Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

GIÁO ÁN tHỦ CÔNG LỚP 1 full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.1 KB, 35 trang )

*Tiết 5: Thủ công
Bài 1: Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hs biết một số loại giấy bìa và dụng học thủ công.
2.Kĩ năng :Biết sử dụng các loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
3.Thái độ :Biết giữ gìn đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công.
-HS: Dụng cụ để học thủ công.
III.Hoạt động dạy và học:
1.Khởi động (1’): Oån định định tổ chức.
2.KTBC (2’): - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
3.Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Giới thiệu bài (1’) : Ghi đề bài.
Hoạt động1: (10’) Giới thiệu giấy, bìa.
Mục tiêu: Cho hs quan sát giấy, bìa.
Cách tiến hành: Gv cho hs quan sát giấy, bìa.
+ Giới thiệu: Giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại cây: Tre, nứa,
bồ đề
+ Cho Hs xem quyển vở mới, giới thiệu giấy bên trong, bìa ở ngoài.
+ Giấy màu để học thủ công, mặt trứơc là các màu: xanh, đỏ, tím,
vàng Mặt sau có kẻ ô.
Kết luận: Gọi Hs phân biệt giấy, bìa.
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 2 : (13’) Giới thiệu dụng cụ để học thủ công
- Mục tiêu: Hs biết những dụng cụ để học thủ công.
- Cách tiến hành: Gv giới thiệu thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
- Kết luận: Gọi hs nêu những dụng cụ để học thủ công.


Hoạt động cuối (3’) : Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu một số Hs nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo dục tư tưởng: +Cẩn thận khi dùng kéo.
+Cất giữ đồdùng học tập sau khi sử dụng
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài “Xé, dán
hình chữ nhật, hình tam giác”
- Hs quan sát.
- 2 Hs trả lời.
- Hs quan sát.
- 2 Hs trả lời.
*Tiết 5: Thủ công
Bài 2: XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : HS biết cách xé được đường thẳng, đường gấp khúc.
2. Kĩ năng : Xé , được hình chữ nhật, hình tam giác.
3. Thái độ : Biết xé thẳng, giữ vệ sinh lớp học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật , hình tam giác
- Giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau
- HS: Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
1. Khởi động : Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
Mục tiêu: Biết quan sát, phát hiện xung quanh có đồ vật
dạng hình chữ nhật, hình tam giác
Cách tiến hành:

Cho HS xem bài mãu, hỏi:
Hãy quan sát và phát hiện xung quanh xem đồ vật nào có
danïg hình chữ nhật, hình tam giác?
Kết luận: Xung quanh ta có nhiều đồ vật có dạng hình
chữ nhật, hình tam giác, em hãy ghi nhớ đặc điểm của
những hình đó để tập xé dán cho đúng
Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu
Mục tiêu : Hướng dẫn mẫu cách vẽ và dán hình chữ nhật
và hình tamgiác
Cách tiến hành :
1.Vẽ và xé hình chữ nhật đếm ô và dùng bút chì nối các
dấu dể thành hình chữ nhật.
- Dán qui trình lên bảng và hướng dẫn từng bước để vẽ
- Xé mẫu hình chữ nhật
2.Vẽ và xé dán hình tam giác
-Dùng bút chì vẽ hình tam giác.
-Làm mẫu và xé hình tam giác
3. GV hướng dẫn thao tác dán hình
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành trên giấy nháp.
Cách tiến hành : Hướng dẫn HS vẽ , xé
Yêu cầu HS kiểm tra sản phẩm lẫn nhau
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò(5’)
- Đánh giá sản phẩm
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị giấy màu để học tiếp tiết 2.
- Nhận xét tiết học
- HS quan sát
- Cửa ra vào, bảng, mặt bàn,
quyển sách có dạng hình chữ

nhật……
- Khăn quàng đỏ có dạng
hình tam giác
- HS quan sát
Thực hành: HS luyện tập trên
giấy nháp
Luyện tập trên giấy nháp
-Quan sát cách dán hình trên
nền 1 tờ giấy trắng.
-Lần lượt thực hành theo các
bước vẽ, xé .
- 2 HS NX
-Thu dọn vệ sinh.
* Tiết 5: Thủ công:
Bài 2: XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC (T2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết cách xé được đường thẳng, đường gấp khúc.
2. Kĩ năng: Xé , dán được hình chữ nhật, hình tam giác.
3. Thái độ: Biết xé thẳng, dán sạch sẽ vào vở, giữ vệ sinh lớp học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác
- Giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau
- HS: Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay

III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của hs đã làm ở tiết 1.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: ôn lại lí thuyết
Nêu quy trình xé hình chữ nhật, hình tam giác.
Cách tiến hành:
Cho HS xem bài mẫu, hỏi để HS trả lời quy trình xé hình
chữ nhật, hình tam giác.
Kết luận: Nhận xét chốt lại ý HS đã trả lời.
Hoạt động 2 : HS thực hành trên giấy màu
HD HS thực hành vẽ, xé và dán hình chữ nhật, hình
tamgiác
Cách tiến hành :
1. Vẽ và xé hình chữ nhật đếm ô và dùng bút chì nối các
dấu dể thành hình chữ nhật.
2. Vẽ và xé dán hình tam giác
- Dùng bút chì vẽ hình tam giác.
3. GV hướng dẫn thao tác dán hình
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3: trình bày sản phẩm
GV hướng dẫn HS trình bày sản phẩm.
Yêu cầu HS kiểm tra sản phẩm lẫn nhau
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò(5’)
- Yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình xé dán hình chữ
nhật, hình tam giác
- Đánh giá sản phẩm: Hoàn thành và không hoàn thành
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị giấy màu để học bài : Xé, dán hình
vuông hình tròn.
- HS quan sát và trả lời.
Thực hành: HS luyện tập trên
giấy màu xé và dán hình chữ nhật
và hình tam giác vào vở thủ công.

- Các tổ trình bày sản phẩm của
mình trên bảng lớp.
- Thu dọn vệ sinh.
*Tiết 5: Bài 3: XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN (T1).
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
1. Kiến thức: HS làm quen với kỹ thuật xé, dán giấy, cách xé, dán giấy để tạo hình.
2. Kĩ năng : Xé được đường thẳng , đường cong để tạo thành hình vuông, hình tròn theo hướng
dẫn và dán cho cân đối.
3. Thái độ : Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ
II. Đồ dùng dạy học: - GV : + Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn.
+ Giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau
- HS : Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động : (1’) ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
-Kiểm tra việc chuẫn bị vật liệu, dụng cụ của HS
-Nhận xét.
3.Bài mới :
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
-Cho HS xem bài mẫu, hỏi:
+Hãy quan sát và phát hiện xung quanh xem đồ vật nào có
danïg hình vuông, hình tròn ?
Kết luận: Xung quanh ta có nhiều đồ vật có dạng hình hình
vuông, hình tròn, em hãy ghi nhớ đặc điểm của những hình
đó để tập xé dán cho đúng
Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu
Hướng dẫn vẽ và xé hình vuông, hình tròn Cách tiến
a. Vẽ và xé hình vuông .
- V ẽ hình vuông.

- Dán quy trình 1 lên bảng.
- Hướng dẫn từng bước để xé.
- Gv làm mẫu.
b.Vẽ và xé hình tròn từ hình vuông.
- Hướng dẫn vẽ 4 góc hơi uốn cong cho tròn đều.
- Dán quy trình 2 lên bảng.
- Hướng dẫn từng bước để xé.
- Gv làm mẫu.
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3: Thực hành
Hướng dẫn HS vẽ , xé, dán trên giấy nháp
-Yêu cầu HS kiểm tra lẫn nhau
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò(5’)
- Yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình xé dán hình hình
vuông, hình tròn
- Đánh giá sản phẩm
- Về nhà chuẩn bị giấy màu để học tiếp tiết 2
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát
- Viên gạch hoa lát nền có hiønh
vuông; ông trăng có hình tròn
- HS quan sát
-Hs làm trên giấy nháp.
-Thực hành: HS luyện tập trên giấy
nháp
-Luyện tập trên giấy nháp.
-Lần lượt thực hành theo các bước
vẽ,xé
-Thu dọn vệ sinh.
-2 HS nhắc lại

*Tiết 5: Thủ công:
Bài 3: XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN (T2).
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
1. Kiến thức: HS làm quen với kỹ thuật xé, dán giấy, cách xé, dán giấy để tạo hình.
2. Kĩ năng : Xé được đường thẳng , đường cong để tạo thành hình vuông, hình tròn theo
hướng dẫn và dán cho cân đối.
3. Thái độ : Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ
II. Đồ dùng dạy học:
-GV :+ Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn.
+ Giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau
-HS :Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động: (1’) ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Kiểm tra việc chuẫn bị vật liệu, dụng cụ của HS
- Nhận xét.
3.Bài mới :

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết
Cho HS xem bài mãu, hỏi để HS trả lời quy trình
Kết luận: Nhận xét chốt lại ý HS đã trả lời.
Hoạt động 2 : HS thực hành trên giấy màu
HD HS thực hành vẽ, xé và dán hình vuông, hình tròn.
1.Vẽ và xé hình vuông đếm ô và dùng bút chì nối các dấu
dể thành hình vuông.
2.Vẽ và xé dán hình tròn.
- Dùng bút chì vẽ hình tròn.
3. GV hướng dẫn thao tác dán hình


Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm
Mục tiêu: Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm.
Cách tiến hành :
Yêu cầu HS kiểm tra sản phẩm lẫn nhau
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò(5’)
- Yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình xé dán hình
vuông, hình tròn.
- Đánh giá sản phẩm: Hoàn thành và không hoàn thành
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị giấy màu để học bài : Xé, dán
hình quả cam.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát và trả lời.
Thực hành: HS luyện tập
trên giấy màu và dán vào
vở thủ công.
- Các tổ trình bày sản
phẩm của mình trên bảng
lớp.
- Thu dọn vệ sinh.
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 4: XÉ, DÁN HÌNH QUẢ CAM (T1)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức : HS biết cách xé hình quả cam từ hình vuông.
2.Kĩ năng :Xé , được hình hình quả cam có cuống, lá và dán cân đối, phẳng.
3.Thái độ :Biết quí trọng sản phẩm làm ra.
II.Đồ dùng dạy học: -GV: Bài mẫu về xé, dán hình quả cam, giấy màu da cam, xanh lá
cây, hồ, giấy nền, khăn lau.
-HS: Giấy màu giấy màu da cam, xanh lá cây, hồ, giấy nền, khăn lau.

III.Hoạt động dạy học:
1.Khởi động : Hát tập thể
2.Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
-Nhận xét kiểm tra
3.Bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
Cho HS xem bài mãu và tìm hiểu đặc điểm, hình dáng, màu
sắc của quả cam. Hỏi:
-Quả cam có hình gì?
- Quả nào giống hình quả cam?
Kết luận: Quả cam có hình hơi tròn phía trên có cuống và lá
đáy hơi lõm , khi chín có màu vàng đỏ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu
1.Vẽ và xé hình quả cam chọn giấy hình da cam:
- Dán qui trình lên bảng và hướng dẫn từng bước để vẽ
- Giáo viên làm mẫu xé hình quả cam ở 2 góc ở trên xé
nhiều hơn để quả cam được phình ra ở giữa.
-Gọi HS nhắc lại cách xé hình tròn?
2. Xé hình lá:
- Chọn giấy màu xanh lá cây
- Dán qui trình xé lá và hỏi:
+Lá cam nằm trong khung hình gì?
3. Xé hình cuống lá: - Chọn giấy màu xanh lá cây
- Cuống lá cân đối
-Dán qui trình xé cuống và hỏi:
+ Nêu cách xé cuống lá?
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3: Thực hành trên giấy nháp
. Hướng dẫn xé trên giấy nháp.

. Hướng dẫn sắp xếp hình cho cân đối.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò(5’)
+ Yêu cầu HS nhắc lại qui trình xé, dán , hình quả cam?
+Chuẩn bị giấy, bút chì, hồ dán…… cho bài học tiếp tiết 2
- HS quan sát
- Quả cam hình hơi tròn, phình
ở giữa phía trên có cuốn vàlá,
phía đáy hơi lõm…khi chín có
màu vàng đỏ
- Quả táo, quả quýt…
-
HS quan sát
- Xé hình vuông 8 ô, xé tiếp 4
góc được hình tròn
- Hình chữ nhật
- Xé hình chữ nhật, xé đôi
hình chữ nhật, lấy một nửa
làm cuống
- HS thực hành.
- HS dọn vệ sinh .
- 2HS nhắc lại
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 4: XÉ, DÁN HÌNH QUẢ CAM (T2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : HS biết cách xé hình quả cam từ hình vuông.
2. Kĩ năng : Xé, dán được hình hình quả cam có cuống, lá và dán cân đối, phẳng.
3. Thái độ : Biết quí trọng sản phảm làm ra; biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng để góp phần
bảo vệ môi trường phòng chống BĐKH.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài mẫu xé, dán hình quả cam, giấy màu da cam, xanh, hồ, giấy nền, khăn lau.

- HS: Giấy màu giấy màu da cam, xanh lá cây, hồ, giấy nền, khăn lau.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
- Nhận xét kiểm tra
3.Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôân lại lí thuyết
Mục tiêu: nắm được quy trình xé hình quả cam.
Cách tiến hành:
Cho HS xem bài mãu, hỏi để HS trả lời quy trình
Kết luận: Nhận xét chốt lại ý HS đã trả lời.
Hoạt động 2 : HS thực hành trên giấy màu
Mục tiêu: HS thực hành vẽ, xé và dán hình quả cam.
Cách tiến hành :
1.Vẽ và xé hình vuông, tròn đếm ô và dùng bút chì nối các
dấu để thành hình quả cam.
2.Vẽ và xé dán hình quả cam.
-Dùng bút chì vẽ hình tròn- Xé thành hình quả cam.
3. GV hướng dẫn thao tác dán hình

Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm
Mục tiêu: Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm.
Cách tiến hành :
Yêu cầu HS kiểm tra sản phẩm lẫn nhau
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò(5’)
- Yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình xé dán hình quả cam.
- Đánh giá sản phẩm: Hoàn thành và không hoàn thành
*Em hãy kể tên một số loại trái cây mà em biết? Trái cây có

tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người?
- Em thường làm gì để cây cối luôn xanh tươi?
- gvkl
- Dặn dò: về nhà chăm sóc cây và chuẩn bị giấy màu để học
bài: Xé, dán hình cây đơn giản.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát và trả lời.
Thực hành: HS luyện tập trên
giấy màu và dán vào vở thủ
công.
- Các tổ trình bày sản phẩm
của mình trên bảng lớp.
- HS phát biểu
-Thu dọn vệ sinh.
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 5: Xé, dán hình cây đơn giản
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình tán lá đơn giản. Biết BV cây xanh là góp phần BVMT.
2. Kĩ năng : Xé được hình tán cây, thân cây và dán cân đối, phẳng. Thường xuyên chăm sóc
và bảo vệ cây cối.
3. Thái độ : Tích cực, tự giác học tập, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II.Đồ dùng dạy học:
- Gv: + Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản.
+ Giấy thủ công, giấy trắng.
- Hs: Giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn, vở thủ công.
III.Hoạt động dạy và học:
1.Khởi động (1’): Ổn định định tổ chức.
2.KTBC (2’) : - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
3.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
Hoạt động1: (3’) Quan sát và nhận xét:
Mục tiêu: Cho hs quan sát bài mẫu.
Cách tiến hành: Gv cho hs quan sát bài mẫu và hỏi:
+ Các cây có hình dáng như thế nào? Màu sắc? Tán lá? Thân
cây?
+ Kết luận: Gọi Hs nêu đặc điểm, hình dáng, màu sắc cuả
cây.
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn mẫu:
Mục tiêu: Hướng dẫn Hs cách xé dán hình cây đơn giản.
Cách tiến hành: Gv làm mẫu.
-Xé phần tán cây: Gv làm mẫu và xé tán cây tròn từ tờ giấy màu
xanh lá cây → Dán qui trình và hỏi:
+ Để xé tán cây tròn em phải xé từ hình gì?
- Xé tán cây dài từ tờ giấy màu xanh đậm → Dán qui trình và
hỏi:
+ Để xé tán cây dài em phải xé từ hình gì?
- Xé phần thân câychọn giấy màu nâu → Dán qui trình và hỏi:
+ Để xé phần thân cây em phải xé từ hình gì?
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3 (15’): Thực hành
Cách tiến hành:
+ Nêu lại cách xé hình cây đơn giản?
+ Gv nhắc nhở Hs thực hiện đúng qui trình trên giấy nháp.
+ Theo dõi, uốn nắn các thao tác xé.
+ Nhắc Hs don vệ sinh.
Hoạt động cuối (3’) : Củng cố, dặn dò:
* GDNGLL: Biết chăm sóc cây trồng:
- Em hãy kể tên một số loại cây mà em biết? Cây xanh có tác

dụng như thế nào đối với sức khỏe con người?
- Em thường làm gì để cây cối luôn xanh tươi?
- gvkl
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, bút chì, bút màu, hồ dán
- Hs quan sát + trả lời câu
hỏi.
- Hs nêu.
- Hs quan sát.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
- 3 Hs nêu.
- Hs thực hành xé hình cây
đơn giản và dán vào vở.
- Hs dọn vệ sinh, lau tay.
- HSTL - NX.
*Tiết 5: Thủ công:
BÀI 5: XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (T2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình tán lá đơn giản. Biết BV cây xanh là góp phần BVMT.
2. Kĩ năng : Xé được hình tán cây, thân cây và dán cân đối, phẳng. Thường xuyên chăm
sóc và bảo vệ cây cối.
3. Thái độ : Tích cực, tự giác học tập, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: + Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản. + Giấy thủ công, giấy trắng.
- Hs: Giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Khởi động (1’): Ổn định định tổ chức.
2.KTBC (2’) : - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.

- Nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn lại lí thuyết
Mục tiêu: Nắm được quy trình xé hình cây đơn giản.
Cách tiến hành:
Cho HS xem bài mẫu, hỏi để HS trả lời quy trình
Kết luận: Nhận xét chốt lại ý HS đã trả lời.
Hoạt động 2 : HS thực hành trên giấy màu
MT: HS thực hành vẽ, xé và dán hình cây đơn giản.
Cách tiến hành :
1.Vẽ và xé hình vuông, tròn đếm ô và dùng bút chì nối
các dấu để thành hình cây đơn giản.
2.Vẽ và xé dán hình cây đơn giản.
-Dùng bút chì vẽ hình tròn- Xé thành hình cây đơn giản.
3. GV hướng dẫn thao tác dán hình
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm
Mục tiêu: Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm.
Cách tiến hành :
Yêu cầu HS kiểm tra sản phẩm lẫn nhau
GV Đánh giá sản phẩm: Hoàn thành và không hoàn
thành
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò(5’)
Yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình xé dán hình cây.

* GDNGLL: Biết chăm sóc cây trồng:
- Em thường làm gì để cây cối luôn xanh tươi?
- Cho HS tham gia nhổ cỏ, nhặt rác trước sân trường
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị giấy màu để học bài : Xé, dán

hình cây đơn giản.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát và trả lời.
Thực hành: HS luyện tập trên
giấy màu và dán vào vở thủ
công.
- Các tổ trình bày sản phẩm của
mình trên bảng lớp.
- TL
- TL
-Thu dọn vệ sinh.
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 7: XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ CON (tiết 1)
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : HS biết cách xé hình con gà con đơn giản.
2. Kĩ năng : Xé , dán được hình con gà con đơn giản, dán cân đối, phẳng.
3. Thái độ : Biết yêu quí con vật nuôi.
II.Đồ dùng dạy học: - GV: +Bài mẫu.+Giấy thủ công màu vàng, hồ, giấy trắng, khăn lau tay.
- HS: Giấy màu vàng, giấy nháp có kẻ ô, đồ dùng học tập, vở thủ công.
III.Hoạt động dạy học:
1. Khởi động : Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
- Nhận xét kiểm tra
3.Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn quan sát
-Cho HS xem bài mẫu và tìm hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con
gà.
+ Em hãy nêu các bộ phận của con gà? Có màu gì? Có hình gì?
+ Em cho gà con có gì khác so với gà lớn? (gà trống, gàmái)

Kết luận: Gà con có đặc điểm khác so với gà lớn về đầu, thân , cánh,
đuôi và màu lông. Khi xé, dán hình con gà con, em có thể chọn giấy
màu tuỳ theo ý thích.
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu
Mục tiêu: Hướng dẫn HS xé, dán hình con gà con trên giấy nháp.
1. Xé hình thân gà:-Từ hình chữ nhật .
- Dán qui trình xé hình thân gà, hỏi:
-Em hãy nêu cách xé hình thân gà?
- Xé mẫu giấy vàng (đỏ)
2. Xé hình đầu gà (HD tương tự như xé thân gà):
3. Xé hình đuôi gà (HD tương tự như xé thân gà)
4.Xé dán hình chân gà: (HD tương tự như xé thân gà):
-Chân gà từ hình tam giác
-Mắt gà hình tròn nhỏ, dùng màu tô mắt gà
-GV vẽ ước lượng chân gà trên bảng
-GV xé mẫu trên giấy màu khác nhau
5. Dán hình:
Hoạt động4: HD thực hành
- Cho HS nhắc lại quy trình xé dán con gà con
- Yêu cầu HS thực hành xé dán
– GVQS giúp đỡ
Hoạt động cuối:
*HĐGDNGLL:
Tổ chức cho HS quét dọn và thu gom giấy vụn và các vật dụng cũ để
làm kế hoạch nhỏ.
Củng cố dặn dò(5’)
-Yêu cầu HS nhắc lại qui trình xé, dán hình con gà con
- Chuẩn bị giấy, bút chì, hồ dán…… cho bài học sau “ xé,dán hình
hình con gà con ( tiết 2)

- HS quan sát
- Con gà con có thân, đầu
hơi tròn. Có các bộ phận:
mắt, mỏ, cánh, chân,
đuôi; toàn thân có màu
vàng.
-HS trả lời
- Đầu tiên xé hình chữ
nhật, xé 4 góc, uốn nắn,
sửa lại cho giống hình
thân gà.
- HS quan sát.
-Trả lời:
HS quan sát hình con gà
cho hoàn chỉnh
- HS nêu
-HS thực hành trên giấy
nháp
- HS nhắc lại
- HS dọn vệ sinh .
*Tiết 5: Thủ công:
Bài: XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ CON (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức : HS biết cách xé hình con gà con đơn giản.
2.Kĩ năng : Xé , dán được hình con gà con đơn giản, dán cân đối, phẳng.
3.Thái độ : Biết yêu quí con vật nuôi.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: +Bài mẫu về xé, dán hình con gà con, có trang trí cảnh vật.
+Giấy thủ công màu vàng, hồ, giấy trắng, khăn lau tay.
-HS: Giấy màu vàng, giấy nháp có kẻ ô, đồ dùng học tập, vở thủ công, khăn lau tay.

III.Hoạt động dạy học: Tiết1
1.Khởi động : Hát tập thể
2.Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
-Nhận xét kiểm tra
3.Bài mới :
Tiết 5: Thủ công: Bài :
ÔN TẬP CHƯƠNG I – KĨ THUẬT XÉ, DÁN GIẤY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:HS nắm được kĩ thuật xé, dán giấy.
2. Kĩ năng :Chọn được giấy màu phù hợp, xé, dán được các hình và biết cách ghép, dán, trình
bày sản phẩm thành bức tranh tương đối hoàn chỉnh.
3. Thái độ :Quí trọng sản mình làm sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Các hình mẫu đã chuẩn bị ở các bài 4,5,6,7,8,9 để cho học sinh xem lại.
- Hs: Giấy thủ công các màu, bút chì, giấy trắng làm nền, hồ dán , khăn lau tay.
III.Hoạt động dạy và học:
1.Khởi động (1’): Ổn định định tổ chức.
2.KTBC (2’): - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
Hoạt động1: (23’) Nội dung ôn tập:
-Mục tiêu: Chọn giấy màu và ôn xé , dán một số nội dung sau:
+Xé , dán hình con gà con
+Xé , dán hình quả cam
+Xé , dán hình cây đơn giản
-Cách tiến hành:
+Yêu cầu HS đọc lại nội dung cần ôn tập
+Cho HS xem lại một số hình mẫu

+Hướng dẫn HS chọn màu sao cho phù hợp
+Cho HS làm bài
+Nhắc HS giữ trật tự khi làm bài, khi dán cần thận trọng, bôi hồ vừa
phải, tránh dây hồ ra vở, quần áo
+Khi làm xong bài , hướng dẫn HS thu dọn giấy thừa và rửa sạch tay
+ Gv nhận xét bài Hs.
Giải lao ( 5 phút)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách đánh giá sản phẩm:
+ Hoàn thành:
- Chọn màu phù hợp với nội dung bài
- Đường xé đều, hình vẽ cân đối
- Cách ghép, dán và trình bày cân đối
- Bài làm sạch sẽ, màu sắc đẹp
+ Chưa hoàn thành:
- Đường xé không đều, hình xé không cân đối
- Ghép, dán hình không cân đối
Hoạt động cuối (3’): Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
*HĐGDNGLL:
Tổ chức cho HS quét dọn và thu gom giấy vụn và các vật dụng cũ
để làm kế hoạch nhỏ.
- Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu để học bài qui ước cơ bản về gấp giấy
và gấp hình
- Hs quan sát mẫu.
- Hs làm và dán vào vở.
- Dọn vệ sinh và lau tay.
- 2 Hs nhắc lại.
*Tiết 5: Thủ công Bài:
CÁC QUI ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY VÀ GẤP HÌNH

I.Mục tiêu:
1.Kiến thức : Hs hiểu các kí hiệu, qui ước về gấp giấy.
2.Kĩ năng : Hs biết gấp hình theo kí hiệu qui ước.
3.Thái độ : Yêu thích môn học kĩ thuật, tự giác học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: Mẫu vẽ những kí hiệu qui ước về gấp hình.
-HS: Giấy nháp, bút chì, vở thủ công
III.Hoạt động dạy học:
1.Khởi động : Hát tập thể
2.Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
-Nhận xét kiểm tra
3.Bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
Hoạt động 1: (8’)
Giới thiệu các qui ước về gấp hình và gấp hình mẫu:
- HD Hs biết các qui ước cơ bản về gấp hình và gấp hình mẫu.
- Cách tiến hành: Gv giới thiệu từng mẫu kí hiệu:
1. Kí hiệu đường giữa hình:
+ Cho Hs quan sát tranh và hỏi:
. Kí hiệu được vẽ ở đâu?
. Đường dấu giữa hình có nét vẽ như thế nào?
+ Hướng dẫn Hs vẽ.
2. Kí hiệu đường dấu gấp:
+ Cho Hs quan sát và hỏi:
. Đường dấu gấp có nét như thế nào?
+ Hướng dẫn HS vẽ.
3. Kí hiệu đường dấu gấp vào:
+ Cho Hs quan sát tranh và hỏi:
. Em thấy gì trên đường gấp vào?

. Hướng dẫn Hs vẽ.
4. Kí hiệu dấu gấp ngược ra sau:
+ Cho Hs quan sát tranh và hỏi:
. Em nhận xét gì qua hình mũi tên?
. Hướng dẫn HS vẽ.
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 2 : (15’) Thực hành:
GV nhắc nhở, theo dõi HS vẽ đúng kí hiệu
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu một số Hs nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
-Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, giấy nháp để học bài:
“ Gấp các đoạn thẳng cách đều”
- Hs quan sát.
- Kí hiệu được vẽ trên đường kẻ
ngang, kẻ dọc của vở.
- Hs vẽ trên giấy nháp.
- (2 Hs) Đường dấu gấp là
đường có dấu đứt.
- Hs vẽ trên giấy nháp.
- (2 Hs) Có mũi tên chỉ hướng
gấp vào.
- Hs vẽ.
- (2 Hs ) Hình vẽ tên cong là kí
hiệu dấu gấp ngược ra phía sau.
- Hs vẽ.
- Hs thực hành vẽ lại các kí
hiệu cơ bản vào vở
- 2HS nhắc lại
*Tiết 5: Thủ công:

Bài 10: GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều.
2. Kĩ năng : Gấp được các đoạn thẳng cách đều nhanh và đẹp.
3. Thái độ : Ham thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: +Mẫu gấp các nếp gấp cách đềy có kích thước lớn. +Qui trình các nếp gấp.
- HS: +Giấy màu, giấy nháp, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động (1’): Ổn định định tổ chức.
2. KTBC (2’): - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
Hoạt động1: (3’) Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- Mục tiêu: Cho hs quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Cách tiến hành: Hs quan sát mẫu, nhận xét.
+ Em nhận xét gì về khoảng cách giữa các nếp gấp? So le hay
chồng khít lên nhau?
Hoạt động 2 : (4’) Hướng dẫn mẫu cách gấp.
- Mục tiêu: Cho Hs quan sát cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Cách tiến hành: Hướng dẫn mẫu.
+ Gấp nếp thứ nhất:
. Ghim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát vào bảng.
. Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu.
+ Gấp nếp thứ hai:
. Lật mặt màu ra phía ngoài.
. Gấp tiếp nếp thứ hai vào 1ô.
+ Gấp nếp gấp tiếp theo:

. Phải gấp đúng 1ô.
. Phải lật mặt giấy mỗi lần gấp vào.
- Kết luận: Nêu lại cách gấp các đoạn thẳng đều.
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3 (15’): Thực hành:
- Mục tiêu: Hướng dẫn HS biết cách gấp được các đoạn thẳng đều.
- Cách tiến hành:
+ Gv nhắc lại cách gấp theo qui trình, có thể gấp đều vào 2ô để
dễ gập.
+ Gv theo dõi, nhắc nhở các Hs yếu.
+ Hướng dẫn HS dán vào vở.
+ Chấm bài, nhận xét.
Hoạt động cuối (15’): Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: chuẩn bị giấy vở Hs, giấy màu, hồ dán, 1 sợi chỉ để học
bài: “ Gấp cái quạt”.
- Quan sát và trả lời câu
hỏi (2Hs)
- Quan sát trên tờ giấy màu
được ghim trên bảng
- Hs theo dõi các kĩ năng
cách gấp.
- Hs rèn kĩ năng gấp trên
giấy nháp, khi thành thạo
thì gấp trên giấy màu.
- Trình bày sản phẩm vào
vở
- Dọn vệ sinh, lau tay.
- 2 Hs nhắc lại.

*Tiết 5: Thủ công:
Bài 11: GẤP CÁI QUẠT ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết cách gấp cái quạt.
2. Kĩ năng : Gấp được cái quạt bằng giấy.
3. Thái độ : Yêu thích sản phẩm mình làm ra; có ý thức giữ gìn đồ dùng.
II. Đồ dùng dạy học:- Gv: Quạt giấy mẫu, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ.
- Hs: 1 tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động (1’): Ổn định định tổ chức.
2. KTBC (2’): - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
Hoạt động1: (3’) Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- Mục tiêu: Hs quan sát nhận xét mẫu.
- Cách tiến hành: Tổ chức HS quan sát, hỏi:
+ Đế gấp được cái quạt ta phải sử dụng nếp gấp nào đã học?
+ Nhận xét quạt mẫu?
- Kết luận: Nêu cách để được cái quạt.
Hoạt động 2 : (4’) Hướng dẫn mẫu.
- Mục tiêu: Cho Hs quan sát cách gấp cái quạt.
- Cách tiến hành: Gv hướng dẫn mẫu.
+ B1: Gấp các nếp gấp cách đều.
+ B 2: Gấp đôi, lấy dấu giữa, dùng chỉ buộc giữa và bôi hồ.
+ B 3: Ép chắc 2 phần vào nhau đến khi hồ khô mở ra.
- Kết luận: Nêu các bước để gấp được cái quạt.
Nghỉ giữa tiết (5’)
Hoạt động 3 (15’) : Thực hành:

- Mục tiêu: Cho HS thực hành gấp quạt trên giấy nháp.
- Cách tiến hành:
+ Gv hướng dẫn Hs gấp quạt trên giấy nháp.
+ Gv nhắc lại qui trình gấp quạt theo 3 bước.
+ Gv theo dõi giúp đỡ.
+ Nhắc Hs dọn vệ sinh.
Hoạt động cuối (15’): Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: chuẩn bị giấy màu, đồ dùng học tập, sợi chỉ màu để
tiết sau: “ Gấp cái quạt”.
- Qs và trả lời (2Hs )
- (1Hs ) trả lời.
- Hs quan sát.
- Hs thực hành trên giấy
nháp.
- Dọn thu gom rac và lau
tay.
- 2 Hs nhắc lại.
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 13: GẤP CÁI QUẠT (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết cách gấp cái quạt.
2. Kĩ năng : Gấp được cái quạt bằng giấy.
3. Thái độ : Yêu thích sản phẩm mình làm ra; có ý thức giữ gìn đồ dùng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Quạt giấy mẫu, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ.
- HS: 1 tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động (1’): Ổn định định tổ chức.

2. KTBC (2’): - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
* Hoạt động1: (5’) Nhắc lại bài tiết 1:
- Mục tiêu: Hs nắm được quá trình gấp quạt theo 3 bước.
- Cách tiến hành: Gv nhắc lại quá trình gấp quạt:
+ Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Gấp đôi, lấy dấu giữa, dùng chỉ buộc giữa và
bôi hồ.
+ Bước 3: Ép chắc 2 phần vào nhau đến khi hồ khô mở
ra.
Hoạt động 2 : (16’) Hs thực hành.
- Mục tiêu: Hs biết cách gấp cái quạt trên giấy màu.
- Cách tiến hành:
+ Gv theo dõi, giúp đỡ khi Hs thực hành.
+ Nhắc HS miết kĩ nếp gấp, bôi hồ mỏng buộc dây chắc,
đẹp.
+ Hướng dẫn HS trình bày vào vở.
+ Chấm bài nhận xét.

Hoạt động cuối (5’): Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Giáo dục tư tưởng: Quí trọng sản phẩm làm ra biết giữ
gìn đồ dùng lâu, bền.
- Dặn dò: Về nhà xem lại các bài đã học để bài sau kiểm
tra HK II
- 2 Hs nhắc lại quá trình gấp

quạt theo 3 bước.
NGHỈ GIỮA TIẾT (5’)
- HS thực hành gấp cái quạt
trên giấy màu.
- Trình bày sản phẩm vào vở.
- Dọn vệ sinh lau tay.
*Tiết 5: Thủ công:
Bài: GẤP CÁI VÍ ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết cách gấp cái ví bằng giấy.
2. Kĩ năng : Gấp được cái ví bằng giấy.
3. Thái độ : Quý trọng sản phẩm mình và mọi người làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật.
- Hs: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động (1’): Ổn định tổ chức.
2. KTBC (2’): - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
Hoạt động1: (3’) HD quan sát và nhận xét:
HD Hs QS nhận xét mẫu.
- Cách tiến hành: Gv cho HS quan sát mẫu, chỉ cho HS thất ví có 2
ngăn đựng và gấp từ tờ giấy hình chữ nhật.
- Kết luận : Nêu nhận xét về hình dáng chiếc ví.
Hoạt động2: (6’) HD mẫu: cách gấp cái ví.

- Cách tiến hành: Gv HD mẫu:

+ Bước 1 : Lấy đường dấu giữa.
+ Bước 2 : Gấp 2 mép ví.
+ Bước 3 : Gấp ví
- Kết luận : Nêu các bước gấpchiếc ví.
Giải lao (5’)
Hoạt động 3: (18’) Hs thực hành.
- Yêu cầu Hs gấp cái ví trên giấy nháp.
- Cách tiến hành:
+ Gv theo dõi, giúp đỡ khi Hs thực hành.
→ Gợi ý Hs trang trí bên ngoài ví cho đẹp.
+ Hướng dẫn HS trình bày vào vở nháp.
+ Chấm bài nháp nhận xét.
*HĐNK: ? Em có biết Ngày 22 tháng 12 là ngày gì?
- GV giới thiệu sơ lược về truyền thống của Quân đội Nhân dân
Việt Nam.
Hoạt động 4 ( 4’ ) : Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị một tờ giấy màu,1 tờ giấy vở để học bài tiết 2
- Hs lắng nghe.
- 3 Hs nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS nhắc lại các bước
- HS thực hành gấp ví trên
giấy nháp.
- Trình bày sản phẩm vào
vở nháp.
- Dọn vệ sinh lau tay.
- Ngày 22/12 là ngày thành
lập quân đội nhân dân Việt

Nam.
- Lắng nghe
- HSTL
- Lắng nghe
*Tiết 5: Thủ công:
Bài: GẤP CÁI VÍ ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết cách gấp cái ví bằng giấy.
2. Kĩ năng : Gấp được cái ví bằng giấy.
3. Thái độ : Quí trọng sản mình làm sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật.
- Hs: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động (1’): Ổn định tổ chức.
2. KTBC (2’): - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
Hoạt động1: (6’) Nhắc lại bài tiết 1:
- Mục tiêu: Hs nắm được quá trình gấp ví.
- Cách tiến hành: Gv nhắc lại quá trình gấp ví:
+ Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
+ Bước 2: Gấp 2 mép ví.
+ Bước 3: Gấp túi ví.
- Kết luận: Nêu các quá trình để gấp ví.
NGHỈ GIỮA TIẾT (5’)
Hoạt động 2: (18- 20’) Hs thực hành.
- Mục tiêu: Hs biết cách gấp cái ví trên giấy màu.

- Cách tiến hành:
+ Gv theo dõi, giúp đỡ khi Hs thực hành.
→ Gợi ý Hs trang trí bên ngoài ví cho đẹp.
+ Hướng dẫn HS trình bày vào vở.
+ HD nhận xét bài thực hành của HS.
HĐNK(2’): Để tỏ lòng biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ
em cần làm gì?
- GVNX giáo dục HS cách bày tỏ lòng biết ơn các thương binh và
gia đình liệt sĩ.
Hoạt động cuối (5’): Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị một tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở để học bài “Gấp
mũ ca lô”.
- Hs lắng nghe.
- 3 Hs nhắc lại.
- HS thực hành gấp ví trên
giấy màu.
- Trình bày sản phẩm vào vở.
- HD NX
- Dọn vệ sinh lau tay.
- HSTL
- Lắng nghe và thực hiện
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 13: GẤP MŨ CA LÔ (T1)
I. MỤC TIÊU: HS biết cách gấp và gấp được cái mũ ca lô bằng giấy.
II. CHUẨN BỊ: GV: Một chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn. Một tờ giấy hình vuông
to.
HS: Một tờ giấy màu, có màu tuỳ chọn; 1 tờ giấy vở HS, vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

1. ổn định lớp:
2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS - NX
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. HDHS quan sát và nhận xét: GV cho HS xem chiếc mũ ca
lô mẫu.
Cho 1 HS đội mũ để cả lớp quan sát, gây hứng thú của HS.
Đặt câu hỏi cho HS TL về hình dáng và tác dụng của mũ ca
lô.
b. GV HD mẫu:
*GV HD thao tác gấp mũ ca lô
HD cách tạo tờ giấy hình vuông
- Gấp chéo tờ giấy HCN (H1a)
- Gấp tiếp theo hình 1b
- Miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ phần giấy
thừa ta sẽ được tờ giấy hình vuông (H2)
GV cho HS gấp tạo hình vuông từ tờ giấy nháp (giấy vở
HS) và tờ giấy màu để gấp mũ ca lô.
GV đặt tờ giấy hình vuông trước mặt (mặt màu úp xuống)
Gấp đôi h/vuông theo đường gấp chéo ở hình 2 được hình
3.
Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra, gấp 1
phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều
với cạnh trên và đỉnh đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu
giữa.
Lật hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như trên ta được
hình 5
Gấp 1 tờ giấy phần dưới của hình 5 lên sát với cạnh bên vừa
mới gấp như hình 6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong
phần vừa gấp lên (H7) được hình 8.

Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy (H9)
được hình 10.
GV HD từng thao tác gấp để HS qs được các quy trình gấp
mũ ca lô.
- Gọi HS nhắc lại các bước
b. Thực hành
GV HD HS thực hành
GV QS giúp đỡ
c. Nhận xét sp của Hs (nếu có)
- QS - nhận xét theo HD
HS quan sát từng
bước gấp.
HS lấy giấy gấp hình
vuông.
- HS NL
- 1 HS khá thực hành
trước lớp - NX
- HS thực hành gấp mũ ca
lô trên tờ giấy vở HS
hình vuông được tạo ra ở
đầu tiết 1 cho thuần thục.
4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị giấy màu, vở thủ công tiết sau gấp mũ.

*Tiết 5: Thủ công:
Bài 13: GẤP MŨ CA LÔ (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Năm rõ quy trình gấp mũ ca lô.
- Biết cách gấp và gấp được cái mũ ca lô bằng giấy.
- Yêu quý sản phẩm của mình cũng như người khác làm ra. Phát triển tư duy thẩm mỹ

II. CHUẨN BỊ: 1 tờ giấy màu, vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. GV nhắc lại quy trình gấp:
Đặt giấy hình vuông phía mặt màu úp xuống, gấp đôi
hình vuông theo đường dấu, gấp chéo từ góc giấy bên phải
phía trên xuống góc dưới bên trái sao cho 2 góc giấy khít
nhau, mép giấy phải bằng nhau. Dùng tay miết nhẹ cạnh vừa
gấp. Xoay cạnh vừa gấp nằm ngang theo hình tam giác, đầu
nhọn ở phía dưới.
Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa, khi mở ra vẫn để giấy
nằm như vị trí trước, sau đó gấp 1 phần cạnh bên phải vào
đỉnh đầu của cạnh đó, phải chạm vào đường dấu giữa. Lật
ngang hình 4 ra mặt sau, cũng gấp tương tự như vậy được
hình 5.
b. HD thực hành:
- Cho HS QS bài của HS năm trước.
- Yêu cầu HS gấp mũ ca lô theo các bước đã học
- GV quan sát nhắc nhở HS chỉ lấy 1 lớp mặt trên gấp lên
(không chạm 2 lớp giấy) phần gấp lộn vào trong. GV chú ý
HD HS gấp theo đường chéo, nhọn dần về phía góc, miết nhẹ
tay cho phẳng, lật hình 8 ra sau, cũng gấp tương tự như vậy.
GV HD HS trang trí bên ngoài mũ theo ý thích. GV theo
dõi uốn nắn cho HS.
c. Nhận xét đánh giá:
- Y/c HS trưng bày sản phẩm
- Đánh giá sản phẩm của HS

GV chọn 1 số sản phẩm đẹp để tuyên dương.
HS theo dõi GV nhắc
lại quy trình gấp.
- HS quan sát nhận xét
- HS thực hành gấp, trang
trí bên ngoài mũ.
HS dán sản phẩm vào vở.
HS trưng bày sản phẩm
HS nêu nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét, tuyên dương
- Ôn lại bài và chuẩn bị .
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 14 : ÔN TẬP CHƯƠNG II – KĨ THUẬT GẤP HÌNH
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS nắm được kĩ thuật gấp hình.
2.Kĩ năng : Chọn được giấy màu phù hợp, gấp được một trong các sản phẩm đã học
3.Thái độ : Quí trọng sản mình và mọi người làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Các hình mẫu
- Hs: Giấy thủ công các màu, bút chì, giấy trắng làm nền, hồ dán.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động (1’): Ổn định định tổ chức.
2. KTBC (2’): - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
Hoạt động1: (23’) Nội dung ôn tập:
- Mt: ôn cách gấp một số sản phẩm sau:

+ Gấp các nếp gấp cách đều
+ Gấp cái quạt
+ Gấp cái ví
+ Gấp mũ ca lô
- Cách tiến hành:
+ Yêu cầu HS đọc lại nội dung cần ôn tập
+ Cho HS xem lại một số hình mẫu
+ Hướng dẫn HS chọn màu tùy thích
+ Cho HS làm bài
+ Nhắc HS giữ trật tự khi làm bài, khi dán cần thận trọng, bôi
hồ vừa phải, tránh dây hồ ra vở, quần áo
+ Khi làm xong bài, hướng dẫn HS thu dọn giấy thừa và rửa
sạch tay
+ Gv nhận xét bài Hs.
Giải lao ( 5 phút)
Hoạt động 2 : Cách đánh giá sản phẩm:
+ Hoàn thành:
- Chọn màu phù hợp với nội dung bài
- Đường xé đều, hình vẽ cân đối
- Cách ghép, dán và trình bày cân đối
- Bài làm sạch sẽ, màu sắc đẹp
+ Chưa hoàn thành:
- Đường xé không đều, hình xé không cân đối
- Ghép, dán hình không cân đối
Hoạt động cuối (3’): Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu để học bài qui ước cơ bản về
- HS đọc
- Hs quan sát mẫu.

- Hs làm và dán vào vở.
- Dọn vệ sinh và lau tay.
- 2 Hs nhắc lại.
gấp giấy và gấp hình
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 15: CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, KÉO, THƯỚC KẺ,
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo
- Sử dụng được bút chì, kéo, thước kẻ
- Cẩn thận khi sử dụng kéo tránh đứt tay,
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy HS.
HS: Bút chì, kéo, thước, 1 tờ giấy vở HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Ôn định lớp:
2. Bài cũ: KT đồ dùng HS
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. GV giới thiệu các dụng cụ thủ công:

b. GV HD thực hành:
HD cách sử dụng bút chì, thước kẻ
HD cách sử dụng thước kẻ vừa HD vừa thực hiện
thao tác.
GV HD cách sử dụng kéo
- Mô tả cái kéo
- Sử dụng: Tay phải cầm kéo, ngón cái cho vào
vòng thứ 1, ngón giữa cho vào vòng thứ 2, ngón
trỏ ôm lấy phần trên của cán kéo vòng thứ 2.
Khi cắt tay trái cầm tờ giấy tay phải cầm kéo.

c. HS Thực hành:
GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ.
*HĐNK: Tập bài hát Tiếng chào theo em
- HS quan sát từng dụng cụ: bút chì,
thước, kéo
- HS cầm bút chì ở tay phải, các ngón
tay cái, trỏ và ngón giữa giữ thân bút,
tay trái cầm thước, tay phải cầm bút
đặt thước trên giấy, đưa bút chì dựa
theo cạnh của thước, di chuyển đầu
bút chì từ trái sang phải.
HS làm theo GV.
- HS quan sát
HS kẻ đường thẳng, cắt theo đường
thẳng.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị, kĩ năng kê, cắt.
- Chuẩn bị: kéo, bút chì, giấy kẻ ô.
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 16: KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ để kẻ các đoạn thẳng cách đều
- HS kẻ được đoạn thẳng, kẻ được các đoạn thẳng cách đều.
- Biết tác dụng của bút chì, thước kẻ
II. CHUẨN BỊ:
GV: hình vẽ mẫu các đoạn thẳng cách đều
HS: Bút chì, thước, 1 tờ giấy vở có kẻ ô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Cách sử dụng bút chì, thước.
3. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. GV giới thiệu bài, ghi đề:
b. GV HD HS quan sát và nhận xét:
HD HS quan sát và trả lời
c. HD mẫu:
HD cách kẻ 2 đoạn thẳng cách đều.
d. HS thực hành:
GV nêu yêu cầu
GV quan sát, uốn nắn những HS còn lúng túng.
- Kiểm tra nhận xét bài làm của HS
*HĐNK: Tập bài hát Tiếng chào theo em
- 2 đoạn thẳng AB và CO cách đều 3 ô.
HS quan sát và kể tên những vật có các
đoạn thẳng cách đều nhau.
- Quan sát
- HS thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô,
đánh dấu 2 điểm A, B, kẻ nối 2 điểm
đó, được đoạn thẳng AB. HS kẻ từ trái
sang phải.
Đánh dấu 2 điểm C, O và kẻ tiếp
đoạn thẳng CD cách đều AB.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò: HS chuẩn bị giấy màu có kẻ ô và 1 tờ giấy vở HS có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo,
hồ dán, vở thủ công: “Cắt dán hình chữ nhật”
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 17: CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (T1)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách kẻ, cắt, dán HCN
- HS kẻ được hình chữ nhật. HS cắt dán được hình chữ nhật theo 2 cách.

- Rèn tính cẩn thận, khéo léo của HS
II. CHUẨN BỊ: GV: Hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô
HS: Giấy màu có kẻ ô, 1 tờ giấy vở HS có kẻ ô. Bút chì, thước, kéo, hồ, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. ổn định lớp:
2. Bài cũ: Kẻ các đoạn thẳng cách đều.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. GV giới thiệu bài, ghi đề:
b. HD HS quan sát và nhận xét
GV gợi ý bằng các câu hỏi
Hình chữ nhật có mấy cạnh ?
Độ dài của các cạnh như thế nào?
c. HD mẫu:
Để kẻ HCN ta phải làm như thế nào ?
GV làm mẫu các thao tác: lấy 1 điểm A trên mặt
giấy có kẻ ô, từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô theo
đường kẻ ta được điểm D. Từ điểm A và D đếm
sang 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C, nối
lần lượt các điểm A->B; B->C; C->D; D->A ta
được hình chữ nhật ABCD.
HD HS cắt rời hình chữ nhật và dán. Cắt theo cạnh
AB, BC, CD, DA được HCN.
Bôi 1 lớp hồ mỏng, dán cân đối, phẳng. GV làm
thao tác mẫu từng động tác và dán để HS quan sát.
d. HD cách kẻ HCN đơn giản hơn:
Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của HCN
có độ dài cho trước. Như vậy, chỉ cần cắt 2 cạnh
còn lại.
e. Thực hành: - Yêu cầu HS kẻ, cắt, dán HCN

- Quan sát , giúp đỡ
HS quan sát HCN mẫu
4 cạnh
2 cạnh 5 ô và 2 cạnh 7 ô; 2 cạnh dài
bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
HS quan sát
HS kẻ, cắt HCN trên tờ giấy vở HS có
kẻ ô.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học
*Tiết 5: Thủ công:
Bài 17: CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (T2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách kẻ, cắt, dán HCN
- HS kẻ được hình chữ nhật. HS cắt dán được hình chữ nhật theo 2 cách.
- Rèn tính cẩn thận, khéo léo của HS.
II. CHUẨN BỊ: GV: HCN mẫu bằng giấy màu dán trên nền giấy trắng. Tờ giấy màu.
HS: Giấy màu,bút chì, thước, kéo, hồ, vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. ổn định lớp:
2. Bài cũ: Hình chữ nhật có mấy cạnh ? Độ dài của các cạnh như thế nao ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. GV giới thiệu bài, ghi đề:
b. Nhắc lại cách kẻ HCN
- GV treo tranh quy trình,
- Y/c HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán HCN
- Gọi 1 HS lên bảng thực hành
GV nhắc HS phải ướm sản phẩm vào vở thủ công
trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết
hình phẳng.

GV theo dõi HS làm và uốn nắn những HS yếu.
c. Thực hành:
- GV nêu yêu cầu
- GV quan sát giúp đỡ
d. Nhận xét đánh giá
- HD - Đánh giá sản phẩm của HS
- HSQS
- HS nhắc lại quy trình kẻ, cắt,
dán HCN
- 1 HS lên thực hành trước lớp
- Theo dõi
HS thực hành kẻ, cắt, dán HCN
theo trình tự. Kẻ HCN theo 2
cách, sau đó cắt rời và dán sản
phẩm vào vở thủ công.
- Trưng bày SP - NX
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét về tinh thần học tập, chuẩn bị đồ dùng, kĩ thuật kẻ, cắt, dán.
. Chuẩn bị kéo, hồ, thước, bút chì: cắt dán hình vuông.

×