Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.61 KB, 17 trang )

Giáo án dạy thêm
Tuần 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày soạn: 15/ 9/ 2014
A. Mục tiêu buổi dạy
Giúp HS:
- Nắm bắt những kiến thức cơ bản về kiểu bài Nghị luận xã hội
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn NLXH
- Buổi 1: Kĩ năng nhận diện đề, tìm hiểu đề và bước đầu viết mở bài
B. Phương pháp thực hiện
- Phát vấn, gợi mở, hướng dẫn giải quyết các đề văn
C. Phương tiện thực hiện
- Giáo án, SGK, các tài liệu tham khảo
D. Tiến trình lên lớp
1. Câu hỏi kiểm tra:
Thế nào là NLXH? NLXH có mấy dạng cơ bản
2. Tiến trình buổi dạy
3.
Hoạt động của
thầy
Hoạt động của
trò
Nội dung cần đạt
Thế nào là
Nghị luận xã
hội? NLXH có
mấy kiểu bài?
Thế nào là nghị
luận về tư
tưởng, đạo lí?
Dựa vào kiến
thức đã học để


trình bày
Dựa vào kiến
thức đã học để
trình bày
I. Khái lược về Nghị luận xã hội
1. Khái niệm
Nghị luận xã hội là kiểu bài viết mà người
viết sử dụng ngôn ngữ của mình để đánh giá,
trao đổi, bàn bạc, đưa ra ý kiến của mình về
một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội.
2. Phân loại
Nghị luận xã hội có 3 kiểu bài cơ bản
- Nghị luận về tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng
- Nghị luận xã hội kết hợp với nghị luận
văn học
II. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1. Khái niệm
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là
kiểu bài viết mà người viết sử dụng ngôn
ngữ để đánh giá, trao đổi, bàn bạc và
đưara ý kiến của mình về một tư tưởng,
đạo lí đang tồn tại trong đời sống xã hội
( Có tư tưởng hợp lí, có tư tưởng không
hợp lí, có tưởng vừa có yếu tố hợp lí, vừa
Nghị luận về tư
tưởn, đạo lí có
những dạng đề
cơ bản nào?
Mỗi loại cho 1

ví dụ cụ thể
Ra đề, yêu cầu
học sinh xác
định yêu cầu
cầu của đề, đặc
biệt là xác định
được tư tưởng
cần nghị luận.
Sau đó gv
chỉnh sửa và bổ
sung
Làm thế nào để
xác định chính
xác tư tưởng
Trao đổi, thảo
luận theo nhóm
để đi đến câu
trả lời.
Tìm hiểu đề 1
cách cá nhân,
độc lập.
Trao đổi, thảo
luận nhóm.
có yếu tố không hợp lí
2. Các dạng đề cơ bản
* Đề chưa xác định tư tưởng mà đòi hỏi
người đọc phải đặt ra tư tưởng
Ví dụ:
- Bản chất của của thành công
- Ơi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn ( Tố

Hữu)
- Hạnh phúc là gì?
* Đề đã cho sẵn tư tưởng và đỏi hỏi người
viết trình bày suy nghĩ:
Ví dụ:
- Tư tưởng được đặt ra qua một câu danh
ngôn:
Suy nghĩ của anh( chị) về câu ngạn
ngữ sau của người Hi Lạp: Hãy đi về phía
mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn
- Tư tưởng được đặt ra qua 1 câu thơ:
Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công
Suy nghĩ của anh( chị) về tư tưởng được đặt
ra qua câu thơ trên.
- Tư tưởng được đặt ra qua 1 câu chuyện
ngắn
Ví dụ: Câu chuyện về những chiếc đinh….
3. Kĩ năng làm bài
a. Kĩ năng phân tích đề
-Phân tích đề là yếu tố quan trọng bậc nhất
để tạo nên sự thành công của bài viết. Vấn đề
cốt lõi trong quá trình phân tích đề chính là
xác định một cách chính xác tư tưởng cần
được nghị luận.
- Để xác định tư tưởng nghị luận không phải
là vấn đề dễ dàng bởi tư tưởng lúc nào cũng
được chuyển tải qua cách nói gián tiếp, qua
cách nói đầy ẩn ý

- Kĩ năng xác định tư tưởng cần nghị luận
+ Chọn những từ ngữ những hình ảnh khó
hiểu, chứa đựng ẩn ý
cần nghị luận
Ra đề và yêu
cầu học sinh
xác định tư
tưởng cần nghị
luận cho hệ
thống đề vừa
cho.
Thực hành xác
định yêu cầu
của đề ( Có thể
trao đổi nhóm
nhỏ:2-3
người).
Ví dụ:
- Mặt trời, bóng tối ( Hãy đi về phía
mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau
bạn)
- Bán sức lao động của mình cho người
trả giá cao nhất, không cho phép ai ra
giá để mua tâm hồn ( Bức thư mà
Lincon gửi cho ông hiệu trưởng)
+ Giaỉ thích nghĩa của những từ ngữ, hình
ảnh chứa đựng ẩn ý
Ví dụ: Mặt trời: Tượng trưng cho những điều
tốt đẹp
Bóng tối: Những điều xấu xa

+ Ghép Nghĩa các từ ngữ, hình ảnh ấy để có
nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa hoàn chỉnh ấy chính
là tư tưởng cần nghị luận.
Ví dụ: Nếu chúng ta luôn hướng đến những
điều tốt đẹp thì những điều chưa tốt đẹp sẽ
lùi xa chúng ta.
• Thực hành tiết 1:
Đề 1: Trong bức thư gửi cho ông hiệu
trưởng, nơi con mình theo học, tổng thống
mĩ Lincon viết: Thưa thầy! Xin thầy hãy dạy
cho cháu biết cách bán sức lao động của
mình cho người trả giá cao nhất nhưng
không cho phép ai ra giá để mua tâm hồn
mình.
Đề 2: Không phải tất cả mọi thứ óng ánh
đều là vàng
Đề 3: Học tập có rễ cay đắng nhưng quả
ngọt ngào

E. Củng cố- dặn dò
- Nắm được các kiểu bài NLXH
- Có kĩ năng phân tích đề, xác định chính xác tư tưởng cần nghị luận
- Viết phần giải thích tư tưởng
Giáo án dạy thêm
Tuần 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày soạn: 22/ 9/ 2014
A.Mục tiêu buổi dạy
Giúp HS:
- Nắm bắt những kiến thức cơ bản về kiểu bài Nghị luận xã hội
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn NLXH

- Buổi 2: Kĩ năng viết mở bài
B. Phương pháp thực hiện
- Phát vấn, gợi mở, hướng dẫn giải quyết các đề văn
C.Phương tiện thực hiện
- Giáo án, SGK, các tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
4. Câu hỏi kiểm tra:
Cách xác định tư tưởng cần nghị luận?
5. Tiến trình buổi dạy
Hoạt động của
thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt
Nêu yêu cầu cần
đạt của một mở
bài nói chung và
mở bài cho kiểu
bài nghị luận về
TT- ĐL nói riêng
Phần mờ bài
thường có những
nội dung cơ bản
nào?
Huy động
kiến thức và
quá trình
thực hành
viết văn để
trả lời

Huy động
kiến thức để
trả lời
b. Kĩ năng viết mở bài
* Yêu cầu:
- Viết ngắn gọn ( 4 hoặc 5 câu)
- Viết có tính hấp dẫn, lôi cuốn, đặc biệt là
ở phần dẫn dắt
- Giới thiệu được tư tưởng, đạo đức cần
nghị luận
Ví dụ: Trong toán học, phép chia cho ta kết
quả nhỏ hơn. Nhưng trong cuộc sống phép chia
lại mang đến cho chúng ta những điều kì diệu.
Cho đi nghĩa là chúng ta đang nhận lại những
điều vô cùng tốt đẹp. Bởi thế, người hạnh phúc
nhất là người luôn đem lại hạnh phúc cho
người khác.
* Kết cấu của mở bài
Phần mở bài thường có hai nội dung cơ bản:
- Dẫn dắt
- Giới thiệu luận đề
Sức hấp dẫn của mở bài nằm ở cách dẫn dắt
( độc đáo hay không? Hấp dẫn hay không? Có
sức lôi cuốn hay không?)
Giáo viên đọc mở
bài mẫu, nêu cách
gọi mở bài và yêu
cầu HS khái quát
thành lí thuyết
Giáo viên đọc mở

bài mẫu, nêu cách
gọi mở bài và yêu
cầu HS khái quát
thành lí thuyết
Giáo viên đọc mở
bài mẫu, nêu cách
gọi mở bài và yêu
cầu HS khái quát
thành lí thuyết
Giáo viên đọc mở
bài mẫu, nêu cách
gọi mở bài và yêu
cầu HS khái quát
thành lí thuyết
Làm việc
dưới sự
hướng dẫn
của giáo
viên
Làm việc
dưới sự
hướng dẫn
của giáo
viên
Làm việc
dưới sự
hướng dẫn
của giáo
viên
Làm việc

dưới sự
hướng dẫn
của giáo
viên

* Những cách mở bài cơ bản
- Kiểu diễn dịch
+ Dẫn dắt bằng những câu có liên quan đến nội
dung tư tưởng
+ Trích dẫn tư tưởng
Ví dụ:
Không có gian nan nào là không thể vượt qua
nếu như mỗi con người đều chiến thắng được
bản thân mình. Bởi thế, Nguyễn Bá Học đã
khẳng định: Đường đi khó không phải vì ngăn
sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e
sông.
- Kiểu mở bài quy nạp
+ Trích dẫn tư tưởng
+ Diễn giải bằng một vài câu có liên quan đến
nội dung tư tưởng
Ví dụ:
Sự học như bơi thuyền ngược nước, không tiến
ắt phải lùi. Không có quá trình học tập nào là
dễ dàng. Con đường học tập là con đường
nhiều chông gai, thử thách nhất.
- Kiểu mở bài tương liên
+ Chọn một tư tưởng có nội dung tương đồng
hoặc tương phản để dẫn dắt
+ Trích dẫn tư tưởng

Ví dụ: Nhân dân ta vẫn khẳng định Một nụ
cười bằng mười thang thuốc bổ. Tiếng cười
mang đến cho con người, cho thế giới những
điều hết sức kì diệu. Cũng quan điểm này, nhà
văn Nga Gorki đã kết luận: Tiếng cười chính là
một đức hạnh của con người
- Kiểu mờ bài bằng con số ấn tượng
+ Đưa ra một con số biết nói liên quan đến tư
tưởng
+ Trích dẫn tư tưởng
Ví dụ: 95% số học sinh có điểm thi môn sử
trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2011-1012 là
dưới năm. Đó thực sự là một con số đang báo
động và là một minh chứng rõ ràng cho một tư
tưởng đang được các bạn học sinh thừa nhận:
Ra đề và yêu cầu
HS viết ít nhất hai
mở bài khác nhau
cho cùng chung
một đề.
+ MB diễn dịch
+ MB quy nạp
Mở bài tương liên
Làm việc cá
nhân dưới sự
hướng dẫn
của giáo
viên
Môn học lịch sử không thực sự hữu ích trong
thời đại phát triển kinh tế.

* Thực hành
Viết các mở bài khác nhau cho đề văn sau:
Nếu bạn bắn vào quá khứ một phát súng lục,
tương lai sẽ bắn vào bạn một phát đại bác
Trình bày suy nghĩ của anh( chị) về tư
tưởng trên của Gớt
Mở bài 1:
Lịch sử là một phần máu thịt, một phần tâm
hồn của dân tộc. Bởi thế, nếu chúng ta chối bỏ
lịch sử là chúng ta đang chối bỏ chính bản thân
mình. Bàn về điều này, Gớt đã khẳng định:
Nếu bạn bắn vào quá khứ một phát súng lục,
tương lai sẽ bắn vào bạn một phát đại bác.
Mở bài 2:
Nếu bạn bắn vào quá khứ một phát súng lục,
tương lai sẽ bắn vào bạn một phát đại
bác( Gớt). Lịch sử tạo nên dân tộc và tạo nên
chính bản thân mỗi con người. Nếu chúng ta
quay lưng với lịch sử, tương lai cũng sẽ không
đón nhận chúng ta.
Mở bài 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn dò:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Ghi nhớ lịch sử là ghi nhớ tâm hồn của cả dân
tộc để rồi hoàn thiện nhân cách của mỗi con
người. Không ai có quyền quay lưng lưng với
lịch sử, quay lưng với quá khứ bởi: Nếu bạn
bắn vào quá khứ một phát súng lục, tương lai
sẽ bắn vào bạn một phát đại bác.


D. Củng cố - Dặn dò
- Nắm được các yêu cầu cơ bản khi viết một mở bài
- Các cách viết mở bài từ đạt yêu cầu đến hay
- Thực hành viết các mở bài khác nhau cho cùng một đề văn
Giáo án dạy thêm
Tuần 3: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày soạn: 29/9/2014
A.Mục tiêu buổi dạy
Giúp HS:
- Nắm bắt những kiến thức cơ bản về kiểu bài Nghị luận xã hội
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn NLXH
- Buổi 3: Kĩ năng viết đoạn văn giải thích tư tưởng
B. Phương pháp thực hiện
- Phát vấn, gợi mở, hướng dẫn giải quyết các đề văn
C.Phương tiện thực hiện
- Giáo án, SGK, các tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
6. Câu hỏi kiểm tra:
Có mấy cách viết mở bài với kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí
7. Tiến trình buổi dạy
Hoạt động của
thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt
Mục đích khi viết
đoạn văn giải thích
là gì?
Những điều lưu ý
khi viết đoạn giải

thích là gì? Làm
thế nào để viết
đoạn văn giải thích
có hiệu quả
Giáo viên trình
bày ví dụ minh
họa: Đoạn văn có
sử dụng thao tác
lập luận giải thích
Suy ngẫm và
trả lời
Trao đổi,
thảo luận
Học sinh
theo dõi và
suy ngẫm,
rút ra bài
học cho bản
thân
d. Kĩ năng viết đoạn giải thích tư tưởng
* Mục đích
- Giải thích là giúp người đọc hiểu về tư tưởng
đang bàn luận
- Chỉ khi hiểu được tư tưởng thì quá trình bàn
luận mới phát huy hiệu quả
* Yêu cầu:
- Viết ngắn gọn
- Tập trung giải nghĩa những từ ngữ, hình
ảnh chứa đựng nhiều tầng nghĩa
- Khẳng định nghĩa trọn vẹn cũng chính là

tư tưởng cần bàn luận
Ví dụ:
Mặt trời là hành tinh quan trọng bậc nhất
đối với trái đất. Mặt trời cung cấp ánh sáng,
nuôi dưỡng sự sống. Bởi thế, mặt trời tượng
trưng cho vẻ đẹp, cho sự nhân văn. Đi về phía
mặt trời là hướng tới lối sống nhân văn cao cả.
Ngược lại, bóng tối tượng trưng cho những
điều chưa tốt đẹp, chưa hoàn thiện. Chúng ta sẽ
tránh xa được bóng tối nếu như chúng ta biết
hướng tới ánh sáng. Ý nghĩa cao cả của câu
Ra đề và yêu cầu
học sinh sử dụng
thao tác giải thích
để viết đoạn văn
+ Chia lớp 4
nhóm, mỗi nhóm
làm việc một đề
khác nhau
Nhóm 1: Giải
thích tư tưởng:
Không phải mọi
thứ óng ánh đều là
vàng
Nhóm 2: Tư tưởng
Thói xấu ban đầu
như người khách
qua đường, sau
trở thành bạn thân
ở chung nhà và

cuối cùng trở
thành một ông chủ
khó tính.
Viết đoạn
văn theo yêu
cầu của giáo
viên.
Mỗi cá nhân
học sinh viết
1 đoạn, sau
đó có thể
trao đổi để
sửa chữa
Mỗi cá nhân
học sinh viết
1 đoạn, sau
đó có thể
trao đổi để
sửa chữa
ngạn ngữ chính là: Hãy sống và hướng tới
những lí tưởng cao đẹp, con người sẽ tránh xa
được những điều xấu xa, phàm tục
* Thực hành
+ Đề 1: Không phải mọi thứ óng ánh đều là
vàng
+Đề 2: Thói xấu ban đầu như người khách qua
đường, sau trở thành bạn thân ở chung nhà và
cuối cùng trở thành một ông chủ khó tính.
Đề 3: Sự học như bơi thuyền ngược nước,
không tiến ắt phải lùi

+ Đề 4: Con người đôi lúc cũng cần như chiếc
bút chì, cần phải có tẩy.
Đoạn 1: Mọi thứ óng ánh đều tạo nên sức hút
đối với con người bởi nó tượng trưng cho vẻ
đẹp và sự quyến rũ. Vàng là minh chứng tiêu
biểu cho điều đó. Sự óng ánh bề ngoài của vàng
cùng với chất liệu tốt bên trong đã khiến vàng
trở thành thứ kim loại quý giá nhất. Nhưng,
không phải sự óng ánh bên ngoài nào cũng
được kết hợp với phẩm chất tốt bên trong. Có
những sự vật, hiện tượng, có những con người
nhìn hình thức rất óng ánh nhưng nội dung bên
trong lại rất tầm thường. Khi đó, óng ánh chưa
hẳn đã là vàng. Một hình thức đẹp chưa hẳn đã
chứa đựng một nội dung đẹp.
Đoạn 2:
Thói xấu là những biểu hiện sai trái, những
biểu hiện không đẹp trong cuộc sống. Con
người ta lúc sinh ra vốn không có thói xấu. Lúc
đó thói xấu chỉ là khách qua đường. Nhưng nếu
như con người không bản lĩnh, “làm quen” với
thói xấu thì thói xấu sẽ trở thành bạn thân ở
chung nhà, rất khó khăn để từ bỏ chúng. Và
điều đáng lo ngại nhất là cuối cùng thói xấu sẽ
trở thành một ông chủ khó tính sai khiến chúng
làm những việc không tốt mà chúng ta không
muốn. Như vậy, thói xấu không tự nhiên ở
trong ta nhưng nếu ta làm quen với thói xấu thì
sẽ rất khó từ bỏ, thậm chí thói xấu sẽ sai khiến
Nhóm 3: Tư tưởng

Sự học như bơi
thuyền ngược
nước, không tiến
ắt phải lùi
Nhóm 4: Tư tưởng
Con người đôi lúc
cũng cần như
chiếc bút chì, cần
phải có tẩy
Mỗi cá nhân
học sinh viết
1 đoạn, sau
đó có thể
trao đổi để
sửa chữa
Mỗi cá nhân
học sinh viết
1 đoạn, sau
đó có thể
trao đổi để
sửa chữa
chúng ta làm những điều trái với chuẩn mực
đạo đức xã hội.
+ Đoạn 3:
Sự học quả thực như bơi thuyền ngược nước
bởi người học phải trải qua vô vàn khó khăn,
vất vả. Đỉnh núi tri thức là đỉnh núi cao nhất .
Để vượt qua được đỉnh núi tri thức, mỗi người
cần phải có ý chí và nghị lực lớn; phải vững tay
chèo để đưa con thuyền bơi ngược dòng nước.

Nếu không có tinh thần vượt khó tiến lên, con
thuyền sẽ bị dòng nước đẩy lùi, việc học sẽ
không đạt được kết quả.
Đoạn 4: Chiếc bút chì lúc nào cũng có tẩy.
Nhiệm vụ của tẩy chì là xóa bỏ những chữ,
những nét vẽ không phù hợp, không có giá trị
thẫm mĩ. Cuộc sống của mỗi con người cũng
thế. Có những lúc chúng ta sẽ vấp ngã, sẽ mắc
phải sai lầm. Những lúc đó, con người cần phải
can đảm xóa bỏ đi những vấp ngã, sai lầm để
hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Chiếc tẩy
của cuộc đời con người chính là bản lĩnh. Hãy
bản lĩnh lãng quên sai lầm, vấp ngã để bắt đầu
xây dựng những lí tưởng sống mới cao đẹp. Chỉ
có như thế, con người mới có bức tranh cuộc
sống đẹp tươi.

D. Củng cố - Dặn dò
- Nắm được các yêu cầu cơ bản khi viết một đoạn văn giải thích
- Các cách viết đoạn văn giải thích từ đạt yêu cầu đến hay
- Thực hành viết các đoạn giải thích cho các để văn đã cho.
Giáo án dạy thêm
Tuần 4: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày soạn: 06/10/2014
A.Mục tiêu buổi dạy
Giúp HS:
- Nắm bắt những kiến thức cơ bản về kiểu bài Nghị luận xã hội
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn NLXH
- Buổi 4: Kĩ năng viết đoạn văn bàn luận về tư tưởng
B. Phương pháp thực hiện

- Phát vấn, gợi mở, hướng dẫn giải quyết các đề văn
C.Phương tiện thực hiện
- Giáo án, SGK, các tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
8. Câu hỏi kiểm tra:
Nêu cách viết giải thích một tư tưởng, đạo lí.
9. Tiến trình buổi dạy
Hoạt động của
thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt
Em hiểu thế nào là
bình luận? Bình
luận về tư tưởng
có nghĩa là thế
nào?
Xây dựng lí lẽ
( Bàn luận về tư
tưởng)
Suy ngẫm,
trao đổi
Nghe, đọc
và ghi nhận
e. Kĩ năng viết đoạn bình luận tư tưởng
Khi viết đoạn bình luận tư tưởng cần chú ý
những vấn đề cơ bản sau:
- Trình bày quan điểm, đánh giá của bản thân
về tư tưởng ( Tư tưởng hợp lí hay không hợp
lí…). Khi đánh giá, lí lẽ phải rõ ràng, sắc bén

- Sau khi đánh giá, người viết vận dụng các
thao tác như chứng minh, phân tích để tạo sức
thuyết phục cho ý kiến mình vừa trình bày. Mỗi
ý phân tích, chứng minh có thể tách thành một
đoạn văn. Khi phân tích, chứng minh đòi hỏi
dẫn chứng phải mang tính phổ quát, chính xác
và có tính thuyết phục cao.
Ví dụ: Bình luận tư tưởng: Quê hương chính
là nơi đẹp nhất
• Thứ nhất: Trình bày ý kiến đánh giá:
- Với mỗi con người, chúng ta nên nhận thức rõ
ràng chân lí tưởng chừng như đơn giản này: Sẽ
không có bất cứ nơi nào trên trái đất đẹp bằng
chính nơi mình đã sinh ra, nơi chôn rau cắt rốn.
Quê hương chính là thế giới kì diệu.

Phân tích và
chứng minh cho
những đánh giá
của bản thân

Yêu cầu học sinh
viết các đoạn đánh
giá với các tư
tưởng cụ thể. Sau
khi học sinh viết
cho HS khác đánh
giá, nhận xét và
cuối cùng là ý kiến
của giáo viên

Nghe, đọc
và ghi nhận
Viết các
đoạn văn.
Đọc và nhận
xét các đoạn
văn theo yêu
cầu của giáo
viên
• Thứ hai: Phân tích và chứng minh
Có thể được triển khai thành hai ý chứng minh
( tương ứng với 2 đoạn văn)
- Quê hương là nơi đẹp nhất bởi quê hương gắn
liền với tuổi thơ chúng ta, với lời ru của mẹ,
với câu chuyện của bà. Quê hương có cánh
diều, có chùm khế, có cầu tre nhỏ, có lũ bạn
tuổi học trò với những kỉ niệm không thể nào
quên. Những hình ảnh ấy, những câu chuyện ấy
sẽ theo ta suốt cuộc đời và là động lực để
chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Đó là lí do
vì sao nhà thơ Đỗ Trung Quân đã khẳng định:
Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi
thành người
- Quê hương là điểm dừng chân yên bình nhất
khi chúng ta đã làm một cuộc hành trình dài để
bươn chải với cuộc đời. Những lúc gặp thất bại,
khó khăn chúng ta lại trở về quê hương, tìm sự
bình yên và những phút giây tĩnh lặng. Quê
hương lúc đó thực sự là một bến đỗ bình an để
mỗi cá nhân con người sẵn sàng vượt qua mọi

chông gai, thử thách. Sau 30 năm lăn lộn khắp
năm châu bốn bể để tìm con đường cứu nước.
Phút giây đầu tiên trở về tổ quốc, Bác Hồ đã
hôn lên mảnh đất quê hương, linh hồn của dân
tộc và cũng là linh hồn của mỗi con người. Và
trước lúc Người ra đi, Người khát khao được
nghe câu hò của quê hương xứ Nghệ đậm
nghĩa, đậm tình.
* Thực hành
Đề 1: Người hạnh phúc nhất là người luôn đem
lại hạnh phúc cho người khác
Bàn luận: Cuộc sống chỉ thực sự ý nghĩa và
hạnh phúc thực thụ khi chúng ta biết cách đem
đến niềm vui cho người khác
Đem đến hạnh phúc cho người khác cũng
chính là đem đến hạnh phúc cho chính mình.
Lúc đó, tâm hồn của chính bản thân sẽ được
gột rửa, thanh cao và trong sáng vô ngần.
Nhưng quan trọng hơn, tâm hồn sẽ đến được
Yêu cầu HS bàn
luận về tư tưởng
mà Nguyễn Duy
đặt ra qua hai câu
thơ.
Suy ngẫm,
trao đổi và
bàn luận.
bến bờ của sự bình thản, mãn nguyện. Thử hỏi,
trong cuộc sống này có niềm hạnh phúc nào lớn
lao bằng sự thanh thản về tâm hồn?

Đem lại hạnh phúc cho người khác, mình
sẽ có được sự kính trọng, yêu thương, đùm bọc
và chia sẻ của mọi người. Thật hạnh phúc và ý
nghĩa khi chúng ta được sống trong không gian
đầy ắp tình yêu. Tình yêu mà dân tộc Việt
Nam, người dân Việt Nam dành cho chủ tịch
Hồ Chí Minh là vô bờ bến bởi cũng chính
người cha già vĩ đại này đã hi sinh tất cả để
dành tình yêu cho dân tộc và cho nhân loại.
Đề 2: Dẫu đi hết cả cuộc đời
Cũng không đi hết những lời mẹ ru
Làm sao chúng ta có thể đi hết những lời mẹ
ru bởi đó là tình cảm của người mẹ.Tình mẹ
bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình cảm vĩ
đại ấy làm sao chúng ta có thể cân đo, đong,
đếm. Đó là thứ tình cảm không giới hạn. Lúc
nào? ở đâu? làm gì? người mẹ cũng chỉ nghĩ về
những đứa con thân yêu của mình, thậm chí là
sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng.
Ngày còn thơ, mẹ nuôi dưỡng bằng bầu sữa
ngọt ngào, bằng lời ru đậm đà tình nghĩa.
Chúng ta lớn lên cả thể chất và tâm hồn từ bầu
sữa, từ lời ru ấy. Mẹ chính là ngọn nguồn nuôi
dưỡng tâm hồn.
Khi chúng ta đã trưởng thành, mẹ vẫn dõi
theo để che chở, đùm bọc. Đối với mẹ, con dù
thế nào vẫn là đứa con bé bỏng. Và mẹ lúc nào
cũng dang rộng vòng tay để che chở, yêu
thương. Tình cảm ấy như mạch nước trong
nguồn không bao giờ vơi cạn. Vậy thì, làm sao

chúng ta có thể đi hết những lời mẹ ru, làm sao
trả hết công ơn trời biển của người mẹ vĩ đại.

D. Củng cố - Dặn dò
- Nắm được các yêu cầu cơ bản khi viết đoạn văn bình luận
- Các cách viết đoạn văn bình luận từ đạt yêu cầu đến hay
- Thực hành viết các đoạn bình luận cho các để văn đã cho.
Giáo án dạy thêm
Tuần 5: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày soạn: 13/10/2014
A.Mục tiêu buổi dạy
Giúp HS:
- Nắm bắt những kiến thức cơ bản về kiểu bài Nghị luận xã hội
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn NLXH
- Buổi 5: Kĩ năng viết đoạn văn liên hệ thực tế và phần kết bài
B. Phương pháp thực hiện
- Phát vấn, gợi mở, hướng dẫn giải quyết các đề văn
C.Phương tiện thực hiện
- Giáo án, SGK, các tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
10.Câu hỏi kiểm tra:
Nêu kĩ năng bình luận về một tư tưởng
11.Tiến trình buổi dạy
Hoạt động của
thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt
Những nhận xét
nào cần đạt đến

khi chúng ta đặt tư
tưởng và đời sống
thực tế
Trao đổi,
thảo luận
f. Viết đoạn liên hệ thực tế
Đặt tư tưởng vào đời sống thực tế để xem xét:
- Thực tế xã hội có nghĩ và sống như tư
tưởng đang bàn luận
- Đại bộ phận hay chỉ là một bộ phận nhỏ
nghĩ và sống theo tư tưởng
=> Đòi hỏi phải có những nhận xét, đánh
giá hợp lí, khách quan. Không đánh giá một
cách chủ quan theo cách nhìn phiến diện
Ví dụ:
Có một thực tế đáng buồn đang diễn ra trong
đời sống xã hội. Một bộ phận không nhỏ giới
trẻ ngày nay không nặng lòng với quê hương
như các thế hệ cha anh. Rời ghế nhà trường,
các bạn trẻ lập thân chốn xứ người. Cũng từ đó
hai tiếng quê hương thiêng liêng phai nhạt dần
theo thời gian. Nơi đẹp nhất trong suy nghĩ của
các bạn chính là nơi có cuộc sống phồn hoa, đô
hội, nơi các bạn thỏa thích với lối sống hiện
đại. Trong tâm hồn của những bạn trẻ này
không còn chỗ cho quê hương dù chỉ là một
góc rất nhỏ, thậm chí có những trường hợp
quay lưng với quê hương. Tuy nhiên, nhìn nhận
một cách khách quan, ở thời đại nào, con người
Việt Nam chúng ta cũng có tình cảm sâu sắc

với quê hương. Rất nhiều các bạn trẻ lập thân,
lập nghiệp ngay chính trên mảnh đất sinh
thành. Họ sinh ra từ làng và khẳng định vị thế
từ làng


D. Củng cố - Dặn dò
- Nắm được các yêu cầu cơ bản khi viết đoạn văn bình luận
- Các cách viết đoạn văn bình luận từ đạt yêu cầu đến hay
- Thực hành viết các đoạn bình luận cho các để văn đã cho.
Giáo án dạy thêm
Tuần 6: TÌM HIỂU VỀ TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Ngày soạn: 19/10/2014
A.Mục tiêu buổi dạy
Giúp HS:
- Nắm bắt những kiến thức cơ bản về tác phẩm Tuyên Ngôn độc lập
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiều tác phẩm chính luận
B. Phương pháp thực hiện
- Phát vấn, gợi mở, hướng dẫn giải quyết các đề văn
C.Phương tiện thực hiện
- Giáo án, SGK, các tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
12.Câu hỏi kiểm tra:
Nêu bố cục của Tuyên ngôn độc lập? Nội dung của từng phần?
13.Tiến trình buổi dạy

Hoạt động của
thầy
Hoạt động
của trò

Nội dung cần đạt
Ra đề và hướng
dẫn học sinh
giải quyết ( ra
đề theo đúng
cấu trúc đề thi
dành cho đề thi
quốc gia
- Phần Đọc-
hiểu: Trích dẫn
phần đầu của
TNĐL
Đọc kĩ đề,
xác định yêu
cầu của đề
sau đó trao
đổi, thảo
luận để tìm
ra hướng
giải quyết
Đề 1
Phần I. Đọc- hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Hỡi đồng bào cả nước,
“ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập

năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có
nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền
lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải mà không ai có thể chối cãi
được.
1. Những bản Tuyên ngôn nào được Bác trích dẫn
- Phần làm văn:
Khám phá nghệ
thuật lập luận
của tác phẩm
trong phần mở đầu cử TNĐL
2. Thái độ của Bác đối với hai bản TN được thể
hiện qua những lí lẽ nào?
3. Tại sao câu nói : Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa
là…trở thành một trong những câu văn quan
trọng nhất của TNĐL?
4. Hãy chứng minh: qua phần mở đầu vẫn thấy
một HCM đang giương cao ngọn cờ giải phóng
dân tộc.
Phần II. Làm văn ( 7 điểm)
Nghệ thuật lập luận của Tuyên Ngôn độc lập. Từ
đó rút ra bài học cho bản thân trong việc đọc hiểu
văn bản chính luận.
2. Hướng dẫn giải quyết

Phần 1. Đọc- hiểu
1. Bác đã trích dẫn 1 bản tuyên ngôn
- Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm
1791 của Pháp
2. Các lí lẽ thể hiện sự trân trọng đối với hai bản
tuyên ngôn
- Lời bất hủ ấy
- đó là những lẽ phải không ai chối cãi được
3. Câu nói suy rộng ra … là một trong những câu
quan trọng nhất của TNĐL bởi hai bản tuyên
ngôn chỉ đề cập đến quyền của con người. Bác đã
khéo léo suy rộng ra quyền của dân tộc. chỉ có khi
có sự xuất hiện của câu Suy rộng ra lúc ấy
nguyên lí về sự độc lập mới hình thành.
4. Tuyên ngôn độc lập thể hiện rất rõ tính chiến
đấu. Và tính chiến đấu được thể hiện ngay từ
phần mở đầu. Đó chính là việc trích dẫn hai bản
tuyên ngôn. Không chỉ trích dẫn người còn tỏ ra
vô cùng tôn trọng và suy rộng ra thành quyền của
dân tộc. Cũng từ đó, người yêu cầu Pháp và Mĩ
cũng phải tôn trọng hai bản TN. Không lẽ, chúng
lại đi ngược lại với những lời lẽ tốt đẹp mà cha
ông chúng đã nêu cao. Thủ pháp gậy ông đập
lưng ông được vận dụng một cách linh hoạt, nhẹ
nhàng mà thâm thúy, sâu cay.

×