Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tap huan ra de kiem tra NV 2- Phu Quoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.08 KB, 10 trang )

Giai thoại văn nghệ
LƯƠNG HỮU KHÁNH: Ăn khỏe, thơ hay

Ngày xưa ở làng Hội Triều (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có chàng Lương Hữu Khánh (con trai của bảng nhãn
Lương Đắc Bằng, đời Hậu Lê), mất cha ngay từ khi chưa lọt lòng mẹ.
Càng lớn, Khánh càng tỏ ra là một chàng vô địch về khoản ăn khỏe. Bao nhiêu cơm với chàng đều không mùi mẽ gì,
đến nỗi bà mẹ thường phải nhịn đói để dành phần cơm cho con. Trước nghịch cảnh ấy, Khánh càng dốc lòng sôi kinh
nấu sử quyết lập công danh.
Năm 12 tuổi, Khánh từ biệt mẹ lên đường dự kỳ thi Hương. Đường xa, đang đói như cào ruột, Khánh đến bến đò để
qua sông thì gặp một tốp nhà sư vừa giã đám chay ở làng gần đấy cũng vừa đi tới. Trong đẫy, tráp của họ đầy ắp oản,
xôi và quả. Lúc xuống thuyền, thấy Khánh ta cứ nuốt nước miếng chừng như đói lắm, các sư bèn thương tình cho
Khánh vài phẩm oản. Nhưng Khánh không ưng, nói:
- Tôi là học trò đi thi Hương, đã mấy ngày ròng chưa có gì vào bụng. Hôm nay may gặp được mấy vị Bồ Tát, tưởng
được bố thí kha khá một chút chứ các vị cho có mấy phẩm oản thì tôi ăn sao đủ dính ruột?
Nghe Khánh nói, một lão tăng bỗng cười:
- Cậu đã tự xưng là học trò đi thi, hẳn khá nhiều chữ nghĩa. Vậy cậu hãy làm một bài thơ tức cảnh cho bọn bần tăng
chúng tôi thưởng thức với, được không? Rồi chúng tôi xin biếu cậu tất cả số xôi oản quả này
- Dạ, được Xin lão tăng cho đề
- Cậu cứ lấy luôn cảnh ngộ của chúng tôi đây làm đề: “Nho tăng cùng thuyền”.
Không ngần ngại, Khánh ứng khẩu đọc liền một mạch bài thơ “chữ” sau đây:

Thác trung kinh sử, níp kim cương,
Ngã nhĩ kim đồng phiếm nhất hàng.
Hội xí Cồ Đàm khanh sái lạc,
Vị long đài các ngã cao tường.
Di biên nhĩ thượng vưu Hàn Dũ,
Vãng sự ngô do hận Thủy Hoàng.
Nhất đán tương phùng tùy tiễn biệt,
Nhĩ thành Bồ quả ngã Văn Xương.
(Đầy hòm kinh sử, níp kim cương,
Tớ, lão, nay đò một chuyến sang.


Trong hội Cồ Đàm (1), người phóng đạt,
Giữa miền đài các, tớ xênh xang.
Lời xưa, sư hẳn căm Hàn Dũ (2) Việc cũ,
Nho ta oán Thủy Hoàng (3)
Chốc lát gặp nhau rồi tạm biệt
Lão thành Bồ quả, tớ Văn Xương (4)).
Bài dịch trong “Chuyện làng văn” (Đại học Sư Phạm Hà Nội) Tất cả các nhà sư đều vô cùng kinh ngạc trước tài ứng
tác như thần của chàng thiếu niên. Họ hết lời khen ngợi và lập tức hoan hỉ biếu chàng trai tất cả số xôi oản quả.
Khánh cũng không khách khí, xin phép các nhà sư ăn ngay tại chỗ, chỉ một loáng đã hết vèo Mọi người hết sức ngạc
nhiên trước một chàng trai “thơ hay, ăn khỏe” đến thần kỳ.
Chưa gì đã mặc cả rồi
Bernard Shaw luôn khẳng định là phụ nữ nào cũng có thể mua được. Điều này đến tai Nữ hoàng nước Anh, thế là bà hạ lệnh điệu
ông vào Điện Buckingham:
- Ông cho rằng cả tôi cũng mua được hay sao? - Nữ hoàng giận dữ hỏi.
- Vâng, thưa Nữ hoàng, - Bernard Shaw trả lời.
- Với giá bao nhiêu vậy, theo ông?
- 7 ngàn bảng Anh ạ.
- Tại sao lại là 7 ngàn bảng?
- Đấy, Nữ hoàng thấy chưa, - nhà văn tủm tỉm, - Bà cũng đang bắt đầu mặc cả rồi đấy.
Sai địa chỉ
Có một nhà thơ mang cho Vonte một bài thơ với tiêu đề: "Gửi lại thế hệ mai sau". Sau khi đọc xong nhà văn nói với tác giả:
- Thơ ông viết cũng được, nhưng tôi nghĩ rằng địa chỉ mà ông đề có lẽ không đúng và nó sẽ không đến được đâu

Thằng bé cẩu thả
Ônôrê Đơ Ban-dăc rất thích bói chữ. Ông vẫn tự cho mình có tài về khoản này.
Một hôm, một bà cụ đưa cho ông xem một cuốn vở đã cũ và nhờ ông đoán giúp tính tình, số phận của cậu học trò đó.
Ônôrê Đơ Ban-dăc chăm chú xem cuốn vở, lật đi lật lại hồi lâu rồi nhận xét:
- Xin lỗi bà, dầu điều này có làm bà phiền lòng, tôi cũng buộc phải nói thẳng ra rằng, đứa bé này cẩu thả, đần độn. Sau này may
mắn lắm nó cũng chỉ làm nổi một chức thầy ký tỉnh lẻ là cùng.
Khi Ônôrê Đơ Ban-dăc ngừng lời, bà cụ chậm rãi nói:

- Ông Ban-dăc ạ, lẽ nào ông lại không nhận ra bà giáo cũ và cuốn vở của ông?
Ông đã viết gì chưa
Lép Tônxtôi viết một truyện ngắn, và gửi đến tòa soạn một tạp chí, ký tên khác. Sau hai tuần ông đến tòa
soạn để biết số phận truyện ngắn của mình. Một biên tập viên trẻ tiếp ông không lịch sự lắm và bảo thẳng
truyện ngắn của ông sẽ không được đăng.
- Vì sao thưa ông?- Nhà văn hỏi lại.
- Thưa ông thân mến, khi đọc truyện ngắn của ông, tôi hoàn toàn tin đây là một người viết văn còn non nớt.
Tôi thành thật khuyên ông hãy bỏ cái thích thú viết lách đi. Vào tuổi tác như ông, bắt đầu viết thì đã muộn
rồi. Trước kia, xin lỗi, ông đã viết gì chưa?
Tônxtôi trả lời giọng trầm lắng:
- Tôi có viết một số tác phẩm mà người đọc cũng đánh giá là được chẳng hạn như: Chiến tranh và hòa bình
hay Anna Karênina
Người biên tập lặng đi không nói nên lời nữa.
Cáu
Trong chuyến đi Pháp, Mark Twain lên tàu hỏa đến Dijon. Vì mệt và buồn ngủ, ông đề nghị người soát vé đánh thức ông dậy khi
tới Dijon. Biết là mình sẽ ngủ rất say, Mark Twain dặn kỹ:
- Có thể tôi sẽ phản đối to tiếng khi ông cố đánh thức tôi dậy đấy Nhưng đừng bận tâm, dù thế nào cũng cứ cho tôi xuống tàu nhé
Khi Mark Twain thức dậy thì tầu đã chạy qua Dijon và đang vào ga Paris. Ông rất bực, chạy đến chỗ tay kia mắng gay gắt:
- Suốt đời tôi chưa bao giờ cáu giận như thế này.
Khách vãng lai dửng dưng nhìn Mark Twain và nói:
- Lão người Mỹ mà tôi cho xuống ở ga Dijon ấy, còn cáu gấp đôi ông ấy chứ.
Hồ Dzếnh hay Hồ Giấy?
Nhà văn Hồ Dzếnh, tên thật là Hà Triệu Anh. Chữ Hồ Dzếnh chính là phát âm theo tiếng Quảng
Đông (quê nội nhà văn) của chữ Hà Anh.
Riêng cái bút danh này cũng làm cho nhà văn gặp nhiều phiền phức. Ví dụ nhiều nhà xuất bản quên béng cái chữ Z
trong bút danh của ông. Hoặc có rất nhiều người đọc là Hồ Dếch
Một lần, Hồ Dzếnh đến chơi một gia đình, sau khi ông giới thiệu tên của mình cho mọi người biết, một cụ già hỏi:
- Bác Hồ Dán năm nay bao nhiêu tuổi mà vẫn còn đạp xe đạp được?
Con cháu trong nhà vội giải thích cho cụ hiểu cái tên của thi sĩ. Cụ bà gật gù:
- À, hoá ra bác là Hổ Giấy à? Tôi lại cứ tưởng

Nguyễn Tuân & Nguyên Hồng đánh cờ
Nguyên Hồng đến thăm Nguyễn Tuân. Hai cụ bày rượu ra uống, bày bàn cờ ra chơi.
Ngồi cả buổi, hai cụ bàn về chuyện thời thế, chuyện văn chương rất tâm đắc nhưng cả hai không ai đụng đến quân
cờ.
Nậm rượu ngon đã cạn, thức nhắm đã vơi, bỗng Nguyên Hồng cầm quân cờ đánh chát một cái xuống bàn, thét to:
- Chiếu tướng
Nguyễn Tuân giơ cả hai tay lên trời:
- Thua
Xuân Hoàng quên con
Nhà thơ Xuân Hoàng đưa con đến bệnh viện khám bệnh. Khi cháu vào phòng khám rồi, anh lững thững tản bộ trước
sân. Bất chợt có người bạn đi qua trông thấy, rủ anh nhảy lên xe đạp về nhà mình uống rượu đọc thơ, anh đi liền.
Tàn bữa rượu, ra về đã quá trưa, Xuân Hoàng thấy mình quên quên một cái gì. Thò tay vào túi thấy chìa khóa xe, anh
nhớ mình để xe ở bệnh viện.
Đến bệnh viện, anh thản nhiên lấy xe đạp về nhà. Thấy vợ ở nhà, anh nghĩ: “Sao bà ấy về sớm nhỉ?”. Bà vợ thấy anh
về, liền hỏi:
- Con đâu? Anh đưa nó đi khám bệnh cơ mà
Xuân Hoàng chợt tỉnh:
- Ồ nhỉ Chết cha. Có ông bạn rủ đi đọc thơ, thế là quên biến
Trở lại bệnh viện không thấy con đâu, anh hốt hoảng đạp xe đi khắp thị xã tìm con, chiều mới về. Đến nhà, thấy con
đang nằm ngủ. Thì ra khám bệnh xong, không thấy bố, nó đã khôn ngoan nhờ bác sĩ gọi điện cho mẹ ở Tỉnh hội Phụ
nữ sang đón.
Bà vợ giấu kín việc này để cho ông chồng đãng trí một bài học.
Thơ tặng tổ thơ
Năm ấy tổ thơ báo Văn Nghệ chỉ có nhà thơ Vĩnh Mai và Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh gọi Vĩnh Mai là “bố” xưng “con”. Ít
lâu sau, nhà thơ Phạm Hổ được bổ sung vào tổ thơ. Phạm Hổ bị bệnh hen. Tổ thơ xem ra yếu.
Chế Lan Viên không tiện nói thẳng ra điều đó, ông tặng tổ thơ mấy vần lục bát nghịch ngợm:
Tổ thơ một bố một con
Bố già lẩn thẩn, con còn ngô nghê
Lại thêm Phạm Hổ mới về
Hổ gì hổ giấy khò khè cả đêm

Thật như bịa
Anh em văn nghệ sĩ, sau đợt chỉnh huấn, viết bản tự kiểm thảo. Nhà văn Nguyên Hồng sau khi viết được vài trang,
nghỉ tay rít một hơi thuốc lào. Ông đến sau lưng nhà văn Nguyễn Công Hoan nhìn vào tập giấy trắng của bạn. Ngoài
mấy chữ “Bản tự kiểm thảo” viết nắn nót, ngồi nửa buổi sáng, Nguyễn Công Hoan chưa viết được chữ nào. Nguyên
Hồng cười khà khà:
- Người ta bảo mỗi tối ông viết được vài ba chục trang tiểu thuyết, sao lần này ông viết chậm thế?
Nguyễn Công Hoan hóm hỉnh:
- Viết tiểu thuyết là bịa như thật cho nên nó nhanh. Còn thứ này muốn viết nhanh thì phải viết thật như bịa cho nên
khó ơi là khó
Chuyện ông không bằng thơ bà
Thời gian 1985-1987, nhà văn Phùng Quán (1932-1995) đang viết cuốn tiểu thuyết về hoạt động kháng chiến chống Pháp của
thiếu niên Thừa Thiên - Huế. Ông đã viết đến tập 2 thì thấy cần phải “tái” đi thực tế ở vùng quê ông. Thế là ông tạm biệt cái “gác
thơ, lều cá”, nhà ông ở gần Hồ Tây.

Vào thành Huế ông như chim sổ lồng, vẫy vùng chơi bời, trà dư tửu hậu với nhiều bạn bè thân quen ở Huế mà viết ít, chơi nhiều.
Hàng tháng trời ở Huế như vậy, còn căn nhà ở Hà Nội những ngày ấy thì trống trải, vắng vẻ. Nhân biết tin nhà thơ Nguyễn Trọng
Tạo vào Huế, chị Vũ Bội Châm, vợ nhà thơ Phùng Quán tìm gặp đưa một bức thư bằng bài thơ tứ tuyệt, gửi cho chồng:
Chòi trống im lìm, khách ngẩn ngơ
Bình khô, rượu cạn, điếu chăng tơ
Bao giờ điếu lại reo êm ái
Nhà rộn tiếng cười, ấm giọng thơ.
Đúng là tứ tuyệt, tuyệt bút. Bởi bài thơ trên là bản “hiệu triệu” “kêu gọi” Phùng Quán về Hà Nội. Đọc xong Phùng Quán khăn gói
quả mướp, nhờ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lai ra ga Huế về Hà Nội tức tốc chỉ trong một đêm.
Nhưng có điều, Phùng Quán về Huế chơi mà vẫn hoàn thành được tập ba bộ tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” xuất bản năm 1987 thì
năm 1989 được giải B, giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam, và sau này được dựng thành phim khá hấp dẫn khán giả
cả nước. ( Theo Lê Hồng Thiện )
Nhà thơ… béo
Hai nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận cùng đi bình thơ tại một trường cấp III ở Vĩnh Phú. Hiệu trưởng nhà trường giới
thiệu:
- Hôm nay chúng ta rất vinh dự được đón hai nhà thơ lớn của dân tộc

Nhà thơ Huy Cận liền đứng dậy phát biểu vui:
- Tôi không dám nhận tôi là nhà thơ lớn. Anh Xuân Diệu là nhà thơ lớn, còn tôi là nhà thơ béo (Một ông gros, một
ông gras). ( Theo TTC )
Trần Đăng Khoa có 2 vợ
Khi làm thủ tục nhập học trường viết văn Gorki, nhà thơ Trần Đăng Khoa phải làm một bản tự khai lý lịch. Đến phần
cuối có hai câu hỏi:
- Sang Liên Xô lần thứ mấy?
- Đã có vợ chưa
Lúc ấy, nhà thơ đã sang Liên Xô hai lần và vẫn là trai chưa vợ, nhưng có lẽ đãng trí nên Trần Đăng Khoa đã ghi:
- Sang Liên Xô: 0
-Đã có vợ chưa: 2
Điều này làm cán bộ nhà trường hiểu lầm nhà thơ trẻ quá cỡ ( Theo TTC )
Tại sao họa sĩ Thành Chương có tên là Chương?
Trong kháng chiến chống Pháp, nhà văn Kim Lân sống ở Hà Bắc và đang viết cuốn “Xóm ngụ cư” thì vợ ông mang
bầu. Viết hết chương IV thì kháng chiến lan rộng, ông phải ngưng viết.
Một thời gian ngắn sau, ông bắt đầu viết tiếp nhưng mà khi đặt bút viết được chữ chương V thì vợ đẻ phải ngưng viết.
Ông bèn đặt tên cho cậu con trai tên là Chương
Và đó là họa sĩ Thành Chương. Nếu không ngưng ở chương V thì có lẽ ông Thành Chương sẽ là Thành gì thì
chẳng ai biết ( Theo TTC )
Chuyện nhà văn Gô-gôn
Nhà văn Nga Gô-gôn nói với một diễn viên kịch:
- Tôi thật buồn khi phải nói rằng, có lẽ cậu không hợp với sân khấu.
- Nhưng sàn gỗ là niềm đam mê của tôi. Diễn viên nọ gào lên.
Nhà văn có vẻ đăm chiêu:
- Hay là cậu chuyển qua nghề thợ mộc xem sao
"Chửi cho tớ chép"
Một người bạn đến nhà văn Nga Ludovico Ariosco chơi, thấy nhà văn bị ông bố chửi bới thậm tệ.
Khi ông bố đã nguôi cơn giận, ông bạn kia liền bèn đến chia buồn cùng nhà văn. Ông bạn rất ngạc nhiên khi thấy L.A không
những chẳng buồn mà còn tỏ ra thích thú nữa, bèn hỏi lý do thế nào. Nhà văn cười khùng khục:
- Tớ viết 1 vở kịch, đến đoạn nhân vật chính bị bố chửi, nhưng bí quá không biết viết thế nào. Tớ bèn chọc tếu ông cụ nhà tớ mấy

câu. Thế là ông cụ đã nổi điên lên, chửi cho tớ chép
Giai thoại về Cao Bá Quát
Truyền rằng ở điện Cần Chánh (kinh đô Huế, triều Nguyễn trước đây) có khắc đôi câu đối:
Tử năng thừa phụ nghiệp
Thần khả báo quân ân.
(Con hay nối nghiệp cha
Tôi khá báo ơn chúa)
Đúng là chữ nghĩa sách vở của thánh hiền. Đúng là có ý nhắc nhở mọi người hàng ngày ra vào nơi ấy phải nhớ cái đạo quân - thần,
phụ - tử bất khả xâm phạm Với các vua nhà Nguyễn, nhất là với Minh Mệnh và Tự Đức, một đôi câu đối như thế, phải nói là trúng
ý. Rất biết điều đó, một hôm được dịp tốt, Cao Bá Quát đã đề luôn vào bên cạnh đôi câu đối ấy dòng chữ:
"Tối hảo Tối hảo Cương thường điên đảo Cương thường điên đảo"
( Hay quá Hay quá Cương thường đảo lộn Cương thường đảo lộn)
Biết chuyện Tự Đức cho gọi Cao vào vặn hỏi. Cao liền tâu:
- Muôn tâu hoàng thượng, cứ theo trật tự chữ nghĩa của đôi câu đối kia thì "tử" là con đã đứng trước "phụ" là cha. Và "thần" là bầy
tôi lại nghiễm nhiên ở trên "quân" là vua. Như vậy chẳng hoá ra là vua, bậc thiên tử, đấng cha mẹ dân lại bị đẩy xuống cuối rốt,
sau tất thảy thần dân sao?
Tự Đức biết là Cao đã xỏ mình, tức thì bắt ông chữa lại đôi câu đối ấy. Bấy giờ văn võ bá quan có mặt hồi hộp, run sợ thay cho
Cao. Nhưng ông đã bình thản chữa lại đôi câu đối ấy như sau:
Quan ân, thần khả báo
Phụ nghiệp, tử năng thừa
Vẫn bấy nhiêu chữ nghĩa, không thêm không bớt. Nhưng chẳng những đã chữa lại theo cái ý bắt bẻ của mình ở trên mà còn làm
cho câu văn thêm cứng cáp. Tự Đức và các quan được một bữa thán phục cái tài của họ Cao.
Làm thơ khất nợ
Lúc thiếu thời, Nguyễn Công Trứ đã từng được người đời liệt vào hàng các tay đổ bác có tiếng. Ông vớ của thiên hạ cũng đã lắm,
mà thua thiệt nợ nần người ta thì cũng nhiều.
Một lần đi đánh tổ tôm bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già, đến đòi năm lần bảy lượt mà Nguyễn Công Trứ cũng vẫn
không có tiền giả.
Sau ông lão đòi rát quá, Nguyễn Công Trứ đành phải đi lục lọi rương hòm xem có gì đáng giá để đem cầm đợ mà lấy tiền trang
trải. Nhưng khốn thay, lục mãi mà vẫn chẳng khui ra được gì ngoài mấy quyển sách nát. Túng thế, Nguyễn Công Trứ mới đọc liều
cho ông già một bài thơ để xin khất nợ. Thơ rằng:

Thân "bát văn" tôi đã xác vờ.
Trong nhà còn biết "bán chi" giờ?
Của trời cũng muốn "không thang" bắc,
Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ.
Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu.
Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa.
Đã không "nhất sách" kêu chi nữa?
"Ông lão" tha cho cũng được nhờ (1)
Ông lão rắp tâm đòi cho bằng được, thấy Nguyễn Công Trứ giở thơ ra đã có ý bực. Nhưng lần lần nghe qua cả bài thấy thơ hay mà
khéo quá; câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm, mà đồng thời lại nói lên được cái cảnh học trò kiết không tiền
Vì thế ông lão nghĩ thương tình và mến tài, bằng lòng cho Nguyễn Công Trứ khất nợ.

(1) Chỗ tài tình của bài thơ là ở chỗ Nguyễn Công Trứ khéo vận dụng những tên quân bài tổ tôm (như: bát văn, bán chi, không
thang, lục sách, nhất văn, tam vạn, nhất sách, ông lão) vào bài thơ, nhưng đồng thời những danh từ ấy vẫn có nghĩa thông
thường.
- Bát văn: tên quân bài có vẽ một thân hình lươn khươn, yếu ớt, tượng trưng hài hước một anh học trò; vì vậy thân bát văn là nói
bóng thân học trò.
- Bán chi: tên quân bài, và nghĩa thứ hai là bán cái gì bây giờ?
- Không thang: tên quân bài, nghĩa khác là không thang để bắc lên trời.
- Lục sách: tên quân bài, nghĩa thứ hai là lục tìm trong đống sách vở.
- Nhất văn: tên quân bài, nghĩa khác là thoắt nghe (đây lấy trong câu: "Nhất văn thiên tử chiếu, tứ hải trạng nguyên tâm". Nghĩa
là: Vừa nghe chiếu vua mở khoa thi, bốn biển đã nức lòng muốn chiếm trạng nguyên.
- Câu này còn có ý bảo: nay mai tôi đỗ đạt rồi chẳng thiếu gì tiền.
- Tam vạn: tên quân bài, nghĩa nữa là ba vạn ngày, tức suýt soát một đời người.
- Nhất sách: tên quân bài, nghĩa thứ hai là một mưu kế.
- Ông lão: tên quân bài, nghĩ khác chỉ ông lão chủ nợ.
Đi có về không
Năm 1935, Hàn Mặc Tử vào làm báo ở miền Nam. Chàng phụ trách trang văn chương của báo Sài Gòn. Chàng ra đi với một va li
quần áo, mũ, giầy và chiếc mền len. Chiếc mền này của bà chị Hàn Mặc Tử. Đưa cho chàng, bà chị nói:
- Tôi biết tính cậu rồi, cậu phải hứa trước đến Tết này, cậu nhớ mang chiếc mền này về trả cho tôi.

Hàn Mặc Tử gật đầu cười, và trịnh tọng hứa sẽ làm vui lòng chị khi mùa xuân tới.
Qua một thời gian khá lâu ở Sài Gòn, một đêm xuân, vào khoảng thời gian tối, Hàn Mặc Tử hiện ra trong căn nhà lá thân yêu ở
Quy Nhơn. Cũng mẹ hiền ấy, cũng các chị và em ngày xưa ấy, nhưng Hàn Mặc Tử đã khác xưa rất nhiều. Chàng về hai bàn tay
không, đầu không mũ và chỉ mang trên người một bộ y phục nhàu nát. Cả nhà ngạc nhiên nhìn và hỏi chàng cái va ly quần áo, mũ
và chiếc mền len đâu? Hàn Mặc Tử vẫn cười rồi nói:
-Dạ có, có cả, đồ ba-ga sẽ đến sau.
Nhưng qua mấy hôm mà chiếc xe chở đồ ba-ga của nhà thơ vẫn không thấy đến. Cho tới khi nản quá, mẹ chàng bảo:
- Hay là đồ ba-ga của con bị kẻ cắp trên tàu lấy hết?
Hàn Mặc Tử vẫn ngồi cười lạc quan.
Ngao ngán về chiếc va ly quần áo, các chị của Hàn mặc Tử mới hỏi số tiền mà chàng làm ra được, vì hồi đó báo Sài Gòn trả cho
chàng mỗi tháng 35 đồng cộng với số tiền 15 đồng của các báo khác mà chàng đã viết giúp. Với 50 đồng lúc bấy giờ, kể ra cũng là
một số tiền lớn. Hỏi mãi, chàng mới cho biết rằng chàng đã chia sẻ cùng các bạn thân, các bạn văn nghệ. Đến đây, vụ tra hỏi kết
thúc với kết quả: lúc ra đi đầy đủ, khi trở về mình không.
Nghênh ngang đình Nồi
Hồ Sĩ Dương đỗ tiến sĩ năm 1652, làm quan đến tham tụng thời Lê -Trịnh, lúc còn nhỏ có tên là Hồ Thương Bụt. Quê ở Quỳnh
Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An). Bụt là con mồ côi cha, mẹ Bụt bán hàng nước ở chợ Nồi để kiếm kế sinh nhai. Chợ Nồi ngày nào
cũng có phiên, công việc của cậu bé là buổi sáng xách ấm nước đi bán rong, buổi chiều gánh nước đổ đầy thùng cho mẹ. Nhà cửa
không có, hai mẹ con phải ngủ nhờ nơi đình chợ. Đêm đêm, co mình trên chiếc võng, cậu bé vẫn ngâm nga:
Ngày thì việc nước đảm đang
Tối thời võng giá nghênh ngang đình Nồi
Ngâm nga chán, cậu lại nghêu ngao:
Bây giờ đi nước mỏi vai
Mai sau đi hán đi hài mỏi chân.
Nghe tiếng hát của cậu, người ta biết rằng cậu bé có chí khác người. Quả thực, Hồ Thương Bụt đã rắp tâm học tập để ganh đua với
đời. Gần đình có nhà học của một cụ đồ, anh thường dừng chân nghe giảng sách, hái lá đa, bẻ que bắt chước bọn học trò, tập viết.
Thấy con muốn học, bà mẹ đã cố sức dành dụm cho con đến trường. Và kết quả là chàng học sinh kia được công thành danh toại.

Luận về kẻ chăn trâu
Đào Duy Từ vào Nam, những ngày đầu tiên chưa tìm được người giúp đỡ, phải đi ở chăn trâu. Một hôm dắt trâu qua cửa một vị
tướng, nghe tiếng đọc sách và bàn luận, liền buộc trâu lại đứng nghe. Viên quan cho gọi vào hỏi:

- Anh có biết chữ không?
– Thưa, tôi vừa được nghe các ngài bàn về Nho quân tử và Nho tiểu nhân, tôi lấy làm thú vị lắm.
- Thế anh hiểu thế nào là Nho quân tử, Nho tiểu nhân?
- Thưa ngài, về Nho, tôi chưa được rõ. Tôi đi chăn trâu, chỉ xin nói về kẻ chăn trâu. Có kẻ chăn trâu quân tử, có kẻ chăn trâu tiểu
nhân, cũng như các ngài nói về nhà Nho vậy. Chăn trâu tiểu nhân là những kẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, tối ngày là về, không nghĩ
ngợi, lo lắng gì cả. Còn kẻ chăn trâu quân tử là những người ôm tài, luyện chí, chưa gặp dịp nên phải tạm theo việc để sinh nhai đó
thôi. Sử sách đời xưa không hiếm gì người chăn trâu quân tử. Ninh Thích làm tướng nước Tề, Bách Lý Hề làm tướng nước Tần,
trước đều là kẻ chăn trâu cả đấy.
Vị tướng thấy lời lẽ như vậy, đoán ngay đây là một nhân tài, liền báo với chúa Nguyễn, dùng lễ mời Đào Duy Từ ra giúp rập, tạo
nên cơ nghiệp ở xứ Đường Trong.
Mừng mẹ nước, chết cha dân
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là nhà thơ nổi tiếng vào thời kỳ chữ Hán đã mạt và chữ Tây đang thịnh. Thi sĩ giỏi Hán học, nhưng
cũng giỏi quốc ngữ và tây học. Có lẽ ông là lớp người gần cuối cùng còn làm thơ, đối và vịnh bằng chữ Hán rất tài tình.
Vào những năm 20 của thế kỷ hai mươi, vua Khải Định nhà Nguyễn tổ chức lễ mừng thọ năm mươi năm tuổi mẹ đẻ của nhà vua,
rất to. Một số quan lớn trong triều được dịp xun xoe, bày tỏ nghĩa vua tôi một cách bợ đỡ, đê tiện ra mặt. Trong số này nổi bật là
Từ Đạm, Tổng đốc Hải Dương. Từ Đạm xướng lên cuộc thi đối mừng thọ mẹ vua Khải Định. Nội dung cuộc thi đối tập trung
trong ý của vế đối do Từ Đạm đề ra:
“Lễ thọ năm mươi mừng mẹ nước”
Ý muốn lộ cả ra rằng, mẹ của Khải Định - ông vua thân Pháp, chống lại nhân dân Việt Nam giành độc lập - là người mẹ của đất
nước. Ngay hôm sau, có một vế đối đáp lại, mà theo truyền tụng có thể là của Tản Đà:
“Bạc tuồn chục một chết cha dân”
Khi làm Án sát tỉnh Ninh Bình, Từ Đạm (vốn đỗ tiến sĩ năm 1893) lên chơi chùa Non Nước và trèo lên núi Dục Thúy. Vãn cảnh
xong, Từ Đạm sai người đục núi thành một bia và khắc vào đá bài thơ của Đạm:
Giăng gió vui buồn cùng
Lầm than bận kệ ai
Ham chơi non với nước
Có phúc được ngồi dài
Lần khác, khi trở lại làm tuần phủ Ninh Bình, Đạm lại tới chơi Non Nước, lại sai đục trên đá núi Dục Thúy một bàn cờ tiên và hai
lốt bàn chân của Đạm in trên đá. Tản Đà tới chơi chùa Non Nước, thấy quá nghịch cảnh, cũng đục vào đá một bài thơ đối lại ngay
bên cạnh bài thơ của Từ Đạm:

Quan lớn năm xưa đục mấy vần
Ngày nay quan lớn đục hai chân
Khen cho đá cũng già gan nhỉ?
Đứng mãi cho quan đục mấy lần.
Bên dưới có khắc rõ “Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu – 1926”.

“Giải nghĩa bài thơ là phận bề tôi”
Quan trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi dẫn đầu đoàn sứ giả nước Đại Việt sang nước Nguyên. Đã một lần biết tiếng trạng nguyên nước
Việt, người xấu xí nhưng ứng đối như thần, bọn quan lại nhà Nguyên vẫn muốn thử tài quan trạng. Đoàn sứ Đại Việt tới cửa ải
Phong Lũy(1) thì cửa ải đóng kín. Một câu đối chữ Hán được thả theo dây buộc xuống, thách đối lại, nếu không đối được sẽ không
mở cửa ải. Vế đối như sau:
“Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”
(Nghĩa là: Qua cửa ải chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan).
Vế đối chỉ có mười một chữ, nhưng hiểm ở chỗ có tới bốn chữ quan, còn chữ quá được nhắc tới ba lần. Đây hẳn là câu đối được
chuẩn bị khá kĩ từ trong triều nhà Nguyên, chứ không phải viên quan trấn ải nghĩ ra được. Nếu không đối được thì quá bẽ mặt, chỉ
còn cách cả đoàn sứ ra về, mất thể diện quốc gia. Mạc Đĩnh Chi nghĩ rất nhanh, bọn quan trên mặt ải chưa kịp cười, thì trạng đã
ứng khẩu đọc ngay:
“Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối”.
(Nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước).
Vế đối lại dùng mười một chữ Hán, cũng dùng tới bốn chữ đối trong vế, còn chữ tiên được nhắc 2 lần. Ý đối chỉnh và người đối lại
rất nhanh, tưởng như chẳng cần có chút cố gắng nào.
Bọn quan coi ải (cả quan triều từ kinh đô đến đón Mạc Đĩnh Chi cũng có mặt trên ải) kinh ngạc vì tài ứng đối, vội ra lệnh mở cửa
và bày nghi lễ đón tiếp trọng thể.
Tới kinh đô, Mạc Đĩnh Chi được vời vào tiếp kiến hoàng đế nhà Nguyên. Vua Nguyên vốn kiêu căng, tự cho mình là thống lĩnh
trái đất, tự ví mình như mặt trời đỏ. Để trấn áp quan trạng Việt Nam và tỏ ý coi thường nước Đại Việt nhỏ bé, hoàng đế Nguyên
đọc một câu đối (do triều thần soạn sẵn), đòi trạng Việt phải đối lại:
“Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đàn thiên tàn ngọc thỏ”.
(Nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng).
Mạc Đĩnh Chi hiểu rõ dụng ý tỏ vẻ kẻ cả nước lớn và cả mục đích đe dọa của vua Nguyên. Cần phải khẳng định ý chí của Đại Việt
và sức mạnh tất thắng của Đại Việt, quan Trạng ứng khẩu đọc vang:

“Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô”.
(Nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn; chiều tối bắn rơi mặt trời).
Vế đố lại thật giỏi về nghĩa về chữ. Lại thấy trăng lưỡi kiềm như cánh cung, những vì sao tròn như viên đạn, đây là sự hình dung
thật tuyệt. Song, hay hơn cả là vế đối tỏ rõ sức cứng rắn của người dân nước Việt, không lời đe dọa nào làm cho run sợ, sẵn sàng
giáng trả và làm thất bại kẻ thù.
Vua tôi nhà Nguyên nhìn nhau, lòng đầy thán phục. Hoàng đế sai mang lụa và vàng bạc tặng thưởng Mạc Đĩnh Chi, rồi nói:
- Có một bài thơ của sứ thần của ta mà vua nước Nam không hiểu nổi, phải nhờ đến ngươi mới xong, chẳng hóa ra vua nhà Trần
dốt nát chăng?
Mạc Đĩnh Chi cười ầm lên, rồi chắp tay cung kính đáp:
- Tâu hoàng thượng Giải nghĩa một bài thơ nhỏ là phận của kẻ bầy tôi, chứ đâu phải là công việc của bậc cao tôn như vua nước tôi.
Vua Nguyên cảm phục tài và đức, bỏ qua những đố kị với nhà Trần. Khi hết nhiệm vụ về nước, Mạc Đĩnh Chi được vua Nguyên
phong “Lưỡng quốc trạng nguyên” (Trạng nguyên hai nước), chữ phê do chính tay hoàng đế nhà Nguyên viết.
(1) Tức là Hữu Nghị quan ngày nay.
Câu đối cho bà buôn gạo
Có một bà buôn gạo ở ven sông, làm vợ kế một nhà nho. Nhà nho này có người vợ cả đã chết mấy năm trước, nên mới lấy bà làm
vợ kế, nay chẳng may ông ta cũng lại theo bà cả về dưới suối vàng. Bà vợ kế làm tang cho chồng rất chu đáo và linh đình.
Nhà Tú Xương vốn là chỗ quen biết cũ với nhà nho nên có đến viếng. Nhân chỗ quen biết và là bạn bè cũ của chồng, bà dọn rượu
mời và đem giấy bút ra nhờ ông Tú làm câu đối khóc chồng.
Nhà thơ Tú Xương vừa gắp nhắm, rồi quay sang đề ngay một vế câu đối rằng:
Con cò lặn lội bờ sông, rủ rỉ ru con mà hoá thực.
Xong rồi, ông ngồi uống rượu tràn, không để ý gì đến vế đối nữa. Mọi người xung quanh thấy vậy đều thì thào: Câu đối gì mà vớ
vẩn thế?
Nhà thơ Tú Xương nghe vậy, nhưng vẫn gác ngoài tai, uống thêm dăm ba chén rượu nữa, mới ung dung viết nốt vế kia:
Gốc phượng ngậm ngùi dưới suối, bâng khuâng duyên chị lại từ đây.
Vế trên thật đúng là cái cảnh bà buôn gạo khóc chồng. Còn vế dưới, nghe vừa buồn thương mà lại vừa có giọng trào lộng kín đáo
thật thú vị. Mọi người bấy giờ đều phục lăn và khen ngợi Tú Xương đủ điều.
Chuyển bại thành thắng
Các chàng trai Nho học xưa thích chữ nghĩa, thì thường tìm đến các lễ hội có hát, đối ở làng quê.
Phan Bội Châu lúc trẻ cũng thường hay đi hát ở phường vải quê ông và các xã lân cận. Ông nổi danh về tài ứng đối và có những vế
đối hay. Nhưng Phan cũng là người tinh nghịch và biết đùa nhả cả trong các trường hợp phải thế.

Trong tình thế phái nữ hát đố dồn phái nam vào thế bí, đấy là lúc Phan ra tay, nhưng thường chỉ "gà" cho cánh nam hát câu đáp.
Sách còn ghi lại câu hát đố phường vải của nữ rất "ác" và hiểm:
Biếu anh một mẻ ngô rang
Đút mô cho mọc, đối nhang ăn thề
Ngô đã rang chín thì làm sao có thể mọc được mà trồng? Thật tắc tị. Chẳng ai trong cánh nam biết trả lời làm sao và cơ thua trí đã
cầm chắc, thì Phan gà cho họ trả lời:
Chỗ nào mà nắng không khô
Mà mưa không ướt, đút vô mọc liền.
Ấy vậy mà một lần hát ở làng Xuân Hồ, Phan Bội Châu lao đao vì vế hỏi của các cô gái. Nổi tiếng về đọc sách thông kim cổ hàng
nghìn quyển, chàng Phan vẫn thấy mình không đủ kiến thức trước các cô gái Xuân Hồ. Câu hỏi thế này:
Sách rằng Nghiêu hữu cửu nam,
Biết Đan Chu là một, hỏi tám chàng tên chi?
Các nàng thôn nữ dẫn sách hẳn hỏi, đâu phải chơi, đâu có thể trả lời ẩu. Các sách mà chàng Phan đọc chỉ nói rằng vua Nghiêu có 9
người con trai (cửu nam), người con cả tên là Đan Chu, còn tám người con trai thứ không thấy ghi tên tuổi ở đâu. Nếu không đối
được, chẳng những cả bên nam bẽ mặt, mà "linh hồn" của cánh nam là Phan Bội Châu bẽ mặt trước hết. Hơn nữa, câu đối này
nhằm vào chính Phan.
Nhớ lại bài học đối đáp của Mạc Đĩnh Chi xưa, Phan Bội Châu chuyển câu hỏi về phía "đối phương" và lập tức đọc:
Các em là phận nữ nhi,
Một Đan Chu cũng đủ, hỏi mần chi những tám người
Mới thoạt nghe các cô chưa nhận ra, nhưng nghĩ một chút nhận ngay ra ý "tham lam", muốn những tám chàng. Vì thế, các cô đỏ
mặt lúng túng, cấu chí nhau và cười, chẳng ai dám trả lời. Thế là, trên thực tế Phan bị đánh bại, nhưng đã mau chóng chuyển bại
thành thắng. Các cô gái tưởng Phan biết tên cả 8 người con thứ của vua Nghiêu, nhưng không kể tên ra, mà đùa các cô. Biết đâu

×