Nữ tiến sĩ 25 tuổi & lá thư của Bill Gates
Cuối năm 2006, tin cô gái VN nhỏ bé vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại
trường ĐH danh giá Cambridge - Anh quốc ở tuổi 25 đã gây ra những xôn xao. Là 1
trong 50 người được nhận thư từ Bill Gates với lời chúc: "Mong rằng bạn sẽ là một
trong số các nhà lãnh đạo có thể thay đổi thế giới", cô gái ấy đang trở thành một nhà
khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực chắc chắn là xa lạ với đại đa số người trẻ VN hiện
tại. Đó là nữ tiến sĩ trẻ nhất VN - Nguyễn Kiều Liên.
Đến Cambridge bằng học bổng của Bill Gates
Khi còn học cấp 2, môn học mà Kiều Liên thích nhất là tiếng Anh, còn ở cấp 3 là
tiếng Pháp. Cho đến giờ tuy Liên vẫn rất thích học ngoại ngữ, nhưng cô không theo
đuổi chuyên ngành này vì cho rằng cho dù nó vô cùng cần thiết thì cũng chỉ là một
công cụ mà thôi. Chọn lựa chuyên ngành hóa học khi học lớp 10, Kiều Liên đã suy
nghĩ rất nghiêm túc: Nếu muốn trở thành nhà khoa học thì cô phải bắt đầu ngay từ
bây giờ, còn nếu muốn, cô có thể học ngoại ngữ sau này. Và thực tế đã chứng minh
cô không sai.
Được lựa chọn đi học ở Úc rồi ở Anh là thành quả của những nỗ lực tự thân của chính
cô gái Việt nhỏ bé này. Kiều Liên biết và dám mơ ước những điều tưởng như xa xôi
theo mắt nhìn của nhiều người rồi nỗ lực hết mình để biến những ước mơ ấy thành
hiện thực. Ngay khi còn học ở trường Đại học Adelaide, Úc, Kiều Liên đã nói với thầy
giáo của mình về mong muốn sẽ được làm tiến sĩ ở trường Cambridge, Anh quốc.
Một ước mơ quá lớn, bởi thầy giáo của Kiều Liên luôn đánh giá cô là sinh viên xuất
sắc nhất mà ông từng dạy, nhưng để được nhận vào làm tiến sĩ ở Cambridge vẫn là
điều vô cùng khó.
Kiều Liên vẫn quyết định nộp đơn. Thầy giáo của Kiều Liên cũng chính là một trong
số những người viết thư giới thiệu cô gửi đến trường Cambridge. Kiều Liên sẽ không
bao giờ biết trong thư giới thiệu những người đó nói gì nhưng có hề gì vì mọi chuyện
còn lại đã trở thành lịch sử.
Năm học đầu tiên ở Adelaide, Kiều Liên được học bổng quốc tế loại 1, năm thứ 2
được Huy chương JCEC về công nghệ hóa học; năm thứ 3 được học bổng xuất sắc
Esso/Mobil về kỹ thuật hóa học. Năm học cuối cùng, Liên là người VN duy nhất ở
Adelaide (Úc) được nhận bằng tốt nghiệp đại học hạng nhất. Ngay sau đó, qua phỏng
vấn cô được thông báo đã được chọn là 1 trong 50 sinh viên xuất sắc nhất thế giới,
được trao học bổng Gates Cambridge do Bill Gates sáng lập và trở thành người VN
đầu tiên được nhận học bổng danh giá này để tiếp tục theo học lấy bằng tiến sĩ tại
Anh.
Luôn cởi mở với các cơ hội
Khó có thể có nhận xét chung về môi trường học tập của nước Anh, nhưng với Đại
học Cambridge - một trong số các trường đại học lâu đời và danh tiếng nhất trên thế
giới, chỉ có thể dùng một tính từ: tuyệt vời! Cambridge có rất nhiều phương tiện tài
chính, có cơ hội để nghiên cứu khoa học và công nghệ cao với các đồng nghiệp giỏi
đến từ khắp nơi trên thế giới.
Lá thư từ Bill Gates
Đến từ đất nước xa xôi như VN rõ ràng là khác xa với việc đến từ một nước phát
triển ở châu Âu, hay châu Mỹ, nhưng Kiều Liên có được sự bình đẳng với tất cả các
bạn bè. Mọi người luôn giúp đỡ cô một cách nhiệt tình vui vẻ. Kiều Liên có nhiều bạn
bè tốt từ Úc và Anh.
Sang Úc học đại học rồi sang Anh làm tiến sĩ, những chuyển biến ấy vừa có vừa
không nằm trong dự định học hành của Kiều Liên. Nữ tiến sĩ trẻ nhất VN này không
lên kế hoạch nào cụ thể cho tương lai nhưng luôn cởi mở với các cơ hội khác nhau.
Lựa chọn con đường trở thành nhà khoa học với Kiều Liên có lẽ xuất phát từ tuổi ấu
thơ, cô đã thích đọc truyện về những nhà khoa học lớn trên thế giới, rồi luôn ao ước
được học tập và nghiên cứu trong những môi trường như thế. Việc được học bổng đại
học ở Úc khi đã được tuyển thẳng vào ĐH Y, Hà Nội, rồi lại sang Cambridge cũng có
thể coi là sự tình cờ. Nếu tính toán và lập kế hoạch cho đời mình, rất có thể cô bạn
này sẽ sang Pháp học đại học (vì khi đó Kiều Liên đang rất thích ngoại ngữ và cô
đang học tiếng Pháp) rồi làm tiến sĩ ở Canada chẳng hạn.
Tiến sĩ trẻ nhất của Việt Nam
Nghiên cứu hình ảnh Terahertz 3 chiều, ứng dụng dựng hình của bức xạ Terahertz
kết hợp kỹ thuật sử dụng trong chụp X-quang với lượng laser phân lớp phân tử công
suất cao, tái dựng thành công bản đồ 3D của vật mẫu là đề tài nghiên cứu của Kiều
Liên. Công trình tiến sĩ của cô nằm trong lĩnh vực Terahertz bước sóng từ 0,1 x 1012
Hz. Đây là một lĩnh vực vật lý khá mới mẻ, và chi tiết công trình nghiên cứu này của
Kiều Liên đã được công bố tại 4 hội nghị quốc tế và in trong nhiều bài báo khoa
học
Ở châu Âu, nghiên cứu sinh bắt đầu làm tiến sĩ lúc 22, 23 tuổi và hoàn thành lúc 26,
27 tuổi là chuyện tương đối bình thường. Kiều Liên đã làm nhanh hơn bạn bè dù chỉ
"một chút thôi, không có gì đặc biệt" như cô tự nhận. Ở Mỹ, chương trình làm tiến sĩ
thường dài hơn nhưng nghiên cứu sinh cũng tốt nghiệp ở độ tuổi không quá 30. Hầu
hết ở các nước phát triển trên thế giới những ai theo đuổi học vấn tri thức thường
hoàn thành xong chương trình tiến sĩ ở tuổi 20 đến 30 vì đây là độ tuổi sung sức
nhất cho sự sáng tạo.
* "Ra ngoài" từ khi còn rất trẻ - 17 tuổi, đã "va chạm" với hai nền giáo dục lớn của
thế giới là Úc và Anh. Nhìn ngược lại giáo dục VN, Liên có nghĩ gì không?
- Đã có quá nhiều người tâm huyết với giáo dục VN nói về vấn đề này và tôi đồng ý
với hầu hết những ý kiến đó. Đúng là nền giáo dục ở VN còn nhiều nhược điểm quá.
Tôi biết có thể nhiều người sẽ nghĩ tôi học ở nước ngoài nên nói thế, nhưng tôi nghĩ
để đi lên được trước hết chúng ta phải đánh giá chúng ta một cách trung thực. Vì yêu
nước nên tôi mới nói ra những điều này. Một trong những nhược điểm mà tôi thấy
buồn nhất là dường như giáo dục VN có mục đích đào tạo ra những người chỉ biết
vâng lời chứ không nhằm đào tạo ra những người có tư duy độc lập và sáng tạo. Học
sinh được dạy nghe lời thầy cô giáo, lấy thầy cô giáo làm tấm gương chứ không được
khuyến khích tự suy nghĩ, không được phản kháng lại ý kiến của thầy cô cũng như
được khuyến khích để trở nên giỏi giang hơn thầy cô.
* Giành được học bổng đáng mơ ước đối với bất kỳ sinh viên quốc tế nào chứ không
chỉ là với sinh viên VN, sẽ có lời khuyên nào từ kinh nghiệm tự thân mình cho những
bạn trẻ đang muốn tìm kiếm cơ hội du học ở nước ngoài?
- Nỗ lực học tập là điều đương nhiên cho bất cứ sinh viên nào theo đuổi việc học
hành, nhưng điều quan trọng nhất theo tôi là phải biết rõ mình thích theo học ngành
gì, biết rõ những điểm mạnh của ngành học này, biết rõ điểm yếu của bản thân so
với những sinh viên khác sẽ là cơ sở để bạn lựa chọn. Ngoài ra, không thể thiếu
những ước mơ và luôn cởi mở với những cơ hội đến với mình.
Muốn sống ở nhiều nước trên thế giới
Cô nữ tiến sĩ trẻ này có niềm đam mê lớn nhất là làm khoa học nhưng cũng như bất
kỳ người trẻ nào ở vào độ tuổi của cô, Liên cũng thích dành thời gian cho bạn bè, đi
tập thể thao, nghe nhạc và đọc truyện. Sở thích học ngoại ngữ từ nhỏ đến tận bây
giờ vẫn là đam mê của Kiều Liên. Cô đọc sách của nhiều tác giả nhưng gần đây nhất
có cuốn Stupeur et tremblement (Run rẩy và sợ hãi) của Amelie Nothomb - một tác
giả người Bỉ mà Kiều Liên rất thích.
Đó là một cuốn truyện vừa hài hước vừa sâu sắc. Nữ tác giả Amelie mới chỉ 38 tuổi
nhưng đã viết 56 cuốn tiểu thuyết, in 14 cuốn, cô được hâm mộ bởi giới trẻ như một
minh tinh. Cuốn tiểu thuyết mà Kiều Liên đang thích là cuốn sách từ những ám ảnh
khi tác giả 19 tuổi, sống và làm việc tại Nhật, nơi này cô đã phải lao động trong toilet
và công việc chỉ là lo đủ giấy vệ sinh cho các đồng nghiệp ở công ty.
Khác với hầu hết những Việt kiều ở xa quê hương, họ luôn hướng về VN với một khao
khát trở về đến khắc khoải, thì Kiều Liên lại thẳng thắn trả lời câu hỏi của tôi:
- Dường như ai cũng muốn hỏi tôi có muốn về VN và bao giờ tôi sẽ trở về VN làm
việc? Lĩnh vực hiện tại tôi đang nghiên cứu chưa phù hợp với VN, ở VN cũng chưa có
một môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi như tôi đang có ở Cambridge. Hơn
nữa, tôi muốn tìm hiểu về các quốc gia, các nền văn hóa, ngôn ngữ và con người. Tôi
thấy cách tốt nhất để tìm hiểu những kiến thức này không thể chỉ là đi du lịch. Mà
cần phải sống trong một thời gian tương đối dài ở các miền đất khác nhau. Vì thế tôi
sẽ kết hợp ý thích này với công việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Tôi đã sống ở VN 17
năm, tự nghĩ là mình khá hiểu về đất nước, văn hóa, ngôn ngữ và con người VN. Thế
nên chắc là tôi sẽ dành thời gian trong tương lai tìm hiểu những miền đất khác!
Tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) vào cuối năm 2003 với bằng ưu hạng
nhất (fist-class Honous), Kiều Liên đã vượt qua cuộc tuyển chọn gắt gao với 4
tiêu chuẩn: Trí tuệ đặc biệt ưu tú; Có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập;
Có tư chất của một nhà lãnh đạo trong tương lai có thể góp phần làm thay đổi bộ
mặt thế giới; Có mong muốn và khả năng cống hiến cho nhân loại bằng công
trình nghiên cứu cụ thể.
Và cô đã được chọn là 1 trong 50 sinh viên trên toàn thế giới nhận học bổng Bill
Gates trị giá 200.000 bảng Anh (tương đương 400.000 USD) để học thẳng tiến
sĩ tại Đại học Cambride mà không phải theo học thạc sĩ.
Trong thời gian học ở Cambridge (2004 - 2006), không chỉ nghiên cứu đề tài
Công nghệ trong lĩnh vực cấu trúc nguyên tử và phổ cộng hưởng từ nhân trong
dược phẩm với cơ thể con người, Kiều Liên còn được mời giảng dạy ở nhiều
trường đại học khác nhau trên thế giới.
Điều này lại giúp cô tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế để rút
ngắn thời gian học tiến sĩ trong một lĩnh vực mới, nhiều khó khăn đến mức kinh
ngạc: 2 năm.
Cô tâm sự rằng, chính những lời động viên của Bill Gates trong lá thư gửi cho cô
3 năm trước đã là nguồn khích lệ mạnh mẽ, thúc đẩy cô học tập: “Tôi mong
muốn cô có thể là một trong nhiều nhà lãnh đạo tương lai có thể thay đổi cái
nhìn về thế giới, làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn”.
Vì lý do công việc, nên lễ trao băng tiến sĩ của Kiều Liên phải hoãn vào tháng 7
năm nay, nhưng cô đã tốt nghiệp từ năm ngoái, khi vừa tròn 25 tuổi.
Hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên đang là Giám đốc các Dự án nghiên cứu
quốc tế của Tập đoàn TWI, Vương quốc Anh.
Nữ tiến sĩ tuổi 25
Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào
tháng 7 năm nay của Đại học Cambridge, Anh có duy nhất một
người Việt Nam. Và trong lĩnh vực nghiên cứu Y - Hóa - Lý, cô
cũng là nữ tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam: Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên,
sinh năm 1981.
>> Người Việt được chọn gặp Nữ hoàng Anh
Tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) vào cuối năm 2003 với
bằng ưu hạng nhất (fist-class Honous), Kiều Liên đã vượt qua cuộc
tuyển chọn gắt gao với 4 tiêu chuẩn: Trí tuệ đặc biệt ưu tú; Có thành tích xuất sắc trong quá
trình học tập; Có tư chất của một nhà lãnh đạo trong tương lai có thể góp phần làm thay đổi
Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên
trong lễ tốt nghiệp.
bộ mặt thế giới; Có mong muốn và khả năng cống hiến cho nhân loại bằng công trình
nghiên cứu cụ thể.
Và cô đã được chọn là 1 trong 50 sinh viên trên toàn thế giới nhận học bổng Bill Gates trị giá
200.000 bảng Anh (tương đương 400.000 USD) để học thẳng tiến sĩ tại Đại học Cambride
mà không phải theo học thạc sĩ.
Trong thời gian học ở Cambridge (2004 - 2006), không chỉ nghiên cứu đề tài Công nghệ
trong lĩnh vực cấu trúc nguyên tử và phổ cộng hưởng từ nhân trong dược phẩm với cơ thể
con người, Kiều Liên còn được mời giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau trên thế
giới.
Điều này lại giúp cô tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế để rút ngắn thời
gian học tiến sĩ trong một lĩnh vực mới, nhiều khó khăn đến mức kinh ngạc: 2 năm.
Cô tâm sự rằng, chính những lời động viên của Bill Gates trong lá thư gửi cho cô 3 năm
trước đã là nguồn khích lệ mạnh mẽ, thúc đẩy cô học tập: “Tôi mong muốn cô có thể là một
trong nhiều nhà lãnh đạo tương lai có thể thay đổi cái nhìn về thế giới, làm cho thế giới ngày
một tốt đẹp hơn”.
Vì lý do công việc, nên lễ trao băng tiến sĩ của Kiều Liên phải hoãn vào tháng 7 năm nay,
nhưng cô đã tốt nghiệp từ năm ngoái, khi vừa tròn 25 tuổi.
Hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên đang là Giám đốc các Dự án nghiên cứu quốc tế của
Tập đoàn TWI, Vương quốc Anh.
1. tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam và lá thư Bill Gates
Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên sinh ngày 12.8.1981 tại Hà Nội, Kiều Liên học cấp 1 và 2 ở trường
Trưng Vương, chuyên Anh Marie Curie. Học chuyên Hóa cấp 3 ở Đại Học Tổng Hợp.
Trong những năm học cấp ba, Kiều Liên đoạt hai giải học sinh giỏi quốc gia và Olympic quốc tế
nên được tuyển thẳng vào trường ĐH Y Hà Nội. Sau 3 tháng ôn tập tiếng Anh, Kiều Liên đã giành
được suất bổng và sang học tại ĐH Adelaide (Australia) chuyên ngành Hóa học. Tại đây, Liên là
sinh viên xuất sắc toàn diện, vượt xa các bạn bè quốc tế. Những năm học tại Adelaide, cô liên
tiếp nhận được nhiều huy chương cho thành tích học tập của mình đồng thời hoàn thành một số
công trình nghiên cứu: Xử lý nước thải (đề tài này được đưa vào ứng dụng thực tiễn tại Úc), túi
nylon tự hủy làm từ bột ngô, chế tạo ô tô chạy bằng hóa chất
Năm 2003, Kiều Liên dự thi để giành suất học bổng Gates Cambridge và cô đã trở thành một
trong 50 sinh viên trên thế giới giành được học bổng danh giá này. Chính những lời động viên
của Bill Gates trong lá thư gửi cho cô 3 năm trước đã là nguồn khích lệ mạnh mẽ, thúc đẩy cô
học tập: "Tôi mong muốn cô có thể là một trong nhiều nhà lãnh đạo tương lai có thể thay đổi cái
nhìn về thế giới, làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn".
Cuối năm 2006, tin cô gái Việt Nam nhỏ bé vừa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại trường Đại
học danh giá Cambridge - Anh quốc ở tuổi 25 đã gây ra những xôn xao. Đó là nữ tiến sĩ trẻ nhất
Việt Nam - Nguyễn Kiều Liên.
Đến Cambridge bằng học bổng của Bill Gates
Khi còn học cấp 2, môn học mà Kiều Liên thích nhất là tiếng Anh, còn ở cấp 3 là tiếng Pháp. Cho
đến giờ tuy Liên vẫn rất thích học ngoại ngữ, nhưng cô không theo đuổi chuyên ngành này vì
cho rằng cho dù nó vô cùng cần thiết thì cũng chỉ là một công cụ mà thôi. Chọn lựa chuyên
ngành hóa học khi học lớp 10, Kiều Liên đã suy nghĩ rất nghiêm túc: Nếu muốn trở thành nhà
khoa học thì cô phải bắt đầu ngay từ bây giờ, còn nếu muốn, cô có thể học ngoại ngữ sau này.
Và thực tế đã chứng minh cô không sai.
Được lựa chọn đi học ở Úc rồi ở Anh là thành quả của những nỗ lực tự thân của chính cô gái Việt
nhỏ bé này. Kiều Liên biết và dám mơ ước những điều tưởng như xa xôi theo mắt nhìn của nhiều
người rồi nỗ lực hết mình để biến những ước mơ ấy thành hiện thực. Ngay khi còn học ở trường
Đại học Adelaide - Úc, Kiều Liên đã nói với thầy giáo của mình về mong muốn sẽ được làm Tiến
sĩ ở trường Cambridge, Anh quốc. Một ước mơ quá lớn, bởi thầy giáo của Kiều Liên luôn đánh giá
cô là sinh viên xuất sắc nhất mà ông từng dạy, nhưng để được nhận vào làm Tiến sĩ ở
Cambridge vẫn là điều vô cùng khó.
Kiều Liên vẫn quyết định nộp đơn. Thầy giáo của Kiều Liên cũng chính là một trong số những
người viết thư giới thiệu cô gửi đến trường Cambridge. Kiều Liên sẽ không bao giờ biết trong thư
giới thiệu những người đó nói gì nhưng có hề gì vì mọi chuyện còn lại đã trở thành lịch sử.
Năm học đầu tiên ở Adelaide, Kiều Liên được học bổng quốc tế loại 1, năm thứ 2 được Huy
chương JCEC về công nghệ hóa học; năm thứ 3 được học bổng xuất sắc Esso/Mobil về kỹ thuật
hóa học. Năm học cuối cùng, Liên là người Việt duy nhất ở Adelaide (Úc) được nhận bằng tốt
nghiệp đại học hạng nhất. Ngay sau đó, qua phỏng vấn cô được thông báo đã được chọn là 1
trong 50 sinh viên xuất sắc nhất thế giới, được trao học bổng Gates - Cambridge do Bill Gates
sáng lập và trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận học bổng danh giá này để tiếp tục
theo học lấy bằng Tiến sĩ tại Anh.
Lá thư của Bill Gates
Luôn cởi mở với các cơ hội
Khó có thể có nhận xét chung về môi trường học tập của nước Anh, nhưng với Đại học
Cambridge - một trong số các trường đại học lâu đời và danh tiếng nhất trên thế giới, chỉ có thể
dùng một từ: tuyệt vời! Cambridge có rất nhiều phương tiện tài chính, có cơ hội để nghiên cứu
khoa học và công nghệ cao với các đồng nghiệp giỏi đến từ khắp nơi trên thế giới.
Đến từ đất nước xa xôi như Việt Nam rõ ràng là khác xa với việc đến từ một nước phát triển ở
châu Âu, hay châu Mỹ, nhưng Kiều Liên có được sự bình đẳng với tất cả các bạn bè. Mọi người
luôn giúp đỡ cô một cách nhiệt tình vui vẻ. Kiều Liên có nhiều bạn bè tốt từ Úc và Anh.
Sang Úc học đại học rồi sang Anh làm Tiến sĩ, những chuyển biến ấy vừa có vừa không nằm
trong dự định học hành của Kiều Liên. Nữ tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam này không lên kế hoạch nào
cụ thể cho tương lai nhưng luôn cởi mở với các cơ hội khác nhau.
Lựa chọn con đường trở thành Khoa học gia với Kiều Liên có lẽ xuất phát từ tuổi ấu thơ, cô đã
thích đọc truyện về những nhà khoa học lớn trên thế giới, rồi luôn ao ước được học tập và
nghiên cứu trong những môi trường như thế. Việc được học bổng đại học ở Úc khi đã được tuyển
thẳng vào Đại học Y Hà Nội, rồi lại sang Cambridge cũng có thể coi là sự tình cờ. Nếu tính toán
và lập kế hoạch cho đời mình, rất có thể cô bạn này sẽ sang Pháp học đại học (vì khi đó Kiều
Liên đang rất thích ngoại ngữ và cô đang học tiếng Pháp) rồi làm Tiến sĩ ở Canada chẳng hạn.
Khi còn đang học tại Anh, Liên còn được vinh dự gặp Nữ hoàng Anh cùng chồng khi Nữ hoàng
đến thăm ĐH Cambridge. Lúc ấy nữ Tiến sĩ tương lai Nguyễn Kiều Liên, 24 tuổi là người Việt
Nam duy nhất được chọn gặp mặt Nữ hoàng vào ngày 8/6/2005
Đồng thời gian ấy Liên cũng nhận học bổng Danh dự của Nữ hoàng Anh.
Vì lý do công việc, nên lễ trao băng tiến sĩ của Kiều Liên phải hoãn vào tháng 7 năm nay(2007),
nhưng cô đã tốt nghiệp từ năm ngoái, khi vừa tròn 25 tuổi.
TS Kiều Liên (bên trái) đang quỳ nhận bằng tiến sĩ theo nghi thức
Khoa học và tuổi thơ
Quà tặng bất ngờ cho mẹ và tuổi thơ
Ngày xưa gia đình Liên sống trên tầng 5 của khu tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam. Nước ngày ấy
khan hiếm, hai chị em Kiều Liên thường phải thức đến 1-2h sáng để hứng nước từ vòi công
cộng. Nước ấy mang về, đầu tiên để rửa rau, sau đó dùng rửa chén, bát, xong rồi dùng lau nhà
và cuối cùng mang đi tưới rau.
Chị gái Liên kể: "Tôi cứ nghĩ đó chỉ là những kỷ niệm ấu thơ của một thời vất vả, thiếu thốn. Khi
em tôi lớn lên, giữa bạn bè năm châu, giữa đống sách vở phong phú, giữa những phòng thí
nghiệm sáng choang… em sẽ quên. Nhưng, luận án tốt nghiệp ĐH Adelaide (Australia) của em là
một công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao: đó là xử lý nước thải bằng hoá chất để quay
vòng thành nước sử dụng hàng ngày.
Luận án đạt điểm tối đa và hiện được áp dụng tại nước bạn. Em làm luận án ấy để tặng những
đêm chờ nước mỏi mòn đến 2h sáng của chúng tôi".
Khi mẹ mang thai Kiều Liên ở tháng thứ 6 thì bị xuất huyết, sức khoẻ của bà rất yếu, bà thường
xuyên phải uống thuốc theo định kỳ vào một giờ nhất định hằng ngày. Chỉ cần quên uống thuốc
một ngày, hoặc uống sai giờ chỉ định, quá trình điều trị phải bắt đầu lại từ đầu.
Khi lớn lên, Kiều Liên thường hỏi đi hỏi lại chị gái chuyện thuốc thang điều trị của mẹ khi mang
thai lần ấy. Hai mươi năm đã trôi qua và một trong những ứng dụng của công trình khoa học của
Kiều Liên là: hoá chất xúc tác phối hợp bắn tia xạ vào thuốc điều trị dài ngày, để giúp cho những
người phải uống thuốc thường xuyên vào một giờ nhất định chỉ cần uống một lần duy nhất cho
cả đợt điều trị.
Và đây cũng là món quà sinh nhật bất ngờ Kiều Liên dành tặng mẹ mình vào năm 2004, khi cô
đăng ký làm luận án Tiến sĩ Hoá Y tại Anh.
Phỏng vấn của Dân Trí với Liên
Làm khoa học là để mở ra những chân trời mới
Được biết, hiện tại, Liên đang nghiên cứu về hình ảnh Terahertz 3 chiều. Với ứng dụng dựng
hình của bức xạ Terahertz (THz), kết hợp kỹ thuật sử dụng trong chụp X-quang với lượng Laze
phân lớp phân tử công suất cao, chúng ta sẽ tái dựng thành công bản đồ 3D của vật mẫu (mà
hiện tại các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều tập trung vào việc xây dựng hình ảnh không
gian hai chiều 2D). Nghiên cứu về một lĩnh vực mà rất lâu nữa Việt Nam mới có thể áp dụng,
Liên có những suy nghĩ như thế nào?
Nhà khoa học Louis Pasteur từng nói rằng "Khoa học không có ranh giới quốc gia, bởi vì
kiến thức là tài sản của nhân loại". Là một nhà khoa học, tôi hoàn toàn đồng ý. Làm khoa
học là để khám phá ra những kiến thức mới, mở ra những chân trời mới cho nhân loại, để phục
vụ cho lợi ích của con người nói chung. Khoa học không phục vụ riêng cho một thể chế chính trị
hay quốc gia nào.
Công trình tiến sĩ của tôi nằm trong lĩnh vực Terahertz bước sóng từ 0.1 x 1012 Hz. Đây là một
lĩnh vực vật lý khá mới, được nghiên cứu nhiều từ khoảng 10 năm trở lại đây. Tôi nghiên cứu hai
phần: quang phổ Terahertz và hình ảnh Terahertz. Ở quang phổ, tôi nghiên cứu những ứng dụng
của quang phổ Terahertz trong lĩnh vực dược phẩm, hoá học và khoa học vật liệu. Trong lĩnh vực
hình ảnh, tôi thiết kế và xây dựng một hệ thống hình ảnh 3 chiều.
Chi tiết của các công trình này được công bố tại 4 hội nghị quốc tế và in trong 5 bài báo khoa
học, bao gồm 1 bài được in trong tạp chí Nature Materials - một trong những tạp chí có uy tín
nhất trong giới khoa học. Lĩnh vực Terahertz như đã nói ở trên là rất mới, dự tính là cần phải 20
- 30 năm nghiên cứu nữa thì mới có những ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, tôi chuyển sang làm việc trong lĩnh vực ứng dụng của tia laser trong
công nghệ vật liệu. Tôi làm việc tại Công ty TWI. Tôi phụ trách nhiều dự án trong lĩnh vực sử
dụng tia laser công suất cao để hàn, cắt và xử lý bề mặt vật liệu. Các công trình này được ứng
dụng trong công nghệ sản xuất máy bay, tàu thuyền và thiết bị máy móc. TWI là một công ty
khoa học và tư vấn vật liệu vào hàng lớn nhất châu Âu, làm việc với hơn 3.000 công ty khắp thế
giới nên tôi thường xuyên phụ trách những dự án quốc tế.
Ngay từ khi học cấp 3, Kiều Liên đã được ĐH Adelaide (Australia) để ý và chọn lựa đưa sang Úc
học ngay sau đó. Có người cho rằng, những người giỏi của Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm
của các chuyên gia giáo dục nước ngoài, và thường “bị” họ “cướp” đi đào tạo từ rất sớm. Liên có
thấy mình là một trường hợp như vậy?
Không, tôi thấy bản thân rất may mắn được học tập và nghiên cứu tại Adelaide và Cambridge,
nơi có rất nhiều phương tiện kỹ thuật và cơ hội nghiên cứu. Là một nhà khoa học, điều quan
trọng nhất với tôi là được dùng trí tuệ và năng lực của mình để nghiên cứu ra những điều tốt
đẹp cho nhân loại
Có vẻ như Liên đã có kế hoạch dài hạn làm việc tại Anh với những dự án nghiên cứu quốc tế
(thuộc tập đoàn TWI). Xét trong trường hợp của Liên, liệu có thể xem là một kiểu “chảy máu
chất xám” của Việt Nam không?
Vì lý do cá nhân, tôi sẽ sống và làm việc ở Cambridge trong vòng 3-4 năm tới. Sau đó thì chưa
biết được. Nếu cho rằng tôi là "một trường hợp chảy máu chất xám" thì đó là ý kiến cá nhân. Đối
với tôi, quốc gia mà tôi làm việc thì không quan trọng, điều quan trọng là tôi làm được những gì
ở quốc gia đó.
Môi trường làm việc ở Việt Nam tại thời điểm này không phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và
phương pháp làm việc của tôi nên tôi chọn không làm việc tại Việt Nam. Đây hoàn toàn là một
quyết định nghề nghiệp.
Tôi xin khẳng định lại, là một nhà khoa học, tôi chỉ muốn làm khoa học, không bị ảnh hưởng bởi
quan điểm chính trị và những thứ khác. Hy vọng là những công trình nghiên cứu của tôi có ích
cho nhân loại, trong đó có những người dân Việt Nam.
Bạn đã từng có công trình nào ấp ủ nghiên cứu nhưng cuối cùng lại không thực hiện được?
Tôi rất thích câu hỏi này, vì nó nhắc tôi nhớ lại một ký ức cũ. Đây không phải là công trình nhưng
là một ý tưởng tôi từng ôm ấp nhưng rồi phải từ bỏ. Từ bé, tôi đã muốn trở thành một nhà phẫu
thuật.
Tốt nghiệp cấp 3 chuyên Hoá ĐH Tổng hợp, tôi được tuyển thẳng vào ĐH Y Hà Nội và học ở đó
được 3 tháng. Tôi còn nhớ rất rõ là sau tuần học quân sự, chúng tôi bắt đầu học môn giải phẫu.
Chúng tôi đến Viện Giải phẫu mổ tử thi, tôi không hề sợ mà rất thích và học được rất nhiều điều.
Sau ba tháng ở trường Y, tôi có cơ hội được sang Adelaide học đại học, nhưng để học công nghệ
hoá học. Tôi rất thích đi đây đó nên quyết định rời bỏ ĐH Y Hà Nội để sang Adelaide học hoá.
Nhiều năm đã trôi qua nhưng mỗi lần nghe đến ngành Y là tôi vẫn nhớ về ước mơ ngày xưa và
tôi luôn kính phục các bác sĩ.
Tôi không thần tượng ai cả
Tất nhiên, đối với tôi Bill Gates là biểu tượng của tài năng và cũng là biểu tượng của sự xa vời!
Được biết, Kiều Liên đã từng nhận được thư của Bill Gates. Trong thư còn có đoạn “Tôi mong
muốn cô có thể là một trong nhiều nhà lãnh đạo tương lai có thể thay đổi cái nhìn về thế giới…”.
Xin hỏi, Bill Gates trong mắt bạn có thể được miêu tả như thế nào?
Đối với tôi, Bill Gates là một người thông minh, quyết tâm và rộng rãi. Nhưng tôi không thần
tượng ai cả. Tôi được chọn trao học bổng Bill Gates dựa trên 4 tiêu chuẩn:
- trí tuệ đặc biệt ưu tú
- có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập
- có tư chất của một nhà lãnh đạo trong tương lai có thể góp phần làm thay đổi bộ mặt thế giới
- có mong muốn và khả năng cống hiến cho nhân loại bằng công trình nghiên cứu cụ thể.
Trong môi trường học tập và làm việc của Kiều Liên tại nước Anh, bạn bè và đồng nghiệp thường
nói với Liên những gì về Việt Nam?
Đa số mọi người thường chỉ biết về Việt Nam qua chiến tranh chống Mỹ. Họ có rất ít thông tin về
Việt Nam ngày nay. Tôi thỉnh thoảng kể cho họ thêm về Việt Nam và đưa họ đến quán ăn Việt
Nam, hay làm món gỏi cuốn (đây là món Việt Nam duy nhất mà tôi biết làm), thường mọi người
bên này rất thích các món ăn Việt Nam.
Những điều thú vị nhất (theo bạn) mà bạn đã từng nghe, từng thấy, từng học được từ các nước
đã đi qua và từ những bạn bè, đồng nghiệp quốc tế?
Điều thú vị nhất mà tôi đã học được sau 8 năm học tập, nghiên cứu, làm việc và sống ở nhiều
quốc gia là: Con người đủ hình dạng, màu sắc, ngôn ngữ, phong tục khác nhau nhưng khi đã trở
thành bạn bè và hiểu nhau thì bản chất con người ở đâu cũng giống nhau.
Quan trọng là, bạn đã làm được những gì?
Nếu có một ngày không có khoa học với Liên sẽ là một ngày như thế nào?
Tôi có rất nhiều ngày không có khoa học chứ! Khoa học chỉ là một phần cuộc sống của tôi thôi.
Tôi thích làm rất nhiều thứ như: ngồi chơi, nói chuyện, viết mail cho bạn bè, tập thể thao (tôi tập
võ Taekwondo 3 lần mỗi tuần và chạy 2 - 3 lần mỗi tuần), đi nghe nhạc, đọc truyện và học ngoại
ngữ.
Tôi rất thích ngôn ngữ vì khi ta biết ngôn ngữ của một quốc gia, ta hiểu được rất nhiều điều về
quốc gia đó mà dịch thuật không bao giờ có thể làm được. Tôi học tiếng Pháp từ cấp 3, tôi rất
thích tiếng Pháp, thỉnh thoảng tôi đọc truyện bằng tiếng Pháp và cố gắng luyện nói với những
người bạn Pháp ở đây nhưng mà khả năng nói của tôi không được tốt lắm.
Tôi cũng biết tiếng Phần Lan nữa, đây là một ngôn ngữ rất khó và khác với những ngôn ngữ của
châu Âu nhưng rất thú vị. Tôi có thể giao tiếp đơn giản và đọc những truyện đơn giản bằng tiếng
Phần Lan.
Tôi nghĩ, khoa học, xã hội hay nghệ thuật đều cần thiết với nhân loại. Điều quan trọng không
phải là bạn làm việc trong lĩnh vực nào mà bạn đã làm được những gì trong lĩnh vực ấy!
Cảm ơn Kiều Liên về buổi trò chuyện!
@Bài viết trên được tổng hợp từ nhều nguồn
* * * * *
Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Quân Lực Mỹ Lương Việt
Nguyễn Dương & Trần Vũ, Cập Nhựt 2009/08
Một thanh niên Mỹ gốc Việt nữa thành công
trong quân nghiệp tại Hoa Kỳ : Lần đầu tiên
một Đại Tá người Mỹ gốc Việt chỉ huy một lữ
đoàn chiến đấu lên đường sang Afghanistan
Cali Today News - Sau 14 tháng trên chiến
trường Iraq, lữ đoàn 3 thuộc Sư Đoàn Lục quân
Không Kỵ 101 chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ
mới ở Afghanistan. Lữ đoàn này có một viên chỉ
huy rất đặc biệt.
Đó là Đại Tá Việt Lương, thuộc gia đình người
Việt tỵ nạn đến Hoa Kỳ vào năm 1975. Ông Lương là người gốc Việt
duy nhất chỉ huy đến cấp lữ đoàn, và ông tỏ ra hài lòng với nhiệm vụ
mới.
Ông nói : “Theo tôi chuyện điều động này rất quan trọng, tiêu biểu cho
giá trị Hoa Kỳ : đó là cơ hội, tự do, tình hữu nghị và sự bình đẳng”.
Lữ đoàn mà ông chỉ huy hôm nay có quá khứ dính líu tới chiến tranh
VN. Năm 1967 nó được điều động ở VN và chiến đấu dữ dội khắp nơi
sau đó. Việt Lương nói : “thật là một vinh dự đứng trong lữ đoàn này,
một niềm ưu ái nữa”.
Sau khi tốt nghiệp Đại Học South California, Việt Lương bắt đầu cuộc
đời binh nghiệp trong Lục Quân, kể cả phục vụ trong Sư Đoàn 82
Không Kỵ ở Nam Carolina và lữ đoàn 173 Không Kỵ ở Ý.
Với kinh nghiệm ở Iraq, Đại Tá Việt cho hay : “Afghanistan là cái gì
khác, nhưng tôi không đồng ý phải bỏ hết, những kinh nghiệm tốt đẹp ở
Iraq đâu phải biến mất, có thể chuyển qua bên Afghanistan đấy”.
Trong tháng 07 này lữ đoàn của ông đã bắt đầu tập luyện cho chiến
trường mới, kể cả việc học kỹ thuật ngôn ngữ và tiếp xúc văn hoá mới,
cùng những phương tiện cơ giới phù hợp với địa hình hiểm trở của
Afghanistan
Ông cũng nhìn nhận áp lực tâm lý đang đè nặng lên các chiến hữu và
gia đình họ : “Lữ đoàn này là lữ đoàn được điều động chiến đấu nhiều
nhất trong Lục Quân, chúng tôi phải giảm thì giờ ở nhà cùng với gia
đình”.
Trong quân lực Hoa Kỳ chiến đấu trên chiến trường quốc tế, có nhiêàu
binh sĩ gốc Việt, mà trong đó đã có nhiều người vĩnh viễn nằm xuống vì
lý tưởng của Hoa Kỳ ở Iraq, Afghanistan …
Trong dịp Tết 2007, nhật báo Cali Today đã tổ chức Tết Chiến Sĩ tại nhà
hàng Kobe, nhằm vinh danh các chiến sĩ gốc Việt trên các chiến trường
Trung Đông về ăn tết, và cuộc gặp gỡ anh tiền tuyến, em (các hoa hậu
áo dài, và tuổi trẻ Bắc Cali) hậu phương đầy xúc động mà quý vị có thể
xem lại qua thước phim trên đầu bài này.
Cũng trong thời gian qua, nhật báo Cali Today cũng đã giới thiệu hay
mời về tham dự Đêm Cali những sĩ quan ưu tú người Mỹ gốc Việt như
nữ Đại Uý Bác Sĩ Nguyễn Cẩm Vân trên chiến hạm Kitty Hawk ở Thái
Bình Dương, nữ thiếu tá bác sĩ Dương Thuý An từ Nam Hàn, nữ Đại Uý
phi công phản lực chiến đấu Elizabeth Phạm, hay Hạm Trưởng Lê Bá
Hùng – người San Jose của chúng ta.
Nay chúng ta có thêm Đại Tá Việt Lương …
Máu của tuổi trẻ Việt đã đổ trên nhiều chiến trường vì tự do. Thân xác
Viêt đã ngã xuống vì tự do của nhân loại, và nhiều thanh niên nam nữ
gốc Việt đang nối tiếp cha anh, những chiến sĩ oai hùng của VNCH
ngày nào, làm rạng danh nơi chiến địa thế giới dưới màu áo binh sĩ Hoa
Kỳ …
Những tuổi trẻ như thế làm chúng ta hãnh diện.
* * * * *
Thẩm Phán Liên Bang Gốc Việt Đầu Tiên
Diễn Đàn Internet 2009/08/04
Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn Được TT Obama Đề Cử Vào Toà Án
Liên Bang
Thẩm phán Jacqueline H Nguyễn (Ảnh :
Democraticunderground.com).
Hôm 31/07, Tổng Thống Barack Obama đã đề cử
thẩm phán Toà Thượng Thẩm Los Angeles,
Jacqueline H Nguyễn, làm thẩm phán Toà Án
Liên Bang khu vực Trung California
Thẩm Phán Jacqueline H Nguyễn 44 tuổi, sinh tại
Đà Lạt. Bà là con của một Thiếu Tá VNCH. Bà
định cư tại Hoa Kỳ năm 1975, khi bà lên 9 tuổi.
Bà lớn lên tại Los Angeles và tốt nghiệp luật khoa
tại Đại học UCLA năm 1991 và làm việc tại công ty luật Musick, Peeler
& Garrett.
Năm 2002, bà được Thống Đốc California Gray Davis đề cử vào chức
thẩm phán Toà Thượng thẩm Los Angeles và bà là nữ thẩm phán gốc
Việt đầu tiên của California. Thẩm phán Jacqueline H Nguyễn nổi tiếng
vì các vụ xét xử tội khủng bố.
Toà án Liên Bang Khu Vực Trung California bao gồm các
quận : Riverside, San Bernadino, Orange,Los Angeles, San Luis
Obispo, Santa Barbara và Ventura.
Thẩm Phán Jacqueline H Nguyễn sẽ thế chổ một thẩm phán vừa từ
chức. Quyết định đề cử này của TT Obama sẽ do Thượng Viện Hoa Kỳ
phê chuẩn.
Cô nữ tiến sĩ trẻ này có niềm đam mê lớn nhất là làm khoa học nhưng cũng như
bất kỳ người trẻ nào ở vào độ tuổi của cô, Liên cũng thích dành thời gian cho
bạn bè, đi tập thể thao, nghe nhạc và đọc truyện. Sở thích học ngoại ngữ từ nhỏ
đến tận bây giờ vẫn là đam mê của Kiều Liên. Cô đọc sách của nhiều tác giả
nhưng gần đây nhất có cuốn Stupeur et tremblement (Run rẩy và sợ hãi) của
Amelie Nothomb - một tác giả người Bỉ mà Kiều Liên rất thích.
Đó là một cuốn truyện vừa hài hước vừa sâu sắc. Nữ tác giả Amelie mới chỉ 38
tuổi nhưng đã viết 56 cuốn tiểu thuyết, in 14 cuốn, cô được hâm mộ bởi giới trẻ
như một minh tinh. Cuốn tiểu thuyết mà Kiều Liên đang thích là cuốn sách từ
những ám ảnh khi tác giả 19 tuổi, sống và làm việc tại Nhật, nơi này cô đã phải
lao động trong toilet và công việc chỉ là lo đủ giấy vệ sinh cho các đồng nghiệp ở
công ty.
Khác với hầu hết những Việt kiều ở xa quê hương, họ luôn hướng về VN với
một khao khát trở về đến khắc khoải, thì Kiều Liên lại thẳng thắn trả lời câu hỏi
của tôi:
- Dường như ai cũng muốn hỏi tôi có muốn về VN và bao giờ tôi sẽ trở về VN
làm việc? Lĩnh vực hiện tại tôi đang nghiên cứu chưa phù hợp với VN, ở VN
cũng chưa có một môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi như tôi đang có ở
Cambridge. Hơn nữa, tôi muốn tìm hiểu về các quốc gia, các nền văn hóa, ngôn
ngữ và con người. Tôi thấy cách tốt nhất để tìm hiểu những kiến thức này không
thể chỉ là đi du lịch. Mà cần phải sống trong một thời gian tương đối dài ở các
miền đất khác nhau. Vì thế tôi sẽ kết hợp ý thích này với công việc ở nhiều quốc
gia khác nhau. Tôi đã sống ở VN 17 năm, tự nghĩ là mình khá hiểu về đất nước,
văn hóa, ngôn ngữ và con người VN. Thế nên chắc là tôi sẽ dành thời gian trong
tương lai tìm hiểu những miền đất khác!
Nữ tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên sinh ngày 12.8.1981 tại Hà Nội, Kiều Liên học cấp 1
và 2 ở trường Trưng Vương, chuyên Anh Marie Curie. Học chuyên Hóa cấp 3 ở
Đại học Tổng hợp, được tuyển thẳng vào Đại học Y HN, sau đó được học bổng
năm 2000 tại trường ĐH Adelaide (Úc), Kiều Liên là 1 trong số 50 sinh viên trên
thế giới nhận được học bổng Gates - Cambridge và bảo vệ luận án tiến sĩ tháng
12.2006. Hiện cô làm việc trong lĩnh vực ứng dụng của tia laser trong công nghệ
vật liệu tại Công ty TWI - Vương quốc Anh.
4 tiêu chí để một sinh viên đ0ạt được học bổng Gates Cambridge:
- Trí tuệ phải đặc biệt ưu tú
- Có thành tích đặc biệt xuất sắc suốt các năm học phổ thông cũng như ở bậc
đại học
- Có tư chất của một nhà lãnh đạo trong tương lai có thể góp phần làm thay đổi
bộ mặt thế giới, làm thế giới tốt đẹp hơn
- Có mong muốn cống hiến cho xã hội bằng những công trình nghiên cứu hay
thành tích cụ thể
Lê Thị Thái Hòa (Tuổi Trẻ)