vòng, ở vách trong và vách bên có thấm
chất lignin tạo thành vòng cơ. Khi túi bào tử chín và khô, vòng cơ bậc ra, thành
túi bào tử bị xé rách và các bào tử được phóng thích ra ngoài.
- Thể giao tử: Bắt đầu khi hình thành bào tử. Bào tử phát tán ra môi trường
gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm tạo thành nguyên tản lưỡng tính (n nhiễm
sắc thể). Mặt dưới nguyên tản mang những túi tinh và túi noãn. Túi tinh ở phần
dưới thường lẫn trong chùm rễ giả, hình cầu chứa nhiều tế bào sinh tinh trùng,
tinh trùng có roi. Túi noãn ở phần trên, gần mép của nguyên tản, có hình chai
ngắn cổ, phần bụng to chứa noãn cầu.

Hình 4.8. Chu trình sinh sản của dương xỉ ở cạn
1. Các bào tử; 2. Bào tử nảy mầm; 3. Nguyên tản; 4. Túi noãn;
5. Túi tinh; 6. Túi noãn trưởng thành; 7. Túi tinh trưởng thành;
8-9. Giai đoạn đầu tiên của sự phát triển thể bào tử;
10. Cây dương xỉ con mọc ra tử nguyên tản;
11. Thể bào tử; 12-13. Ổ túi và túi bào tử
Thụ tinh cần có nước tinh trùng bơi đến túi noãn thụ tinh với noãn cầu tạo
thành hợp tử. Thể bào tử chiếm ưu thế hơn so với thể giao tử: thể bào tử rất
phân hóa và có đời sống kéo dài, còn thể giao tử thì đơn giản và có đời sống
ngắn ngủi.
Các bào tử sinh ra đều giống nhau, khi nảy mầm chỉ cho ra một loại
nguyên tản lưỡng tính mang cả cơ quan sinh sản đực và cái. Ở Dương xỉ sống ở
nước thì có bào tử khác nhau hình thành nên các nguyên tản đơn tính.
b) Chu trình sinh sản của các loài Dương xỉ ở nước
Đại diện: cây bèo vảy ốc (Salvinia natans) thường gặp ở các ao, hồ, đầm
lầy nước ta.
- Thể bào tử: là cây trưởng thành, gồm 1 thân nằm ngang trên mặt nước,
mỗi đốt thân mang 3 lá mọc vòng trong đó có 2 lá hình vảy ốc, màu lục, mọc
đối nhau, nổi trên mặt nước; lá thứ ba chìm trong nước và biến đổi thành chùm
sợi mảnh, mọc thêm lông hút giống như chùm rễ và thực hiện chức năng của rễ.

Ở gốc các lá có các quả bào tử hình cầu. Quả bào tử tương đương với ổ túi bào
tử của dương xỉ ở cạn. Có 2 loại quả bào tử: một loại nhỏ mang các túi bào tử
nhỏ trong có chứa các bào tử nhỏ; loại lớn hơn chứa các túi bào tử lớn hơn, mỗi
túi bào tử lớn chỉ chứa 1 bào tử lớn.
- Thể giao tử: quả bào tử chín rụng xuống đáy nước, vỏ bị hủy hoại và
phóng thích các bào tử ra ngoài. Các bào tử lớn và nhỏ nảy mầm ngay trong các
túi bào tử, bào tử lớn tao thành nguyên tản cái và bào tử nhỏ tạo thành nguyên
tản đực (n). Nguyên tản đực có chứa túi tinh, mỗi túi tinh hình thành 4 tinh
trùng có roi. Ở nguyên tản cái hình thành túi noãn có chứa noãn cầu.










Hình 4.9. Chu trình sinh sản của bèo vảy ốc
A. Thể bào tử; B. Các quả bào tử cắt ngang; C. Túi bào tử nhỏ với
nguyên tản đực; D. Các giai đoạn phát triển của nguyên tản đực;
E. Túi bào tử lớn; G. Túi bào tử lớn với nguyên tản cái; H. Túi noãn;
I. Túi bào tử lớn với nguyên tản cái trên đó mang phôi bắt đầu
phát triển; K. Thể bào tử non. (1. Quả bào tử; 2. Rễ giả do lá thứ ba
biến thái; 3. Túi bào tử nhỏ; 4. Túi bào tử lớn; 5. Tế bào sinh
tinh trùng; 6. Bào tử lớn; 7. Túi noãn; 8. Noãn cầu; 9. Phần thân của
nguyên tản cái; 10. Phôi; 11. Vỏ túi bào tử lớn)



Sự nảy mầm của bào tử và sự phát triển của nguyên tản xảy ra bên trong
túi bào tử là một dấu hiệu tiến hóa vì nó được bảo vệ tốt hơn. Vì vậy có thể nói
từ Dương xỉ một loại bào tử đến Dương xỉ hai loại bào tử là một bước tiến quan
trọng mở đầu cho con đường phát triển tiếp tục của giới thực vật ở một giai
đoạn nhất định.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×