Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN sử dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào môn giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.09 KB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu:
Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) đã được ứng dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; môi trường giáo dục không thể không ứng
dụng công cụ đa năng và hữu ích này. Chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2005-2010 đã nhấn mạnh: “các ứng dụng CNTT sẽ trở thành thiết bị dạy
học chủ đạo trong giảng dạy”, phương hướng nhiệm vụ của ngành cũng chỉ
rõ : “ phấn đấu đến năm 2010 có 20% số tiết học có ứng dụng CNTT”
Năm học 2007-2008. Bộ trưởng Bộ giáo dục nhấn mạnh: “cần phải đổi
mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT vào quá trình đổi mới phương
pháp dạy học”.
Năm 2007-2008 ngành giáo dục cả nước sôi nổi hưởng ứng cuộc vận
động “ứng dụng CNTT vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học” và lấy
đó làm chủ đề của năm học.
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong đổi mới phương pháp
dạy học. Năm học 2009 - 2010, Ban giám hiệu trường THCS Thành Minh đã
mạnh dạn đầu tư 2 máy chiếu đa năng để phục vụ cho quá trình dạy - học của
thầy và trò trong trường.
Là một giáo viên THCS, tôi hiểu rõ vai trò của mình trong việc dìu dắt
thế hệ tương lai của đất nước. Người giáo viên tâm huyết ngoài việc thường
xuyên trau rồi kiến thức thì mỗi bài dạy trên lớp phải có sự đầu tư hợp lý để
mang lại cho học trò sự háo hức, say mê tìm tòi kiến thức mới. Theo kinh
nghiệm ít ỏi của tôi, máy vi tính và máy chiếu đa năng là một công cụ hỗ trợ
đắc lực cho giáo viên trong quá trình thiết kế bài giảng và giảng dạy trên lớp.
Tuy rằng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay còn gặp một số khó
khăn vì nhiều yếu tố : Thời gian chuẩn bị lâu, trình độ tin học của giáo viên
chưa cao, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu. Song bên cạnh đó việc dạy
học có sự hỗ trợ của CNTT cũng đem lại một số hiệu quả tích cực như : Tiết
kiệm được nhiều thời gian chết trên lớp, giúp giáo viên bớt nhiều thao tác như
ghi đáp án, bớt chi phí trong việc phải sử dụng các phiếu bài tập, tranh ảnh
cho học sinh, trong một tiết học sinh được hoạt động nhiều hơn so với tiết dạy


học truyền thống, hấp dẫn học sinh bằng hình ảnh sống động, màu sắc phong
phú, trò chơi đa dạng, kết nối kiến thức cũ liên quan tới bài học nhanh hơn . . .
1
II. Thực trạng của vấn đề
Việc sử dụng các phần mềm tin học
vào dạy - học trong ngành giáo dục đã thu
được nhiều kết quả tích cực và khả quan.
Huyện Thạch Thành nói chung và trường
THCS Thành Minh nói riêng với 3 năm
ứng dụng CNTT cũng đã thu được nhiều
kết quả tích cực. Bên cạnh những ưu điển
mà CNTT đem lại thì việc áp dụng CNTT
vào dạy - học còn nhiều quan niệm trái
chiều, chưa thống nhất.
(Một tiết dạy - học có ứng dụng CNTT
tại trường THCS Thành Minh)
Để biết được suy nghĩ, quan niệm của thầy và trò trong trường về ứng
dụng CNTT trong dạy - học. Tôi đã tiến hành khảo sát:
1. Đối với giáo viên:
PHIẾU KHẢO SÁT
(V\v ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy - học)
Địa điểm áp dụng khảo sát: Trường THCS Thành Minh
Đối tượng áp dụng khảo sát: Giáo viên
Số đối tượng khảo sát: 22
Họ tên người được khảo sát: ……………………………
Bạn vui lòng khoanh tròn vào phiếu thông tin những ý kiến mà bạn lựa chọn:
Câu hỏi SL
Câu 1. Theo bạn việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học là :
A. Cần thiết
B. Không cần thiết

C. Có cũng được, không có cũng được
20
2
Câu 2. Khi tiếp cận với CNTT bạn cảm thấy:
A. Khó khăn
B. Dễ dàng
C. Chưa tiếp cận
15
5
2
Câu 3. Bạn có mong muốn được sử dụng CNTT vào bài dạy của
bạn:
A. Mong muốn
B. Muốn nhưng chưa sử dụng
C. Không muốn
14
8
Câu 4. Lí do mà bạn lựa chọn ý trả lời ở câu 3:
A. Chưa thành thạo
B. Ngại
C. Khó
D. Mất thời gian
E. Đạt hiệu quả cao
F. Hiệu quả không thay đổi
6
1
1
6
13
1

2
Câu 5. Bạn đã ứng dụng CNTT vào được:
A. Dưới 5 tiết
B. Trên 5 tiết
C. Nhiều tiết
D. Chưa bao giờ
( nếu chọn ý D câu 5 thì bạn không phải trả lời những câu tiếp theo)
6
4
2
10
Câu 6. Tiết dạy có ứng dụng CNTT bạn thấy:
A. Tổ chức được nhiều hoạt động hơn
B. Học sinh hứng thú, tích cực và hiểu bài hơn
C. Học sinh chỉ chú ý hình ảnh để bàn tán
D. Hiệu quả cũng giống như sử dụng bảng đen truyền thống
11
11
1
Câu 7. Bạn chọn cách thực hiện nào sau đây:
A. Máy chiếu bao gồm tất cả các hoạt động và nội dung bài học,
bảng đen là nơi HS hoạt động ( bảng phụ)
B. Máy chiếu chỉ đơn thuần là bảng phụ hỗ trợ cho bảng đen
C. Kết hợp cả máy chiếu và bảng đen làm bảng chính
7
4
1
Câu 8. Lí do bạn lựa chọn ý câu 7:
A. Có nhiều thời gian và không gian cho GV &HS hoạt động
B. Dễ thiết kế giáo án

C. Khó thiết kế giáo án
D. Mất thời gian của giáo viên.
E. HS ghi vở khó khăn

7
10
1
4
2
Qua quá trình điều tra, khảo sát giáo viên trong trường, tôi thu được kết
quả như sau; tổng số 22 thầy cô được khảo sát thì có 10 thầy cô chỉ trả lời đến
ý D câu 5(đó là những thầy cô chưa bao giờ áp dụng 1 tiết dạy có ứng dụng
CNTT vào hoạt động giáo dục). Vì tâm lí ngại, mất thời gian, chưa thành thạo
và khó khăn trong quá trình ứng dụng CNTT.
Còn 12 thầy cô trả lời đến câu hỏi thứ 8. Đó là những thầy cô đã trực tiếp
soạn giảng ít nhất là 2 tiết có ứng dụng CNTT.
Dựa trên kết quả khảo thu được, tôi có thể phân loại thành 3 quan niệm
dạy - học có ứng dụng CNTT như sau:
Quan niệm 1: máy chiếu bao gồm tất cả các hoạt động và nội dung bài
học, bảng đen là bảng phụ (là nơi học sinh tham gia các hoạt động giáo dục).
Quan niệm 2: máy chiếu chỉ đơn thuần là phương tiện trình chiếu hình
ảnh, sự kiện. âm thanh, video clip… hay nói cách khác máy chiếu chỉ là bảng
phụ hỗ trợ cho bảng đen(bảng chính).
Quan niệm 3: Kết hợp cả bảng đen và và máy chiếu là bảng chính.
Từ đó, tôi có thể tạm chia các quan niệm trên thành 3 loại:
(1)- Việc ứng dụng VNTT vào quá trình dạy - học là cần thiết vì giờ học
sẽ đạt hiệu quả cao hơn, có nhiều thời gian và không gian cho giáo viên và
học sinh hoạt động. Hay nói cách khác việc ứng dụng CNTT sẽ thực hiện
3
nguyên tắc dạy học: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư

duy trừu tượng đến thực tiễn” được tốt hơn.
(2)- Có CNTT cũng được, không có CNTT cũng được, việc giáo dục vẫn
phải đặt mục tiêu cần đạt lên hàng đầu ( chất lượng học sinh làm đầu).
(3)- Tâm lí ngại, mất thời gian cho việc chuẩn bị và soạn bài.
2. Đối với học sinh :
PHIẾU KHẢO SÁT
(V\v ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy-học)
Địa điểm áp dụng khảo sát: Trường THCS Thành Minh
Thời gian: năm học 2009 - 2010
Đối tượng áp dụng khảo sát: Học sinh khối 8
Số đối tượng khảo sát: 140
Bảng 1: Thái độ của học sinh về CNTT:
TS Rất thích Không thích
140
SL % SL %
140 100 0 0
Bảng 2: Khả năng hiểu bài của học sinh
TS Hiểu bài hoàn toàn Hiểu kiến thức cơ bản Không hiểu
140
SL % SL % SL %
70 50 50 35.7 20 14.3
Bảng 3: Khả năng ghi vở của học sinh:
TS Ghi bài đầy đủ Ghi bài không đầy đủ Không ghi được
140
SL % SL % SL %
70 50 50 35.7 20 14.3
Bảng 4: Kết quả học tập của học sinh
TS Giỏi Khá Trung bình Yếu
140
SL % SL % SL % SL %

20 14.3 50 35.7 50 35.7 20 14.3
Phần lớn các em đều thích được học với giờ học có ứng dụng CNTT.
Các em cho rằng việc học bằng máy chiếu được hoạt động nhiều hơn, dễ hiểu
bài hơn. Tuy nhiên, nhiều em ghi vở còn gặp khó khăn.
Từ thực tế đó của nhà trường, tôi đã mạnh dạn áp dụng chuyên đề đổi
mới: “ứng dụng CNTT vào dạy - học”. Sau 2 năm áp dụng, bản thân tôi đã rút
ra được một số bài học kinh nghiệm với quan điểm: “ Sử dụng hiệu quả
CNTT trong dạy - học môn GDCD ở trường THCS”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp cải tiến
1. Lựa chọn phần mềm:
4
- Sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft office Power Point (PPT).
- Sử dụng phần mềm video SoftonicEN_vlc-1.0.5.
- Sử dụng phần mềm violet1.7
- Sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ Tiếng Việt:
2. Chuẩn bị và thực hiện bài giảng điện tử:
- Xây dựng thư viện tư liệu
- Xây dựng bài giảng điện tử
- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học
- Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ học tập
- Hoạt động dạy - học
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
1. Lựa chọn phần mềm
Hiện nay có rất nhiều phần mềm trình chiếu hỗ trợ cho hoạt động dạy -
học, mỗi phần mềm đều có ưu điểm riêng của nó. Ở đây, tôi đã lựa chọn một
số phần mềm phù hợp với đặc trưng bộ môn. Cụ thể:
1.1. Sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft office Power Point (PPT).
Phần mềm PPT là phần mềm trình diễn của Microsoft office. Phần mềm
này có rất nhiều tính năng như: trình chiếu hình ảnh, chữ, video clip, âm thanh

với rất nhiều lựa chọn về hiệu ứng.
Khi dạy học bằng phần mềm trình chiếu PPT thì việc tự học, tự nghiên
cứu kĩ thuật để hình thành kĩ năng sử dụng là vô cùng cần thiết. Bản thân tôi
đã tự học tập qua các kênh thông tin:
- Trao đổi với đồng nghiệp, dự giờ đồng nghiệp có ứng dụng CNTT.
- Mua tài liệu tự học.
- Trao đổi trên các diễn đàn Internet như: thuthuattinhoc.com; violet;
dayhoc.net; bachkim.vn; 3C.com.vn; giaovien.net…
1.2. Sử dụng phần mềm video SoftonicEN_vlc-1.0.5 (vlc).
Phần mềm PPT có hỗ trợ chạy video clip trên nền với Movie. Nhưng
điểm hạn chế của phần mềm Movie là chỉ chạy được các đoạn video clip có
định dạng *.Wav; *.Dat, mà phần lớn các đoạn video clip ở trên Internet đều
được định dạng với đuôi: *.Avi; *.flv. Vì vậy, khi sử dụng phần mềm Movie
giáo viên phải cài thêm phần mềm đổi đuôi Untra convert, và việc sử dụng
phần mềm đổi đuôi này cũng không phải dễ dàng.
Trong PPT có hỗ trợ cho một số phần mềm chạy video khác trên nền
của nó. Và phần mềm được dùng phổ biến nhất là vlc 1.0.5( đây là phần mềm
5
nhỏ gọn, thân thiện và dễ dùng). Phần mềm này chạy được gần như tất cả các
các đuôi. Vì vậy, bạn chỉ cần cài phần mềm này và sử dụng.
Bản thân tôi đã sự dụng phần mềm này nhiều lần và biết được ưu điểm
của nó. Tôi có copy phần mềm này, kèm theo video hướng dẫn cài đặt và sử
dụng trong đĩa CD. Các đồng chí giáo viên có thể tham khảo.
1.3. Sử dụng phần mềm violet1.7
Đây là phần mềm mới của công ty Bạch Kim được xây dựng để phục vụ
cho công việc giảng dạy, đổi mới phương pháp của giáo viên được thuận lợi.
PPT có hỗ trợ chèn violet vào Slide. Khi chèn violet vào PPT và xuất ra chạy
ở máy tính khác cũng không ảnh hưởng cả khi máy đó không cài violet. Vio
có những tính năng dễ dàng thiết kế như: bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ…
1.4. Sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ Tiếng Việt.

Sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt chuẩn quốc tế Unikey4.0 trở lên,
Phần mềm này có chức năng chuyển đổi phông chữ (từ chuẩn TCVN3, VNI
windows sang Unicode, từ chữ thường sang chữ in hoa và ngược lại). Đây là
phần mềm nhỏ gọn, không cần cài đặt, giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
2. Thực hiện
2.1. Xây dựng thư viện tư liệu:
Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn GDCD kho tư liệu là
điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nhưng hiện nay, các đồ dùng trực
quan ở môn học này hầu như không có, tranh ảnh minh họa trong SGK cũng
không nhiều. Chính vì vậy bản thân giáo viên phải chú trọng xây dựng thư
viện tư liệu phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Trước đây giáo viên xây dựng kho dữ liệu bằng cách đọc, tham khảo tài
liệu, SGK báo… cắt tranh ảnh hoặc chép lại những thông tin cần thiết vào sổ
tích lũy chuyên môn (tích lũy kinh nghiệm).
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng tư liệu thuận
lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước. Việc
khai thác có thể lấy từ các nguồn:
- Khai thác thông tin, tranh ảnh, video clip, bài giảng từ mạng Internet.
- Khai thác tranh ảnh từ SGK, tài liêu, báo, tạp chí bằng cách Scan ảnh.
- Khai thác từ băng hình, đĩa CD, VCD, DVD
Ví dụ: khi dạy bài “Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo” GDCD 7, giáo
viên có thể liên tưởng đến những từ khóa; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo; hình ảnh các hoạt động tín ngưỡng
tôn giáo tên những nhân vật lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để bài xích, chia
6
rẻ đại đoàn kết dân tộc đã được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin.
Sau đó lên mạng tìm hình ảnh, sự kiện, video clip liên quan đến bài dạy để
làm tư liệu cho bài dạy.
Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện
tư liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên cần

lưu trữ thành từng file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng.
Bản thân tôi đã tự xây dựng được cho mình một bộ tư liệu cho GDCD
(tôi đã copy vào đĩa CD, các đồng nghiệp có thể tham khảo).
2.2. Xây dựng bài giảng điện tử:
Thiết kế một giáo án điện tử không được tùy tiện, tùy hứng mà cần tuân
theo quy trình nhất định như quy trình soạn giáo án truyền thống. Việc soạn
bài có thể tiến hành theo các bước sau:
- Xác định mục tiêu bài dạy.
- Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm.
- Lựa chọn tư liệu, tranh ảnh, video clip và những thông tin cần thiết.
- Lựa chọn cách trình bày, các hiệu ứng phù hợp, xây dựng tiến trình dạy
học thông qua các hoạt động được thể hiện ở mỗi Slide.
- Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng.
2.3. Đa dạng hóa các phương pháp dạy học:
Bên cạnh CNTT được coi là phương tiện hiện đại góp phần tích cực đổi
mới phương pháp dạy học, giáo viên cần chú ý đa dạng hóa các hình thức dạy
- học, phải biết kết hợp các phương pháp như: đặt vấn đề(nêu vấn đề); đàm
thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân và phải biết phát huy
những kĩ thuật dạy học hiện đại như: kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật phòng
tranh, sơ đồ tư duy…
2.4. Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ học tập:
Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên hết cả các lĩnh
vực đời sống xã hội, chính điều đó đã tác động rất lớn đến khả năng ứng dụng
CNTT của học sinh. Nhiều em học sinh tiếp cận nhanh, sử dụng thành thạo
nhiều phần mềm vi tính. Đặc điểm nổi bật ở các em là tính năng động, sáng
tạo và yêu cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ
cho quá trình dạy - học là vô cùng quan trọng và cũng là xu hướng chung cho
giáo dục thời đại hiện nay.
Trước bài học giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang
7

Web, từ khóa của thông tin và yêu cầu các em tìm kiếm hành ảnh, thông tin
liên quan đến bài học và chuẩn bị cho mình một đoạn thuyết minh, bình luận
cho nội dung tìm kiếm được.
Ví dụ:
Khi chuẩn bị cho bài “Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo” GDCD 7,
tôi yêu cầu học sinh tìm kiếm những thông tin về:
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
- Những hoạt động tích cực và tiêu cực của tín đồ tôn giáo.
- Tên những người (nhân vật) lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động
trái pháp luật như: Mục sư Thích Quảng Độ, Tổng giám mục Phật giáo Hà
Nội Ngô Quang Kiệt…Các em về tìm kiếm thông tin qua những từ khóa đã
cho. Từ các thông tin mà các em sưu tầm được, yêu cầu các em trình bày suy
nghĩ của mình trong từng phần của hoạt động dạy - học trên lớp.
2.5. Hoạt động dạy - học:
Khi bắt đầu áp dụng CNTT vào dạy - học, tôi mời giáo viên trong tổ,
trường đến dự giờ để góp ý cho cách xây dựng bài dạy, phương pháp, kĩ thuật
dạy học. Từ đó, kịp thời rút kinh nghiệm cho bài học sau.
Khi học sinh vừa tiếp cận với cách học mới. Vào đầu tiết học, giáo viên
nên có quy ước với học sinh khi nào thì ghi vở.
Ví dụ: trong Slide đầu tiên tôi cho xuất hiện hình ảnh sau:
Quy ước:  Ghi vở
(trước mỗi lần xuất hiện nội dung bài học cần ghi nhớ, giáo viên cho
biểu tượng này xuất hiện ở đầu dòng hoặc đầu đoạn văn). Khi học sinh đã
quen với việc học bằng máy chiếu thì không cần quy ước nữa.
Ở mỗi bài dạy có ứng dụng CNTT, tôi tiến hành soạn giáo án theo từng
quan niệm của giáo viên để có cách nhìn đúng hơn, đầy đủ hơn về quan niệm
dạy - học với phương tiện truyền thống (bảng đen) và quan niệm dạy - học với
phương tiện hiện đại (máy chiếu đa năng).
Ví dụ:
(1) . Với bài “Bảo vệ hòa bình” GDCD 9, tôi soạn giảng trên cơ sở quan

niệm 2: “máy chiếu là bảng phụ, trình chiếu hình ảnh, sự kiện hỗ trợ cho
bảng chính (bảng đen)”. Sau khi thực hiện xong bài này tôi thấy:
- Việc soạn bài của giáo viên dễ hơn, nhanh hơn vì không phải thao tác
nhiều với các hiệu ứng.
- Học sinh hiểu bài và có cái nhìn sâu sắc hơn về tác hại của chiến tranh
và lợi ích của hòa bình.
8
- Việc ghi vở của học sinh cũng như cũ. Giáo viên chốt ý chính lên bảng
và học sinh ghi bài.
- Học sinh được tham gia hoạt động giáo dục nhiều hơn.
Vì vậy, với quan niệm này tôi thấy việc sử dụng máy chiếu hỗ trợ cho
bảng đen đã phát huy được mặt tích cực của nó. Tuy nhiên như thế vẫn chưa
phát huy hết những mặt ưu điểm của máy chiếu đa năng với sự đầu tư khá đắt
này.
(2). Với bài “Hợp tác cùng phát triển”GDCD 9 tôi soạn giảng theo quan
niệm 3: “kết hợp cả máy chiếu và bảng đen làm bảng chính”. Sau khi thực
hiện xong tôi nhận thấy:
- Việc soạn bài của giáo viên vất vả hơn, công phu hơn vì phải làm nhiều
hiệu ứng cho các Text Box trong nhiều Slide.
- Khi thực hiện hoạt động dạy - học, giáo viên phải làm việc nhiều, vừa
điều khiển máy tính, vừa viết bảng, nội dung bài học xuất hiện trên máy
chiếu, giáo viên lại ghi bảng khiến học sinh bị rối.
Vì vậy, tôi thấy áp dụng quan niệm này vào dạy - học là không hợp lí.
(3). Với bài “Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo”GDCD 7, tôi soạn
giảng theo quan niệm 1: “máy chiếu bao gồm tất cả thông tin, vấn đề, hoạt
động, nội dung bài học, bảng đen là bảng phụ”(là nơi học sinh tham gia các
hoạt động giáo dục như: hoạt động nhóm, sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn phủ
bàn ). Sau khi thực hiện xong tôi nhận thấy:
- Lúc mới làm quen với phương tiện hiện đại, một số học sinh ghi vở khó
khăn nhưng khi đã quen với phương tiện hiện đại thì việc ghi vở của học sinh

trở nên dễ dàng cũng như với phương tiện truyền thống (bảng đen).
- Học sinh có nhiều thời gian và không gian để hoạt động.
- Giáo viên có nhiều thời gian hơn để hướng dẫn, tổ chức cho học sinh
hoạt động vì không mất thời gian vào việc ghi lại nội dung bài học lên bảng.
Tuy nhiên, việc soạn bài của giáo viên sẽ mất nhiều thời gian hơn, công phu
hơn.
Qua việc thực hiện soạn giảng dựa vào các quan niệm trên, tôi nhận thấy
áp dụng quan niệm 1 và quan niệm 2 là hợp lí, có thể sử dụng để đem lại hiệu
quả cao trong giáo dục. Đồng nghiệp trong trường cũng hoàn toàn nhất trí với
suy nghĩ của tôi.
3. Số lượng các giờ dạy - học có ứng dụng CNTT:
STT Tên bài
Tiết
PPCT
Khối (Lớp)
Phần mềm
soạn giảng
1 Bảo vệ hòa bình 4
9A1 => 9A5
PPT
9
2 Hợp tác cùng phát triển 6
9A1 => 9A5
PPT
3 Năng động sáng tạo 10 - 11
9A1=> 9A5
PPT
4 Thực hành ngoại khóa ATGT 15-16
9A1=> 9A5
8A1=> 8A5

PPT
5 Quyền và nghĩa vụ của công dân
trong hôn nhân
21- 22
9A1 => 9A5
PPT
6 Quyền và NV lao động của CD 24- 25
9A1 => 9A5
PPT
7 Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo 28
7A1 => 7A3
PPT
8 Phòng chống tệ nạn xã hội 19 - 20
8A2 => 8A4
PPT
9 Góp phần xây dựng nếp sống văn
hóa ở cộng đồng dân cư
1
0
8A1 => 8A5
PPT
10 Thực hành ngoại khóa (bảo vệ môi
trường)
33
9A1 =>9A5
8A1 => 8A5
PPT
Tổng cộng: - Số bài dạy có ứng dụng CNTT: 10
- Số tiết dạy có ứng dụng CNTT: 56 tiết
Trong thời gian 2 năm áp dụng chuyên đề đổi mới, tôi đã ứng dụng

CNTT trong nhiều tiết dạy - học. Xin trình bày 1 tiết dạy - học sử dụng phần
mềm trình diễn PPT (thầy, cô giáo có thể tham khảo bài giảng điện tử trong
cùng thư mục SKKN).
GDCD 7: Tiết 28:
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo.
- Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta,
- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo.
2. Kĩ năng.
- Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu.
3. Thái độ.
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.
- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm
quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn bài (bài giảng điện tử), chuẩn bị các tính huống giáo dục
và tình huống pháp luật.
10
2. Học sinh:
- Đọc trước bài và chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước
- Chuẩn bị giấy khổ lớn và bút dạ
- Một số câu chuyện, nhân vật sống tốt đời đẹp đạo và một số câu
chuyện, nhân vật vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
III. Một số giá trị và kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giá trị hoà bình, yêu thương

- Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác
IV. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
PP-KTDH:
- Đặt vấn đề
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động cá nhân
- Giảng giải
GV cho xuất hiện hiệu ứng câu hỏi trên máy
chiếu
Quan sát các hình ảnh sau và cho biết các
bức ảnh trên phản ánh hiện tượng gì trong
đời sống?
GV cho các hình ảnh ( người dân đi lễ
chùa, lễ hội, cúng bái, bói tay…) lần lượt
xuất hiện.
HS: trả lời
GV: những việc làm trên thể hiện điều gì
và việc làm nào được chấp nhận, đúng pháp
luật, hành vi nào sai, trái với quy định của
pháp luật. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm
hiểu.
GV cho hiệu ứng tên bài học xuất hiện.
Yêu cầu 1 HS đọc to phần thông tin, sự
kiện.
Em hãy cho biết tình hình tôn giáo ở Việt
1. Thông tin, sự kiện

11
Nam hiện nay?
Tình hình tôn giáo ở việt nam hiện nay:
- có nhiều loại tín ngưỡng, tôn giáo.
(GV cho xuất hiện lần lượt các hình ảnh
Phật, chúa, Thánh của các tín ngưỡng, tôn
giáo để HS quan sát).
 Số tín đồ tôn giáo chiếm 1/4 dân số
cả nước.
những nhân vật các bạn vừa quan sát có
trong thế giới thực của chúng ta không?
- những nhân vật vừa quan sát không tồn
tại trong thế giới thực của chúng ta.
ngày rằm, mùng một bố mẹ em thường
thắp
hương trên bàn thờ tổ tiên, việc làm đó thể
hiện điều gì?
- Nhớ tới công lao, ơn nghĩa sinh thành,
dưỡng dục của cha ông.
việc thờ cúng tổ tiên có bắt buộc không?

ai quy định không?
- Việc thờ cúng tổ tiên không ai bắt
buộc, không có ai quy định mà xuất phát từ
tấm lòng của mỗi người.
Những người được thờ cúng có tồn tại
trong thế giới thực của chúng ta không. (đồng
thời GV cho xuất hiện hình ảnh người dân đi
lễ nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương và câu ca
dao: “Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”)
 việc tin tưởng, thờ cúng những gì
không có thực, thần bí ta gọi là tín ngưỡng
Qua việc tìm hiểu thông tin, em hiểu tín
ngưỡng là gì?
(GV cho xuất hiện phần 2 và nội dung bài
học a và cho học sinh quan sát 1 số hoạt
2. Nội dung bài học
a. Tín ngưỡng là lòng tin
vào một cái gì đó thần bí
như: thần linh, chúa trời
12
động thể hiện sự tín ngưỡng (lễ hội Thánh
Gióng, lễ hội chùa Hương, giỗ tổ Hùng
Vương )
Quan sát và cho biết nội dung của một
hoạt động sau:
GV cho xuất hiện hình ảnh các nhà sư
đang nghe giảng đạo pháp và con chiên đang
đọc kinh cầu nguyện.
 Những hoạt động của Phật giáo
và Thiên chúa giáo.
GV: những hoạt động mang tính tập thể,
có người đứng đầu, có giáo lí để hoạt động tín
ngưỡng như Phật giáo hay Thiên chúa giáo,
đạo Tin lành… đều được gọi là tôn giáo.
Em hiểu tôn giáo là gì?
GV cho xuất hiện một số hình ảnh thể hiện
các hoạt động lễ nghi của một số tôn giáo
(ngày lễ giáo sứ, đệ tử Phật giáo đang nghe

giảng đạo…)
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa
tín ngưỡng và tôn giáo?
Tín ngưỡng Tôn giáo
Giống nhau: - Tin vào
một cái gì đó thần bí
(tín ngưỡng)
Khác nhau:
- Mang tính cá nhân
- Không có giáo lí
- Không cần hệ thống
tổ chức
- Tin vào một cái
gì đó thần bí (tín
ngưỡng)
- Mang tính tập thể
- Có giáo lí, có hệ
thống tổ chức. có
người đứng đầu
- Tin vào giáo lí
của thần linh đó và
tiến hành các nghi
lễ sùng bái
Theo em, người có đạo có phải là người
có tín ngưỡng không?
b. Tôn giáo là một hình
thức tín ngưỡng có hệ thống
tổ chức, với quan niệm, giáo
lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng,
sùng bái thần linh và những

hình thức lễ nghi thể hiện rõ
sự sùng bái ấy
Tôn giáo còn được gọi
là đạo (đạo phật, đạo thiên
chúa
13
Người có đạo là người có tín
ngưỡng nhưng người có tín ngưỡng chưa hẳn
đã có đạo.
HS đọc phần 2*(thông tin, sự kiện)
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về
quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công
dân?
Tình huống: một nhóm bạn của em khi vào
chùa thì chạy nhảy, nô đùa, làm ồn ào không
khí yên tĩnh của chùa. Em sẽ làm gì trong
trường hợp đó?
Trách nhiệm của công dân như thế nào
đối với tín ngưỡng, tôn giáo của người khác?
GV chiếu cho HS xem đoạn video
clip “UBND thành phố Hà Nội cảnh cáo ông
Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục giáo hội
Phật giáo Hà Nội” đã có hành vi xúi giục bà
con giáo dân chia rẽ đại đoàn kết dân tộc
Thảo luận nhóm:(4’) GV chia lớp
thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Hãy nêu những việc làm tiêu
cực của tín đồ tôn giáo(phần thông tin, sự
kiện). từ đó cho biết suy nghĩ và thái độ của
các em?

Nhóm 2: Hãy nêu những việc làm tích
cực của các tín đồ tôn giáo (phần thông tin,
sự kiện). Cho biết suy nghĩ và thái độ của các
em?
c. Công dân có quyền tự do
tín ngưỡng và tôn giáo
- Công dân có quyền
theo hoặc không theo một
tôn giáo, tín ngưỡng nào
- Người đã theo một tín
ngưỡng hay một tôn giáo
nào đó có thể thôi không
theo nữa hoặc bỏ để theo tín
ngưỡng, tôn giáo khác mà
không ai được cưỡng bức
hoặc cản trở.
d. Chúng ta phải tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của người khác.
- Tôn trọng nơi thờ tự
của các tín ngưỡng, tôn giáo
- Không được bài xích,
gây mất đoàn kết, chia rẽ
những người có tín ngưỡng,
tôn giáo và những người
không có tín ngưỡng, tôn
giáo, giữa những người có
tín ngưỡng, tôn giáo với
nhau
14

Nhóm 3: em có nhận xét gì về việc làm
của ông Ngô Quang Kiệt và hành động của
UBND thành phố Hà Nội. Từ đó em rút ra
bài học gì cho riêng mình.
Nhóm 4: Chúng ta cần có thái độ như
thế nào trước những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để làm trái với quy định
của pháp luật và chính sách của Nhà nước?
(các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày
kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét bổ
xung)
GV: Trước những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để làm trái với quy định của
pháp luật chúng ta cần phê phán, lên án và
đấu tranh với những hành vi ấy. Còn những
việc làm tốt, tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo và
pháp luật, chúng ta cần tôn trọng và ủng hộ.
Qua việc tìm hiểu các biểu hiện và việc
làm trên, em hiểu PL nước ta quy định như
thế nào về việc sử dụng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo?
(GV cho xuất hiện hình ảnh các nhân vật
(Nguyễn Văn Lí, Thích Quảng Độ )là những
nhân vật lợi dụng tự do tín ngưỡng để bài
xích và chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc)
Những hành vi như thế nào là vi phạm
pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo? Cho ví dụ. ( HS trình bày theo suy
nghĩ của mình)
Cho HS quan sát một số hình ảnh

(bói tay, lên đồng, đốt vàng mã, )
Những hoạt động trên có phải là tín
ngưỡng không? => (Mê tín dị đoan)
Em hiểu mê tín dị đoan là gì?
GV cho HS quan sát câu chuyện và hình
ảnh bé Nguyễn Thị Như ý bị chính mẹ đẻ của
đ. Nghiêm cấm việc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo, lợi
dụng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo để làm trái
pháp luật.
e. Mê tín dị đoan là tin vào
những điều mơ hồ, nhảm
nhí, không phù hợp với tự
nhiên như: tin vào bói
toán…
Hậu quả: ảnh hưởng sức
khỏe, tốn kém thời gian và
tiền bạc, có thể cả tính mạng
15
mình hành hạ vì mê tín
Qua hình ảnh và câu chuyện trên, em
thấy mê tín dị đoan có hậu qủa như thế nào?
Thái độ của chúng ta như thế nào đối
với hiện tượng mê tín dị đoan?
Phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị
đoan?
Tình huống:
Em sẽ làm gì khi ở địa phương em có
những biểu hiện sau:

- Tuyên truyền tà đạo, mê hoặc người dân để
trục lợi
- Núp dưới danh nghĩa truyền giáo để hoạt
động chống phá Nhà nước.
- Lập đền thờ để kinh doanh
- Xem bói
- Chữa bệnh bằng bùa pháp, cúng bái
(HS trình bài suy nghĩ và thái độ của bản
thân)
 Không đồng tình, phê phán và báo
với chính quyền địa phương.
Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự
do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân?
Những việc làm, quan niệm sau có
phải
là tín ngưỡng không?
của con người.
 phải đấu tranh chống
mê tín dị đoan
3. Luyện tập
Bài tập đ:
- Học tập văn hóa, nắm
chắc pháp luật, không tin
những điều nhảm nhí
- Nâng cao hiểu biết kiến
thức tín ngưỡng, tôn giáo
HS trước khi đi thi Một số ngày kiêng kị
- Đi lễ để được điểm cao.
- Không ăn chuối, lạc, xôi, trứng
- Mùng năm mười bốn hai ba

Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn.
- Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba.
4. Cũng cố:
Bài học hôm nay chúng ta cần nhớ những gì?
GV: Có tín ngưỡng, tôn giáo hay không có tín ngưỡng, tôn giáo thì mục
đích của cuộc sống là hướng mọi người tới cái thiện, tránh xa cái ác, xây
dựng một thế giới hòa bình, hạnh phúc. Qua bài học hôm nay, hi vọng các em
16
sẽ có những suy nghĩ, việc làm đúng đắn, không vi phạm pháp luật về tự do
tín ngưỡng và tôn giáo.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ
- Tuyên truyền cho người thân biết về quyền và trách nhiệm của công
dân về tín ngưỡng và tôn giáo
- Chuẩn bị bài: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
C. KẾT LUẬN
I. Kết quả nghiên cứu:
Sau 2 năm nghiên cứu và áp dụng chuyên đề đổi mới, tôi thấy mình đã
đạt được các yêu cầu đề ra:
- Cách nhìn nhận của giáo viên về ứng dụng CNTT vào dạy - học cũng
đã khác trước. Tiến hành khảo sát tôi nhận thấy: số giáo viên đã ứng dụng
CNTT tăng lên 15 thầy cô. Họ cũng có mong muốn được ứng dụng CNTT
nhiều hơn trong dạy - học và quan niệm dạy - học có ứng dụng CNTT của
giáo viên cũng thay đổi, họ thường sử dụng quan niệm 1 và quan niệm 2 khi
ứng dụng CNTT vào dạy - học.
- Với học sinh (Khối 9), tiến hành khảo sát cuối học kì I năm học 2010 -
2011 tôi nhận thấy:
Bảng 1: Khả năng hiểu bài của học sinh
TS Hiểu bài hoàn toàn Hiểu kiến thức cơ bản Không hiểu
140

SL % SL % SL %
100 71.4 40 28.6 0 0
Bảng 3: Khả năng ghi vở của học sinh:
TS Ghi bài đầy đủ Ghi bài không đầy đủ Không ghi được
140
SL % SL % SL %
140 100 0 0 0 0
Bảng 3: Kết quả học tập của học sinh
TS Giỏi Khá Trung bình Yếu
140
SL % SL % SL % SL %
30 21.4 80 57.2 30 21.4 0 0
Sau gần 2 năm nghiên cứu và áp dụng CNTT vào giảng dạy, tôi vô cùng
vui mừng vì kết quả đạt được:
- Từ 70 em hiểu bài hoàn toàn tăng lên 100 em.
- Số học sinh không hiểu bài đã giảm hết.
- Số học sinh giỏi và khá tăng lên, số học sinh học lực yếu không còn.
17
- Khả năng ghi vở của học sinh cũng tiến bộ đáng kể. Số học sinh ghi
bài không đầy đủ và không ghi được bài đã hết.
Học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng, nắm vững kiến thức, và liên hệ với bản
thân, với thực tế cuộc sống dễ dàng hơn.
II. Bài học kinh nghiệm
Để ứng dụng CNTT có hiệu quả trong hoạt động dạy - học ở trường
THCS cần phải:
1. Đối với giáo viên:
Khi dạy học có ứng dụng CNTT, giáo viên cần chú ý :
- Màu nền cần đơn giản, tương phản với màu chữ. Nên sử dụng hai kiểu
nền và chữ đơn giản: nền đen chữ trắng hoặc ngược lại.
- Hiệu ứng nên sử dụng kiểu đơn giản, không gây rối để HS dễ quan sát.

- Cỡ chữ phù hợp (font Size) là 18 => 24
- Hình ảnh được sử dụng để minh họa phải rõ ràng, sắc nét, đẹp, không
bị nhòa, lóa.
- Âm thanh phải rõ ràng, chuẩn, dễ nghe.
- Video clip phải ngắn gọn, có tác dụng giáo dục.
- Trong dạy - học GDCD, chỉ nên sử dụng CNTT khi thật cần thiết và có
tác dụng làm rõ vấn đề hoặc mở rộng vấn đề để học sinh liên tưởng đến thực
tế cuộc sống được dễ dàng hơn, sâu sắc hơn.
- Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng
Slide học sinh phải nhận biết được nội dung nào là nội dung chính cần ghi
chép, nội dung nào là mở rộng vấn đề… Trong quá trình dạy - học giáo viên
cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi bài của học
sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên là người hướng dẫn học sinh học
tập chứ không đơn giản là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo
viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, phim, ảnh phục vụ bài dạy có
tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại
thông tin, phim ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy hay phản tác
dụng giáo dục.
- Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng CNTT chỉ là một phương tiện hỗ
trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình giáo dục con
người không thể công nghệ hóa hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục không
thể công nghệ hóa được hay nhiều bài không thể áp dụng CNTT. Vì vậy, giáo
18
viên cần tùy vào từng bài, từng phần, từng mục để sử dụng CNTT nhằm đạt
hiệu quả cao trong giáo dục.
- Khi thực hiện hoạt động dạy - học, giáo viên nên sử dụng cách soạn
giảng dựa trên 2 quan niệm (quan niệm 1 và quan niệm 2) vì 2 quan niệm này
có nhiều ưu điểm hơn.
- Điều đặc biệt là giáo viên phải tích cực học tập để nâng cao kĩ năng sử

dụng máy tính và các phần mềm tin học, phần mềm trình chiếu, làm chủ kiến
thức và CNTT.
2. Đối với học sinh:
Khi học có ứng dụng CNTT học sinh cần:
- Chú ý hơn, tích cực hơn trong các hoạt động giáo dục.
- Kĩ năng nghe, nhìn, tóm tắt sự việc và viết bài cần vận dụng linh hoạt.
- Việc chuẩn bị cho bài mới cần dành nhiều thời gian hơn để tìm kiếm dữ
liệu, thông tin cho bài học.
III. Đề xuất.
- Nhà nước cần đầu tư đồng bộ cho các trường; máy chiếu đa năng, máy
chiếu hắt, phòng máy chiếu, nối mạng, máy chụp hình, máy quay…
- Phương pháp dạy học theo quan điểm đổi mới là lấy học sinh làm trung
tâm, việc sử dụng bảng đen hay CNTT cũng phải đặt quan điểm dạy học lên
làm chuẩn. Quá trình học tập mà học sinh sôi nổi, tích cực xây dựng bài, tham
gia các hoạt động giáo dục một cách chủ động. Kết thúc tiết học mà học sinh
hiểu bài là thành công trong quá trình thiết kế và dạy - học. Vì vậy, khi đánh
giá tiết dạy của giáo viên cần chú ý tới hiệu quả của giờ dạy, không nên câu
nệ hình thức trình bày bảng đen truyền thống hay máy chiếu hiện đại.
- Hằng năm Phòng giáo dục cần tổ chức hội thi ứng dụng CNTT như:
“bàn phím vàng”; “giáo viên sử dụng công nghệ giỏi”… để kích thích lòng
đam mê, sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của giáo viên.

Trên đây là một số biện pháp và những ý kiến được gọi là bài học kinh
nghiệm mà tôi đã rút ra trong 2 năm ứng dụng CNTT vào dạy - học. Bản thân
tôi đã nỗ lực rất nhiều và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, sự
quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu trường THCS Thành Minh cùng
với thái độ học tập tích cực, sôi nổi của học sinh, sự đồng lòng ủng hộ của
phụ huynh học sinh mà chất lượng dạy - học GDCD có ứng dụng CNTT đã
thu được nhiều kết quả khả quan. Tôi mạnh dạn viết ra đây để các đồng
nghiệp tham khảo.

19
Tôi hy vọng sáng kiến của mình đóng góp một phần nhỏ trong việc đem
lại hiệu quả cho việc giảng dạy môn GDCD ở trường THCS.
Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp.
Thành minh, ngày 06 tháng 04 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Vĩnh Lộc
20

×