Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch tổ chức giai điệu tuổi hồng 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.82 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN SA PA
PHÒNG GD&ĐT
Số: /KH-PGD&ĐT
DỰ THẢO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sa Pa, ngày tháng 4 năm 2011
KẾ HOẠCH
Tổ chức chương trình giao lưu tiếng hát
“Giai điệu tuổi hồng” huyện Sa Pa năm 2011
Căn cứ Công văn số 131/SGD&ĐT-GDTrH ngày 18/02/2011 của Sở Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức Hội thi ‘‘Giai điệu tuổi hồng’’ năm 2011,
Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch tổ chức chương trình giao lưu tiếng
hát ‘‘Giai điệu tuổi hồng’’ huyện Sa Pa năm 2011 và hướng dẫn các đơn vị trường
học thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua ‘‘Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực’’.
- Qua Họi thi cấp trường và chương trình giao lưu cấp huyện nhằm tăng
cường công tác giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh; tạo không khí vui tươi, phấn
khởi trong các nhà trường; thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2010-
2011.
- Tuyển chọn và thành lập Đoàn Học sinh huyện Sa Pa tham dự xét duyệt các
tiết mục tham gia Hội thi toàn quốc tại tỉnh Lào Cai.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động biểu diễn phải có ý nghĩa giáo dục cao; tạo không khí phấn
khởi, thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà
trường.
- Tổ chức các hoạt động của Hội thi cấp trường, chương trình giao lưu cấp


huyện phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, thiết thực và tiết kiệm.
II. ĐỐI TƯỢNG, THÀNH PHẦN THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU
1. Đối tượng
Thí sinh tham gia Giai điệu tuổi hồng các cấp là những học sinh hiện đang
học tập tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Phổ thông cơ sở, Phổ thông dân
tộc nội trú, Trung học phổ thông trong toàn huyện năm học 2010-2011.
2. Thành phần
- Các trường Trung học cơ sở, Tiểu học trên cùng địa bàn xã, thị trấn thành
lập 01 Đoàn học sinh tham dự Chương trình giao lưu cấp huyện; cử 01 lãnh đạo
đơn vị có học sinh tham dự Hội thi làm Trưởng đoàn. Học sinh Tiểu học chủ yếu
tham dự Hội thi cấp trường, nếu các Đoàn có học sinh Tiểu học tham dự chương
trình giao lưu cấp huyện thì số lượng không quá 1/3 trong tổng số 22 thành viên
chính thức theo quy định.
- Mỗi trường Trung học phổ thông thành lập 01 đoàn học sinh tham dự
chương trình giao lưu cấp huyện do 01 lãnh đạo nhà trường làm Trưởng đoàn.
- Thí sinh tham dự chương trình giao lưu cấp huyện là những thí sinh đã đạt
thành tích tại cuộc thi cấp trường. Tổng số thí sinh của mỗi đoàn tham dự Chương
trình giao lưu không quá 22 người (kể cả phụ hoạ và dẫn chương trình); dàn nhạc
(nếu có) và các thành phần khác (không tham gia biểu diễn) không tính trong tổng
số người nói trên.
III. QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HỘI THI
1. Thời gian tổ chức Hội thi cấp trường.
1.1. Hội thi cấp trường tổ chức trước ngày 20/4/2011.
2. Tên Hội thi cấp trường: Hội thi ‘‘Giai điệu tuổi hồng’’ năm 2011.
3. Chủ đề của Hội thi: ‘‘Ước mơ xanh’’
4. Thể loại dự thi
4.1. Hội thi ‘‘Giai điệu tuổi hồng’’ năm 2011 bao gồm các thể loại chính là
Đơn ca, Song ca, Tốp ca:
- Các bài hát dự thi phải thể hiện bằng tiếng phổ thông, thí sinh hát các bài hát
bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số thì phải có ít nhất một lần hát bằng

tiếng Việt phổ thông.
- Các tiết mục hát nếu dùng băng, đĩa cho phần nhạc đệm thì không được
dùng băng, đĩa đã ghi sẵn lời hát (trừ phần hát bè, hát phụ hoạ). Người ngoài sân
khấu không được hát thay thí sinh đang biểu diễn.
4.2. Trong chương trình dự thi ‘‘Giai điệu tuổi hồng’’ cấp trường có thể có
các thể loại ca, múa, nhạc và các hình thức khác, nhưng ở Chương trình giao
lưu cấp huyện, các tiết mục tham gia chủ yếu là hát như quy định tại mục 4.1.
Nếu xây dựng chương trình có tiết mục múa độc lập hoặc biểu diễn nhạc cụ thì có
không quá 01 tiết mục múa hoặc 01 tiết mục biểu diễn nhạc cụ trong chương trình
dự thi, tham gia giao lưu. Các tiết mục biểu diễn nhạc cụ (nếu có) không được
dùng băng, đĩa đã ghi sẵn phần biểu diễn.
4.3. Khuyến khích các đơn vị xây dựng chương trình có các tiết mục mang âm
hưởng dân gian, dân tộc như: Hát múa đồng dao, mô phỏng các trò chơi, trò diễn dân
gian phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông. Khuyến khích sử dụng các tác phẩm đã
tham dự cuộc vận động sáng tác ca khúc về ngành giáo dục.
5. Thời gian, thứ tự biểu diễn
5.1. Thời gian biểu diễn của mỗi Đoàn tại Hội thi, chương trình giao lưu
không quá 30 phút. Thời gian dự thi, tham gia giao lưu của mỗi Đoàn được tính từ
lúc bắt đầu giới thiệu chương trình dự thi của đoàn mình. Nếu chương trình biểu
diễn của mỗi Đoàn vượt quá thời gian quy định thì sẽ bị trừ điểm theo nguyên tắc:
quá 01 phút trừ 01 điểm vào tổng điểm chương trình của Đoàn đó.
5.2. Thứ tự biểu diễn dự thi của mỗi đoàn được xác định bằng cách rút thăm.
Ban tổ chức có quyền lựa chọn Đoàn biểu diễn đầu tiên của Hội thi.
6. Cách đánh giá điểm tiết mục, điểm chương trình, điểm toàn đoàn
2
6.1. Các tiết mục dự thi được chấm theo thang điểm 10, chính xác đến 0,25 điểm;
điểm tiết mục là điểm trung bình cộng của các giám khảo chấm cho tiết mục.
6.2. Điểm chương trình của mỗi Đoàn được chấm theo thang điểm 10,
chính xác đến 0,25 điểm và được đánh giá căn cứ vào:
- Mức độ bám sát chủ đề.

- Sắc thái dân tộc, sắc thái địa phương.
- Sự hồn nhiên, thân thiện, tươi trẻ của học sinh phổ thông.
- Ấn tượng để lại cho người xem về mặt nghệ thuật, nét mới trong nội dung và
hình thức biểu diễn. Sự kết cấu hài hoà giữa các tiết mục của toàn bộ chương trình.
6.3. Điểm toàn đoàn:
- Điểm xếp loại toàn đoàn bằng điểm trung bình cộng của các tiết mục nhân
hệ số 2, cộng với điểm chương trình.
- Đoàn nào có tổng số điểm cao hơn sẽ xếp trên, nếu có hai hay nhiều Đoàn
có số điểm bằng nhau thì Đoàn nào có số điểm chương trình cao hơn sẽ xếp trên;
nếu vẫn bằng nhau sẽ xét đến số lượng giải thưởng theo thứ tự giải nhất, nhì, ba
đạt được của mỗi Đoàn.
7. Ban giám khảo
7.1. Thành phần Ban giám khảo tại Hội thi Cấp trường là giáo viên âm nhạc
(hoặc cán bộ văn hóa) tại đơn vị, địa phương có trình độ chuyên môn, gần gũi và
am hiểu phong trào văn nghệ của học sinh phổ thông. Đối với những trường
không có giáo viên âm nhạc cần chủ động liên hệ với các trường có giáo viên
âm nhạc để mời tham gia thành phần Ban giám khảo.
7.2. Ban giám khảo Hội thi ‘‘Giai điệu tuổi hồng’’ do Ban tổ chức Hội thi ra
quyết định thành lập, đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan trong quá trình
làm giám khảo tại Hội thi.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các trường THPT thành lập Ban tổ
chức chương trình giao lưu tiếng hát ‘‘Giai điệu tuổi hồng’’ huyện Sa Pa năm 2011.
2. Địa điểm và Thời gian tổ chức chương trình giao lưu cấp huyện:
* Địa điểm: Hội trường UBND huyện Sa Pa.
* Thời gian:
- Khớp nhạc: 14
h
00’ ngày 22 tháng 04 năm 2011.
- Biểu diễn: 07

h
30’ ngày 23/4/2011.
3. Công tác chuẩn bị.
Phòng Giáo dục thành lập Ban tổ chức do lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào
tạo làm trưởng Ban, uỷ viên là các đồng chí Hiệu trưởng các trường THPT và cán
bộ chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Trưng tập các Đồng chí giáo viên sau làm nhạc công, dẫn chương trình, phục vụ
chương trình giao lưu và lựa chọn các tiết mục tham gia xét duyệt tại tỉnh Lào Cai:
1. Đồng chí: Phạm Văn Hướng - PHT trường TH Bán trú Hoàng Liên.
2. Đồng chí: Nguyễn Huy Hoàng - Giáo viên trường THCS Kim Đồng.
3. Đồng chí: Kiều Văn Vinh - Giáo viên trường TH Sử Pán.
3
4. Đồng chí: Nguyễn Duy Huấn - Giáo viên trường THCS Trung Chải
- Thời gian trưng tập 02 ngày từ 07
h
30’ ngày 22/4/2011 đến hết ngày
23/4/2011.
- Nhiệm vụ cụ thể các thành viên được trưng tập do trường ban tổ chức phân
công.
(Lưu ý: Các đồng Chí được trưng tập có mặt tại Phòng Giáo dục và Đào tạo
hồi 07
h
30’ ngày 22/4/2011 để chuẩn bị cơ sở vật chất và thống nhất nội dung
chương trình)
Hội thi ‘‘Giai điệu tuổi hồng’’ cấp trường và chương trình giao lưu cấp
huyện là hoạt động văn hoá trọng tâm của tuổi trẻ học đường tỉnh Lào Cai năm
học 2010-2011; thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua ‘‘Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực’’. Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị
trường học triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung hướng dẫn; sau khi kết thúc Hội
thi cấp trường báo cáo kết quả công tác tổ chức về Phòng Giáo dục và Đào tạo (Tổ

chuyên môn THCS) trước ngày 22/4/2011 để tổng hợp báo cáo Sở GD&ĐT ./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo PGD&ĐT;
- Phòng VHTT&DL (P/h);
- Trường THPT: Số 1, Số 2;
- Các trường TH,THCS, PTCS, PTDT Nội trú;
- Huyện Đoàn(P/h);
- Lưu: VT, TH, THCS.
KT.TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
4

×