Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HK2_CHUẨN KTKN_SOẠN CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.77 KB, 51 trang )

Tuần 20
Tiết 77
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4
(Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp hs nhận ra trong các kiến thức và kĩ năng cơ bản đã học có những gì bản thân đã nắm vững và những gì
còn sai sót. Những điều cần rút kinh nghiệm trong việc làm bài kiểm tra tổng hợp. Những tiến bộ và hạn chế trong
việc phát biểu những ý kiến riêng của mình về một đề tài nghị luận. Phương hướng phát huy ưu điểm, sữa chữa,
khắc phục khuyết điểm, để tiến bộ hơn trong học kì sau.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập ghi chép bài học, tập rèn luyện.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs xem lại đề kiểm
tra học kì I.
- Hs phát biểu ý kiến
về bài thi, những
vướng mắc trong quá
trình làm bài, …
- Hs rút kinh nghiệm
về cách làm bài kiểm
tra tổng hợp? (Nên trả
lời câu hỏi nào trước?)
- Hs xây dựng dàn ý
chi tiết cho bài thi học
kì I?


- Đề xuất, kiến nghị
của Hs về bài thi (nếu
có)?
1. Nghe nhận xét, đánh giá kết quả làm bài
- Ưu điểm: Trả lời cả 3 câu đề yêu cầu. Có lưu ý về hình thức và kĩ năng làm văn nghị
luận. Có nắm được nội dung và kiến thức đáp ứng yêu cầu đề.
- Hạn chế: Chữ viết quá nhỏ, không rõ ràng, sửa, bỏ, bổ sung câu 1, bỏ trống một số
dòng, … Cách trích dẫn và trình bày dẫn chứng chưa hợp lí. Phần thân bài chỉ viết
trong một đoạn, bố cục gượng ép. Chưa vận dụng hợp lí kiến thức về điển cố để trả
lời câu hỏi 2. Bài nghị luận văn học luận điểm chưa đầy đủ, thiếu dẫn chứng. Chưa
nắm vững, đủ kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm văn học…
2. Thảo luận để phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài kiểm tra, rút kinh nghiệm
về cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Phân phối thời gian làm các phần các câu cho hợp lí.
- Trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết rõ ràng.
- Trả lời đầy đủ các yêu cầu của đề bài.
- Chú ý hình thức trình bày, kĩ năng làm bài, nội dung bài làm, kiến thức để làm bài, …
3. Xây dựng dàn ý chi tiết cho câu 2, 3 trong đề bài.
(Theo đáp án )
4. Đề nghị
- Thường xuyên ôn tập các bài đã học để nắm đủ và nắm vững kiến thức cơ bản.
- Luyện tập viết phần mở, kết bài cho bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học (đề bài
trong các bài viết SGK học kì I, II).
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Viết bài làm văn số 5: Nghị luận xã hội (45’). Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa tài và đức.
- Học thuộc lòng phần dịch thơ Lưu biệt khi xuất dương. Trả lời câu 2, 4 SGK tr 5.
Tuần 20
Tiết 78
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG – Phan Bội Châu
(Xuất dương lưu biệt)

I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường
cứu nước. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: giọng thơ tâm huyết, sôi sục, đầy sức lôi cuốn.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 58).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu vài nét về
tác giả? (Nhà văn,
nhà thơ lớn, khơi
nguồn cho loại văn
chương trữ tình-
chính trị.)
- Giới thiệu khái quát
về tác phẩm? (Hoàn
cảnh ra đời, hoàn
cảnh lịch sử, bố cục)
- Hs đọc bản phiên
âm, dịch nghĩa, dịch
thơ SGK tr 4.
- Bố cục của bài thơ?
- Hướng dẫn Hs tìm
hiểu bài thơ theo câu
hỏi 2 SGK tr 5.
- Những yếu tố nào
đã tạo nên sức lôi

cuốn mạnh mẽ của
bài thơ này?
- Ý nghĩa của bài
thơ?
- Hs đọc ghi nhớ
SGK tr 5.
- Hướng dẫn Hs làm
bài luyện tập SGK tr
5.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- (1867-1940), biệt hiệu chính là Sào Nam, quê ở Nam Đàn, Nghệ An.
- Là nhà yêu nước và cách mạng; nhà văn lớn, để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ.
- Tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Trùng Quang tâm sử,
Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập…
- Với tư duy nhạy bén và không ngừng đổi mới, tài năng sáng tạo đa dạng, phong phú, …
PBC được coi là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng đầu thế kỉ XX.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ
giã bạn bè, đồng chí.
- Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất
bại; ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Hai câu đề
Quan niệm mới về chí làm trai; khẳng định một lẽ sống đẹp: phải biết sống cho phi
thường, hiển hách, phải dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn.
2. Hai câu thực
Khẳng định ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách
nhiệm trước hiện tại mà còn là trách nhiệm trước lịch sử dân tộc.
3. Hai câu luận

Nêu hiện tình của đất nước: ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân
tộc.
Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ, bộc lộ khí phách ngang tàng, táo
bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong.
4. Hai câu kết
Tư thế, khát vọng lên đường của bậc trượng phu, hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn
trùng sóng bạc, tìm đường làm sống lại giang sơn đã chết.
III. Tổng kết
- Ngôn ngữ khoáng đạt; hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.
- Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường
cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
LUYỆN TẬP
SGK tr 5
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Đọc thuộc lòng bản dịch thơ và cho biết ý nghĩa của bài thơ.
2. Hướng dẫn
- Cảm nhận về hai câu kết của bài thơ.
- Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
Tuần 20
Tiết 79
NGHĨA CỦA CÂU
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nhận
biết và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu; biết diễn đạt được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái bằng câu
thích hợp với ngữ cảnh; phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 58).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng bản dịch thơ và cho biết nội dung chính của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs so sánh hai câu trong
từng cặp câu về các phương
diện mà bài học yêu cầu.
(PTL, tr 16)
- Qua những phân tích trên,
em thấy nghĩa của câu gồm
những thành phần nào, quan
hệ giữa các thành phần ấy ra
sao?
- Cho ví dụ câu chỉ có nghĩa
tình thái? (Ôi chao! …)
- Nghĩa sự việc của câu là gì?
(SGK tr 7)
- Cho biết và tìm thêm ví dụ
về những loại sự việc mà câu
đề cập đến? (SGK tr 7, 8; bài
luyện tập 1, SGK tr 9)
- Nghĩa sự việc thường được
biểu hiện nhờ những thành
phần ngữ pháp nào của câu?
- Hs đọc ghi nhớ SGK tr 8.
- Hướng dẫn Hs làm các bài
luyện tập 2,3 SGK tr 9. (Nhiều
khi nghĩa tình thái được thể
hiện ở các từ ngữ tình thái,

còn nghĩa sự việc thì như ở
nội dung bài học => chỉ tách
biệt một cách tương đối độc
lập. Một người biết kính mến
khí phách, biết tiếc, biết trọng
người tài thì không phải là
người xấu. Sự việc này cần
được khẳng định mạnh mẽ.)
I. Hai thành phần nghĩa của câu
Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: đề cập đến một sự việc (hoặc một vài
sự việc)- nghĩa sự việc; bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc
đó- nghĩa tình thái.
Thông thường, trong mỗi câu, hai thành phần nghĩa trên hòa quyện với nhau và
không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái. Nhưng cũng có trường
hợp câu chỉ có nghĩa tình thái.
II. Nghĩa sự việc
Là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
Ở mức độ khái quát, có thể phân biệt một số nghĩa sự việc và phân biệt câu biểu
hiện nghĩa sự việc như sau:
- Câu biểu hiện hành động
- Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
- Câu biểu hiện quá trình
- Câu biểu hiện tư thế
- Câu biểu hiện sự tồn tại
- Câu biểu hiện quan hệ
Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc.
Nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ
ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
* Ghi nhớ SGK tr 8.
LUYỆN TẬP

Bài tập 2
a) Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ kể, thực, đáng (công nhận sự danh giá là có
thực, nhưng chỉ ở một phương diện nhất định), các từ còn lại biểu hiện nghĩa sự
việc.
b) Từ có lẽ thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc (cả hai chọn nhầm
nghề), các từ ngữ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc.
c) Có các nghĩa sự việc và nghĩa tình thái:
- Họ cũng phân vân như mình. Sự việc này chỉ được phỏng đoán, chưa chắc
chắn (dễ).
- Mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không. Người nói nhấn
mạnh bằng các từ tình thái đến, chính, ngay.
Bài tập 3
Chọn từ hẳn.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Đọc thuộc lòng ghi nhớ SGK tr 8.
2. Hướng dẫn
- Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong từng câu trong bản dịch thơ Lưu biệt khi xuất dương?
- Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK tr 17.
Tuần 21
Tiết 80, 81
HẦU TRỜI –Tản đà
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. Thấy được những cách
tân nghệ thuật trong bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mài, tự nhiên, ngôn ngữ sinh
động Rèn kĩ năng đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; bình giảng những câu thơ hay.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học

Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Tản Đà?
- Giới thiệu xuất xứ bài Hầu Trời? (Cái hay,
cái mới, cái lãng mạn và cái ngông của hồn
thơ Tản Đà được kết đọng trong bài thơ này.)
- Hs đọc bài thơ trong SGK.
- Tóm tắt nội dung bài thơ? (Khổ 1: Nhớ lại
cảm xúc đêm qua, đêm được lên tiên. 6 khổ
tiếp: Kể chuyện theo hai cô tiên lên Thiên
môn gặp Trời. 12 khổ tiếp theo: Kể chuyện
Tản Đà đọc thơ văn cho Trời và chư tiên
nghe; cảm xúc của Trời và những lời bộc
bạch của thi nhân. 4 khổ cuối: Cảnh và cảm
xúc trên đường về hạ giới; tỉnh giấc và lại
muốn đêm nào cũng được mơ lên hầu Trời.)
- Phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài
thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào
về câu chuyện mà tác giả sắp kể? (SGV tr
22)
- Tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho
Trời và chư tiên nghe như thế nào? (SGV tr
23) Tiết 81

- Qua những lời kể đó, em cảm nhận được
những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm
khao khát chân thành của thi sĩ? (SGV tr 23)
- Nhận xét về giọng kể của tác giả? (SGV tr
23)

- Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ rất hiện thực
trong bài? (SGV tr 24)
- Theo em, hai nguồn cảm hứng lãng mạn và
hiện thực ở Tản Đà có mối liên hệ với nhau
như thế nào?
- Bài thơ có gì mới và hay về mặt nghệ
thuật? (SGV tr 24)
- Ý nghĩa của bài thơ?
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK
tr 17.
- Hs đọc ghi nhớ SGK tr 17.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tản Đà (1889-1939), quê ở Sơn Tây (nay thuộc Hà Tây).
- Là một thi sĩ mang đầy đủ tính chất con người của hai thế kỉ cả
về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương; có vị trí đặc biệt
quan trọng trong nền văn học Việt Nam- gạch nối giữa văn học
trung đại và văn học hiện đại.
2. Tác phẩm
Bài Hầu Trời in trong tập Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Cuộc đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe giữa chốn thiên
môn đế khuyết
Thể hiện ý thức rất cao về tài và tâm cũng là biểu hiện cái ngông
của Tản Đà.
- Khẳng định tài năng văn chương thiên phú của mình.
- Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và các
chư tiên.
- Tự nhận mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới để thực
hành thiên lương.

2. Lời trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo
đuổi nghề văn
Trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, phát biểu quan niệm về nghề
văn (gắn với hoàn cảnh xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta
những thập niên đầu của thế kỉ XX).
- Văn chương là một nghề kiếm sống mới, có người bán kẻ mua,
có thị trường tiêu thụ, … Người nghệ sĩ kiếm sống bằng nghề văn
rất chật vật, nghèo khó vì văn chương hạ giới rẻ như bèo.
- Những yêu cầu rất cao của nghề văn: nghệ sĩ phải chuyên tâm
với nghề, phải có vốn sống phong phú; sự đa dạng về loại, thể là
một đòi hỏi của hoạt động sáng tác.
3. Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự
nhiên; ngôn ngữ giản dị, sống động, …
III. Tổng kết
Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của
Tản Đà.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
SGK tr 17
* Ghi nhớ, SGK tr 17
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Nội dung chính của bài thơ?
2. Hướng dẫn
- So sánh cái ngông của Tản Đà trong Hầu Trời với cái ngông của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng.
- Viết bài làm văn số 5: Nghị luận xã hội (45’).
Tuần 21
Tiết 82
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. Mục tiêu cần đạt
Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học, viết được bài văn thể hiện quan niệm, ý kiến của mình một
cách chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục. Nhạy bén với những vấn đề xã hội đặt ra, có quan điểm và cách giải quyết
đúng đắn.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 54).
II. Hình thức đề
Tự luận (ngắn khoảng 400 từ, thời gian 45 phút).
III. Thiết lập ma trận
1. Nội dung kiểm tra
- Ôn tập lại những kiến thức đã học về văn nghị luận xã hội: phân tích đề, lập dàn ý; các thao tác lập luận phân tích,
so sánh; các bài luyện tập các thao tác đó.
- Đề bài
1. Bệnh thành tích- một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Anh
(chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ ý kiến của mình về “căn bệnh” đó.
2. Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa tài và
đức.
3. Theo anh (chị), làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch, đẹp?
2. Các chuẩn cần đánh giá
- Nhận biết: Xác định đúng luận đề, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Thông hiểu: Phân tích mặt đúng- sai, lợi- hại của vấn đề; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận
định của người viết.
- Vận dụng: Bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính
xác, sống động.
IV. Biên soạn đề
Đề: Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa
tài và đức.
V. Hướng dẫn chấm
1. Về hình thức và kĩ năng (3,0 điểm)
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp. (2,0)

- Luận điểm rõ ràng; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. (1,0)
2. Về nội dung và kiến thức (7,0 điểm)
Học sinh có thể bộc lộ quan điểm riêng mình theo những cách thức khác nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực,
hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau:
- Nêu đúng vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)
- Tài là nói tới trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của con người. Đức là nói tới phẩm chất và nhân cách
của con người. Tài và đức là hai mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con người. (2,0 điểm)
- Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động,
thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện bản thân; thậm chí quá coi trọng tài mà không chú ý đến đức sẽ dẫn đến
những suy nghĩ và hành động gây tác hại cho bản thân, cộng đồng và xã hội. (1,5 điểm)
Nếu chỉ lo phấn đấu, tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo
của bản thân thì cũng không thể có nhiều đóng góp tốt cho cộng đồng và xã hội. (1,5 điểm)
- Giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có
nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội. (1,0 điểm)
- Phải biết trao dồi, rèn luyện bản thân cả về trình độ, năng lực và phẩm chất. (0,5 điểm)
Lưu ý: Các mức điểm khác, giáo viên chấm quyết định.
VI. Củng cố hướng dẫn hs tự học
Chuẩn bị: đọc và học thuộc văn bản Vội vàng, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài, SGK tr 23
Tuần 22
Tiết 83, 84, 85
VỘI VÀNG – Xuân Diệu
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
Thấy được sự kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc của bài thơ cùng những sáng
tạo trong hình thức thể hiện.
Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; phân tích một bài thơ mới.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 58).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài Hầu Trời? (Qua bài thơ, tác giả đã mạnh dạn tự biểu hiện cái tôi
cá nhân- một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng
định giữa cuộc đời. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do,
giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.) Theo em, một trong những điểm biểu hiện
cái ngông của nhà thơ trong bài thơ này là gì? (Khẳng định tài năng văn chương thiên phú của mình. Không thấy có
ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và các chư tiên. Tự nhận mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới để thực
hành thiên lương.)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Đọc đoạn 1 phần Tiểu dẫn SGK tr 21?
- Theo em, vì sao Hoài Thanh nhận xét Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất
trong các nhà thơ mới?
- Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu?
- Từ những điều vừa tìm hiểu, em có thể rút ra nhận xét gì về nhà thơ Xuân
Diệu?
- Nêu xuất xứ của bài thơ?
- Hs đọc bài thơ, chú ý cố gắng lột tả diễn biến tâm trạng nhà thơ qua bài
thơ.
- Ấn tượng ban đầu của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- Dựa vào hình thức và 3 tính từ mà Hoài Thanh đã ưu ái dùng để khái quát
hồn thơ Xuân Diệu: thiết tha, rạo rực, băn khoăn, bài thơ có thể chia làm
mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn?
(Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt, dào dạt tuôn trào, nhưng vẫn theo
mạch luận lí, có bố cục khá chặt chẽ. Bài thơ có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn một (13 câu thơ đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
- Đoạn hai (từ câu 14 đến câu 29): thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi
của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
- Đoạn ba (từ câu 30 đến hết): lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận
hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời,

của vũ trụ.)
- Hình thức diễn đạt và tư tưởng độc đáo của bốn câu thơ mở đầu?
- Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận như thế
nào?
- Tính chất chung của những hình ảnh ấy?
- Xuân Diệu đã đặc biệt chú ý miêu tả những thời điểm nào?
- Cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ có gì đặc sắc?
- Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn
thơ?
- Câu thơ thứ 8 có gì đặc biệt?
- Nhận xét khái quát về đoạn thơ?
Tiết 84
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Xuân Diệu (1916 - 1985) còn có
bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh
là Ngô Xuân Diệu.
- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất
trong các nhà thơ mới (Hoài
Thanh).
- Xuân Diệu là nhà thơ của tình
yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với
một giọng thơ sôi nổi, đắm say,
yêu đời thắm thiết.
- Xuân Diệu xứng đáng với danh
hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ
lớn, một nhà văn hóa lớn.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Vội vàng được in trong
tập Thơ thơ (1938).

- Bố cục: gồm ba đoạn.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Tình yêu cuộc sống trần thế
tha thiết
- Thể hiện ước muốn táo bạo, mãnh
liệt: muốn ngăn thời gian, chặn sự
già nua, tàn tạ để giữ mãi hương
sắc cho cuộc đời.
- Phát hiện và say sưa ca ngợi một
thiên đường ngay trên mặt đất với
bao nguồn hạnh phúc kì thú và qua
đó thể hiện một quan niệm mới:
trong thế giới này đẹp nhất, quyến
rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ
và tình yêu.
2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi
- Tác giả cảm nhận về thời gian như thế nào?
(- Xuân Diệu đưa tiêu chuẩn: Con người hồng hào mơn mởn là vẻ
đẹp chuẩn mực trên thế gian. Nhưng đời người có hạn, thời gian một đi
không trở lại, thế giới luôn luôn vận động:
+ Xuân tới - xuân qua
+ Xuân non - xuân già
+ Xuân hết - tôi mất.
+ lòng rộng - đời chật
- Điệp từ:
+ Xuân -> nhấn mạnh sự chảy trôi gấp gáp của thời gian
+ Nghĩa là -> Định nghĩa, giải thích, mang tính khẳng định tính tất
yếu qui luật của thiên nhiên
-> cặp từ đối lặp, điệp từ, giọng tranh luận, biện bác, nhịp điệu sôi
nổi, khẩn trương -> khẳng định một chân lý: tuổi xuân không bao giờ trở

lại, phải biết qúi trọng tuổi xuân –> nhìn thời gian theo kiểu tuyến tính,
Xuân Diệu đã lấy cái hữu hạn của đời người làm thước đo thời gian. Nhà
thơ nói về thiên nhiên nhưng thực ra là nói lòng người: tâm trạng lo lắng,
buồn bã, tiếc nuối khi tuổi xuân qua đi.
“Mau đi thôi… chiều hôm”
-> Để khắc phục giới hạn của thời gian, Xuân Diệu đã đưa ra một
phương thức sống: sống vội vàng, gấp gáp để tận hưởng mọi vẻ đẹp của
cuộc sống).
- Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh
chóng của thời gian?
Tiết 85
- Nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ 3?
- Tác giả đã sáng tạo được hình ảnh nào mà em cho là mới mẻ, độc đáo
nhất?
(- Điệp từ: và… cho -> cảm xúc ào ạt, dâng trào.
- Điệp ngữ: Ta muốn: bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát hòa
nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
- Động từ biểu hiện tình cảm được dùng với mức độ tăng dần: ôm,
riết, say, hôn, cắn
- Tính từ chỉ xuân sắc, trạng thái được dùng khéo léo -> tình yêu
mãnh liệt và táo bạo của cái tôi thi sĩ
- Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng…đã đầy…no nê…: Sự hòa nhập
của một sức sống nồng nàn, mê say.
- Điệp cú pháp + sự chuyển hóa cái tôi trữ tình (tôi -> ta) : Sự hòa
nhập đồng điệu trong tâm hồn nhà thơ, mang tính phổ quát.
- Nghệ thuật vắt dòng với 3 từ “và” -> Sự mê say, vồ vập trước cảnh
đẹp, tình đẹp.
=> Đoạn thơ thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu sự sống đến tha thiết
cuồng nhiệt cùng quan niệm nhân sinh tích cực: hãy sống cao độ cho những
phút giây của tuổi trẻ).

- Nhận xét khái quát về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Ý nghĩa của bài thơ?( Bài thơ thể hiện lòng ham sống mãnh liệt của cái tôi
hiện đại với những quan niệm mới mẻ về tình yêu, hạnh phúc, tuổi trẻ.
“Vội vàng” tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: mạch cảm xúc dồi
dào, mạch lý luận sâu sắc, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu đa dạng, linh hoạt
và đầy mới mẻ).
- Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập SGK
- Hs đọc ghi nhớ SGK tr 23.
của kiếp người, trước sự trôi qua
nhanh chóng của thời gian
- Quan niệm về thời gian tuyến
tính, một đi không trở lại (so sánh
với quan niệm về thời gian tuần
hoàn của người xưa).
- Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống,
mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự
mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn
héo.
- Cuộc sống trần gian đẹp như một
thiên đường; trong khi đó, thời gian
một đi không trở lại, đời người
ngắn ngủi- nên chỉ còn một cách là
phải sống vội.
3. Lời giục giã cuống quýt, vội
vàng để tận hưởng những giây
phút tuổi xuân của mình giữa
mùa xuân của cuộc đời, của vũ
trụ.
Vội vàng là chạy đua với thời gian,
sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng

phút giây của sự sống.
Nhận thức về bi kịch của sự sống
đã dẫn đến một ứng xử rất tích cực
trước cuộc đời.
4. Nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và
mạch luận lí.
- Cách nhìn, cách cảm mới và
những sáng tạo độc đáo về hình
ảnh thơ.
- Sử dụng ngôn từ; nhịp điệu dồn
dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
III. Tổng kết
Quan niệm nhân sinh, quan niệm
thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu-
nghệ sĩ của niềm khát khao giao
cảm với đời.
LUYỆN TẬP
SGK tr 23
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Lòng yêu đời và quan niệm về thời gian, quan niệm sống mới mẻ của Xuân Diệu? Những cách tân nghệ thuật
của Xuân Diệu trong bài thơ?
2. Hướng dẫn
- Xuân Diệu giãi bày về tập Thơ thơ: Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân; đây là lòng tôi đương thời sôi nổi; đây là
tuổi xuân của tôi và đây là sự sống của tôi nữa. Theo em, những ý tưởng thi ca đó in dấu ấn như thế nào trong bài
thơ Vội vàng?
- Đọc thêm
TƯƠNG TƯ –Nguyễn Bính
I. Mục tiêu cần đạt

Cảm nhận được tâm trạng của chàng trai quê trong một tình yêu đơn phương: trách móc, hờn giận, mong mỏi. Thấy
được truyền thống thơ ca dân gian (chất dân dã) trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ.
Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Vài nét về tác giả? (SGK tr 49).
2. Nội dung của bài thơ? (Chuẩn kiến thức tr 77).
3. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? (Chuẩn kiến thức tr 77).
4. Học thuộc lòng bài thơ.
Tuần 23
Tiết 86, 87
TRÀNG GIANG – Huy Cận
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và
lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả. Thấy được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển
trong một bài thơ mới; tính chất suy tưởng, triết lí, …
Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ
tình.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 59), bảo vệ môi trường (tài liệu tr 35).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài Vội vàng và cho biết điểm nổi bật trong nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đó?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả?
(Quê ở Hà Tĩnh, vào Huế học đến hết trung
học, ra Hà Nội học ở Trường cao đẳng Canh
nông.)
- Xuất xứ của tác phẩm? (Vào mỗi chiều chủ

nhật, Huy Cận thường có thú vui đi lên vùng
Chèm để ngắm cảnh sông Hồng. Một buổi
chiều thu 1939, đứng ở bờ nam bến Chèm
nhìn ngắm cảnh sông Hồng mênh mông sóng
nước, bốn bề bao la, vắng lặng và nghĩ về
kiếp người nổi trôi. Bài thơ được hoàn thành
sau 13 lần sửa bản thảo.)
- Hs đọc bài thơ (giọng chậm rãi, nhẹ nhàng,
trầm buồn, da diết).
- Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ? (sông
dài, rộng- âm hưởng vang xa của việc láy
vần ang)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nhà thơ lớn, một trong những tác giả xuất sắc của phong trào
Thơ mới.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: viết vào mùa thu 1939 (in trong tập Lửa thiêng) và cảm
xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng
nước…
- Nhan đề và lời đề từ: sông dài, rộng; gợi cảm xúc bâng khuâng,
nhớ trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn (trời rộng, sông dài).
Một nỗi buồn phảng phất được gợi lên bởi sự xa cách, chia li giữa
trời và sông
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nội dung
a) Khổ thơ 1
- Ba câu đầu: mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con
- Tại sao nhà thơ không đặt tên là Trường

giang? (Cách diễn đạt mới, tránh bị nhầm lẫn
với tên một con sông ở Trung Quốc và trong
thơ Đường.)
- Lời đề từ (có chức năng làm rõ nghĩa cho
nhan đề và gợi mở cho người đọc cảm hứng
bao trùm, cảm xúc chủ đạo của tác phẩm) đã
hé mở cho ta những cảm nhận gì về bài thơ?
(bâng khuâng, nhớ, buồn, chia li)
- Trong khổ 1 tác giả đã miêu tả không gian
nào với những hình ảnh gì? Đặc sắc nghệ
thuật trong khổ thơ?
- Không gian trong khổ thơ 2 được miêu tả
ra sao? Tâm trạng tác giả qua câu thơ thứ 2?
Câu thơ nào có cách diễn tả thật độc đáo?
Bút pháp nghệ thuật, cấu tứ của khổ 2?
- Không gian
nghệ thuật của khổ 3 được miêu tả như thế
nào? Tâm trạng của tác giả trong khổ thơ
này?
- Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong
khổ 4 ra sao? Bài luyện tập 2 SGK tr 30?
- Nhận xét khái quát nghệ thuật của bài thơ?
- Ý nghĩa của bài thơ?
- Hs đọc Ghi nhớ SGK tr 30.
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập.
thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn,
mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
- Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành
củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp
người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

b) Khổ thơ 2
bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết
mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng
xa, trời sâu chó vót, bến cô liêu, … nhưng không làm cho cảnh
vật sống động hơn, mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu
quạnh. Tiết 87
c) Khổ thơ 3
Tiếp tục hoàn thiện bức tranh tràng giang với hình ảnh những lớp
bèo nối nhau trôi dạt trên sông và những bờ xanh tiếp bãi vàng
lặng lẽ. Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa
hơn.
d) Khổ thơ 4
- Hai câu đầu: bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ. Cảnh được gợi
lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh
chim chiều; đồng thời mang dấu ấn tâm trạng của tác giả.
- Hai câu sau: trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha
thiết của tác giả.
2. Nghệ thuật
- Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại.
- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ
láy giàu giá trị biểu cảm.
III. Tổng kết
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước
vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng
yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
SGK tr 30
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố

Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ? Sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và
hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí, … trong bài thơ?
2. Hướng dẫn
- Theo Xuân Diệu, Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ
quốc. Hãy làm rõ nhận định trên.
- Chuẩn bị: Nghĩa của câu (tiếp theo) luyện tập, SGK tr 20.
Tuần 23
Tiết 88
NGHĨA CỦA CÂU
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nhận
biết và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu; biết diễn đạt được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái bằng câu
thích hợp với ngữ cảnh; phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 58).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Đọc và nêu cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài Tràng giang?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs đọc lần lượt các Vd
trong SGK và tìm thêm
một số vd khác.
- Hs đọc vd SGK và tìm
thêm một số vd khác.
- Hs đọc ghi nhớ SGK tr
19.

- Hướng dẫn Hs làm các
bài luyện tập 1, 2, 3 SGK tr
20. Bài tập 4, Hs làm ở
nhà.
III. Nghĩa tình thái
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập
đến trong câu
Vd: SGk, tr 18, 19
2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe
Vd: SGK, tr 19
* Ghi nhớ, SGK, tr 19
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
a) Phỏng đoán với mức độ tin cậy cao chắc về thời tiết khác nhau ở hai miền.
b) Ảnh là của mợ Du và thằng Dũng. Khẳng định ở mức độ cao rõ ràng là.
c) Cái gông to nặng tương xứng với tội của tử tù. Khẳng định một cách mỉa mai
thật là.
d) Nghề xưa nay của hắn là cướp giật và dọa nạt. Khẳng định đó là nghề duy nhất
chỉ.
Câu 3: đã đành là từ tình thái miễn cưỡng công nhận một sự thực: hắn chỉ mạnh vì
liều.
Bài tập 2
a) nói của đáng tội: khen, nhưng thừa nhận việc không nên khen.
b) có thể: dự đoán khả năng sẽ xảy ra, tuy chưa khẳng định chắc chắn.
c) những: đánh giá mức độ giá cả là cao.
d) kia mà: nhắc nhở có ý trách móc.
Bài tập 3
a) hình như
b) dễ
c) tận

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu.
2. Hướng dẫn
- Dùng một câu cốt lõi rồi thêm vào các từ tình thái để dễ nhận ra hai thành phần nghĩa. Vd: (Hình như/ chắc chắn/
có lẽ/ quả thật/ chả có lẽ, …) + Mọi người đã đến.
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 4)
Nội dung đề
1. Trong bài Tràng giang (Huy Cận), theo anh (chị) có những câu thơ nào thể hiện rõ nhất nỗi buồn nhớ quê
hương da diết, mãnh liệt của tác giả ? (4 điểm)
2. Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết được thể hiện như thế nào trong khổ thơ 1 của bài Đây thôn Vĩ
Dạ ? (6 điểm)
Đáp án
Câu 1 (4 điểm)
Trong bài Tràng giang (Huy Cận), theo em có những câu thơ thể hiện rõ nhất nỗi buồn nhớ quê hương da
diết, mãnh liệt của tác giả là:
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Câu 2 (6 điểm)
Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết được thể hiện trong khổ thơ 1 của bài Đây thôn Vĩ Dạ:
- Chép lại khổ thơ 1 (2 điểm)
- Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần. (2 điểm)
- Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh
phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả. (2
điểm)
Tuần 24
Tiết 89, 90
ĐÂY THÔN VĨ DẠ - Hàn Mặc Tử
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.

Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 59, 60), bảo vệ môi trường (tài liệu tr 36).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu vài nét về nhà
thơ?
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Hs đọc bài thơ giọng chậm
rãi, thiết tha, tươi vui (khổ 1),
trầm buồn, da diết (khổ 2, 3).
- Câu hỏi mở đầu bài thơ là
của ai? Giọng điệu và ý nghĩa
của lời hỏi ấy?
- Thiên nhiên Vĩ Dạ buổi sớm
mai hiện lên qua tưởng tượng
của nhà thơ như thế nào?
- Nhận xét về bức tranh thiên
nhiên xứ huế được miêu tả
trong hai câu đầu khổ thơ 2?
Tâm trạng tác giả trong hai
câu thơ ấy?
- Phân tích nghệ thuật trong
hai câu cuối khổ thơ 2? (PTL,

tr 71)
Tiết 90
- Cảnh được miêu tả trong khổ
3 có gì khác với khổ 1, 2?
- Cắt nghĩa cụ thể các hình
ảnh: khách đường xa, áo em,
trắng quá nhìn không ra,
sương khói mờ nhân ảnh?
Nhận xét về hiện thực được
cảm nhận, miêu tả trong khổ
3?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Là người có số phận bất hạnh.
- Là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ
mới.
2. Tác phẩm
- Bài thơ lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ
Điên (về sau đổi thành Đau thương).
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn
quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ
tình.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nội dung
a) Khổ thơ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
- Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ
nhàng, lời mời mọc ân cần.
- Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc
hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên
nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả.

b) Khổ thơ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa
- Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngã; dòng
nước buồn thiu, hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt.
- Hai câu sau tả dòng sông trong đêm trăng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa
mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao
cháy bỏng của nhà thơ.
c) Khổ thơ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ
- Hai câu đầu: bóng dáng người xa hiện lên mờ ảo, xa vời trong sương khói mờ
nhân ảnh trong cảm nhận của khách đường xa.
- Hai câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc
đời.
2. Nghệ thuật
- Trí tưởng tượng phong phú.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu
từ, …
- Đặc sắc nghệ thuật của bài
thơ? (PTL, tr 73)
- Nội dung chính của bài thơ?
- Hướng dẫn Hs làm các bài
luyện tập 1, 2 SGK tr 40. Bài
tập 3, Hs tự làm.
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
III. Tổng kết
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn
khúc của nhà thơ.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
SGV, tr 51, 52
Bài tập 2
SGV, tr 52

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết
yêu thiên nhiên, yêu sự sống. Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ.
2. Hướng dẫn
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc thêm
CHIỀU XUÂN – Anh Thơ
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được bức tranh quê vào mùa xuân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ qua không khí, nhịp sống và những
hình ảnh tiêu biểu gần gũi. Thấy được một vài đặc sắc nghệ thuật thơ Anh Thơ.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
Tích hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường sống (tài liệu tr 36).
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Vài nét về tác giả? (SGK, tr 51)
2. Nội dung của bài thơ? (CKT tr 77)
3. Nghệ thuật của bài thơ? (CKT tr 77)
4. Ý nghĩa văn bản? (CKT tr 77)
Tuần 24
Tiết 91
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được các ưu, nhược điểm của mình trong bài viết. Rút kinh nghiệm về cách vận dụng các thao tác lập luận:
phân tích, so sánh; cách thức diễn đạt và trình bày.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Theo em, trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, khổ thơ nào là hay nhất? Vì sao?


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs lần lượt trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK, tr 33.
- Ưu điểm: trình bày sạch, khoa học, chú ý tập trung làm bài, nghiêm túc.
Nhiều bài chữ viết rất đẹp, rõ ràng. Nhận thức đúng đắn về vấn đề đang
nghị luận…
- Hạn chế: Vẫn còn viết sai, sửa, xóa, thêm vào… làm bài viết thiếu thẩm
mĩ. Một số bài không đảm bảo bố cục; mắc lỗi lập luận hoặc diễn đạt. Có
những bài luận điểm, luận cứ đưa vào bài viết không đầy đủ hoặc chưa
phù hợp, thiếu thuyết phục. Bài viết chưa bày tỏ thái độ dứt khoác trước
vấn đề nghị luận, còn hô hào chung chung, …
- Giới thiệu một số câu văn, ý kiến hay của những bài văn đạt yêu cầu
cũng như một số lời văn chưa phù hợp,…
- Hs nêu ý kiến hoặc thắc mắc có liên quan đến bài viết của mình.
- Hs trao đổi bài lẫn nhau và lần lượt lên bảng sửa lỗi chính tả, dùng từ mà
1. Xác định yêu cầu bài viết
a) Xác định các yêu cầu cụ thể của
bài viết.
b) Đối chiếu những yêu cầu trên với
thực tế bài viết của mình để nhận ra
những ưu điểm và nhược điểm.
2. Xây dựng lại dàn ý chi tiết
(Xem hướng dẫn chấm)
3. Sửa chữa những sai sót cụ thể
trong bài viết
- Đọc nhận xét của người chấm bài.
- Sửa lại các sai sót trong bài viết.
bạn mình mắc phải.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
BÀI LÀM VĂN SỐ 6: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
(Bài làm ở nhà)

(Xem sổ lưu đề - đáp án kiểm tra)
*Chuẩn bị: Học thuộc bản dịch thơ, So sánh bản dịch thơ với dịch nghĩa bài “Chiều tối”.
Tuần 25
Tiết 92
CHIỀU TỐI – Hồ Chí Minh
(Mộ)
I. Mục tiêu cần đạt
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 60), giáo dục Hs học tập và làm theo tấm gương đạo dức
Hồ Chí Minh (tài liệu tr 31).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Em có ấn tượng sâu sắc nhất với câu thơ nào (hoặc chi tiết, hình ảnh nào) trong bài thơ? Vì sao?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu Nhật kí trong tù? (Hoàn cảnh ra đời, những giá trị cơ bản: SGK tr 41).
- Vị trí, cảm hứng của bài thơ Chiều tối?
- Hs đọc văn bản.
- So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú ý
câu 2, 3)?
- Xác định thể thơ của bài thơ. Từ đặc điểm nghệ thuật (sự vận động của không gian, thời
gian nghệ thuật, …) và hình tượng thơ (2 câu đầu: bức tranh thiên nhiên, 2 câu sau: bức
tranh đời sống con người), nên phân tích bài thơ này theo hướng nào? (Theo bố cục: 2
phần- 2 câu đầu, 2 câu cuối. Theo kết cấu: khai- thừa- chuyển- hợp)
- Hs đọc 2 câu đầu bản dịch thơ. Khung cảnh thiên nhiên (cảnh vật, không gian, thời gian)
được gợi ra như thế nào?(trời mây, chim muông/ núi rừng hoang vu/ chiều tà)
- So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong 2 câu này có gì giống và khác? (Gợi ra một
vài nét: câu 1 vừa là một nét vẽ phác họa không gian vừa gợi ra ý niệm thời gian\ Chim

bay về núi, tối rồi- ca dao; Chim hôm thoi thót về rừng- Truyện Kiều. Cánh chim trong thơ
Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa\cánh chim
bay, mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong\cánh chim mỏi mệt. Có thể thấy
một sự gần gũi, tương đồng giữa cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn với người tù đã
thấm mệt sau một ngày vất vả lê bước đường trường. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Trong
ý thơ có sự hòa hợp, đồng điệu giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn
của sự cảm thông ấy là tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho mọi sự sống trên
đời. Câu 2 gợi nhớ câu thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu: “Ngàn năm mây
trắng bây giờ còn bay” và thơ Nguyễn Khuyến: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt- “Thu
điếu”. Nhưng mây trong thơ Bác không gợi sự vĩnh viễn hay mang cái khắc khoải mơ hồ
của con người trước hư không mà là một chòm mây cô đơn, đang chậm chậm trôi giữa bầu
trời bao la. Chòm mây như có hồn người, nó như mang cái tâm trạng lẻ loi, đơn độc và cái
băn khoăn, trăn trở chưa biết tương lai phía trước sẽ đến đâu của người tù nơi đất khách.
Có thể thấy cánh chim trong thơ Bác là cánh chim của đời sống hiện thực, nó bay theo
cái nhịp quen thuộc và bình ổn của cuộc sống: sáng bay đi kiếm ăn, tối bay về rừng tìm
chốn ngủ. Chòm mây trong thơ Bác toát lên cái vẻ yên ả, thanh bình của đời sống thường
ngày.)
- Đặt trong hoàn cảnh ra đời của tập thơ, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn, con người
của Bác qua 2 câu thơ đầu? (Nếu không có ý chí và nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn
cảnh, có bản lĩnh kiên cường và sự tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác thì cũng khó
I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí của bài thơ
Chiều tối (Mộ) là bài
thứ 31 của tập thơ
Nhật kí trong tù. Cảm
hứng của bài thơ được
gợi lên trên đường
chuyển lao của Hồ
Chí Minh từ Tĩnh Tây
đến Thiên Bảo vào

cuối thu năm 1942.
2. So sánh bản dịch
thơ với dịch nghĩa
- Câu 2 không dịch
được chữ cô trong cô
vân; mạn mạn dịch
trôi nhẹ chưa đúng.
- Câu 3 dịch thừa chữ
tối, thiếu nữ mà dịch
là cô em thì cũng chưa
thật đạt; âm hưởng
của ma bao túc – bao
túc ma hoàn và sức
gợi tả của thủ pháp
điệp vòng này đã bị
hạn chế ít nhiều trong
bản dịch.
II. Đọc – hiểu văn
bản
1. Bức tranh thiên
nhiên chiều muộn
nơi núi rừng (hai câu
đầu)
có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế trong hoàn cảnh tù
đày khắc nghiệt.)
- Từ 2 câu đầu đến 2 câu cuối, mạch thơ vận động, chuyển đổi thế nào? (Bức tranh đời
sống con người: hình ảnh con người lao động/ xóm núi ấm áp/ đêm tối nhưng lại bừng
sáng bởi than đã rực hồng.)
- Bức tranh đời sống và hình ảnh con người trong thơ Bác có gì khác so với thơ ca cổ
(Bước tới Đèo Ngang … , chợ mấy nhà)? (Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan có bóng dáng

con người nhưng thấp thoáng, mờ nhạt, nhỏ bé và thiếu vắng sự sống đang vận động. Hình
ảnh con người chỉ tôn thêm cái hùng vĩ, hoang sơ của đất trời thiên nhiên. Còn trong thơ
Bác, hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống. Giữa núi
rừng mênh mông, thiếu nữ miền sơn cước không bị hòa lẫn vào cảnh vật hay trở nên nhỏ
bé, yếu ớt mà trái lại cô chính là điểm sáng của bức tranh, là trung tâm của cảnh vật. Công
việc lao động của cô, ngọn lửa hồng từ lò than và nhiệt huyết của tuổi trẻ đã làm bừng
sáng và sưởi ấm cả không gian núi rừng chiều tối âm u, heo hút. Khung cảnh ấy dễ đưc lại
cho người đi đường, nhất là người tù, hơi ấm của sự sống, niềm vui và niềm hạnh phúc
bình dị, thường nhật. Có thể thấy, một lần nữa ta nhận ra cái nhìn trìu mến hướng về sự
sống ở Bác. Cái nhìn ấy thể hiện sự quan tâm và tình cảm yêu thương của Người với
những người lao động nghèo. 2 câu thơ có sắc đệu tươi vui cho thấy một niềm thích thú
trước vẻ đẹp của cuộc sống đời thường đang dâng lên trong tâm hồn nhà thơ. Dường như
Bác đã hoàn toàn quên đi cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống, để đồng cảm, chia sẻ
với niềm vui, niềm hạnh phúc bình dị của những người lao động tuy vất vả nhưng tự do và
tự chủ. )
- Nhận xét về nghệ thuật trong 2 câu thơ cuối (thủ pháp điệp vòng, sử dụng ngôn ngữ)?
( Ba chữ ma bao túc ở cuối câu 3 được diệp vòng ở đầu câu 4 đã tạo nên sự nối âm liên
hoàn, nhịp nhàng như vừa diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô vừa thể
hiện dòng lưu chuyển của thời gian từ chiều đến tối. Mặt khác, chữ hồng ở cuối bài thơ
giúp cho người đọc hình dung ra bóng tối đang buông xuống xóm núi. Trời tối , người đi
mới nhìn thấy ánh lửa rực hồng lên đến thế. Như vậy, với một chữ hồng – trong nghệ thuật
thơ Đường người ta gọi là nhãn tự, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi
sự mỏi mệt, sự vội vã trong ba câu đầu.)
- Nêu cảm nghĩ về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài thơ này? (Hình
tượng thơ vận động theo xu thế phát triển: từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa rực
hồng, ấm áp; từ mệt mỏi đến khỏe khoắn; từ buồn đến vui. Sự vận động này cho thấy cái
nhìn tràn đầy lạc quan yêu đời, thể hiện một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và
tương lai ở nhà thơ.)
- Hs đọc to nội dung Ghi nhớ SGK tr 42.
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK.

- Bức tranh thiên
nhiên chiều muộn:
cánh chim mệt mỏi
tìm chốn ngủ và chòm
mây cô đơn trôi lững
lờ giữa tầng không.
- Vẻ đẹp tâm hồn, tình
yêu thiên nhiên và
phong thái ung dung
tự tại.
2. Bức tranh đời
sống sinh hoạt của
con người (hai câu
sau)
- Bức tranh cuộc sống
ở vùng sơn cước: vẻ
đẹp khỏe khoắn của
người con gái xóm
núi đang xay ngô bên
lò than. Cuộc sống đời
thường đã đem lại cho
người tù hơi ấm, niềm
vui.
- Câu cuối: chiều
chuyển dần sang tối
nhưng bức tranh thơ
lại mở ra bằng ánh
sáng rực hồng. Từ tối
đến sáng, từ buồn
sang vui, từ lạnh lẽo,

cô đơn sang ấm nóng
tình người.
III. Tổng kết
Ghi nhớ, SGK tr 42.
LUYỆN TẬP
Bài tập 2: SGK, tr 42
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ- chiến sĩ Hồ Chí Minh? (yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên
cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.)
2. Hướng dẫn
- Học thuộc lòng bản dịch thơ.
- Chuẩn bị: Cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận.
Tuần 25
Tiết 93
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. Biết cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận.
Rèn kĩ năng nhận diện và chỉ ra tính hợp lí, nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong các văn bản. Viết đoạn văn,
bài văn bác bỏ một ý kiến (về vấn đề xã hội hoặc văn học) với các cách bác bỏ phù hợp.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 59)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng bản dịch thơ bài Chiều tối. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh qua bài thơ ấy?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Thế nào là bác bỏ? Ngoài cuộc

sống cũng như trong bài nghị luận,
ta dùng thao tác bác bỏ nhằm mục
đích gì? (Dùng lí lẽ và dẫn chứng
đúng đắn, xác đáng, khoa học để chỉ
rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu
khoa học của một ý kiến, quan điểm
nào đó. Qua trao đổi, tranh luận, bác
bỏ nhằm phê phán những quan
điểm, ý kiến sai trái; đề cao, khẳng
định ý kiến, quan điểm đúng, làm
cho người đọc, người nghe hiểu rõ
vấn đề. Từ đó, có thái độ và hành
động đúng.)
- Để bác bỏ thành công, ta cần nắm
vững những yêu cầu nào? (Có thái
độ đúng mực, tôn trọng đối tượng
tranh luận.)
- Hs đọc các đoạn trích SGK, tr 24-
26. Lần lượt trả lời câu hỏi trong
SGK.
- Hãy cho biết các cách thức bác
bỏ?
- Hs đọc ghi nhớ SGK tr 26.
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện
tập.(bài 2: đây là ý kiến sai lầm về
cách chọn bạn. Tình bạn dựa trên sự
chân thành và đồng điệu về mục
đích, tâm hồn, sở thích …giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. Nếu chỉ kết bạn
với người học giỏ, thì tình bạn ấy có

sự vụ lợi, ích kỉ … Thực tế có
những đôi bạn cùng tiến, không
phân biệt học gỏi hay yếu … Vả lại
trong cuộc sống, không ai là người
hoàn hảo. Một tập thể cần có sự hòa
đồng, đoàn kết, thân thiện để tạo
nên sức mạnh.)
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
- Dùng các lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm,
lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó.
- Cần nắm chắc những sai lầm của quan điểm (sai ở chỗ nào, vì sao lại
sai), ý kiến cần bác bỏ, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái
độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và
đối tượng tranh luận.
II. Cách bác bỏ
1. Đọc các đoạn trích và trả lời các câu hỏi
Đoạn trích a
Bác bỏ cách lập luận thiếu tính khoa học, suy diễn chủ quan của ông
Nguyễn Bách Khoa. Biểu hiện ở cách diễn đạt (phối hợp câu tường thuật,
cảm thán, câu hỏi tu từ, …), cách so sánh với những thi sĩ nước ngoài từng
có trí tưởng tượng kì dị, tương tự trí tưởng tượng của Nguyễn Du.
Đoạn trích b
Bác bỏ luận cứ lệch lạc Nhiều đồng bào chúng ta…nghèo nàn. Tác giả vừa
trực tiếp phê phán Lời trách cứ này …nào cả, vừa phân tích bằng lí lẽ và
dẫn chứng, rồi truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch là Phải quy lỗi
cho … con người? Cách diễn đạt: từ ngữ giản dị, giọng điệu vừa thân tình
nhiều đồng bào chúng ta vừa sắc bén, thuyết phục người đọc, vừa khơi gợi
sự yêu quý đối với tiếng mẹ đẻ.
Đoạn trích c
Nêu luận điểm không đúng đắn của người khác: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc

tôi! rồi bác bỏ luận điểm đó bằng cách nêu lên những dẫn chứng cụ thể và
phân tích rõ tác hại ghê gớm của việc hút thuốc lá.
2. Các cách thức bác bỏ
* Ghi nhớ SGK, tr 26.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
- Nguyễn Dữ bác bỏ (cách lập luận) một ý nghĩ sai lệch Cứng quá thì gãy,
từ đó mà đổi cứng ra mềm, Nguyễn Đình Thi bác bỏ (luận điểm) một quan
niệm sai lầm thơ là những lời đẹp.
- Nguyễn dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt
khoát, chắc nịch. Nguyễn Đình Thi dùng dẫn chứng để bác bỏ luận điểm
với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị.
- Khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn sát hợp.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Phân tích cách bác bỏ trong đoạn trích sau: Xã hội luân lí thật trong nước ta … công bình mới nghe. (SGK tr 85)
- Chuẩn bị: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ. Lập dàn ý bác bỏ quan niệm sau: Thanh niên, học sinh thời nay
phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường … thế mới là cách sống sành điệu của tuổi trẻ thời
hội nhập.
Tuần 25
Tiết 94
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
I. Mục tiêu cần đạt
Biết cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận. Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến (về vấn đề xã hội
hoặc văn học) với các cách bác bỏ phù hợp.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 59)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Nội dung, cách bác
bỏ, cách diễn đạt của
tác giả trong đoạn trích
a)?
- Nội dung, cách bác
bỏ, cách diễn đạt của
tác giả trong đoạn trích
b)?
- Nội dung bác bỏ,
cách bác bỏ?
- Hs trình bày các luận
điểm cơ bản trong bài
làm.
Bài tập 1
a) – Nội dung bác bỏ: quan niệm sống sai lầm- sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà
mình.
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ bác bỏ trực tiếp, kết hợp so sánh bằng hình ảnh (mảnh vườn
rào kín, đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng) để vừa bác bỏ vừa nêu ý đúng,
động viên người đọc làm theo.
- Diễn đạt: từ ngữ giản dị, có mức độ, phối hợp câu tường thuật và câu miêu tả khi đối
chiếu, so sánh khiến đoạn văn sinh động, thân mật, có sức thuyết phục cao.
b) – Nội dung bác bỏ: vua bác bỏ thái độ e ngại, né tránh của những hiền tài không chịu
ra giúp nước trong buổi đầu nhà vua dựng nghiệp.
- Cách bác bỏ: Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp
chung, nỗi lo lắng và lòng mong đợi người tài của nhà vua, đồng thời khẳng định trên
nước ta không hiếm người tài, động viên họ ra giúp nước.

- Diễn đạt: từ ngữ trang trọng mà giản dị; giọng điệu chân thành, khiêm tốn; sử dụng
câu tường thuật, kết hợp câu hỏi tu từ; dùng lí lẽ kết hợp hình ảnh so sánh, … vừa động
viên, khích lệ, thuyết phục đối tượng ra giúp nước.
Bài tập 2
- Nội dung bác bỏ: a).
- Chỉ ra mặt phiến diện trong a): Mặc dù đọc nhiều sách, thuộc nhiều thơ văn để tích lũy
kiến thức nhưng không có tư duy, phương pháp, kĩ năng và sự cảm thụ thì gây tác hại:
ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, không thể tạo lập được văn bản tốt. Thực tế có
người đọc nhiều sách nhưng không giỏi văn…
Bài tập 3
- Cách sống sành điệu ấy là biểu hiện của lối sống đua đòi, vô bổ.
- Cách sống sành điệu ấy sẽ đưa đến nghững tác hại không nhỏ, ảnh hưởng xấu đến học
tập, công tác.
- Nguyên nhân dẫn đến quan niệm sai lầm trên.
- Thanh niên, học sinh nên có lối sống thế nào?
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Học tập cách bác bỏ trong các tác phẩm thơ văn đã học: Ngô Tử Văn bác bỏ ý kiến Diêm Vương trong Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên; Tào Tháo bác bỏ ý kiến Lưu Bị trong đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng; …
2. Hướng dẫn
- Xây dựng một số tình huống và vận dụng kiến thức, kĩ năng để bác bỏ.
- Chuẩn bị: Từ ấy, câu hỏi 1, 2, 3 SGK tr 44.
Tuần 26
Tiết 95, 96
TỪ ẤY- Tố Hữu
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, …
Rèn kĩ năng phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 60, 61).

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu?
- Đọc bài thơ. Nêu xuất xứ bài thơ ?
- Tìm và nêu tác dụng của những hình ảnh ẩn dụ trong khổ 1? (nắng
hạ- ánh sáng rực rỡ của một ngày; mặt trời chân lí, chói qua tim- một
sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: mặt trời của đời
thường tỏa ánh sáng, hơi ấm và sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng
kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những
điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi như vậy thể hiện thái độ thành
kính, ân tình.)
- Các động từ bừng, chói được dùng có tác dụng gì?(Để nhấn mạnh ánh
sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu
tư sản và mở ta trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận
thức, tư tưởng và tình cảm.)
- Phân tích hình ảnh so sánh trong 2 câu sau của khổ 1?(diễn tả cụ thể
niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng
cộng sản. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón
ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người
tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống của con người
có ý nghĩa hơn. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật, trái lại, đã
khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho
hồn thơ.)
- Tác dụng của ngoa dụ, hoán dụ trong 2 câu đầu khổ 2? (Ý thức tự
nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của tác giả muốn vượt qua giới

hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. Tâm hồn nhà
thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn
cảnh của từng con người cụ thể.)
- Nội dung của 2 câu sau trong khổ 2? Tác giả dùng ẩn dụ như thế nào?
(khối đời- khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời,
đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Qua
đó, tác giả cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc
sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.)
- Tác dụng của điệp từ, số từ ước lệ trong khổ 3? (là, vạn cùng với các
từ con, em, anh: chỉ số lượng hết sức đông đảo; nhấn mạnh, khẳng định
một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, bản thân tác giả là một
thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.)
- Tình cảm, thái độ của nhà thơ qua cụm từ kiếp phôi pha, cù bất cù
bơ? (Tấm lòng đồng cảm, xót thương, lòng căm giận của tác giả trước
bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp người
phôi pha, những em nhỏ cùa bơ ấy mà nhà thơ sẽ hăng say hoạt động
cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà
thơ.)
- Bài thơ đã thể hiện cảm xúc và những chuyển biến về nhận thức, tình
cảm như thế nào của nhà thơ? Những thành công về nghệ thuật của bài
thơ?
- Bài thơ giúp em nhận thức gì về lí tưởng sống của bản thân? (lí tưởng
sống của bản thân và con đường phấn đấu thực hiện lí tưởng đó.)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Được đánh giá là lá cờ đầu của thơ
ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
- Nhà thơ trữ tình - chính trị: thể hiện
lẽ sống lớn, lí tưởng, tình cảm cách
mạng của con người Việt Nam hiện

đại nhưng mang đậm chất dân tộc,
truyền thống.
2. Tác phẩm
Bài thơ thuộc phần Máu lửa của tập
Từ ấy, sáng tác tháng 7-1938, đánh
dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố
Hữu.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Niềm vui lớn
- Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ
được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
- Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác
động của ánh sáng lí tưởng. Liên
tưởng, so sánh: Hồn tôi …tiếng chim
thể hiện vẻ đẹp và sức sống mới của
tâm hồn cũng là của hồn thơ Tố Hữu.
2. Lẽ sống lớn Tiết 96
Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt
qua giới hạn của cái tôi cá nhân để
sống chan hòa với mọi người, với cái
ta chung để thực hiện lí tưởng giải
phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó khẳng
định mối liên hệ sâu sắc với quần
chúng nhân dân.
3. Tình cảm lớn
Từ những nhận thức sâu sắc về lẽ
sống mới tự xác định mình là thành
viên của đại gia đình quần chúng lao
khổ.

III. Tổng kết
- Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm
lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng
cộng sản.
- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa
tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu
nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái, nhịp
điệu thơ hăm hở, …
LUYỆN TẬP
-Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập. Bài tập 1
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm, … của người thanh niên khi được
giác ngộ lí tưởng cộng sản.
2. Hướng dẫn
- Đọc thêm:
LAI TÂN- Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu cần đạt
Thấy được hiện thực nhà tù tưởng Giới Thạch và tính chiến đấu của bài thơ. Nhận thức được đặc sắc của bút
pháp trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
Giáo dục Hs học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh (tài liệu tr 31).
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Hoàn cảnh ra đời, vị trí bài thơ trong tập Nhật kí trong tù? (SGK tr 45).
2. Nội dung của bài thơ? (3 câu đầu: những kẻ thực thi công vụ- ban trưởng nhà lao, cảnh sát trưởng, huyện
trưởng- vi phạm pháp luật. Câu cuối: thái độ châm biếm của tác giả.)
3. Nghệ thuật trong bài thơ? (chọn nhân vật, miêu tả chi tiết, …).
4. Ý nghĩa bài thơ? (Thực trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng như là yên ấm, tốt lành.)
NHỚ ĐỒNG- Tố Hữu
I. Mục tiêu cần đạt

Cảm nhận được nỗi nhớ da diết của người tù cộng sản với cuộc sống ngoài xã hội. Thấy được cách tạo hình
ảnh thể hiện diễn biến tâm tư.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? SGK tr 46).
2. Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù được thể hiện như thế nào?
3. Khát vọng tự do và hành động của người chiến sĩ trong bài thơ?
4. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
5. Ý nghĩa bài thơ?(là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể
hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
- Chuẩn bị: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Luyện tập SGK tr 58.
Tuần 26
Tiết 97
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại
hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu.
Vận dụng được những hiểu biết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt,
vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc
so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.
Rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn
học, lí giải các hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và chữa sai sót trong sử dụng tiếng Việt.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 61).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Niềm vui lớn/ lẽ sống lớn/ tình cảm lớn được thể hiện như thế nào trong bài thơ Từ ấy?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Hs đọc mục I, SGK. Thế nào là loại hình ngôn ngữ?
- Có những loại hình ngôn ngữ nào quen thuộc với
I. Loại hình ngôn ngữ
- Loại hình ngôn ngữ là tập hợp một số ngôn ngữ có
chúng ta?
- Âm tiết tiếng Việt có đặc điểm và vai trò như thế nào
khi sử dụng? (Âm tiết tiếng Việt tách bạch rõ ràng trong
lời nói và có cấu trúc chặt chẽ: ở dạng đầy đủ gồm 3 bộ
phận phụ âm đầu, vần và thanh điệu; vần ở dạng đầy đủ
gồm: âm đệm, âm chính và âm cuối. Tối thiểu, âm tiết
phải có âm chính và thanh điệu. Khi sử dụng, âm tiết
tiếng Việt là đơn vị ngữ pháp cơ sở: có thể là yếu tố tạo
từ, có thể là một từ đơn. Vd: Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Câu ca dao trên có 14 âm tiết, cũng là 14 đơn vị ngữ
pháp cơ sở (tiếng), 14 từ.

Như vậy trong tiếng Việt, mỗi âm tiết thường là một đơn
vị ngữ pháp cơ sở.)
- Từ không biến đổi hình thái khi được sử dụng trong lời
nói cho dù cùng một từ có thể đảm nhiệm những chức
vụ ngữ pháp khác nhau, biểu hiện những ý nghĩa ngữ
pháp khác nhau. Đây là điểm khác biệt rất rõ so với từ
trong các ngôn ngữ thuộc loại hình hòa kết. Vd: Anh ta
dùng cuốc để cuốc đất. Khi chuyển loại cũng không có
sự thay đổi hình thức ngữ âm: cuốc
1
là danh từ chỉ vật
thể, cuốc
2

là động từ chỉ hoạt động. Book

books: ngữ
âm có thay đổi; từ biến hình – thay đổi từ loại – chức vụ
ngữ pháp trong câu: succed (v)

success (n)


successful (adj)

successfully (adv).
- Hs đọc đoạn cuối điểm II.2, SGK: Có thể nêu thêm
một ví dụ khác …
- Vd: Ta ra ngoài ruộng, ta cày với trâu. Trật tự sắp đặt
từ ngữ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK. Bài tập 1:
PTL tr 106.
những đặc trưng cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp, … giống nhau. Những ngôn ngữ cùng loại hình
có thể không cùng nguồn gốc.
- Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc: loại hình
ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, Thái, Hán, …) và loại
hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga, Pháp, Anh, …).
II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Tiếng Việt, cũng như nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình
đơn lập, có những đặc điểm cơ bản:
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ
âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ
hoặc yếu tố cấu tạo từ.

Vd: SGK
2. Từ không biến đổi hình thái
Vd: Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Từ trâu xuất hiện 4 lần với các chức vụ ngữ pháp
khác nhau: trâu
1
là hô ngữ, trâu
2
là phụ ngữ của động
từ bảo, trâu
3,4
là chủ ngữ, nhưng những từ trâu đó
không khác biệt về hình thức. Từ ta
1
là chủ ngữ, ta
2

phụ ngữ nhưng chúng cũng không khác biệt về hình
thức.
3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ
và hư từ
Vd: Trong phần câu ca dao trâu cày với ta, từ trâu
làm chủ ngữ của hành động nên cần đặt trước động từ
vị ngữ cày, còn từ ta là bổ ngữ cần đặt sau động từ
cày, hơn nữa cần có hư từ với để thể hiện rõ vai nghĩa
kẻ cộng tác, chứ không phải chủ thể hành động.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
SGK tr 58

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Tìm những câu tiếng Việt trong đó cùng một từ được dùng ở các vị trí và chức năng khác nhau mà không có sự
thay đổi hình thái? (Yêu trẻ, trẻ đến nhà/ Ta về mình có nhớ ta, …)
2. Hướng dẫn
- Hoàn chỉnh các bài luyện tập 2, 3.
- Chuẩn bị: nội dung, nghệ thuật bài thơ Tôi yêu em.
Tuần 27
Tiết 98
TÔI YÊU EM – A.X. Pu-skin
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ. Nắm bắt được những đặc sắc
nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm
hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 61, 62).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs đọc Tiểu dẫn SGK tr 59 (3 đoạn đầu).
- Hs đọc văn bản: chậm, ngập ngừng

mạnh mẽ, dứt khoát

day dứt, u buồn



mong ước, tha thiết mà điềm tĩnh.
- Giới thiệu về bài thơ?
- Dịch nghĩa bài thơ:
Tôi đã yêu em, tình yêu vẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong lòng tôi;
Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa,
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng,
Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông,
Tôi đã yêu em chân thành như thế, dịu dàng như thế,
Cầu Trời cho em được người khác (cũng) yêu (chân thành, dịu dàng) như thế.
- Âm hưởng, cảm xúc bao trùm mà em cảm nhận được từ bài thơ là gì? (Lời giãi bày,
bộc bạch nồng nàn, tha thiết, lúc sôi nổi, mạnh mẽ, lúc dịu nhẹ, lắng sâu của một trái
tim yêu đơn phương, vô vọng. Cảm xúc chủ đạo được thể hiện qua cụm từ tôi yêu em
lặp lại 3 lần.)
- Em cảm nhận được điều gì về tình cảm của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu
tiên? (Giống như lời giãi bày tình yêu của chàng trai: anh đã yêu và bây giờ anh vẫn
yêu… Thành thật bộc lộ nỗi lòng, khẳng định tình yêu vẫn chưa lụi tắt.)
- Dịch nghĩa câu 3, 4 có điệp từ gì? Tác dụng của điệp từ đó? (Không = phủ định tạo
nên âm điệu mạnh mẽ, dứt khoát: phải chối bỏ tình yêu, phải dập tắt ngọn lửa tình
trong lòng mình.)
- Vì sao lại có mâu thuẫn trên? (Tâm hồn nhà thơ đang hướng về tình yêu trong ý
nghĩa đích thực, xem yêu như là hành vi trao nhận. Không chỉ yêu mà còn muốn được
yêu. Dường như, với Pu- skin, tình yêu không có chỗ cho sự ép buộc, nó phải bắt
nguồn tự nhiên và tự nguyện từ hai phía. Trong tình yêu, cần phải biết tôn trọng tình
cảm của người mình yêu. Nếu người mình yêu không thấy hạnh phúc thì điều đó cũng
có nghĩa là chưa có tình yêu đích thực. Có lẽ vì quan niệm sống và yêu như thế mà
nhân vật trữ tình đã tự chối bỏ tình yêu trong nỗi đau khổ giằng xé. )

- Theo dịch nghĩa, câu 6 là câu bị động. Điều đó cho thấy cảm xúc dâng trào, tình
cảm đang trỗi dậy. Tác giả đã bộc lộ nỗi lòng của mình như thế nào qua 2 câu 5-6?
( Một tình yêu cháy bỏng trong âm thầm; cuồng nhiệt trong vô vọng; đắm đuối đến
bối rối, lo âu, thắc thỏm; rụt rè lẫn trong hậm hực, ghen tuông. 2 câu thơ đã cho thấy
một trái tim yêu nồng nàn, tràn trề sinh lực, một tâm hồn đang thành thật với tình yêu,
một nhà thơ giàu tình cảm và rất chân thành, không né tránh mà đi thẳng vào những
yếu đuối bất lực, những góc khuất ở tận đáy sâu tâm hồn.)
- Em có nhận xét gì về cái ghen của tác giả và sự hờn ghen trong tình yêu nói chung?
(Tâm trạng nặng nề, u ám, một cảm giác ghen tuông có phần ích kỉ. Chỉ nên xem
ghen là chất xúc tác để phản ứng tình yêu diễn ra mạnh hơn, nồng đượm hơn và bền
lâu hơn. Đi quá giới hạn, nó sẽ khiến con người có thể rơi vào sự thấp hèn, và hơn
thế, sẽ vô tình có khi biến con người thành quỷ dữ.)
- Theo em, vì sao 2 câu cuối là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị? (cảm xúc bị dồn nén,
như ngưng đọng ở cái hậm hực, ghen tuông bỗng dâng cao bởi tình yêu chân thành,
đằm thắm. Câu 8: vượt lên nỗi buồn, lòng ghen tuông ích kỉ để vươn tới cái cao cả
của tình yêu chân thành. Bản thân lời cầu chúc đã biểu lộ cái cao thượng trong tình
yêu của tác giả. Qua đây ta thấy trong tình yêu , hạnh phúc không thuộc về một người
mà thuộc về cả hai. Câu 8 = Thái độ cao thượng và trân trọng người tình, một thái độ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Pu-skin …. Dân tộc
Nga. (SGK tr 59)
2. Tác phẩm
Là một trong … do
người dịch đặt. (SGK tr
59)
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Bốn câu đầu
Một tình yêu say đắm,
mãnh liệt, biết là đơn

phương nhưng vẫn yêu
(tôi yêu em, ngọn lửa
tình chưa hẳn đã tàn
phai); và tuy rất yêu
nhưng luôn biết tự kiềm
chế (không để em bận
lòng thêm nữa, chẳng
muốn em buồn vì bất
cứ lẽ gì).
2. Bốn câu cuối
Một tình yêu cũng với
nhiều cung bậc (lúc rụt
rè, khi hậm hực lòng
ghen; tôi yêu em chân
thành và say đắm)
nhưng tỉnh táo, biết là
vô vọng nên đã ứng xử
một cách cao thượng:
Cầu em được người
tình như tôi đã yêu em.
3. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ giản dị,
trong sáng, hàm súc.
- Giọng điệu thơ chân
thực, sinh động, lúc
phân vân, ngập ngừng,
khi kiên quyết, day dứt,
ứng xử văn hóa trong tình yêu nói riêng và trong cuộc sống nói chung.)
- Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về tâm hồn và tình yêu của tác giả? Đặc sắc
nghệ thuật của bài thơ?

- Rút ra những quan niệm đúng đắn về tình yêu và thái độ ứng xử văn hóa trong tình
yêu? (Tự nguyện từ hai phía; yêu+được yêu/ Xuất phát từ tình cảm chân thành, vị
tha/ Tình yêu đơn phương không đồng nghĩa với hận thù, đạp đổ mà trái lại nên chúc
mừng và cầu mong cho tình yêu của họ sẽ mãi vững bền

lẽ sống, thái độ sống đẹp
của những người có văn hóa.)

III. Tổng kết
Dù trong hoàn cảnh và
tình yêu thế nào, con
người cần phải sống
chân thành, mãnh liệt,
cao thượng và vị tha.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Nội dung chính của bài thơ? (Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng.)
2. Hướng dẫn
- Tìm những nét tương đồng trong tình yêu ở bài Tôi yêu em với Tương tư / Người về em dặn câu rằng- Đâu hơn
người lấy, đâu bằng đợi em…
- Chuẩn bị: Tiểu sử tóm tắt. Cách viết tiểu sử tóm tắt.
Tuần 27
Tiết 99
TIỂU SỬ TÓM TẮT
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được mục đích, yêu cầu của việc viết tiểu sử tóm tắt. Có kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 61).
Rèn kĩ năng tìm hiểu tiểu sử của một số tác giả đã học ở phần Văn học. Viết tiểu sử tóm tắt của một nhân vật.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ Tôi yêu em?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Thế nào là tiểu sử tóm tắt?
- Mục đích của tiểu sử tóm tắt? (SGK)
- Hs đọc và trả lời bài luyện tập 1 SGK tr 55.
- Để có một bản tiểu sử tóm tắt thành công, cần
đảm bảo những yêu cầu nào? (SGK)
- Trong nhà trường, hs phải làm thế nào để xác
định đúng đối tượng và mục đích viết tiểu sử tóm
tắt? (vận dụng kĩ năng phân tích đề bài)
- Hs đọc văn bản Lương Thế Vinh SGK và lần lượt
trả lời các yêu cầu bên dưới.
- Dàn ý của một bản tiểu sử tóm tắt phụ thuộc
không ít vào những đặc điểm cụ thể của người
được giới thiệu.
- Nhận xét về văn phong của bản tiểu sử Lương
Thế Vinh trong SGK? (trong sáng, rõ ràng, ngắn
gọn.)
- Để viết được một bản tiểu sử tóm tắt tốt, không
chỉ nắm được phương pháp mà còn phải có những
điều kiện gì khác nữa? (Phải hiểu biết về người
được viết, có mối quan tâm tìm hiểu con người
trong đời sống; biết phân biệt cái chính, điều cốt
lõi, tránh sa vào những chi tiết vụn vặt, rườm rà.)
- Hs đọc to nội dung Ghi nhớ SGK tr 55.
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK. (SGV
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

1. Mục đích
Tiểu sử tóm tắt là văn bản ghi lại những thông tin khách
quan, cơ bản về một cá nhân, nhằm giới thiệu về cuộc đời,
sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
2. Yêu cầu
Bản tiểu sử tóm tắt cần thuyết minh, giới thiệu ngắn gọn,
trung thực về nhân vật, với các cách trình bày khác nhau
tùy theo mục đích viết.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
a) Tên tuổi, quê quán/ Khái quát về sự nghiệp/ Thành tựu
về nghệ thuật, văn chương/ Đánh giá chung: nhà bác học
Lương Thế Vinh.
b) Tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài
liệu được lựa chon.
c) Sưu tầm những tài liệu viết về tiểu sử, cuộc đời, sự
nghiệp của nhân vật cần tóm tắt. Sưu tầm và đọc những tài
liệu của chính nhân vật được tóm tắt để hiểu thêm nhân vật.
Các tài liệu đó phải chân thực, chính xác, đầy đủ, tiêu biểu.
2. Viết tiểu sử tóm tắt
Ghi nhớ, SGK tr 55.
LUYỆN TẬP
Bài tập 2
tr 65, 66) SGK tr 55
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Vì sao chúng ta cần phải học về tiểu sử tóm tắt? Việc đọc và viết tiểu sử tóm tắt có ý nghĩa gì? (Cần có một cách tư
duy khoa học, chặt chẽ, đi thẳng vào cái chính, điều cốt lõi, tránh sa vào những chi tiết vụn vặt, rườm rà. Phải quan
tâm và có hứng thú tìm hiểu con người và đời sống. Để biết rõ hơn về những người mình vẫn hằng kính phục, hâm
mộ, hoặc cần tìm hiểu để bầu cử, quản lí công việc,… Giúp cho việc học tập có kết quả tốt hơn; giúp người khác

hiểu biết được như mình.)
2. Hướng dẫn
- Viết tiểu sử tóm tắt về một đoàn viên ưu tú.
- Chuẩn bị trả bài viết số 6.
Tuần 27
Tiết 100
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được các ưu nhược điểm của mình trong bài viết. Rút kinh nghiệm về cách vận dụng các thao tác lập
luận; cách diễn đạt và trình bày …
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Cách viết tiểu sử tóm tắt?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs chép đúng lại đề bài vào tập (trên bảng). Phân tích đề:
+ Đề văn thuộc dạng có định hướng hay chưa có định hướng?
+ Vấn đề nghị luận và các luận điểm cần xác định?
+ Sử dụng dẫn chứng thuộc phạm vi nào? Vận dụng những thao tác lập luận nào?
* Sự khác biệt giữa vấn đề, các luận điểm, luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng.
- Hướng dẫn Hs lập dàn ý (Hs khá trình bày dàn ý bài viết(lưu ý đặt các tiêu đề, sử
dụng các kí hiệu trước các tiêu đề để bảo đảm tính hệ thống của dàn ý)- có thể đọc
đoạn văn hay, rồi thảo luận để rút kinh nghiệm chung.) (Xem Hướng dẫn chấm của
bài viết số 2)
- Hs đọc lại phần mở bài, kết bài và lưu ý những kí hiệu, lời phê, nhận xét của cô giáo
trong bài làm của mình.
- Nhận xét kết quả bài viết của Hs và trả bài (Hs căn cứ vào kết quả phân tích đề, nêu

lên những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình.) (Khái quát, đánh giá chất lượng
bài viết của cả lớp các ưu, khuyết điểm về nội dung, kiến thức. Ưu, khuyết điểm về
phương pháp: bố cục, lập luận, cách hành văn- dùng từ, đặt câu, diễn đạt, chữ viết,
trình bày, … Nêu nguyên nhân dẫn tới ưu, khuyết điểm đó. Trong quá trình nhận xét,
giới thiệu những đoạn văn khá, tốt của Hs.)
*Ưu điểm: Nhiều Hs trình bày cẩn thận, sạch sẽ; làm nổi bật được vấn đề nghị luận;
mạnh dạn bày tỏ cảm nhận của riêng mình nhưng vẫn đảm bảo khách quan. Có tự rút
ra bài học riêng,…
Hạn chế: Có Hs không chép lại đề hoặc chép không đủ, không đúng đề bài. Sao
chép bài của bạn hoặc lệ thuộc vào tài liệu tham khảo; bài làm sơ sài. Bố cục thiếu
chặt chẽ (giữa mở bài và kết bài chưa phù hợp với thân bài). Trình bày dơ, chữ viết
cẩu thả, mắc lỗi chính tả, dùng từ, dùng bút xóa, hai màu mực, mực đen; nhờ bạn làm
giùm… Trích dẫn thơ thiếu dấu “ ”, thiếu liên kết ý, … Nộp bài không đúng thời gian
qui định (vắng), Tờ bài làm số 2 không cung cấp đủ thông tin trước khi làm tiếp.
- Hs nêu ý kiến hoặc thắc mắc có liên quan đến bài viết của mình (nếu có).
- Hs trao đổi bài lẫn nhau và lần lượt lên bảng sửa lỗi chính tả, dùng từ mà bạn mình
đã mắc phải.
1. Phân tích đề, lập dàn
ý
(Xem phần Hướng dẫn
chấm của bài viết số 2)
2. Rút kinh nghiệm
chung về bài viết
- Lắng nghe những nhận
xét có liên quan tới bài
viết của mình.
- Ghi lại những ý hay, lời
đẹp mà mình có thể học
tập.
3. Đọc kĩ nhận xét để

thấy được ưu, hạn chế
trong bài viết của mình.
4. Yêu cầu về nhà
Dựng lại dàn ý cho bài
đã viết.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Đề nghị của Gv: Hs viết lại chính xác đề bài; làm lại mở bài, kết bài cho bài viết của mình. Bổ sung đầy đủ
thông tin ở tờ bài làm số 2 trước khi làm tiếp. Các bài có dùng bút xóa, hai màu mực, chữ viết quá khó xem, nhờ bạn
làm: chép lại cả bài đã làm. Trường hợp không nộp bài: tập trung tại phòng giáo viên làm bài trong 2 tiết, sau đó nộp
trực tiếp cho GVBM. (Nếu Hs vẫn không chịu làm bài: cho Hs chép chính xác đề rồi GVBM thu bài và yêu cầu Hs
viết tờ tường trình ghi rõ lí do không chịu làm bài. GVBM căn cứ vào đó mà xử lí hoặc chuyển lên lãnh đạo chờ giải
quyết.).
- Chuẩn bị: Người trong bao. Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài.
Tuần 28
Tiết 101, 102
NGƯỜI TRONG BAO – A.P. Sê-khốp
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp. Nhận biết được bút pháp
hiện thực sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng điển hình của Sê-khốp.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 61), bảo vệ môi trường sống (tài liệu tr 36). Có thái độ căm
ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực. Từ
đó, góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lí tưởng cao
đẹp.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Em biết được gì về Sê-khốp?
(xuất thân, hoạt động chủ yếu,
sự nghiệp sáng tác, đặc điểm
nổi bật của phong cách nghệ
thuật… )
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
truyện Người trong bao?
- Hs lần lượt đọc từng phần
trong văn bản. Nêu các sự việc,
tình tiết chính của tác phẩm?
(PTL tr 124)
- Nhân vật Bê-li cốp được miêu
tả như thế nào? Chọn vài chi
tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li
cốp. Lối sống của Bê-li cốp đã
ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt
động của các giáo viên và
người dân thành phố ra sao?
(SGV tr 85- 87) (- Cách ăn
mặc, phục sức, ý nghĩ: tất cả
đều để trong bao. Sống một
cách máy móc, giáo điều, khuôn
rập như cái máy vô hồn, … Tự
nguyện, tự giác tuân thủ nghiêm
túc và thường xuyên lối sống
trong bao đó.
- Nhút nhát, ghê sợ hiện tại
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả
- Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất, xuất thân trong gia đình buôn
bán nhỏ ở thị trấn, bên bờ biển A-dốp.
- Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, Khoa Y, ông vừa làm bác sĩ nông thôn vừa
viết báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn
hóa.
- Ông sáng tác hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa. Từ những cốt truyện rất
giản dị, tác phẩm của ông thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn,
ý nghĩa nhân bản sâu xa.
- 1887 ông nhận Giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Ông
được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ
XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.
2. Tác phẩm
- Truyện được sáng tác năm 1898, khi nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta,
trên bán đảo Crưm, biển Đen.
- Bối cảnh rộng của truyện: bầu không khí chuyên chế u ám, nặng nề của nước
Nga vào cuối thế kỉ XIX.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nhân vật Bê-li-cốp
a) Con người và tính cách
- Hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ ốc và
cảm thấy yên tâm, sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện trong đó. Đó là kiểu
người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao.
- Lối sống và con người Bê-li cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối
sống và tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, trong cả thành
phố nơi y sống. Mọi người ghét, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y.
b) Cái chết Tiết 102
}
nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá
khứ. Cô độc và luôn luôn lo

lắng, sợ hãi, sợ tất cả. Bản thân
luôn luôn thỏa mãn, luôn hài
lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu,
kì quái của mình.)
- Vì sao Bê-li cốp chết? Giải
thích thái độ, tình cảm của mọi
người đối với Bê-li cốp lúc y
còn sống và khi đã qua đời.
Tình cảm và thái độ ấy nói lên
điều gì? (SGV tr 87, 88)
- Phân tích ý nghĩa tư tưởng-
nghệ thuật của biểu tượng Cái
bao; từ đó khái quát chủ đề tư
tưởng của truyện? (SGV tr 88)
- Theo em, truyện có những đặc
sắc gì về nghệ thuật? (SGV tr
88, 89)
- Thảo luận về ý nghĩa thời sự
của truyện? (SGV tr 89)
- Hướng dẫn Hs làm các bài
luyện tập SGK tr 70 (SGV tr
90, 91).
- Thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li cốp, khi y còn sống: sợ hãi,
căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc; khi y chết: cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, thấy
nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu, cuộc sống lại diễn ra như cũ,
như khi Bê-li cốp còn sống: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng, …
- Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bê-li cốp còn sống lâu dài như một hiện
tượng xã hội mang tính phổ biến rộng rãi, mang tính quy luật trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người.
c) Ý nghĩa tư tưởng- nghệ thuật của biểu tượng cái bao

- Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả.
- Đây là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng
hóa, … hình túi, hình hộp,… Nhưng đây cũng là hình ảnh có ý nghĩa biểu
tượng: lối sống và tính cách của Bê-li-cốp; một kiểu người, một dạng lối sống
thu mình, ích kỉ, bảo thủ trì trệ.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng cho một giai tầng xã hội.
- Giọng điệu kể chuyện chậm rãi, u buồn, giễu cợt một cách sâu cay.
III. Tổng kết
Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái bao chuyên chế và khát vọng
được sống là mình, loại bỏ lối sống trong bao, thức tỉnh con người không thể
sống mãi như thế được.
LUYỆN TẬP
Bài tập 3
Bài tập 4 SGK tr 70
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Bi kịch người trong bao Bê-li-cốp; tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này. Tính cách nhân vật điển
hình trong truyện? Chủ đề tư tưởng của truyện? (Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong
bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga. Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải
thay đổi cuộc sống, cách sông, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế!)
2. Hướng dẫn
- Trong cộng đồng gần gũi với mình, em có nhận thấy hiện tượng Bê-li-cốp không?
- Đọc thêm
BÀI THƠ SỐ 28- Ta-go
(Trong tập Người làm vườn)
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hiểu biết, hòa điệu giữa hai con
người, là sự hiến dâng và tự nguyện. Thấy được kiểu cấu trúc của câu thơ sóng đôi.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.

II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Ta- go? (SGK tr 61)
2. Nội dung của bài thơ? (CKT tr 81)
3. Nghệ thuật của bài thơ? (CKT tr 81)
4. Ý nghĩa của bài thơ? (CKT tr 81)
5. Cảm nhận của em về tình yêu trong bài thơ?
*Chuẩn bị: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt.
Tuần 28
Tiết 103
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm vững hơn cách viết tiểu sử tóm tắt. Biết viết được bản tiểu sử tóm tắt để phục vụ nhu cầu học tập trong
nhà trường, và sau này là để đáp ứng các yêu cầu về công việc trong đời sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Phân tích ý nghĩa tư tưởng- nghệ thuật của biểu tượng Cái bao; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của
truyện?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs đọc văn bản đọc thêm
SGK tr 63, 64. Vì sao có thể
coi đây là mọt bản tiểu sử tóm
tắt? Qua bản tiểu sử tóm tắt
này, em có thể rút ra kết luận
gì về cách viết tiểu sử tóm tắt?
(PTL tr 119, 120)
- Hướng dẫn Hs luyện tập viết

tiểu sử tóm tắt theo yêu cầu
SGK.
1. Viết tiểu sử tóm tắt
Viết tiểu sử tóm tắt của ứng viên Ban Chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên của
tỉnh (thành phố).
- Mục đích: giới thiệu sơ yếu lí lịch, trình độ, khả năng và những thành tích đã
đạt được của ứng viên.
- Nội dung: họ tên, ngày sinh, nơi công tác và chức vụ đảm nhận, các khả năng
và những thành tích đã đạt được,…
- Viết tiểu sử tóm tắt theo kết cấu đã học:
+ Giới thiệu khái quát ứng viên: họ tên, ngày sinh, học vấn, trình độ chính trị,
nơi sinh sống và công tác.
+ Các năng lực và kết quả học tập, công tác của ứng viên.
+ Đanh giá, nhận xét chung về năng lực, uy tín của ứng viên.
2. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt trước lớp
(SGK tr 63)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Viết một bản tiểu sử tóm tắt dài khoảng 30 dòng về một người mà em hiểu rõ và yêu quý.
- Chuẩn bị: Những tình cảm đẹp, những hành vi dũng cảm và cao thượng của Giăng- Van- giăng trong đoạn trích
Người cầm quyền khôi phục uy quyền?
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 5)
Nội dung đề
1. Ý nghĩa tư tưởng- nghệ thuật của biểu tượng cái bao trong truyện Người trong bao ? (4 điểm)
2. Chép lại bản dịch thơ bài Chiều tối. Trong bài thơ, hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí
Minh? (6 điểm)
Đáp án
Câu 1 (4 điểm)
Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả. Đây là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: vật
dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa, … hình túi, hình hộp,… Nhưng đây cũng là hình ảnh có ý nghĩa biểu
tượng: lối sống và tính cách của Bê-li-cốp; một kiểu người, một dạng lối sống thu mình, ích kỉ, bảo thủ trì trệ.

Câu 2 (6 điểm)
- Chép lại chính xác bản dịch thơ của bài Chiều tối. (4 điểm)
- Học sinh có thể tự chọn theo ý của mình hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh,
miễn là hợp lí và thuyết phục. (2 điểm)
Tuần 29
Tiết 104, 105
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN – V. Huy-gô
(Trích Những người khốn khổ)
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ. Nắm
được đặc trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô.
Rèn luyện kĩ năng đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân
vật.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 62, 63).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

×