Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

sách sử - người thầy, người bạn cùng ta đối nhân xử thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.16 KB, 4 trang )

23
SÁCH SỬ - NGƯỜI THẦY, NGƯỜI BẠN
CÙNG TA ĐỐI NHÂN XỬ THẾ

Phạm Đức Thọ
01225596728

Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên
********

Người thầy trong sử sách, người bạn trong hiện tại, người đồng đội
trong tương lai và đời người không khỏi nuối tiếc khi rời xa. Đây luôn là
suy nghĩ khi khám phá kiến thức trong từng trang sách sử. Sách là người
thầy dạy kỹ năng mềm, kỹ năng ứng xử và xử lý tình huống vĩ đại nhất
bởi cuộc sống hiện đại là sự nâng cấp xã hội cổ đại, trung đại theo
chuyển biến tư tưởng xã hội và phát minh khoa học, đi kèm sự thay đổi
văn hóa, kinh tế. Sách cũng là người bạn bên dòng đời luôn đổi thay giúp
ta nhận thức về xã hội và kiểm nghiệm chân lý cùng bạn. Vì là thầy, là
bạn nên sách không bao giờ phản bội ta, sách luôn trung thành và đi theo
ta, bỏ mặc biến thiên cuộc sống, bất chấp kẻ giàu người nghèo.
Đời vua Lê Hy Tông (1675 - 1705) trong sách Sứ giao ngâm hoàn
đã viết về những nhân tài trong đường lối đối ngoại thời phong kiến Việt
Nam với nhà nước Trung Hoa như sau: “Nhân tài Việt Nam lý học giỏi
nhất là Trình Toàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) văn học có Nguyễn Đăng Cảo,
Hồ Sĩ Dương, còn tài kinh tế không ai bằng Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung
Ngạn, Nguyễn Trãi ”. Sách trước hết là trí tuệ người xưa và những bài
học mà người xưa - Thầy học của thế giới hiện đại truyền đến ngày nay.
Với xã hội Việt Nam, những người thầy giỏi trong thời đại trước đã đặt
phần quan trọng trong việc xây dựng nền móng xã hội Việt Nam. Họ đã
truyền đạt lại việc làm vĩ đại ấy - hành động mang tính sư phạm được thể
hiện qua vô số tác phẩm để lại cho đời sau. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc


Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Trãi Họ đã dạy đời sau phải xử
lý tình huống như thế nào ? Trước họa xâm lăng, khủng hoảng kinh tế thể
hiện qua: Nạn đói kém, dịch bệnh, chiến tranh, lụt bão
Trong Vũ trung tùy bút do tác giả Phạm Đình Hổ (1768 -1839) có
ghi chép rõ ràng: “Đời Lê hễ có sứ Trung Quốc sang phong Vương thì
phạm sự gì tất cũng phải họp triều nghi, kén các quan bạn tống, các hậu
mạng đón tiếp, tiếp sứ Trung Hoa tại cửa Nam Quan”. Ngày nay, mỗi khi
24
tiếp đón khách quý, người Việt ta thường chuẩn bị chu đáo, họp bàn kỹ
lưỡng về nhiều mặt. Ví dụ: Đón tiếp bộ trưởng về thăm Trường là cả việc
quan trọng phải chuẩn bị cả tháng, tiếp thượng khách tại phòng họp sang
trọng nhất. Trên quy mô quốc gia là nhà Khánh Tiết, Đại Lễ Đường
Với nghi thức cấp Nhà Nước, Quốc thư và hội đàm cao cấp.
Nhân hướng về kỷ niệm 125 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890 - 19/5/2015) nói về đại cuộc Nước Nhà sau năm 1945 với
nguy cơ lưỡng đầu đối địch giữa 1,5 vạn quân viễn chinh Pháp và 20 vạn
quân Tưởng Giới Thạch. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng chiến lược ngoại
giao mềm dẻo, đúng đắn trong nghi lễ cấp Nhà Nước giản dị xuất hiện
trên pháo hạm 7 tầng của Pháp vốn luôn sẵn sàng chiến đấu do thống soái
lục quân Pháp Đô đốc Dacgianglio chỉ huy. Chỉ với giáo sư Trần Hữu
Tước hộ tống, Bác tiếp tục tiến hành hội đàm cao cấp nhằm gạt 20 quân
Tưởng ra khỏi miền Bắc, tạo thời cơ giành thắng lợi trong 9 năm trường
kỳ kháng chiến (1945 - 1954) với thực dân Pháp.
Người Việt Nam ta đến và đi như vậy đó. Tiếp kẻ thù như khách
quý, tiếp bằng hữu còn hơn cả tình thân. Sử sách thay người xưa trở
thành người thầy và người bạn mãi ngàn năm. Theo đó, thế hệ ngày nay,
học thêm phần nào cách đối nhân xử thế.
Trong “Việt Hoa thông sứ sử lược” có chép: “Đời vua Tự Đức
(1847 - 1883) sứ thần phương Bắc vào tận kinh thành Huế để tuyên
phong Suốt dọc đường sứ bộ đi qua ở địa đầu các phủ, huyện tổng làng,

chỗ nào cũng dán hai chữ: cung nghênh, viết trên một tờ giấy đỏ”. Trước
đó, khi sứ đoàn Trung Hoa đến ải Nam Quan, các quan chức huyện Lạng
Sơn và Hậu mạng sứ đã sắp sẵn Long Đình để sắc phong và nhận đồ tặng
hảo Bắc triều ban cho Vua ta. Trong lịch sử phong kiến, phải đối mặt với
25 lần quân đội phong kiến Trung Hoa tiến công xâm lược, nhưng dù đẩy
đuổi thành công chúng ta vẫn cầu hòa và chấp nhận triều cống. Như vậy,
Lễ nghi quốc gia vốn đã luôn trang trọng và đậm tình hữu hảo ngàn năm
qua. Hiếu khách, trang trọng cũng là tính cách tốt mà người thầy và
người bạn của chúng ta luôn ghi chép rõ ràng lắm.
Theo một số thống kê, từ thời cổ đại, Nước Nhà đã 9 lần chia cắt và
thống nhất. Tư tưởng truyền thống của xã hội Việt Nam vốn không chấp
nhận sự chia cắt. Các học thuyết kinh tế cổ đại: Xenophon, Platon,
Aristoteles, Khổng Tử, thuyết Quản Trọng, Mạnh Tử… kết hợp cùng tư
tưởng về sự hình thành Nhà Nước: Khế ước, gia trưởng, thừa kế, K.
Marx … vốn đã diễn biến đầy đủ trên lãnh thổ Việt Nam. Trong Đại Việt
sử ký toàn thư đã chép rõ truyền thuyết lập quốc từ kỷ Hồng Bàng thị.
Đây cũng là bài học mà người thầy lịch sử truyền đạt mãi mãi đến đời
25
sau. Người bạn trong đời sẽ đem đến cho ta kiến thức và cùng ta truy tìm
nguồn gốc chính mình. Sách - Người thầy và người bạn đã đem đến tri
thức giúp những anh hùng dân tộc: Ngô Quyền, Thái tổ Lý Công Uẩn, Lý
Thường Kiệt, Trần Thủ Độ… Đánh bại quân xâm lược, thống nhất quốc
gia, vực dậy Nước Nhà, làm nên thời đại mới, theo đó luật pháp, lễ nghi
được định hình và duy trì các giá trị tốt đẹp đến ngày nay. Nước Nhà
thống nhất, quan hệ trong nước và cách đối nhân xử thế, đường lối đối
nội, đối ngoại sẽ khác đi, thân thiện, rộng mở hơn. Tất cả được viết rõ
trong sách sử - người thầy và người bạn của chúng ta.
Người xưa với sách nhất mực tôn trọng, số phận của những kẻ “đốt
sách, chôn nho” đều là thảm bại. Sứ thần, đại diện ngoại giao nước ta khi
bang giao với nước ngoài vẫn luôn nhận lấy những nghi lễ tương xứng

với các quốc gia khác. Cách đối nhân xử thế theo nguyên tắc: Tương
xứng các bên và đặc biệt trong những dịp quan trọng. Ví dụ điển hình
nhất: Trước 3 lần quân Nguyên Mông xâm lược (1258 - 1285 - 1288).
Trước đó các phái đoàn ngoại giao của ta đều có những lần đón tiếp sứ
thần nhà Nguyên và sang sứ để lại ấn tượng mãi mãi trong lịch sử: Tháng
01/1285, Thoát Hoan sau khi chiếm Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngạn,
đồng thời cánh quân do Toa Đô chỉ huy cũng tiến đánh mạn Thanh Hóa,
Nghệ An. Tình thế hiểm nghèo, buộc vua Trần Nhân Tông phải dùng kế
hoãn binh, tung đòn thăm dò tình hình địch quân, sai sứ Đỗ Khắc Chung
đi thương thuyết thành công với soái địch Ô Mã Nhi. Sứ thần Đỗ Khắc
Chung đã hóa giải tình thế nguy ngập khi buộc phải giải thích về 2 chữ
“sát thát” và lý do không nghênh tiếp quân Nguyên Thế Tổ từ xa đến vốn
định mượn đường tiến công Chiêm Thành với kế: “Mượn đường diệt
nước Quắc”. Theo đó và tình hình hiện tại, Ô Mã Nhi không mưu tính
tiếp được vì biết Đại Việt có nhân tài. Nhiều chuyện vẫn còn chép rõ
trong “Việt Hoa thông sứ sử lược”.
Giao tiếp trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến nguy cơ về tính
mạng theo đó cần điều chỉnh thái độ tương xứng, ứng xử khôn khéo và
giữ vững tinh thần trước những “đòn cân não”, chiến thuật tâm lý, sách
lược ngoại giao. Cũng phải chỉ rõ: Những cuộc đàm phán cao cấp không
chỉ quyết định vận mệnh quốc gia về nhiều mặt mà cũng là đỉnh cao
trong hành động giao tiếp, đối nhân xử thế. Sách - Người thầy, người bạn
luôn giúp tăng cường hiểu biết và rèn luyện tinh thần, ý chí sẵn sàng
“đón tiếp” khó khăn.
Trong xã hội hiện đại, nghi lễ trở nên cần thiết trước sự đổi thay
nhận thức, sự đa chiều văn hóa và ảnh hưởng kinh tế. Trong lần đón tiếp
cựu tổng thống Mỹ B.Clinton tháng 11/2000 – vị tổng thống Hoa Kỳ đầu
tiên thăm Việt Nam, những nghi lễ trang trọng nhất đã được sử dụng
26
nhằm chào đón vị tổng thống đầy hiếu khách này. Tổng thống B.Clinton

đã vui vẻ bắt tay những người dân Việt Nam qua ban công Văn Miếu
Quốc Tử Giám, kêu gọi giới trẻ Việt Nam trao đổi nhiều hơn về
HIV/AIDS trong niềm vui và sự chào đón nhiệt thành của người dân cả
nước. Ngoài ra, người dân từ phố Tràng Tiền ra bờ Hồ Hoàn Kiếm vô
cùng vui mừng bắt tay, thăm hỏi và ngạc nhiên trước ngẫu hứng đi bộ
của tổng thống B.Clinton khi ấy. Nghi lễ cấp Nhà Nước và lòng nhiệt
thành của nhân dân khi tiếp đón khách quý vốn đã có từ ngàn xưa, sách
sử còn lưu. Qua đó, có thể thấy: Sách - Người thầy và người bạn luôn
hướng dẫn chúng ta đến với niềm vui và lòng hiếu khách, lễ nghi là sự
thể hiện rõ ràng nhất.
Sách sử là kho tàng trong nhiều trường hợp khác nhau giúp ta có
thêm kinh nghiệm, ý chí giúp vượt qua “phong ba, bão tố” cả thời bình
lẫn chiến loạn. Sách - Người thầy giỏi - Người bạn tốt đem đến không chỉ
đem đến kiến thức mà còn là kỹ năng mềm, cách đối nhân xử thế. Người
thầy giỏi không cần nói nhiều, người bạn tốt chỉ cần lặng lẽ ở bên - đó là
sách. Sách dạy ta nhiều điều, cách tiết kiệm kinh phí sinh hoạt và học tập
hiệu quả nhất chính là đọc sách. Sách sẽ khiến vơi bớt thời gian nhàn rỗi,
tăng cường kiến thức, xa rời nguy cơ về tệ nạn xã hội. Người thầy giỏi,
người bạn tốt cũng là vì vậy. Sách để lại chân lý từ ngàn xưa, thử hỏi có
ai thành công mà chưa hề đọc sách bao giờ? Có Thánh nhân nào lại
không phải người học rộng, biết nhiều?


×