TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
PHẦN 1.
CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN
1. THÔNG TIN
1.1. Khái niệm về thông tin
• Dữ liệu (data) là các sự kiện không có cấu trúc, không có ý nghĩa rõ ràng, cho
đến khi chúng được xử lý theo một quá trình nào đó.
Ví dụ: Một sự kiện nào đó ghi lại trong nhận thức của một người, một mảnh
giấy viết tay, một ký tự lưu trong bộ nhớ máy tính,….
• Thông tin (Information) là dữ liệu đã được xử lý xong, mang ý nghĩa rõ ràng.
Ví dụ: Văn bản (sách báo, công văn, thông báo, ), các lo
ại số liệu (thống kê
nhân sự, dự báo thời tiết, ), âm thanh, hình ảnh,…
• Hệ thống thông tin (information system) là tiến trình ghi nhận (nhập) dữ liệu,
xử lý nó, và tạo nên (xuất) dữ liệu có ý nghĩa thông tin.
Thông tin có thể được thể hiện qua các thông báo, các biểu hiện vật chất hết sức đa
dạng do tự nhiên và xã hội tạo ra theo qui tắc nào đó. Chúng ta có thể phân loại thông tin
như sau: văn bản (sách, báo, truyện, thông báo, công văn, ), các loại số liệu (số liệu về
thống kê nhân sự, dự báo thời tiết, dự báo kinh tế, ), âm thanh, hình ảnh,
1.2. Đơn vị đo thông tin
BIT (BInary digiT: Số nhị phân) là đơn v
ị cơ bản dùng để đo thông tin .Một bit có
thể chứa hoặc là giá trị 0 hoặc là giá trị 1.
Một bit là giá trị nhỏ nhất của thông tin mà máy tính có thể sử dụng. Nhưng một bit
thì quá nhỏ để có thể biểu diễn ký tự nên người ta thường sử dụng đơn vị byte (một nhóm
8 bit dùng để biểu diễn 1 ký tự) và các bội số của byte:
Tên gọi Ký hiệu Giá trị
Byte
KiloByte
MegaByte
GigaByte
TetraByte
B
KB
MB
GB
TB
8 bit
2
10
bytes =1024 bytes
2
10
KB
2
10
MB
2
10
GB
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 1
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
1.3. Mã hóa thông tin rời rạc
Tất cả các thông tin ở dạng văn bản (text), chữ (character), số (number), ký hiệu
(symbol), đồ họa (graphic), hình ảnh (image) hoặc âm thanh (sound) đều được gọi là các
tín hiệu (signals). Tín hiệu có thể là liên tục hay rời rạc, hầu hết các dữ liệu mà chúng ta
có được thường ở dạng tín hiệu rời rạc, khi đưa các tín hiệu này vào máy tính, chúng sẽ
được mã hóa thành tín hiệu số (digital signal) nhằm giúp máy tính có thể hiểu và xử lý
được.
2. XỬ LÝ THÔNG TIN
2.1. S
ơ đồ tổng quát của một quá trình xử lý thông tin
Quá trình xử lý thông tin là quá trình biến đổi các dữ liệu thu thập được ở dạng rời
rạc thành thông tin chuyên biệt phục vụ cho những mục đích nhất định. Mọi quá trình xử
lý thông tin bằng máy tính hay bằng con người đều được thực hiện theo sơ đồ sau:
Quá trình này có thể được tóm tắt như sau:
Dữ liệu được nhập ở đầu vào, máy tính hay con người sẽ thực hiện quá trình xử lý,
sau đó xuất dữ liệu ở đầu ra.
Quá trình nhập, xử lý và xuất dữ liệu đều cần được lưu trữ lại để dùng cho các nhu
cầu về sau.
2.2. Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử
Máy tính điện tử (MTĐT) hay máy tính là thiết bị điện tử cho phép lưu trữ (store)
và xử lý (processing) thông tin một cách tự động theo chương trình (program) cho trước
mà con người không cần can thiệp vào trong quá trình xử lý. Tức là con người phải cung
cấp đầy đủ, ngay t
ừ đầu cho máy tính các mệnh lệnh, chỉ thị nhằm hướng dẫn máy tính
thực hiện các công việc cụ thể theo yêu cầu đề ra.
Các thành phần cơ bản của một MTĐT:
- Các thiết bị nhập như bàn phím, chuột, máy quét,… cung cấp dữ liệu cho máy
tính.
- Dữ liệu và chương trình được chứa trong bộ nhớ, bộ xử lý trung tâm (CPU) thực
hiện các thao tác xử lý và lưu tạm thời kế
t quả vào bộ nhớ trong.
- Các kết quả này được hiển thị thông qua các thiết bị xuất như màn hình, máy
in,… hoặc được lưu trữ lại vào bộ nhớ ngoài.
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 2
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Sơ đồ tổng quát xử lý dữ liệu trên máy tính:
Ưu điểm của việc xử lý thông tin bằng máy tính:
1. Về phương diện lưu trữ: máy tính có khả năng lưu trữ một lượng thông tin rất lớn
trên một diện tích rất nhỏ.
2. Về phương diện truy xuất: máy tính có thể thực hiện các thao tác tìm kiếm, thêm
bớt thông tin một cách dễ dàng tiện lợi.
3. Về phương diện xử lý: máy tính có tốc độ x
ử lý rất cao (hàng trăm triệu phép tính/1
giây) nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao.
4. Về phương diện ứng dụng: với những ưu điểm trên cùng với sự phát triển như vũ
bão của ngành công nghệ thông tin, ngày nay máy tính đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực.
2.3. Máy tính điện tử và lịch sử phát triển
Do nhu cầu giảm thời gian tính toán và tăng độ chính xác, con người đã chế t
ạo các
công cụ tính toán từ xưa: bàn tính tay của người Trung Quốc, máy cộng cơ học của nhà
toán học người Pháp Blaise Pascal (1623-1662), máy tính cơ học có thể cộng trừ nhân
chia của nhà toán học người Đức Gottfried Wilhelmvon Leibniz (1646-1716), máy sai
phân để tính các đa thức toán học, máy phân giải điều khiển bằng máy đục lỗ của Charles
Babbage (1792-1871),….
Tuy nhiên, máy tính điện tử thực sự hình thành bắt đầu vào thập niên 1950 và đến
nay đã trải qua 5 thế h
ệ được phân loại theo sự tiến bộ về công nghệ điện tử và vi điện tử
cũng như các cải tiến về nguyên lý, tính năng và loại hình của nó:
- Thế hệ 1 (1950-1958): Máy tính sử dụng các bóng đèn điện tử chân không, mạch
riêng rẽ, vào số liệu bằng phiếu đục lỗ, điều khiển bằng tay. Máy tính cồng kềnh, dễ hỏng,
tốn hao nhi
ều năng lượng, tốc độ rất chậm (khoảng 300-3000 phép tính/1 giây), độ tin cậy
thấp. Ví dụ: EDVAC (Mỹ) hay BESM (Liên xô cũ),
- Thế hệ 2 (1958-1964): Máy tính sử dụng các transistor. Máy đã có chương trình
dịch như Cobol, Fortran và hệ điều hành đơn giản. Máy có kích thước ít cồng kềnh, bền
hơn, ít hao năng lượng. Độ tin cậy cao, tốc độ được cải thiện hơn (có khả năng tính
khoảng 10.000-100.000 phép tính/1 giây). Điển hình nh
ư loại IBM-1070 (Mỹ) hay EC (Liên
xô cũ),…
- Thế hệ 3 (1965-1974): Máy tính sử dụng các bộ xử lý bằng vi mạch điện tử cỡ
nhỏ. Kích cỡ máy gọn, bền, ít hao năng lượng hơn hai thế hệ trước, tốc độ nhanh (hàng
trăm nghìn phép tính/giây), độ tin cậy rất cao. Máy đã có các hệ điều hành đa chương
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 3
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
trình, nhiều người dùng đồng thời hoặc đa kiểu chia thời gian. Kết quả từ máy tính có thể
in ra trực tiếp ở máy in. Điển hình như loại IBM 360 (Mỹ) hay MinSk (Liên xô cũ),…
- Thế hệ 4 (1974 -1990): Máy tính sử dụng các vi mạch có độ tích hợp cao, đa xử
lý có khả năng thực hiện hàng triệu phép tính/1 giây. Giai đoạn này hình thành 2 loại máy
tính chính: máy tính cá nhân để bàn (Personal Computer - PC) hoặc xách tay (Laptop hay
Notebook computer) và các loại máy tính chuyên nghiệp thực hiện đa chương trình, đa vi
xử lý,… hình thành các hệ thống mạng máy tính (Computer Networks) và các ứng dụng
phong phú, đa phương tiện.
- Thế hệ 5 (bắt đầu từ 1990 đến nay): Các nhà sản xuất đã nghiên cứu chế tạo ra
được các máy tính mô phỏng các hoạt động, hành vi của con người, có trí khôn nhân tạo
với khả năng tự suy diễn phát triển các tình huống nhận được và giải quyết được các yêu
cầu đa dạng.
Các loại máy tính điện t
ử:
Máy tính có rất nhiều loại, mỗi loại đáp ứng một mục đích cụ thể và dành cho các
đối tượng người dùng khác nhau.
Siêu máy tính (Super Computer).
Máy tính lớn (Mainframe Computer).
Máy tính mini (Mini Computer).
Máy vi tính/máy tính cá nhân (Micro Computer/Personal Computer).
Máy tính xách tay (Handle Computer/Laptop).
Trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là máy vi tính vì nó phục vụ cho công việc hàng
ngày của rất nhiều đối tượng người dùng.
3. TIN HỌC
3.1. Khái niệm
Tin học (informatics) được định nghĩ
a là ngành khoa học nghiên cứu các phương
pháp, công nghệ, kỹ thuật lưu trữ và xử lý thông tin tự động. Công cụ chủ yếu của tin học
là máy tính điện tử và các thiết bị truyền tin.
3.2. Các lĩnh vực nghiên cứu của tin học
Việc nghiên cứu chính của tin học tập trung chủ yếu vào 2 kỹ thuật phát triển song
song nhau:
- Kỹ thuật phần cứng (hardware engineering): nghiên cứu, chế tạo các thiết b
ị,
linh kiện điện tử, công nghệ vật liệu mới,… hỗ trợ cho máy tính và mạng máy tính đẩy
mạnh khả năng xử lý toán học và truyền thông tin.
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 4
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
- Kỹ thuật phần mềm (software engineering): nghiên cứu phát triển các phần
mềm hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình cho các bài toán khoa học kỹ thuật, mô phỏng điều
khiển tự động, tổ chức dữ liệu và quản lý hệ thống thông tin.
3.3. Ứng dụng của tin học
Tin học hiện đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực khác
nhau của đời số
ng xã hội như: khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất, giáo
dục, khoa học xã hội, giải trí,…
4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Một hệ thống máy tính được chia làm hai phần: phần cứng (hardware) và phần
mềm (software).
Hình 1.1. Các thành phần của một hệ thống máy tính
4.1. Phần cứng
Phần cứng có thể được hiểu đơn giản là bất kỳ thành phần nào trong một hệ thống
máy tính mà chúng ta có thể thấy và sờ được. Đó chính là các thiết bị, các linh kiện điện
tử. Phần cứng thực hiện các chức năng nhập, xuất, xử lý, và lưu trữ dữ liệu.
* Sơ đồ cấu trúc phần cứng một hệ thống máy tính
Đơn vị điều
khiển
Đơn vị
tính toán
Các thanh ghi
Bộ nhớ trong (ROM,RAM)
Đơn vị xử lý trung tâm CPU
Các thiết bị
Xuất
+ Màn hình
+ Máy in
+ Máy vẽ
+ ….
Các thiết bị
Nhập
+ Bàn phím
+ Chuột
+ Máy quét
+ …
Bộ nhớ ngoài (Đĩa từ, băng từ)
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc phần cứng máy tính
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 5
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
4.1.1. Bộ nhớ
Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính. Khả năng lưu trữ thông tin của
bộ nhớ gọi là dung lượng. Bộ nhớ được chia làm hai phần:
Bộ nhớ trong: gồm có ROM và RAM
- ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc, dùng để lưu các chương trình hệ
thống,chương trình điều khiển việc nhập xuấ
t cơ sở (BIOS-Basic Input/Output System).
Thông tin được lưu giữ trên ROM thường xuyên ngay cả khi mất điện. Bộ nhớ ROM được
các công ty sản xuất máy tính cài đặt sẵn trên máy. Người sử dụng máy tính không thể
thay đổi thông tin trong ROM.
- RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng
để lưu trữ dữ kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. Muốn thông tin
trên RAM không bị mất thì phải luôn có nguồn nuôi để lưu trữ n
ội dung thông tin. Do đó
nếu tắt máy hay ngắt điện thì thông tin trong RAM cũng bị mất đi. Dung lượng RAM cho
các máy tính hiện nay thường là 128MB, 256MB, 1GB,….
Hình 1.3. Bộ nhớ RAM
Bộ nhớ ngoài: như đĩa từ, băng từ,…. để lưu trữ thông tin và có thể chuyển các
thông tin này qua các máy tính khác, người ta sử dụng các đĩa, băng từ như là các bộ nhớ
ngoài. Các bộ nhớ này có dung lượng chứa lớn, không bị mất đi khi không có nguồn điện.
Trên các máy vi tính phổ biến hiện nay có các loại đĩa sau:
- Đĩa cứng (Hard Disk): có nhiều loại, dung lượng hiện nay từ 10GB, 20GB,
40GB, 80GB hoặ
c lên đến hàng trăm GB.
Hình 1.4. Ổ đĩa cứng
- Đĩa mềm (Floppy Disk): phổ biến là loại đĩa có đường kính 3.5 inches, dung
lượng 1.44MB (thường được gọi là “đĩa 1.4MB”). Để sử dụng được đĩa mềm, cần phải có
một ổ đĩa mềm (Floppy Drive) gắn trong máy tính.
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 6
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Nhãn đĩa
Trục xoay
Khóa chống ghi
Hình 1.5. Mặt trước và sau của đĩa 1.44MB
- Đĩa quang (CD: Compact Disk): việc đọc ghi dữ liệu đối với loại đĩa này được
thực hiện dựa trên công nghệ quang học (sử dụng công nghệ tia laser để đọc và ghi dữ
liệu).
Hình 1.6. Ổ đĩa quang và đĩa quang
Hiện nay có các loại đĩa quang sau:
+ Đĩa CD-ROM (Compact Disk Read Only Memory): là loại đĩa chỉ đọc.
+ Đĩa CD-R (Compact Disk Recordable): là loại đĩa CD trắng (chưa có dữ liệu) cho
phép ghi dữ liệu duy nhất một lần.
+ Đĩa CD-RW (Compact Disk ReWritable): loại này cho phép đọc ghi nhiều lần
(giống như đĩa cứng, đĩa mềm).
+ Đĩa DVD (Digital Versatile Disk hoặc Digital Video Disk): là loại đĩa có khả năng
lưu trữ lớn, thường được sử dụng để
lưu các đoạn phim.
+ Đĩa flash USB: là thiết bị giúp sao lưu nhanh gọn nhất bởi tính năng ưu việt của
nó trong việc truyền tải dữ liệu.Các loại đĩa flash giao tiếp với máy tính thông qua cổng
USB.
Để thực hiện việc đọc/ghi dữ liệu trên các loại đĩa quang, máy tính cần phải có các
loại ổ đĩa quang thích hợp cho từng với loại đĩa.
Về dung lượng, các đĩa CDROM, CD-R, CD-RW có thể ch
ứa khoảng 650-700 MB
dữ liệu, riêng đĩa DVD có thể lưu trữ từ 4,7-17 GB dữ liệu tùy thuộc vào kỹ thuật ghi và
đọc dữ liệu.
4.1.2. Bộ xử lý trung tâm (CPU-Central Processing Unit)
Bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy tính và
thực hiện các phép tính. CPU có 3 bộ phận chính:
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 7
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
- Bộ điều khiển (CU: Control Unit) là trung tâm điều hành máy tính, nó có nhiệm
vụ giải mã các lệnh của chương trình và điều khiển các hoạt động xử lý.
- Bộ tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic-logic Unit) bao gồm các thiết bị
thực hiện các phép toán số học (cộng, trừ, nhân, chia, ), các phép tính logic (AND, OR,
NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau,…)
- Các thanh ghi (registers) được gắn chặt vào CPU bằng các mạch đ
iện tử, được sử
dụng làm bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi có chức năng giúp tăng tốc độ trao đổi thông
tin trong máy tính.
Ngoài ra CPU còn được gắn với một đồng hồ (clock) hay còn gọi là bộ tạo xung
nhịp. Tần số đồng hồ càng cao thì tốc độ xử lý thông tin càng nhanh. Thường thì đồng hồ
được gắn tương xứng với cấu hình máy và có các tần số dao động là khoảng từ 33
MHz đến vài GHz.
4.1.3. Các thiết bị
nhập/xuất (input/output)
Các thiết bị nhập xuất bao gồm các thiết bị nhập (input device), thiết bị xuất (output
device) và thiết bị truyền tin. Chúng có tác dụng chuyển dữ liệu (thông tin) từ bên ngoài
vào máy tính và ngược lại.
* Các thiết bị nhập chính:
- Bàn phím (keyboard): là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, và được coi là thiết bị
nhập thông tin chuẩn. Bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay có khoảng 101-106 phím,
các phím có tác dụng khác nhau, có thể chia làm các nhóm chính như sau:
+
Nhóm phím dữ liệu (data key): gồm các phím chữ số, các phím ký tự:
a → z, A → Z, 0 → 9,
+ Nhóm phím chức năng (function key): gồm các phím từ F1 → F12.
+ Nhóm phím trạng thái và đệm số: gồm các phím như NumLock, CapsLock,
ScrollLock, Enter, Esc (Escape), Shift, Alt (Alternate), Ctrl (Control),
+ Ngoài ra còn có một số phím đặc biệt hỗ trợ cho hệ điều hành Windows và các thiết
bị phần cứng
Lưu ý: Các phím Shift, Alt, Ctrl thường không sử dụng riêng lẻ mà chúng thường
phối hợp với các phím khác t
ạo thành một tổ hợp phím có tác dụng như một phím mới.
- Chuột (Mouse): là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy
trong môi trường Windows. Chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm
phẳng (mouse pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển
theo hướng đó tương ứng với vị trí của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm dưới bụng
của nó. Một s
ố máy tính có chuột gắn trên bàn phím.
- Máy quét (Scanner):là thiết bị dùng để quét văn bản, hình vẽ, ảnh chụp vào máy
tính. Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo thành các tập
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 8
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
tin ảnh (image file). Scanner đi kèm với phần mềm để nhận diện các tập tin ảnh hoặc văn
bản.
Hình 1.7. Máy quét
* Các thiết bị xuất thông tin chính
- Màn hình (Screen hay Monitor): là thiết bị xuất chuẩn, dùng để thể hiện thông
tin cho người sử dụng xem. Thông tin được thể hiện ra màn hình bằng phương pháp ánh
xạ bộ nhớ (memory mapping), với cách này màn hình chỉ việc đọc dữ liệu liên tục từ
trong bộ nhớ và hiển thị (display) bất kỳ thông tin nào hiện có trong vùng nhớ ra màn
hình. Vì vậy, để xuất thông tin ra màn hình ta chỉ cần xuất ra vùng nhớ tương ứ
ng.
Trong chế độ văn bản, màn hình thể hiện 80 cột ký tự (đánh số từ 0 - 79) và 25 dòng
(đánh số từ 0 - 24).
Trong chế độ đồ họa, màn hình được chia thành các phần tử ảnh (pixels). Tích số
này càng lớn thì màn hình càng mịn và rõ nét.
Loại màn hình màu Độ phân giải (resolution) cao nhất
CCA: Color Graphic Adapter 320 x 200 (pixel)
EGA: Enhanced Graphic Adapter 640 x 350
VGA: Video Graphic Array 640 x 480
SVGA: Super VGA 1024 x 768
- Máy in (Printer): là thiết bị xuất, dùng để đưa thông tin ra giấy. Máy in phổ biến
hiện nay là máy in ma trận điểm (dot matrix) loại 9 kim và 24 kim, máy in phun mực, máy
in laser trắng đen hoặc màu.
Hình 1.8. Các loại máy in
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 9
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Giấy in thường dùng là loại giấy in 80 cột (in được 80 ký tự, in nén được 132 ký tự)
và loại giấy in khổ rộng in được 132 cột (in 132 ký tự, in nén được 256 ký tự). Cả hai loại
giấy in đều có khả năng in 66 dòng/trang.
Các thiết bị nhớ ngoài như : đĩa từ, băng từ,… (xem phần bộ nhớ).
4.2. Phần mềm (software)
Phần mềm là những chương trình làm cho phần cứng của máy tính hoạt động đượ
c.
Thông thường, phần mềm chia làm 2 loại chính như sau:
Hệ điều hành (OS: Operating System): là phần mềm cơ bản, gồm tập hợp các
chương trình điều khiển hoạt động của máy tính cho phép người dùng sử dụng khai thác
dễ dàng và hiệu quả các thiết bị của hệ thống. Một số hệ điều hành thông dụng: MS-DOS,
Windows ,Unix ,OS/2 ,Linux,…
Phần mềm ứng dụng (Application): là các chương trình ứng dụng cụ thể vào
một lĩnh vực.
- Phần mềm so
ạn thảo văn bản (Wordprocessing): Microsoft Word, EditPlus,…
- Phần mềm quản trị dữ liệu (Database Management System ):Visual Foxpro,
Access, SQl Server,…
- Phần mềm đồ họa : Corel Draw, PhotoShop, FreeHand , Illustrator,…
- Phần mềm thiết kế : AutoCad cho ngành xây dựng, cơ khí, Orcad cho ngành điện
tử viễn thông.
- Phần mềm chế bản điện tử: PageMaker, QuarkPress,…
- Phần mềm thiết kế trang Web: FrontPage, DreamWeaver,…
- Ngôn ngữ lập trình (Programming Language): dùng xây dựng các phần mềm ứng
dụng. Một số ngôn ngữ
lập trình: C, Pascal,C++, Visual Basic, Visual C++, Delphi,
Java,…
5. MẠNG MÁY TÍNH
5.1. Ðịnh nghĩa
Mạng máy tính là hệ thống liên kết hai hoặc nhiều máy tính lại với nhau. Một
mạng máy tính thông thường gồm nhiều máy tính, gọi là các máy khách, được kết nối tới
một máy tính chính gọi là máy chủ. Máy chủ cung cấp cho các máy khách không gian lưu
trữ, chương trình, các dịch vụ gởi nhận thư
5.2. Ưu điểm của mạng máy tính
- Một số người sử dụng trong mạng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền.
- Mạng máy tính cho phép người lập trình ở một trung tâm máy tính này có thể sử
dụng các chương trình tiện ích của một trung tâm máy tính khác đang rỗi, sẽ làm tǎng hiệu
quả kinh tế của hệ thống.
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 10
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học Trang 11
- Rất an toàn cho dữ liệu và phần mềm vì phần mềm mạng sẽ khoá các tệp tin (files)
khi có những người không đủ quyền hạn truy xuất các tệp tin và thư mục đó.
5.3. Cấu trúc mạng theo phạm vi địa lý
Các máy khách có thể được kết nối đến máy chủ bằng cáp, đường điện thoại hoặc vệ
tinh,
- Một mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý nhỏ, ví dụ như trong một tòa
nhà hay các tòa nhà trong một thành phố, được gọi là mạng cục bộ (LAN : Local Area
Network).
- M
ột mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý rộng, ví dụ như giữa các
thành phố, được gọi là mạng diện rộng (WAN : Wide Area Network).
- Mạng Internet là một mạng máy tính toàn cầu. Trong đó, các máy tính kết nối với
nhau thông qua tập chuẩn chung các giao thức gọi là TCP/IP (Transmission Control
Protocol/Internet Protocol). Không có máy tính nào làm chủ và điều khiển tất cả.
- Một Intranet là một mạng cục bộ nhưng dùng giao thức TCP/IP để kết nối với các
máy trong mạng. Một Intranet của một công ty có thể được kết nối với các Intranet của
các công ty khác và kết nối vào Internet.
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 12
PHẦN 2.
HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS
Chương 1.
HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP
1.1. GIỚI THIỆU
Hệ điều hành Windows do hãng Microsoft sản xuất và được xem là hệ điều hành
(viết tắt HĐH) thông dụng nhất hiện nay. HĐH này có rất nhiều phiên bản khác nhau, mỗi
phiên bản thường đòi hỏi các cấu hình phần cứng tương ứng (phiên bản càng mới đòi hỏi
cấu hình phần cứng càng cao). Các phiên bản phổ biến ở nước ta hiện nay là các bản
Windows 98/98SE/ME, Windows 2000/NT, Windows XP, Windows 2003
Sơ lược về lịch sử của HĐH Windows:
- Tháng 11/1985, Windows 1.0 ra đời và bị đánh giá kém, giao diện xấu không
đa nhiệm.
- Tháng 05/1990, Windows 3.0 xuất hiện với giao diện cải tiến, đẹp và đa nhiệm, do
đó được đánh giá tốt hơn và bắt đầu được phổ biến.
- 1991-1993, Windows 3.1 và Windows for Workgroups 3.11 cải tiến dựa trên phiên
bản 3.0
- Tháng 09/1995, Windows 95 ra đời đã đánh dấu một b
ước tiến lớn về giao diện đồ
họa cho người sử dụng (GUI: Graphical User Interface), và đặc biệt là không còn chạy
trên hệ điều hành MS-DOS như các phiên bản trước. Đây là một hệ điều hành thật sự.
- Từ năm 1998 đến nay, hệ điều hành Windows đã có các bản
98/98SE/ME/NT/2000/XP/2003 và phiên bản mới nhất hiện nay là Windows Vista.
Ngoài ra còn có bản Windows 97, nhưng đây thật sự là bản 95 có kèm thêm trình
duyệt Web
Internet Explorer.
Từ các phiên bản Windows 3.x trở về trước đều phải khởi động từ hệ điều hành
DOS, còn các phiên bản từ Windows 95 trở đi thì chạy độc lập và MS-DOS được xem như
một chương trình ứng dụng chạy trên HĐH Windows.
Các đặc điểm của HĐH Windows:
- Giao diện đồ họa cho người sử dụng (GUI: Graphical User Interface): Windows có
giao diện đồ họa thân thiện và dễ sử
dụng, giao diện tiếp xúc
người-máy ở HĐH Windows là giao diện đồ họa, thông qua các hình ảnh được gọi là các
biểu tượng (Icon). Điều này đã làm người sử dụng có thể dễ dàng nhận biết các đối tượng
qua các biểu tượng của nó.
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 13
- Giao diện chương trình ứng dụng (Application Program Interface – API): đặc điểm
này cho phép hầu hết các giao diện tiếp xúc người sử dụng–máy tính ở tất cả các chương
trình ứng dụng đều tương tự nhau (ví dụ: như các cửa sổ, các nút lệnh, các tùy chọn …).
Điều đó giúp người sử dụng dễ học, dễ thao tác khi tiếp xúc với một ứng dụng mới.
- Khả năng đa nhiệm (Multitasking): Windows cho phép cùng lúc thi hành nhi
ều
chương trình ở từng cửa sổ riêng biệt.
- Là HĐH 32 bit và chạy nhanh hơn do thành phần chính hoạt động theo chế độ 32
bit này.
- Cho phép tên tập tin/thư mục có chiều dài tối đa đến 255 ký tự, được phép có các
ký tự trắng, nhưng không được chứa bất kỳ ký tự đặc biệt nào sau đây: \ / : * ? ’ "
< > |.
- Hỗ trợ chế độ cho nhiều người dùng chung trên một máy, về mạng, Internet.
- Ngoài ra còn nhiề
u tính năng khác như: đồ họa, âm nhạc, phim …
Sử dụng chuột
Trước khi làm việc với Windows, bạn cần phải biết sử dụng thiết bị chuột (bàn
phím và chuột là hai thiết bị nhập chuẩn của Windows). Với bàn phím bạn có con trỏ của
bàn phím (giống như con trỏ của DOS), với chuột bạn cũng có con trỏ chuột. Con trỏ
chuột thường có hình dạng như một mũi tên
(có thể có hình dạng khác), bạn sẽ điều
khiển con trỏ chuột này bằng các thao tác với thiết bị chuột bên ngoài.
Các thao tác cơ bản với chuột (Mouse):
Nút chuột trái
Nút chuột phải .
Thông thường một thiết bị chuột thường có 2 nút chính: trái – phải
(left - right). Do nút chuột trái được sử dụng thường xuyên hơn, nên khi nói thao tác nhắp
chuột được ngầm hiểu là nhắp chuột trái.
Các thao tác với thiết bị chuột:
- Di chuyển (Move) trỏ chuột: Cầm thiết bị chuột rồi di chuyển cho nó trượt trên mặt
phẳng, khi đó tr
ỏ chuột trên màn hình cũng di chuyển theo.
- Nhắp chuột (Click): Bấm và nhả nhanh nút chuột trái.
- Nhắp đúp chuột (Double click): nhắp chuột trái hai lần.
- Nhắp phải chuột (Right click): nhắp chuột phải 1 lần.
- Rê chuột (Drag): Bấm và giữ nút trái rồi di chuyển đến vị trí mới, sau đó mới nhả
nút trái. Thao tác này còn được gọi là nắm kéo.
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 14
1.2. KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT KHỎI WINDOWS XP
Muốn sử dụng HĐH Windows cần phải cài đặt nó. HĐH Windows có rất nhiều tập
tin và cần nhiều chổ trống trên đĩa tùy thuộc vào phiên bản đang sử dụng ,do đó HĐH
Windows phải được cài trên ổ cứng. Các tập tin/thư mục chính của hệ điều hành Windows
thường được lưu trong thư mục C:\WINDOWS.
1.2.1. Khởi động
Bật nút Power
ở thùng máy để mở nguồn điện. Máy tính sẽ khởi động, kiểm tra các
thiết bị phần cứng, sau đó nạp HĐH vào bộ nhớ RAM. Quá trình khởi động sẽ kết thúc khi
màn hình tương tự sau xuất hiện.
Hình 2. 1. Màn hình Windows XP
Lưu ý:
- Mỗi máy sẽ có màn hình hiển thị khác nhau tùy theo ý thích của người sử dụng. Do
đó bạn đừng ngạc nhiên khi màn hình của bạn khác với một số hình minh họa trong giáo
trình này.
- Hãy quan sát màn hình logo khởi động của Windows, bạn sẽ biết được máy của
mình đang sử dụng là phiên bản nào (nhìn vào dòng chữ Microsoft Windows 95 hay 98,
ME, NT, 2000 ,XP …).
1.2.2. Thoát khỏi Windows và tắt máy
Click nút Start, click chọn mục Turn Off Computer.Trong hộp thoại Turn off
computer xuất hiện, click nút Turn off.
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 15
Hình 2.2. Hộp thoại Turn off computer.
Chú ý: Trước khi thoát khỏi Windows để tắt máy tính, bạn nên thoát khỏi các ứng
dụng đang chạy sau đó thoát khỏi Windows. Nếu tắt máy ngang có thể gây ra những lỗi
nghiêm trọng.
1.3. CÁC THÀNH PHẦN VÀ CÁCH TỔ CHỨC TRONG WINDOWS XP
1.3.1. Các thành phần cơ bản trong Windows XP
Thanh tác vụ - Taskbar
Thường nằm ở phía dưới của màn hình (có thể ở phía trên, bên trái hoặc bên phải
màn hình). Đây là thanh tác vụ chứa menu chính của Windows (menu Start) và cũng là
thanh trạng thái cho biết những trình ứng dụng nào đang được chạy, và ứng dụng nào là
hiện hành.
Hình 2.3. Thanh tác vụ
Nút Start và menu Start.
Nút Start là một thành phần trên thanh Taskbar. Bạn có thể làm tất cả các công việc
từ nút này. Click chuột vào nút Start bạn sẽ thấy một hệ thống menu phân cấp, các menu
con sẽ tự động mở ra khi bạn lướt chuột đến (không nhấn giữ bất cứ nút chuột nào), menu
này được gọi là menu Start. Bạn chỉ Click chuột khi muốn chọn một lệnh hoặc muốn khởi
động một chương trình nào đó.
Bạn có thể truy cập nhanh đến nút Start bằng tổ hợp phím Ctrl+Esc hoặc phím
Windows (phím có biểu tượng ).
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 16
* Các thành phần trong menu Start:
- Programs: hiển thị danh sách tên và nhóm các
chương trình ứng dụng mà bạn có thể khởi động.
- Documents: hiển thị danh sách các tập tin mà bạn
đã mở trong thời gian gần đây nhất.
- Settings: chứa danh sách các thành phần, các thiết
bị mà bạn có thể thay đổi các thông số thiết định.
- Search: cho phép tìm các thư mục, tập tin và kể cả
các máy tính khác trong mạng nếu bạn đang là thành
viên của mạng
đó. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm các dữ
liệu cụ thể trong các file.
-
- Help and Support: lệnh cho phép hiển thị chương
trình giúp đỡ của Windows.
-
- Run… : chạy một chương trình hay khởi động một
ứng dụng.
-
- Turn off…: khởi động lại Windows hoặc tắt máy.
Hình 2.4. Menu Start
Lưu ý:
- Các mục có dấu mũi tên phía sau có nghĩa là còn có thêm một menu con nữa.
Nếu ta di chuyển chuột đến các mục này menu con của nó sẽ tự hiện ra.
- Dấu … (ba dấu chấm) phía sau lệnh có nghĩa là khi chọn lệnh này sẽ xuất hiện một
hộp thoại.
- Các mục không có dấu hoặc dấu … thì tương ứng với một chương trình sẽ được
mở nếu chọn nó.
Desktop
Đây là màn hình nền của Windows, bao gồm tất cả những gì bạn thấy trên màn hình
trừ Taskbar (hoặc thanh Microsoft Office Shortcut Bar nếu có).
Desktop có công dụng như bàn làm việc của bạn. Bạn có thể thiết kế và trang trí cho
nó theo ý muốn của mình.
Cửa sổ và các thành phần của nó:
Các ch
ương trình hoặc các ứng dụng khi được chạy trên Windows sẽ xuất hiện dưới
dạng một cửa sổ (window), tên chương trình sẽ được hiện trên thanh tiêu đề của cửa sổ.
Cửa sổ là một vùng màn hình, dạng chữ nhật. Với cửa sổ ta các thể dể dàng đóng,
mở, di chuyển hoặc thay đổi kích thước của nó. Ở một thời điểm, ta có thể mở nhiều cửa
sổ một lúc (mở nhiều chương trình ứng dụng), nhưng trong các cửa sổ được mở, chỉ có
một cửa sổ hiện hành (cửa sổ nằm trên cùng), các cửa sổ còn lại sẽ bị che khuất.
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 17
Hình 2.5. Cửa sổ trong Windows
* Chức năng của các thành phần trên một cửa sổ:
Control menu
(tùy theo ứng dụng nó sẽ có hình biểu tượng của ứng dụng): trình
đơn điều khiển, nó chứa các lệnh điều khiển cửa sổ như các nút ở trên.
Title bar: thanh tiêu đề hiển thị tiêu đề của cửa sổ. Bạn có thể di chuyển cửa sổ một
cách dễ dàng bằng cách nắm kéo thanh tiêu đề này.
Minimize button
: thu nhỏ cửa sổ, khi nhấn vào nút này cửa sổ sẽ được thu nhỏ
lại dưới dạng hộp biểu tượng trên thanh Taskbar.
Maximize button
: phóng to cửa sổ, khi nhấn vào nút này cửa sổ sẽ được mở
rộng ra hết màn hình.
Restore button
: phục hồi lại kích thước của cửa sổ theo ý thích của người sử
dụng.
Close button
: Đóng cửa sổ, bạn có thể dùng nó để thoát khỏi ứng dụng.
Window border : Đường biên của cửa sổ, nếu bạn đưa trỏ chuột đến các biên này
bạn sẽ thấy trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều (
, , , hoặc ) và bạn có thể thay
đổi kích thước của cửa sổ theo chiều của các mũi tên.
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 18
Horizontal scroll bar và Vertical scroll bar: Thanh trượt ngang và thanh trượt dọc.
Chúng được dùng trong trường hợp dữ liệu vượt quá kích thước của cửa sổ.
Dialog box.
Khi làm việc với Windows, chúng ta thường xuyên gặp một dạng cửa sổ đặc thù
được gọi là hộp hội thoại (dialog box), hay còn gọi là hộp thoại. Hộp thoại có chức năng
cung cấp thông tin, yêu cầu thông tin hoặc đòi hỏi người sử dụng xác nhận các lự
a chọn.
Hộp thoại có 3 dạng chính như sau:
Dạng 1.
- Là một cửa sổ được tổ chức theo nhiều trang (có thể chỉ có 1 trang) hay còn gọi là
thẻ (Tab page); mỗi thẻ có nội dung khác nhau.
- Ở một thời điểm, chỉ có một thẻ hiện hành tức là thẻ đang được chọn (thẻ nằm trên
cùng). Nếu ta chọn thẻ khác, lập tức nội dung của thẻ m
ới được chọn sẽ xuất hiện.
Ví dụ: Trong hộp thoại AutoCorrect (hình 2.6) có bốn thẻ: AutoCorrect, AutoFormat
As You Type, AutoText, AutoFormat. Trong đó, thẻ hiện hành là thẻ AutoCorrect.
- Trên một thẻ thường có các thành phần sau:
Button: thường có dạng nút nhấn hình chữ nhật, các từ ở giữa chính là tên nút, nó
mô tả công việc sẽ thi hành nếu nút được nhấn vào.
Check box: có dạng ô vuông nhỏ, đi theo sau là một đoạn văn bản mô tả công việc
sẽ được thi hành nếu được đánh dấ
u (check).
Radio button: có dạng ô tròn nhỏ. Giống check box, Radio button cũng có một
đoạn văn bản mô tả công việc thực hiện nếu được chọn, nhưng chúng thường đi theo từng
nhóm (từ hai nút trở lên). Ta chỉ có thể chọn duy nhất một “thành viên” trong mỗi nhóm.
List box: loại này có nhiều dạng, nhưng chúng có đặc điểm chung là các mục chọn
của chúng được hiển thị dưới dạng danh sách. Muốn ch
ọn mục nào ta di chuyển thanh
sáng đến mục đó.
Text box: có dạng ô chữ nhật, đây là nơi người dùng có thể nhập vào một dòng văn
bản hoặc một dòng lệnh.
- Trong hộp thoại dạng này, luôn luôn có nút OK và nút Cancel phía dưới. Nhấn nút
OK (hoặc phím Enter) nếu đồng ý với những mục đã chọn; nhấn nút Cancel (hoặc phím
ESC) nếu muốn hủy bỏ những mục vừ
a chọn (như lúc chưa được chọn).
- Ta có thể dùng chuột hay phím Spacebar để đánh dấu/bỏ đánh dấu hay chọn/bỏ chọn.
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 19
Hình 2.6. Hộp thoại dạng 1
Dạng 2:
- Đây là dạng thông báo, hoặc cảnh báo cho người sử dụng về công việc đang thực
hiện và yêu cầu xác nhận của người dùng qua các nút lệnh.
Hình 2.7. Hộp thoại dạng 2 ( thông báo).
- Dạng này thường có các nút lệnh: nút OK, nút Cancel, nút Yes, nút No, …
+ Nút OK và nút Cancel thường xuất hiện trong dạng thông báo.
+ Nút Yes và nút No luôn đi chung với nhau, thường xuất hiện dưới dạng cảnh báo
qua câu hỏi.
Dạng 3:
- Đây hộp thoại được sử dụng để truy xuất đến một hoặc nhiều đối tượng (thường là
các tập tin).
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 20
Hình 2.8. Hộp thoại dạng 3
- Các thành phần chính trong dạng hộp thoại này:
Look in: chứa danh sách các ổ đĩa và cây thư mục hiện hành. Ta có thể chọn ổ đĩa
từ đây.
Bảng Contents: chứa nội dung của thư mục hiện hành (thư mục được hiển thị trong
Look in). Đối với bảng này nếu ta double click hoặc nhấn phím Enter vào một thư mục, có
nghĩa là chọn thư mục này làm thư m
ục hiện hành; nếu double click hoặc nhấn phím Enter
vào tập tin có nghĩa là sẽ truy xuất đến nó - mở (open), chạy (run), hoặc lưu (save),…
File name: ta có thể truy xuất nhanh đến đối tượng bằng cách gõ đường dẫn và tên
đối tượng vào text box này.
File of type: chỉ định loại tập tin được hiển thị ở bảng Contents.
1.3.2. Cách tổ chức các thành phần trong Windows
Các thành phần trong Windows được tổ chức
theo dạng cây phân c
ấp, có cấu trúc chặt chẽ.
Ví dụ: Xem hình bên, ta sẽ thấy thư mục
Windows được lưu trong thư mục gốc của ổ đĩa C:,
các ổ đĩa được quản lý bởi My Computer. Tất cả đều
được tổ chức theo dạng cây phân cấp.
Những đối tượng có dấu cộng (+) phía trước có
nghĩa là bên trong nó còn các thành phần con, và các
thành phần con này cũng được tổ chức theo dạng cây
phân cấp.
Ngoài ra bạn nên xem lại Taskbar và Start menu
để hiểu rõ h
ơn về cách quản lý của Windows.
Hình 2.9. Cấu trúc cây phân cấp
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 21
1.4. KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT MỘT CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG
1.4.1. Khởi động một ứng dụng trên Windows
Có 3 cách chính sau:
Cách 1: Nếu biết rõ đường dẫn và tên tập tin chương trình của ứng dụng cần mở,
thực hiện như sau:
Click nút Start, chọn lệnh Run.
Gõ vào đường dẫn và tên chương trình cần chạy và nhấn Enter, hoặc nhấn vào nút
Browse để tìm đến tập tin chương trình cần ch
ạy.
Cách 2: Khởi động từ menu Programs
Click nút Start, chuyển chuột đến menu Programs.
Chuyển chuột đến tên của ứng dụng cần mở và Click chuột vào đó (nếu không
thấy trong menu Programs bạn hãy tiếp tục tìm trong các menu con).
Ví dụ:
– Khởi động trình soạn thảo văn bản Word: Start\Programs\Microsoft Word.
Ngoài ra nếu trên máy có thanh Microsoft Office Shortcut Bar, ta có thể khởi
động từ thanh này bằng cách Click chuột vào biểu tượng
trên thanh này.
– Khởi động chương trình vẽ Paint: Start/Program/Accessories chọn Paint.
– Khởi động trình soạn thảo Notepad: Start/Program/Accessories/ Notepad.
Cách 3: Khởi động từ Desktop, có 2 cách:
Bước 1: Double click vào đối tượng cần mở.
Bước 2: Click chuột phải lên đối tượng, chọn lệnh Open (có thể sử dụng cách này ở
các vị trí khác trong Windows).
1.4.2. Đóng cửa sổ hay thoát khỏi ứng dụng: Có 4 cách chính
Nhấn Alt+F4 (đóng cử
a sổ hiện hành).
Nhấn vào nút Close (
) của cửa sổ.
Click chuột phải vào biểu tượng của ứng dụng trên Taskbar, chọn Close.
Double click vào Control button.
1.5. MÀN HÌNH NỀN DESKTOP
1.5.1. Các biểu tượng chuẩn/không chuẩn trên Desktop
a. Các biểu tượng chuẩn:
o My Computer.
Là một thành phần mặc định, luôn luôn có mặt trên nền Desktop. Tất
cả các công việc xử lý và thiết đặt trên máy tính của bạn đều được hiển
thị trong cửa sổ
của My Computer (như: các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 22
CD, Control Panel, Printer, thư mục, tập tin…).
o Recycle Bin.
Nằm trên Desktop và còn được gọi là sọt rác, đây là nơi tạm quản
lý các đối tượng bị xóa (thường là các thư mục và tập tin). Trong
Windows, khi ta xoá một đối tượng, nó sẽ được chuyển đến Recycle Bin
(có một số trường hợp ngoại lệ). Do đó, chúng ta có thể dễ dàng phục hồi
lại các đối tượng đã bị xóa từ Recycle Bin.
o My Network Places.
Giống như My Computer và Recycle Bin, Network Neighborhood
cũng là một thành phần trên Desktop. Nếu bạn là một thành viên trong một
mạng, các tài nguyên, thông tin được chia sẻ trên mạng sẽ được hiển thị
trong My Network Places.
o My Documents.
Là một folder đặc biệt mà Windows đã tự động “tạo dùm” cho người
sử dụng. Ta có thể tổ chức và lưu trữ các tập tin của mình vào My
Documents. Tuy nhiên, ta vẫn có thể tạo cho mình một hoặc nhiều folder
khác mà không nhất thiết phải sử dụng My Documents.
b. Các biểu tượng không chuẩn
o Folder (Ngăn xếp)
Là một đối tượng được tạo ra để chứa các ngăn xếp con hoặc các
tập tin. (xem chương 3)
o Shortcut (lối tắt)
- Để giúp chúng ta có thể mở nhanh đến một trình ứng dụng, hoặc một Folder hay
một đối tượng bất kỳ trên Windows, Microsoft đã đưa ra đối tượng shortcut. Nội dung của
shortcut chính là đường dẫn chỉ đến đối tượng cần truy xuất nhanh đó. Khi ta mở shortcut
chính là ta đang truy xuất đến đối tượng được chỉ định trong nó.
- Shortcut hoàn toàn khác với một trình ứng dụ
ng, shortcut chỉ là một liên kết chứa
đường dẫn đến một đối tượng nào đó (có thể là một tập tin, folder, drive, ); do đó, nếu
bạn xóa shortcut đi, bạn vẫn có thể tạo lại một cách dễ dàng mà không ảnh hướng gì đến
"đối tượng gốc".
- Biểu tượng của một Shortcut thường có hình
nằm góc dưới bên trái.
- Shortcut có thể được đặt trên desktop, trên menu Start, trên một folder bất kỳ.
Ví dụ: Biểu tượng của trình ứng dụng Microsoft Word và Shortcut của nó:
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 23
o File (tập tin).
Là các đối tượng chứa thông tin . Có nhiều loại tập tin và mỗi loại có một dạng biểu
tượng khác nhau.
Ví dụ:
, , ,
1.5.2. Các kiểu Desktop
Desktop có hai kiểu hiển thị: dạng thông thường (normal) và dạng trang web (web
page).
Dạng thông thường là dạng mặc nhiên, khi cài đặt hoàn tất Windows Desktop được
hiển thị ở dạng này. Ở dạng thông thường, muốn mở cửa sổ của các biểu tượng chuẩn hoặc
các đối tượng được đại diện bởi shortcut ta phải nhấp đúp chuột (double click) vào biểu
tượng hay shortcut đó.
Ở dạng Web, tên củ
a các biểu tượng, shortcut được gạch dưới. Ta rê trỏ chuột đến
đối tượng nào, trỏ chuột sẽ đổi thành hình bàn tay, đối tượng được chọn sẽ sáng lên. Chỉ
cần nhấp chuột (click) để kích hoạt đối tượng, thay vì double click.
o Thiết lập Desktop dạng web
Bước 1: Chọn Start / Settings / Control Panel/Folder Options.
Bước 2: Trong hộp thoại Folder Options chọn thẻ General, chọn Single-click to
Open an item(point to select).
Bước 3: Click OK
.
o Chuyển Desktop về dạng thông thường (normal)
Thực hiện tương tự trên nhưng chọn Double-click to open an item (single- click to
select).
1.5.3. Tạo, xóa và đổi tên folder/shortcut trên Desktop.
a. Tạo folder.
Bước 1: Click phải vào một điểm trống trên Desktop, chọn New\Folder từ menu tắt.
Bước 2: Nhập tên mới cho folder vừa tạo, nhấn Enter.
b. Tạo shortcut.
Click chuột phải vào vùng trống trên Desktop, chọn New.
Trong menu New ch
ọn Shortcut, ta được hộp thoại Create Shortcut.
Nhấn vào nút Browse để xác định thư mục chứa đối tượng cần tạo shortcut, nhắp
đúp vào đối tượng cần tạo để quay về hộp thoại Create Shortcut.
Nhấn nút Next. Gõ vào tên của shortcut (mặc nhiên sẽ lấy tên của đối tượng) và nhấn
phím Enter.
c. Đổi tên folder/shortcut.
Tài liệu Tin học đại cương Bộ môn Tin học
Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP Trang 24
Click phải vào folder/shortcut cần đổi tên
Chọn lệnh Rename từ menu tắt
Nhập tên mới vào và nhấn Enter.
d. Xóa folder/shortcut.
Trong Windows khi xóa một đối tượng thì mặc nhiên sẽ đồng nghĩa với di chuyển
đối tượng đó vào sọt rác (Recycle Bin).
Bước 1:
- Cách 1: Chọn đối tượng cần xóa và nhấn phím Delete
- Cách 2: Nhấn chuột phải lên đối tượng cần xóa và chọn Delete.
- Cách 3: Nắm kéo đối tượ
ng cần xóa đến Recycle Bin.
Bước 2: Windows sẽ hiển thị một hộp thoại (tương tự hình 2.10) yêu cầu bạn xác
nhận lại trước khi xóa. Chọn nút Yes nếu đồng ý; chọn nút No nếu muốn hủy bỏ lệnh xóa.
Hình 2.10. Hộp thoại yêu cầu xác nhận xóa một đối tượng.
1.5.4. Thay đổi ảnh nền cho Desktop.
Bước 1: Click chuột phải lên vùng trống của Desktop,chọn Properties bạn sẽ được
hộp thoại Display Properties.
Bước 2: Chọn thẻ Desktop để có được hộp thoại tương tự hình 2.11.
Bước 3: Thực hiện 1 trong 3 thao tác sau:
- Chọn tên tập tin hình ảnh hoặc tập tin HTML cần hiển thị trong danh sách Select an
HTML Document or a picture.
- Nếu muốn bỏ ảnh nền trên Desktop hãy chọn
None.
- Nếu muốn chọn một tập tin ảnh khác tren đĩa làm ảnh nền thì click nút Browse….
Sau đó xác định đường dẫn đến tập tin muốn dùng làm ảnh nền.