Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Tìm hiểu tình hình thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.79 KB, 65 trang )

Báo cáo chuyên đề
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta sau hơn 20 năm đổi mới chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã có được
những thành công to lớn. Nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải
luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng thì mới có tồn tại trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt. Đặc biệt với những doanh nghiệp sản xuất có tồn tại được hay
không còn phải phụ thuộc vào khâu tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình,
đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Song công tác thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm, đưa sản phẩm đến từng khu vực thị trường chưa được coi trọng đúng
mức trong các doanh nghiệp này. Việt Nam đang từng bước mở cửa thị trường
và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới điều đó làm cho mức độ
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ ngày càng khốc liệt
hơn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác thúc đẩy tiêu
thụ sản phẩm.
Qua quá trình nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Công ty Dệt May Hà
Nội, em thấy rằng công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty nói riêng và các doanh
nghiệp khác trong ngành Dệt May còn nhiều vấn đề cần phải bàn bạc. Các
doanh nghiệp chưa chủ động đưa hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng mà
thường phải đưa qua người trung gian, đôi khi còn phải dán nhãn mác của
những hãng nổi tiếng thì mới dễ tiêu thụ được sản phẩm. Do vậy em chọn đề tài
“Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội” để
viết báo cáo chuyên đề.
Đề tài gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty Dệt May Hà Nội.
Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May
Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt
May Hà Nội.
Phan Thu Hiền
1


Báo cáo chuyên đề
Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế vì vậy bài viết của em không
thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các
thầy cô để rút ra những bài học, kinh nghiệm để nâng cao và hoàn thiện kiến
thức của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn Ths Trần Thị Thạch Liên đã tận tình giúp đỡ
để em hoàn thành bản báo cáo này cũng như các cô chú, anh chị trong phòng
Kế hoạch thị trường của Công ty Dệt May Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong thời gian thực tập ở công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2005.
Sinh viên thực hiện:
PHAN THU HIỀN.
Phan Thu Hiền
2
Báo cáo chuyên đề
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ HỆ THỐNG BỘ MÁY CỦA CÔNG TY:
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty:
Công ty Dệt - May Hà Nội trước đây là Nhà Máy Sợi Hà Nội được thành
lập vào năm 1984, sau đó được chuyển đổi tổ chức thành Xí Nghiệp Liên Hợp
Sợi - Dệt Kim Hà Nội. Sau hai lần đổi tên công ty có tên gọi như ngày nay là
Công ty Dệt May Hà Nội. Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn
thuộc ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam. Công ty được trang bị những thiết bị
hiện đại của Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tên giao dịch của công ty viết tắt là: HANOSIMEX.
Địa chỉ:Số 1 Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 8.624.916 - 8.621.032.

Fax : (844): 8.622.334.
Email: hanosimex@ hn.vnn.vn
Website:
Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước.
Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty Dệt May Việt Nam
Bí thư Đảng uỷ – tổng giám đốc : Nguyễn Khánh Sơn.
Tổng số cán bộ công nhân viên : 5.200 người .
Giấy phép thành lập số : 105927 cấp ngày : 2/4/1993.
Vốn pháp định : 128.239.554.910 đồng .
Phan Thu Hiền
3
Báo cáo chuyên đề
Vốn điều lệ : 161.304.334.701 đồng .
Vốn kinh doanh : 1.611.304.334.701 đồng
1.1.2. Quá trình xây dựng và phát triển:
-Ngày 7 tháng 4 năm1978 Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và
hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà
máy sợi Hà Nội.
-Tháng 2 năm 1979, khởi công xây dựng nhà máy.
-Ngày 21 tháng 1 năm 1984, chính thức bàn giao công trình cho nhà
máy quản lý điều hành (gọi tên là Nhà Máy Sợi Hà Nội).
-Tháng 12/1989, đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số 1, tháng
6/1990, đưa vào sản xuất.
-Tháng 4/1990, Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cho phép xí nghiệp được kinh
doanh xuất khẩu trực tiếp (tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX)
-Tháng 4/1991, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định chuyển tổ chức và
Nhà Máy Sợi Hà Nội thành Xí Nghiệp Liên Hợp Sợi Dệt Kim Hà Nội .
-Tháng 6/1993, xây dựng dây chuyền dệt kim số 2, tháng 3/1994 đưa
vào sản xuất.
-Ngày 19/5/1994, khánh thành nhà máy dệt kim (cả hai dây chuyền 1

và 2)
-Tháng 10/1994, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định sáp nhập nhà máy
sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp liên hợp.
-Tháng 1/1995, khởi công xây dựng Nhà máy Thêu Đông Mỹ.
-Tháng 3/1995, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định sáp nhập Công ty Dệt
Hà Đông vào xí nghiệp liên hợp.
-Năm 2000, công ty đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội
(Hanosimex)
Phan Thu Hiền
4
Báo cáo chuyên đề
Cho đến nay, Công ty Dệt May Hà Nội bao gồm các thành viên :
+ Tại quận Hoàng Mai, Hà Nội: Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt Nhuộm,
Nhà máy May, Nhà máy Cơ Điện
+ Tại huyện Thanh Trì, Hà Nội: Nhà máy May Đông Mỹ.
+ Tại thị xã Hà Đông, Hà Tây: Nhà máy Dệt Hà Đông.
+ Tại thành phố Vinh, Nghệ An: Nhà máy Sợi Vinh.
+ Cửa hàng thương mại dịch vụ: các đơn vị dịch vụ khác.
1.2. Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty :
• Chức năng :
Chức năng chính của công ty là sản xuất các loại sợi với các tỷ lệ pha trộn
khác nhau, sản phẩm may mặc dệt kim các loại, các loại vải Denim và sản
phẩm của nó nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
• Nhiệm vụ :
- Xây dựng và tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia
công các mặt hàng sợi dệt, may cũng như dịch vụ theo đăng ký kinh
doanh và thành lập theo mục đích của công ty.
- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ phát triển kế
hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty.

- Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị
hiếu và nhu cầu đặt hàng của khách hàng.
- Bảo toàn và phát triển vốn Nhà Nước giao.
- Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ Nhà Nước giao.
Phan Thu Hiền
5
Báo cáo chuyên đề
- Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải tiến điều kiện làm việc, đời
sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa
học kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn
xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất, đồng thời cũng thay đổi về bộ máy quản
lý của công ty nhằm tạo sự năng động trong sản xuất kinh doanh, Hanosimex đã
không ngừng tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý của công ty, xác định rõ nhiệm
vụ chức năng và trách nhiệm mới cho các phòng ban. Với sự thay đổi không
ngừng như vậy hiện nay công ty được tổ chức theo mô hình sau:

Phan Thu Hiền
6
Phòng kế toán
TC
Siêu thị Vinatex Hà
Đông
Nh máyà
động lực
Nh máyà
Cơ khí

Nh máyà
sợi Vinh
Nh máy dà ệt H à
Đông
Nh máy dà ệt
Denim
Nh máy dà ệt
nhuộm
Nh máy mayà
Nh máy Sà ợi 2
Nh máy Sà ợi 1
Trung tâm thử
nghiệm
Cửa h ng TMà
Phòng xuất
nhập khẩu
Văn phòng
Tổ ng GĐ
Phòng điều
h nh sxà
Phòng kỹ thuật
đầu tư
Phòng thương
mại
Phòng tổ chức
HC
Phòng kế
hoạch TT

Phó TGĐ điều

h nh mayà
Giám đốc điều
h nh sà ợi
GĐ điều h nh à
dệt nhuộm
GĐ ĐH quản trị
h nh chínhà
Tổng
giám
đốc
Báo cáo chuyên đề
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Dệt May Hà Nội.
Giúp việc cho Tổng Giám Đốc về mặt kế toán có một kế toán trưởng.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán và
báo cáo kết quả hoạt động của công ty theo quy định của Nhà nước.
Phòng Tổ chức- hành chính: có nhiệm vụ quản lý lao động toàn công ty,
tuyển dụng, bố trí đào tạo đảm bảo kịp thời cho sản xuất, thực hiện chế độ đối
với cán bộ công nhân viên chức, giúp Tổng Giám Đốc nghiên cứu và xây dựng
bộ máy quản lý hợp lý.
Phòng Kế toán- tài chính: Giúp Tổng Giám Đốc hạch toán kinh doanh
các hoạt động của công ty, có nhiệm vụ quản lý các loại vốn và quỹ của công
ty, tạo nguồn vốn cho sản xuất, thực hiện công tác tín dụng, tính và trả lương
cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện thanh toán với khách hàng và thực hiện
nghĩa vụ đối với nhà nước. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo luật
kế toán thống kê.
Phòng Xuất nhập khẩu: Đảm đương toàn bộ công tác xuất nhập khẩu của
công ty. Giao dịch làm việc với nước ngoài, ký kết các hợp đồng xuất nhập
khẩu về tiêu thụ sản phẩm và vật tư.
Phòng Kỹ thuật đầu tư: Lập các dự án đầu tư, duyệt các thiết kế mẫu của
khách hàng, duyệt phiếu công nghệ may, đồng thời có nhiệm vụ xây dựng các

định mức quản lý toàn bộ các định mức kinh tế- kỹ thuật, các chỉ tiêu kỹ thuật
của toàn bộ công ty.
Trung tâm thử nghiệm: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các nguyên liệu
đầu vào, các sản phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm xuất kho trước khi
sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đảm bảo uy tín cho công ty khi tham gia vào
các thị trường.
Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám Đốc
về công tác xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất, công tác cung
ứng vật tư sản xuất và quản lý vật tư, sản phẩm; công tác Marketing tiêu thụ sản
phẩm, khảo sát thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, quản lý quá trình tiêu
Phan Thu Hiền
7
Báo cáo chuyên đề
thụ sản phẩm của công ty.
1.2.3. Hệ thống tổ chức sản xuất.
Hanosimex là một trong những công ty có chỗ đứng trong ngành Dệt May
Việt Nam, với việc không ngừng mở rộng sản xuất, hiện nay công ty có các đơn
vị thành viên sau:

Sơ đồ 2: Các đơn vị thành viên của công ty Dệt May Hà Nội
Nhà máy Sợi I, Sợi II, Sợi Vinh sản xuất các nguyên liệu bông xơ thành
sợi.
Nhà máy Dệt- Nhuộm là Nhà máy sản xuất từ nguyên liệu sợi dệt thành
vải dệt kim và nhuộm vải.
Nhà máy May và nhà máy May thêu Đông Mỹ dùng vải dệt kim để sản
xuất quần áo dệt kim.
Nhà máy dệt Hà Đông dệt khăn.
Nhà máy cơ khí: gia công các phụ tùng thiết bị, sửa chữa các loại máy móc
bị hỏng hóc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất của công ty, sản xuất ống giấy,
túi PE, vành chống bẹp cho sợi, bao bì

Nhà máy Động lực cung cấp điện nước, khí nén, nước lạnh, lò hơi, lò dầu
cho các đơn vị thành viên của công ty.
Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ.
Phan Thu Hiền
8
Công ty Dệt May H Nà ội
Nh à
máy
Sợ i 1
Nh à
máy
Sợ i 2
Nh à
máy
May
Nh máyà
Dệt nhuộm
Nh máyà
May Thêu
Đông
Mỹ
Nh máyà
Dệt H à
Đông
Nh à
máy
Sợi Vinh
Nh à
máy
Cơ khí

Nh máyà
Động lực
Xí nghiệp
dịch vụ
Báo cáo chuyên đề
Mỗi nhà máy là một đơn vị sản xuất cơ bản, mỗi nhà máy có trách nhiệm
sản xuất một loại sản phẩm hoàn chỉnh. Giám đốc các nhà máy thành viên do
Tổng Giám Đốc chỉ định. Các Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc
công ty về toàn bộ hoạt động của nhà máy như hoạt động sản xuất, kỹ thuật,
hạch toán theo phân cấp quản lý của công ty.
Giám đốc điều hành hoạt động của nhà máy cũng theo chế độ một thủ
trưởng, giúp việc cho Tổng Giám Đốc có bốn phó Tổng Giám Đốc và một số
cán bộ chuyên viên về kinh tế, kỹ thuật do Giám đốc đề nghị và được Tổng
Giám Đốc quyết định.
Ngoài ra, công ty còn có một số công trình phúc lợi như: Trung tâm y tế,
nhà ăn, để duy trì hoạt động đời sống đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ công nhân
viên toàn công ty, góp phần phát triển sản xuất.
Như vậy, Công ty Dệt May Hà Nội là một tổ hợp sản xuất kinh doanh bao
gồm các nhà máy và các đơn vị dịch vụ thành viên có quan hệ mật thiết với
nhau về công việc, tổ chức sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu và các hoạt động
dịch vụ để sản xuất ra các sản phẩm dệt kim, sợi, khăn đáp ứng các yêu cầu của
nền kinh tế, phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
2.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty.
Sản phẩm Sợi: đây là mặt hàng truyền thống của công ty. Từ những năm
1990 về trước các sản phẩm sợi được nhà nước giao kế hoạch sản xuất theo
từng mặt hàng cụ thể và theo số lượng cụ thể. Nhưng trong những năm gần đây
do việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế sang kinh tế thị trường cho nên công ty
phải tự tìm kiếm khách hàng và tự xác định số lượng và chủng loại mặt hàng để

sản xuất. Mặt hàng sợi của công ty không cạnh tranh được với thị trường thế
giới do chất lượng kém.
Sản phẩm dệt kim: sản phẩm dệt kim là mặt hàng mới đưa vào sản xuất từ
năm 1991. Hiện nay sản phẩm dệt kim của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của
Phan Thu Hiền
9
Báo cáo chuyên đề
khách hàng trong nước và ngoài nước, chất lượng sản phẩm đã được nâng cao
cùng với mẫu mã, kiểu cách Công ty không chủ trương sáng tác mẫu mới rồi
mới chào hàng mà dựa trên các đơn đặt hàng để đáp ứng các nhu cầu khách
hàng, mặt hàng áo T- Shirt và Poloshirt do công ty sản xuất đã được khách hàng
nhiều nước ưa chuộng.
Mặt hàng khăn bông: tuy mới đưa vào sản xuất từ năm 1995 nhưng đã
chiếm lĩnh được thị trường và lòng tin của nhiều khách hàng trên thế giới như:
Nhật Bản, Đức, Đài Loan Kết quả này có được nhờ sự cố gắng của toàn bộ
cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm
và làm tốt công tác Marketing trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty .
Phan Thu Hiền
10
Báo cáo chuyên đề
Sản phẩm của công ty không chỉ được tiêu thụ tại thị trường nội địa mà
còn xuất khẩu sang các nước khác như: Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Đan Mạch,
Đức, áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Li Băng, Nga, Nam Phi, úc, Trung
Quốc, các nước Asian, Thụy Sỹ, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Séc, ấn Độ. Trong số đó có
ba thị trường chính chiếm phần lớn lượng hàng xuất khẩu của công ty là thị
trường các nước Châu Âu, Nhật và Mỹ.
Tại thị trường trong nước công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm sợi cho thị
trường miền Nam, tuy chi phí vận chuyển lớn và quãng đường vận chuyển dài
nhưng đây lại là thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm sợi của công ty; còn ở thị

trường miền Bắc số lượng tiêu thụ không đáng kể. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu
về sợi ở miền Bắc đang tăng lên đáng kể do số lượng các doanh nghiệp dệt may
ngày càng tăng, đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho công ty khai thác trong
những năm tới. Mặt hàng dệt kim cũng được bán tại thị trường nội địa, công ty
đã đưa ra thị trường áo Poloshirt, áo T.shirt, Hineck phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng về mẫu mã giá cả tuy nhiên với mặt hàng này công ty không
chú trọng ở thị trường trong nước mà chủ yếu là để xuất khẩu. Sản phẩm khăn
tiêu thụ ở trong nước là rất ít chủ yếu là để xuất khẩu. Nhưng trong vài năm gần
đây do mẫu mã được cải tiến chất lượng sợi tốt hơn nên sản phẩm khăn được
nhiều người tiêu dùng trong nước ưa chuộng công ty đang có ý định tăng thêm
lượng hàng cung cấp cho thị trường trong nước.
Đối với thị trường xuất khẩu thì lượng sản phẩm sợi xuất khẩu chiếm một
tỉ lệ khiêm tốn tuy nó có khả năng cạnh tại thị trường nội địa nhưng lại chưa
được khách hàng nước ngoài ưa chuộng nguyên nhân có thể là do công nghệ
sản xuất sợi của công ty tụt hậu so công nghệ của các nước khác. Sản phẩm dệt
kim và khăn của công ty được khách hàng các nước Nhật Bản, Đài Loan, Anh,
Pháp, Đức ưa chuộng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này ngày càng
tăng. Gần đây công ty cũng đã nhận được đơn đặt hàng của một số khách hàng
mới từ Mỹ, úc, Newziland, Singapore… cho mặt hàng này.
2.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Phan Thu Hiền
11
Báo cáo chuyên đề
2.3.1. Những đặc điểm về máy móc thiết bị.
Biểu 1. Tình hình máy móc thiết bị của Công ty Dệt-May Hà Nội.
TT Thiết bị
Công suất
lý thuyết
( kg/ca)
Công suất

sử dụng
Hiệu suất
( % )
1 Chải PE ( Nm 0.223 ) 255,7 204,5 80
2 Chải Cotton 225 175,5 78
3 Ghép: + Cotton ( Nm 0.22) 1022,4 767 75
+ PE ( Nm 0.22 ) 1022,7 715,9 70
+ PP co 65/35 ( Nm 0.25) 972 709,6 73
4 Ghép Cotton chải kỹ 100% ( Nm 0.22) 654,5 490,9 75
5 Cuộn cúi ( Nm 0.0172) 1700,6 952,3 70
6 Chải kỹ loại CM 10 ( Nm 0.22 ) 130,9 112,6 86
7 Thô Peco ( Ne60) 385,7 289,3 75
8 Thô Peco 83/17 ( Ne45 ) 660,3 462,2 70
9 Thô Peco 65/35 ( Ne45) 637,3 465,2 73
10 Thô Peco 100% ( Ne 40,45 ) 623,6 436,5 70
11 Thô Cotton CK ( Ne 40,36 ) 440,8 321,8 73
12 Thô Cotton CT ( Ne 36,32) 600 426 71
13 Sợi con Peco CK 65/35và 83/17(Ne60 ) 26,8 25 93
14 Sợi con Peco CK 65/35 và83/17(Ne30) 71,56 64,4 90
15 Sợi con PE 100% (Ne 45 ) 41,8 39,1 94
16 Sợi con ( Ne 40) 45,8 41,7 91
17 Sợi con Cotton CK ( Ne 30 ) 68,8 60,4 88
18 Máy ống không USTEP-PE
(Ne60)kg/cọc
33088 2449 74
19 Máy ống không USTEP Cotton 50373 3123 62
Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là một nền kinh tế phát triển chậm, điều này ảnh
hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp trong việc nhận chuyển giao công nghệ
và tiếp cận với các loại máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài. Do đó nó làm

hạn chế năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất của nước ta.
Ngành Dệt May có đặc điểm là sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị khác
nhau trong sản xuất một loại sản phẩm. Những năm trước đây tình hình máy
móc thiết bị của ngành Dệt May nước ta tương đối lạc hậu, tiếp nhận các loại
máy móc thiết bị cũ của Tây Đức và một số nước Đông Âu cho nên sản phẩm
làm ra chỉ đáp ứng được thị trường trong nước. Nhưng trong những năm gần
đây ngành Dệt May của chúng ta đã đầu tư tương đối lớn để thay thế máy móc
thiết bị, đào tạo công nhân lành nghề để đáp ứng các yêu cầu của máy móc thiết
bị. Vì vậy sản phẩm làm ra đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong nước
Phan Thu Hiền
12
Báo cáo chuyên đề
và đã xuất khẩu ra nước ngoài. Hanosimex là một trong những công ty thuộc
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Được thành lập từ những năm 80, máy móc
thiết bị của công ty chủ yếu nhập từ Tây Đức, Thụy Sỹ và các nước Đông Âu,
về mặt giá trị nó chiếm đến 65-70% vốn cố định của công ty. Tuy máy móc
thiết bị cũ nhưng nó là một bộ phận quan trọng trong sản xuất của nhà máy.
Đến cuối những năm 90 khi giao lưu quốc tế được mở rộng, công ty đầu tư đổi
mới nhiều máy móc thiết bị hiện đại chiếm đến khoảng 75% vốn cố định của
công ty. Công suất của máy móc thiết bị được sử dụng với hiệu suất khá
cao(khoảng 74,44%), có máy móc sử dụng với hiệu suất cao 90%, 91%, 93%,
94%. Vấn đề sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả luôn luôn được công ty chú
trọng quan tâm giải quyết. Chủng loại máy móc thiết bị ở công ty là rất đa dạng,
tuỳ thuộc vào kế hoạch sản xuất tại mỗi nhà máy mà máy móc được điều động
để sử dụng cho phù hợp. Nhưng trên thực tế ta thấy tất cả máy móc thiết bị
dùng trong sản xuất đều chưa sử dụng hết công suất.
Ngoài các thiết bị máy móc dùng cho sản xuất sợi thì công ty còn có một
số dây chuyền sản xuất khác:
- Dây chuyền sản xuất vải dệt kim (3 ca) với năng suất 1800 tấn/ năm.
- 3 dây chuyền may dệt kim (1 ca) với năng suất 6.000.000 SP/ năm.

- Có một dây chuyền sản xuất khăn bông các loại 600 tấn/ năm.
còn có các thiết bị phù trợ để phục vụ cho dây chuyền sản xuất nằm trong xí
nghiệp cơ điện.
+ Hệ thống thiết bị cơ khí sửa chữa cho toàn bộ công ty.
+ Hệ thống thiết bị điện dùng để cung cấp điện cho toàn công ty.
+ Hệ thống xử lý nước cung cấp cho toàn công ty.
+ Hệ thống điều khiển thông gió để phục vụ cho sản xuất dệt may.
+ Hệ thống khí nén cung cấp khí nén cho xí nghiệp Dệt.
Tất cả hệ thống máy móc được sử dụng liên tục cho nên vấn đề đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật an toàn của thiết bị phải được đặt lên hàng đầu.
Như vậy, trong thời gian gần đây hệ thống máy móc thiết bị của công ty
đã được cải thiện đáng kể. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc duy trì
Phan Thu Hiền
13
Báo cáo chuyên đề
và mở rộng thị trường tiêu thụ và cho phép công ty đưa ra những chính sách
hữu hiệu về sản phẩm về giá cả và phân phối. Máy móc thiết bị hiện đại cho
phép sản xuất ra những chủng loại sản phẩm mới có mẫu mã kiểu dáng đa dạng
phong phú phù hợp với thị hiếu của khách hàng đặc biệt là với thị trường xuất
khẩu là những thị trường rất khó tính. Năng lực sản xuất của công ty cũng được
nâng cao đáng kể có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn. Với những dây
chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại là chìa khóa cho việc giảm chi phí sản
xuất và hạ giá thành sản phẩm. Nhờ việc mạnh dạn đổi mới các dây chuyền
công nghệ hiện đại cho nên công ty đã tạo cho sản phẩm của mình khả năng
cạnh tranh trên thị trường đồng thời hoạt động phân phối tiêu thụ hàng hoá
cũng gặp nhiều thuận lợi hơn. Nhờ đó, công ty cũng mạnh dạn hơn trong việc
đưa ra những chính sách quảng cáo, xúc tiến với qui mô lớn hơn.
2.3.2. Những đặc điểm về quy trình công nghệ.
Quy trình công nghệ, kết cấu sản xuất:
Sơ đồ 3: Dây chuyền sản xuất sợi thô.



Sơ đồ 4: Nếu cần sản xuất sợi xe.
Sơ đồ 5: Dây chuyền sản xuất sợi không lọc.
Sơ đồ 6: Dây chuyền sản xuất dệt kim
Sợi Vải Vải thành Quần áo
Phan Thu Hiền
14
Máy
bóng
Máy trải
thô
Máy
ghép
Máy thô
Máy con Máy
ống
Máy con
Máy đậu
Máy
xe
Máy ống
Máy xử lý
trong pha
chế
Máy ống Máy chải
thô
Máy ghép
Máy cợi
con không

cọc
Máy ống
Máy dệt
kim
Xử lý
ho n tà ất
Cắt May
Báo cáo chuyên đề
Mộc phẩm dệt kim

- Công đoạn xử lý hoàn tất:
Sơ đồ 7: Đối với vải cotton.

Vải
mộc
Hanosimex là một tổ hợp sản xuất kinh doanh bao gồm các nhà máy và
các đơn vị thành viên có quan hệ mật thiết với nhau về công việc, tổ chức sản
xuất, sử dụng nguyên vật liệu và các hoạt động dịch vụ để sản xuất ra các sản
phẩm dệt kim, sợi, khăn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, phục vụ tiêu dùng
trong nước cũng như xuất khẩu.
Do đặc điểm của công ty nên các quy trình công nghệ rất phức tạp. Trong
quá trình sản xuất các phân xưởng, nhà máy có liên quan chặt chẽ với nhau và
ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy quy trình công nghệ nào bị gián đoạn không đảm
bảo được kế hoạch sản lượng hoặc chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất của công đoạn sau. Việc đình trệ trong quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng tới
kết quả sản xuất tiêu thụ của công ty đặc biệt là việc thực hiện các đơn hàng
theo thời điểm giao hàng. Do đó đi đôi với việc tổ chức sản xuất khoa học phải
kết hợp với việc điều hành nhịp nhàng và đồng thời phải nhanh chóng giải
quyết các sự cố để giảm thiểu việc ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty, thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện quy trình công

nghệ.
Phan Thu Hiền
15
Máy th nh à
phẩm
Máy sấy Máy cán
Máy
nhuộm
thư ờng
Máy vắt Máy tở
vải
Máy
l m à
bông
Máy xẻ
khổ
Máy
văng
Báo cáo chuyên đề
Quy trình công nghệ của Hanosimex rất phức tạp để tạo ra sản phẩm phải
qua nhiều khâu, nhiều công đoạn sản xuất. Do đó vấn đề thay đổi mẫu mã sản
phẩm, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cũng như việc đảm bảo
đúng tiến độ giao hàng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ sản
phẩm trong điều kiện môi trường cạnh tranh như hiện nay.
2.4. Đặc điểm về nguồn nhân lực.
Để cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình
thường thì doanh nghiệp phải đầy đủ ba yếu tố: lao động, công cụ và đối tượng
lao động. Lao động là một trong ba yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất. Nếu
thiếu một trong ba yếu tố này thì quá trình sản xuất sẽ không được tiếp tục.
Lực lượng lao động của công ty rất đông đảo, bao gồm nhiều loại lao

động khác nhau, trình độ tay nghề khác nhau. Vì vậy để tính được quỹ lương ta
phải phân biệt số lao động hiện có, chất lượng lao động định mức lao động.
Phan Thu Hiền
16
Báo cáo chuyên đề
Biểu 2: Cơ cấu lao động của công ty
Năm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng %
I. Tổng số lao động 4922 100 4753 100 4756 100
II. Phân theo T/c lđộng
1. Lao động trực tiếp 4479 91,00 4289 90,24 4376 90,20
2. Lao động gián tiếp 443 9,00 464 9,76 380 9,80
III. Phân theo trình độ
1. Đại học và CĐ 650 13,20 352 7,40 369 7,76
2. Trung cấp 197 4 112 2,36 167 251
3. Công nhân sx 4075 82,80 4298 90,24 4220 88,73
IV. Theo giới tính
1. Lao động nữ 3634 73,83 3496 73,53 3473 73,02
2. Lao động nam 1288 26,14 1258 26,47 1283 26,98
V. Phân theo khu vực
1. Khu vực Hà Nội 3154 64,07 3148 66,20 3224 67,79
2. Khu vực Vinh 730 14,83 661 13,90 570 11,98
3. Khu vực Hà Đông 721 14,65 664 13,97 676 14,21
4. Khu vực Đông Mỹ 317 6,45 280 5,93 286 6,02
Qua đó ta thấy số lượng lao động năm 2004 tăng hơn so với năm 2003.
Việc tăng lao động là do công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn do đó cần
thêm công nhân để hoàn thành các đơn hàng đúng thời gian. Việc tuyển thêm
lao động vừa để đáp ứng yêu cầu công việc vừa bù đắp lượng lao động thiếu hụt
do việc thuyên chuyển công tác, xin thôi việc, nghỉ việc vì hết tuổi lao động của
người lao động. Do đặc thù riêng của ngành dệt may nên đòi hỏi lao động nữ và

lao động trực tiếp lớn hơn so với lao động nam và lao động gián tiếp.
Từ bảng ta cũng thấy được đội ngũ cán bộ quản lý của công ty phần lớn
đều có trình độ đại học và đội ngũ công nhân thì có bậc thợ cao. Đây là điều
kiện để công ty đáp ứng được yêu cầu mới trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của mình. Tuy nhiên công ty cần tạo điều kiện cho công nhân viên của mình có
Phan Thu Hiền
17
Báo cáo chuyên đề
thêm cơ hội học tập và nghiên cứu để nâng cao hơn nữa kiến thức của bản thân
cũng như để đáp ứng yêu cầu công việc.
2.5. Đặc điểm về tài chính của công ty.
Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước do
đó công ty có hình thức sở vốn là quốc doanh. Vốn của công ty phần lớn là do
Nhà nước cấp. Nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2004 là
154.330.519.126 đồng, trong đó có 121.780.812.575 đồng là vốn ngân sách nhà
nước cấp.
Biểu 3: Nguồn vốn.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch
Số tiền Tỷ
trọn
g
(%)
Số tiền Tỷ
trọn
g
(%)
Chênh lệch Tỷ
trọng
(%)

A. Nợ phải trả
394.877.905.70
5
72
434.601.161.41
7
74
39.583.255.71
2
10
I. Nợ ngắn hạn
214.599.466.82
7
39
239.009.027.17
6
41
24.409.560.34
9
11
II. Nợ dài hạn
180.278.438.87
8
33
195.592.134.21
4
33
15.313.695.36
0
8

III. Nợ khác
B. Nguồn vốn CSH
155.337.918.60
5
28
155.901.462.67
9
26 563.544.074 0,36
I. Nguồn vốn quỹ
155.238.950.18
3
27,9
9
157.772.094.25
7
25,9
9
553.144.074 0
II. Nguồn kinh phí 98.968.422 0,01 129.568.422 0,01 30.400.000 31
Tổng nguồn vốn
550.215.824.31
0
100
589.939.080.02
2
100
39.723.255.71
2
7,2
Qua bảng phân tích cơ cấu về nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu

năm 2004 so với năm 2003 tăng không đáng kể, mức tăng chỉ đạt 0,36% tương
đương với 563.544.074 đồng. Trong khi đó công nợ năm 2004 so với năm 2003
tăng tới 10% (39.583.255.712 đồng) và nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng khá lớn
(chiếm khoảng 55% tổng công nợ). Vốn nợ chiếm trên 70% tổng nguồn vốn
Phan Thu Hiền
18
Báo cáo chuyên đề
của công ty, nghĩa là công ty vay lượng tiền rất lớn để đầu tư cho sản xuất kinh
doanh Điều này cho thấy là công ty đang có những bất lợi, bởi vì việc huy động
vốn bằng nguồn vay ngắn hạn sẽ dẫn đến tình trạng công ty mất khả năng
thanh toán nhanh. Việc đi vay vốn để sản xuất kinh doanh tuy có thể giải quyết
được yêu cầu về vốn ngay lập tức nhưng công ty phải trả lượng lãi suất lớn cho
những khoản vay này, công ty sẽ có thể gặp phải tình trạng quay vòng vốn
không kịp để thanh toán những khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán hiện
hành của công ty năm 2004 là 1,32 lần trong khi năm 2003 là 1,35 lần. Khả
năng thanh toán nhanh năm 2004 là 0,58 lần còn năm 2003 là 0,55 lần. Mức an
toàn của khả năng thanh toán nhanh là từ 1-1,5 lần. Cả hai hệ số này đều cho
thấy khả năng thanh toán của công ty ở mức rất không an toàn vì trong các tài
sản ngắn hạn khoản phải thu và tồn kho là chính, khoản phải thu chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu nợ ngắn hạn. Nói tóm lại khả năng tài chính của công ty chưa
thật vững vàng, thiếu tính độc lập tự chủ. Vì công ty hoạt động sản xuất kinh
doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay.
2.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty.
Nguyên vật liệu của công ty hầu hết đều nhập từ nước ngoài. Bông tự nhiên
nhập từ Nga, Thailand, Singapore, Mexico, Mỹ, Trung Quốc Xơ hoá học
polieste gồm các loại xơ chung sinh, kanchơ nhập từ Đài Loan, Nhật Bản, ấn
Độ Như vậy công ty phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập và
hầu như không có nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế.
Biểu 4: Nhu cầu vật tư cho sản xuất sợi năm 2004.
Chủng loại vật tư Đơn vị Nhu cầu tiêu hao Giá trị ( triệu đồng)

Bông cotton ( tấn) Tấn 4.826 96.520
Xơ polieste ( tấn ) Tấn 5.950 59.501
Điện (triệu KW) KW 63.500 48.895
Vật tư khác 20.627
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường.
Chất lượng của sản phẩm cuối cùng xuất ra khỏi công ty như các loại sợi
thành phẩm với các chỉ số khác nhau, các loại khăn bông, vải dệt kim, quần áo
dệt kim, đều phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên vật liệu. Các loại
Phan Thu Hiền
19
Báo cáo chuyên đề
nguyên vật liệu này chất lượng cao nhưng giá bán khá đắt. Công ty lại không tự
chủ trong việc nhập nguyên vật liệu này. Tuy nhiên, do những cố gắng của
phòng xuất nhập khẩu cho nên công tác hậu cần về nguyên vật liệu của công ty
trong các năm vừa qua được thực hiện khá tốt.
Công ty luôn tìm các biện pháp để tiết kiệm nguyên vật liệu và một
trong những biện pháp đó là tận dụng bông xơ phế, bị rơi ra trong các giai đoạn
sản xuất của dây chuyền sản xuất sợi. Công ty đã tận dụng những bông xơ rơi
này để làm nguyên liệu cho dây chuyền OE tận dụng bông phế, sản xuất các
loại sợi dệt mành, vải bò, vải lót lốp xe
Đối với công tác định mức tiêu hao vật tư công ty luôn có một bộ phận
theo dõi thực hiện các mức này và tiến hành hoàn thiện chúng. Phương pháp
xây dựng định mức tiêu hao vật tư của công ty được tiến hành như sau:
+ Sản xuất thử.
+ Dựa theo các tài liệu về định mức tiêu hao vật tư của Liên Xô (cũ) và của
ngành dệt nói chung, các cán bộ định mức tiến hành khảo sát các công đoạn sản
xuất trong từng dây chuyền để xác định mức tiêu hao lý thuyết.
+ Xác định ở công đoạn nào trong dây chuyền thì lượng vật tư tiêu hao sẽ
là lớn nhất. Đối với các dây chuyền sản xuất sợi (xem phần giới thiệu về dây
chuyền công nghệ), lượng tiêu hao vật tư lớn nhất ở các máy xé bông, máy chải,

máy chải kỹ (dây chuyền chải kỹ).
+ Xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho từng công đoạn, đặc biệt quan
tâm đối với những công đoạn đã nói ở phần trên.
+ Từ thực tế sản xuất hàng tháng, quí, năm, theo phương pháp thống kê
kinh nghiệm để xây dựng định mức tiêu hao thực tế.
+ Tiến hành theo dõi, kiểm tra, tính toán lại định mức cho những công
đoạn chủ yếu nhất một cách thường xuyên theo tháng, quí, năm.
Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số hoá chất, thuốc nhuộm, nguyên liệu
dầu đốt, năng lượng điện, giấy, nhựa, túi nilon và phụ tùng chi tiết máy như
vòng bi, dây đai các nguyên vật liệu này chủ yếu mua từ thị trường trong
Phan Thu Hiền
20
Báo cáo chuyên đề
nước, nhưng riêng hoá chất dùng để nhuộm, thuốc nhuộm nhập từ Đài Loan,
Hàn Quốc.
2.7. Đặc điểm về môi trường kinh doanh của công ty.
2.7.1. Môi trường vĩ mô:
• Môi trường quốc tế:
- Việt Nam chưa gia nhập WTO, một bất lợi lớn cho ngành Dệt May
Việt Nam khi chế độ hạn ngạch với dệt may chính thức được bãi bỏ
kể từ ngày 1/1/2005, theo quy định của Hiệp định Dệt may ATC đã ký
kết giữa các thành viên WTO. Việt Nam chưa là thành viên WTO nên
chưa được hưởng quyền lợi trong hiệp định này.
- Liên minh Châu âu và Canada tuyên bố bãi bỏ hạn ngạch cho hàng
dệt may Việt Nam kể từ ngày 1/1/2005. Đây cũng là những thị trường
quan trọng của công ty, điều này mang lại cơ hội lớn cho công ty, đặc
biệt là mở rộng hơn nữa kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU-
một thị trường nhiều tiềm năng, hiện chiếm 15% tổng kim ngạch của
công ty.
- Mỹ, một thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty, vẫn áp đặt hạn

ngạch với hàng dệt may Việt Nam. Khi các nước thành viên WTO
không còn bị ràng buộc bởi hạn ngạch thì giá sản phẩm của các nước
này giảm từ 20-40%. Đây là một thử thách cho các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và của Hanosimex nói riêng khi mà cạnh tranh về giá
cả sẽ trở nên gay gắt hơn.
- Thị trường nhập khẩu (phi hạn ngạch) đầy tiềm năng - Nhật Bản: hiện
việc sản xuất quần áo nội địa của nước này đã giảm sút mạnh cả về số
lượng và giá trị. Trong khi đó, hàng may mặc nhập khẩu Việt Nam,
Indonesia và các nước ASEAN khác hiện chiếm thị phần khá nhỏ ở
Nhật Bản. Đây cũng là một cơ hội cho công ty mở rộng thị trường tiêu
thụ của mình ở Nhật, hiện số lượng sản phẩm xuất sang Nhật chỉ
chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Phan Thu Hiền
21
Báo cáo chuyên đề
- Thổ Nhĩ Kì kiểm soát nhập khẩu dệt may Việt Nam: theo quy chế
mới, một số mặt hàng dệt may của Việt Nam muốn nhập khẩu vào
Thổ Nhĩ Kỳ phải có giấy kiểm soát do Ban Thư ký Ngoại thương
nước sở tại cấp. Thổ Nhĩ Kỳ là một thị trường xuất khẩu mới của công
ty, quy định này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng
sang nước này khi mà chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện
các loại thủ tục hành chính.
- Nhiều khả năng cuối năm 2005, Việt Nam sẽ gia nhập WTO. Điều này
sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành dệt may trong nước nói chung
và đối với Công ty Dệt May Hà Nội nói riêng.
- Việt Nam gia nhập CEPT/AFTA - hệ thống ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).Theo
đó hàng hoá nước ta xuất sang các nước ASEAN sẽ được hưởng mức
thuế thấp hơn các nước khác, đây sẽ là cơ hội cho Hanosimex mở
rộng thêm thị trường ở các nước trong khu vực.

• Môi trường trong nước:
- Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc với đề nghị cho phép chuyển
nhượng hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ giữa các
doanh nghiệp. Điều này tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp
Việt Nam trong việc tìm kiếm đơn hàng, tận dụng tối ưu hạn ngạch,
chủ động hơn trong các cuộc đàm phán ký kết hợp đồng.
- Cơ chế cấp Visa tự động đối với 12 chủng loại hàng dệt may xuất
sang Mỹ được Bộ thương mại áp dụng từ ngày 1/2/2005. Tất cả các
DN dệt may có thành tích xuất khẩu 2004 và có thực lực sản xuất đều
được hưởng quy chế này. Đối với Hanosimex, nó sẽ giúp tạo điều kiện
đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ để giao hàng
đúng thời hạn.
- Bộ Tài Chính ban hành quyết định xoá lệ phí hạn ngạch sang 2 thị
trường EU, Canada vào đầu tháng 2/2005. Theo đó, nó tạo ra thế cạnh
Phan Thu Hiền
22
Báo cáo chuyên đề
tranh giá cả cân bằng giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nước
khác, đặc biệt là các thành viên WTO.
- Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Bộ Công nghiệp đã mở cuộc vận động
các nhà đầu tư nước ngoài đưa máy móc thiết bị sản xuất vải, nhuộm
vào làm ăn tại Việt Nam, góp phần tăng nguồn cung cấp nguyên phụ
liệu dệt may trong nước. Công ty có thể tận dụng ưu đãi này để giảm
kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của mình, tiết kiệm được các
khoản chi phí đáng kể.
- Năm 2005 dự kiến năng suất bông chỉ đạt 50% sẽ gây ảnh hưởng lớn
đến việc cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may trong nước.
- Hiệp hội Dệt May Việt Nam tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ xúc
tiến thương mại để doanh nghiệp tham gia các hội chợ đầu mối của
ngành dệt may quốc tế, hoàn chỉnh cổng giao tiếp điện tử của ngành

dệt may để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet. Hiệp
hội cũng sẽ tổ chức hai trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu ngành dệt
may tại Hà Nội và TP HCM. Hiện tại, công ty cũng đã xây dựng trang
Web giới thiệu sản phẩm bằng tiếng Anh nhưng vẫn còn nghèo nàn
và không hấp dẫn; có sự hỗ trợ từ phía hiệp hội sẽ là cơ hội tốt hơn
cho công ty thực hiện giao dịch đối với các đối tác quốc tế.
2.7.2. Môi trường vi mô:
• Khách hàng: gồm người tiêu dùng các nhân và khách hàng công nghiệp.
Khách hàng quốc tế chính hiện nay là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan đây là những khách hàng đầy tiềm năng nhưng khó tính, đòi hỏi sản
phẩm chất lượng cao, mẫu mã hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với
văn hoá quốc gia. Khách hàng công nghiệp trong nước gồm một số công ty
may; người tiêu dùng Việt Nam hiện cũng có nhu cầu và đòi hỏi cao về sản
phẩm may mặc, thẩm mỹ và thời trang luôn được chú trọng.
• Đối thủ cạnh tranh : thách thức lớn nhất đối với công ty là có rất nhiều
doanh nghiệp dệt may trong nước và quốc tế không ngừng cạnh tranh nhau
trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
Phan Thu Hiền
23
Báo cáo chuyên đề
- Đối thủ cạnh tranh quốc tế nặng ký hiện nay của doanh nghiệp dệt
may Việt Nam nói chung và của Hanosimex là Trung Quốc, ấn
Độ những nước có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm dệt may có
giá cạnh tranh và có nguồn lao động lành nghề, giá tương đối thấp,
không khác mấy Việt Nam. Bangladesh và Pakistan cũng là đối thủ
cạnh tranh mới về một số mặt hàng như áo dệt kim, sơ mi vải bông,
quần áo vải bông nam có giá thành tương đối thấp.
- Đối thủ cạnh tranh trong nước: hai dòng sản phẩm đang thịnh hành
trên thị trường nội địa là hàng thời trang nữ của Trung Quốc và hàng
thời trang cao cấp của một số nước xung quanh như Thái Lan. Các đối

thủ dệt may trong nước đã có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng
Việt Nam chủ yếu là Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè, May 10, Dệt 8/3,
Dệt Huế, Dệt Nha Trang, Thăng Long bên cạnh đó phải kể đến các
cửa hàng thiết kế, may mẫu thời trang bán sẵn trong nước hiện rất
được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng do tính độc đáo của sản
phẩm.
• Nhà cung cấp: công ty đã không ngừng tạo mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với
các nhà cung cấp nguyên phụ liệu để đảm bảo kế hoạch sản xuất. Hiện công ty
đang nhập bông từ Nga, Australia, Mỹ, Tây Phi Nguyên liệu xơ được nhập từ
Hàn Quốc, Đài Loan còn lại 13,5 % là bông Việt Nam.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI.
Phan Thu Hiền
24
Báo cáo chuyên đề
I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.
1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong một số năm gần
đây.
Biểu 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004
TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện So sánh
1 Giá trị SXCN Tr đồng 923200 946419 102,5%
2 Tổng DT (có VAT) “ 1016750 1068048 105%
3 Tổng DT (không có VAT) “ 967020 970953 100,4%
4 Nộp ngân sách “ 2360 4800 203,38%
5 Lợi nhuận “ 3586 4500 125,5%
6 Kim ngạch X.khẩu USD 30014000 26151569 100,6%
7 Kim ngạch N.khẩu “ 15600000 21283470 138,2%
8 Lao động b/quân năm Người 5553 5474 98,6%
9 Thu nhập bình quân năm đ/ng/tháng 1115000 1350000 121,07%

10 Tổng quỹ tiền lương năm Tr đồng 86088 94367 109,6%

Từ bảng báo cáo trên chúng ta có thể thấy công ty đã hoàn thành vượt
mức so với kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2004. Cụ thể là tổng
doanh thu không có VAT của công ty đã đạt và vượt kế hoạch 0,4%. Bên cạnh
đó lợi nhuận thu được của công ty cũng vượt kế hoạch đặt ra 25,5%. Tuy nhiên
báo cáo cũng cho thấy tình hình kim ngạch nhập khẩu của công ty đã vượt so
với kế hoạch 38,2% điều này là không có lợi (do phần lớn nguyên phụ liệu của
công ty phải nhập khẩu), công ty cần tìm cách hợp tác với các cơ sở cung cấp
nguyên phụ liệu ở trong nước để tận dụng nguồn nguyên phụ liệu sẵn có ở
trong nước để hạn chế việc nhập khẩu. Việc làm này vừa giúp công ty tiết kiệm
được một lượng lớn ngoại tệ vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho những
người nông dân cũng như các cơ sở cung cấp nguyên phụ liệu có chất lượng tốt
ở trong nước. Báo cáo cũng cho thấy tình hình thu nhập của lao động trong
công ty đã được cải thiện đáng kể vượt kế hoạch 21,07%.
Về tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng sản phẩm thì sản phẩm dệt kim
chỉ hoàn thành 91,4% kế hoạch đặt ra, lượng vải dệt kim cũng mới chỉ đáp ứng
được 83% so với kế hoạch. Sản phẩm may Denim cũng không hoàn thành được
kế hoạch đặt ra chỉ đạt được 79% của kế hoạch do dây chuyền sản xuất sản may
Denim mới được đưa vào sản xuất con gặp khó khăn về trang thiết bị.
Phan Thu Hiền
25

×