Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Giáo án ngữ văn lớp 12_HK2_Chuẩn KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.16 KB, 43 trang )

Tuần 20
Tiết 58
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4
(Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I)
I. Mục tiêu cần đạt
Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức và kĩ năng.
Rút được những kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm và kì thi tốt nghiệp
THPT.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập ghi chép bài học của Hs ở học kì I.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs xem lại đề kiểm
tra học kì I.
- Hs phát biểu ý kiến
về bài thi, những
vướng mắc trong quá
trình làm bài, …
- Hs rút kinh nghiệm
về cách làm bài kiểm
tra tổng hợp? (Nên trả
lời câu hỏi nào trước?)
- Hs xây dựng dàn ý
chi tiết cho bài thi học
kì I?
- Đề xuất, kiến nghị


của Hs về ôn thi (nếu
có)?
1. Nghe nhận xét, đánh giá kết quả làm bài
- Ưu điểm: Trả lời cả 3 câu đề yêu cầu. Có lưu ý về hình thức và kĩ năng làm văn
nghị luận. Có nắm được nội dung và kiến thức đáp ứng yêu cầu đề.
- Hạn chế: Chữ viết quá nhỏ, không rõ ràng, sửa, bỏ, bổ sung câu 1, bỏ trống một số
dòng, … Cách trích dẫn và trình bày dẫn chứng chưa hợp lí. Phần thân bài chỉ viết
trong một đoạn, bố cục gượng ép. Chưa có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận văn học luận điểm chưa đầy đủ, thiếu dẫn chứng.
Chưa nắm vững, đủ kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm văn học…
2. Thảo luận để phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài kiểm tra, rút kinh
nghiệm về cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Phân phối thời gian làm các phần các câu cho hợp lí.
- Trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết rõ ràng.
- Trả lời đầy đủ các yêu cầu của đề bài.
- Chú ý hình thức trình bày, kĩ năng làm bài, nội dung bài làm, kiến thức để làm bài,

3. Xây dựng dàn ý chi tiết cho câu 2, 3 trong đề bài.
(Theo đáp án )
4. Đề nghị
- Thường xuyên ôn tập các bài học nằm trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT để
nắm đủ và nắm vững kiến thức cơ bản.
- Luyện tập viết phần mở, kết bài cho bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học đối
với ba bài viết ở học kì I.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Tự làm lại cả bài kiểm tra học kì I trong khoảng thời gian 150 phút.
- Tóm tắt nội dung chính của truyện Vợ chồng A Phủ? Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK tr 14-15.
Tuần 20, 21
Tiết 59, 60, 61
VỢ CHỐNG A PHỦ - Tô Hoài

(Trích)
I. Mục tiêu cần đạt
Thấy được cuộc sống cực nhục, tối tăm dưới ách thống trị của bọn phong kiến thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn,
sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Hiểu được
những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí
nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và
đầy chất thơ.
Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 73).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Trong những lời giới thiệu của
SGK về nhà văn Tô Hoài, em ấn
tượng với những điều gì nhất?
- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích
Vợ chồng A Phủ?
- Hs đọc một số đoạn văn viết về Mị
khi làm dâu gạt nợ, về cảnh A Phủ
bị xử phạt, …
- Tóm tắt những nội dung chính của
đoạn trích?
(PTL, tr 6)
- Em hình dung và cảm nhận được
điều gì về nhân vật trong đoạn văn

mở đầu tác phẩm?(PTL, tr 6-7)
- Tìm những chi tiết chứng minh:
Mị là cô gái trẻ, đẹp, có nhiều phẩm
chất tốt? (PTL, tr 7-8) Tiết 60
- Mị với kiếp con dâu gạt nợ ở nhà
thống lí Pá Tra được miêu tả như
thế nào trong tác phẩm? (PTL, tr 8-
9)
- Qua đoạn đời làm dâu gạt nợ ở nhà
thống lí Pá Tra của Mị, ta phát hiện
ra chiều sâu hiện thực và nhân đạo
trong ngòi bút của Tô Hoài là gì?
(PTL, tr 9)
- Những tác nhân nào đã thức dậy ở
Mị lòng ham sống và khát khao
hạnh phúc mãnh liệt trong đêm tình
mùa xuân ở Hống Ngài? (khung
cảnh mùa xuân tươi vui…, tiếng sáo
gọi bạn tình, bữa cơm Tết cúng ma
đón năm mới và bữa rượu tiếp ngay
bữa cơm bên bếp lửa.)
- Diễn biến tâm lí, hành động của
Mị trong đêm tình mùa xuân ?
(PTL, tr 11-12)
- Diễn biến tâm trạng và hành động
của Mị trong đoạn văn Mị cứu A
Phủ? (PTL tr 13)
- A Phủ có số phận đặc biệt như thế
nào? (Mồ côi cha mẹ. Vượt qua cơ
cực thử thách- sống sót không phải

nhờ sự ngẫu nhiên mà vì anh là một
mầm sống khỏe, đã vượt qua được
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh 1920, xuất thân trong một gia đình thợ thủ công, quê ở Hà Đông
(nay thuộc Hà Nội).
- Là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học
hiện đại Việt Nam.
- Quan niệm nghệ thuật: Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra
sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phảii đập vỡ những
thần tượng trong lòng người đọc.
- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều
vùng khác nhau trên đất nước ta. Văn ông luôn hấp dẫn người đọc bởi
lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu
có.
2. Tác phẩm
- Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải
Nhất- Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
- Văn bản trích học là phần đầu của truyện, viết về cuộc đời của Mị và
A Phủ ở Hồng Ngài (phần sau viết về cuộc sống nên vợ nên chồng,
tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa).
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật Mị
- Cuộc sống thống khổ: là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ
truyền kiếp, bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn
tệ, mất ý thức về cuộc sống (lời giới thiệu về Mị, công việc, không gian
căn buồng của Mị, …)
- Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: mùa xuân đến (thiên
nhiên, tiếng sáo gọi bạn, bữa rượu, …), Mị đã thức tỉnh (kỉ niệm sống
dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận, …) và muốn đi

chơi (thắp đèn, quấn tóc, …). Khi bị A Sử trói vào cột, Mị như không
biết mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo tiếng sáo. => Mị tìm lại chính
mình, Mị đã không mất đi hoàn toàn bản chất người tốt đẹp. Những tác
động của ngoại cảnh là không nhỏ nhưng cái sức mạnh bên trong,
không thể nào dập tắt của con người mới là điều mấu chốt quyết định
sức sống của Mị, của mỗi cá nhân.
- Sức phản kháng mạnh mẽ: Lúc đầu, thấy A Phu bị trói, Mị dửng dưng
vô cảm. Nhưng khi nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má
đã xám đen lại của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình , đồng cảm với
người, nhận ra tội ác của bọn thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai
cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt, … đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu
A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình. => Tự giải thoát mình khỏi
những gông xiềng của cả cường quyền bạo lực và thần quyền lạc hậu.
Đó cũng là sự khẳng định ý nghĩa của cuộc sống và khát vọng tự do
cháy bỏng của người dân lao động Tây Bắc.
2. Nhân vật A Phủ
- Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong
kiến miền núi (mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà
khác, lơn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ).
sự sàng lọc nghiệt ngã của tự nhiên,
trở thành chàng trai Mèo khỏe
mạnh, tháo vát, thông minh, nhiều
cô gái trong làng mơ được lấy A
Phủ làm chồng. Nghèo, không lấy
nổi vợ vì phép làng và tục lệ cưới
xin ngặt nghèo.)
- A Phủ có cá tính đặc biệt ra sao?
(SGV, tr 13; 10)
- Ấn tượng của em về tính cách
nhân vật A Phủ? ( có sức mạnh,

dũng cảm, yêu tự do, mạnh mẽ, gan
góc không sợ cả cái chết, …)
- Bút pháp của nhà văn khi miêu tả
Mị và A Phủ có gì khác nhau?
(SGV, tr 11) Tiết 61
- Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, em
cảm nhận được điều gì về giá trị của
tác phẩm? (PTL, tr 14-15)
- Nghệ thuật trong tác phẩm có gì
đặc sắc? (SGV tr 11-12)
- Ý nghĩa của truyện ?
- Hs đọc ghi nhớ trong SGK tr 15.
- Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập ở
nhà.
- Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu tự do, yêu
lao động; có sức sống tiềm tàng mãnh liệt …
* Giá trị của tác phẩm
- Giá trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân
nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với
thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng;
tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị;
trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng
cách mạng của nhân dân tây Bắc; …
3. Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc.
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất
ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo
léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân

miền núi.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình
và thấm đẫm chất thơ, …
III. Tổng kết
Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; thể hiện số phận đau khổ
của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và
ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
* Ghi nhớ, SGK tr 15.
LUYỆN TẬP
SGK tr 15
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc ở nhân vật Mị? Phẩm chất tốt đẹp ở nhân vật A Phủ?
2. Hướng dẫn
Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cứu A Phủ.
Tự học có hướng dẫn:
NHÂN VẬT GIAO TIẾP
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được khái niệm nhân vật giao tiếp, vị thế, quan hệ và vai trò của nhân vật trong hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ.
Có kĩ năng phân tích nhân vật giao tiếp về các phương diện: đặc điểm, vị thế, quan hệ thân sơ, chiến lược
giao tiếp, …
Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân khi xuất hiện trong tư cách nhân vật giao tiếp (ở dạng nói và dạng
viết).
Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích nhân vật giao tiếp về các phương diện: đặc điểm, vị thế, quan hệ thân sơ ,
… Kĩ năng nhận biết và phân tích chiến lược giao tiếp của nhân vật trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định, nhằm
đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Kĩ năng giao tiếp của bản thân.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 73).
II. Hướng dẫn
Đọc đoạn trích 1 SGK tr 18 và phân tích theo các câu hỏi nêu ở dưới.

1. Đọc ghi nhớ, SGK tr 21.
2. Luyện tập bài 1, 2 SGK tr 21-22.
3. Phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật trong các tác phẩm tự sự đã học trong SGK Ngữ văn 12 để
củng cố kiến thức.
* Chuẩn bị: Tóm tắt truyện Vợ nhặt, trả lời câu 1, 2, 3 SGK tr 33.
Tuần 21, 22
Tiết 62, 63, 64
VỢ NHẶT - Kim Lân
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm tin vào tương lai,
sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết. Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ
thuật của tác phẩm: xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật đặc sắc.
Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ? Đặc sắc nghệ thuật của truyện?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs đọc đoạn đầu phần tiểu dẫn SGK. Gv giới thiệu một
số hình ảnh, clip đóng phim của Kim Lân.
- Kể tên một số tác phẩm của Kim Lân?
- Sáng tác của nhà văn thường tập trung vào những đề tài
nào?
- Phần tiểu dẫn có những nhận định, đánh giá nào về nhà
văn mà em cần lưu ý?

- Em có nhận xét gì về thời đểm sáng tác của truyện Vợ
nhặt? Tác phẩm được đánh giá như thế nào? (một trong
những tác phẩm góp phần làm nên chân dung của nhà
văn/ truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Khoảng cách 10
năm và ánh sáng cuộc đời mới đã giúp nhà văn có cách
nhìn mới và khả năng phân tích mới. Vì thế câu chuyện
viết về thảm cảnh mà không tăm tối, bế tắt mà trái lại
sáng ngời niềm tin!)
- Hs đọc một số đoạn trong văn bản để tóm tắt nội dung
truyện, phát hiện bối cảnh hiện thực làm nền cho truyện,
tình huống truyện độc đáo.
- Bối cảnh hiện thực làm nền cho truyện?
(Gv giới thiệu một số hình ảnh, bài viết về nạn đói 1945
=> hắt bóng đen lên từng trang viết, ám ảnh từ đầu đến
cuối tác phẩm Vợ nhặt )
Chúng ta vừa tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Hi
vọng khi chúng ta trang bị cho mình một số kiến thức về
tác giả, tác phẩm, ta có thể tìm thấy ở đó một lời mách
bảo, ta có thể xác lập từ đó một điểm nhìn để bước vào
con đường khám phá tác phẩm. Và trong làm văn, chúng
ta có thể sử dụng những kiến thức này như những gợi ý
cho mở bài trong bài làm văn của mình.
- Dựa vào nội dung truyện, giải thích nhan đề Vợ nhặt?
Qua hiện tượng nhặt được vợ của Tràng, em hiểu gì về
tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong
nạn đói khủng khiếp năm 1945?(Đây không phải là cảnh
lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục
truyền thống của người Việt, mà là nhặt được vợ. Kim
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

- (1920-2007), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Nhà văn gắn bó với con người, cảnh sắc ở nông
thôn bằng tấm lòng tha thiết.
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tài
năng. Truyện ngắn của ông rất đặc sắc và mang
tính hiện thực, chân chất.
- Năm 2001 Kim Lân được tặng Giải thưởng Nhà
nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
a. Thời điểm sáng tác
- Sau khi hòa bình lặp lại (1954), Kim Lân dựa
vào một phần cốt truyện cũ Xóm ngụ cư để viết
truyện ngắn này.
- Truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Tác
phẩm được nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và
cách thức thể hiện.
- Viết về nạn đói năm 1945 khi cuộc kháng chiến
đã kết thúc thắng lợi.
b. Bối cảnh hiện thực làm nền cho truyện
- Nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân
Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Sự thật bi thảm đó hắt bóng đen lên từng trang
viết, ám ảnh từ đầu đến cuối tác phẩm.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
* Nhan đề
- Ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc.
Gợi cảnh ngộ, số phận của người nhặt vợ và
người vợ nhặt.
- Mạng người, giá trị của một con người trở nên

rẻ rúng có thể nhặt được như người ta nhặt bất cứ
thứ đồ vật gì…
* Tình huống truyện
- Trong tình cảnh đói khát khủng khiếp, người ta
Lân kết hợp hai khái niệm đối lập tạo nên nhan đề ấn
tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Nhan đề cũng
gợi liên tưởng đến cảnh ngộ, số phận của người nhặt vợ
và người vợ nhặt…)
- Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lùi thủi đi
về bến, người trong xóm lạ lắm. Vì sao vậy? (Người như
Tràng mà lấy được vợ. Thời buổi đói khát này, người
như Tràng, đến nuôi thân còn chẳng xong mà còn dám
lấy vợ. Nhưng khốn nỗi, nếu không gặp tình cảnh này thì
ai mà thèm lấy Tràng. Đau xót ở chỗ, đây là vợ nhặt, cần
ăn hỏi, cưới xin gì đâu. Đói khát như thế, mọi việc đều
có thể bỏ qua, cho nên Tràng mới lấy được vợ. Trong
tình cảnh như vậy, việc Tràng có vợ theo là một chuyện
lạ nên ai cũng ngạc nhiên… )
- Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ và của chính
Tràng nữa, cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình
huống truyện độc đáo như thế nào? (Trong tình cảnh đói
khát khủng khiếp, người ta chết đói đầy đường, bản thân
Tràng cũng đang trong cảnh đến nuôi thân còn chẳng
xong, bỗng nhiên lại có vợ theo không về. => Tràng nhặt
được vợ. Đây là một tình huống lạ: Tràng hiện lên trong
tác phẩm như một con người hoang sơ, ngật ngưỡng
bước đi trong ánh chiều tàn của một cuộc sống không ra
sống. Một hình ảnh hết sức hoang dã trong xã hội đói
nghèo. Ngay cả nơi ở của Tràng cũng không kém phần
hoang dã như thế. Mà Tràng chũng chỉ là kẻ ngụ cư-

trong quan niệm trước đây, ngụ cư là một lí lịch không
được chấp nhận để có mặt trong bất cứ sinh hoạt nào nơi
cộng đồng làng xã, loại người bị ruồng bỏ, coi khinh như
một thứ cỏ rác hương thôn. Là một tình huống éo le, độc
đáo…)
- Tình huống truyện có tác dụng gì đối với nội dung, ý
nghĩa của tác phẩm?
- Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như
thế nào khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của
nhân vật Tràng? (- Thân phận: một người nghèo thảm
hại- nghề, nơi ở => Dưới ngòi bút của Kim Lân, Tràng
là một con người vừa xấu xí, thô sơ, vừa nghèo túng,
mấp mé giữa tồn tại và không tồn tại- một nhân vật được
tạo hóa đẽo gọt quá sơ sài, anh gần với bản năng tự nhiên
đã thế lại là dân ngụ cư, một loại người bị xã hội bấy giờ
coi khinh, ruồng bỏ như một thứ cỏ dại vậy. – Tràng nhặt
vợ: từ đùa bỡn đến quyết định chớp nhoáng, táo bạo- vừa
nhân từ vừa liều lĩnh. – Nên người: Tình cảm: gắn bó
chân thành với người đàn bà; nhặt được vợ, Tràng nhặt
theo được cả nguồn vui sướng hạnh phúc. Ý thức: về mối
quan hệ hai người; bổn phận, trách nhiệm. Hành động: tự
mình sửa sang, dựng xây hạnh phúc; khao khát đổi đời.
* Kết thúc truyện bằng âm hưởng lạc quan. Sự đổi đời
chưa thực sự diễn ra nhưng ánh hồng của đpời mới đã
thấp thoáng. Chuyện bắt đầu, Tràng cô độc bước ngật
ngưỡng dưới vòm trời đói khát. Khi chuyện kết thúc,
Tràng đã có một gia đình và mọi người đang xăm xắn tu
chết đói đầy đường, bản thân Tràng cũng đang
trong cảnh đến nuôi thân còn chẳng xong, bỗng
nhiên lại có vợ theo không về.

- Tình huống lạ, éo le, độc đáo của truyện là đầu
mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến
diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân
vật và thể hiện chủ đề của truyện.
Tiết 63
2. Nhân vật
dọn nhà cửa. Truyện mở ra trong bóng chiều chạng vạng
và khép lại trong ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa.
Như vậy, cảm hứng nhân vật của Vợ nhặt đã mang nét
mới của thời đại: không tăm tối, không ngột ngạt đến bế
tắt như trong văn học phê phán.
Tính cách của Tràng được thể hiện chân thật, thú vị. Diễn
biến tâm trạng của Tràng phù hợp với thân phận, tình
huống oái oăm. Nhân vật Tràng để lại cho người đọc một
nét đẹp một niềm tin vào cuộc sống dù so với nhiều nhân
vật khác như Chí Phèo, lão Hạc thì chưa phải là một
thành công vang dội.)
- Phân tích tâm trạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ? ( -
Thân phận: nghèo nàn, ở nơi heo hút; già nua. – Diễn
biến tâm trạng: Ngạc nhiên

vừa mừng vừa tủi vừa
thương vừa lo

vun vén hạnh phúc cho con

sáng hôm sau, lòng bà
tràn ngập niềm vui

cuối bữa ăn, bà lại tuyệt vọng để

rồi hi vọng. => Bà là hiện thân của những người mẹ
nghèo khổ mà từng trải, hết lòng yêu con và thương
những cảnh đời nghèo khó. Trong thân hình lọm khọm
tàn tạ, và cái mặt bủng beo vẫn nung nấu một ý chí sống
mãnh liệt.)
Tiết 64
- Phân tích nhân vật người vợ nhặt?(- Thân phận: không
tên tuổi, không quá khứ, không chốn nương thân, bị cái
đói hành hạ - là hình ảnh thu nhỏ cảnh ngộ, thân phận
của dân tộc trong những ngày thê thảm nhất của lịch sử
Việt Nam.
- Thành vợ nhặt: Lòng ham sống khiến cô bám víu vào
những lời vu vơ, biến một câu hò đùa vui vu vơ giữa
đường thành một lời hứa hẹn, biến một lời rủ rê đùa
thành lời cầu hôn chính thức.
- Trở lại là người đàn bà hiền hậu, đúng mực:
+ Đi theo Tràng cùng về, bước vào nhà => chưa mất đi
sự e thẹn, ngượng nghịu, tủi hổ khi bị rơi vào cảnh ngộ
trớ trêu.
+ Sáng hôm sau, cô đã thay đổi hẳn: hiền hậu, đúng mực
– phẩm chất mang tính truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam.
+ Nhạy cảm với thời thế xã hội: biết và báo tin về dấu
hiệu của sự vùng lên đòi công bằng, đòi quyền sống của
những người cùng khổ. Những tín hiệu cô báo có sức
cuốn hút kì lạ đối với những người khác và cả những
người còn e sợ như Tràng.
=> Mỗi nhân vật là một nét tả nhưng nhân vật nào cũng
có vóc dáng, cũng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng
người đọc. Miêu tả những con người bình dị trong những

lúc đói khổ nhất, vẫn nghĩ về một ngày mai tươi sáng,
Kim Lân đã thắp lên những trang văn niềm tin vào con
người.)
- Tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân?
- Hs đọc ghi nhớ SGK tr 33.
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK tr 33.
a. Tràng
- Là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở
(giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa
lạ), luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây
dựng hạnh phúc.
- Câu nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng
lên xe rồi cùng về đã ẩn chứa niềm khát khao tổ
ấm gia đình và Tràng đã liều đưa người đàn bà xa
lạ về nhà. - Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà
cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu
thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình,
nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
- Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý
thức thật đầy đủ (hình ảnh lá cờ đỏ trên đê Sộp)
b. Bà cụ Tứ
Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con;
một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung
và giàu lòng vị tha; một con người lạc quan, có
niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.
c. Người vợ nhặt
Là nạn nhân của nạn đói. Những xô đẩy dữ dội
của hoàn cảnh đã khiến thị chao chát, thô tục và
chấp nhận làm vợ nhặt. Tuy nhiên, sâu thẳm trong
con người này vẫn khát khao một mái ấm. Thị là

một người đàn bà hiền hậu, đúng mực khi trở
thành người vợ trong gia đình.
* Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh
phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng
ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới
mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các
nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: dù kề
bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao
hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào
sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai.
3. Nghệ thuật viết truyện
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh
sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại
hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và
giàu sức gợi.
III. Tổng kết
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra
nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định:
ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn
hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát
khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn
nhau.
LUYỆN TẬP
Bài tập 2
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng? Tâm trạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ? Nghệ thuật

viết truyện của Kim Lân?
2. Hướng dẫn
- Làm hoàn chỉnh hai bài luyện tập SGK tr 33.
- Tóm tắt truyện Rừng xà nu? Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK tr 48, 49
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 4)
Nội dung đề
1. Trong truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo như thế nào? Tình
huống truyện đó có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm?
2. Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được
vợ con?
Đáp án
Câu 1: (6 điểm)
- Trong tình cảnh đói khát khủng khiếp, người ta chết đói đầy đường, bản thân Tràng cũng đang trong cảnh đến nuôi
thân còn chẳng xong, bỗng nhiên lại có vợ theo không về.
- Tình huống lạ, éo le, độc đáo của truyện là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng
và hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
Câu 2: (4 điểm)
Cụ Mết nhắc đi nhắc lại sự việc đó là để nhấn mạnh một sự thật: nếu chỉ có hai bàn tay trắng thì chẳng những Tnú
không cứu được mình, cứu được vợ con mà dân làng Xô Man cũng không thể cứu được Tnú, không thể cứu được
chính buôn làng mình (Trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai
bàn tay không). Từ đó, ông cụ muốn con cháu khắc ghi một chân lí: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!
Và sẽ thế nào, nếu mình chưa kịp cầm lấy giáo, khi kẻ thù đã cầm lấy súng rồi.
Tuần 22, 23
Tiết 65, 66, 67
RỪNG XÀ NU – Nguyễn Trung Thành
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải
phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù.
Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác
phẩm …

Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản tự sự.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74), giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu tr 39, 40).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm Vợ nhặt? Niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng được thể hiện trong
truyện như thế nào? Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu vài nét về tác giả NTT? (Tình yêu và
sự hiểu biết sâu sắc về mảnh đất Tây Nguyên là
tiền đề cơ sở để nhà văn sáng tác được nhiều tác
phẩm có giá trị về thiên nhiên và cuộc sống con
người nơi đây. Cảm hứng chủ đạo trong các trang
văn của NTT là cảm hứng về quê hương, đất nước
và những con người VN anh hùng.)
- Giới thiệu vài nét về tác phẩm Rừng xà nu? (Thời
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam.
- Là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến,
gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
- Tác phẩm tiêu biểu: tiểu thuyết Đất nước đứng lên,
tập truyện ngắn Rẻo cao, tập truyện và kí Trên quê
hương những anh hùng Điện Ngọc, …
điểm sáng tác là thời điểm diễn ra cuộc đổ quân
đầu tiên của Mĩ, ngày bắt đầu cuộc chiến tranh
cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta. Tác phẩm
được viết trong những ngày sôi sục, nghiêm trang,

nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào
hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn
trực tiếp với đế quốc Mĩ- Nguyên Ngọc.)
- Hs đọc các đoạn: đoạn mở đầu, đoạn từ Tin làng
Xô Man mài giáo … Và lửa cháy khắp rừng…
- Hs trình bày tóm tắt truyện? (PTL tr 49).
- Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? (Không chỉ
góp phần đem lại cho tác phẩm một thứ hương vị
kì thú của Tây Nguyên, mà còn gợi cho người đọc
cảm giác ngất ngây khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của
thiên nhiên đất nước. Biểu tượng cho một sức sống
mênh mông, bất tận mà kẻ thù không bao giờ và
không thể nào hủy diệt được. Sự sống luôn mạnh
hơn cái chết. Cho thấy tác phẩm thiết tha hướng về
sự sống, để ngợi ca sự sống đẹp nồng nàn, bất
khuất và bất diệt.)
Tiết 66
- Ý nghĩa của truyện qua đoạn văn miêu tả cánh
rừng xà nu dưới tầm đại bác? (Rừng xà nu dưới
tầm đại bác- một sự sống trong tư thế đối mặt với
cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe
dọa của diệt vong. Nó còn phản ánh những đau
thương của một thời mà dân tộc ta đã phải chịu
đựng. Đại bác của kẻ thù có thể gây ra ngàn vạn
nỗi đau thương, nhưng sẽ không bao giờ và không
thể nào hủy diệt được. Sự sống luôn mạnh hơn cái
chết, một sức sống mênh mông, bất tận. )
- Ý nghĩa của truyện qua hình ảnh những ngọn đồi,
cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp
đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm?

(Rừng xà nu không chỉ là biểu tượng của con
người ở làng Xô Nam hẻo lánh. Rừng xà nu có thể
là biểu tượng của cả Tây Nguyên, của cả miền
Nam, và hơn nữa, của dân tộc VN trong thời kì
chiến đấu chống đế quốc, thực dân, đau thương
nhưng quyết làm tất cả để giành sự sống cho Tổ
quốc mình.)
- Tnú có những phẩm chất đáng quý nào?
Tiết 67
- Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú,
cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu
sống được vợ con? (Lời cụ Mết: Trong tay mày chỉ
có hai bàn tay trắng. Sẽ thế nào, nếu mình chưa
kịp cầm lấy giáo, khi kẻ thù đã cầm lấy súng rồi.)
- Vì sao cụ Mết muốn chân lí đó phải được nhớ,
được ghi để truyền cho con cháu? (Khi chúng ta đã
cầm giáo đứng lên chống lại súng đạn kẻ thù thì
mọi thứ sẽ thay đổi hẳn. Một triển vọng của tương
- Cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác: quê hương,
đất nước và những con người Việt Nam anh hùng.
2. Tác phẩm
- Rừng xà nu được viết năm 1965, đăng trên tạp chí
Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số
2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những
anh hùng Điện Ngọc.
- Tóm tắt truyện ngắn: PTL, tr 49.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Hình tượng cây xà nu
- Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời
sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô

Man.
- Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của
nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng.
Vẻ đẹp, những thương tích mà rừng xà nu phải gánh
chịu, những đặc tính của xà nu, … là hiện thân cho vẻ
đẹp, những mất mát, đau thương, sự khao khát tự do
và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng,
đồng bào Tây Nguyên nói chung.
2. Hình tượng nhân vật Tnú
- Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí.
- Là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành
với cách mạng.
- Có trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc: sống
rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: thù
của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng.
- Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng
của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng
của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ
chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để
tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang
là con đường tất yếu để tự giải phóng.
* Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ
khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ
được màu xanh bất diệt khi có những con người biết
hi sinh như Tnú; sự hi sinh của những con người như
Tnú góp phần làm cho những cánh rừng mãi mãi xanh
tươi.
3. Nghệ thuật
- Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện
ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động

của các nhân vật.
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét
cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính
khái quát, tiêu biểu (cụ mết, Tnú, Dít, …).
- Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một
sáng tạo nghệ thuật đặc sắc – tạo nên màu sắc sử thi
và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm
trầm, khi tha thiết, trang nghiêm, …
III. Tổng kết
Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước,
lai: Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được-
Nguyên Ngọc.)
- Nêu và phân tích những cảm nhận của em về vẻ
đẹp nghệ thuật của tác phẩm?
- Hs đọc ghi nhớ SGK tr 49.
- Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập.
con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại:
để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không
có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ
khí chống lại kẻ thù.
LUYỆN TẬP
1. Bài 2 SGK tr 49. (SGV tr 46)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Tnú có những phẩm chất đáng quý nào? Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn nào
của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm?
2. Hướng dẫn

Đọc thêm
BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ - Sơn Nam
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp của con người Nam Bộ qua hình ảnh ông Năm Hên có tài, mưu trí, dũng cảm bắt cá
sấu trừ họa cho mọi người và lòng ngưỡng mộ của mọi người đối với ông. Thấy được lối kể chuyện ngắn gọn, đậm
chất huyền thoại. Ngôn ngữ văn xuôi mang sắc thái Nam Bộ.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74), giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu tr 39, 40).
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm? (SGK tr 50)
2. Tài năng và lòng dũng cảm của ông Năm Hên được thể hiện trong tác phẩm ra sao? (CKT tr 66).
3. Sự ngưỡng mộ của mọi người với ông Năm Hên?
4. Nghệ thuật của tác phẩm? (Lời kể chuyện ngắn gọn, mang màu sắc huyền thoại, ngôn ngữ văn xuôi đậm sắc thái
Nam Bộ.)
5. Ý nghĩa văn bản? (Truyện giúp ta nhận thức trước hiểm họa phải có lòng quả cảm, mưu trí để vượt qua. Sức
mạnh của con người xuất phát từ lòng yêu thương con người.)
6. Phân tích nhân vật ông Năm Hên.
* Chuẩn bị: Bài viết số 5, Nghị luận văn học (2 tiết).
Tuần 23
Tiết 68, 69
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN, KHỐI 12
I. Mục tiêu kiểm tra
Nắm vững hơn các tác phẩm truyện và tùy bút đã học. Vận dụng tốt hơn các kĩ nag8 làm bài văn nghị luận,
nhất là các kĩ năng phân tích truyện, tùy bút và kĩ năng lập luận. Thông qua việc phân tích tác phẩm, có được những
hiểu biết đúng đắn về cuộc sống.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 70).
II. Hình thức: Tự luận (thời gian 90 phút).
III. Thiết lập ma trận
1. Nội dung kiểm tra

- Mục I – HƯỚNG DẪN CHUNG SGK tr 67, 68. Chú ý các bài Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Vợ
chồng A Phủ - Tô Hoài.
- Cố gắng ứng dụng các tri thức về làm văn đã học khi làm bài. Trình bày bài viết cho rõ ràng, sạch sẽ, dễ
đọc. Chú ý độ dài của bài viết, giờ nộp bài.
2. Các chuẩn cần đánh giá
- Nhận biết: Xác định đúng luận đề, đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Thông hiểu: Phát hiện được giá trị tư tưởng; các hình ảnh nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ của tác phẩm.
- Vận dụng: Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị
luận và phương thức biểu đạt để viết bài nghị luận.
IV. Biên soạn đề
Đề bài:
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà qua tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).
V. Hướng dẫn chấm
1. Về hình thức và kĩ năng (3,0 điểm)
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi. (1,5 điểm)
- Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (1,5 điểm)
2. Về nội dung và kiến thức (7,0 điểm)
Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và bài tùy bút Người lái đò sông Đà, học sinh có thể trình bày
theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)
- Sông Đà - hung bạo, dữ dằn: cảnh đá dựng vách thành, những đoạn đá chẹt lòng sông như cái yết hầu;
cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè; những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập
tan chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đò; … (2,5
điểm)
- Sông Đà - trữ tình, thơ mộng: dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm
kiều; nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng; cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ
nhuốm màu cổ tích vừa trù phú, tràn trề nhựa sống; … (2,0 điểm)
- Nghệ thuật: Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. Từ ngữ phong
phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả,
gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình, … (1,5 điểm)

- Đánh giá chung về vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)
Lưu ý: Giáo viên chấm chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những
bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Tuần 24
Tiết 70, 71
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – Nguyễn Thi
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc VN trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: trần thuật đặc sắc, xây
dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Tnú có những phẩm chất đáng quý nào? Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn
nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Tìm trong phần Tiểu dẫn câu văn
đánh giá khái quát về sự nghiệp
của Nguyễn Thi?
- Giới thiệu những nét cơ bản về
Nguyễn Thi?
- Giới thiệu truyện Những đứa con
trong gia đình?
- Hs đọc văn bản trong SGK. Kể
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả
(1928-1968) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ
giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc
với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của người nông dân
Nam Bộ. Ông cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
2. Tác phẩm
Là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết
tóm tắt tác phẩm? (Lược phần đầu.
Đoạn văn tiếp theo miêu tả tâm
trạng Việt khi tỉnh dậy lần thứ tư
giữa chiến trường vắng lặng, trong
đêm sâu thăm thẳm, bật lên thật rõ
ràng cái cảm giác một mình và
những nỗi sợ, niềm vui rất trẻ con
của Việt. Phần văn bản hồi tưởng
về buổi hai chị em tranh nhau ghi
tên lên đường đi tòng quân giết
giặc, những tính toán, sắp xếp của
Chiến, Việt trước ngày lên đường.
Lược phần cuối.)
- Việt và Chiến đã kế tục truyền
thống gia đình như thế nào?
Tiết 71
- Liệt kê những chi tiết thể hiện
phẩm chất cách mạng của Việt và
chiến? (PTL, tr 72, 73)
- Tìm các chi tiết miêu tả của nhà
văn về Việt và Chiến? Nhận xét
ngắn gọn về tính cách của từng
nhân vật? (PTL, tr 74)

- Khái quát những thành công tiêu
biểu về mặt nghệ thuật của tác
phẩm?
- Câu chuyện về Việt và Chiến đã
lí giải như thế nào với chúng ta về
sức mạnh tinh thần kì diệu của con
người VN thời chống Mĩ?
- Hs đọc Ghi nhớ, SGK tr 64.
- Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập
1, SGK tr 64.
ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn
nghệ Quân giải phóng.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nhân vật Việt
Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên (không sợ chết nhưng lại rất sợ
ma, hay tranh giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong
người, …); có một tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh
hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường. Trong anh có dòng máu
của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc (còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến
đấu rất dũng cảm, …)
2. Nhân vật chiến
Là cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là một người
chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; vừa có những điểm giống mẹ,
vừa có những nét riêng. Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm,
lập được nhiều chiến công.
* Chiến và Việt là hai khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia
đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang
dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
3. Nghệ thuật

- Tình huống truyện: Việt- một chiến sĩ Quân giải phóng- bị thương phải
nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền
mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của người trong cuộc làm câu
chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời
gian, đan xen tự sự và trữ tình.
- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh.
Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam
Bộ.
- Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh, …
III. Tổng kết
Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam
Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương,
với cách mạng, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia
đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân
tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân
tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1 SGK tr 64.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Phân tích nhân vật Việt trong đoạn anh tỉnh lại lần thứ tư.
2. Hướng dẫn
So sánh hai nhân vật Việt và Chiến.
* Chuẩn bị: Tóm tắt và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài truyện Chiếc thuyền ngoài xa.
Tuần 24, 25
Tiết 72, 73, 74
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, về cách nhìn đời và nhìn
người trong cuộc sống. Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện d9uoc745 một

số đặc trưng cơ bản của văn xuôi Việt Nam sau 1975.
Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 75).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu vài nét về tác giả?
Sáng tác của ông sau 1975 với
cảm hứng chủ đạo là gì?
- Tác phẩm thuộc giai đoạn nào
trong tiến trình lịch sử văn học
VN? Đặc điểm lịch sử và xu
hướng nghệ thuật chung của
văn học giai đoạn này là gì?
(PTL tr 78)
- Hs đọc văn bản. Tóm tắt và
xác định bố cục của tác phẩm?
(PTL tr 79)
- Em hiểu một cảnh đắt trời
cho nghĩa là thế nào và vì sao
Phùng lại gọi cái cảnh tượng ấy
như vậy? (PTL tr 80)
- Cảm nhận của Phùng khi
được chiêm ngưỡng bức ảnh
nghệ thuật của tạo hóa là thế

nào? Vì sao trong lúc cảm nhận
vẻ đẹp của bức tranh, anh lại
nghĩ đến lời đúc kết của một ai
đó: bản thân cái đẹp chính là
đạo đức? (PTL tr 80)
Tiết 73
- Vì sao anh lại kinh ngạc khi
phát hiện ra cảnh tượng đầy
nghịch lí? (PTL tr 81)
- Qua hai phát hiện trên, tác giả
muốn người đọc nhận thức điều
gì về cuộc đời?
- Người đàn bà có làm theo lời
đề nghị của Đẩu không? Vì
sao? (PTL tr 82)
- Câu chuyện của người đàn bà
đã giúp cho Phùng hiểu ra điều
gì về người phụ nữ này, về
người bạn- Đẩu và về chính
mình? (PTL tr 83)
- Thái độ, cách nhìn của người
đàn bà, của các nhân vật khác
về người đàn ông vũ phu? (PTL
tr 84)
- Thông điệp mà tác giả muốn
gửi đến người đọc qua nhân vật
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- (1930-1989) quê ở Nghệ An.
- Trước 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập

kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo
đức và triết lí nhân sinh.
- Được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học VM thời kì đổi
mới.
2. Tác phẩm
In đậm phong cách tự sự- triết lí của NMC, tiêu biểu cho xu hướng chung của
văn học VN thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và
thân phận con người trong cuộc sống đời thường.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- Một cảnh đắt trời cho là cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm
mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào … Với
người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa dựng chân lí của sự hoàn thiện, làm dấy
lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột
rửa, thanh lọc.
- Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông
to lớn, dữ dằn), phi nhân tính (người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa
con thương mẹ đã đánh lại cha, …) giống như trò đùa quái ác, làm Phùng
ngơ ngác không tin vào mắt mình.
Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng
nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng
vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
- Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà
hàng chài nghèo khổ, lam lũ, …
- Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chày (một
phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm
hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha); về người chồng của chị (bất kể
lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng
bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình (sẵn

sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy
nghĩ).
Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của
các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc
đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện
tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
3. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy hiện lên cái màu
hồng hồng của ánh sương mai (đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời,
cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng
thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh (đó là hiện thân của những
lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời).
- Ý nghĩa: nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ
người đàn bà hàng chài?
Tiết 74
- Mỗi khi ngắm bức ảnh được
chọn, người nghệ sĩ nhiếp ảnh
đầu nhìn thấy những gì đằng
sau bức tranh? Theo em, những
hình ảnh ấy tượng trưng cho
điều gì? (PTL tr 87)
- Tác giả muốn phát biểu điều
gì về mối quan hệ giữa nghệ
thuật và cuộc đời? (PTL tr 87)
- Nhận xét khái quát về đặc sắc
nghệ thuật của truyện?
- Ý nghĩa của truyện?
- Hs đọc ghi nhớ, SGK tr 78.
- Hướng dẫn Hs làm luyện tập.
thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.

4. Nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên
gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà
sâu sắc, đa nghĩa.
III. Tổng kết
Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về
nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc
đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người
một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về
tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
LUYỆN TẬP
SGK, tr 78
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Cảm nhận của em về nhân vật người đàn bà hàng chài?
2. Hướng dẫn
- Phân tích nhân vật người đàn bà trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa?
- Chuẩn bị: Thực hành về hàm ý.
Tuần 25, Tiết 75
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
I. Mục tiêu cần đạt
Thông qua thực hành, củng cố và nâng cao kiến thức về hàm ý, cách thức tạo hàm ý và tác dụng của nó
trong giao tiếp ngôn ngữ. Có kĩ năng cảm nhận và phân tích hàm ý trong hoạt động giao tiếp, kĩ năng tạo hàm ý
trong ngữ cảnh giao tiếp thích hợp.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 75).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs đọc bài tập và phân
tích theo các câu hỏi.
- Hs đọc đoạn trích và
phân tích bằng cách trả
lời lần lượt các câu hỏi.
Bài tập 1
a) Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất; thừa thông tin về việc lấy súng
đi bắn con hổ. Hàm ý công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, mình có lỗi, nhưng A
Phủ khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội, hơn nữa còn hé mở hi vọng
con hổ có giá trị hơn nhiều so với con bò bị mất (con hổ này to lắm).
b) Những nội dung, ý nghĩa mà người nói có ý định truyền đến người nghe nhưng
không thể hiện trực tiếp mà nhờ cách nói gián tiếp để người nghe tự suy ra.
A Phủ đã chủ ý nói vừa thiếu lượng tin cần thiết, vừa thừa lượng tin so với yêu
cầu, tức là chủ ý vi phạm phương châm về lượng để tạo ra hàm ý.
Bài tập 2
a) Hàm ý: tôi không có nhiều tiền của để lúc nào cũng có thể cho anh- Chí Phèo.
Cái kho- biểu tượng của người lắm tiền nhiều của. Đây là sự chủ ý vi phạm
phương châm cách thức: yêu cầu nói rõ ràng, mạch lạc.
b) Chí Phèo đấy hở? nhằm mục đích hô gọi, hướng lời nói đến người nghe.
Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? nhằm cảnh báo, sai khiến: thúc giục
Chí Phèo làm mà ăn chứ không thể luôn đến xin tiền. Đó là cách dùng hành động
- Hs đọc truyện vui và
phân tích theo câu hỏi.
- Để nói một câu có hàm
ý, người ta dùng những

cách thức nào? (SGK, D,
tr 81)
nói gián tiếp để tạo hàm ý.
c) Lượt lời Tao không đến đây xin năm hào. Và Tao đã bảo tao không đòi tiền.
không đảm bảo phương châm về lượng (nói không đủ lượng tin cần thiết so với
yêu cầu ở thời điểm nói) và cả phương châm cách thức (nói không rõ ràng).
Bài tập 3
a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ thực hiện hành động khuyên rất thực dụng: khuyên
viết bằng giấy khổ to để bỏ đi thì còn dùng để gói hàng được. Hàm ý không tin
tưởng hoàn toàn vào tài văn chương của ông đồ, ông viết nhưng có thể bị loại bỏ
vì văn kém, chứ không phải vì ý văn dồi dào.
b) Vì nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông, và cũng muốn không phải chịu
trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.
Bài tập 4
Chọn câu D.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Khái niệm hàm ý? Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng? (Chuẩn kiến thức tr 69)
2. Hướng dẫn
- Tìm mối liên hệ giữa cách nói hàm ý với nói bóng, nói vòng, nói lửng.
- Chuẩn bị : nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: (đoạn mở đầu tác phẩm Rừng xà nu; nhân vật bà
cụ Tứ)
Tuần 26
Tiết 76, 77
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được cách viết một bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (đối tượng, cách thức triển khai).
Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý; huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị
luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Đề tham khảo:
Đề 1. So sánh hình tượng sông Đà trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và
sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của Hoàng Phủ Ngọc Tường để lí giải
những điểm tương đồng và khác biệt của hai hình tượng nghệ thuật này.
Đề 2. Ngày Tết, Mị muốn đi chơi xuân nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. Tô Hoài
viết tiếp: Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu
còn nồng nàn, Nị vẫn nghe tiếng sáo đưa đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.
“Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước
đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe
tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ
mình không bằng con ngựa. (Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài).
Phân tích đoạn văn trên, nêu rõ cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Mị (số phận, sức
sống) và về ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc cùa Tô Hoài trong Vợ chồng A Phủ.
(PTL, tr 44, 45; Luyện tập thi TN THPT, tr 193-195)
Đề 3. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị (truyện Vợ chồng A Phủ của
Tô Hoài) trong đêm mùa xuân về ở Hồng Ngài.
(Bài làm văn số 6)
- Hs chọn đề bài, tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của đề trên cơ sở đề bài mà mình đã lựa
1. Tìm hiểu đề
và lập dàn ý
Đề bài
Đề 1. Phân tích
truyện ngắn Tinh

thần thể dục của
Nguyễn Công
Hoan.
Đề 2. Hãy tìm
hiểu sự khác nhau
về từ ngữ, về
giọng văn giữa
hai văn bản Chữ
người tử tù
(Nguyễn Tuân)
và Hạnh phúc
của một tang gia
(trích Số đỏ - Vũ
Trọng Phụng).
chọn.
- Hs thảo luận, lập dàn ý cho đề bài đã lựa chọn.
Tiết 77
- Nêu đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn
xuôi? (Ghi nhớ, SGK tr 36)
- Cần đặc biệt chú ý điều gì khi lựa chọn đề tài nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn
xuôi? (Lựa chọn vấn đề thật sự có giá trị, có ý nghĩa, có vai trò quan trọng trong tác
phẩm.)
- Cần tránh những lỗi gì thường gặp khi nghị luận về một vấn đề của tác phẩm văn xuôi?
(Bình luận không đúng phạm vi đề tài: đi chệch hướng hoặc trình bày phạm vi quá rộng,
lan man. Sa đà vào trần thuật, kể lể lan man những sự kiện, tình tiết trong tác phẩm mà
không phân tích được giá trị, ý nghĩa của các yếu tố này. Đề cập chung chung đến mọi
khía cạnh của tác phẩm, không rõ trọng tâm vấn đề chủ yếu.)
- Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập SGK tr 36.
Giải thích vì sao
có sự khác nhau

đó.
Gợi ý thảo luận
(SGK, tr 34, 35)
2. Đối tượng và
nội dung của bài
nghị luận về một
tác phẩm, một
đoạn trích văn
xuôi
Ghi nhớ (SGK, tr
36)
LUYỆN TẬP
SGK, tr 36.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Các dạng đề về tác phẩm truyện: phân tích nhân vật; phân tích tình huống truyện; phân tích một đoạn truyện; phân
tích giá trị của truyện.
2. Hướng dẫn
- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề bài sau: Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
(Đề không chỉ rõ các ý cụ thể của hình tượng, không quy định thao tác lập luận.)
- Chuẩn bị trả bài viết số 5, ra đề bài làm văn số 6.
Tuần 26
Tiết 78
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu cần đạt
Củng cố thêm tri thức và kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học

Kiểm tra:
So sánh nhân vật Việt và Chiến? Ý nghĩa văn bản Những đứa con trong gia đình?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs lần lượt trả lời các yêu cầu ở mục 1. Tìm hiểu đề. (Sử dụng
kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, bác bỏ, bình luận, …)
- Gv gợi ý các luận điểm cơ bản cần có và sắp xếp trong bài viết.
- Gv nhận xét chung bài làm của Hs:
+ Ưu điểm: Trình bày có hệ thống. Có vận dụng kết hợp: biểu
cảm, miêu tả; phân tích, chứng minh, so sánh, … Đảm bảo bố
cục, nội dung đề yêu cầu.
+ Hạn chế: Chữ viết chưa rõ ràng, khó xem; mắc nhiều lỗi chính
tả, dùng từ. Trình bày còn bôi sửa xóa, bỏ trống một số dòng.
Trình bày lộn xộn, gấp giấy không đúng thứ tự, cung cấp thông
tin ở tờ 2 không đầy đủ. Phân tích nghệ thuật còn sơ sài. Dẫn
chứng, cách trình bày dẫn chứng chưa hợp lí (không chính xác,
không để trong “ ”, …)
- Hs nhận bài trả và thực hiện các yêu cầu ở mục: 3. Nhận bài
1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần nghị luận.
- Hệ thống ý.
- Phạm vi dẫn chứng.
- Các thao tác lập luận cần sử dụng trong
bài viết.
2. Lập dàn ý tóm lượt theo yêu cầu của
đề bài
(Gợi ý: các luận điểm cơ bản trong bài
viết- theo hướng dẫn chấm.)
3. Nhận bài trả và thực hiện các yêu cầu
a. Đối chiếu với yêu cầu của đề, so sánh
dàn ý vừa lập với bài viết, nhận ra những

ưu điểm, hạn chế trong bài làm của mình.
b. Tự kiểm tra, đánh giá lại bài làm của
mình trên những phương diện sau:
trả và thực hiện các yêu cầu.
- Hs nêu thắc mắc có liên quan bài viết của mình (nếu có). Trao
đổi bài với nhau để tham khảo và lên bảng sửa lỗi dùng từ, lỗi
chính tả của bạn.
- Rút kinh nghiệm:
+ Lưu ý: người làm bài nên nhớ mình là ai, đang nói với ai về
điều gì (đối tượng nào) và cần vận dụng kết hợp các phương
thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một đoạn/ bài văn.
Bài viết ngắn gọn nhưng có thái độ rõ ràng, dứt khoác đối với
vấn đề, không viết chung chung.
+ Luận điểm, luận cứ đưa vào bài phải đảm bảo: chính xác, phù
hợp, đầy đủ và tiêu biểu.
+ Sắp xếp các luận điểm, luận cứ lô gic, phù hợp với tâm lí của
người tiếp nhận.
+ Viết phần mở bài, kết bài ngắn gọn, hấp dẫn. Mỗi luận điểm
cơ bản viết thành một đoạn văn (diễn dịch hoặc qui nạp, hoặc…)
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng
trong hai phần của bài viết theo yêu cầu
của đề ra.
- Cách tổ chức, phân bố dung lượng của
từng phần yêu cầu của đề.
- Cách kết cấu bài viết theo yêu cầu của đề,
quan hệ tương tác giữa các phần: mở bài,
thân bài, lết luận.
- Những điểm đạt và chưa đạt trong kĩ
năng diễn đạt: dùng từ, đặt câu, sử dụng
giọng điệu.

4. Một số điểm cần lưu ý
Hs mắc những lỗi đáng chú ý nhất tự sửa
một số lỗi đã nêu và viết lại từng phần, tùy
theo mức độ của các lỗi này.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
(Bài làm ở nhà)
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm vững hơn các tác phẩm truyện và tùy bút đã học. Vận dụng tốt hơn các kĩ năng làm văn nghị luận, nhất
là các kĩ năng phân tích truyện, tùy bút và kĩ năng lập luận. Thông qua việc phân tích tác phẩm, có được những hiểu
biết đúng đắn về cuộc sống.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 70).
II. Hình thức: Tự luận (bài làm ở nhà).
III. Thiết lập ma trận
1. Nội dung kiểm tra
- Mục I – HƯỚNG DẪN CHUNG SGK tr 67, 68. Chú ý các bài:
- Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Vợ nhặt
- Rừng xà nu
- Những đứa con trong gia đình
- Vợ chồng A Phủ
- Cố gắng ứng dụng các tri thức về làm văn đã học khi làm bài. Trình bày bài viết cho rõ ràng, sạch sẽ, dễ
đọc. Chú ý độ dài của bài viết, thời gian nộp bài.
2. Các chuẩn cần đánh giá
- Nhận biết: Xác định đúng luận đề, đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Thông hiểu: Phát hiện được giá trị tư tưởng; các hình ảnh nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ của tác phẩm.
- Vận dụng: Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị
luận và phương thức biểu đạt để viết bài nghị luận. Thông qua việc phân tích tác phẩm, có được những niểu biết
đúng đắn về cuộc sống.
IV. Biên soạn đề

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị (truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) trong đêm
mùa xuân về ở Hồng Ngài.
V. Hướng dẫn chấm
1. Về hình thức và kĩ năng (3,0 điểm)
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi. (1,5 điểm)
- Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (1,5 điểm)
2. Về nội dung và kiến thức (7,0 điểm)
Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Tô Hoài và truyện Vợ chồng A Phủ, học sinh có thể trình bày theo nhiều
cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)
- Những tác động tích cực của ngoại cảnh đối với cuộc đời tăm tối và giá lạnh của Mị. (1,0 điểm)
- Diễn biến tâm lí và hành động của mị (3,5 điểm):
+ Ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi: đánh dấu bước trở lại của người con gái yêu đời, yêu sống
ngày nào. (0,25 điểm)
+ Lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát: đang sống lại những kỉ niệm của ngày trước- những ngày tươi đẹp,
hạnh phúc và đầy kiêu hãnh của tuổi trẻ. (0,25 điểm)
+ Mị thấy mình vẫn còn trẻ, muốn đi chơi: ý thức rất rõ quyền được sống, được đi chơi ngày Tết của mình
như bao người phụ nữ có chồng khác. (0,5 điểm)
+ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay …: biểu hiện của sự phản kháng với hoàn
cảnh, sự xung đột gay gắt giựa khát vọng chân chính đã thức tỉnh với thực tại đáng chán vẫn đang hiện hữu. (1,0
điểm)
+ Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo, Mị chuẩn bị đi chơi: những chuyển động mạnh mẽ trong tâm hồn đã
dẫn đến những hành động nối tiếp nhau của Mị. (0,5 điểm)
+ Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà trong buồng tối, Mị vùng bước đi, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng
con ngựa: Mị với những kí ức tươi đẹp thời thanh xuân quên cả mình đang bị trói, …(1,0 điểm)
- Nghệ thuật: miêu tả tâm lí và phát triển tính cách nhân vật đặc sắc; tả cảnh đặc sắc. (1,5 điểm)
- Đánh giá chung về vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)
Lưu ý: Giáo viên chấm chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những
bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
* Chuẩn bị: đọc thêm Một người Hà Nội


Tuần 27
Tiết 79
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI- Nguyễn Khải
I. Mục tiêu cần đạt
Thấy được vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền. Cảm nhận được nét đặc sắc
trong nghệ thuật kể chuyện, giọng văn đượm chất triết lí.
Rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Vài nét về tác giả, hoàn cảnh và mục đích sáng tác Một người hà Nội? (SGK tr 89).
2. Phân tích nhân vật bà Hiền? (CKT tr 71, 72).
3. Nghệ thuật của truyện? (ngôi kể theo kiểu nhân vật hóa, quan sát tinh tế, triết luận sâu sắc; cái nhìn đằm thắm,
nhân hậu).
4. Ý nghĩa văn bản: Cuộc sống mỗi ngày một nâng cao về vật chất càng đòi hỏi con người phải có lòng tự trọng,
biết giữ gìn nếp sống văn hóa tốt đẹp của ông cha. Mỗi người hãy góp phần phát huy, giữ gìn truyền thống, vẻ đẹp
của văn hóa dân tộc.
5. Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà Hiền?
* Chuẩn bị: đọc thêm Mùa lá rụng trong vườn. Kiểm tra 15’ (lần 5)
Tuần 27
Tiết 80
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN- Ma Văn Kháng
(Trích)
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được không khí ngày Tết mang truyền thống văn hóa của dân tộc và những tác động của nền kinh
tế thị trường đối với con người. Thấy được nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu tiểu thuyết theo đặc trưng thể loại.
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Vài nét về tác giả và vị trí đoạn trích? (SGK, tr 82)
2. Không khí ngày Tế được thể hiện trong văn bản như thế nào? (CKT tr 70)
3. Những tính cách đối lập trong văn bản? (Lí, Đông, Cừ)

4. Nghệ thuật đặc sắc?(kể chuyện tự nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sâu sắc).
5. Ý nghĩa văn bản: Qua đoạn trích người đọc cảm nhận được những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, để
không đánh mất chính mình trước sự tác động của nền kinh tế thị trường.
6. Cảm nhận của anh (chị) về không khí ngày Tết trong gia đình ông Bằng qua đoạn trích?
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 5)
Nội dung đề
1. Nguyên nhân nào khiến Xô-cô-lốp bị tước bằng lái xe và phải cùng con đi nơi khác? (4 điểm)
2. Nêu những hiểu biết của anh (chị) về nhà văn Lỗ Tấn? (6 điểm)
Đáp án
Câu 1: (4 điểm)
- Xô-cô-lốp lái xe đường lầy, xe bị trượt, con bò chỉ bị chạm khẽ ở chân. Nhưng do tính ăn vạ của mấy người đàn bà
và sự cứng nhắc của anh kiểm soát xe hơi mà Xô-cô-lốp mất bằng, mất việc, phải rời nhà bạn ra đi tìm việc nhờ một
người bạn khác. (2 điểm)
- Nhưng anh ra đi không chỉ vì như vậy mà còn vì lí do sâu xa hơn: phiêu bạt vốn là số kiếp của anh.Sự xê dịch tìm
những cảnh, những người khác lạ có lẽ sẽ là phương thuốc giải buồn và cô đơn cho con người khốn khổ như anh. (1
điểm)
- Anh có những người bạn đồng đội chí tình. Họ vô tư và tự nguyện giúp đỡ anh cụ thể, thiết thực, đúng lúc. Tình
đồng chí, đồng đội cao quý đã sưởi ấm tâm hồn anh. (1 điểm)
Câu 2: (6 điểm)
- Lỗ tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc. (1 điểm)
- Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề
thuốc. Ông chọn học ngành Y để chữa bệnh cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê
tín,… như cha mình. (1 điểm)
- Đang học Trường Cao Đẳng Y khoa Tiên Đài, trong một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khỏe
mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (thời kì chiến tranh Nga-
Nhật, 1901- 1905). Ông giật mình mà nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần.
Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ. (2 điểm)
- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân: sự mê muội tự
thỏa mãn, ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ. Bằng văn chương, ông đã hát cho đồng bào
mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho họ những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai. (2

điểm)
* Chuẩn bị: Thực hành về hàm ý (Tiếp theo)
Tuần 27
Tiết 81
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
Thông qua thực hành, củng cố và nâng cao kiến thức về hàm ý, cách thức tạo hàm ý và tác dụng của nó
trong giao tiếp ngôn ngữ. Có kĩ năng cảm nhận và phân tích hàm ý trong hoạt động giao tiếp, kĩ năng tạo hàm ý
trong ngữ cảnh giao tiếp thích hợp.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 75).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs đọc đoạn trích rồi
phân tích lần lượt theo
các câu hỏi SGK. (PTL,
tr 94)
- Hs đọc đoạn trích rồi
lần lượt phân tích theo
các câu hỏi SGK. (PTL,
tr 94)
Bài tập 1
a) Ông lí đã đáp lại bằng hành động nói mỉa: mỉa mai thói quen nặng về tình cảm
yếu đuối, hay thiên vị cá nhân. Bằng hành động nói đó, ông đã kiên quyết khước từ

lời van xin của bác Phô.
b) Câu trả lời D
Bài tập 2
a) Hàm ý không chỉ hỏi về thời gian mà quan trọng hơn là nhắc khéo Hộ đã đến
ngày Hộ nhận tiền nhuận bút như hàng tháng, Hộ cần đi nhận.
b) Hàm ý ở lượt lời thú 2 của từ: muốn Hộ đi nhận tiền về để trả nợ tiền thuê nhà
(thực hiện gián tiếp thông qua hành động thông báo…).
- Hs thực hành bài tập 3
ở nhà. (PTL tr 94)
- Qua các bài tập về hàm
ý, Hs đi đến nhận định:
PTL tr 95.
- Hs tìm ra những câu
trả lời trực tiếp để suy ra
những câu còn lại đều có
hàm ý.
c) Tác dụng: muốn quan hệ tình cảm vợ chồng được êm ái, tránh nỗi bực dọc của
Hộ, muốn ứng xử tế nhị với chồng, sẽ không chịu trách nhiệm về những hàm ý mà
người nghe suy ra.
Bài tập 4
Câu D.
Bài tập 5
Chỉ có hai câu trả lời thuộc loại trực tiếp:
- Rất thích.
- Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam.
Còn lại đều là những câu trả lời có hàm ý, dù khẳng định hay phủ định.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Một số tác dụng của cách nói có hàm ý? (CKT tr 69)
2. Hướng dẫn

- Tìm hàm ý trong các câu chuyện ngụ ngôn.
- Chuẩn bị: Thuốc. Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người; hình ảnh vòng hoa trên mộ người chiến
sĩ cách mạng Hạ Du?
Tuần 28
Tiết 82, 83
THUỐC – Lỗ Tấn
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu được thái độ của Lỗ Tấn trước thực trạng mê muội của người Trung Hoa trước Cách mạng Tân Hợi
(1911) cũng như mong mỏi của tác giả về sự thức tỉnh của họ. Nắm được đặc sắc cơ bản của truyện ngắn Lỗ Tấn: cô
đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng. Rèn kĩ năng đọc- hiều văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện
dịch).
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 75).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu vài nét về nhà
văn Lỗ Tấn?
- Giới thiệu truyện Thuốc?
- Hs đọc văn bản. Tóm tắt
truyện? (PTL, tr 98, 99)
- Hình tượng chiếc bánh bao
tẩm máu người mang ý nghĩa
gì? (Thuốc ở đây được làm
từ những vị gì? Thuốc đã
chứng tỏ công hiệu của nó
như thế nào? Con bệnh có

được lựa chọn thuốc cho
mình không? Thông điệp
nhà văn muốn gửi gắm là
gì?)
- Qua những lời bàn luận của
các nhân vật trong quán trà
của lão Hoa, em hiểu gì về
nhân vật Hạ Du? (PTL, tr
102, 103)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lỗ tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc.
- Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà
chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Ông chọn học ngành Y để chữa
bệnh cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê
tín,… như cha mình.
- Đang học Trường Cao Đẳng Y khoa Tiên Đài, trong một lần xem phim ông
thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một
người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (thời kì chiến tranh Nga- Nhật,
1901- 1905). Ông giật mình mà nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan
trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh
tinh thần của quốc dân: sự mê muội tự thỏa mãn, ngủ say trong một cái nhà
hộp bằng sắt không có cửa sổ. Bằng văn chương, ông đã hát cho đồng bào
mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho họ những bước đi sai nhịp
trên con đường tiến về tương lai.
2. Tác phẩm
- Truyện được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.
Nói về căn bệnh đớn hèn của dân tộc Trung Hoa do nhân dân thì chìm đắm
- Tìm hiểu ý nghĩa của hình

ảnh vòng hoa?
- Không gian, thời gian nghệ
thuật của tác phẩm? (Không
gian nghệ thuật dung dị: một
quán trà nghèo nàn, một
pháp trường vắng vẻ, một
bãi tha ma mộ dày khít với
một con đường mòn mờ ảo.
Không gian nghệ thuật
không hề gợi lên vẻ rộng lớn
siau6 phàm như trong Tam
quốc, Thủy hử hay li kì
huyền ảo như Tây du kí, rùng
rợn ma mị như Liêu trai chí
dị mà rất hiện thực. Có cái gì
trầm lắng, tĩnh lặng, chất
chứa nỗi niềm. Nhưng thời
gian nghệ thuật có tiến triển.
Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa
thu, cảnh sau vào mùa xuân,
đúng Tết Thanh minh năm
sau. Theo Kim Thánh Thán,
thu là buổi chiều của năm, là
sự thu vén để kết thúc. Mùa
thu lá vàng rơi để tích nhựa
qua đông, đón xuân đâm
chồi nảy lộc. Thu cũng là
mùa trảm quyết chấm hết
thời gian năm đó của tử tù.
Cái chết của hai người con,

một chết chém, một chết
bệnh cũng như hai chiếc lá
rời cành để tích nhựa cho
một mùa xuân hi vọng cũng
giống như sự gieo mầm. Đến
mùa Thanh minh, hai bà mẹ
xa lạ với nhau đã bước qua
con đường mòm để tìm đến
nhau.)
- Ý nghĩa của truyện?
- Hướng dẫn Hs làm các bài
luyện tập.
trong mê muội, lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với
nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm
túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
- Tóm tắt truyện.
II. Đọc – hiểu văn bản Tiết 83
1. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người
- Tầng nghĩa thứ nhất: tác giả nói với người đọc về câu chuyện chữa bệnh lao.
Bài thuốc mà cha mẹ thằng Thuyên nâng niu rốt cuộc đã không cứu được
mạng con. Ở tầng nghĩa này, tác phẩm có chủ đề chống mê tín dị đoan.
- Tầng nghĩa thứ hai: Mọi người phải giác ngộ ra thứ thuốc vốn được sùng bái
này là thuốc độc. Đừng có nhắm mắt dùng liều thứ thuốc độc đó. Thế hệ trẻ
phải độc lập suy nghĩ, có quyền quyết định tương lai của mình. Người Trung
Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê mãi trong cái nhà hộp bằng sắt
không có cửa sổ.
- Tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc để làm cho quần chúng giác
ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
2. Hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du
- Suy nghĩ và nỗi băn khoăn của bà mẹ Hạ Du khi đứng trước mộ con- Thế này

là thế nào?: câu hỏi đầy băn khoăn, nghi hoặc, vừa bàng hoàng, vừa sửng sốt
vì có người đã hiểu con mình. Có người đã hiểu sự hi sinh cao cả của Hạ Du, lí
tưởng đẹp đẽ của anh và bày tỏ lòng cảm phục thương tiếc anh bằng một vòng
hoa kia.
- Chi tiết vòng hoa cùng với chi tiết về bước chân vượt qua con đường mòn
ngăn cách hai bên nghĩa địa của bà mẹ thằng Thuyên và sự vận động, biến
chuyển của thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, từ đêm thu lạnh lẽo tăm tối,
đến sớm mùa xuân thanh minh trong sáng, cũng nói lên niềm lạc quan của tác
giả trước tương lai cách mạng, là tấm lòng ông gửi đến những người liệt sĩ.
- Nhà văn đã gửi đến người đọc thông điệp: Máu của người tử tù đã thức tỉnh
một bộ phận quần chúng; đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và
tâm nguyện bước theo những bước chân khai phá mở đường của họ.
3. Nghệ thuật
- Hình ảnh, ngôn từ giài tính biểu tượng.
- Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lôi cuốn.
III. Tổng kết
- Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê
muội về tinh thần.
- Nhân dân không nên ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt và người cách mạng
thì không nên bôn ba trong chốn quạnh hiu, mà phải bám sát quần chúng để
vận động, giác ngộ họ.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Bài tập 2
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người; vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du?
2. Hướng dẫn
- Lỗ Tấn cảm nhận được căn bệnh của người dân Trung Hoa như thế nào trong truyện ngắn Thuốc?
- Chuẩn bị: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận.

Tuần 28
Tiết 84
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu và có kĩ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong bài văn nghị
luận. Tích hợp giáo dục Hs bảo vệ môi trường sống (tài liệu tr 39).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Nguyên nhân nào khiến Xô-cô-lốp bị tước bằng lái xe và phải cùng con đi nơi khác? Chi tiết con bò đứng
dậy đi vào ngõ, còn tôi bị tước bằng nói lên điều gì? (Chi tiết chiếc áo bành tô mà Va-ni-a chợt nhớ và hỏi cha
nói lên điều gì?)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Vì sao không chọn mở bài
(1)? (Thông tin thừa, không
nêu đề tài chính, nêu tiền đề
quá rộng.)
- Vì sao mở bài (2) và (3) phù
hợp?
- Mở bài (1): khi vận dụng cần
chú ý gì? (SGV tr 97)
- Hướng dẫn Hs rút ra những
điểm cần chú ý về cách viết
mở bài. (SGV tr 97)
- Hướng dẫn hs làm các bài
luyện tập 1, 2 (-mở bài)
I. Viết phần mở bài

1. Tìm hiểu các phần mở bài …
Mở bài (2) và (3) phù hợp với yêu cầu của đề bài. Vì nêu đúng đề tài. Gợi
hứng thú và dẫn dắt vấn đề tự nhiên. Nêu đề tài ngắn gọn, rõ ràng, nổi bật.
2. Đọc các phần mở bài …
- (1) người viết dẫn nhận định, câu văn có nội dung liên quan trực tiếp đến
vấn đề cần trình bày.
- (2) nêu vấn đề bằng cách so sáh, đối chiếu đối tượng đang được trình bày
trong văn bản với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi
bật để từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày.
- (3) nêu vấn đề bằng thao tác so sánh, liên tưởng đối tượng cần trình bày với
một số đối tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh
vào sự khác biệt của đối tượng được nêu trong vấn đề một cách rõ ràng.
3. Phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu
- Mở bài trong bài văn nghị luận nhằm giới thiệu vấn đề nghị luận. Có cách
mở bài trực tiếp (đi thẳng vào vấn đề), có cách mở bài gián tiếp (dẫn dắt để đi
vào vấn đề).
- Ghi nhớ SGK tr 116.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Bài tập 2 (- Mở bài)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Yêu cầu của phần mở bài trong bài văn nghị luận?
2. Hướng dẫn
- Thực hành viết mở bài cho các đề văn nghị luận các bài viết làm văn từ 1 đến 6 lớp 12.
Chuẩn bị: Số phận con người, tóm tắt tác phẩm, tìm hiểu chung về tác giả.
Tuần 29
Tiết 85, 86
SỐ PHẬN CON NGƯỜI – Sô-lô-khốp
(Trích)

I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu được sự thật khốc liệt của chiến tranh và bản lĩnh vượt lên trên số phận của người lính Xô viết thời hậu
chiến. Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và xây dựng hình tượng (phân tích tâm trạng) nhân vật.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 76).
Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu vài nét về tác giả?
- Giới thiệu tác phẩm?
- Hs đọc văn bản. Kể tóm tắt văn
bản. (PTL tr 116)
- Nhận xét về ngôi kể, cách kể,
bố cục? (NVĐ, tr 263)
- Hoàn cảnh và tâm trạng Sô-lô-
khốp khi giải ngũ?(NVĐ tr 264)
- Cảm xúc của Xô-cô-lốp sau
mấy lần nhìn ngắm thằng bé ở
gần cửa hàng giải khát? Vì sao
anh nhanh chóng quyết định
nhận Va-ni-a làm con nuôi?

- Xô-cô-lốp đã chăm sóc con trai
nhỏ mới của mình ra sao? Tình
cảm của hai cha con họ như thế

nào?
- Chi tiết chiếc áo bành tô mà
Va-ni-a chợt nhớ và hỏi cha nói
lên điều gì?(NVĐ tr 266)
- Vì sao anh hay chiêm bao, hay
tỉnh giấc, khó thở, và bên gối
đầm đìa nước mắt? (NVĐ tr 267)
- Nguyên nhân nào khiến Xô-
cô-lốp bị tước bằng lái xe và
phải cùng con đi nơi khác? Chi
tiết con bò đứng dậy đi vào
ngõ, còn tôi bị tước bằng nói
lên điều gì? (NVĐ tr 267)
- Ý nghĩa 2 đoạn trữ tình ngoại
đề? (NVĐ tr 268)
- Ý nghĩa tư tưởng và mục đích
sáng tác truyện ?
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện?
Nhận xét về thái độ của người kể
chuyện? (niềm kính trọng, cảm
mến: với nỗi buồn thấm thía, tôi
nhìn theo hai bố con…)
- Hs làm bài luyện tập 1: Tìm cái
mới của truyện trong việc miêu
tả sự thật chiến tranh? (toàn diện,
chân thật, không né tránh sự thật
gai góc, khắc nghiệt.)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã vinh dự nhận Giải

thưởng Nô-ben về văn học năm 1965.
- Sinh tại thị trấn thuộc vùng thảo nguyên sông Đông. Ông tham gia công
tác cách mạng từ khá sớm. Cuối năm 1922 ông đến Mát-xcơ-va, làm nhiều
nghề để kiếm sống.
- Năm 1926 ông đã in các tập truyện: Truyện sông Đông, Thảo nguyên
xanh. Năm 1925, ông trở về quê và bắt đầu viết tác phẩm tâm huyết nhất
của đời mình- tiểu thuyết Sông Đông êm đềm.
- Ông coi sứ mạng cao cả nhất của nghệ thuật là ca ngợi nhân dân- người
lao động, nhân dân- người xây dựng, nhân dân anh hùng của mình.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm được viết năm 1957, là cột mốc quan trọng mở ra chân trời
mới cho văn học Nga.
- Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn
diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách
Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.
- Tóm tắt tác phẩm.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Chiến tranh và thân phận con người
- Người lính Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường
như không thể nào vượt qua nổi: đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại
tập trung; vợ và hai con gái chết vì bom phát xít, con trai cũng đi lính và hi
sinh đúng ngày chiến thắng; sau chiến tranh, Xô-cô-lốp không biết đi đâu,
về đâu. Tiết 86
- Chú bé Va-ni-a lang thang, rách rưới, hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi
hàng quán, ban đêm bạ đâu ngủ đó; cha chết trận, mẹ chết bom, không biết
quê hương, không người thân thích.
2. Nghị lực vượt qua số phận
- Xô-cô-lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va-
ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho Va-ni-a từng cái ăn,
cái mặc, giấc ngủ.

- Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc
và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ.
Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của
người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự
gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai.
3. Nghệ thuật
- Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
- Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.
III. Tổng kết
Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai,
cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số
phận.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Ý chí và nghị lực, niềm tin ở tương lai của người dân Xô viết sau chiến tranh cũng như bút pháp trữ tình đằm thắm
của Sô-lô-khốp.
2. Hướng dẫn
- Chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận.
- Chuẩn bị: Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài trong bài văn nghị luận; bài tập 3.
Tuần 29
Tiết 87
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu và có kĩ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong bài văn nghị
luận. Tích hợp giáo dục Hs bảo vệ môi trường sống (tài liệu tr 39).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Kết quả và ý nghĩa của cuộc săn đuổi con cá kiếm?
(Hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm của ông lão. Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ
giản dị nhưng lớn lao của con người. Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người. Hành
trình vượt qua thử thách để đến với thành công. Để tới đích, con người không chỉ biết ước mơ mà còn phải tỉnh
táo, biết dùng đầu óc để suy xét, phán đoán, phải biết đưa ra các giải phái hành động và cần phải có niềm tin
cũng như sự kiên trì, nhẫn nại cho tới giây phút cuối cùng. Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc
sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên, phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên. Niềm tin vào
bản thân, vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người trong cuộc sống…)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hướng dẫn Hs phân tích ngữ liệu
theo yêu cầu SGK. (SGV tr 97).
(1): không chốt được vấn đề, phạm
vi kết luận quá rộng so với đề tài;
thiếu phương tiện liên kết với phần
trước đó. (2): kết luận rõ ràng, khái
quát được vấn đề; có các dấu hiệu
liên kết rõ ràng.
- Hướng dẫn Hs phân tích ngữ liệu
theo yêu cầu SGK. (SGV tr 98)
- Hướng dẫn Hs rút ra kết luận qua
câu hỏi trắc nghiệm SGK. (SGV tr
98)
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện
tập SGK. Bài tập 3 Hs làm ở nhà
và chấm điểm thực hành.
II. Viết phần kết bài
1. Tìm hiểu các phần kết bài …
(1) không dạt yêu cầu.

(2) phù hợp với yêu cầu đề: đánh dấu việc kết thúc quá trình trình bày
vấn đề nghị luận.
2. Những phần kết bài sau đây …
(1) khái quát, khẳng định vấn đề, liên hệ mở rộng.
(2) củng cố, liên hệ mở rộng, khái quát.
Cả 2 kết bài đều có các phương tiện liên kết để biểu thị quan hệ chặt chẽ
giữa kết bài và các phần trước đó, dùng những dấu hiệu đánh dấu việc
kết thúc quá trình trình bày vấn đề.
3. Chọn phương án trả lời …
- Phương án C.
- Người viết cũng có thể thêm liên hệ thực tế, phát biểu suy nghĩ riêng
của bản thân.
- Cần chú ý củng cố những kĩ năng cơ bản nhưng tránh rập khuôn, máy
móc.
LUYỆN TẬP
Bài tập 2 (- Kết bài)
Tiếp tục tóm tắt vấn đề đã trình bày, không nêu được nhận định về ý
nghĩa của vấn đề, trùng lặp với mở bài.
Bài tập 3 (viết phần kết bài)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Cách viết phần kết bài? (Ghi nhớ SGK tr 116)
2. Hướng dẫn
- Thực hành viết kết bài cho các đề văn nghị luận các bài viết làm văn từ 1 đến 6 lớp 12.
- Chuẩn bị: Tóm tắt văn bản Ông già và biển cả.
Tuần 30
Tiết 88, 89
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ - Hê-minh-uê
(Trích)
I. Mục tiêu cần đạt

Cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong cuộc hành trình nhằn thực hiện khát vọng giản dị mà lớn lao.
Hiểu được một cách khái quát ý nghĩa hàm ẩn của truyện ngắn Hê-minh-uê.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 76).
Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (tự sự, dịch). Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu về Hê-minh-
uê và tiểu thuyết Ông
già và biển cả?
- Hs đọc văn bản trích.
Tác phẩm gợi mở nhiều
tầng ý nghĩa gì cho
người đọc?
- Qua các chi tiết nhà
văn miêu tả con cá kiếm,
em có nhận xét, đánh giá
gì về con cá này? (PTL
tr 125)
- Tại sao tác giả lại dụng
công miêu tả con cá
kiếm như vậy? (PTL tr
125)
- Xem xét con cá kiếm

từ các góc nhìn (thiên
nhiên, cuộc sống con
người, nghệ thuật), em
phát hiện được những ý
nghĩa biểu tượng gì?
(PTL tr 125)
- Vì sao lão Xan-ti-a-gô
lại chiến thắng? (PTL tr
126)
- Từ hành trình gian khổ
và chiến thắng của ông
lão, tác giả muốn thể
hiện điều gì? (PTL tr
127)
- Tìm những chi tiết
chứng tỏ một cảm nhận
khác lạ ở ông lão về con
cá, từ đó nhận xét mối
liên hệ giữa ông lão và
con cá kiếm? (PTL tr
127)
- Nội dung (CKT tr 76)
- Bài luyện tập 1 SGK tr
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hê- minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn
xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết.
- Dù viết về bất kì đề tài nào, ông cũng kiên trì quan niệm nghệ thuật viết một áng
văn xuôi đơn giản và trung thực về con người.
- Là người đề ra nguyên lí sáng tác: tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi.

- Đạt Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm viết năm 1952, tiêu biểu cho lối viết tảng băng trôi của Hê-minh-uê.
- Tác phẩm gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc: một cuộc tìm kiếm con cá
lớn nhất, đẹp nhất đời; hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong
một xã hội vô tình; thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc
khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày nó trước mắt người đời; mối liên hệ
giãu con người và thiên nhiên …
- Đoạn trích nằm ở cuối truyện, kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt
được con cá kiếm.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Hình tượng con cá kiếm
- Đó là một con cá kiếm: rất lớn và đẹp; đầy sức mạnh; kiêu hùng, bất khuất.
- Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm: Vẻ đẹp và sức mạnh của tự
nhiên; những chông gai, thử thách của cuộc đời; ước mơ sáng tạo. Xây dựng hình
tượng con cá kiếm, tác giả muốn đề cao vẻ đẹp cao thượng trong cuộc đời.
2. Hình tượng ông lão đánh cá
- Nguyên nhân chiến thắng của lão Xan-ti-a-gô: Tiết 89
+ Lão là người thạo nghề.
+ Lão có sức mạnh tinh thần của người chiến thắng.
- Từ hành trình gian khổ và chiến thắng của lão, tác giả muốn: khẳng định và ca
ngợi vẻ đẹp và sức mạnh của con người; tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của con
người trên hành trình chinh phục các thử thách; phải có trí tuệ và hiểu biết, tỉnh táo
và nhẫn nại, có niềm tin, ý chí và nghị lực vượt qua thử thách.
- Phần chìm của tảng băng mà tác giả muốn kín đáo thể hiện:
+ Con người chinh phục tự nhiên nhưng cũng không quên yêu mến và sống hài hòa
với nó.
+ Cần phải tôn trọng tự nhiên cũng như tôn trọng kẻ thù nếu muốn giành chiến
thắng.
+ Thừa nhận vẻ đẹp cũng như hành động không thể khác của đối thủ/ con người là

thái độ cần thiết để giữ thăng bằng trong cuộc sống, để tránh nhìn đời, nhìn người
phiến diện và biết cảm thông, chia sẻ với người khác.
3. Nghệ thuật
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh
vật, đối thoại và độc thoại nội tâm.
135. (PTL tr 128)
- Hs đọc Ghi nhớ trong
SGK.
- Hướng dẫn học sinh
làm các bài luyện tập
trong SGK.
- Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ.
III. Tổng kết
Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là
minh chứng cho chân lí: con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Ý chí và nghị lực của ông lão đánh cá trong cuộc chinh phục con cá kiếm cũng như chống chọi với sự dữ dội của
biển khơi.
2. Hướng dẫn
- Kết quả và ý nghĩa của cuộc săn đuổi con cá kiếm? (PTL tr 128, 129).
- Chuẩn bị: Trả bài làm văn số 6
Tuần 30
Tiết 90
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6
I. Mục tiêu cần đạt
Củng cố thêm tri thức và kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
- Giới thiệu vài nét về nhà văn Lỗ Tấn?
- Giới thiệu truyện Thuốc?
- Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người?
- Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs lần lượt trả lời các yêu cầu ở mục 1. Tìm hiểu đề. (Sử dụng
kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, bác bỏ, bình luận, …)
- Gv gợi ý các luận điểm cơ bản cần có và sắp xếp trong bài viết.
- Gv nhận xét chung bài làm của Hs:
+ Ưu điểm: Trình bày có hệ thống. Có vận dụng kết hợp: biểu
cảm, miêu tả; phân tích, chứng minh, so sánh, … Đảm bảo bố
cục, nội dung đề yêu cầu.
+ Hạn chế: Chữ viết chưa rõ ràng, khó xem; mắc nhiều lỗi chính
tả, dùng từ. Trình bày còn bôi sửa xóa, bỏ trống một số dòng.
Trình bày lộn xộn, gấp giấy không đúng thứ tự, cung cấp thông
tin ở tờ 2 không đầy đủ. Phân tích nghệ thuật còn sơ sài. Dẫn
chứng, cách trình bày dẫn chứng chưa hợp lí (không chính xác,
không để trong “ ”, …)
- Hs nhận bài trả và thực hiện các yêu cầu ở mục: 3. Nhận bài
trả và thực hiện các yêu cầu.
- Hs nêu thắc mắc có liên quan bài viết của mình (nếu có). Trao
đổi bài với nhau để tham khảo và lên bảng sửa lỗi dùng từ, lỗi
chính tả của bạn.
- Rút kinh nghiệm:
+ Lưu ý: người làm bài nên nhớ mình là ai, đang nói với ai về
điều gì (đối tượng nào) và cần vận dụng kết hợp các phương

thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một đoạn/ bài văn.
1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần nghị luận.
- Hệ thống ý.
- Phạm vi dẫn chứng.
- Các thao tác lập luận cần sử dụng trong
bài viết.
2. Lập dàn ý tóm lượt theo yêu cầu của
đề bài
(Gợi ý: các luận điểm cơ bản trong bài
viết- theo hướng dẫn chấm.)
3. Nhận bài trả và thực hiện các yêu cầu
a. Đối chiếu với yêu cầu của đề, so sánh
dàn ý vừa lập với bài viết, nhận ra những
ưu điểm, hạn chế trong bài làm của mình.
b. Tự kiểm tra, đánh giá lại bài làm của
mình trên những phương diện sau:
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng
trong hai phần của bài viết theo yêu cầu
của đề ra.
- Cách tổ chức, phân bố dung lượng của
từng phần yêu cầu của đề.
- Cách kết cấu bài viết theo yêu cầu của đề,
quan hệ tương tác giữa các phần: mở bài,
thân bài, lết luận.

×