Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Mùa hè của bé_tuần 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.57 KB, 16 trang )

Ngày
T/gian
Hoạt động
Thứ hai
04/04
Thứ ba
05/04
Thứ tư
06/04
Thứ năm
07/04
Thứ sáu
08/04
12h45-
13h20
Đón trẻ-
HĐTC
- Cho trẻ xem tranh về 1 số hình ảnh mùa hè
- Cùng trẻ trò chuyện về các nội dung của chủ đề.
-Trẻ chơi dân gian, hoạt động theo ý thích.
13h20-14h
TD-ĐD-TC
- Cho trẻ thể dục sáng kết hợp với bài hát “ Hòa bình cho bé”.
Hô hấp : Hái hoa.
Tay vai: 2 tay đưa ngang, đưa ra trước.
Chân : Ngồi khuỵu gối
Bụng lườn : 2 tay đưa ra trước, nghiêng sang bên.
Bật : Luân phiên chân trước chân sau.
14h-15h10
Hoạt động
chung


PHÁT TRIỂN
VẬN ĐỘNG
NGÔN NGỮ :
-Ném trúng
đích thẳng
đứng
-Truyện: cóc
kiện trời.
PHÁT TRIÊN
NHẬN THỨC:
-Trò chuyện về
mùa hè
PHÁT TRIỂN
NHẬN THỨC:
-Đo các đối
tượng có kích
thước khác nhau
bằng 1 đơn vị đo
PHÁT TRIÊN
NGÔN NGŨ:
-Tập tô g-y
PHÁT TRIỂN
THẨM MĨ:
- Mây và gió
VĐ: Tiết tấu
chậm
NH: Lý cây
bông.
TCAN: Tai ai
tinh?

15h10-
15h50
Hoạt động
góc
- Góc đóng vai: Bán quả mùa hè
- Góc nghệ thuật: hát bài : Mây và gió
Múa hát về chủ điểm
- Góc học tập- sách: Đọc truyện tranh, sao chép tên bạn có chứa chữ cái đã học qua việc gắn
thẻ chữ cái.Tìm chữ cái đã học trong từ. Tô vở tập tô, vở toán.
- Góc xây dựng, lắp ghép: Xây công viên.
15h50-
16h10
Hoạt động
ngoài trời
- Quan sát các sự cần thiết của một nước đối với đời sống con người
- Chơi vận động:: Trời mưa; trồng nụ, trồng hoa.
- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời, hoặc chơi theo ý thích.
16h10-1630
Trả trẻ
- Bình cờ cuối buổi
- Cô trả trẻ. Trong khi chờ bố mẹ đón, trẻ hoạt động theo ý thích (chơi vận động nhẹ hoặc
hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn)
TUẦN 30: CHỦ ĐIỂM 7: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CĐ NHÁNH : MÙA HÈ CỦA BÉ
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
CHỦ ĐỀ 7: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CĐ NHÁNH 2:
MÙA HÈ CỦA BÉ
( TUẦN 30: Từ ngày 04/04 -08/04/2011 )
NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG

Ngày dạy : Thứ hai /04/ 04 / 2011
I/ YÊU CẦU:
- Dạy trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng đúng tư thế.
- Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô.
- Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi. Trẻ chơi vui và hứng thú
II/ CHUẨN BỊ:
- 2 túi cát.
- Vạch chuẩn, đích đứng ném ( 2 vòng tròn vẽ trên bảng )
- Băng nhạc, trống lắc.
- Tích hợp: MTXQ, AN, LQCV.
III/TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
- Cháu ngồi gần cô, hát và vận động bài “mây và
gió”
- Các con hát bài hát nói về gì thế ?
- À, mây và gió là 2 hiện tượng tự nhiên diễn ra
hàng ngày xung quanh chúng ta. Vậy trong thiên
nhiên còn có hiện tượng tự nhiên nào nữa? Ai
giỏi kể cho cô và các bạn nghe đi.
- Cô tóm ý.
- Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình
cùng khởi động cho khỏe nhé!
- Cô mở băng.
- Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng
tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển
thành 4 hàng ngang dãn cách đều.(Tập kết hợp
với bài hát “Hòa bình cho bé”)
- Cháu hát và vận động cùng
cô.

- …
- Nắng, mưa, bão, lũ, giông…
- (…)
- Cháu đọc bài thơ “xếp
hàng”
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu
của cô.
HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động.
*Bài tập phát triển chung:
- Tay vai: 2 tay đưa ngang, ra trước (3x8)
- Chân : Ngồi khuỵu gối (2x8)
- Bụng lườn : 2 tay đưa ra trước, nghiêng sang
bên.(2x8)
- Bật : Chân trước chân sau (2x8)
Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 4 hàng thành 2 hàng
- Trẻ tập theo cô.
ngang đối diện.
*Vận động cơ bản: “Ném trúng đích thẳng đứng”:
- Các con xem trước mặt các con có gì?
- Các con có biết 2 vòng tròn này cô dùng để thực
hiện vận động gì không?
- À, hôm nay các con sẽ được thực hiện một vận
động đó là “Ném trúng đích thẳng đứng”.
- Ai biết cách thực hiện lên thực hiện cho cô và
các bạn xem nè? (mời 1-2 trẻ biết cách vận động
lên hiện thử cho lớp xem)
- Đố các con bạn vừa làm gì?
- Cô làm mẫu 1 lần, kết hợp phân tích vận động:
TTCB: Đứng khép chân, tay phải cầm túi cát.
1. Tay đưa thẳng túi cát ra trước, chân phải bước

ra sau.
2. Gập khuỷu tay dựng đứng, cầm túi cát để ngửa
ra sau
3. Mắt nhìn thẳng đích ném, dùng sức tay ném
mạnh về đích ném.
- Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu).
- Cô bao quát, động viên, sửa sai.
- Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại.
*Trò chơi vận động “ Trời mưa”
- Cho cháu chơi trò chơi “chèo thuyền”
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ chơi “uống nước chanh”
- 2 túi cát, bảng, 2vòng tròn.
- Trẻ tự trả lời.
-Trẻ khá thực hiện cho bạn
xem.
-“Ném trúng đích thẳng
đứng”.
- Trẻ nhắc lại tên bài.
- Trẻ xem cô làm mẫu.
-Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của
cô.
- Trẻ chơi và đi nhẹ nhàng về
chỗ ngồi
IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
Bây giờ cô cháu ta cùng đến góc chủ điểm và quan sát một số hình ảnh về mùa hè
nhé!

TUẦN 30: CHỦ ĐIỂM 7: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CĐ NHÁNH 2: MÙA HÈ CỦA BÉ
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN CÓC KIỆN TRỜI
Ngày dạy : Thứ hai /04 / 04 / 2011
I/ YÊU CẤU
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện
- Biết đánh giá nhân vật trong truyện.
- Thông qua nội dung chuyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và biết được sự cần thiết của
nước đối với cuộc sống, cây cối.
- Biết kể chuyện sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa, tranh kể chuyện sáng tạo.
- Bảng, phấn
- Tích hợp: Âm nhạc “Cho tôi đi làm mưa với”
MTXQ: Trò chuyện về mùa hè
LQVH: Câu đố mùa hè
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Gây hứng thú gợi mở trẻ
- Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố! Cô đố cái mà cô
đố…
“ Mùa gì nóng bức
Trời nắng chang chang
Đi học đi làm
Phải mang nón, mũ?
Đố là mùa chi? Đố là mùa chi?
- Mùa hè có đặc điểm gì nào?
- Nếu như mùa hè kéo dài thì sẽ ra sao nhỉ?
- Cô tóm ý

- Các con biết không, thế mà có 1 vùng đất nọ trời
hạn hán suốt 3 năm trời, thế các con có biết là chuyện
gì đã xảy ra đối với các loài vật ở đó không? Muốn
biết rõ hơn về điều đó các con lắng nghe cô kể câu
chuyện này sẽ rõ nhé!
-Trẻ đoán
- Mùa hạ
-……
- Nóng nực, khô cằn…
HOẠT ĐỘNG 2: Cô đọc mẫu
-Cô kể 1 lần kết hợp cho trẻ xem tranh, nêu nội dung
Cô nêu nội dung: Truyện kể về sự gan dạ, dũng
-Cháu ngồi nghe cô kể chuyện.
cảm của Cóc dám đi kiện Trời và đã được thắng kiện
đó các con.
HOẠT ĐỘNG3: Trích dẫn - đàm thoại
-Trong truyện có những con vật nào?
- Các con vật cử ai đi kiện trời?
- Vì sao Cóc lại đi kiện Trời?
Đúng rồi, ở vùng đất nọ đã 3 năm nay không có 1
giọt mưa nào, khắp nơi đất đai nức nẻ, cây cỏ khát
nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì
khát, nên các con vật họp bàn với nhau cử Cóc lên
kiện Trời.
- Cùng đi với Cóc có ai các con?
- Cóc đã xử trí thông minh như thế nào khi Ngọc
Hoàng sai bầy gà ra mổ thóc?
- Biết Gà bị Cáo vồ mất Ngọc Hoàng đã sai ai ra giết
Cáo?
- Chó có giết được Cáo không? Vì sao?

- Lần này Ngọc Hoàng sai ai ra trị Gấu?
- Toán lính có trị được Gấu không? Tại sao?
Đúng rồi, Cóc rất thông minh đã bố trí chỗ nấp cho
Cáo, Gấu, Cọp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên
đánh trống kêu oan. Ngọc Hoàng nghe tiếng trống
liền sai thiên thần ra xem là ai, khi nghe thiên thần
thưa “kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà Trời là 1
con Cóc bé tí, xấu xí nói là lên gặp Ngọc Hoàng để
kiện” thì giận lắm, bèn sai bầy gà ra mổ Cóc. Nhưng
Cóc đã ra hiệu cho Chó từ bụi rậm xông ra vồ gà.
Ngọc Hoàng lại sai Chó ra giết Cáo thì bị Gấu chộp
lấy tha đi, Ngọc Hoàng liền sai 1 toán lính ra trị Gấu
cũng bị Cọp quật chết đó các con.
- Cuối cùng Ngọc Hoàng đành phải làm sao?
- Ngọc Hoàng đã hỏi gì Cóc? Cóc thưa ra sao?
- Nghe Cóc thưa Ngọc Hoàng đã làm gì?
- Ngọc Hoàng đã dặn Cóc như thế nào khi Cóc ra về?
- Trong dân gian có câu hát gì về Cóc?
À, Cóc tuy bé nhỏ nhưng rất mưu trí, tất cả đều
phục Cóc, nên có câu hát ca ngợi về cóc rằng
“Con Cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh Cóc là Trời đánh cho”
- Cóc,cọp, gấu, cáo…
- Cử Cóc đi kiện Trời.
-Vì Cóc thông minh, gan dạ…
-Có Cọp, Gấu, Cáo.
-…….
-……
-……
-……

-……
-…Ngọc Hoàng sai thiên thần ra
mời Cóc vào…
-……….
-………
- Ngọc Hoàng dặn: “khi thấy
không có mưa hãy nghiến răng
nhắc ta”
-……
- Các con giúp cô đặt tên truyện nhé!
- Cô giới thiệu tên câu chuyện, tác giả: Câu chuyện
có tên là “ Cóc kiện Trời”. Vì nhờ sự thông minh
mưu trí của mình Cóc đã đi lên thiên đình để kiện
Trời và đã được thắng kiện khiến cho muôn loài đều
phải kính phục đó các con.
-Cô viết tên câu chuyện lên bảng, cô đọc – trẻ đọc.
-Mời trẻ gạch chân chữ cái đã học.
-Giáo dục:
Con yêu ai nhất trong truyện? Vì sao?
Cóc tuy bé nhỏ nhưng rất thông minh mưu trí, nhờ
vậy mà Cóc được mọi người yêu mến, nễ phục. Vì
thế các con cần phải cố gắn chăm ngoain, học giỏi để
được mọi người yêu mến.
HOẠT ĐỘNG 4: “Kể chuyện sáng tạo.”
-Cô sẽ tổ chức cho các con chơi kể chuyện sáng tạo
theo tranh, các con có thích không?
-Cô chia lớp ra làm 2 đội lên kể chuyện sáng tạo theo
tranh.
-Cô nhận xét chung
-Trẻ đặt tên truyện theo ý thích.

-Trẻ đọc tên truyện.
-………
-………
-Trẻ chơi theo yêu cầu của cô
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Cả lớp hát bài “khúc hát dạo chơi” đi đến góc chủ điểm quan sát tranh chủ điểm.
TUẦN 30: CHỦ ĐIỂM 7: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CĐ NHÁNH 2: MÙA HÈ CỦA BÉ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TRÒ CHUYỆN VỀ MÙA HÈ
NGÀY DẠY : Thứ ba /05 / 04 / 2011
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ có một số kiến thức về mùa hè : thời tiết, cây cối, món ăn, trang phục
- Biết 1 số đặc điểm đặc trưng của các mùa trong năm.
- Biết bảo vệ cơ thể thích nghi với thời tiết
II/ CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh về mùa hè: mọi người đang tắm biển.
- Tranh mùa hè.
- 2 bộ quần áo: ngắn tay, dài tay.
- Tích hợp: AN, LQVH.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu-Trò chuyện
- Cho cháu nghe hát + nhún nhảy theo nhạc bài
hát “ Mùa hè đến ”
- Các con vừa hát bài hát về mùa gì ?
- Thế các con biết gì về thời tiết mùa hè ?
- Mùa hè hè có gì đặc biệt không?
- Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu
những nét đặc trưng về mùa hè nhé !

HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện tìm hiểu về mùa
hè:
- Mùa hè thì thời tiết nóng nực, nắng chói chang.
Mùa hè thường có những cơn mưa, trong cơn
mưa có sấm chớp dữ dội, sau cơn mưa có xuất
hiện cầu vồng. Con xem cô có bức tranh vẽ gì nè?
( cho cháu xem tranh )
- Đố các con cầu vồng có bao nhiêu màu ? đó là
những màu gì ?
- Mùa hè có những loại hoa nào đặt trưng ?
- Mùa hè trên bờ thì đỏ rực hoa phượng, dưới
nước thì đầm sen thơm ngát.
- Vào mùa hè người ta thường chơi những trò
chơi gì ?
- Mùa hè có gió mạnh vào những buổi chiều, rất
thích hợp cho trò chơi thả diều, mọi người thường
rủ nhau đi ra đồng vắng hay bãi biển để thả diều.
- Ngoài ra người ta thường đi đâu chơi nữa ?
- Mọi người rất thích đi tắm biển hay nghĩ mát ở
những địa danh Vũng tàu, Nha trang, Vịnh Hạ
Long Ở đó phong cảnh rất đẹp, mát mẽ, có
những bờ biển đẹp thu hút nhiều du khách trong
và ngoài nước đến tham quan. (cô cho cháu xem
tranh)
- Mùa hè thì ta mặc trang phục như thế nào ?
- Mùa hè nóng nực nên trang phục cũng góp phần
bảo vệ cơ thể: Ta chọn những trang phục thoáng
mát, sáng màu, mỏng ( cho cháu xem tranh ).
-
- Mùa hè

- ……….
- Nóng nực, có mưa, cầu vồng
-………
- 7 màu……
- Hoa phượng…
- Thả diều.
- Đi biển
- Tắm biển
-
-
- Các con ơi! Cô có chuẩn bị 2 bộ quần áo, bạn
nào giỏi lên chọn giúp cô đồ mặt thích hợp vào
mùa hè?
- Vì mùa hè nóng nực dễ ra mồ hôi, chúng ta phải
thường xuyên làm gì?
À, ta cần thường xuyên tắm gội cho cơ thể sạch
sẽ, nên mặt quần áo mỏng, thoáng mát, không
được ngồi lê xuống đất.
- Chúng ta phải ăn uống thế nào?
À, vào mùa hè cơ thể rất cần nước, nên chúng ta
cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau, củ quả…
- Ngoài mùa hè ra trong năm còn có mùa gì nữa?
- Tóm nội dung GD trẻ: Ngoài mùa hè ra, trong
năm còn có 3 mùa khác là mùa xuân, mùa thu,
mùa đông. Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm,
trời nắng nóng, hay có mưa rào, cây cối khô
cằn… đặt biệt, mùa hè có hoa phượng và hoa sen
thường nở.
HOẠT ĐỘNG 3 : Trò chơi
- Cho cháu chơi trò chơi “giải câu đố”

“ Mùa gì gió thổi ào ào
Sấm to, sét lớn mưa rào khắp nơi”
“Phượng đỏ mùa nào
Ve kêu thổn thức
Ngoài trời nóng nực
Hay có mưa rào?”
“Mùa gì nóng bức
Trời nắng chang chang
Đi học đi làm
Phải đội nón mũ? ”
“Mùa gì ấm áp
Mưa phùn nhẹ bay
Khắp chốn cỏ cây
Đâm chồi nảy lộc?”
“Mùa gì đón ánh trăng rằm
Rước đèn, phá cỗ chị Hằng cùng vui?”
- …tắm gội
-………
- Xuân, thu, đông.
Mùa hè
Mùa hè
Mùa hè
Mùa xuân
Mùa thu
“Mùa gì rét buốt
Gió bấc thổi tràn
Đi học, đi làm
Phải lo mặc ấm”
*Kết thúc:
- Các con vừa trò chuyện về gì? Thời tiết mùa hè

có gì đặt biệt?
- Mùa hè nắng, trời nóng nực… cho nên khi ra
đường các con phải đội nón, giữ vệ sinh sạch sẽ,
uống nhiều nước nhé!
Mùa đông.
-……….
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Bây giờ cô cháu mình cùng về góc nghệ thuật vẽ cảnh mùa hè nhé!
TUẦN 30: CHỦ ĐIỂM 7: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CĐ NHÁNH 2: MÙA HÈ CỦA BÉ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐO CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU
CÙNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO
Ngày dạy : Thứ tư/ 06 / 04 / 2011

I. YÊU CẦU:
- Cháu biết đo độ dài của 1 đối tượng.
- Đo các đối tượng có độ dài khác nhau bằng 1 đơn vị đo để so sánh chiều dài
II. CHUẨN BỊ :
- Mỗi trẻ 3 băng giấy không dài bằng nhau, 1 que tính, thẻ số từ 5-10.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ, nhưng to hơn.
- Tập tô, tập tạo hình, quyển toán, thước đo (que tính )
- Tích hợp: Âm nhạc.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện tập nhận biết kết quả đo
- Cô cùng cháu chơi trò chơi “Con thỏ”.
- Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố! Cô đố cái mà cô
đố…
“ Mùa gì nóng bức

Trời nắng chang chang
Đi học đi làm
Phải mang nón, mũ?
Đố là mùa chi? Đố là mùa chi?
- Mùa hè có gì vui nào?
- Các con giỏi lắm, cô sẽ cho các con tham gia 1
trò chơi rất thú vị, để khi mùa hè đến các con rũ
bạn mình cùng chơi trò chơi này ở nhà nhé!
- Đó là trò chơi : “Tìm nhà”
Cách chơi : Ở đâu cô có các ngôi nhà mang thẻ
số 5,6,7,8,9,10. Cô phát cho mỗi bạn 1 băng giấy,
các con sẽ dùng gang tay đo chiều dài băng giấy
này xem nó dài gấp mấy lần gang tay, sau đó chay
nhanh về nhà có thẻ số tương ứng số lượng vừa đo
được.
- Cho trẻ chơi vài lần, lần 2: Trẻ đổi băng giấy cho
nhau.
HOẠT ĐỘNG 2: Tập đo các đối tượng có độ dài
khác nhau bằng thước đo.
- Con xem trong rỗ có gì?
- Con xem 3 băng giấy này như thế nào với nhau?
- Các con thấy băng giấy nào là băng giấy dài
nhất? Dài hơn? Và ngắn nhất?
- Để biết được chiều dài của băng giấy ta phải làm
sao?
- Nào, bây giờ các con hãy lấy thước ra đo chiều
dài của 3 băng giấy nhé! Khi đo xong băng giấy
nào thì con hãy chọn thẻ số tương ứng đặt vào
băng giấy đó nhé!
- Cô hỏi lại trẻ thao tác đo.

- Cả lớp đo, cô bao quát sửa sai.
- Băng giấy dài nhất dài gấp mấy lần thước đo?
- Băng giấy ngắn hơn dài gấp mấy lần thước đo?
- Băng giấy ngắn nhất dài gấp mấy lần thước đo?
- Vậy băng giấy nào có số lần đo nhiều nhất?
- Băng giấy nào có số lần đo ít nhất ?
- Băng giấy nào có số lần đo nhiều hơn?
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Mùa hè.
-Được nghĩ hè, được đi chơi, có
hoa phượng nở nhiều
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Băng giấy, thẻ số.
- Không dài bằng nhau.
-………
- Phải đo.
-………
- Trẻ đo.
-…….
-…….
-……
-Băng giấy dài nhất…
-Băng giấy ngắn nhất.
-Băng giấy ngắn hơn
- Vậy là với 3 băng giấy có đô dài khác nhau thì số
lần đo cũng khác nhau chỉ với 1 thước đo.
- Các con thấy cô có gì?
- Con thấy quyển nào dài hơn?
- Quyển nào ngắn hơn?
- Ai giỏi lên đo chiều dài của 2 quyển này, xem

chúng dài gấp mấy lần thước đo?
Cô mời 1 trẻ, cô và cả lớp quan sát.
Cho cháu nói kết quả đo từng quyển
So sánh kết quả đo.
- Tương tự, cô cho cháu đo tren 2 bảng toán (lớp
lá, mầm)
PHẦN 3: Luyện tập
- Chơi “đo cùng bạn”
Lần 1: Cho cháu đo chiều dài của mặt ghế thể
dục bằng thước đo.
Cô mời 2 đội lên chơi, mỗi đội 5 bạn, từng bạn
lần lược lên đặt thước đo, rồi bạn kế tiếp lên đặt
thước đo liền kề bạn thứ nhất… cứ như thế đo cho
hết chiều dài mặt ghế. Khi đo xong thì đội trưởng
lên đếm xem được mấy lần thước đo và đặt thẻ số
tương ứng.
Lần 2: Cho cháu lên đo liền kề bằng bước chân
cửa ra vào, bảng, chiều dài bàn, kệ…
Nểu trẻ con hứng thú cô cho trẻ tự chọn cách đo,
tìm vật tự đo.
-Quyển toán, quyển tạo hình,
bảng toán, que tính.
-………
-………
-Trẻ lên đo…
-……
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
Chơi “ trời mưa” về góc nghệ thuật vẽ mưa theo trí tưởng tượng.
TUẦN 30: CHỦ ĐIỂM 7: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

CĐ NHÁNH 2: MÙA HÈ CỦA BÉ
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TẬP TÔ g - y
Ngày dạy : Thứ năm / 07 / 04 / 2011
I/ YÊU CẦU :
- Cháu ngồi viết đúng tư thế.
- Cháu tô hết chữ cái in mờ trong dòng kẻ
- Rèn tính chủ định, kỹ năng viết cho trẻ, tính kiên trì thực hiện nhiệm vụ được giao.
II/ CHUẨN BỊ:
- Bàn ghế, tập tô, viết chì
- Tranh phóng to của cô
- Từ ghép trên bảng, viết dạ bảng
- 1 số loại quả mùa hè có gắn chữ cái p – q, g – y.
- 10 viên gạch, xếp thành 2 hàng dọc cách nhau 50cm.
- Băng nhạc.
- Tích hợp: AN, MTXQ, LQVH.
III/ TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý cho trẻ
- Cho trẻ hát và vận động bài : “ Cháu vẽ ông mặt trời”
- Các con vừa hát bài hát nói về ai?
- Mặt trời giúp gì cho mọi người?
- Vào mùa nào thì con thấy mặt trời chiếu sáng nhiều
nhất?
- Khi đi ngoài nắng con phải ăn mặt như thế nào?
- Vì sao mình phải đi như thế?
- À, các con ơi! Mùa hè rất nóng nực cho nên chúng ta
cần ăn các loại rau quả có nhiều vitamin, nhằm giúp cho
cơ thể được tươi mát, khỏe mạnh…
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi rất thú vị, trò

chơi mang tên “ Mua quả mùa hè? ”
Cách chơi:
Ở đây cô có các viên gạch được xếp thành 2 hàng dọc
cách nhau làm các chướng ngại vật.
Cô mời 2 đội lên chơi, mỗi đội 5 bạn xếp thành 2
-Trẻ hát
-Trẻ trả lời…….
-……….
-……….
-……….
-……….
-Trẻ nghe cô nói cách chơi
hàng dọc đứng trước các chướng ngại vật, lần lược từng
bạn trong đội sẽ phải đi dích dắc qua các chướng ngại vật
này và đến gian hàng bán quả mua các loại quả mùa hè có
mang chữ cái g và y rồi man về để vào rỗ cho đội mình
về cuối hàng, bạn thứ 2 tiếp tục… thời gian thi tài là 1 bài
hát. Đội nào tìm đúng, nhiều là đội thắng cuộc.
Cho 2 đội lên chơi
-Trẻ chơi 1-2 lần.
- Cô nhận xét chung, trẻ phát âm lại g - y và cho trẻ vào
bàn ngồi.
-Trẻ chơi theo yêu cầu của
cô.
-Trẻ đến bàn ngồi…
HOẠT ĐỘNG 2: Tập tô chữ cái g – y
*Tập tô chữ cái g
-Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?
-Cho trẻ đọc lại từ ghép: “ ga tàu”
-Trẻ lên gạch chân chữ cái g trong từ cho lớp phát âm lại.

-Các con mở tập ra, trang có chữ cái g.
-Đây là chữ cái g viết thường, chữ cái g in rỗng. Hôm nay
cô sẽ hướng dẫn các con tô chữ cái g in mờ trong dòng kẻ
-Các con nhìn vào tập xem biểu tượng lôgô hình ảnh yêu
cầu chúng ta làm gì?
Ở giờ hoạt động trước mình đã tô màu tranh. Hôm nay
chúng ta tiếp tục hoàn thành phần yêu cầu cuối cùng
trong bức tranh. Đó là tô chữ in mờ trong dòng kẻ.
-Chữ cái g đầu tiên trong dòng kẻ thứ nhất có mấy số? Là
những số nào?
- Hôm nay cô sẽ cho các con tô chữ in mờ trong dòng kẻ
-Cô tô mẫu, phân tích: Cô bắt đầu tô chữ cái in mờ thứ
nhất, tô trùm khích lên các chấm in mờ. Xong, cô tô đến
chữ in mờ thứ 2 thứ 3.
-Đến dòng kẻ thứ hai có từ “ ga tàu” cô cũng tô tương tự.
-Cô hỏi trẻ lại cách cầm bút và cách ngồi tô
-Trẻ tô cô bao quát trẻ
*Tập tô chữ cái y
- Chơi “ trời tối, trời sáng”
- Nhìn xem cô có tranh vẽ gì?
-Đọc lại các từ ghép: “mây”,“ máy bay”
- Có bao nhiêu đám mây?
- Có bao nhiêu máy bay?
- ……
-Trẻ đọc từ ghép.
- Trẻ gạch chân chữ cái g…
- Trẻ mở tập
-……
- …có 2 số, số: 1-2.
Trẻ xem cô tô mẫu.

-Đầu hơi cúi, ngực không tì
vào bàn.
- Trẻ tô.
-Trẻ chơi theo yêu cầu của cô
- Mây, máy bay.
-Trẻ đọc từ ghép
-…6
-…9
-……….
- Cô hỏi trẻ lại những ký hiệu logo bên trên
-Cho trẻ lên gạch chân chữ cái y trong từ, cho lớp phát
âm lại
-Đây là chữ cái y viết thường và y in rỗng đã tô màu, cô
sẽ hướng dẫn các con tô.
-Chữ cái y đầu tiên trong dòng kẻ thứ nhất có mấy số? Là
những số nào?
- Hôm nay cô sẽ cho các con tô chữ in mờ trong dòng kẻ
-Cô tô mẫu, phân tích: Cô bắt đầu tô chữ cái in mờ thứ
nhất, tô trùm khích lên các chấm in mờ. Xong, cô tô đến
chữ in mờ thứ 2 thứ 3.
Ở dòng kẻ thứ 2 có từ “ máy bay” có chữ cái gì đã học?,
Cô tô mẫu và phân tích tương tự.
-Cô hỏi trẻ lại cách cầm bút, cách ngồi tô. Cô bao quát
trẻ.
*Kết thúc: Cô nhận xét chung.
-Trẻ gạch chữ cái y trong từ.
- 2 số, số: 1-2
-Trẻ nghe cô phân tích
-………
-…… Trẻ tô.

IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
Cả lớp hát bài “Nắng sớm”, dẹp đồ dùng
TUẦN 30: CHỦ ĐIỂM 7: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CĐ NHÁNH 2: MÙA HÈ CỦA BÉ
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
MÂY VÀ GIÓ
Ngày dạy: Thứ sáu / 01 / 04 / 2011
I/ YÊU CẦU
- Cháu mạnh dạn, tự tin vận động khi thể hiện bài hát
- Cháu nghe trọn vẹn bài hát cô hát cháu nghe.
- Cháu biết cách chơi trò chơi.
II/ CHUẨN BỊ
- Nhạc cụ.
- Máy nghe nhạc.
- Tích hợp: LQVH: Câu đố
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy vận động “Mây và gió”
Hoàng Văn Yến_theo nhịp
- Cháu ngồi hình chữ u.
- Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố…
- Gió giúp ích gì cho cuộc sống của con người?
- Các con ơi! Gió là một hiện tượng tự nhiên, gió góp
phần đấy mây bay đi cho mưa rơi xuống, thụ phấn cho
hoa, cho nhà máy mẽ…
- Có 1 bài hát rất hát nói lên điều đó. Các con có biết
bài hát đó không?
- Cô mời lớp hát 1 lần
- Thế con có nghĩ ra cách nào vận động cho hay hơn
không?

- Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do.(cô chú ý sữa sai)
- Cô thấy bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài
những cách vận động của các con cô thấy cách vận
động “vỗ tay theo nhịp ” rất phù hợp với lời bài hát
này. Vậy hôm nay mình cùng vận động bài hát này
nhé!
- Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ xem.
- Vỗ tay theo nhịp là vỗ như thế nào?
(nếu trẻ không trả lời được, cô giải thích lại cho trẻ
nghe)
- Cả lớp vận động cùng cô.
- Trẻ hát kết hợp vận động theo nhịp bằng nhiều hình
thức: Vỗ tay, vỗ vai, dụng cụ nhạc…
- Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân.(cô mở băng)
- Cô chú ý sữa sai.
- Hỏi cháu tên bài, Tên tác giả? Tên vận động ?
HOẠT ĐỘNG 2 : Nghe hát “ Lý cây bông” dân ca
Nam Bộ
- Hôm nay cô thấy các con rất ngoan, cô sẽ hát thưởng
cho các con nghe làn điệu dânnam Bộ qua bài hát “ Lý
cây bông”, các con nghe nhé!
- Cô hát cháu nghe lần 1. Cô nêu nội dung
Bài hát miêu tả vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của các
loại hoa…
- Lần 2, mở nhạc kết hợp minh họa.
- Cháu đoán…
- Trẻ tự trả lời…
-Trẻ hát bài “Mây và gió”
- Trẻ xung phong lên vận động
tự do theo ý thích.

- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Trẻ vận động.
-Tổ, nhóm, cá nhân vận động
xen kẽ nhau
- ……….
Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và
hưởng ứng cùng cô.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi âm nhạc “Tai ai tinh”
- Cô cho cháu chơi trò chơi “ nghe tiết tấu tìm đồ vật”.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cho cháu chơi 4-5 lần.
(Nhận xét tuyên dương cháu.)
- Cháu chơi theo yêu cầu của
cô.
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Cùng cô vào góc nghệ thuật vẽ mây, múa hát về chủ điểm.
KÝ DUYỆT TUẦN 30

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×