GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
Lời mở đầu
Sau quá trình đổi mới, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng,
quy mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát
triển các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và doanh nhân nói riêng; thực sự
ngân hàng là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt,
trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy
động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu
hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Vì vậy, ngành ngân hàng
xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm
phát, ổn định giá cả.
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân
hàng, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng; tuy nhiên rủi ro nó mang lại cũng là lớn
nhất. Nếu rủi ro quá cao sẽ làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng khó chống đỡ và
đi đến phá sản. Vì vậy, trước những thời cơ và thách thức trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế thì cần nhâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam
với các ngân hàng nước ngoài mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm
thiểu rủi ro để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, thông
qua hoạt động tín dụng tiến hành các hoạt động khác nhằm thực hiện chức năng
của mình trong nền kinh tế
Ngân hàng TMCP Nam Việt là một tổ chức kinh doanh tiền tệ - tín dụng
cũng đang đứng trước tình hình đó, hoạt động trên nhiều địa bàn. Vì vậy, yêu cầu
cần thiết là làm thế nào để tăng cường công tác huy động vốn, mở rộng cho vay để
thỏa mãn nhu cầu vốn cho các ngành, các thành phần kinh tế trên địa bàn với điều
kiện tốt nhất và thuận lợi nhất. Đồng thời không ngừng mở rộng và nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng để mang lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.
1
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
Đặc biệt đứng trước tình hình hiện nay, nền kinh tế đang khó khăn, phức
tạp, biến động một cách khó lường. Do đó, yêu cầu cấp thiết là cần đưa ra những
biện pháp, giải pháp để xử lý. Và trong quá trình hoạt động thực tế khách quan cho
thấy ngân hàng Nam Việt đã không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn nữa mọi
mặt. Vì vậy, trong thời gian thực tập ở phòng giao dịch Lê Đại Hành của Ngân
hàng Nam Việt được sự giúp đỡ của thầy, cô giáo khoa Ngân hàng cùng anh, chị
trong cơ quan, giúp em có thể đi sâu, tìm hiểu nghiên cứu tình hình hoạt động kinh
doanh của ngân hàng Nam Việt nói chung cũng như tại phòng giao dịch Lê Đại
Hành nói riêng. Vì vậy, có thể đưa em đi đến chọn đề tài: “Thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt –
Phòng giao dịch Lê Đại Hành” làm đề tài thực tập. Từ đó, có thể nhận thức rõ
hơn về tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối với sự an toàn và vững mạnh
của ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Nam Việt – phòng giao
dịch Lê Đại Hành nói riêng.
Vì chất lượng tín dụng ảnh hưởng quyết định đến tài sản có của ngân hàng
nên việc nâng cao chất lượng tín dụng cũng góp phần làm giảm thiểu rủi ro, nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Do đó, câu hỏi đặt ra là chất lượng tín dụng bị ảnh
hưởng bởi nhân tố nào và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng như thế nào? Nên
mục tiêu là tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro.
Qua quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu, tài liệu về tình hình hoạt động cho
vay của ngân hàng Nam Việt trong những năm gần đây để có thể nhận xét, đánh
giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như: dư nợ, nợ quá
hạn, các tỷ lệ….và từ sách, báo, tài liệu có liên quan đến chất lượng tín dụng để có
những giải pháp khắc phục, xử lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định chất lượng tín dụng,
nhưng vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp và hơn nữa trình độ, kiến thức em còn nhiều
hạn chế nên em chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp. Vì
vậy, đề tài nghiên cứu của em nghiên cứu các vấn đề sau:
2
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
- Cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng
- Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – phòng
giao dịch Lê Đại Hành.
- Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
TMCP – phòng giao dịch Lê Đại Hành.
Và từ đó đưa ra kết luận về các vấn đề nghiên cứu.
3
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN
KINH TẾ
1. Quá trình ra đời và phát triển của tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ La Tinh: Credittum – tức là tin tưởng, tín nhiệm; tín
dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam là sự vay mượn.
Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy vào
góc độ nghiên cứu. Xét trên một quan hệ tài chính cụ thể thì tín dụng là một giao dịch về
tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ thì tín dụng
là sự chuyển dịch từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm.
Theo góc độ nghiên cứu của đề tài, tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể cho
vay – bên giao giá trị (Ngân hàng) và chủ thể đi vay – bên nhận giá trị (các tổ chức, cá
nhân). Trong đó bên cho vay chuyển giá trị tài sản là tiền cho bên đi vay sử dụng trong một
khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện
cả gốc và lãi vay (chi phí mua quyền sử dụng tiền tê cho bên cho vay. Phạm trù tín dụng
gắn liền với sản xuất, lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì ở đó
có tín dụng tồn tại và sự vận động của nó luôn mang tính chất động lực của các quan hệ
kinh tế.
Nhưng nói chung, tập trung lại tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một
lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ
người sở hữu sang người sử dụng, và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho
người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín
dụng.
Từ khái niệm, tín dụng thể hiện ba mặt cơ bản:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác
nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu vốn
4
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời và thời hạn được xác định trên sự thõa
thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng.
- Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi.
Như vậy, có thể thấy được tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất
cho NHTM.Rủi ro này, có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu
nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn chủ,
đẩy ngân hang đến phá sản.Do vậy,các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả
năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ.
2. Chức năng của tín dụng
Tín dụng không chỉ là chức năng cơ bản của Ngân hàng thương mại mà còn là chức
năng của hầu hết các định chế tài chính, là khoản mục sử dụng vốn lớn nhất và cũng là
hoạt động chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất ở các Ngân hàng. Vì vậy, tín dụng có các
chức năng sau:
2.1. Tập trung và phân phối lại vốn cho nền kinh tế:
Đây là chức năng cơ bản của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ
trong xã hội được điều tiết từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển kinh
tế.
- Tập trung và phân phối lại vốn tín dụng là hai quá trình thống nhất trong sự vận
động của hệ thống tín dụng.
- Thông qua hoạt động tín dụng ở khâu tập trung thì nguồn vốn nhàn rỗi trong xã
hội được tập hợp lại thành nguồn vốn lớn có thể đáp ứng các nhu cầu vốn lớn cho nền kinh
tế.
- Thông qua hoạt động tín dụng ở khâu phân phối thì nguồn vốn được phân bổ đến
mọi nhu cầu cần vốn của các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân.
- Phân phối trực tiếp là sự chuyển giao vốn của chủ thể tạm thời nhàn rỗi vốn sang
chủ thể thiếu vốn tạm thời mà không phải thông qua các tổ chức tài chính trung gian.
- Phân phối gián tiếp: là sự chuyển giao vốn giữa các chủ thể thứa vốn tạm thời
sang chủ thể thiếu vốn tạm thời mà không phải thông qua các tổ chức tài chính trung gian.
Như vậy thông qua chức năng tập trung và phân phối lại vốn thực hiện theo nguyên
tắc hoàn trả trong nền kinh tế, tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn,
được xem là sợi dây kết nối giữa cung – cầu vốn tiền tệ, tạo dễ dàng cho chủ thể thừa tiền,
chủ thể thiếu tiền trong nền kinh tế gặp gỡ nhau, đạt được mục đích của mỗi bên, nhờ đó
5
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
mà tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết vốn giúp cho tiền tệ luôn lưu thông đạt hiệu quả
kinh tế cao, tránh tình trạng thiếu hụt cũng như thừa tiền trong nền kinh tế và thúc đẩy việc
sử dụng vốn có hiệu quả.
2.2 . Tiết kiệm tiền mặt trong nền kinh tế và chi phí lưu thông tiền tệ:
Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và
chi phí lưu thông cho xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau:
- Hoạt động tín dụng, trước hết nó tạo điều kiện cho sự ra đời của công cụ lưu
thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại séc, các phương tiện thanh
toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,… cho phép thay thế một số lượng lớn tiền
mặt lưu hành (kể cả tiền đúc băng kim loại quý như trước đây và tiền giấy hiện nay) nhờ
đó làm giảm bớt các chi phí, lượng tiền lưu thông thực tế có liên quan như in tiền, đúc tiền,
vận chuyển, bảo quản tiền….
- Với hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một khả năng
lớn hơn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới các
hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau và lượng tiền lưu thông sẽ giảm nhỏ lại, mặt
khác khi công tác không dung tiền mặt phát triển thì việc tập trung tiền vào tài khoản sẽ
giảm chi phí cất trữ và bảo quản tiền.
Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua
ngân hàng ngày càng mở rộng, vừa thúc đẩy quá trình ấy, vừa tạo điều kiện cho nền kinh tế
- xã hội phát triển.
- Nhờ hoạt động của tín dụng, mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy
động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ có tác dụng tăng
tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa
diễn ra nhanh chóng.
2.3. Phản ánh và kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế:
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng nói trên, kiểm sóat dưới hình
thái giá trị tiền tệ, dựa trên cơ sở vận động của các luồng giá trị tiền tệ. Sự vận động của
vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi
phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế.
- Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tín dụng càng mở rộng cho tất cả các thành
phần kinh tế, tham gia vào sản xuất hàng hóa, góp phần hoàn thiện thị trường tài chính.
Đảm bảo lợi ích thiết thực cho các chủ thể kinh tế tham gia
6
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
- Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng phản ánh được
nguồn vốn huy động với tốc độ huy động, khối lượng huy động, đồng thời biết được khả
năng cung ứng vốn cho nền kinh tế cũng như nhu cầu vốn của nền kinh tế, từ đó, có thể
mang lại hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân và tòan xã hội.
- Ngoài ra thông qua đó thấy được như đầu tư, tích lũy tiêu dùng… trong nền kinh
tế và cũng từ đó nhà nước sẽ có chính sách hợp lý.
- Trong hoạt động cho vay, để bảo đảm an toàn nguồn vốn, các tổ chức tín dụng
phải luôn theo dõi, kiểm tra phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng mình
để từ đó có những đối sách thích hợp về cho vay cũng như thu hồi vốn đã vay. Do vậy, tín
dụng cũng phản ánh được tình hình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Khi mà hệ thống không dùng tiền mặt phát triển, được sử dụng rộng rãi thì Ngân
hàng sẽ kiểm soát bằng tài khoản vì mọi hoạt động cũng như quá trình hình thành và sử
dụng vốn liên quan đến tài khoản tiền gửi để từ đó nhà nước đề ra những giải pháp điều tiết
kịp thời nhằm khắc phục những khuyết điểm, mất cân đối, cũng như phát huy hơn nữa tính
hợp lý và tiềm năng.
- Với chức năng này thì Ngân hàng trở thành người giữ tiền của nền kinh tế, giao
dvới hầu hết các thành phần kinh tế, vốn của tín dụng ngân hàng tham gia vào mọi ngành
nghề, nên Ngân hàng có thể nắm bắt phản ánh mọi hoạt động trong nền kinh tế một cách
tương đối chính xác.
- Cùng với chức năng tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông, chức năng phản ánh quá
trình hoạt động của nền kinh tế thì tín dụng có thể phản ánh quá trình phân phối sản phẩm
cho nền kinh tế.
Vì vậy qua đó tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh
nghiệp mà còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn
các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm luật pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp.
3. Các hình thức tín dụng
- Tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể
sản xuất kinh doanh trên cơ sở tín nhiệm và được thể hiện dưới hình thức mua bán chịu
hàng hóa lẫn nhau.Sự vận động phát triển của tín dụng thương mại phù hơp tương đối với
quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa; và quy mô của tín dụng phụ thuộc
vào quy mô hàng hóa mua bán chịu nên phù hơp với quy mô của quá trình tái sản xuất.
7
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ chức
tín dụng với bên kia là các chủ thể kinh tế, các cá nhân trong xã hội theo nguyên tắc hòan
trả. Đây là hình thức tín dụng ngân hàng huy động vốn và cho vay được thực hiện dưới
hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ là hàng hóa. Trong hình thức này, ngân hàng đóng
vai trò là trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay; quá trình vận động và phát
triển của tín dụng ngân hàng không hòan tòan phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất
và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng nhà nước : Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân
trong xã hội, trong đó chủ yếu nhà nước đứng ra huy động vốn của các tổ chức và cá nhân
bằng cách phát hành trái phiếu để sử dụng vì mục đích chung của toàn xã hội. Đây là hình
thức tín dụng đa dạng, phạm vi huy động vốn rộng; việc huy động vốn và sử dụng vốn có
sự kết hợp giữa các nguyên tắc tín dụng và các chính sách tiền tệ của nhà nước; thể hiện lợi
ích kinh tế mang tính tự nguyện, tính cưỡng chế và tính chính trị xã hội.
- Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng giữa các Chính phủ, các tổ chức tài chính
tiển tệ được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm trợ giúp lẫn nhau để phát
triển kinh tế xã hội của một nước.
4. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế
Nói đến vai trò của tín dụng là nói đến sự tác động của nó đến nền kinh tế xã hội.
Vì thế, điều này bao gồm cả vai trò tích cực và tiêu cực. Chẳng hạn, nếu để tín dụng tăng
trưởng “nóng” sẽ dẫn đến lạm phát cao, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Xét về
mặt tích cực hoạt động tín dụng có các vai trò như sau:
Tín dụng đóng vai trò là công cụ tài trợ đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì mở rộng
sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển:
- Bất kỳ doanh nghiệp cá nhân nào đi chăng nữa thì vấn đề thừa hay thiếu vốn
luôn luôn xảy ra. Thông qua tín dụng góp phần giúp cho doanh nghiệp giải
quyết được mâu thuẫn trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn tiền tệ, trở
thành cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động sản xuất
kinh doanh được duy trì liên tục không bị gián đoạn khi doanh nghiệp tạm thời
thiếu vốn, ngoài ra sẽ giảm chi phí bảo quản và có khoản lời khi doanh nghiệp
thừa vốn gửi vào Ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa
phát triển.
8
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
- Với mục tiêu sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị công cụ hiện đại, nâng
cao năng lực cạnh tranh thì yêu cầu về nguồn vốn là mối quan tâm hàng đầu mà
mọi chủ thể người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
hay tổ chức kinh tế phải đặt ra vốn từ đâu có, có bao nhiêu là đủ và phù hợp nếu
chỉ trông chờ vào nguồn vốn tích lũy hay vốn tự có thì sẽ không thể nào phát
triển nổi, vì có thể sẽ rất lâu mà cơ hội kinh doanh đã trôi qua, cũng như doanh
nghiệp hay cá nhân nào thì ngành lĩnh vực kinh tế nào đi chăng nữa thì nhu cầu
về vốn là tất yếu không thể tự bản thân ngành, lĩnh vực có đủ sức. Vì vậy phải
huy động từ nhiều nguồn khác ngoài việc tự tích lũy thì nguồn vốn tín dụng là
nhanh chóng và tiện lợi hơn cả, làm giảm thời gian tập trung vốn, đồng thời đẩy
nhanh hoạt động sản xuất.
- Ngày nay tín dụng lớn mạnh trong các TCTC, các TCTD. Cũng như các ngành
thì đây là TCKT hoạt động cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận và tồn tại. Do vậy,
nếu tín dụng được cấp từ các TCTD này thì khả năng thu hồi vốn sẽ cao và các
dự án cho vay sẽ là các dự án khả thi và ngoài ra còn phục vụ các mục tiêu xã
hội của chính phủ và qua đó cũng góp phần xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý, đây
là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế sản xuất phát triển.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả:
- Mọi sự vận động của tín dụng đều phải gắn liền với sự vận động của tiền tệ
nhằm phục vụ cho các mối quan hệ vay trả lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền
kinh tế. Đồng thời tín dụng có tác động tích cực trở lại đối với tiền tệ góp phần
ổn định tiền tệ và giá cả hàng hóa.
- Hiện nay cơ chế phát hành tiền, điều tiết tiền đều qua con đường tín dụng
thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu cho các NHTW, các NHTM vay hoặc tái
cấp vốn cho các Ngân hàng thuộc hệ thống NHTMQD. NHTW thông qua các
công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu,
nghiệp vụ thị trường mở sẽ có tác động đến khả năng cấp tín dụng của NHTM,
làm tăng hay giảm khối lượng tín dụng trong lưu thông như mục tiêu của
Chính Phủ, góp phần điều hòa được cung cầu tiền tệ.
- Mặc khác, khi thực hiện chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, hoạt
động tín dụng đã làm giảm lượng tiền lưu thông trong xã hội, làm giảm lạm
phát, góp phần ổn định tiền tệ,…và lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội được tận
9
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
dụng làm cho sản xuất ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng
tăng của xã hội, góp phần ổn định thị trường giá cả trong nước.
Tín dụng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển:
- Sự ra đời và phát triển của NHTM, các ĐCTC turng gian như ngày nay là điều
kiện để thị trường tài chính tồn tại và phát triển. Thị trường tài chính sẽ ngưng
họat động nếu không có các ĐCTC trung gian.
- Thông qua hoạt động tín dụng cho ra đời kỳ phiếu thương mại, kỳ phiếu ngân
hàng, trái phiếu, công trái và các chứng từ có giá khác… đã cung cấp hàng hóa
cho thị trường tài chính.
- Việc mua bán các loại chứng từ này làm tăng doanh số giao dịch trên thị
trường tài chính ngày càng sôi động lên, hấp dẫn với các sản phẩm ngày càng
phong phú hơn. Mặt khác thì lãi suất trên thị trường sẽ điều tiết hoạt động trên
thị trường, do vậy các nhà đầu tư, lĩnh vực đầu tư có lãi suất lớn hơn lãi suất
tiền gửi, ngược lại người cần vốn có thể lựa chọn nguồn vốn với chi phí thấp
nhất có thể.
- Không những thế, tín dụng còn góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc
làm và ổn định trật tự xã hội.
- Khi mà tín dụng thực hiện được vai trò duy trì và phát triển sản xuất, ổn định
tiền tệ, ổn định giá cả, tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển thì lúc đó
nền kinh tế sẽ hoạt động tốt, đầu tư được mở rộng, kinh doanh ổn định phát
triển làm tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, giải quyết công ăn
việc làm ổn định đời sống nhân dân được nâng cao.
- Hoạt động tín dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp mà
còn cho đại bộ phận dân cư có nhu cầu như mua sắm tư liệu sinh hoạt, nhà ở
phát triển kinh tế gia đình….Ngoài ra, nhà nước còn có chính sách tín dụng ưu
đãi đối những đối tượng chính sách, người nghèo, vùng sâu vùng xa nhằm cải
thiện đời sống nhân dân, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động,
giảm tỷ lệ thất nghiệp, và khi điều đó trở nên tốt hơn thì trật tự xã hội sẽ phần
nào cũng trở nên tốt hơn, tệ nạn xã hội sẽ giảm.
Như vậy, hoạt động tín dụng đã góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa
phát triển đáp ứng nhu cầu xã hội, mặt khác nhờ hoạt động tín dụng tạo điều kiện và khả
năng khai thác các nguồn lực của xã hội như tài nguyên thiên nhiên, lao động… do đó hoạt
10
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
động tín dụng ngày càng thu hút thêm nhiều lao động của xã hội góp phần ổn định trật tự
xã hội.
Ngoài ra hoạt động tín dụng còn phát triển, mở rộng ra phạm vi quốc tế nên góp
phần mở rộng và phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế.
II. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
1. Khái niệm về chất lượng tín dụng
Khái niệm chất lượng tín dụng được coi là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội
dung quan trọng mà thể hiện chủ yếu và rõ nhất là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Và
trong một số trường hợp đặc biệt khi nói đến chất lượng tín dụng người ta thường có thể
chỉ nêu lên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, nếu tỷ lệ này càng cao càng thể hiện rõ chất
lượng chất lượng tín dụng đang thay đổi theo chiều hướng không tốt và ngược lại.
Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế thì nếu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ hằng
năm thì được xem chất lượng tín dụng tốt. Nhưng, chỉ tiêu này không phản ánh đầy đủ
khái niệm chất lượng tín dụng mà đòi hỏi tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì
mới được coi là chất lượng tín dụng tốt.
2. Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng
Để có thể đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về chất lượng tín dụng, người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
2.1. Chỉ tiêu vòng quay của vốn:
Doanh số thu nợ
Vòng quay tín dụng =
Dư nợ bình quân
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng vay
vốn đối với ngân hàng, quy mô hoạt động của ngân hàng, đóng góp của vốn tín dụng cho
nền kinh tế.
Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ chu chuyển vốn tín dụng nhanh, tình
hình hoạt động tín dụng lành mạnh, ngân hàng thu phí được nhiều hơn.
2.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn:
11
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả
được cho ngân hàng và không có lý do chính đáng; không được ngân hàng chấp thuận cơ
cấu lại thời hạn trả nợ thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý
khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng
tại ngân hàng. Kiểm soát nợ quá hạn được xem là thủ tục kiểm soát sau khi cho vay, nhưng
vai trò của thủ tục này được xem là đáng kể giúp Ngân hàng thu được vốn vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng
của một ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của
ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ
trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng
kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.
Ta có công thức sau:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Tổng dư nợ
- Nếu dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân
hàng thì sẽ không chính xác. Vì vậy theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi Quyết định 493 của Ngân
hàng Nhà nước ra đời, ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD đã đánh giá chính xác hơn chất
lượng tín dụng của các TCTD và dần tiếp cận theo thông lệ quốc tế. Theo những quyết
định trên thì dư nợ của các TCTD được chia làm 05 nhóm, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm
3,4 và 5 theo cách phân loại nợ.
• Tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100% ≤ 5%
Tổng dư nợ
12
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD. Tỷ
lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Nếu tỷ lệ nợ xấu <= 5%
thì chất lượng tín dụng được xem như bình thường, càng nhỏ hơn 5% càng tốt. Ngược lại,
nếu tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 5% thì chất lượng tín dụng đang có vấn đề.
2.3. Chỉ tiêu sử dụng vốn
Vốn sử dụng
Mức sử dụng vốn = x 100%
Vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh ngân hàng có thể sử dụng bao nhiêu nguồn vốn trong tổng
vốn mà ngân hàng huy động được.
II.4.Chỉ tiêu dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho
vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản ngân hàng cần phải thu về.
Tín dụng đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, sự
thành công hay thất bại của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Thực tế
trong cơ cấu sử dụng vốn của các Ngân hàng thương mại, tổng dư nợ chiếm một tỷ lệ lớn,
khoảng 90% tổng sử dụng vốn của Ngân hàng.
- Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động : chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn
huy động vào việc vay vốn. Trong trường hợp nguồn vốn huy động ở ngân hàngchiếm tỷ lệ
thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động.
Việc sử dụng vốn cho vay từ nguồn vốn huy động được tốt hơn là từ nguồn vốn cấp trên
cấp. Vì vậy, chỉ tiêu này càng gần 1 thì càng tốt, nâng cao được hiệu quả và chất lượng
nguồn vốn huy động được.
Tổng dư nợ
Tỷ lệ dư nợ trên vốn lưu động = x 100%
Vốn huy động
13
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
- Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn : chỉ tiêu này thể hiện rõ tỷ trọng đầu tư vào
cho vay so với nguồn vốn huy động được của Ngân hàng, hay nói cách khác là dư
nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng.
Dư nợ
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn= x100%
Tổng nguồn vốn
- Hệ số thu nợ : chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và
doanh số thu nợ.
Doanh số dư nợ
Hệ số thu nợ = x 100%
Doanh số cho vay
Tuy nhiên, cần phải đánh giá dựa trên các chỉ tiêu khác như:
- Quy trình tín dụng: việc cho vay cần phải tuân thủ và đảm bảo theo các
nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng và có hiệu quả kinh tế.
Tín dụng phải thực hiện đúng nguyên tắc và có hiệu quả không chỉ là nguyên tắc mà đó
còn là phương châm hoạt động của tín dụng. Trường hợp phát hiện vốn vay sử dụng sai
mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng thì ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn.
Nguyên tắc 2: Nợ vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc lẫn lãi theo đúng hạn cam
kết trong Hợp đồng tín dụng.
Việc hoàn trả đúng hạn có ý nghĩa rất to lớn đó là đảm bảo cho các ngân hàng thương
mại tồn tại và hoạt động được trên thị trường vì ngân hàng thường cho vay từ nguồn vốn
huy động là chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy, nếu các khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn
thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của Ngân hàng. Và việc thực hiện theo
nguyên tắc này đòi hỏi người sử dụng vốn vay phải thực hiện đúng mục đích, đúng đối
14
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
tượng như trong hợp đồng; thực hiện tiến độ sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoàn trả nợ
đúng thời hạn .
Nguyên tắc 3: Việc đảm bảo tiền vay phải được thực hiện quy định của Chính Phủ và
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Theo quy định tại điều 52 luật của tổ chức tín dụng thì: “Tổ chức tín dụng (TCTD) có
quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có đảm bảo hoặc không có đảm bảo bằng tài
sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình. TCTD không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của
chính tổ chức tín dụng cho vay. TCTD xem xét, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng
tài sản hình thành từ vốn vay. TCTD Nhà nước được cho vay không có đảm bảo theo chỉ
định của Chính phủ, tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản vay này được
Chính phủ xử lý”.
- Khả năng quản trị rủi ro: để đánh giá được mức độ rủi ro, thường căn cứ
vào các chỉ số an toàn và các dấu hiệu nhận biết khoản tín dụng có vấn đề.
• Các chỉ số an toàn :
Vốn tự có
Tỷ lệ an toàn vốn = x 100%
Vốn huy động
Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn nhỏ hơn 1% được xem là đảm bảo an toàn cho
hoạt động của Ngân hàng.
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = x 100%
Vốn huy động
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, mức độ an toàn căn cứ vào tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ.
• Các dấu hiệu nhận biết khoản tín dụng có vấn đề:
15
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
Tổng dư nợ quá hạn
Tỷ lệ dư nợ xấu = x 100%
Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ số này cho biết tỷ lệ dư nợ quá hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng số dư nợ tín
dụng. Ngày nay, các ngân hàng đều dùng tỷ số này để đánh giá chất lượng tín dụng của
ngân hàng.
Nợ khó đòi
Nợ khó đòi trên tổng dư nợ = x 100%
Tổng dư nợ tín dụng
Đây là chỉ số cho biết tỷ lệ các khoản nợ khó đòi trên tổng dư nợ tín dụng và cũng là
khoản nợ có nguy cơ mất vốn nên ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn.
- Chất lượng nguồn nhân lực: được đánh giá qua kết quả công việc thực tế,
thể hiện thông qua
• Trình độ năng lực : đó có thể là kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, hiệu quả
làm việc, chất lượng hồ sơ vay vốn, tờ trình tín dụng. Đồng thời còn có thể là khả năng
thẩm định, xác định thời hạn cho vay, phương thức cho vay phù hợp, tăng hiệu quả sử
dụng vốn, đồng thời giúp ngân hàng thu hồi vốn nhanh, tăng thu nhập cho ngân hàng, hạ
thấp nợ quá hạn.
• Phẩm chất đạo đức: để đánh giá được chất lượng nguồn như lực không chỉ dựa vào
trình độ mà còn phải xem xét phẩm chất đạo đức của nhân viên như tính trung thực liêm
khiết, đam mê nghề nghiệp, tinh thần học hỏi cầu tiến, sang tạo, tính khách quan, phong
cách, tinh thần trách nhiệm….và hành vi sai trái hay cố ý sai phạm.
Như vậy, để có thể đánh giá được chất lượng tín dụng cần phải phối hợp, dựa vào
các chỉ tiêu để có thể phát triển hệ thống ngân hàng.
3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng
3.1. Đối với nền sản xuất xã hội
Trong nhiều năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao. Kinh tế
phát triển và thu nhập của người dân ngày càng tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về các sản
phẩm/dịch vụ ngân hàng. Các doanh nghiệp tích cực mở rộng đầu tư cần nhu cầu về vốn.
16
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
Đồng thời, chất lượng tín dụng gắn liền với quá trình và hiệu quả sử dụng vo61nt ín dụng
của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng
đồng vốn tín dụng mà ngân hàng đầu tư có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng, phát triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đời sống kinh tế - xã hội ổn định, lưu
thông tiền tệ và lưu thông hàng hóa phát triển bình thường, góp phần ổn định tiền tệ, kiềm
chế lạm phát.
3.2. Đối với sự tồn tại và phát triển của ngành ngân hàng thương mại
Tín dụng là khoản mục sử dụng vốn lớn nhất và cũng là hoạt động chiếm tỷ trọng
cao nhất ở các Ngân hàng. Vì vậy, sự thành công hay thất bại của Ngân hàng phụ thuộc rất
lớn vào hoạt động tín dụng, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín
dụng càng tốt thì rủi ro tín dụng càng ít và hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao và ngược
lại. Vì vậy, cần phải nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời, cũng giúp cho ngân hàng hội
nhập, cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế, kiểm soát và phòng ngừa được rủi
ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Và khi việc quản lý việc cho vay, nếu doanh nghiệp và cá nhân sử dụng vốn vay có
hiệu quả sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội, thực hiện cam
kết trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng
cũng giảm, ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao hơn.
Nói chung, việc nâng cao chất lượng tín dụng giúp phòng ngừa được rủi ro, hiệu
quả hoạt động tín dụng tăng nhanh góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng, hoạt
động ngân hàng ngày càng phát triển hơn và thu nhập của cán bộ nhân viên cũng tăng lên.
17
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
Kết luận chương I
Như vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là gắn liền với việc giảm thiểu rủi ro trong
quá trình cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đây là việc có ý nghĩa rất quan trọng, nó
quyết định đến sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo cho các NHTM
hoạt động kinh doanh có lãi, góp phần thúc đẩy nền kinh ết, giữ vững mối lien hệ giữa lưu
thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ, ổn định chính sách tiền tệ quốc gia. Do đó, cần phải
có các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế nhằm
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đặt ra. Đồng thời phần lý luận trên cũng là cơ sở để phân
tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – Phòng giao dịch Lê
Đại Hành.
18
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NAM VIỆT – PHÒNG GIAO DỊCH LÊ ĐẠI HÀNH
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT
1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Nam Việt
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Nam Việt được thành lập vào ngày 18 tháng 9 năm 1995 theo
giấy phép số 0057/NH- GP do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và Giấy phép thành lập
số 1217/GP – UB ngày 17 tháng 10 năm 1995 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp
với tên ban đầu là NHTM cổ phần Nông thôn Sông Kiên. Ngân hàng hiện đang hoạt động
kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005193 của Sở Kế hoạch và
Đầu tư TP.HCM cấp (đăng ký lần đầu theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số
050046 ngày 02 tháng 11 năm 1995 của Ủy ban kế họach tỉnh Kiên Giang).Theo Quyết
định số 196/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tên giao
dịch quốc tế của NHTM cổ phần Nam Việt là : Nam Viet Commercial Joint Stock Bank,
viết tắt là NaViBank.
Như vậy, trải qua hơn 13 năm họat động, Ngân hàng TMCP Nam Việt
(NAVIBANK) đã gặt hái được những thành công bước đầu và khẳng định vị trí của mình
trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định về
quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh và không ngừng cải tiến, hoàn
thiện, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm
đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường .
Trong nỗ lực năng lực cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,
NAVIBANK xác định mũi nhọn chiến lược phải tập trung là lành mạnh hóa tình hình tài
chính, nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ
thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư
nghiên cứu phát triển, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào việc nâng cao tính tiện ích
cho các sản phẩm dịch vụ tài chính của Ngân hàng cũng được quan tâm một cách đặc biệt.
19
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
Đây cũng là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào hoạt động; là ngân
hàng có cơ sở hạ tầng, tiềm lực tài chính và đội ngũ cán bộ mạnh, chủ động với lộ trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Với sự phát triển ổn định và bền vững của một tổ chức chỉ có thể có được nếu tổ
chức đó tạo dựng được uy tín và lòng tin đối với công chúng. Ý thức được điều này, tòan
bộ các mảng họat động nghiệp vụ của NAVIBANK đều được chuẩn hóa trên cơ sở các
chuẩn mực quốc tế thông qua việc triển khai vận dụng hệ thống quản tri ngân hàng cốt lõi
(core banking) Microbank. Với hệ thống này, NAVIBANK sẵn sàng cung cấp cho khách
hàng các sản phẩm dịch vụ chính xác, an tòan, nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, với
phương châm “tự hào là điểm tựa tài chính, nâng bước thành công” Navibank cam
kết là:
- Là một doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, NAVIBANK
luôn hướng đến sự phát triển bền vững, các họat động của NAVIBANK luôn chuẩn mực
nhằm mang lại sự an tòan tuyệt đối cho người giữ tiền và các đối tác có liên quan.
- Là một doanh nghiệp trong nền kinh tế, NAVIBANK cam kết tuân thủ tuyệt đối
các quy định của Chính Phủ, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các quy định khác có
liên quan của pháp luật hiện hành.
- Là nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, NAVIBANK cam kết mang lại cho
các khách hàng của mình sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, tiện ích tốt nhất nhằm thỏa
mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
- Là thành viên tích cực của cộng đồng, NAVIBANK luôn hướng về công cộng,
tham gia tích cực vào các chương trình xã hội, các họat động từ thiện xóa đói, giảm nghèo,
khắc phục thiên tai, khuyến học.
- Là một doanh nghiệp cổ phần, NAVIBANK sẽ họat động an tòan hiệu quả nhằm
mang lại lợi nhuận tối đa một cách chính đáng cho các cổ đông và công ăn việc làm ổn
định cho người lao động.
1.2. Phương thức hoạt động của ngân hàng
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ,
NAVIBANK hướng đến hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và
phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại – đa năng, tăng cường công tác quản
lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an tòan tín dụng, nâng cao hiệu quả
kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh. Những năm vừa qua, NAVIBANK đã có những
20
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
tiến bộ vượt bậc trong cơ cấu lại tổ chức và họat động đi đôi với việc công nghệ hiên đại
hóa họat động ngân hàng. Với sức mạnh nội lực được tích tụ và phát triển qua nhiều năm
họat động cùng tinh thần quyết tâm của tập thể lãnh đạo, NAVIBANK tự tin có thể vượt
qua mọi thử thách để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Như vậy,
NAVIBANK chú trọng vào 5 phương thức:
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức phong phú, chủ yếu huy
động vốn trung dài hạn trong dân cư để tạo nguồn cho vay, đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn của các thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước.
- Hướng đến phát triển nhanh chóng và bền vững mạng lưới họat động tại các tỉnh
thành lớn trong cả nước, mục tiêu chiếm lĩnh thị phần tại 3 địa bàn trọng điểm như
TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng. Mạng lưới giao dịch bao gồm 01 Hội
sở chính, 01 Sở giao dịch, 08 Chi nhánh ( Chi nhánh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Cần Thơ, Kiên Giang, X, Y, Z) và 90 Phòng giao dịch rải đều trên phạm vi cả
nước.
Tập trung phát triển sản phẩm thẻ (ATM và Thẻ thanh tóan) thông qua việc nghiên
cứu, gia tăng những tiện ích của thẻ như thanh tóan, chuyển khỏan và những giao dịch tiện
ích khác nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Tính đến nay, ngân hàng đã đưa vào hoạt động được 24 máy ATM tại các địa bàn
trọng điểm như: Tp. Hồ Chí Minh (16 máy), Hà Nội (05 máy), Hải Phòng (01 máy), Đà
Nẵng (01 máy) và Cần Thơ (01 máy). Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã ký hợp đồng với
99 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ Navicard, nâng tổng số máy POS tại các điểm chấp
nhận thanh toán trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đạt 165 máy. Song song đó, Ngân hàng xúc
tiến việc thiết lập đại lý thanh toán thẻ quốc tế với Ngân hàng Eximbank. Số lượng thẻ
NaviCard phát hành và doanh thu từ dịch vụ thẻ của toàn Ngân hàng tính đến 31/12/2008,
cụ thể:
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng thẻ tại navibank
21
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
STT Đơn vị
TH2007 TH2008
Debit
Credit
Debit
Credit
1 Hội sở chính 1,200 92 3,565 142 46,919,619
2
Chi nhánh Kiên Giang
-
-
493
-
572,726
3
Chi nhánh Hà Nội
-
-
844
-
551,359
4
Chi nhánh Hải Phòng
-
-
234
-
540,910
5
Chi nhánh Đà Nẵng
-
-
1,739
4
652,725
6
Chi nhánh Cần Thơ
-
-
595
-
90,910
Toàn hệ thống
1,200
92
7,470
146
49,328,249
Trong năm 2008, ngân hàng cũng đã liên minh Smartlink, Banknet (thẻ Navi có thể
rút tiền tại ATM của tất cả các ngân hàng mà không phải tốn phí) như: Vietcombank,
Techcombank, VIBank, Eximbank, Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina, VP Bank, MB,
Southern Bank, SCB, OCB, VAB, Martime Bank, AB Bank, NASB, SHB, SeaBank, IVB,
BIDV, VABRD, Vietinbank, SaigonBank.
Ngoài ra, ngày 27/03/2008 tại khách sạn Omni, ngân hàng Nam Việt đã tổ chức
họp báo về việc chính thức phát hành 2 lọai thẻ tín dụng là Thẻ tín dụng nội địa (Navicard
– Credit) và Thẻ ghi nợ nội địa (Navicard – Debit).
- Tăng cường tìm kiếm và thu hút các cổ đông lớn chiến lược là các tổ chức kinh tế
có vốn đầu tư lớn, tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức để nâng vốn điều lệ lên cho
navibank.
- Luôn quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu
nhu cầu, kỳ vọng của mỗi đối tượng khách hàng để đưa ra các giải pháp chăm sóc
hữu hiệu, thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng trong khả năng cho
phép của mình.
Từ những hoạt động đó, Navibank đã được nhiều thành tựu như: nhận bằng khen
của UBND TP.HCM về việc đã có nhiều thành trong công tác tổ chức các hoạt dộng “
Đường hoa Nguyễn Huệ “ và “ Lễ hội rước Bánh tét “phục vụ nhân đan vui Tết, nhận bằng
khen của UBND TP.HCM về việc đã có nhiều thành tích trong công tác “ Đền ơn đáp
nghĩa “ nhân kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sĩ, nhận băng khen của UBND
TP.HCM về việc đã có nhiều thành tích trong công tác tổ chức, tham gia Hội chợ Triền
lãm “ Chợ Lớn 2007 “, ngoài ra NaViBank cũng đã thực hiện nhiều công tác từ thiện xã
hội như : ủng hộ 100 triệu đồng cho Hội chữ thập đỏ TP.Hải Phòng, ủng hộ 100 triệu đồng
22
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
cho Quỹ Chung 1 tấm lòng của Đài truyền hình TP.HCM, ủng hộ 100 triệu đồng cho Quỹ
bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam
Như vậy, Navibank đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện, phát triển các sản phẩm,
dịch vụ mới, nâng cao công nghệ Ngân hàng hiện tại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của
khách hàng. Do đó, các hoạt động chủ yếu của ngân hàng là:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức có kỳ hạn, không
kỳ hạn.
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.
- Hùn vốn và liên doanh.
- Làm dịch vụ thanh tóan giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngọai tệ, vàng bạc và thanh tóan quốc tế, huy động vốn từ
nước ngòai.
- Các dịch vu ngân hàng khác.
1.3. Bộ máy hoạt động
a. Sơ đồ tổ chức
23
Đại hội đồng cổ đông
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
b. Cơ cấu
Cơ cấu về nhân sự gồm:
Hội đồng quản trị là cơ quan do Đại hội đồng bầu ra để quản trị Ngân hàng, được
toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền
lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm sóat gồm 1 trưởng ban và 4 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra
để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra họat động tài chính; giám sát việc chấp hành chế độ hạch
tóan, họat động của hệ thống kiểm tra và kiểm tóan nội bộ của Ngân hàng
24
Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Các Phó Giám Đốc
Khối Tác Nghiệp
Khối Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Khối Quan Hệ Khách Hàng
Khối Tổ Hợp
Phòng QHKH
Phòng Quan Hệ, Định chế
tài chính, và kinh doanh
tiền tệ
Phòng Quan Hệ
Định chế chứng khoán và
đầu tư chứng khoán
Phòng
Kế hoạch – Tiếp thị
Phòng Phân Tích
Tín dụng – Đầu tư
Phòng
Tài chính – Kế toán
Phòng
Kiểm soát nội bộ
Phòng
Dịch vụ Khách hàng
Trung tâm
Dịch vụ thẻ
Phòng
Xử lý bộ chứng từ
Trung tâm
Công nghệ thông tin
Phòng
Hành chánh-Nhân sự
Phòng
Pháp Chế
Phòng
Đào tạo
Các Chi nhánh
Các công ty trực thuộc
Các Phòng
Giao dịch,
Quỹ tiết kiệm
Hội đồng Quản Lý Tài sản – Nợ
Hội đồng Quản lý Rủi ro
Hội đồng Lương thưởng
Hội đồng Tín dụng
GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG
Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật
về việc điều hành họat động hàng ngày của Ngân hàng. Tổng Giám đốc trực tiếp phụ trách
công tác kinh doanh và công tác tổ chức cán bộ.
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo một số công tác do Giám đốc phân
công. Navibank gồm 5 Phó Giám đốc:
− 2 Phó Giám đốc phụ trách bộ phận quan hệ khách hàng
− 1 Phó Giám đốc phụ trách công tác định giá, pháp chế và nhân sự
− 1 Phó Giám đốc phụ trách bộ phận dịch vụ khách hàng
− 1 Phó Giám đốc phụ trách điều hành khu vực phía Bắc
Như vậy, cơ cấu có 4 khối do các phó giám đốc phụ trách với những nhiệm vụ là:
1. Khối quan hệ khách hàng
Là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng VND và ngọai
tệ. Đây là khối thực hiện các quan hệ về tín dụng, quản lý các quan hệ về tín dụng theo thể
chế ban hành.
2. Khối tổng hợp
Hỗ rợ cho Tổng Giám đốc về các họat động kinh doanh của tòan công ty và trực tiếp
tổ chức kinh doanh trên thị trường. Bên cạnh đó, cũng đảm bảo các nhiệm vụ Nhà nước
đưa ra và cũng phải đảm bảo việc làm, chi phí đời sống của cán bộ nhân viên khối văn
phòng, các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty bằng hiệu quả kinh doanh.
3. Khối tác nghiệp
Làm nhiệm vụ ghi nhận, tổng hợp tất cả các ý kiến, khiếu nại của khách hàng, tổ
chức để phân tích nguyên nhân, từ đó đưa ra các hành động khắc phục, phòng ngừa và
theo dõi quá trình thực hiện. Hàng năm tổng kết hoạt động khiếu nại của khách hàng, phân
tích chỉ số khiếu nại.
Ngòai ra, còn tổ chức và xây dựng các kênh thông tin, truyền thông để khách hàng
có thể tiếp cận dễ dàng các thông tin về công ty, tính năng sản phẩm, giá cả, phương thức
thanh toán…Phối hợp với phòng Kế hoạch – Tiếp thị thực hiện các chương trình quảng
cáo khuyến mãi theo yêu cầu của công ty. Tổ chức thực hiện các cuộc thăm hỏi khách
hàng. Lập báo cáo phân tích ý kiến của khách hàng để cải tiến công việc.
Định kỳ hàng năm đánh giá mức độ, hiệu quả của các kênh thông tin cho khách
hàng.
25