Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

trình bày thực trạng của vấn đề lạm phát gia cả ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.61 KB, 17 trang )

Đề tài: trình bày thực trạng của vấn đề lạm phát gia cả ở
nước ta hiện nay? Nguyên nhân và các giải pháp cơ bản
để kiềm chế lạm phát?
Bài làm
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Bước vào năm 2008, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có một số
mặt thuận lợi. Tình hình chính trị - xã hội ổn định; hệ thống luật pháp, cơ chế,
chính sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập;
sau một năm gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta tăng
mạnh, kinh tế đang trên đà tăng trưởng với tốc độ cao.
Tuy nhiên, sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ, đồng USD giảm giá, giá cả
nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở
một số địa phương đã tác động bất lợi, làm xuất hiện những khó khăn và biểu
hiện xấu trong nền kinh tế nước ta.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ,
ban cán sự đảng các bộ, ngành có nhiều giải pháp tích cực để kiểm soát tăng
giá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
phát triển, hỗ trợ đời sống nhân dân. Nhưng, đến nay lạm phát vẫn còn cao, sản
xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đời sống của một bộ phận nhân dân
vẫn còn khó khăn, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải
quyết.

1
NỘI DUNG CHÍNH
I. L ạm phát là gì?
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng rộng
lớn đến các mặt của đời sống kinh tế hiện đại.lạm phát được định nghĩa là sự
gia tăng liên tục trong một mức giá chung điều này không nhất thiết có nghĩa
giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ
mà cỉ cần mức giá trung bình tăng lên .Một nền kinh tế vẫn có thể trải qua lạm
phát khi giá cả một số hàng hóa giảm ,nếu như giá cả của các hàng hóa và dịch


vụ khác tăng đủ mạnh .
Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua trong nước
của đồng nội tệ .Trong bối cảnh lạm phát thì một đơn vị tiền tệ chỉ có thể mua
được ngày càng ít hàng hóa và dịch vụ hơn.Hay nói một cách khác ,khi có lạm
phát ,chúng ta phải chi ngày càng nhiều đồng nội tệ hơn để mua một giỏ hàng
hóa và dịch vụ cố định.Nếu thu nhập bằng tiền không theo kịp tốc độ trượt
giá,thì thu nhập thực tế ,tức là sức mua của thu nhập bằng tiền sẽ giảm.Do vậy
thu nhập thực tế tăng lên hay giảm xuống trong bối cảnh có lạm phát phụ thuộc
vào điều gì xảy ra với thu nhập bằng tiền ,tức là ,phải chăng các cá nhân có
nhận thêm số đồng nội tệ đã giảm giá trị đủ để bù đắp cho sự gia tăng của mức
giá .Mọi người không nhất thiết phải nghèo hơn trong bối cảnh có lạm phát.Một
điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ đơn thuần là
sự tăng giá mà đó phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá nếu như chỉ là một
cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá ,thì dường như giá đột ngột bùng lên rồi rồi
lại giảm trở lại mứ ban đầu ngay sau đó .Hện tượng tăng giá tạm thời như vậy
không được gọi là lạm phát.tuy nhiên trong thực tế mỗi cú sốc thường có ảnh
hưởng kéo dài đối với nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm phát
.

2
II. T hực trạng lạm phát ở việt nam
1. Tình hình lạm phát
Trong quý I-2008, bên cạnh một số kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã
hội đang nổi lên những vấn đề đáng lưu ý sau đây :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy vẫn tiếp tục giữ ở mức cao nhưng đã có
biểu hiện chậm lại. Đáng lưu ý, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp -
xây dựng thấp hơn kế hoạch và mức tăng cùng kỳ năm 2007, tháng sau thấp
hơn tháng trước. Xuất khẩu tuy tiếp tục tăng nhưng đã gặp một số khó khăn và
có dấu hiệu chậm lại, trong khi đó, nhập siêu tăng quá cao, cao nhất từ trước
đến nay. Vốn thực hiện đầu tư toàn xã hội, kể cả vốn thực hiện FDI đều thấp

hơn so cùng kỳ năm trước. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiên
tai, dịch bệnh ở một số địa phương.
- Lạm phát tiếp tục tăng cao, vượt xa mức dự báo. Chỉ số giá tiêu dùng
tháng 3-2008 so với tháng 12-2007 tăng 9,19%, so với tháng 3-2007 tăng
19,39%. Đó là mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm gần đây và cao hơn các
nước trong khu vực. Lạm phát cao đã tác động lớn đến sản xuất và đời sống
nhân dân, nhất là ở các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, người làm
công ăn lương, người lao động ở các khu công nghiệp và bộ phận dân cư có thu
nhập thấp.
- Thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động. Hệ thống ngân hàng bộc
lộ những yếu kém trong việc bảo đảm tính thanh khoản, huy động và cho vay;
vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại thiếu, ở một số thời điểm đã để
xảy ra tình trạng chạy đua lãi suất trên thị trường. Cơ cấu vốn của các ngân
hàng còn chưa phù hợp, tỉ lệ sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay dài hạn quá
lớn, khá phổ biến ở các ngân hàng thương mại cổ phần nhưng chậm được kiểm
soát chặt chẽ. Thị trường chứng khoán suy giảm mặc dù Nhà nước đã có biện
pháp hỗ trợ. Thị trường bất động sản tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Các

3
công cụ can thiệp thị trường để giảm áp lực nhập siêu triển khai chậm, không
đồng bộ. Thực hành tiết kiệm trong chi tiêu và đầu tư công còn kém hiệu quả.
- Đã xuất hiện những yếu tố gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Giá cả
nguyên, nhiên vật liệu, chi phí đầu vào tăng khá cao gây khó khăn cho nhiều
doanh nghiệp. Nhiều dự án của các doanh nghiệp phải điều chỉnh dự toán, tạm
dừng hoặc giảm tiến độ. Việc đồng đô la Mỹ giảm giá, có lúc ngân hàng hạn
chế mua ngoại tệ của các đơn vị xuất khẩu, lãi suất cho vay tăng cao gây khó
khăn cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu.
- Tình hình lạm phát và những khó khăn trong sản xuất kinh doanh tác động
đến tư tưởng, tâm lý xã hội; đã xuất hiện tâm lý lo lắng về lạm phát cao quay
trở lại, ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư và các doanh nghiệp về sự ổn

định kinh tế vĩ mô.
2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan: Những tác động mạnh từ bên ngoài do giá cả
nhiều mặt hàng trên thế giới tăng cao, kinh tế Mỹ suy giảm, đồng USD tiếp tục
mất giá; thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống
nhân dân.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Những yếu kém vốn có của nền kinh tế đã dồn tích từ nhiều năm nhưng
chậm được xử lý, khắc phục.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích tình hình không kịp thời, nhất
là trong những trường hợp ban hành các chính sách, giải pháp mới có tính nhạy
cảm, ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và nhà đầu tư, gây tâm lý lo lắng
trong xã hội.

4
c) Những nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng trực tiếp :
* Chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền
nhưng quản lý chưa chặt chẽ
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, từ những năm sau cuộc khủng hoảng
kinh tế ở châu Á (1997 - 1998), chúng ta đã thực hiện chính sách kích cầu bằng
việc nới lỏng tín dụng, tăng chi tiêu ngân sách cho đầu tư... Chính sách này đã
có tác dụng tích cực trong thời kỳ "thiểu phát", nhưng chưa được điều chỉnh kịp
thời khi tình hình trong nước và thế giới đã thay đổi, nước ta gia nhập WTO,
hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là khi chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) có dấu hiệu tăng cao dần.
* Chính sách tiền tệ :
+ Chính sách tiền tệ nới lỏng liên tục trong nhiều năm, nhất là trong năm
2007, làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế
tăng mạnh. Năng lực kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chậm được
tăng cường, không theo kịp tình hình khi các tổ chức tín dụng chuyển mạnh

sang hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, không kiểm soát có
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng
thương mại cổ phần trong việc cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh
bất động sản.
+ Thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến bất thường nhưng việc phát hiện và
cảnh báo còn chưa kịp thời. Hệ thống thông tin, số liệu phục vụ việc hoạch định
chính sách còn yếu và chưa đủ độ chuẩn xác.
+ Chính sách tỉ giá thấp để khuyến khích xuất khẩu trong nhiều năm không
kịp điều chỉnh phù hợp khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy giảm, đồng USD giảm
giá mạnh. Việc đồng VND được giữ giá trị cao so với đồng USD cùng với lãi

5
suất trong nước cao... đã khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ
vào khá lớn nhưng chưa có biện pháp hấp thụ có hiệu quả.
- Chính sách tài chính : Chi tiêu ngân sách chưa thực sự tiết kiệm, bội chi
còn cao, hiệu quả đầu tư từ khu vực nhà nước còn thấp.
+ Bội chi ngân sách trong nhiều năm liền liên tục giữ ở mức 5% GDP trong
khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn.
+ Tỉ lệ chi đầu tư từ khu vực nhà nước (ngân sách nhà nước, tín dụng nhà
nước, doanh nghiệp nhà nước) lớn, nhưng hiệu quả thấp. Tình trạng đầu tư dàn
trải, để nhiều công trình dở dang, chậm đưa vào khai thác, sử dụng, còn nhiều
thất thoát, kém hiệu quả khá phổ biến đã kéo dài nhiều năm ở cả trung ương và
địa phương chậm được khắc phục. Hệ số ICOR của nền kinh tế có xu hướng
ngày càng cao.
+ Chủ trương thí điểm thành lập tập đoàn đa ngành chưa được nhận thức
thống nhất để thực hiện tốt.
* Vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường, giá cả, xuất nhập khẩu còn
hạn chế, chưa có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
- Quản lý thị trường, giá cả, việc dự báo, điều hoà cung cầu, giá cả một số
mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống trên thị trường chưa kịp thời,

chưa đồng bộ, kém hiệu quả, dẫn tới tình trạng đầu cơ tăng giá.
- Những hạn chế, yếu kém trong cơ cấu, chất lượng, sức cạnh tranh của
hàng xuất khẩu Việt Nam (chủ yếu xuất nguyên liệu, nông sản chưa qua chế
biến sâu; sản phẩm công nghiệp phần lớn là gia công, lắp ráp trên cơ sở nguyên
liệu, phụ tùng, thiết bị nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp) chậm được khắc phục,
bộc lộ sự yếu kém rõ hơn khi nền kinh tế thế giới có biến động, đồng USD mất
giá, lãi suất cho vay trong nước cao...

6

×