Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Giáo án ngữ văn lớp 12_HK1_Chuẩn KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.22 KB, 66 trang )

Tuần 01
Tiết 01, 02
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước; thấy được những thành tựu
của nền văn học cách mạng Việt Nam; cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập ghi chép, SGK, …

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Văn học Việt Nam từ cách
mạng tháng Tám năm 1945
đến hết thế kỉ XX phát triển
qua các giai đoạn nào?
- Hs đọc và trả lời câu hỏi 1,
SGK, tr 18.

- Hs đọc và trả lời câu hỏi 2,
SGK, tr 18.
Tiết 02
- Hs đọc và trả lời câu hỏi 3,
SGK, tr 18
- Nêu khái quát hoàn cảnh lịch
sử, xã hội và văn hóa của văn
học Việt Nam từ 1975 đến hết


thế kỉ XX?
- Theo em, những chuyển biến
I. Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến
năm 1975
1. Vài nét vế hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 là
nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản.
- Từ năm 1945 đến năm 1975, trên đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện lớn
lao, điều đó đã tác động mạnh mẽ,csau6 sắc tới toàn bộ đời sống vật chất,
tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. điều kiện giao lưu
văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a. Những chặng đường phát triển
- 1945-1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp;
- 1955-1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam;
- 1965-1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước.
b. Những thành tựu chủ yếu
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con
người Việt nam trong chiến đấu và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc:
truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ,
về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm
thời đại.
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt nam từ năm 1945 đến
năm 1975
- Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu;
- Nền văn học hướng về đại chúng;

- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II. Vài nét khái quát văn học việt nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
- Ngày 30-4-1975, cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ đã kết thúc thắng
lợi.
- Từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước gặp những thử thách, khó khăn
mới, nhất là khó khăn về kinh tế.
- Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đất nước bước vào
công cuộc đổi mới.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của
và một số thành tựu ban đầu
của văn học ở giai đoạn này là
gì?
- Em có thể kết luận như thế
nào về văn học Việt Nam từ
Cách mạng tháng Tám năm
1975 đến hết thế kỉ XX?
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
bài luyện tập, SGK, tr 19 (Hs
về lập dàn ý ở nhà)
cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
- Thành tựu cơ bản nhất chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối
cảnh mới của đời sống.
III. Kết luận
- Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã kế thừa và phát huy
mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa
nhân đạo, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng.
- Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 xứng đáng đứng vào
hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc

trong thời đại ngày nay.
- Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986, cùng với đất nước, văn học Việt
Nam bước vào công cuộc đổi mới.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Theo em, trong bài (tiết) học có những nội dung nào cần phải nắm vững?
2. Hướng dẫn
- Lập thư mục tác giả, tác phẩm (thi TN) theo mẫu:
STT Tên tác phẩm Tên tác giả Năm sáng tác Giai đoạn/ thời kì văn học
- Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

Tuần 01
Tiết 03
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài
liệu tr 65)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến năm 1975?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Đề nêu lên vấn đề gì?
- Bài viết cần có những ý cơ bản nào?
- Cần vận dụng những thao tác lập luận
nào để viết bài?

- Cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực
nào trong cuộc sống? Có thể nêu các
dẫn chứng trong văn học được không?
- Hướng dẫn Hs lập dàn ý:
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề (diễn dịch, qui nạp,
phản đề).
- Nêu luận đề (dẫn nguyên văn hay tóm
tắt nội dung chính của bài viết).
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề bài: SGK, tr 20
a. Tìm hiểu đề
- Luận đề: Lí tưởng sống của thanh niên.
- Tư liệu: Vốn sống của bản thân.
b. Lập dàn ý
Mở bài:
Con người được sinh ra là để sống cho trọn đời, phần lớn ai cũng
muốn sống sung sướng, nhưng ý thức sống đẹp dường như ít
được quan tâm. Đã có bao giờ bạn băn khoăn sống đẹp là gì
chưa?
Thân bài:
- Giải thích: sống có ích đối với bả thân, gia đình, xã hội, được
Thân bài: nêu luận điểm, luận cứ và
dẫn chứng.
Kết bài: khái quát ý nghĩa của vấn đề.
- Em hãy phát biểu nhận thức của mình
về cách làm bài nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí?
(- Người viết cần nắm được bản chất nội
dung tư tưởng, đạo lí đồng thời phải biết

nhìn nhận, soi chiếu vấn đề đó từ nhiều
phía để có cái nhìn toàn diện, biểu
dương những mặt đúng, bác bỏ những
biểu hiện sai lệch, tránh cực đoan, phiến
diện. Chú ý biểu dương hay bác bỏ đều
phải có lí lẽ xác đáng, có cơ sở khoa
học, tránh suy diễn, áp đặt.
- Kiến thức được nêu ra cần có sự hài
hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tri
thức phổ quát và nhận thức chủ quan
của bản thân; trình bày những trải
nghiệm của bản thân cần chân thành,
thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết
phục.)
mọi người tán thưởng, noi theo.
- Sống đẹp phải là sống biết cống hiến: làm tốt những công việc
giúp ích cho bản thân, biết làm chủ, tích cực học tập, làm tròn
trách nhiệm,… để có thể đứng vững, và đi bằng chính đôi chân
của mình mà không phụ thuộc, không làm phiền người khác.
- Sống đẹp là phải biết nghĩ đến mgười khác, biết yêu thương và
chia sẻ. Là phải hướng về một mục tiêu, lí tưởng: xác định động
cơ, nội dung học tập, xác định việc làm trong tương lai, …
- Biện pháp xay dựng cách sống đẹp.
Kết luận
- Vẫn còn nhiều cảnh tượng không đẹp trên đường phố, trong
nhà trường, trong từng gia đình. Do đó, cách sống đẹp hiện nay
là vấn đề cần được nhận thức đúng đắn hơn.
- Sống đẹp không phải khó thực hiện, ai cũng có thể sống đẹp
tùy vào khả năng và ý chí nỗ lực của mỗi người.
2. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

- Ghi nhớ (SGK, tr 21)
- Lưu ý (kĩ năng cần rèn luyện):
+ Xác định đúng nội dung tư tưởng, đạo lí đặt ra trong đề bài,
hình thành cách thức nghị luận giải thích, phân tích, bình luận.
+ Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để tạo
lập văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Các đề văn sau đây, đề nào thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
a. Anh (chị) suy nghĩ gì về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở các bạn trẻ hôm nay?
b. Trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông
cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
c. Anh (chị) có suy nghĩ gì về quan niệm: Lao động là một trong những quá trình hình thành và hoàn thiện
nhân cách con người.
2. Hướng dẫn
- Lập dàn ý cho đề bài: Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân mình trong năm
học cuối cấp THPT.
- Trả lời câu 1,3 SGK, tr 29
Tuần 02
Tiết 04
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của
phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Tư tưởng Hồ Chí Minh, di sản
văn hóa dân tộc, tr 225-229); giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? (Kiểm tra tập rèn luyện của Hs.)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Em hãy giới thiệu tóm tắt vài nét về tiểu
sử của Hồ Chí Minh?
(Nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân
tộc. Nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào
công nhân quốc tế. Nhà nghệ sĩ lớn trên
nhiều lĩnh vực, Danh nhân văn hóa thế
giới.)
- Nêu những nét chính về quan điểm sáng
tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Quan điểm đó đã giúp em hiểu sâu sắc thêm
về văn thơ của Người như thế nào? (Văn
chương trở thành một phần trong sự nghiệp
cách mạng lớn lao, gắn với những nhiệm vụ
cụ thể trong từng thời điểm sáng tác. Tuy
không phải là tâm niệm chính song sự
nghiệp văn học của Hồ Chí Minh rất phong
phú, lớn lao cả về hình thức thể hiện và tầm
vóc tư tưởng. Chính quan điểm sáng tác coi
văn chương là vũ khí cách mạng, luôn xuất
phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích sáng
tác để lựa chọn nội dung và phương thức
bộc lộ đã lí giải với người đọc về sự phong
phú, đa dạng đó.)
- Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn
học của Hồ Chí Minh?

(Nhiều bài thơ viết bằng chữ Hán và tiếng
Việt thể hiện tầm vóc của một nhà hoạt
động cách mạng lớn nhưng lại mang cốt
cách, phong thái của một nhà hiền triết Á
đông.)
- Những đặc điểm cơ bản của phong cách
nghệ thuật Hồ Chí Minh?
- Em có thể kết luận như thế nào về con
người và sự nghiệp văn học của Hồ Chí
Minh?
- Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập 1, SGK,
tr 19
I. Vài nét về tiểu sử
Hồ Chí Minh (1890-1969) gắn bó trọn đời với dân, với nước,
với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào
cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ,
nhà văn lớn của dân tộc.
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm sáng tác
- Coi văn chương là một vũ khí chiến đấu cho sự nghiệp cách
mạng.
- Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của tác phẩm.
- Luôn xác định rõ mục đích và đối tượng khi viết.
2. Di sản văn học
- Văn chính luận
+ Các bài báo viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt;
+ các tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp,
Tuyên ngôn độc lập.
- Truyện, kí
+ Nhiều truyện ngắn đăng trên báo Pháp trong thời gian hoạt

động ở nước ngoài, trong đó có “Vi hành”, Những trò lố hay
là Va-ren và Phan Bội Châu, …
+ Một số bài kí viết trong những thời điểm khác nhau của
cuộc đời hoạt động cách mạng của tác giả (Nhật kí chìm tàu,
Vừa đi đường vừa kể chuyện, …).
- Thơ
+ Tập Nhật kí trong tù kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật
thơ Hồ Chí minh;
+ Nhiều bài thơ người làm ở Việt Bắc (1941-1945) và trong
thời kì kháng chiến chống Pháp: Dân cày, Ca binh lính,
Nguyên tiêu, Cảnh khuya, …
3. Phong cách nghệ thuật
Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách
riêng, hấp dẫn.
- Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận
chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục,
giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
- Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ
và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của
phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của phương
Tây.
- Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc
mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có súc tác
động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa
bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu.
III. Kết luận
Thơ văn Hồ Chí Minh là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự
nghiệp cách mạng của Bác, có vị trí đặc biệt quan trọng trong
lịch sử văn học và đời sống tinh thần dân tộc, ẩn chứa những
bài học lớn.

* Ghi nhớ (SGK, tr 29)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Câu 1,3 HDHB, SGK, tr 29
2. Hướng dẫn
- Bài học mà em tiếp thu được khi đọc bài Lai Tân trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh?
- Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua một số phương diện cơ bản nào? Luyện tập bài 1, 3, SGK, tr
33, 34.
Tuần 02
Tiết 05
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng trong
tiếng Việt. Thường xuyên có ý thức, có thói quen và có kĩ năng sử dụng tiếng việt đảm bảo được sự trong sáng.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
- Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã
giúp em hiểu sâu sắc thêm về văn thơ của Người như thế nào?
- Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs đọc và so sánh 3 câu văn trong SGK, tr 30-31. Xác định câu
nào trong sáng, câu nào không trong sáng. Vì sao? (SGK, tr 31)
- Em có phát hiện gì về cái hay, cái đẹp của tiếng Việt qua câu thơ
của Nguyễn Duy và câu văn của Hồ Chí Minh (SGK, tr 31)?
- Từ các phân tích trên, theo em, sự trong sáng của tiếng Việt trước
hết được biểu hiện qua phương diện nào? (Tính chuẩn mực: về ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp. Có qui tắc: kết hợp âm vị với âm vị để tạo
thành tiếng, kết hợp tiếng với tiếng để tạo thành từ, kết hợp từ với từ
để tạo thành cụm từ hoặc câu, kết hợp câu với câu để tạo thành đoạn
văn, kết hợp đoạn văn với đoạn văn để tạo thành văn bản. … )
- Hs đọc mục 2, SGK, tr 32. Đọc và trả lời bài luyện tập 3, SGK, tr
34.
- Em thấy sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua phương
diện nào nữa?
- Hs đọc mục 3, SGK, tr 32-33. Nêu một số lời nói, câu văn, câu thơ
hay (lời hay ý đẹp)? (Chẳng được miếng thịt miếng xôi, Cũng được
câu nói cho nguôi tấm lòng. Có thể dưới con mắt ai đó thì em không
thật đẹp? Có lẽ chị không còn trẻ lắm! …)
- Em rút ra được điều gì qua các lời hay ý đẹp đã nêu? (Trong giao
tiếp (nói, viết) cần có ý thức lựa chọn những từ ngữ vừa diễn đạt
chính xác tư tưởng, tình cảm vừa đảm bảo vẻ đẹp văn hóa, lịch sự
của ngôn từ; tránh những từ ngữ thô tục có thể làm ảnh hưởng đến
sự trong sáng của tiếng Việt và làm tổn thương đến tình cảm của
người đọc, người nghe.)
- Hướng dẫn Hs tự làm bài luyện tập 2, SGK, tr 34 ở nhà.
I. Sự trong sáng của tiếng Việt
Như nhiều ngôn ngữ trên thế giới,
trải qua hàng ngàn năm tồn tại và
phát triển, tiếng Việt đã đạt được
phẩm chất trong sáng. Phẩm chất đó
dược biểu hiện ở những phương diện
chủ yếu như:
1. Hệ thống các chuẩn mực, qui
tắc chung và sự tuân thủ các
chuẩn mực, qui tắc trong tiếng
Việt. Sự sáng tạo, chuyển đổi linh

hoạt trên cơ sở qui tắc chung.
2. Sự không pha tạp và lạm dụng
các yếu tố của ngôn ngữ khác.
3. Tính văn hóa, lịch sự trong giao
tiếp ngôn ngữ.
* Ghi nhớ (SGK, tr 33)
LUYỆN TẬP
Bài 2, SGK, tr 34
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Đoạn văn sau đã bị lược bỏ các dấu câu. Em hãy đặt các dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự
trong sáng của đoạn văn.
“ Nói về ước mơ sau này cậu sinh viên năm thứ tư ngành Du lịch Khoa Đông Nam Á Trường Đại học Mở bán
công Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Nếu có điều kiện sẽ vận động cùng mọi người lập ra quỹ hỗ trợ cho những
bệnh nhân ung thư nghèo khổ và đơn độc.” (Tam khảo SGK, tr 70)
2. Hướng dẫn
- Sưu tầm những thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nói, về sự học hỏi trong cách nói năng hàng ngày.
- Bài viết số 1: Nghị luận xã hội, 45’, khoảng 400 từ.
Tuần 02
Tiết 06
Trường THPT Tân Hưng
GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (NGỮ VĂN 12)
I. Mục tiêu kiểm tra
Viết được bài làm văn nghị luận bàn về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là của tuổi trẻ học đường ngày nay.
Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 66).
II. Hình thức: Tự luận (ngắn khoảng 400 từ, thời gian 45 phút).
III. Thiết lập ma trận
1. Nội dung kiểm tra

Mục I – HƯỚNG DẪN CHUNG, SGK, tr 35.
2. Các chuẩn cần đánh giá
- Nhận biết: Xác định đúng luận đề, đúng kiểu bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.
- Thông hiểu: Phân tích những mặt đúng của vấn đề. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động
về vấn đề nghị luận.
- Vận dụng: Phối hợp các thao tác lập luận đã học, diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số
yếu tố biểu cảm, nhất là ở phần liên hệ thực tế và trình bày những suy nghĩ riêng của bản thân.
IV. Biên soạn đề
“Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi”.
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
V. Hướng dẫn chấm
VI. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Lập dàn ý cho đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về mục đích và những biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân
trong năm học cuối cấp THPT.
- Câu 1, 2, 3, SGK, tr 41-42; đọc thêm Mấy ý nghĩ về thơ.
Tuần 03
Tiết 07, 08
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
(Tiếp theo)
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. Mục tiêu cần đạt
Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp của tư tưởng và
tâm hồn tác giả.
Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Tư tưởng Hồ Chí Minh, di sản
văn hóa dân tộc, tr 225-229); giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học

Kiểm tra:
Đáp án Điểm
“Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi”.
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
10,00
a. Yêu cầu về kĩ năng 3,00
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ (bố cục đảm bảo,
thân bài từ hai đoạn trở lên), diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
1,50
- Luận điểm rõ ràng; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. 1,50
b. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách thức khác nhau, nhưng
cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số
yêu cầu sau:
7,00
- Nêu đúng vấn đề cần nghị luận. 1,00
- Giải thích ý kiến: ngu dốt cần phải học hỏi; đáng thẹn là ngu dốt mà không có ý chí
học hỏi.
1,50
- Bàn luận, mở rộng vấn đề: 3,50
+ Để lập thân, lập nghiệp, mỗi người phải không ngừng học hỏi. Học với ý chí, nghị lực
vươn lên.
+ Rèn luyện ý chí học hỏi chính là rèn luyện nhân cách.
+ Phê phán những người tự thoả mãn, lười biếng trong học tập, rèn luyện.
1,50
1,00
1,00
- Bài học nhận thức và hành động: Bản thân hiểu đúng vai trò cần thiết của ý chí mạnh
mẽ trên bước đường học tập. Từ đó có phương hướng cụ thể để vượt lên khó khăn, thử
thách. (Ý này không xét vị trí trong bài, học sinh có thể ghép trong từng phần)

1,00
Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh
và có những suy nghĩ riêng, hợp lí, thuyết phục thì vẫn đạt điểm tối đa.
Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp
em hiểu sâu sắc thêm về văn thơ của Người như thế nào? (Kiểm tra tập rèn luện của Hs)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của
bản tuyên ngôn?
- Theo em, mục đích, đối tượng hướng
tới của bản tuyên ngôn là gì?
- Nêu bố cục và nhận xét mạch lập luận
trong bản tuyên ngôn? (Mạch lập luận
thuyết phục người đọc ở tính lô gi1c
chặt chẽ: từ cơ sở lí luận đối chiếu vào
thực tiễn, rút ra kết luận phù hợp, đích
đáng không thể không công nhận.)
=> TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch
sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và
là một áng văn chính luận mẫu mực.
- Hs đọc phần mở đầu và kết luận của
bản tuyên ngôn.
- Câu 2, SGK, tr 41
- Phần mở đầu đã giúp em hiểu gì về tác
giả của bản tuyên ngôn? (nghệ thuật lập
luận chặt chẽ, cách dùng văn chương để
đánh địch rất khéo léo, hiệu quả. Niềm
tự hào kín đáo của tác giả khi đặt 3 bản
tuyên ngôn, 3 cuộc cách mạng, 3 nền
độc lập ngang hàng nhau.)
Tiết 08

- Câu 3, SGK, tr 42
- Tác giả phát biểu lời tuyên ngôn, tuyên
bố cuối cùng như thế nào?
- Tóm tắt gía trị nội dung và nghệ thuật
của bản tuyên ngôn.
- Hướng dẫn hs luyện tập và về làm
hoàn chỉnh ở nhà.
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh ra đời
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, … khai sinh ra nước Việt
Nam mới. (SGK, tr 38)
2. Mục đích, đối tượng
- Đối tượng: Đồng bào cả nước, những người dưới sự lãnh đạo
của Việt minh đã nổi dậy giành chính quyền trên cả nước vào
tháng Tám năm 1945; nhân dân trên toàn thế giới; các thế lực thù
địch và cơ hội quốc tế đang dã tâm tái nô dịch đất nước ta, đặc
biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Mục đích: tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng
định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế
giới; bẻ gãy những luận điệu xảo trá của kẻ thù đang dã tâm nô
dịch trở lại đất nước ta.
3. Bố cục
- Phần mở đầu (Từ đầu đến không ai chối cãi được): Nêu nguyên
lí chung: tất cả… và quyền tự do.
- Phần nội dung (Thế mà, … phải được độc lập): Tội ác của thực
dân Pháp và quá trình nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền
dưới sự lãnh đạo của Việt Minh.
- Phần kết luận (còn lại): tuyên bố độc lập.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Phần mở đầu

- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu
cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mĩ và của Pháp;
dùng phép suy luận tương đồng để thấy tất cả các dân tộc … và
quyền tự do; dùng chiến thuật gậy ông đập lưng ông (dùng lí lẽ
của đối thủ để bác bỏ chính đối thủ ấy) để ngăn chặn âm mưu
chối cãi, chà đạp lên lẽ phải của kẻ thù.
2. Phần nội dung
- Tố cáo tội ác của thực dân gieo rắc trên đất nước ta suốt hơn 80
năm qua. Khẳng định sự thật lịch sử: quá trình nổi dậy, giành
chính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt
Minh, lập nên chế độ Dân Chủ Cộng Hòa.
- Tạo ra sự đối lập giữa phần mở đầu và nội dung (lí lẽ tốt đẹp-
hành động trắng trợn); liệt kê (kể tội thực dân trên mọi lĩnh vực);
so sánh, ẩn dụ, điệp từ chúng; những đoạn văn ngắn trùng điệp,
liệt kê;những đoạn văn dài ghi mốc thời gian cụ thể theo diễn
tiến: làm nổi bật những tội ác, tăng cường súc mạnh tố cáo; mỗi
một sự kiện đều được kết luận, luận tội rõ ràng.
3. Phần kết luận
- Tuyên bố độc lập: Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và
dân tộc Việt Nam quyết giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
- Lời tuyên ngôn và tuyên bố được láy đi láy lại nhiều lần kèm
theo lí lẽ thuyết phục để tuyên bố độc lập.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK, tr 42)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
- Văn phong chính luận của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập? ( Phan Trọng Luận, tr 26)
2. Hướng dẫn
- Tất cả những điều được đề cập trong phần nội dung của bản tuyên ngôn đều là sự thật. Đó là những sự thật gì?

- Mỗi người cần có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như thế nào ?
- Đọc thêm
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
(Trích) Nguyễn Đình Thi
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu được đặc trưng của thơ;thấy được cách lập luận chặt chẽ, cách iễn đạt tinh tế, có hình ảnh, giàu cảm
xúc.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Tài liệu tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Hướng dẫn đọc thêm
1. Giới thiệu vài nét về Nguyễn Đình Thi và xuất xứ của bài viết Mấy ý nghĩ về thơ?
2. Câu 3, hướng dẫn đọc thêm, SGK, tr 60.
3. Vì sao quan niệm về thơ của tác giả trong bài viết này đến nay vẫn còn có giá trị?
Tuần 03
Tiết 09
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
Xác định được trách nhiệm của mỗi người đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt ở các phương
diện tình cảm, nhận thức, hành động. Thường xuyên có ý thức, có thói quen và có kĩ năng sử dụng tiếng việt đảm
bảo được sự trong sáng.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 65)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Trong phần thứ hai của tuyên ngôn độc lập, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập,
tự do của nước Việt nam ta?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi
người cần có thái độ và tình cảm như thế nào đối
với tiếng Việt?
- Để giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi
người có cần hiểu biết về tiếng Việt hay không? Và
làm thế nào để có những hiểu biết về tiếng Việt?

- Về mặt hành động, để giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt, mỗi người cần sử dụng tiếng Việt như
thế nào? (Sử dụng theo chuẩn mực và qui tắc của
tiếng việt, trong đó có các qui tắc chuyển hóa, biến
đổi; không lạm dụng tiếng nước mgoai2 làm vẩn
đục tiếng Việt; tránh lối nói thô tục, thiếu văn hóa,
…)
- Muốn đạt được sự trong sáng khi sử dụng tiếng
việt, mỗi chúng ta phải như thế nào?
- Hs xung phong lên bảng làm luyện tập, SGK, tr
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt
1. Xác định thái độ, tình cảm
Mỗi người cần có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quí
tiếng Việt- thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý
báu của dân tộc.
2. Khẳng định vai trò của kiến thức, sự hiểu biết
Luôn luôn học tập để có những hiểu biết cần thiết về
chuẩn mực và các qui tắc của tiếng Việt.
3. Xác định nguyên tắc sử dụng tiếng Việt
Có ý thức thường trực giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt trong giao tiếp.

Ghi nhớ (SGK, tr 44)
LUYỆN TẬP
Bài1, 2, sgk, Tr 44-45
44-45, GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Liên hoan festival nghệ thuật được tổ chức ở Huế. Câu mắc lỗi gì về sử dụng từ ngữ?
2. Hướng dẫn
Câu 1, 3, SGK, tr 54; đọc thêm Đô- xtôi – ép-xki
Tuần 04
Tiết 10,11
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
Phạm Văn Đồng
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu;
thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh (Tài liệu dành cho giáo viên, tr 66).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo, các đoạn video, máy chiếu,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Theo em, phải làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Nêu một số biểu hiện
không đúng của hs trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Bài viết được đánh giá là : áng văn tiêu biểu trong văn xuôi nghị
luận nửa cuối thế kỉ XX ở nước ta , được chọn in trong tuyển tập
“Tiểu luận –Phê bình” của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 (Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Tiểu
luận- Phê bình, NXB Văn học , Hà Nội 1993, tr. 94-102 )

- Chiếu clip 1 phỏng vấn PVĐ (đoạn 2): => ý 1
- Cho hs xem ảnh (3 ảnh): => ý 2
- Chiếu clip 2 phỏng vấn PVĐ (đoạn 1): => ý 3
- Em đã có những hiểu biết gì về tác giả bài viết?
=> Theo em điều quan trọng để viết được một bài văn nghị luận
văn học tốt là gì? (Phải có hiểu biết, không chỉ riêng về văn học mà
còn về cuộc sống; đồng thời phải có quan niệm đúng đắn và sâu sắc
về thế giới cũng như về đời sống của con người.)
- Nêu hoàn cảnh ra đời bài viết?
- Chiếu clip liên khúc chống Mĩ; - Năm 1963, tình hình chiến tranh ở
miền Nam có nhiều biến động lớn : Mỹ leo thang khủng bố phong
trào cách mạng; Phong trào Đồng Khởi Bến Tre ( nơi Nguyễn Đình
Chiểu trút hơi thở cuối cùng ) diễn ra sôi trào, ác liệt :
Anh ở ngoài kia anh có nghe
Quê ta sông dậy tiếng chèo ghe
Ghe đưa trăm xác đi đòi mạng
Rầm rập ngày đêm lên Bến Tre
Người chết đi cùng người sống đây
Tử sinh một dạ trả thù này
Võ trang mấy trận vang Bình Đại
Cờ phất bừng tươi đất Mỏ Cày
( Lá thư Bến Tre – Tố Hữu )
- Hs đọc văn bản: từ đầu đến dấu (*) phân cách trang 49.
- Tìm những luận điểm chính của bài viết. Em thấy cách sắp xếp
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Phạm Văn Đồng
- Phạm Văn Đồng (1906- 2000),
quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- Là một nhà cách mạng lớn của
nước ta trong thế kỉ XX. Ông là

người tham gia các hoạt động yêu
nước và cách mạng từ rất sớm; đã
từng bị thực dân Pháp bắt, kết án tù
và đày ra Côn Đảo từ năm 1928 đến
năm 1936,…
- Là nhà lãnh đạo có nhiều cống
hiến to lớn cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước.
- Phạm Văn Đồng còn là một nhà
giáo dục tâm huyết và một nhà lí
luận văn hóa văn nghệ lớn.
2. Văn bản
a. Hoàn cảnh ra đời
Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao
sáng trong văn nghệ của dân tộc
được viết nhân kỉ niệm 75 năm
ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu
(3-7-1888). Bài viết được in trong
Tạp chí Văn học, tháng 7-1963.
b. Bố cục và những luận điểm
chính của bài viết
- Phần mở đầu: Trên trời có những
vì sao có ánh sáng khác thường,
nhưng con mắt của chúng ta phải
các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?( - Thông
thường , trong bài văn nghị luận về một tác giả văn học nào đó,
người ta thường phân tích các tác phẩm chính của tác giả, sau mới
đánh giá về con người, vai trò của nhà văn. Nhưng ở bài viết này,
PVĐ trình bày con người –quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu trước, sau đó mới trình bày về các tác phẩm tiêu biểu của

Nguyễn Đình Chiểu .
- Bài viết không kết cấu theo trật tự thời gian (tác phẩm sáng tác
trước thì trình bày trước). NĐC viết TLVT trước nhưng trong bài
viết, tác giả lại nói đến sau; TLVT được xác định là một tác phẩm
lớn, nhưng phần viết về cuốn truyện thơ đó lại không kĩ bằng phần
viết về thơ văn yêu nước chống ngoại xâm. Với trật tự này, bài viết
có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ
vừa xúc động, thiết tha. Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh Nguyễn
Đình Chiểu là con người đặc biệt, để hiểu thơ văn ông trước hết
phải hiểu con người ông, văn thơ ông gắn liền với thực tế, vận
mệnh dân tộc- cách huy động nội lực từ quá khứ, tiếp thêm sức
mạnh từ truyền thống ông cha nhằm nhân lên sức mạnh cho toàn dân
tộc trong cuộc chiến đấu hôm nay.)
-=>Từ cách lập luận của tác giả bài viết, em có thể rút ra bài học gì
về cách viết một bài văn nghị luận?(Trong văn nghị luận, mục đích
nghị luận quyết định nội dung viết cũng như quyết định cách sắp
xếp các luận điểm và mức độ lớn nhỏ của từng luận điểm) GV: chiếu
clip 4: chuyển ý sang đọc – hiểu bài văn.
- Mở đầu bài văn, tác giả nêu nội dung gì, bằng những cách nào?
(Cách đặt vấn đề trực tiếp (khẳng định NĐC là ngôi sao, một nhà thơ
lớn, cần được sáng tỏ hơn nữa); dùng hình ảnh ẩn dụ, so sánh (NĐC
như “ Ngôi sao” – tinh tú, kết tinh tinh hoa vẻ đẹp của trời đất, vũ
trụ, “Ngôi sao NĐC có ánh sáng khác thường” => ánh sáng đẹp
nhưng chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra); cần “phải chăm chú
nhìn thì mới thấy” (cách nói ẩn dụ) nghĩa là cần phải nghiên cứu kĩ
lưỡng, nghiêm túc mới khám phá được vẻ đẹp văn thơ Nguyễn Đình
Chiểu); nêu phản đề (lí do chưa đánh giá đúng giá trị văn thơ
NĐC :“chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và
hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và văn, còn rất ít biết
thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu…”)

- Quê hương, thời cuộc, mất mát riêng và tư tưởng của NĐC đã
được thể hiện như thế nào trong bài viết?( Nhà nho sống trong
cảnh nước nhà lâm nguy, khắp nơi nhân dân đấu tranh đánh giặc cứu
nước, nhà thơ mù, dùng văn thơ: ghi lại tâm huyết với dân tộc, ghi
lại thời kì lịch sử khổ nhục- vĩ đại, làm vũ khí chiến đấu) =>Vẻ đẹp
tấm gương trong sáng : tinh thần yêu nước căm thù giặc, nghị lực
vượt khó để vươn lên phi thường; làm người phải có tâm hồn trong
sáng, không vì lợi lộc hay quyền thế mà đánh mất mình, làm điều phi
nghĩa, làm người phải phấn đấu vì nghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc.)
- Ánh sáng khác thường trong quan niệm sáng tác của NĐC?
(Nhà văn trước hết phải có nhân cách: Cảnh riêng và cảnh đất nước
càng đen tối thì khí tiết càng phải cao cả, rạng rỡ : “Sự đời thà khuất
đôi tròng thịt – Lòng đạo xin tròn một tấm gương” và “ Kiến nghĩa
bất vi vô dõng dã” ( Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là
kẻ anh hùng ); =>Quan điểm rất tích cực, tiến bộ, sâu sắc, gắn nhà
văn và văn chương với hiện thực cuộc sống, với vận mệnh dân tộc,
coi trọng chức năng giáo huấn, phê phán, cảnh tỉnh của văn chương-
nhà thơ phải là chiến sĩ dùng ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp
chăm chú nhìn thì mới thấy, và
càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn
thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng
vậy.(Nguyễn Đình Chiểu, một vì
sao có ánh sáng khác thường)
- Phần nội dung:
+ Ánh sáng khác thường trong cuộc
sống và quan niệm sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu.
+ Ánh sáng khác thường trong thơ
văn yêu nước của Nguyễn Đình
Chiểu.

+ Ánh sáng khác thường trong
truyện Lục Vân Tiên.
- Phần kết luận: Đời sống và sự
nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là
một tấm gương sáng, nêu cao địa vị
và tác dụng của văn học, nghệ
thuật, nêu cao sứ mạng của người
chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư
tưởng. (Vẻ đẹp nhân cách và vị trí
Nguyễn Đình Chiểu trong văn học
dân tộc)
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Phần mở đầu:
- Nguyễn Đình Chiểu là một nhân
cách trong sáng, một nhà thơ yêu
nước, tác gia văn học cần được
nghiên cứu tìm hiểu và đề cao hơn
nữa.
- Cách đặt vấn đề trực tiếp, dùng
hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nêu phản
đề: vừa bộc lộ niềm ngưỡng mộ của
tác giả đối với tài năng, tâm huyết
của Nguyễn Đình Chiểu, vừa mang
tính định hướng cho việc nghiên
cứu tiếp cận thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu.
2. Phần nội dung
a. Ánh sáng khác thường trong
cuộc sống và quan niệm sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu

- Cuộc sống: nêu cao khí tiết của
người chí sĩ yêu nước, trọn đời
phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn.
- Quan điểm thơ văn: coi trọng
nhân cách và trách nhiệm của nhà
văn với thời cuộc; trong thơ văn
phải ngụ khen chê rõ ràng; thơ văn
là vũ khí chiến đấu chống lại kẻ thù
xâm lược và bọn tay sai, vạch trần
và lên án những kẻ lợi dụng văn
chương làm điều phi nghĩa.
lớn của toàn dân tộc; coi trọng chức năng giáo huấn, phê phán, cảnh
tỉnh của văn chương.)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Theo em, có những nội dung nào cần nắm vững trong tiết học? ( Bố cục và những luận điểm chính của bài
viết; phần mở đầu.)
2. Hướng dẫn
- Trả lời câu 2, SGK, tr 53. Từ bài học, rút ra quan điểm, thái độ cần thiết khi đánh giá một tác phẩm văn
học và những yếu tố cơ bản cần có để viết tốt một bài văn nghị luận.
- Chuẩn bị câu hỏi 3, SGK,tr 54; (đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki).
T iết 11
Kiểm tra: Mở đầu bài văn, tác giả nêu nội dung gì, bằng những cách nào?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Tác giả đã giúp người đọc nhận ra ánh sáng khác
thường nào trong thơ văn yêu nước của NĐC?
( Quân triều đình đánh Pháp thua, đầu hàng, cắt đất cho
giặc; các tầng lớp nhân dân ( nông dân, sĩ phu) vùng
dậy đánh giặc; sự lan rộng của cuộc chiến tranh nhân

dân;Trương Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung
Trực, ; “ Khúc ca của những người anh hùng thất thế
nhưng vẫn hiên ngang”,
“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc” .
“Muôn kiếp nguyện được trả thù kia”, liên tưởng, so
sánh với áng văn chính luận bất hủ: Bình Ngô đại cáo
của Nguyễn Trãi; “Xúc cảnh”)
- Nhận xét về cách lập luận của PVĐ? (Từ chung đến
riêng, từ cụ thể đến khái quát, kết hợp cả hai phép lập
luận diễn dịch và qui nạp, cùng với việc lựa chọn được
những dẫn chứng hết sức tiêu biểu; viết đoạn văn nghị
luận bằng cả con tim và khối óc-lập luận một cách
khúc chiết, rõ ràng của mình. PVĐ đã làm rõ những giá
trị tư tưởng và nghệ thuật cơ bản, độc đáo của thơ văn
Đồ Chiểu; )
- Từ việc bàn luận về những ý kiến chưa hiểu đúng
về TLVT, tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những
ánh sáng khác thường nào của TLVT?
- Từ nội dung và cách nghị luận của PVĐ, em rút ra
được những bài học gì cho bản thân về quan điểm
đánh giá tác phẩm văn học và cách lập luận sao cho
hiệu quả, thuyết phục? (Đánh giá một tác phẩm, cần
phải có một cái nhìn đồng bộ, từ nhiều góc độ khác
nhau, cả trong và ngoài tác phẩm. Phải xem xét tác
phẩm trong những hoàn cảnh sáng tác và tiếp nhận cụ
thể. Sự thừa nhận, yêu mến của công chúng, đặc biệt là
đông đảo quần chúng nhân dân, chính là một thước đo
quan trọngđể đánh giá giá trị của tác phẩm. PVĐ đã lập
luận theo hình thức đòn bẫy tức là bắt đầu bằng sự hạ
xuống (thừa nhận những hạn chế của LVT) nhưng hạ

xuống để nâng lên, để khẳng định rõ hơn, nổi bật hơn
giá trị của tác phẩm.)
- Kết thúc bài viết, PVĐ đã có những đánh giá khái
quát như thế nào về cuộc đời và thơ văn NĐC?
b. Ánh sáng khác thường trong thơ văn yêu
nước của Nguyễn Đình Chiểu.
- Phạm Văn Đồng khẳng định thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu tái dựng sống động không khí kháng
Pháp oanh liệt , bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi những
người anh hùng cứu nước ; khóc than tiếc thương
những liệt sĩ tận trung, trọn nghĩa với dân với
nước.
- Đánh giá tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc”: khúc ca những người anh hùng thất thế,
nhưng vẫn hiên ngang…
- “Xúc cảnh” : đoá hoa, hòn ngọc, …
- Cách đánh giá thơ văn yêu nước Nguyễn Đình
Chiểu sâu sắc, khoa học, chặt chẽ và toàn diện;
dẫn chứng tiêu biểu, xúc động, giọng văn khi hào
hùng sôi sục, khi nghẹn ngào thương cảm. Qua
đó, bộc lộ thái độ ngợi ca ngòi bút của Nguyễn
Đình Chiểu; tâm huyết với truyền thống yêu
nước, bất khuất của nhân dân ta.
c. Ánh sáng khác thường trong Truyện Lục
Vân Tiên.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Lối văn nôm na giản dị, là văn nói, văn kể.
+ Nhiều người thuộc, nhớ, truyền miệng nhau tác
phẩm, nhân dân miền Nam say sưa tác phẩm.

- Giá trị nội dung:
+ Ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quí ở
đời, ca ngợi những con người trung nghĩa.
+ Hình tượng nhân vật không khô cứng theo
khuôn mẫu của văn học Nho gia mà gần gũi, giản
dị, sống động.
- Đây là nhận định có cơ sở khoa học xác đáng, và
cũng chính là định hướng phê bình văn học. Dùng
cách lập luận theo hình thức đòn bẫy để khẳng
định rõ hơn, nổi bật hơn giá trị của tác phẩm.
3. Phần kết luận
Khẳng định vị trí, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu
(Nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của cuộc đời và văn nghiệp
của NĐC đối với hôm qua và hôm nay. Đó là bài học
cho mỗi người, cho mỗi nhà văn: Đời sống và sự
nghiệp … văn hóa và tư tưởng.)
- Qua bài nghị luận này, tác giả muốn chúng ta hiểu
đúng và hiểu thật sâu sắc những gì về cuộc đời và sự
nghiệp văn chương của nhà thơ NĐC? (Cuộc đời của
một người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của
NĐC là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác
dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách
nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Là bài học
cho hôm qua và cho cả hôm nay.)
- Khái quát đặc sắc nghệ thuật của bài viết?(Bố cục
chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung
tâm; cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả
diễn dịch, qui nạp và hình thức đòn bẫy; Lời văn có
tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách

quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh; giọng điệu linh hoạt,
biến hóa (khi hào sảng, lúc xót xa, trân trọng, cảm
thông, …))
trong nền văn học dân tộc; bộc lộ lòng tưởng nhớ,
tự hào về Nguyễn Đình Chiểu.
III. Tổng kết
- Bài viết có nội dung mới mẻ, sâu sắc, xúc động,
ngợi ca Nguyễn Đình Chiểu –người trọn đời dùng
ngòi bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước,
một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc
Việt Nam.
- Bài văn có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị
luận xác đáng, chặt chẽ, xúc động thiết tha, ngôn
ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu lúc hào sảng, lúc
xót xa, lời lẽ vừa có tính khoa học vừa có màu sắc
văn chương; vừa khách quan công tâm trong nhìn
nhận, đánh giá, vừa cho thấy những cảm xúc chủ
quan rõ nét của người viết.
- Tác phẩm còn bộc lộ thái độ trân trọng những
giá trị văn hóa truyền thống và mối liên quan sâu
sắc giữa truyền thống với những vấn đề trọng đại
của dân tộc ( đặt sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
trong mối liên hệ với cuộc kháng chiến chống
Mĩ).
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Vì sao có thể cho rằng bài viết này còn có ý nghĩa phương pháp luận, định hướng cho việc nghiên cứu và
tiếp cận một hiện tượng văn học? (Đứng trước các hiện tượng văn học, nhất là các hiện tượng đặc biệt, cần dày
công tìm hiểu và kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được cái hay, cái đẹp của thơ văn. Trong đánh giá, cần
nhìn nhận các hiện tưỡng văn học trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại và bản thân tác

giả. Đồng thời cũng cần đặt các tác giả, tác phẩm trong thời đại mới để phát hiện các giá trị tích cực, hiện đại của
nó.)
2. Hướng dẫn
- Tác giả đánh giá rất cao ý nghĩa của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua đoạn văn nào? Tác giả đã bác bỏ
một số ý kiến hiểu chưa đúng về Truyện Lục Vân Tiên như thế nào?
- Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống?
Lập dàn ý cho đề sau: Theo anh (chị), làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp?
Hoặc tìm hiểu đề bài: Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của mình về việc xây
dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm.
- Đọc thêm
ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI
X.Xvai-gơ
I. Mục tiêu
Hs thấy được cuộc đời và tác phẩm của Đô-xtôi-ép-xki là nguồn cổ vũ quần chúng lao động nghèo đoàn
kết đứng lên lật đổ ách cường quyền. Đô-xtôi-ép-xki được mọi người, mọi thế hệ tôn vinh. Thấy được nghệ thuật
dựng chân dung văn học của Xvai-gơ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Tài liệu tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Hướng dẫn đọc thêm
1. Tìm hiểu chung về tác giả và xuất xứ của văn bản? (X.Xvai- gơ (1881-1942), nhà văn Áo gốc Do Thái, là một
tài năng văn học toàn diện nhưng nổi tiếng nhất ở thể loại chân dung văn học. Đặc biệt cuốn Ba bậc thầy: Đô-
tôi- ép-xki – Ban-dắc – Đích-ken được khắp thế giới biết đến. Đoạn trích đọc thêm lấy nhanđề từ tên phần viết về
Đô-xtôi-ép-xki của Xvai-gơ.)
2. Tại sao Đô-xtôi-ép-xki lại được nhân dân Nga ngưỡng mộ? (KTĐGTX, tr 109)
3. Trình bày ngắn gọn một số thủ pháp nghệ thuật của Xvai-gơ qua văn bản trích? (KTĐGTX, tr 109)
Tuần 04
Tiết 11
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 1), MÔN NGỮ VĂN, KHỐI 12,
HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2013 - 2014

Nội dung đề
1. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Căn cứ vào cuộc
đời và quan điểm sáng tác của Bác, anh/chị thử lí giải những yếu tố nào có ảnh hưởng tới việc hình
thành phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? (5,00 điểm)
2. Phạm Văn Đồng đã phát hiện “ánh sáng khác thường” nào trong cuộc sống và quan niệm sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu? (5,00 điểm)
Đáp án
Câu 1 (5,00 điểm)
Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh: (4,00 điểm)
- Hồ Chí Minh coi văn chương là một vũ khí chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng. ( Nay ở trong thơ nên
có thép – Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”; Văn hóa nghệ thuật cũng là một
mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy (Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951)) (1,00
điểm)
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính “chân thật” và tính “dân tộc” của văn học. (Người nhắc nhở: chất mơ
mộng nhiều quá, mà chất thật của sự sinh hoạt rất ít; Người căn dặn: Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng
hồn, phải giữ tình cảm chân thật; nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc; Người đề cao sự sáng tạo của văn nghệ sĩ:
chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo.) (1,00 điểm)
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội
dung và hình thức của tác phẩm. (Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?) (2,00 điểm)
Căn cứ vào cuộc đời và quan điểm sáng tác của Bác, có thể lí giải những yếu tố có ảnh hưởng tới
việc hình thành phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh là: (1,00 điểm)
- Những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của Bác bắt nguồn từ truyền thống gia đình, môi trường, hoàn
cảnh sống, hoạt động cách mạng và bản sắc tinh thần của Người.
- Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh còn được hình thành do quan điểm sáng tác thơ văn của Người: coi
văn chương là một vũ khí chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng; khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát
từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
Câu 2 (5,00 điểm)
Phạm Văn Đồng đã phát hiện “ánh sáng khác thường” trong cuộc sống và quan niệm sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu
- “Ánh sáng khác thường” trong cuộc sống: nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu

hi sinh vì nghĩa lớn. (2,00 điểm)
- “Ánh sáng khác thường” trong quan điểm thơ văn: coi trọng nhân cách và trách nhiệm của nhà văn với
thời cuộc; trong thơ văn phải ngụ khen chê rõ ràng; thơ văn là vũ khí chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược và
bọn tay sai, vạch trần và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa. (3,00 điểm)
Tuần 04
Tiết 12
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs
(tài liệu tr 66-67)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Giáo dục bảo vệ môi trường,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Bố cục và các luận điểm chính của bài viết? Vì sao ngôi sao NĐC đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu
trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này? (Đời sống và sự nghiệp … văn hóa và tư tưởng.)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
- Bài viết cần có những ý nào? Sắp xếp các ý đó ra
sao?
- Nên chọn những dẫn chứng nào?
- Cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của
bản thân để viết bài.Vốn sống thực tế: Vốn sống
trực tiếp (là những hiểu biết có được do tuổi đời,
kinh nghiệm sống mang lại. Trong mảng vốn sống
này, hoàn cảnh sống thường có vai trò quyết định-
sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh

khó khăn thì dễ đồng cảm với những người có
hoàn cảnh tương tự(Có ăn nhạt mới biết thương
mèo-Tục ngữ); sinh ra và lớn lên trong gia đình có
giáo dục thì thường có lòng nhân ái, tính hướng
thiện; do đó dễ xúc động và cảm phục trước những
tấm gương bạn bè vượt khó học tập giỏi (Cây xanh
thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con-
Ca dao)). Vốn sống gián tiếp (là những hiểu biết
có được do học tập, đọc sách báo, nghe đài, xem ti
vi và giao tiếp hàng ngày, …)
- Hướng dẫn Hs tự lập dàn ý (dựa trên cơ sở tìm
hiểu đề và gợi ý trong SGK, tr 67)
- Em hiểu được những gì về cách làm bài nghị luận
về một hiện tượng đời sống?
- Hướng dẫn hs luyện tập và tự làm hoàn chỉnh các
bài luyện tập ở nhà.
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề: Theo anh (chị), làm thế nào để môi trường sống
của chúng ta ngày càng sạch đẹp?
a. Tìm hiểu đề
- Thực trạng môi trường hiện nay; những giải pháp để
cải tạo môi trường.
- Các ý cơ bản:
+ Sạch là gì? Đẹp là gì? Đất nước ta đã sạch và đẹp
chưa?
+ Vai trò của một môi trường sạch đẹp.
+ Cần làm gì để đất nước sạch và đẹp.
+ Khẳng định: làm sạch và đẹp môi trường sống trách
nhiệm của mọi người.
- Dẫn chứng lấy từ đời sống thực tế là chủ yếu, (kinh

nghiệm của dân gian).
- Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
b. Lập dàn ý
(Tài liệu BVMT, tr 51)
2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời
sống
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có
ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng,
đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với thanh
niên, học sinh.
- Ghi nhớ (SGK, tr 67)
LUYỆN TẬP
Bài 1a,b,d (SGK, tr 67)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống? (Huy động kiến thức và những trải
nghiệm của bản thân để viết bài. Qua bài viết cần thể hiện được sự hiểu biết về một số hiện tượng đời sống có tác
động đến tình cảm, thái độ của bản thân.) Theo em, hiện nay có những hiện tượng đời sống nào đáng chú ý?
2. Hướng dẫn
- Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài: Anh (chị) có suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước hiểm họa của căn
bệnh HIV/AIDS? (KTĐGTX, tr 114-115). Luyện tập bài 2, SGK, tr 69.
- Đặc trưng của PCNN khoa học? Luyện tập bài 1,2, SGK, tr 76.
Tuần 05
Tiết 13,14
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. Mục tiêu cần đạt
Khái niệm ngôn ngữ khoa học, các loại văn bản khoa học thường gặp, các đặc trưng cơ bản của PCNN
khoa học và đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong PCNN khoa học. Có kĩ năng cần thiết để lĩnh hội, phân tích
các văn bản khoa học và tạo lập các văn bản khoa học (thuộc các ngành khoa học trong chương trình THPT).
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 67); bảo vệ môi trường (tài liệu tr 37).

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống? (Kiểm tra tập rèn luyện của hs)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Có các loại văn bản khoa học chủ yếu nào?
Đọc các văn bản trích SGK, tr 71-71?
- Các văn bản trên khác nhau về mức độ và
phạm vi sử dụng như thế nào?
- Thế nào là ngôn ngữ khoa học?
- Tính khái quát, trừu tượng của ngôn ngữ
khoa học thể hiện qua các phương tiện ngôn
ngữ như thế nào?(Vd SGK, tr 73-74)
(Để tổng kết, so sánh, mô hình hóa nội dung
khoa học)
Tiết 14
- Tính lí trí, lôgíc cuả ngôn ngữ khoa học thể
hiện qua các phương tiện ngôn ngữ nào? (Vd
SGK, tr 74-75)
- So với ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ khoa
học có mang tính cá thể không?
Vd: - Theo độ sâu phân bố có thể phân thành
nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu.
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
(Cách dùng nghĩa nào của từ sâu thích hợp
với PCNN khoa học?)

- Hướng dẫn hs làm bài luyện tập 1,2 và làm
hoàn chỉnh các bài tập ở nhà.
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
1. Văn bản khoa học
- Gồm ba loại chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các
văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập.
- Các văn bản a), b), c), SGK, tr 71-72 đều nói về những
vấn đề khoa học, nhưng khác nhau về:
+ Mức độ: a) có mức độ chuyên sâu, b) có mức độ khoa
học phù hợp với hs ở THPT, c) có mức độ phổ cập.
+ Phạm vi sử dụng: a) được sử dụng trong phạm vi những
người có trình độ chuyên môn cao và sâu; b) được sử dụng
trong nhà trường (hs THPT); c) được sử dụng phổ cập cho
mọi người có hiểu biết thông thường.
2. Ngôn ngữ khoa học
Ngôn ngữ dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi
giao tiếp về những vấn đề khoa học.
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
Có ba đặc trung cơ bản:
1. Tính khái quát, trừu tượng
- Dùng nhiều thuật ngữ khoa học.
- Dùng các kí hiệu, công thức của các ngành khoa học hay
sơ đồ, bảng biểu.
- Kết cấu văn bản (qua các phần, chương, mục, đoạn).
2. Tính lí trí, lôgíc
- Từ ngữ chỉ được sử dụng một nghĩa.
- Câu là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán lôgíc, mỗi
câu là một phán đoán lôgíc.
- Các câu trong đoạn, các đoạn văn phải được liên kết chặt
chẽ và mạch lạc.

3. Tính khách quan, phi cá thể
- Từ ngữ được sử dụng ở sắc thái trung hòa, ít bộc lộ cảm
xúc.
- Sử dụng cách diễn đạt khách quan: dùng nhiều câu bị
động, không sử dụng ngôi thứ nhất số ít …
* Ghi nhớ (SGK, tr 76)
LUYỆN TẬP
Bài tập 1,2 (SGK, tr 76)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Đặc điểm chủ yếu về các phương tiện ngôn ngữ trong PCNN khoa học? (Hệ thống thuật ngữ; câu văn chặt
chẽ, mạch lạc; văn bản lập luận lôgíc; ngôn ngữ phi cá thể và trung hòa về sắc thái biểu cảm;…).
Nói PCNN khoa học chỉ được thể hiện ở dạng viết có đúng không? Tại sao?
2. Hướng dẫn
- So sánh tính khách quan, phi cá thể trong PCNN khoa học với tính cá thể hóa trong PCNN nghệ thuật?
- Sửa bài viết số 1; viết bài làm văn số 2 (làm ở nhà): Anh (chị ) có suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước
hiểm họa của căn bệnh HIV/AIDS?
Tuần 05
Tiết 15
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu cần đạt
Nhận ra ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức và kĩ năng viết một bài nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí; từ đó chuẩn bị tốt hơn cho bài làm văn số 2.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 67); bảo vệ môi trường (tài liệu tr 38).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của học sinh.


HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs nhận lại bài kiểm tra,
đọc kĩ và thắc mắc (nếu có)
về các nhận xét của giáo
viên.
- Xác định: vấn đề nghị
luận; hệ thống ý; phạm vi
dẫn chứng; các thao tác lập
luận cần sử dụng trong bài
viết?
- Hs lập dàn ý đại cương
cho bài viết.
- Gv trả bài viết cho hs.
- Học sinh đổi và đọc bài
bạn để tự rút kinh nghiệm
lẫn nhau
- Hs lên bảng sửa chữa một
số lỗi hoặc đọc đoạn văn
chưa hay trong bài viết của
bạn cho cả lớp nghe (đoạn
được Gv đánh dấu “-”,“?”
hoặc kí hiệu khác).
- Hs đọc đoạn văn hay của
mình cho lớp nghe (đoạn
được Gv đánh dấu “+”, “!”).
I. Hoạt động trên lớp
1. Tìm hiểu đề, lập dàn ý tóm lược theo yêu cầu của đề bài
(Xem đáp án bài viết số 1)

2. Giáo viên nhận xét chung
- Ưu điểm: Trình bày khoa học; lập luận thuyết phục, diễn đạt lưu loát; biết
thể hiện được suy nghĩ riêng của bản thân (ẩn chứa cảm xúc, tình cảm sâu
sắc); có sử dụng một số yếu tố biểu cảm. Đa số xác định đúng vấn đề nghị
luận. Một số em biết sử dụng từ rất độc đáo; dẫn nhiều câu nói, ý kiến có liên
quan đến vấn đề (Có chí thì nên – Cần cù bù thông minh – Học ăn, học nói,
học gói, học mở - Đi một ngày đàng, học một sàng khôn – Có công mài sắt,
có ngày nên kim – truyện Tam đại con gà: giấu dốt… ), v.v…
- Nhược điểm: Thiếu về nội dung (luận điểm, luận cứ, dẫn chứng chưa đầy
đủ); cách xưng hô tôi, em, các bạn, chúng ta trong một bài văn; lỗi chính tả,
dùng từ; cả thân bài chỉ viết trong một đoạn hoặc cả đoạn chỉ có một câu.
Văn viết quá cô đọng; còn nhiều chỗ bôi đen hoặc bỏ trống; …
3. Học sinh nhận bài viết và sửa chữa
II. Luyện tập ở nhà và chuẩn bị cho bài viết sau
1. Chữa lại những sai sót trong bài làm văn của mình, trước hết là sai sót về
nội dung, sau đó là sai sót về chính tả, dùng từ, viết câu, …
2. Lập lại dàn ý chi tiết hoặc viết lại bài (viết cả bài hoặc viết phần thân bài)
để tự luyện tập, rút kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn cho bài làm văn sau.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Các bài viết từ 4,0 đến 4,5 điểm hoặc phần thân bài chỉ viết trong một đoạn : viết lại phần thân bài. Các
bài viết ≤ 3,5 điểm: viết lại cả bài làm. Các phần hoặc bài học sinh viết lại phải đảm bảo đạt yêu cầu trở lên.
2. Hướng dẫn
Trường THPT Tân Hưng
GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (NGỮ VĂN 12)
(Bài làm ở nhà)
I. Mục tiêu kiểm tra
Viết được bài làm văn nghị luận bàn về một hiện tượng đời sống gần gũi, phù hợp với hoàn cảnh sống và
trình độ hiểu biết của người học sinh. Nâng cao ý thức và có thái độ đúng đắn đối với những hiện tượng đời sống

xảy ra hằng ngày.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 67); giáo dục Hs bảo vệ môi trường (tài liệu tr 38).
II. Hình thức: Tự luận
III. Thiết lập ma trận
1. Nội dung kiểm tra
Mục I – HƯỚNG DẪN CHUNG, SGK, tr 78. Mục III- GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI, SGK, tr 79.
2. Các chuẩn cần đánh giá
- Nhận biết: Xác định đúng luận đề, đúng kiểu bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
- Thông hiểu: Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt lợi - hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến
của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Vận dụng: Phối hợp các thao tác lập luận đã học, diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số
yếu tố biểu cảm, nhất là ở phần liên hệ thực tế và trình bày những suy nghĩ riêng của bản thân. Bài viết thể hiện
được sự hiểu biết về hiện tượng đời sống có tác động đến tình cảm, thái độ của bản thân.
IV. Biên soạn đề
Ở trường hay địa phương nơi anh/chị sống, đang tổ chức ngày hiến máu nhân đạo và anh/chị được
kêu gọi tham gia. Anh/chị nghĩ gì?
V. Hướng dẫn chấm
IV. Củng
cố
hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, SGK, tr 83-84.
- Giả sử em có bạn thân là người mắc phải căn bệnh HIV/AIDS, em sẽ phải làm gì?
Đáp án Điểm
Ở trường hay địa phương nơi anh/chị sống, đang tổ chức ngày hiến
máu nhân đạo và anh/chị được kêu gọi tham gia. Anh/chị nghĩ gì?
10,00
a. Yêu cầu về kĩ năng 3,00
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
1,50

- Luận điểm rõ ràng; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. 1,50
b. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí;
cần làm rõ được các ý chính sau:
7,00
- Nêu đúng vấn đề nghị luận (Phong trào hiến máu và kêu gọi hiến máu
nhân đạo đang diễn ra ở địa phương).
1,00
- Phong trào hiến máu nhân đạo vốn xuất phát từ: 3,00
+ Máu là thứ sản phẩm kì diệu của con người. Chưa ai có thể sản xuất
được thứ thay thế máu của con người. Nhu cầu có máu là một nhu cầu khẩn
trương, cấp bách, việc sống, chết của con người có thể xảy ra trong vòng đôi ba
giờ, thậm chí trong vòng đôi mươi phút.
1,00
+ Thế giới càng phát triển, tai nạn hoặc do con người gây ra đổ máu cho
con người càng nhiều: tai nạn lao động trên các công trường, nhà máy, tai nạn giao
thông, chiến tranh (khủng bố), … Có trường hợp không phải do con người hay tai
nạn gây ra như phẫu thuật trong các bệnh viện cho một sản phụ, một khối u, một
bệnh tật bẩm sinh,… phải tiến hành rất nhiều giờ.
1,00
+ Để cứu sống con người, có trường hợp được đáp ứng ngay nhờ sự hiến
máu trực tiếp, nhưng quan trọng nhất vẫn nhờ vào lượng máu đã có sẵn nơi các
bệnh viện, các trung tâm huyết học, vẫn được gọi là “ngân hàng máu”. Để có túi
máu an toàn cho người cần tiếp máu phải qua một quy trình dài: tiếp nhận máu,
phân loại máu, xét nghiệm, bảo quản, …
1,00
- Nên tham gia hiến máu nhân đạo, vì: 2,00
+ Cứu sống người từ xưa đến nay là đạo lí lớn nhất của loài người. 0,25
+ Mặc dù phong trào hiến máu đang phát triển rất sâu, rộng, nhưng vẫn
chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, nhất là lúc có những tai nạn cho nhiều

người (trận động đất, tai nạn lao động nghiêm trọng ví dụ như sập nhịp dẫn cầu
Cần Thơ, …)
0,25
+ Ai dám tin trong đời mình không có lúc bị tai nạn, cần đến máu? Hiến
máu cho người khác, đó cũng là dành máu cho mình hoặc cho một người thân nào
đó của mình.
0,50
+ Hiến máu là một việc làm bình thường, một người khỏe mạnh sau bốn
tháng có thể hiến từ 250 đến 350ml máu mà không hại gì đến sức khỏe.
0,50
+ Đây là một việc tốt đã có nhiều người làm. Có những người đã từng hiến
máu đến lần thứ 40, bất cứ lúc nào có người cần đến là sẵn sàng hiến, có thể đi xe
ôm đến hiến máu rồi lặng lẽ đón xe ôm trở về, không nhận bất cứ sự bồi dưỡng
hay lời cảm ơn nào của người được giúp đỡ.
0,50
- Đánh giá chung về vấn đề: sẵn sàng hưởng ứng và kêu gọi mọi người cùng
hưởng ứng ngày hiến máu nhân đạo.
1,00
Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh
và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa.
Tuần 06
Tiết 16
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1 -12 – 2003
Cô-phi An-nan
I. Mục tiêu cần đạt
Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS đối với toàn nhân loại
và mỗi cá nhân. Nhận thức rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng cá nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi
hiểm họa.
Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng. Cảm nhận được sức thuyết phục của bài văn.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs: giáo dục Hs có thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng

chống HIV/AIDS (tài liệu tr 67-68).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Máy chiếu, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Đọc các câu văn sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
1. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân
tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
2. Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới
thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.
3. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa
với cái chết.
Em hãy cho biết xuất xứ của các đoạn văn trên? Ấn tượng với em nhất là câu văn nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Dựa vào SGK, em giới thiệu vài nét về tác giả Cô-phi An-nan? (Ý 1: sự
chiến thắng của tinh thần bình đẳng, bình quyền giữa các dân tộc trên trái
đất; sự thừa nhận những phẩm chất ưu tú của cá nhân Cô-phi An-nan. Ý
2: hơn hai năm sau, ông gửi Thông đệp nhân Ngày Thế giới phòng chống
AIDS, 1-12-2003- chứng tỏ quyết tâm bền bỉ của ông trong việc theo đuổi
cuộc đấu tranh chống lại mối hiểm nguy đang đe dọa toàn nhân loại. Ý 3:
sự ghi nhận đóng góp to lớn của ông đối với việc xây dựng một thế giới
được tổ chức tốt hơn và hòa bình hơn; giữa bề bộn những lo toan nhiều
mặt cho đời sống nhân loại, ông vẫn không quên dành sự ưu tiên đặc biệt
cho cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS- Bản thông điệp là một trong
các bằng cứ có thể nói lên mối quan tâm đặc biệt ấy. )
- Hoàn cảnh ra đời bức thông điệp?( khi dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành,
gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm.)
- Xác định thể loại của văn bản?( Thông đệp nhân Ngày Thế giới phòng
chống AIDS, 1-12-2003 là một văn bản nghị luận, còn với tư cách là một
văn bản nhật dụng.)

- Mục đích của bức thông điệp? (- Kêu gọi cá nhân và mọi người chung
tay góp sức ngăn chặn hiểm hoạ, nhận thấy được sự nguy hiểm của đại
dịch này.
- Triển khai chương trình chăm sóc toàn diện.
- Các quốc gia phải đặt vấn đề HIV/AIDS lên hàng đầu trong chương
trình nghị sự.)
- Hs đọc văn bản từ Rõ ràng, chúng ta cần phải … đến hết văn bản, SGK,
tr 82.
- Nêu bố cục văn bản? (- Phần nêu vấn đề (Từ đầu… yêu cầu thực tế.) -
Phần điểm tình hình (Tiếp theo…không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào
năm 2005) - Phần nêu nhiệm vụ (còn lại))
(Văn nhật dụng: Là loại văn bản mà nội dung đề cập đến những vấn đề có
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Cô-phi An-nan sinh ngày 8-4-
1938 tại Ga-na, là người thứ
bảy và là người châu Phi da
đen đầu tiên được bầu làm
Tổng thư kí Liên hợp quốc.
Ông đảm nhiệm chức vụ này
hai nhiệm kì, cho tới tháng 1-
2007.
- Cô-phi An-nan đã ra Lời kêu
gọi hành động gồm 5 điều về
đấu tranh chống đại dịch
HIV/AIDS và kêu gọi thành
lập Quỹ Sức khỏe và AIDS
toàn cầu vào tháng 4- 2001.
- Năm 2001, tổ chức Liên hợp
quốc và cá nhân Tổng thư kí

Cô-phi An-nan được trao giải
thưởng Nô-ben Hòa bình.
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh ra đời bức
thông điệp: Cô-phi An-nan gửi
bức thông điệp đến toàn thế
giới nhân Ngày Thế giới phòng
chống AIDS, 1-12-2003.
b. Thể loại: Văn bản nhật
có ý nghĩa bức thiết đối với thời đại như vấn đề môi trường, bệnh dịch thế
kỉ, vấn đề văn hoá dân tộc,…
Thông điệp:Là những lời thông báo mang ý nghĩa quan trọng đối với
nhiều người, nhiều quốc gia. Loại văn kiện có nội dung quan trọng và
hình thức trang trọng vào bậc nhất.)
- Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì?
- Vì sao trong không ít dịch bệnh đã và đang xảy ra trong cuộc sống của
loài người, Cô-phi An- nan lại dành mối quan tâm đặc biệt đến việc phòng
chống HIV/AIDS, tới mức gửi lời kêu gọi đến toàn thế giới và nâng
những lời kêu gọi lên hàng thông điệp?(Liên hợp quốc đặt hẳn một Ngày
Thế giới phòng chống AIDS, và nhân đó, Tổng thư kí của tổ chức quốc tế
này đã ra hẳn một bản thông điệp để gửi tới Chính phủ và nhân dân các
nước trên toàn thế giới => công cuộc phòng chống HIV/AIDS có ý nghĩa
trọng đại đối với mọi quốc gia và với toàn nhân loại. Có thể nêu một số lí
do chủ yếu: Vào thời điểm bản thông điệp được viết ra thì sau rất nhiều
nỗ lực to lớn của loài người và những bước tiến lớn lao của y học, nhiều
đại dịch nguy hiểm đã được khống chế, chỉ còn HIV/AIDS vẫn tiếp tục
hoành hành. AIDS là loại bệnh gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải, và làm tê liệt sức đề kháng của con người. Do đó, khi phát triển tới
giai đoạn cuối, nó sẽ dẫn người bệnh đến chỗ tử vong. Nguy hiểm đến thế,
nhưng cho đến hôm nay, AIDS vẫn nằm trong số loại bệnh mà con người

chưa tìm ra thứ thuốc chữa nào hữu hiệu. Hơn nữa, AIDS lại có sức
lan truyền khủng khiếp, bằng không chỉ một con đường lây nhiễm.)
- Tác giả đã tổng kết tình hình thực hiện phòng chống HIV/AIDS như thế
nào?
( Đã có một số dấu hiệu của chúng ta về nguồn lực, ngân sách, chiến lược
quốc gia phòng chống HIV/AIDS, song hành động của chúng ta vẫn
quá ít so với yêu cầu thực tế. Dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử
vong cao … và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Mỗi phút có khoảng 10
người bị nhiễm HIV; ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất tuổi
thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. Đại dịch này đang lan rộng
nhanh Thực tế chúng ta chưa hoàn thành được một số mục tiêu đã đề ra
trong việc phòng chống HIV/AIDS. Chúng ta đã bị chậm trong việc giảm
qui mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đề ra năm 2005. Và với tiến
độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào
năm 2005.=> Kiểm điểm chủ yếu là mặt hạn chế, những việc chưa làm
được so với yêu cầu và mục tiêu, dẫn đến hậu quả càng nghiêm trọng
hơn. Thể hiện tầm nhìn rộng lớn, toàn diện và bao quát; xứng đáng với
cương vị của một người đang gánh vác trọng trách Tổng thư kí Liên hợp
quốc.)
- Tác giả đã làm thế nào để cho việc tổng kết tình hình thực tế của mình
không chỉ trung thực, đáng tin cậy mà còn là cơ sở để dẫn tới những kiến
nghị mà ông sẽ nêu sau đó?
(Cách tổng kết tình hình của tác giả ngắn gọn, có trọng tâm và điểm
nhấn. Cách viết vừa khái quát vừa cụ thể với những con số (gây ấn tượng
mạnh mẽ), địa chỉ làm dẫn liệu chứng minh rõ ràng, chính xác, đầy sức
thuyết phục. Thẳng thắn thừa nhận kết quả hạn chế với sức mạnh tập
trung nhiều nhất vào luận điểm: Song những hành động của ta vẫn quá ít
so với yêu cầu thực tế; cụm từ lẽ ra- sự tiếc rẻ cho một kết quả khả quan
hơn có thể có, lời tự kiểm điểm, tự chỉ trích chân thành và nghiêm khắc
của Cô-phi An- nan trước nhân dân thế giới.)

- Theo em, cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có những hành động
tích cực nào (trên thế giới và Việt Nam) nhằm đẩy lùi hiểm họa AIDS?
(chiếu các sile)
dụng.
c. Mục đích:
Kêu gọi toàn thế giới tích cực
tham gia phòng chống
HIV/AIDS.
d. Bố cục:
- Phần nêu vấn đề: Thế giới đã
nhất trí rằng để đánh bại căn
bệnh HIV/AIDS, cần phải có
sự cam kết, nguồn lực và hành
động.
- Phần điểm tình hình: Điểm lại
tình hình thực tế về những mặt
đã làm được, đặc biệt là chưa
làm được của các quốc gia
trong việc phòng chống đại
dịch HIV/AIDS.
- Phần nêu nhiệm vụ: Lời kêu
gọi mọi người, mọi quốc gia nỗ
lực hơn nữa trong cuộc đấu
tranh đẩy lùi căn bệnh thế kỉ.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1.Phần nêu vấn đề
Khẳng định nhiệm vụ phòng
chống HIV/AIDS đã được toàn
thế giới quan tâm và để đánh
bại căn bệnh này phải có sự

cam kết, nguồn lực và hành
động.
2.Phần điểm tình hình
- Phân tích những mặt đã làm
được, chưa làm được của các
quốc gia trong việc phòng
chống đại dịch HIV/AIDS.
Tác giả nêu cụ thể những mặt
chưa làm được để gióng lên
hồi chuông báo động về nguy
cơ của đại dịch HIV/AIDS.
- Tác giả đã đưa không ít số
liệu, tình hình cụ thể, được
cung cấp một cách chọn lọc và
rất kịp thời; chỉ ra những nguy
cơ và nhất là sự bộc lộ những
tiếc nuối của tác giả vì có
những điều lẽ ra phải làm được
thì thực tế chúng ta chưa làm
được, Cách tổng kết tình
hình của tác giả có trọng tâm
và điểm nhấn; viết không dài
nhưng vẫn đảm bảo được yêu
cầu toàn diện và bao quát, đặc
biệt là giàu sức thuyết phục và
- Nêu tình hình cũng là để nhằm làm cho người đọc nhận rõ hơn về
nhiệm vụ, bởi lẽ không thể xác định đúng nhiệm vụ khi còn chưa nắm
vững tình hình. Mối quan hệ này được tác giả thể hiện qua sự liên kết nào
trong văn bản? (đó là câu văn cuối phần điểm tình hình và câu văn mở
đầu phần nêu nhiệm vụ.)

- Trong văn kiện này, việc thông báo tình hình chỉ là cơ sở, còn việc xác
định nhiệm vụ mới là mục đích. Vậy trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ
lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa, tác giả đã đặc biệt nhấn
mạnh đến điều gì? (Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu
trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình.
Hãy coi việc đẩy lùi đại dịch đó là công việc của chính mình, hãy sát
cánh bên nhau để cùng đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và
phân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS.)
- Em thấy cách viết của C. An- nan trong phần nêu nhiệm vụ có gì độc
đáo, đặc sắc? (Nêu ra 2 thái độ trái ngược nhưng đều sai lầm: dè dặt, từ
chối đối mặt- nghiã là lẩn tránh; vội vàng phán xét đồng loại, kì thị và
phân biệt đối xử với những người đã mắc bệnh. Kết quả đều làm chậm lại
quá trình chống lại đại dịch và không hoàn thành được mục tiêu. Dùng
hình ảnh gần gũi, giản dị bức rào ngăn cách; sử dụng nhiều câu văn cô
đọng, súc tích, đúc kết chân lí =>Thể hiện thái độ không chỉ dứt khoát,
triệt để mà còn đúng đắn, sâu sắc, sáng suốt và nhân ái.)
- Theo em, đâu là nét sâu sắc và đặc sắc trong quan niệm của Cô – phi
An- nan về vấn đề phòng chống nạn dịch HIV/AIDS? (HIV/AIDS là một
dịch bệnh. Phòng chống một dịch bệnh phải là một vấn đề đặt ra, trước
hết và chủ yếu, cho ngành y tế.và do đó, những tưởng một bản thông
điệp mang nội dung phòng chống HIV/AIDS phải được viết, cũng trước
hết và chủ yếu, cho ngành này, để gửi tới ngành này. Song đó không phải
là quan niệm của Cô-phi An-nan. Trong bản thông điệp của mình, ông
luôn nhắc đi nhắc lại một điều: Phòng chống HIV/AIDS là nhiệm vụ
không thể thoái thác của mỗi quốc gia, và hơn nữa, của mỗi người.
Chẳng hạn: mình- các quốc gia trên thế giới; các bạn- tất cả mọi người
trên thế giới. Vì thế, theo ông nỗ lực phòng chống HIV/AIDS không thể
chỉ tập trung vào mặt chuyên môn của một chuyên ngành, do đó tìm
thuốc hoặc tìm chế độ và phác đồ điều trị, … không hề được nhắc tới
trong bản thông điệp. Khi đã xác định được đối tượng của lời kêu gọi là

Chính phủ và nhân dân toàn thế giới thì hành động thích hợp và quan
trọng nhất theo ông phải là đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong
chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế; là phải công khai
lên tiếng về AIDS, và hơn thế nữa, phải lên tiếng thật to và dõng dạc. Đọc
văn bản, người đọc hiểu được chúng ta- những người bình thường hiện
chưa bị lây nhiễm; họ- những bệnh nhân bị tấn công bởi HIV; và sự im
lặng mà ông đã hơn một lần nói tới chính là thái độ bàng quan, thờ ơ, vô
cảm của những người muốn đứng bên ngoài những tấm rào vô hình ngăn
cách mình với AIDS (nghĩ rằng mình luôn được bảo vệ an toàn). Đây là
cái nhìn phân biệt kì thị do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, quan niệm
HIV/AIDS không phải là bệnh dịch mà là tệ nạn xã hội, một vấn đề
thuộc về đạo đức. Nếu cứ giữ cái nhìn ấy, cách ứng xử ấy tức là im lặng
trước cuộc đấu tranh chống lại AIDS.Vì thế ông mới viết Trong thế giới
khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới
đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Ai cũng biết, HIV/AIDS là một dịch
bệnh có sức lây lan khủng khiếp. Thông thường, trước một dịch bệnh như
thế, người ta hay nghĩ đến sự cách li. Trong thông điệp ông lại nói tới
điều ngược lại. Ông cảnh báo các nguy cơ của thái độ xa lánh, chia rẽ,
phân biệt đối xử với những con người phải sống chung với HIV/AIDS.
lay động lòng người.
3. Phần nêu nhiệm vụ
- Kêu gọi mọi người, mọi
quốc gia nỗ lực hơn nữa, đặt
vấn đề chống HIV/AIDS lên
vị trí hàng đầu trong chương
trình nghị sự về chính trị và
hành động thực tế của mình;
không kì thị, phân biệt đối xử
với người bị nhiễm HIV/AIDS
và phải đoàn kết, hợp tác hơn

nữa trong cuộc đấu tranh đẩy
lùi căn bệnh thế kỉ.
- Câu văn ngắn gọn mà độc
đáo, bất ngờ; giọng văn trang
trọng; từ ngữ, hình ảnh và
cách so sánh có khả năng gây
được những cảm xúc lớn lao
và trang nghiêm. Lời kêu gọi
được viết với một cảm xúc
kìm nén, không ồn ào, khoa
trương.
Ông cho thấy mục tiêu phòng chống HIV/AIDS sẽ không thể hoàn thành
chừng nào chúng ta còn duy trì sự kì thị và phân biệt đối xử đang vây
quanh bệnh dịch này. Và chính bằng cách đó, C. An-nan đã cổ động
nhiệt tình cho một sự đối xử ấm áp, gần gũi đối với những con người bất
hạnh.)
- Qua đọc- hiểu văn bản, em thấy cần nắm vững nội dung gì? (Ghi nhớ)
- Qua tìm hiểu nhiệm vụ đặt ra trong thông điệp, em thấy mình cần làm
(thái độ) gì trước dịch bệnh HIV/AIDS?((Bản thông điệp là tiếng nói kịp
thời trước một nguy cơ đe doạ cuộc sống của loài người. Nó thể hiện thái
độ sống tích cực, một tinh thần trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân
loại sâu sắc. Thông điệp giúp mọi người biết quan tâm tới hiện tượng đời
sống đang diến ra; biết chia sẻ, không vô cảm trước nổi đau của con
người. Tìm hiểu tình hình phòng chống dịch bệnh HIV/AIDS ở địa
phương, quốc gia và trên thế giới. Xác định cho bản thân một thái độ
sống có trách nhiệm, tích cực và nhân đạo trong công cuộc phòng
chống HIV/AIDS nói riêng và trong các vấn đề thiết thân của thực tế
đời sống nói chung.)
- Bản thông điệp ra đời cách đây nhiều năm, theo em nó còn có giá trị
không? (Bản thông điệp là tiếng nói kịp thời trước một nguy cơ đe doạ

cuộc sống của loài người. Nó thể hiện thái độ sống tích cực, một tinh thần
trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân loại sâu sắc. Giúp người đọc,
người nghe biết quan tâm tới hiện tượng đời sống đang diễn ra xung
quanh ta để tâm hồn trí tuệ không nghèo nàn, đơn điệu, biết cảm thông
chia sẻ, không vô cảm trước nỗi đau của con người.)
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK, tr 83)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
- Kết thúc bản thông điệp, tác giả muốn kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới về điều gì?
- Qua văn bản, em rút ra được bài học gì cho việc làm văn nghị luận của bản thân? (Cách trình bày chặt chẽ, lô
gic, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc, ngắn gọn, lí lẽ sâu sắc, dẫn chứng, số liệu cụ thể,…Người viết phải có tầm
quan sát , tầm suy nghĩ sâu rộng; có mối quan tâm đặc biệt về cuộc sống xung quanh mình. Xác định rõ mục đích,
đối tượng để có cách viết và hình thức hợp lí, thuyết phục…)
2. Hướng dẫn
- Viết một bài nghị luận bàn về thái độ của học sinh hiện nay với vấn đề HIV/AIDS.
- Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho: đề bài 1, SGK, tr 84 và bài luyện tập SGK, tr 86
Tuần 06
Tiết 17, 18
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được cách viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 68), bảo vệ môi trường (tài liệu tr 38)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa, C. An-nan đã đặc
biệt nhấn mạnh đến điều gì?


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Vấn đề cần nghị luận?
- Các luận điểm cơ bản? (Nguồn gốc của luận đề? Từ ngữ, hình
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề bài: đề 1, 2, SGK, tr 84
A. Đề 1
ảnh nào đặc sắc? Tình cảm chủ đạo của tác giả trong bài thơ?)
- Hoàn cảnh sáng tác? Nội dung chính của bài thơ? Ấn tượng
ban đầu về bài thơ là gì?
- Có những từ ngữ nào đặc sắc, độc đáo? (tiếng suối, trăng, cổ
thụ, hoa, lồng)Biện pháp tu từ? (so sánh)
- Trong hai câu cuối có từ nào được lặp lại? Bộc lộ tâm trạng gì
của tác giả? (tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên; băn khoăn, lo
nghĩ, …SGV, tr 80)
- Tính cổ điển trong bài thơ?(thể thơ, hình ảnh thiên nhiên). Tính
hiện đại? (nhân vật trữ tình lo nỗi nước nhà kèm với sự phá cách
trong hai câu cuối)
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Vị trí đoạn thơ nghị luận?
- Cách dùng từ, các biện pháp nghệ thuật, nhịp điệu, thể thơ, …
có gì dặc sắc, độc đáo?
- Giới thiệu đoạn thơ? (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ)
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ? (rầm rập, điệp
điệp trùng trùng, bước chân nát đá, …)
- Các thủ pháp nghệ thuật?(liệt kê, so sánh cường điệu, ẩn dụ,
đối lập, …)
- Giọng thơ, nhịp điệu? (hào hùng, sôi nổi; dồn dập, tươi vui,
náo nức, phấn khởi, …)
- Đoạn thơ có vai trò gì trong bài thơ và có ý nghĩa gì đối với
bản thân người nghị luận?
Tiết 18

- Câu 2, SGK, tr 86
- Lưu Ý: Tác phẩm/ đoạn thơ có từ ngữ, hình ảnh nào đặc sắc?
Tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm, cảm xúc
của tác giả? Thể thơ có gì độc đáo, ý nghĩa tác dụng của việc sử
dụng thể thơ đó? Âm hưởng, nhịp điệu chủ đạo là gì, tác dụng
nhằm vào mục đích nghệ thuật gì? Cách dùng các thủ pháp nghệ
thuật?
- Hướng dẫn Hs lập dàn ý cho bài luyện tập, SGK, tr 86.
a. Tìm hiểu đề
SGK, tr 85
b. Lập dàn ý
- Mở bài: SGK, tr 85
- Thân bài:
+ Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăn khuya ở
chiến khu Việt Bắc.
+ Vẻ đẹp tâm hồn và phong thái ung
dung của Bác.
+ Tính cổ điển và hiện đại trong phong
cách thơ Hồ Chí Minh.
- Kết bài: SGK, tr 85
B. Đề 2
a. Tìm hiểu đề
SGK, tr 85
b. Lập dàn ý
- Mở bài: SGK, tr 85
- Thân bài:
SGK, tr 85, 86
- Kết bài: SGK, tr 86
2. Đối tượng, nội dung của bài nghị
luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Ghi nhớ (SGK, tr 86).
- Lưu ý: Phân tích bài/ đoạn thơ theo đặc
trưng thể loại.
LUYỆN TẬP
SGK, tr 86
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Phân tích đoạn thơ trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm … Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
- Chuẩn bị: Tiểu dẫn, SGK, tr 87; Hướng dẫn học bài, SGK, tr 90
Tuần 07
Tiết 19, 20
TÂY TIẾN
Quang Dũng
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến. Nắm được những nét
đặc sắc về: bút pháp lãng mạn, sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 68)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của học sinh.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ
Quang Dũng?
- Nêu những hiểu biết của em về
đoàn quân Tây Tiến?

- Xuất xứ của bài thơ?
- Đọc bài thơ?
- Câu 1, Hướng dẫn học bài, SGK,
tr 90 (SGV, tr 84)
- Câu 2, Hướng dẫn học bài, SGK,
tr 90 (Ôn tốt nghiệp 2011, tr 35)
- Giọng thơ trong đoạn 1?(Câu thơ
nhiều vần trắc, đọc lên nghe vất
vả, nhọc nhằn được xoa dịu bằng
những câu có vần bằng ở cuối mỗi
khổ; làm hiện lên thế giới khác
thường, vừa đa dạng vừa độc đáo
của núi rừng miền Tây Tố quốc.)
Tiết 20
- Câu 3, Hướng dẫn học bài, SGK,
tr 90
(Ôn tốt nghiệp 2011, tr 36)
- Phân tích hình ảnh người lính
Tây Tiến được tác giả tập trung
khắc họa ở đoạn thơ 3?
(- Một nét đặc sắc của bài thơ là
tinh thần bi tráng. Do đâu mà có
tinh thần bi tráng ấy và nó được
thể hiện rõ nhất ở hình ảnh nào
trong bài thơ? (SBT, tr 44-45))
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- (1921-1988), quê ở Hà Tây.
- Là một nghệ sĩ đa tài, một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn
hậu, lãng mạn và tài hoa- đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến

và xứ Đoài của mình.
2. Tác phẩm
- Quá trình thành lập, nhiệm vụ, thành phầm, địa bàn hoạt đông, …
của đoàn quân Tây Tiến. (Đoạn 1, Tiểu dẫn, SGK, tr 87)
- Xuất xứ: Cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài
thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại trong tập Mây đầu ô, tác giả đổi tên bài
thơ là Tây Tiến.
- Ý chính của bốn đoạn thơ:
+ Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung
cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.
+ Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh
sông nước miền Tây thơ mộng.
+ Chân dung của người lính Tây Tiến.
+ Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đoạn 1
- Nhớ chơi vơi, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng
dày, …
- Dốc lên … xa khơi: sự đối lập, nhịp thơ, thanh điệu, ngôn từ đặc sắc
nhằm diễn tả sự trùng điệp của núi đèo và sự hoang vu hiểm trở của
miền Tây.
- Người lính chịu bao gian khổ, thiếu thốn, … đã có không ít người bị
vắt kiệt sức lực, có người gục xuống, thiếp lả trên đường.
- Vẻ hoang dã, dữ dội, bí ẩn, thâm u của núi rừng mỗi lúc chiều về và
khi đêm xuống: thác gầm thét, cọp trêu người.
- Đảo ngữ độc đáo, cách kết hợp từ mới mẻ, và toàn thanh bằng được
sắp xếp một cách tài hoa ở câu thơ cuối, góp phần diễn tả tinh tế một
cảm giác êm dịu, ấm áp làm tan đi bao mệt mỏi nhọc nhằn ở những
người lính.
2. đoạn 2

- Động từ mạnh, hô ngữ, từ đa nghĩa, giọng thơ ngân nga như tiếng hát
như nhạc điệu tâm hồn ngây ngất, say mê của những người lính: cảnh
một đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí mê say, ngây
ngất.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giọng thơ hiền hòa, êm ái: vẻ đẹp hài
hòa giữa con người và thiên nhiên Tây Bắc. Không chỉ thế mà còn gợi
lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật.
3. Đoạn 3
- Hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, lẫm liệt, bi tráng: bút pháp
lãng mạn- vẻ đẹp của bản lĩnh, nét can trường.
- Tâm hồn với trái tim đa cảm, mộng mơ: mắt trừng- cực tả cái phẫn
nộ sôi sục của nội tâm hướng về nhiệm vụ chiến đấu; dáng kiều thơm-
hậu phương, động lực, niềm tin của người lính.
- Lí tưởng, khát vọng của người lính Tây Tiến: mượn khẩu khí của các
chiến sĩ thời cổ, tác giả muốn thể hiện lời thề của các chiến sĩ Tây
Tiến.

×