Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

BAN CO BIET VE SONG THAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.17 KB, 30 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ THIỆT HẠI
Mở đầu
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các tai
họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi lửa… Trong
các tai họa thiên nhiên đó, có lẽ động đất là tai họa khủng khiếp nhất, bởi vì chỉ
trong vài giây đồng hồ cả một thành phố có thể bị sụp đổ hoàn toàn, cả một khu vực
có thể bị sụt lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi dòng do hậu quả của
những trận động đất cực mạnh. Điều đáng sợ hơn là cho đến nay khoa học và kỹ
thuật đương đại vẫn chưa dự báo chính xác thời điểm và địa điểm động đất sẽ xảy
ra. Do đó, con người chưa có biện pháp phòng chống chủ động đối với từng trận
động đất, như phòng chống bão hay lũ lụt. Đề cập đến động đất chúng ta phải nói
đến sóng thần, một tai họa thiên nhiên có liên hệ trực tiếp với động đất xảy ra trong
lòng đất dưới đáy biển và đại dương. Sóng thần cũng có thể tàn phá những khu vực
rộng lớn ven bờ biển, nhưng nếu cảnh báo kịp thời cho những vùng bị đe dọa,
chúng ta có thể giảm nhẹ đáng kể thiệt hại. Đối với tai họa động đất, tuy chưa thể
dự báo chính xác, nhưng chúng ta vẫn có các giải pháp hạn chế thiệt hại do động đất
gây ra.
Ngày nay, đối với những người không nghiên cứu động đất, dường như động đất
xảy ra ngày càng nhiều và gây thảm hoạ ngày càng lớn. Thực ra, ấn tượng đó không
đúng hay không hoàn toàn đúng. Hiện nay các nhà địa chấn học có rất nhiều trạm
ghi động đất (tất nhiên vẫn chưa đủ và phân bố chưa đều khắp!) có khả năng ghi
nhận các trận động đất với các cường độ khác nhau, trong đó có những động đất mà
con người không cảm thấy được. Những thông tin về động đất như vậy được đưa
lên các trang báo, lên các bản tin phát thanh, truyền hình, lên mạng internet. Và điều
đó đã tạo cho công chúng ấn tượng về “sự nổi loạn” của hiện tượng động đất trong
thời gian mấy thập niên gần đây. Mặt khác, từ những năm 50 của thế kỷ 20, tiến
trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ hầu như ở tất cả các quốc gia,
nên động đất gây ra những thiệt hại to lớn cũng là điều dễ hiểu, nếu động đất xảy ra


tại vùng đô thị có mật độ dân cư cao.
Theo các kết quả thống kê tỉ mỉ của các nhà địa chấn, hằng năm trên toàn địa cầu
xảy ra hơn 1 triệu trận động đất với các độ mạnh khác nhau, trong số đó có khoảng
100 ngàn động đất con người cảm nhận được, 100 trận động đất gây tác hại và chỉ 1
trận động đất gây thảm họa lớn, nghĩa là cứ nữa phút xảy ra một động đất. Có thể
nói động đất yếu xảy ra ở mọi nơi trên địa cầu, vì lòng đất không lúc nào yên tĩnh.
Tuy nhiên động đất mạnh có khả năng gây thiệt hại chỉ tập trung trong những đới
nhất định. Đó là những đới phân cách các địa khối đang vận động tương đối với
nhau. Nói khác đi, nguy cơ động đất khác nhau đối với các vùng khác nhau. Và điều
này cũng đúng đối với nguy cơ sóng thần, bởi vì sóng thần là “sản phẩm phụ” của
những động đất mạnh trên biển và đại dương.
Tập tài liệu này nhằm giới thiệu những hiểu biết chính về động đất và sóng thần, về
động đất trên thế giới và ở nước ta và về các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện nhằm
giảm nhẹ thiệt hại do động đất và sóng thần gây ra. Tài liệu được sự cố vấn chuyên
môn của GS Lê Minh Triết – Phân viện Vật lý tại TPHCM và GS.Nguyễn Đình
Xuyên – Viện Vật lý Địa cầu, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo ngoại
khoá cho học sinh các trường tiểu học, trung học và làm tài liệu phổ biến kiến thức
cho quần chúng đông đảo.
Chương I
ĐỘNG ĐẤT – NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN
Không kể những động đất rất yếu, con người không cảm nhận đựơc, nói chung động
đất là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm, đôi khi là thảm họa đối với đời sống xã hội
và con người. Do đó, động đất đã được con người chú ý nghiên cứu từ xa xưa. Các
cuốn sử Trung hoa đã bắt đầu ghi nhận các trận động đất từ khoảng 3000 năm nay.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử khoa học, vào năm 132 nhà khoa học cổ Trung hoa
tên là Trương Hành đã chế tạo được một máy đo cho phép xác định hướng tới của
động đất. Ở Nhật Bản, trong danh mục các trận động đất đã xảy ra, trận đầu tiên
được ghi xảy ra vào năm 416 trước Công nguyên và từ năm 1600 đã mô tả khá chi
tiết các đặc trưng của động đất. Ở Châu Âu mãi đến thế kỷ 17 mới có mô tả động
đất. Tuy động đất đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng bộ môn địa chấn học, môn

khoa học của vật lý địa cầu chuyên nghiên cứu động đất mới thực sự hình thành và
phát triển từ cuối thế kỷ 19 đến nay, nhờ sự phát triển kỹ thuật đo đạc và các phát
triển lý thuyết đàn hồi củavật rắn.
1. Động đất là gì ?
Nói một cách đơn giản, động đất là những rung động của mặt đất, mạnh yếu khác
nhau và cảm nhận đựơc trên một vùng rộng. Chúng ta có thể so sánh động đất với
vụ nổ bên trong lòng đất. Nhưng nói theo ngôn ngữ khoa học, thì động đất là sự giải
thoát đột ngột một lượng năng lượng lớn tích tụ trong một thể tích nào đó bên trong
Trái đất. Thể tích tích tụ năng lượng đó gọi là vùng chấn tiêu hay lò động đất và tâm
của vùng gọi là chấn tiêu. Vị trí hình chiếu trên bề mặt của Trái đất, nằm ngay trên
chấn tiêu gọi là chấn tâm. Khoảng cách giữa chấn tiêu và chấn tâm gọi là độ sâu
chấn tiêu (hình 1 ).
Thời gian để năng lượng giải thoát tại vùng chấn tiêu rất ngắn, tính bằng giây, nên
ta coi động đất gần như là một sự bùng nổ tức thời. Bên ngoài vùng chấn tiêu các
biến dạng của môi trường đất đá được truyền đi dưới dạng sóng đàn hồi và được gọi
là sóng động đất. Chịu tác động của sóng động đất đến bề mặt, mặt đất sẽ rung
động. Biên độ của các rung động nói chung nhỏ cỡ phần mười milimet và chu kỳ
rung động nằm trong khoảng 1/100 đến 100 giây. Do đó để ghi các rung động này
các máy ghi động đất phải có bộ phận khuếch đại. Sóng động đất truyền năng lượng
động đất đến các vị trí trên mặt đất (tất nhiên năng lượng sẽ giảm dần !). Đường nối
các điểm có năng lượng động đất như nhau biểu thị qua cấp động đất (xem mục 2 )
gọi là đường đẳng chấn.
Các trận động đất tự nhiên có thể chia thành 3 nhóm.
a- Các rung động xuất hiện do hiện tượng sụt lở các lỗ rỗng trong vỏ Trái đất.
b- Động đất gây ra do núi lửa phun trào.
c- Động đất gây ra do các quá trình, các vận động bên trong Trái đất làm tích tụ
năng lượng tại vùng phát sinh động đất và được gọi là động đất kiến tạo.
Năng lượng của hai loại động đất a và b thường nhỏ và gây ảnh hưởng trên phạm vi
hẹp, cho nên trên 90% các trận động đất quan trắc được đều thuộc loại động đất
kiến tạo. Ngày nay, khi nghiên cứu nguyên nhân động đất, các nhà địa chấn tập

trung trí tuệ vào việc làm sáng tỏ bản chất của các quá trình diễn ra trong lòng đất
đã dẫn đến sự tích tụ năng lượng gây ra động đất.
Ngoài cách phân loại động đất theo nguyên nhân trực tiếp nêu trên, các nhà địa chấn
còn phân loại động đất theo độ sâu chấn tiêu:
- Động đất nông hay động đất mặt có độ sâu chấn tiêu nhỏ hơn 70 km tính từ mặt
đất.
- Động đất trung gian có độ sâu chấn tiêu nằm trong khoảng 70-300 km.
- Động đất sâu có độ sâu chấn tiêu nằm trong khoảng 300-720 km. Cho đến nay các
nhà địa chấn chưa quan trắc được trận động đất nào có độ sâu chấn tiêu vượt quá
720km.Theo kết quả nghiên cứu thống kê, động đất sâu ít xảy ra và thường tập
trung ở những vùng hẹp, mà chủ yếu là vùng Thái bình dương. Nếu phân tích theo
tổng năng lượng do động đất giải toả trên toàn địa cầu, thì động đất nông chiếm
khoảng 85%, động đất trung gian chiếm 12%, còn động đất sâu chỉ chiếm 3%.
Khi động đất xảy ra bên dưới đáy đại dương, thì trên mặt đại dương có thể xuất hiện
các sóng có bước sóng rất dài. Sự xuất hiện loại sóng này là do sự sụt lún hay nâng
lên của đáy đại dương do tác động của động đất và có thể tàn phá dải ven bờ (có khi
cách tâm động đất hàng chục ngàn kilômet). Hiện tượng tạo sóng này gọi là sóng
thần, mà chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong chương III của tập tài liệu này.
2. Cấp động đất và độ lớn.
Hai cách phân loại động đất trình bày trong mục 1 không cho chúng ta ý niệm cụ
thể về sự rung động trên mặt đất và tác động của động đất lên các công trình xây
dựng trên mặt đất, cũng như không cho phép so sánh các trận động đất. Vì thế các
nhà địa chấn đã đưa ra các đơn vị đo đánh gía biểu hiện trên mặt đất của động đất
và đánh giá năng lượng giải toả của động đất. Hai loại đơn vị thường dùng là cấp
động đất và độ lớn (magnitude).
Cấp động đất I:
Cường độ chấn động mà động đất gây ra trên mặt đất được đánh giá theo các thang
phân bậc mức độ tác động của động đất đối với các kiểu nhà cửa, công trình, đồ vật,
con người và biến dạng mặt đất.
Hiện nay, trừ ở một vài quốc gia, trên thế giới đều sử dụng thang 12 cấp để đánh giá

cường độ chấn động. Ở Bắc Mỹ người ta dùng thang 12 cấp gọi là thang Mercalli
cải biến MM (Modified Mercalli Scale). Liên Xô, các nước Châu Âu và nước ta sử
dụng thang 12 cấp gọi là thang MSK-64, được Hội đồng địa chấn Châu Au thông
qua năm 1964 ( M,S,K là 3 chữ cái đầu của tên các tác giả xây dựng thang cấp động
đất này: Medvedev ( Liên Xô ), Sponhauer (Đức), Karnik (Tiệp)). Thang MM sử
dụng ở Bắc Mỹ và thang MSK-64 nói chung trùng nhau. Thang MSK đã được bổ
sung nhiều lần từ năm 1964 và năm 1992 Đại hội đồng địa chấn Châu Au họp ở
Praha đã thông qua để áp dụng dưới tên “Thang cấp động đất Châu Au” EMS
(European Macroseismic Scale 1992). Một số nước Châu Âu như Ý, Thụy Sĩ sử
dụng thang 10 cấp thành lập từ cuối thế kỹ 19. Ở Nhật Bản người ta sử dụng thang
JMA chỉ gồm có 7 cấp.
Dưới đây là các đặc trưng chủ yếu của các cấp động đất trong thang cấp độ mạnh
động đất quốc tế MSK-1964. Thang cấp động đất này được xây dựng dựa trên tập
hợp các biểu hiện của tác động của động đất lên con người và ngoại cảnh, lên công
trình các loại và lên hiện tượng tự nhiên.
Cấp I – Động đất không cảm thấy, chỉ có máy mới ghi nhận được.
Cấp II – Động đất ít cảm thấy (rất nhe). Trong những trường hợp riêng lẻ, chỉ có
người nào đang ở trạng thái yên tĩnh mới cảm thấy được.
Cấp III – Động đất yếu. Ít người nhận biết được động đất. Chấn động y như tạo ra
bởi một ô tô vận tải nhẹ chạy qua.
Cấp IV – Động đất nhận thấy rõ. Nhiều người nhận biết động đất, cửa kính có thể
kêu lạch cạch.
Cấp V – Thức tỉnh. Nhiều người ngủ bị tỉnh giấc, đồ vật treo đu đưa.
Cấp VI – Sợ hãi. Đa số người cảm thấy động đất, nhà cửa bị hư hại nhẹ, lớp vữa bị
rạn.
Cấp VII – Hư hại nhà cửa. Đa số người sợ hãi, nhiều người khó đứng vững, nứt lớp
vữa, tường bị rạn nứt.
Cấp VIII – Phá hoại nhà cửa. Sợ hãi và khủng khiếp, ngay người lái ô tô cũng lo
ngại, tường nhà bị nứt lớn, mái hiên và ống khói bị rơi.
Cấp IX – Hư hại hoàn toàn nhà cửa. Khủng khiếp hoàn toàn, một số nhà bị sụp đổ,

tường, mái, trần bị sập, nền đất có thể bị nứt rộng 10 cm.
Cấp X – Phá hoại hoàn toàn nhà cửa. Nhiều nhà bị sụp đổ, nền đất có thể bị nứt
rộng đến 1 mét.
Cấp XI – Thảm họa. Nhà xây tốt, cầu, đập nước và đường sắt bị hư hại nặng, mặt
đất bị biến dạng, vết nứt rộng, sụp đổ lớn ỏ núi.
Cấp XII – Thay đổi địa hình. Phá huỷ mọi công trình ở trên và dưới mặt đất, thay
đổi địa hình trên diện tích lớn, thay đổi cả dòng sông, nhìn thấy mặt đất nổi sóng.
Tóm lại, cơ sở để xác định cấp động đất từ I đến IV là dựa vào sự cảm nhận của con
người; từ V đến IX dựa vào mức độ phá huỷ các công trình xây dựng, còn từ X đến
XII dựa vào mức độ huỷ hoại và biến dạng của mặt đất.
Để tránh sai số lớn trong việc xác định cấp động đất dựa trên các đánh giá định tính
và mang tính chủ quan của người khảo sát, ta phải thống kê, phân tích và so sánh
với băng ghi địa chấn thu được ở các trạm động đất (nếu có) ở trong vùng xảy ra
động đất.
Nhờ thang cấp động đất MSK-64 nêu trên các nhà nghiên cứu động đất có thể xác
định cấp động đất của các trận động đất xảy ra trong quá khứ xa và được mô tả
trong các tài liệu lịch sử. Đối với mỗi trận động đất, chấn động tại chấn tâm có cấp
động đất lớn nhất và thường được ký hiệu là I0 và cấp động đất I giảm dần khi ra xa
chấn tâm. Thí dụ, trận động đất xảy ra vào ngaỳ 8-11-2005 ở ngoài khơi Vũng Tàu
đã gây chấn động tại chấn tâm cấp VII (I¬0 = 7), nhưng tại TP. Hồ Chí Minh chỉ
gây chấn động cấp IV (I¬ = 4 ).
Liên quan trực tiếp đến cấp động đất I, một đặc trưng quan trọng của đọng đất là gia
tốc dao động của nền đất. Đại lượng này cho chúng ta quan niệm rõ ràng nền đất
rung động như thế nào dưới tác động của sóng động đất truyền đến địa điểm khảo
sát. Để đo gia tốc nền các nhà địa chấn sử dụng đơn vị gia tốc trọng lực g (980
cm/s2) hoặc cm/s2. Các nhà thiết kế công trình cần biết giá trị gia tốc nền tại địa
điểm xây dựng để đưa ra các giải pháp chống động đất, phòng khi động đất có thể
xảy ra. Gia tốc theo phương nằm ngang luôn luôn lớn hơn gia tốc theo phương
thẳng đứng. Do đó rung động ngang nguy hiểm hơn rung động thẳng đứng. Các nhà
địa chấn nghiên cứu quan hệ định lượng giữa cấp động đất và các tham số vật lý đặc

trưng cho dao động nền: gia tốc (a), vận tốc (v) và biên độ (A) và cho kết quả dưới
đây:
a- Gia tốc của đất đối với chu kỳ dao động từ 0,1 đến 0,5 giây (s)
v- Tốc độ của đất đối với chu kỳ từ 0,5 đến 2s.
A- Biên độ của tâm khối lượng con lắc có chu kỳ dao động riêng 0,25s.
2.2. Độ lớn của động đất M .
Dựa vào thang cấp động đất nêu trên chúng ta chỉ có thể xác định mức độ tác động
của động đất lên bề mặt trái đất, mà chưa cho thông tin gì về sức mạnh hay đúng
hơn là năng lượng mà trận động đất phát ra và truyền vào môi trường xung quanh
vùng chấn tiêu dưới dạng sóng đàn hồi. Để nghiên cứu đặc trưng của từng trận động
đất và nhất là khi phải so sánh các trận động đất xảy ra ở các vùng khác nhau, các
nhà địa chấn phải tìm một đơn vị đo động đất khác. Đơn vị đo này chỉ phụ thuộc
vào năng lượng ban đầu giải toả tại chấn tiêu, mà không phụ thuộc tác đọng của
động đất tại mỗi điểm quan trắc. Năm 1935, C.F.Richter, nhà địa chấn Mỹ đã đưa ra
đơn vị như vậy và gọi là độ lớn hay còn gọi là độ Richter, ký hiệu bằng M. Ngày
nay các nhà địa chấn sử dụng thang độ Richter để phân hạng động đất về độ lớn.
Theo định nghĩa của Richter, độ lớn M của một trận động đất là logarit cơ số 10 của
biên độ lớn nhất của dao động nền đất đo bằng micron (một phần ngàn milimet) trên
băng ghi của máy đo chuẩn đặt cách chấn tâm 100 km. Những năm 30 của thế kỷ
trước các trạm địa chấn ở Mỹ phần lớn sử dụng máy ghi Wood-Anderson có độ
khuếch đại lớn nhất là 2800 lần, chu kỳ dao động riêng là 0,8 giây và hệ số tắt dần
là 0,8, nên máy chuẩn ở đây nên hiểu là máy Wood-Anderson. Trên thực tế điều
kiện đặt trạm cách chấn tâm 100 km không thể thoả mãn, vì chúng ta chưa biết động
đất xảy ra tại đâu, nên các nhà địa chấn phải tiến hành các tính toán phức tạp để qui
về khoảng cách chấn tâm 100 km. Ngoài ra, các nhà địa chấn còn phải qui giá trị
biên độ lớn nhất ghi trên các loại máy khác nhau về máy ghi chuẩn theo định nghĩa
của Richter.
Về mặt lí thuyết thang độ Richter không có cận trên (trị số lớn nhất) và không có
cận dưới (trị số nhỏ nhất). Nhưng cho đến nay các nhà địa chấn mới xác định đựơc
trị số M lớn nhất là 9,0, của trận động đất xảy ra ngày 25 tháng 12 năm 2004 tại

vùng Sumatra (Indonesia) và gây ra đợt sóng thần khủng khiếp làm cho khoảng 200
ngàn người thiệt mạng.
Qua phần trình bày ở trên chúng ta đã thấy cấp động đất ( I ) và độ lớn ( M ) là hai
đại lượng khác nhau, giữa chúng không có mối quan hệ trực tiếp, vì phụ thuộc vào
độ sâu chấn tiêu. Chúng ta không thể nói M = 6 tương đương với I¬0 ( tại chấn
tâm ) = 7 hay 8. Đối với các vùng khác nhau sự liên hệ này sẽ khác nhau. Người ta
thường biểu diễn mối quan hệ giữa M và I0 bằng biểu thức gần đúng
βM + αM = aI0 +b, hoặc I0 =
= 1,7, đối với vùng Trung Âu a = 0,5, b = 1,8.α = -2,2 , βCác hệ số a và b được xác
định bằng thực nghiệm riêng cho từng vùng. Thí dụ ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô
cũ người ta xác định
2.3 Năng lượng động đất và độ Richter M
Độ Richter M liên quan chặt chẽ với năng lượng giải toả tại vùng chấn tiêu. Chỉ một
phần nhỏ năng lượng này được truyền đến mặt đất dưới dạng sóng đàn hồi mà
chúng ta gọi là sóng động đất. Chính các sóng này làm nền đất dao động và gây hư
hại đối với các công trình xây dựng trên mặt đất; và do đó chúng ta coi năng lượng
truyền qua môi trường xung quanh chấn tiêu và ghi nhận được trên mặt đất là năng
lượng động đất E. Năng lượng động đất mới thực sự biểu thị độ lớn của động đất.
Tuy nhiên xác định năng lượng động đất là công việc khó khăn và phức tạp. Bởi
vậy các nhà địa chấn thường đánh giá năng lượng động đất theo độ Richter dựa vào
công thức tương quan thực nghịêm giữa năng lượng động đất E và độ Richter M.
Công thức thực nghiệm sau đây, do hai nhà địa chấn nổi tiếng Gutenberg và Richter
thiết lập (* )
lg E = 11,8 + 1,5 MS
lg E = 5,8 + 2,4 Mb
được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu về động đất .
Để hình dung cụ thể hơn về độ Richter, chúng ta có thể đưa ra so sánh sau: năng
lượng của trận động đất mạnh 7,3 độ Richter tương đương với năng lượng nổ của
quả bom 50 triệu tấn thuốc nổ TNT; trận đọng đất 8,5 độ Richter đã từng xảy ra
năm 1950 trong dãy Hymalaya có năng lượng tương đương với năng lượng của

100.000 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima tháng 8 – 1945; Trận
động đất mạnh M = 8,9 xảy ra năm 1950 ở vùng phía đông Nhật Bản đã làm cho
đáy biển sụt xuống 400 mét.
Năng lượng động đất là năng lượng toả ra của động đất nên nó cho chúng ta ý niệm
về khả năng tàn phá của động đất rõ ràng hơn là độ Richter. Động đất 8,0 độ Richter
nguy hiểm hơn động đất 7,0 độ Richter đến 35 lần chứ không phải 10 lần. Năng
lượng của trận động đất 8,0 độ Richter tương đương với năng lượng của 2.800.000
lần 4,0 độ Richter.
(*) Sóng động đất truyền xuyên qua lòng đất gọi là sóng khối, độ Richter xác định
đối với sóng khối ký hiệu Mb. Sóng động đất truyền trên mặt đất từ chấn tâm gọi là
sóng mặt, độ Richter xác định theo sóng mặt được ký hiệu MS.
3 - Hoạt động địa chấn toàn cầu.
Trên hành tinh của chúng ta, không có vùng nào chưa từng xảy ra động đất trong
suốt lịch sử văn minh của nhân loại, còn những rung đọng nhỏ được gọi là “vi địa
chấn” thì hầu như xảy ra thường xuyên tại bất cứ điểm nào trên mặt đất. Hằng năm,
Trung tâm địa chấn quốc tế thu thập kết quả xác định chấn tâm của 30.000 trận
đọng đất ghi được tại tất cả các trạm động đất trên toàn thế giới. Căn cứ vào kết quả
đánh giá độ lớn Richter và qui mô ảnh hưởng của các trận động đất, các nhà địa
chấn đã chia các động đất làm 5 loại sau:
- Động đất tai biến có qui mô hành tinh M 8
- Động đất mạnh qui mô khu vực 7 M < 8
- Động đất mạnh qui mô địa phương 6 M < 7
- Động đất địa phương cường độ trung bình 5 M < 6
- Động đất địa phương yếu thường
không gây thiệt hại đáng kể 4 M < 5
Những động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi, mà thường tập trung ở những
vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.
3.1. Bản đồ phân bố chấn tâm trên toàn địa cầu
Gutenberg và Richter, hai nhà địa chấn Mỹ nổi tiếng đã lập bản đồ phân bố chấn
tâm của các trận động đất ghi nhận được trong 50 năm đầu năm đầu thế kỷ XX.

Nhờ sự phát triển nhảy vọt của địa chấn học trong những năm 60, các nhà địa chấn
đã lập bản đồ phân bố chính xác vị trí của các chấn tâm. Cho đến nay bản đồ do
M.Barazangi và J. Dorman thành lập dựa trên số liệu của 30.000 trận động đất được
coi là bản đồ hoàn chỉnh nhất (hình 2). Trên bản đồ chấn tâm được đánh dấu bằng
một chấm đen.
Từ bản đồ phân bố chấn tâm chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy động đất không xảy
ra đều khắp mọi nơi trên Trái đất, mà chủ yếu tập trung vào các đới sau đây:
a. Vành đai động đất Thái bình dương
Đây là đới hoạt động địa chấn mạnh nhất. Nếu đánh giá về mặt năng lượng động
đất, thì khoảng 75 – 80% tổng năng lượng động đất đã giải tỏa tại đới này. Nhìn
trên bản đồ chúng ta thấy đới này bao cả ven bờ Thái bình dương, nên gọi là vành
đai động đất Thái Bình Dương. Ơ phía Tây Thái Bình Dương, từ Nhật Bản đới động
đất chia làm 2 nhánh chính. Đài Loan và quần đảo Philipin nằm trong nhánh gần rìa
phía Đông của lục địa Châu Á.
Các trận động đất có chấn tâm ở đáy đại dương xảy ra trên vành đai động đất Thái
Bình Dương là nguyên nhân trực tiếp gây ra những cơn sóng thần tàn phá nhiều
vùng bờ biển hai bờ Thái Bình Dương.
b. Đới động đất Địa trung hải – Xuyên Á hay còn gọi là đới Alp – Hymalaya.
Đới động đất này kéo dài từ Bắc Phi, ngang qua vùng Hymalaya và nối với vành đai
Thái bình dương tại vùng quần đảo Indonesia. Theo tính toán của các nhà địa chấn
15-20% năng lượng động đất trong một năm thuộc về đới động đất này.
c. Đới động đất ngầm dưới sống núi giữa các đại dương.
Tại đới này thường xảy ra các trận động đất yếu hơn so với hai đới hoạt động địa
chấn kể trên. Chỉ khoảng 3 -7% năng lượng trung bình năm của các trận động đất
được giải toả tại đới này.
Nói tóm lại, động đất chủ yếu xảy ra tại 3 đới hoạt động địa chấn. Phần lớn bề mặt
của Trái đất được xếp vào loại không có động đất thường xuyên. Tất nhiên, chúng
ta không nên coi kết luận này là qui luật có ý nghĩa tuyệt đối. Thực tế, tại các vùng
được xếp vào khối không động đất vẫn có những động đất mạnh xảy ra, nhưng năng
lượng động đất giải toả trên toàn khối này chỉ khoảng 1%.

Các nhà địa chấn còn nghiên cứu độ sâu chấn tiêu của các trận động đất và rút ra kết
luận: tại đới giữa đại dương hầu như chỉ có các động đất có độ sâu chấn tiêu nhỏ
hơn 100 km, các động đất sâu chủ yếu tập trung ở vành đai Thái bình dương và đới
Địa trung hải – Xuyên Á.
3.2 Kiến tạo mảng và các đới động đất
Động đất xảy ra ở nơi mà ứng suất được tích lũy từ các quá trình bên trong Trái đất
vượt quá giới hạn chịu đựng của môi trường đất đá. Nhưng câu hỏi được đặt ra: Tại
sao trên toàn địa cầu hoạt động địa chấn mạnh chỉ tập trung chủ yếu ở một số đới
như đã trình bày ở trên?
Sự phân bố động đất theo các đới hoạt động địa chấn chắc chắn không phải là hiện
tượng ngẫu nhiên. Tuy nhiên mãi đến những năm 60 của thế kỷ 20 các nhà địa chấn
mới có thể giải thích dựa trên thuyết kiến tạo mảng hay còn gọi là thuyết mới về
kiến tạo toàn cầu. Thuyết kiến tạo mảng là một lý thuyết tổng hợp các ngành khoa
học về Trái đất, có khả năng giải thích một cách thống nhất các hiện tượng địa chấn
và vật lý địa cầu, trong đó các hiện tượng động đất, xảy ra với qui mô hành tinh.
Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng có thể tóm tắt như sau:
a. Thạch quyển – lớp vỏ bọc bên ngoài của Trái đất, tương đối rắn và giòn – không
phải là khối nguyên vẹn, mà bao gồm một số không lớn các mảng thạch quyển được
gọi là mảng kiến tạo (hình 3) có kích thước thay đổi từ vài trăm đến vài ngàn
kilomet cụ thể là gồm 12 mảng kiến tạo chính: mảng Nam cực, mảng Châu Phi,
mảng Á – Au, mảng An Độ, mảng Châu Uc, mảng Arập, mảng Philippin, mảng Bắc
Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Thái bình dương, mảng Nazca và mảng Cocos. Ranh
giới phân chia các mảng không trùng với ranh giới phân cách các châu lục và các
đại dương.
b. Các mảng kiến tạo dịch chuyển nằm ngang đối với nhau với các tốc độ khác
nhau, trung bình vài chục milimet trong một năm. Tốc độ dịch chuyển giữa mảng
Nam Mỹ và mảng Nazca khoảng 80 milimet/năm, còn tốc độ dịch chuyển giữa
mảng Thái bình dương và mảng Nazca lên đến 160 milimet/năm. Dịch chuyển
tương đối giữa các mảng kiến tạo diễn ra ít nhất từ khoảng 200 triệu năm nay. Sự
dịch chuyển này là nhân tố quyết định trong lịch sử địa chất của Trái đất, tuy

nguyên nhân của các lực gây ra sự dịch chuyển còn chưa được giải thích đầy đủ.
c. Hoạt động kiến tạo, hoạt động địa chấn, hoạt động núi lửa chủ yếu tập trung tại
ranh giới của các mảng kiến tạo: Các đới hoạt động địa chấn mạnh trùng với ranh
giới giữa các mảng. Gần 95% xảy ra tại ranh giới của các mảng. Đặc điểm của các
quá trình hoạt động này tuỳ thuộc vào kiểu ranh giới: tách xa, tiến đến gần nhau hay
cắt trượt lên nhau.
d. Khi hai mảng tiến đến gần nhau thì phần đại dương của một mảng sẽ hút chìm
xuống mảng kia và nơi đây hoạt động địa chấn là mạnh nhất. Vành đai động đất
Thái bình dương xuất hiện do chính quá trình này. Tại vành đai này hoạt động núi
lửa cũng mạnh nhất, nên vành đai Thái bình dương đôi khi được gọi là được gọi là
“vòng cung lửa”.
Quá trình hút chìm của các mảng được bù trừ với quá trình gia tăng lớp vỏ mới ở
các đới tách dãn, nên thể tích chung của Trái đất hầu như không thay đổi.
4. Dự báo và phòng chống động đất
Dự báo và phòng chống các tai hoạ thiên nhiên, nhất là đối với động đất, không chỉ
là trách nhiệm của các nhà địa chấn và các chuyên gia của nhiều ngành kỹ thuật có
liên quan, mà còn là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Các nhà khoa học và các
chuyên gia kỹ thuật đã tốn rất nhiều công sức và trí tuệ, đặc biệt là ở Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc và Liên Xô, cho hoạt động nghiên cứu dự báo động đất, nhưng đến nay
vấn đề cấp bách và phức tạp này vẫn chưa giải quyết được. Dự báo động đất có
nghĩa là phải trả lời được: Động đất xảy ra tại đâu? Mạnh đến cỡ nào? Và khi nào?
Trong 3 câu hỏi đó, câu hỏi thứ ba là quan trọng nhất và cũng khó trả lời nhất. Hai
câu hỏi đầu đã được giải quyết có hiệu quả nhờ các bản đồ phân vùng động đất và
phân vùng vi địa chấn. Các bản đồ đó cho chúng ta biết nơi đâu (chưa cho biết được
toạ độ chính xác!) và cường độ bao nhiêu, nếu động đất xảy ra. Cho đến nay chỉ có
một dự báo thành công mỹ mãn ở Trung Quốc, cụ thể là trận động đất xảy ra vào
ngày 4-2-1975 tại thành phố Hải Thành, tỉnh Liêu Ninh đã được báo trước 5 giờ 30
phút. Nhờ đó dù động đất rất mạnh (M = 7,3) phá huỷ hàng trăm toà nhà và nhà
máy, nhưng thiệt hại nhân mạng rất ít. Thực ra, các nhà địa chấn đã có các dự báo
đúng đối với một số trận động đất khác nữa, nhưng chưa đạt được mức chính xác

như trường hợp vừa kể. Để đưa ra các dự báo về các trận động đất sẽ xảy ra các nhà
địa chấn phải căn cứ vào một tập hợp các dấu hiệu đặc trưng của môi trường địa
chất, kể cả sự thay đổi bất thường trong hành vi của động vật trước khi có động đất.
Chúng ta có thể liệt kê các dấu hiệu quan trọng và đáng tin cậy như dưới đây:
- Sự xuất hiện các chấn động yếu trước khi có động đất mạnh.
- Sự dịch chuyển nhanh của vỏ trái đất, được xác định nhờ mạng trắc địa và đo đạc
từ vệ tinh.
- Sự thay đổi tốc độ truyền sóng động đất: trước khi động đất mạnh xảy ra tỉ số giữa
tốc độ sóng dọc và tốc độ sóng ngang có sự biến đổi.
- Sự thay đổi của từ trường trái đất và độ dẫn điện của đất đá.
- Sự thay đổi lượng và thành phần của các loại khí, đặc biệt là rađon và clo, thoát ra
trước khi xảy ra động đất.
- Sự thay đổi mực nước trong giếng và lỗ khoan. Mực nước dưới đất thường dâng
lên hoặc sụt xuống là dấu hiệu thể hiện rất rõ trước khi xảy ra trận động đất ở Hải
Thành, Liêu Ninh, Trung quốc.
Trong khi chưa có thể dự báo chính xác từng trận động đất, thì phân vùng động đất
được coi là cơ sở để đưa ra các giải pháp phòng chống động đất. Dựa trên kết quả
nghiên cứu các trận động đất xảy ra trong quá khứ, các điều kiện địa chất của một
vùng, các nhà địa chấn thành lập bản đồ phân vùng động đất. Trên bản đồ phân
vùng địa chấn vạch ra các đới phát sinh động đất, vạch ra các vùng, các dãi có khả
năng bị động đất có cường độ từ cấp VII trở lên (theo thang động đất MSK – 64).
Bản đồ phân vùng động đất cho một lãnh thổ, một khu vực là một căn cứ quan trọng
để thiết lập qui hoạch xây dựng các công trình trên mặt đất và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật phòng chống động đất.
Chương II
ĐỘNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
Nhìn vào bản đồ phân bố chấn tâm động đất toàn cầu đã giới thiệu trong chương I,
một số chuyên gia cho rằng động đất ở Việt Nam là không đáng kể. Một số khác
nhìn vào bình đồ kiến tạo phức tạp của vỏ trái đất ở Việt Nam với mạng lưới dày
đặc những đứt gãy (*) sâu lớn, một số chuyên gia khác lại cho rằng ở Việt Nam có

thể xảy ra những động đất thảm họa lớn hơn 7,5 độ Richter. Vậy sự thật thì động đất
đã xảy ra ở nước ta như thế nào và trong tương lai động đất mạnh có xảy ra hay
không? Nếu xảy ra thì mạnh đến mức nào? Và ở đâu? Chúng ta hãy tìm hiểu những
vấn đề đó dựa trên những hiểu biết tích luỹ được đến hôm nay.
1. Động đất xảy ra ở nước ta như thế nào?
Theo toàn bộ các nguồn tài liệu thu thập được từ năm 114 đến năm 2003 các nhà
địa chấn nước ta đã ghi nhận được 1645 trận động đất có độ lớn M 3 độ Richter.
Trước 1900, mặc dù chỉ có ít tài liệu lịch sử, nhưng vẫn phát hiện được nhiều trận
động đất mạnh. Năm 114 trận động đất cấp VIII (thang cấp động đất MSK – 64) đã
xảy ra ở quận Nhật Nam (khu bắc Đồng Hới – Quảng Bình ngày nay). Các trận
động đất cấp VII, cấp VIII đã xảy ở Hà Nội vào các năm 1277, 1278, 1285. Ở khu
vực Yên Định – Vĩnh Lộc – Nho Quan (thuộc tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình ngày
nay) đã xảy ra động đất cấp VIII vào năm 1635. Ở Nghệ An động đất cấp VIII đã
xảy ra vào năm 1821. Ở vùng Phan Thiết các trận động đất cấp VII đã xảy ra 1882,
1887. Và còn một số trận động đất khác.
Trước thế kỷ thứ 10, các tài liệu về động đất quá hiếm. Có thể các nhà chép sử
không ghi lại, hoặc tài liệu lịch sử không bảo tồn được đầy đủ và cũng có thể việc
sưu tầm chưa tiến hành triệt để. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng trứơc thế kỷ
thứ 10, việc biên chép lịch sử ở nước ta chủ yếu do các sử quan Trung Hoa đảm
nhiệm. Từ 1010, sau khi nước ta giành được độc lập tự chủ, người Việt Nam mới tự
viết lịch sử của mình, các sự cố thiên tai, trong đó có động đất, mới được ghi chép
đầy đủ hơn. Cũng cần lưu ý thêm rằng những tài liệu lịch sử vừa kể đều thuộc vùng
đồng bằng có người Kinh sinh sống đông đúc. Đối với các vùng núi chiếm phần lớn
lãnh thổ, chúng ta không có tài liệu lịch sử nào về động đất.
Từ 1900 đến nay các nhà địa chấn nước ta có điều kiện thu thập được nhiều tài liệu
về đọng đất qua các chuyến khảo sát thực địa, điều tra trong nhân dân, sưu tầm các
bản tin trên báo chí thế kỷ 20 và nhất là qua tài liệu quan sát bằng máy của mạng
lưới trạm động đất thế giới và nước ta. Trong thời gian ngắn này đã xác định được 2
trận động đất cấp VIII với độ lớn M = 6,7 – 6,8 độ Richter ở Điện biên (1935) và
Tuần giáo (1983), 17 trận động đất cấp VII với M = 5,0 – 5,9 độ Richter và 115 trận

động đất cấp VI – cấp VII với M = 4,5 – 4,9 độ Richter ở khắp các vùng lãnh thổ
nước ta.
Các trận động đất nêu trên đã gây chấn động cấp VI, cấp VII và cấp VIII trên một
diện tích rộng. Để minh họa chúng ta xem bản đồ đường đẳng chấn của trận động
đất Tuần giáo ngày 24 tháng 6 năm 1983 (hình 4)
Hình 4
(*) Nơi đứt đoạn của mội trường đất đá dẫn tới sự dịch chuyển tương đối ở hai bên.
Các trận động đất mạnh cấp VIII, cấp VII đã gây nhiều tác hại và hậu quả:
- Động đất xảy ra năm 114 ở khu vực Đồng hới ngày nay làm đất nứt xé ra dài hơn
trăm dặm(30 – 35 km). Nếu độ sâu chấn tiêu không sâu (10 – 15 km). Thì độ lớn
của trận động đất này ít nhất phải là 6 độ Richter (M = 6).
- Động đất xảy ra năm 1285 làm bia đá ở chùa Báo Thiên gãy làm đôi (chùa Báo
Thiên xây dựng năm 1057 tại vị trí nhà thờ lớn Hà Nội hiện nay). Theo đánh giá của
các nhà nghiên cứu độ lớn của trận động đất này vào cỡ 5,5 độ Richter. Năng lượng
động đất tuy không thật lớn, nhưng nền đất Hà Nội yếu, nên chấn động trở nên
mạnh (cấp VIII).
- Trận động đất năm 1635 ở huyện Vĩnh Phúc (Thanh Hoá) giáp với Nho Quan
(Ninh Bình) đã làm núi đổ xuống lấp cả đường đi, người và trâu bò không đi lại
được. Có thể so sánh trận động đất này với trận động đất ở Tuần giáo 1983 có độ
lớn 6,7 độ Richter.
- Trận động đất năm1821 xảy ra ở Nghệ An không gây hậu quả nghiêm trọng,
nhưng thực ra đó là trận động đất mạnh. Nhà của dân thời bấy giờ chủ yếu là nhà
tranh, một kiểu nhà chịu động đất rất tốt. Động đất làm nhà dân bị xiêu đi nhiều.
Hậu quả như vậy cũng giống như đối với động đất Tuần giáo 1983. Trận động đất
mạnh ở Tuần giáo làm hư hại nặng rất nhiều nhà xây, nhưng chỉ làm xiêu hoặc xê
dịch nhà sàn, nhà tranh.
- Những trận động đất cấp VII ghi nhận được trong lịch sử cũng gây một số hậu quả
đáng chú ý. Chẳng hạn, động đất ở Thừa Thiên (Huế) năm 1829 làm phía Bắc thành
bị sụt và rung động; động đất năm 1877 ở Bình Thuận làm nước sông dâng lên, nhà
ngói rung động mạnh; động đất ở Bình Thuận năm 1882 xảy ra ở bờ biển đã làm

sóng cuốn lên cao và có nhiều tiếng nổ trong gần một ngày.
Tác hại và các hậu quả của các trận động đất nêu trên đã được ghi lại trong các tài
liệu lịch sử. Đối với các tiêu chuẩn của thang cấp động đất MSK – 64 chúng ta chỉ
có thể ước lượng độ mạnh của các trận động đất trong quá khứ, và tất nhiên khó có
thể chính xác, như đối với các động đất xảy ra trong thế kỷ XX, được ghi bằng máy
và đánh giá hậu quả theo khảo sát thực địa.
2. Vài trận động đất điển hình ở nước ta
Ơ nước ta, nghiên cứu động đất theo đúng nghĩa chỉ bắt đầu từ cuối những năm 20
của thế kỷ 20, sau khi người Pháp thành lập trạm địa chấn ở Phù liễn gần thành phố
Hải Phòng. Chúng ta hãy tìm hiểu vài trận động đất điển hình được khảo sát khá
đầy đủ.
Động đất ở Điện Biên 1935
Động đất xảy ra lúc 23 giờ 22 phút ngày 1 tháng 11 năm 1935 ở phía đông nam thị
trấn (nay là thị xã) Điện Biên Phủ có độ lớn M = 6,75 độ Richter. Động đất này đã
gây hư hại nặng nhà xây ở thị trấn Điện Biên, còn ở Sơn La các tường nhà bị nứt nẻ.
Ở vùng chấn tâm đất nứt rộng đến 20 cm, có đoạn dài đến 50 m. Năm 1935 các nhà
địa chấn người Pháp đã vẽ các đường đẳng chấn. Về sau, năm 1966 các nhà địa
chấn nước ta đã dựa vào tài liệu điều tra thực địa đã xây dựng bản đồ cho thấy phạm
vi ảnh hưởng của trận động đất này (hình 5). Độ mạnh tại chấn tâm được đánh giá
I0 = 8 – 9 theo thang MSK – 64.
Đây là 2 trận động đất mạnh nhất ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta đã được phát
hiện bằng máy đo và điều tra thực địa. Hai trận động đất xảy ra ngày 12-4-1970 và
24-5-1972 ở phía Tây thị xã sông Cầu (Phú Yên). Chấn tâm của chúng chỉ cách
nhau 20 km theo phương kinh tuyến, nên khó tách riêng chấn động gây ra bởi các
trận động đất này. Các nhà địa chấn nước ta đã dựng bản đồ đẳng chấn chung cho 2
trận động đất này (hình 6 - Động đất ở Tuần giáo 24-6-1983)). Dựa vào số liệu thực
địa và quan trắc bằng máy, độ lớn của 2 trận động đất này vào cỡ M = 5,3 độ
Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 13 km.
0,2 độ Richter, cấp độ mạnh trong vùng chấn tâm I0 = 8 – 9 theo thang MSK – 64.
Động đất đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho thị trấn Tuần giáo:30% nhà gạch cấp 4

bị hư hại nặng, tường nứt rộng từ vài xentimet đến gần 10 cm. Chỉ nhà gỗ, nhà tre
mới ít bị hư hại. Động đất cũng gây hư hại nhẹ và vừa đối với nhà xây gạch ở các
thị xã Lai Châu, Điện Biên và một số nơi khác. Động đất này đã làm sụt lở lớn ở
các dãy núi trong vùng chấn tâm, vùi lấp 200 ha ruộng lúa trong thung lũng và
nhiều đoạn đường giao thông; đất nứt rộng đến 10 – 15 cm, kéo dài từng đoạn từ vài
chục mét đến vài trăm mét trên chiều dài gần 20 km; nhiều mạch nước bị mất đồng
thời xuất hiện nhiều mạch nước mới. Đá lở đã làm hàng chục người chết và bị
thương.∀Đây là sự kiện nổi bật trong hoạt động địa chấn hiện đại ở nước ta. Động
đất xảy ra lúc 14 giờ 18 phút trong vùng núi Phương Pi, cách thị trấn Tuần giáo (Lai
Châu) 11 km về phía Đông Bắc, độ lớn M = 6,7
Động đất Tuần giáo đã gây chấn động mạnh trên những vùng rộng lớn ở phía Tây
Việt Nam, đông bắc Lào và Nam Trung Quốc như chúng ta thấy trên bản đồ đường
đẳng chấn (hình 4). Sau kích động chính hàng loạt dư chấn đã xảy ra, dư chấn mạnh
nhất đã xảy ra ngày 15-7-1983 với độ lớn M = 5,4 độ Richter. Đá lở trong dư chấn
này đã làm 2 người thiệt mạng, nhiều ruộng lúa bị vùi lấp phải 8 tháng sau vùng
Tuần giáo mới trở lại yên tĩnh.
3. Động đất mạnh xảy ra ở đâu?
Như chúng ta đã biết trong chương I động đất mạnh chỉ xảy ra trong những đới nhất
định. Đó là những đới đứt gãy địa chất sâu hoạt động, phân cách các địa khối đang
vận động đối với nhau. Đứt gãy càng lớn, chuyển động của các địa khối theo đứt
gãy càng nhanh thì động đất xảy ra trong đới càng lớn, càng thường xuyên hơn. Ơ
nước ta cũng vậy, động đất mạnh hơn 4,0 độ Richter chỉ xảy ra trong những đới đứt
gãy sâu đang hoạt động.
Các nhà địa chấn nước ta đã nghiên cứu sự phân bố chấn tâm của các trận động đất
đã xảy ra và chỉ ra rằng động đất mạnh chủ yếu tập trung ở các vùng:
- Vùng sông Mã suốt từ thượng nguồn đến Thanh Hoá,
- Vùng sông Đà từ Lai châu đến Hoà Bình,
- Vùng sông Hồng – sông Chảy,
- Vùng Đông Triều từ Yên Thế – Nhã Nam đến Hòn Gai – Cẩm Phả,
- Vùng sông Cả – Rào Nậy

- Vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ
Muốn biết trong tương lai động đất mạnh còn xảy ra ở đâu nữa và có thể mạnh đến
mức độ nào, chúng ta cần biết mạng lưới đứt gãy kiến tạo ở nước ta. Trải qua quá
trình vận động kiến tạo mạnh và lâu dài, vỏ trái đất thuộc lãnh thổ nước ta đã bị chia
cắt thành nhiều đơn vị cấu trúc phân cách nhau bởi các đứt gãy sâu. Cách đây chừng
60 triệu năm, vỏ trái đất thuộc lãnh thổ nước ta đã bị chia thành các miền kiến tạo
khác nhau và chia các miền thành các đới khác nhau về đặc điểm, hướng và tốc độ
vận động như sau:
- Vùng rìa nền hoạt động Hoa Nam, chiếm phần đông bắc Việt Nam kể từ đứt gãy
sông Hồng. Các đới ven rìa vùng này dọc đứt gãy sông Hồng là nơi hoạt động kiến
tạo hiện đại diễn ra mạnh mẽ. Tại đây đã xảy ra các trận động đất cấp VII Lục Yên
(1953, 1954), Bắc Giang (1961)và nhiều động đất yếu hơn.
- Vùng uốn nếp Tây Bắc Việt Nam, trải rộng từ đứt gãy sông Hồng đến vùng đứt
gãy sông Cả. Hoạt động kiến tạo ở đây diễn ra mạnh mẽ và có đặc trưng riêng biệt.
Tương ứng, hoạt động địa chấn trong vùng cũng biểu hiện mạnh mẽ và khác biệt.
Những động đất mạnh nhất ở nước ta đều xảy ra ở vùng này, như động đất 1635 ở
Yên Định, động đất Điện biên 1935, động đất Tuần giáo 1983.
- Vùng uốn nếp Việt – Lào kéo dài từ Nghệ An đến Quảng Nam. Tại vùng này hoạt
động kiến tạo nói chung là yếu và cũng chỉ mới quan sát được động đất cấp VI.
- Địa khối Indosini, nối tiếp vùng uốn nếp Việt – Lào, kéo dài tới đứt gãy sông Hậu.
Đây là vùng nền, hoạt động kiến tạo tương đối bình ổn, trừ đới ven rìa phía đông
của vùng, nơi bị biến đổi mạnh trong kỷ địa chất hiện đại. Hoạt động địa chấn cũng
chỉ biểu hiện rõ ràng và tương đối mạnh ở đới ven rìa này. Nơi đây đã xảy ra nhiều
động đất cấp VII, như vậy động đất ở Phan Thiết (1887,1882), động đất núi lửa hòn
Tro, Phú Qúi (1923), động đất sông Cầu (1970,1972) và nhiều động đất ở vùng biển
Bình Thuận. Động đất kèm theo hoạt động núi lửa ở vùng biển Đông Nam của vùng
là một đặc điểm của vùng kiến tạo này.
Phần diện tích còn lại – Cà Mau ở phía Nam và Mường Tè ở phía Tây Bắc thuộc
vùng uốn nếp Thái Lan – Mã Lai. Hoạt động kiến tạo và biểu hiện động đất chỉ
mạnh mẽ ở đới Mường Tè.

Các vùng kiến tạo nêu trên lại bị chia cắt thành các đới nhỏ hơn, thường hẹp và kéo
dài theo phương cấu trúc địa chất bởi một mạng các đứt gãy sâu. Các đứt gãy ấy
chính là nơi có khả năng phát sinh động đất và được gọi là đứt gãy sinh chấn. Thực
tế, các động đất đã xảy ra đều phát sinh từ các đứt gãy sâu sinh chấn. Ở phía Nam,
địa khối Indosini bị cắt bởi nhiều đứt gãy sâu, trong đó đáng chú ý nhất là đứt gãy
sông Ba, Ba tơ – Củng Sơn, Tuy Hoà – Củ Chi, sông Sài Gòn và Vàm cỏ Đông. Ơ
vùng biển có đứt gãy kinh tuyến 1090, Thuận Hải – Minh Hải và nhiều đứt gãy ở
vùng biển Bình Thuận.
Nói chung, các đứt gãy sâu đều là nơi đọng đất mạnh có thể phát sinh. Đó là các
vùng phát sinh động đất hay còn gọi là vùng nguồn động động đất. Tuy nhiên để
xác định động đất mạnh nhất, tức động đất cực đại trong vùng nguồn các nhà địa
chấn phải nghiên cứu các đặc trưng của các đứt gãy và các động đất đã xảy ra. Theo
các kết quả nghiên cứu, vùng phát sinh động đất liên quan trực tiếp với hoạt động
của đứt gãy có bề rộng trung bình khoảng 10 km. Các nhà địa chấn nước ta đã xác
định bề rộng của vùng nguồn và bề dày của tầng sinh chấn ; và trên cơ sở đó xác
định động đất cực đại có thể xảy ra. Hình 7 giới thiệu sự phân bố các vùng phát sinh
động đất mạnh có M 5 độ Richter.
Các thông số địa chấn cơ bản của các vùng phát sinh động đất ở nước ta như sau:
- Các vùng Sơn La, sông Ma: động đất cực đại Mmax = 6,8 độ Richter, chấn động
cực đại ở chấn tâm I0 max = 8 -9 (theo thang MSK – 64), độ sâu chấn tiêu h =
23km.
- Các vùng sông Hồng – sông Chảy, sông Cả: Mmax 6,1 độ Richter, h = 17 km, I0
max = 8 (thang KSK – 64)
- Vùng Đông Triều: Mmax 6 độ Richter, h = 25 -30 km, I0 max = 7 (thang MSK –
64).
- Các vùng khác: Cao Bằng – Tiên Yên, sông Lô, Mường La – Bắc Yên, sông Đà,
Lai Châu - Điện Biên, Mường Tè, Mường Nhé, Rào Nậy, A lưới, Huế, Tam Kỳ –
Phước Sơn, Hưng Nhượng – Tà vi, Ba tơ – Củng sơn, sông Ba, ven biển Bình
Thuận, sông Hậu có động đất cực đại Mmax 5,5 độ Richter, h = 10 – 15 km, I0 max
= 7 (thang MSK – 64), tần suất lặp lại động đất thấp. Trong số các đứt gãy sinh

chấn ven biển Trung bộ và Nam Bộ, đứt gãy Thuận Hải – Minh Hải hoạt động
mạnh hơn cả. Và do đó động đất cấp VI, cấp VII đã quan sát thấy trong vùng đều
xảy ra trên đứt gãy này.
Về tần suất động đất, chúng ta thấy vùng Tây Bắc là nơi động đất xảy ra thường
xuyên nhất : khoảng 2 năm xảy ra một lần động đất cấp 6 với M 4,5 độ Richter, 5
năm xảy ra 1 lần động đất cấp 7 với M 5 độ Richter; 13 năm xảy ra 1 lần động đất
cấp 7 – 8 với M 5,5 độ Richter. Hơn 30 năm xảy ra 1 lân động đất cấp 8 với M 6 độ
Richter. Còn trên toàn lãnh thổ trung bình 6 năm có 5 lần động đất cấp 6 với M 4,5
độ Richter; 7 năm có 2 lần xảy ra động đất cấp 7 – 8 với M 5,5 độ Richter và 29
năm xảy ra 1 lần động đất cấp 8 với M 6 độ Richter.
4. Độ nguy hiểm động đất trên lãnh thổ Việt Nam
Chúng ta hiểu độ nguy hiểm động đất là khả năng gây nguy hiểm do động đất và
các hiện tượng liên quan như rung động nền đất, nứt và biến dạng mặt đất… Độ
nguy hiểm động đất được biểu thị bằng cương độ chấn động cực đại (cấp động đất,
gia tốc và vận tốc dao động nền, dịch chuyển nền ) có khả năng xảy ra. Độ nguy
hiểm động đất được đánh giá chủ yếu dựa theo tần suất và đại lượng đặc trưng của
các vùng động đất đã biết, cũng như dựa vào các điều kiện địa chất.
Từ bản đồ vùng nguồn động đất các nhà địa chấn dễ dàng tính được cường độ chấn
động do động đất trong các nguồn gây ra ở mọi địa điểm. Tính toán và vẽ bản đồ
phân bố cường độ chấn động ứng với các tần suất lặp lại động đất khác nhau ta sẽ
có bản đồ độ nguy hiểm động đất, mà thường nói gọn là bản đồ phân vùng động đất.
Hình 8 giới thiệu bản đồ nguy hiểm động đất cho toàn lãnh thổ nước ta thể hiện qua
cấp động đất cực đại Imax theo thang MSK – 64.
Bản đồ phân vùng chấn động cực đại là bản đồ phân chia lãnh thổ thành các vùng
có cùng cường độ chấn động Imax. Trên bản đồ này các vùng cấp VI và yếu hơn
không được phân chia. Ngoài ra, trong một số trường hợp chấn động có thể cao hơn
chấn động trong vùng tương ứng tới gần 0,5 cấp, thí dụ chấn động trong vùng cực
động của động đất ở các vùng đứt gãy Sơn la, sông Mã có thể đạt tới cấp 8 – 9.
Trên bản đồ phân vùng động đất cho toàn lãnh thổ Việt Nam phần lớn diện tích
thành phố Hồ Chí Minh nằm bên ngoài vùng cấp VII và chịu ảnh hưởng của động

đất cấp VII. Tuy nhiên bản đồ tỉ lệ nhỏ không thể phản ánh cường độ chấn động tại
các điểm khác nhau trên diện tích của thành phố. Do đó việc tiến hành phân vùng
nhỏ động đất là rất cần thiết. Bản đồ phân vùng nhỏ động đất là tài liệu cơ sở quan
trọng phục vụ cho công tác qui hoạch xây dựng nói riêng và phát triển kinh tế - xã
hội nói chung đối với thành phố Hồ Chí Minh.
Chương III
SÓNG THẦN
Có lẽ ở nước ta, người dân mới bắt đầu quan tâm đến nguy cơ sóng thần, sau trận
động đất mạnh tại Sumatra vào cuối năm 2004 (Indonesia) gây ra sóng thần khủng
khiếp, tàn phá nhiều dải ven biển từ Indonesia, Thái Lan, An Độ, Srilanca sang tận
Châu Phi và làm hơn hai trăm ngàn người thiệt mạng. Thực ra con người đã biết
đến tai họa thiên nhiên này từ thời cổ đại. Việc biến mất hòn đảo huyền thoại
Atlantis ở Địa Trung Hải được nhắc đến trong các tác phẩm của Platon, nhà tư
tưởng và nhà triết học Hy Lạp (429 – 348 trước Công Nguyên) có thể là hậu quả
của cơn sóng thần khủng khiếp. Tuy nhiên các nhà khoa học thật sự nghiên cứu
sóng thần chỉ sau khi môn địa chấn học ra đời và phát triển từ cuối thế kỷ 19 đến
nay, bởi vì sự xuất hiện sóng thần có liên quan trực tiếp với động đất xảy ra trên
biển và đại dương.
1. Sóng thần là gì ?
Nếu định nghĩa theo cách duy danh, thì sóng thần là đợt sóng biển cực mạnh có
đỉnh sóng cao hàng chục mét ập vào bờ, có khả năng tàn phá tất cả những vật cản
trên đường tiến và rút lui của sóng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng các biện pháp
phòng chống tai họa thiên nhiên này, chúng ta cần phải biết nguyên nhân gây ra
sóng thần và đặc điểm của chúng. Ngày nay, các nhà vật lý địa cầu khẳng định sóng
thần do một số động đất có chấn tâm nằm trên đáy biển hay đáy đại dương gây ra.
Tuy nhiên, sự dâng nước trong vịnh biển do bão tố hay thủy triều lớn gây ra đôi khi
cũng được xếp vào loại sóng thần. Có lẽ người ta xuất phát từ tên gọi sóng thần
trong tiếng Nhật đã trở thành thuật ngữ quốc tế (sóng thần theo tiếng Nhật gọi là
tsunami, có nghĩa là sóng trong hải cảng) để xếp sóng lớn do bão tố vào loại sóng
thần, mặc dù sóng thần và sóng do gió có các đặc trưng khác nhau.

Dựa vào các tham số sóng nêu trên chúng ta có thể nêu định nghĩa chính xác hơn về
sóng thần: Sóng thần là sóng biển gây tai biến, có chu kỳ dài và tốc độ truyền lớn,
xuất hiện chủ yếu do tác động của động đất (hay núi lửa hoạt động) dưới đáy biển.
Chúng ta đều biết (xem chương I), động đất chủ yếu tập trung ở vành đai động đất
Thái bình dương, nên quả thật theo thống kê chưa đầy đủ ở Thái bình dương (chủ
yếu ở vùng gần rìa lục địa) số lượng sóng thần ghi nhận được chiếm 75% tổng số
sóng thần đã biết. Ở Địa Trung Hải nằm trên đới động đất Địa Trung Hải – Xuyên
Á đã xảy ra 12% tổng số sóng thần quan sát được. Tuỳ thuộc khoảng cách tác động
tính từ nguồn phát sinh, sóng thần được chia làm 2 loại: sóng thần địa phương (sóng
thần gần) và sóng thần xa. Sóng thần địa phương biểu hiện dưới dạng sóng lớn trên
mặt biển và tàn phá những bờ biển gần. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các sóng
thần địa phương thường xảy ra ở biển Nhật Bản, Phillipin, Nam Mỹ và phần phía
Đông của Địa Trung Hải. Sóng thần xa truyền xuyên qua đại dương với tốc độ lớn.
Loại sóng này không giống sóng biển thông thường mà ta có thể nhìn thấy trên mặt
nước biển: mặt đầu sóng xuyên qua toàn bộ khối nước từ bề mặt đến tận đáy đại
dương. Những sóng thần như vậy được truyền đi với tốc độ thường khoảng 600 –
800 km/giờ. Khi tiến đến gần bờ năng lượng sóng tập trung trên mặt đầu sóng ngày
càng thu hẹp (do độ sâu của đại dương ngày càng giảm) và tạo ra sóng mặt rất cao
giống như sóng nhào (sóng bạc đầu) và tác động vào bờ giống như một bức tường
nước khổng lồ cao vút đổ sập lên bờ.
Động đất biển và cả phun trào núi lửa dưới đáy biển là nguyên nhân hình thành
sóng thần. Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ xảy ra động đất biển là có sóng
thần, nhất là đối với sóng thần mạnh. Theo các kết quả nghiên cứu về sự liên quan
giữa động đất biển và sóng thần, các sóng thần mạnh hình thành tối thiểu trong
những điều kiện sau:
- Vùng chấn tiêu nằm bên dưới đáy biển và đại dương hoặc nằm gần các địa khối
lớn của vỏ trái đất bị dịch chuyển nằm ngang về phía đại dương do tác động của
động đất, đồng thời bề dày của lớp nước biển tiếp giáp với các địa khối phải lớn.
- Lớp nước biển có bề dày lớn nằm bên trên vùng chấn tâm.
- Độ sâu chấn tiêu tương đối nhỏ (khoảng 10-60 km)

- Động đất có cường độ lớn, động đất càng mạnh, thì khả năng xuất hiện sóng thần
càng lớn. Các động đất biển có độ lớn từ 7,3 độ Richter trở lên hầu như luôn luôn
gây ra sóng thần mạnh và nguy hiểm.
2. Phân cấp sóng thần
Cũng như đối với nghiên cứu động đất, các nhà nghiên cứu sóng thần đã thiết lập
các thang cấp sóng thần. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thang cấp sóng thần được
áp dụng rộng rãi như thang cấp động đất MSK – 64. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản
đã thiết lập thang 5 cấp và được so sánh cường độ động đất. Chúng ta làm quen với
thang cấp sóng thần 6 cấp do các nhà địa chấn Anh thiết lập, đưa ra các dấu hiệu dễ
áp dụng trong đánh giá cường độ sóng thần.
- Cấp I – sóng thần rất yếu, Chỉ các máy tự ghi mực nước biển mới phát hiện được.
- Cấp II – sóng thần yếu. Có thể gây ngập dải bằng phẳng dọc bờ biển. Chỉ những
người biết nhiều về các hiện tượng ven biển mới nhận biết được.
- Cấp III – sóng thần cường độ trung bình. Mọi người có thể nhận biết. Các dải bằng
phẳng dọc bờ biển bị ngập, các tàu trong tải nhỏ có thể bị đẩy lên bờ. Ơ các cửa
sông miệng loe dòng chảy có thể tạm thời đổi hướng. Các công trình cảng bị hư hại
nhẹ.
- Cấp IV – sóng thần mạnh. Dải dọc bờ bị ngập, các công trình và nhà cửa gần bờ bị
hư hại. Các tàu buồm lớn và các tàu chạy động cơ không lớn lắm bị đẩy lên đất liền,
sau đó bị kéo ra biển. Bờ biển đầy rác và mảnh vở.
- Cấp V – sóng thần rất mạnh. Vùng gần bờ bị ngập, đê chắn sóng bị hư hại nặng.
Các tàu lớn bị đẩy lên bờ. Trong vùng cách xa bờ bị thiệt hại lớn. Trong cửa sông
nước dâng cao, và có người bị cuốn trôi.
- Cấp VI – sóng thần tai biến. Mọi thứ ở dải dọc bờ và gần bờ bị cuốn sạch. Một
vùng rộng lớn cách xa bờ biển bị ngập. Các tàu biển lớn nhất cũng bị hư hại. Nhiều
người bị cuốn trôi.
Các nhà nghiên cứu sóng thần ở Nhật Bản, trên cơ sở nghiên cứu mối liên quan
giữa động đất và sóng thần, đã thiết lập thang độ lớn m (magnitude) của sóng thần
và phát hiện rằng m liên quan với thang độ Richter M. Iida, một chuyên gia nổi
tiếng về nghiên cứu sóng thần đã đưa ra hệ thức thực nghiệm sau:

m = 2,61 M – 18,44.
Iida cũng đã xác định độ lớn giới hạn của động đất biển M0. Động đất có độ lớn
nhỏ hơn M0 ít có khả năng gây ra sóng thần
M0 = 6,42 + 0,017 H,
trong đó H là độ sâu chấn tiêu.
Các công thức thực nghiệm nêu trên chủ yếu áp dụng cho các sóng thần ở vùng biển
Nhật Bản, nhưng có giá trị tham khảo cho các cùng biển khác trên thế giới.
3. Sóng thần truyền đi như thế nào?
Sóng thần truyền đi hoàn toàn không giống như sóng biển trên bề mặt đại dương,
mà xuyên qua toàn bộ khối nước từ mặt biển đến tận đáy. Tốc độ của sóng thần rất
lớn, thí dụ ở Thái bình dương sóng thần thường có tốc độ nằm trong khoảng 600-
800 km/giờ. Tốc độ sóng thần ở vùng biển khơi chủ yếu phụ thuộc độ sâu của lớp
nước. Ơ vùng biển sâu tốc độ sóng thần có thể xác định bởi công thức đơn giản sau:

Trong đó v là tốc độ sóng thần, g là trị số gia tốc trọng lực (9,8m/giây) và d là độ
sâu của đại dương. Như vậy, biển càng sâu, tốc độ sóng càng lớn. Do độ sâu của
biển thay đổi, nên trong quá trình truyền đi, tốc độ sóng thần cũng thay đổi. Dù tốc
độ sóng thần khá lớn, nhưng sóng thần cũng cần nhiều giờ để xuyên qua đại dương,
chẳng hạn sóng thần xuất hiện ở vùng biển Chilê, phải 22 -23 giờ sau mới ảnh
hưởng tới Nhật Bản. Và do đó hoàn toàn có thể cảnh báo sớm. Tất nhiên, những
vùng biển gần nguồn sóng thần, thời gian cảnh báo trước rất ngắn.
Sóng thần là sóng chu kỳ dài, bước sóng lớn như đã nói trong mục 1 nên ta khó
nhận biết đợt sóng thứ hai, vì có thể hàng giờ sau đợt sóng thứ nhất, đợt sóng thứ
hai mới ập vào bờ. Ở vùng biển khơi sóng thần thường tạo ra sóng mặt với độ cao
đỉnh sóng thường nhỏ hơn 50 cm, nhỏ hơn sóng do gió thông thường. Do đó, những
người ở trên tàu, thuyền khó nhận biết. Lấy thí dụ, có một sóng dài 200 km, cao 50
cm, cứ 15 phút mới đi qua bạn, thì chắc chắn bạn không biết gì về sự hiện hữu của
sóng đó.
Khi tiến gần bờ hay hải cảng sóng thần hoàn toàn thay đổi. Tại đây sóng thần biến
thành sóng mặt với độ cao tăng dần và trở thành cơn sóng bạc đầu cao hàng chục

mét tràn sâu vào đất liền. Chúng ta khó có thể dự báo độ cao của bức thành nước
này, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình đáy biển, và các hiệu ứng cộng
hưởng của vùng bờ. Ngoài ra số đợt sóng liên tiếp trong sóng thần cũng khó báo
trước.
Chúng ta biết chu kỳ sóng thần xa lên đến hàng giờ, nêu sau đợt sóng đầu tiên phải
đợi ít nhất 1 giờ mới thấy đợt thứ 2. Nếu không có đợt sóng tiếp theo, ta có thể an
tâm quay về vùng chịu tác động của sóng thần.
Dựa trên nhiều mô tả của những người chứng kiến các cơn sóng thần người ta có
thể thấy một đặc trưng nổi bật là trước khi sóng ập vào bờ, mực nước biển hạ xuống
nhanh,nước biển rút ra xa bờ trong thời gian chừng 20 phút hay lâu hơn. Chính nhờ
nhận biết dấu hiệu này mà nhiều du khách đã thoát nạn ở bờ biển Phuket (Thái
Lan), trong đợt sóng thần xảy ra vào cuối 2004. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là cũng
có những sóng thần bắt đầu bởi sự dâng nước biển gần bờ.
4. Dự báo và cảnh báo sóng thần
Tiên đoán bất cứ hiện tượng nào, nhất là các hiện tượng thiên nhiên là công việc rất
phức tạp. Trong tự nhiên, tất cả các hiện tượng đều liên quan và phụ thuộc lẫn nhau,
thể hiện qua nhiều yếu tố tương quan mà nhiều khi không thể tính hết. Dự báo sóng
thần rất phức tạp, vì nó phụ thuộc vào sự xuất hiện của động đất và phụ thuộc nhiều
điều kiện khác. Do đó cần phải phân làm hai loại dự báo ngắn hạn và dự báo dài
hạn.
Đối với sóng thần, dự báo ngắn hạn hay có thể gọi là cảnh báo sóng thần là dự báo
khả năng xuất hiện sóng thần và phạm vi tác động của nó, khi động đất biển đã xảy
ra. Ngày nay, căn cứ vào các tham số của trận động đất đã xảy ra, dao động của
mực nước biển ghi được bằng máy đo, các trung tâm cảnh báo sóng thần có thể dự
đoán có sóng thần hay không. Tất nhiên sai số trong dự báo là điều khó tránh khỏi.
Dự báo dài hạn là dự báo tất cả các sóng thần xuất hiện trong tương lai khi có động
đất mạnh xảy ra. Trong trường hợp này chúng ta không phải chỉ dự báo sự xuất hiện
sóng thần, mà trước hết phải dự báo sự xuất hiện động đất mạnh. Như chúng ta đã
tìm hiểu trong chương I, đây là bài toán chưa giải được cho đến nay.
4.1 Dự báo ngắn hạn và các hệ thống cảnh báo sóng thần.

Để dự báo ngắn hạn sự xuất hiện của sóng thần việc đầu tiên là phải xác định chính
xác tọa độ của chấn tâm động đất biển đã xảy ra và độ cao của sóng tại vùng nguồn
sóng thần. Trên cơ sở đó các nhà dự báo sóng thần có thể tính được thời gian sóng
thần đến các địa điểm trên bờ biển, độ cao của sóng ập vào bờ và tràn vào đất liền
khoảng cách bao xa. Các nhà dự báo cũng ước tính lực tác động của sóng thần lên
các công trình trên bờ biển. Trong số các yếu tố phải dự báo vừa kể, dự báo độ cao
của sóng tại vùng nguồn sóng thần là khó nhất vì nó phụ thuộc vào việc xác định
cấu trúc của vùng nguồn động đất nằm bên dưới đáy đại dương. Tính toán thời gian
sóng thần đến các địa điểm của bờ biển có thể thực hiện tương đối dễ, vì chúng ta
biết tốc độ truyền sóng động đất và tốc độ truyền sóng thần (tốc độ sóng động đất
lớn hơn tốc độ truyền sóng thần khoảng 50 – 100 lần). Đối với vùng biển gần ở
Nhật Bản hay Chi Lê, nơi thường xảy ra sóng thần khoảng thời gian từ thời điểm
ghi được sóng động đất cho đến thời điểm sóng thần đến bờ biển chỉ 15 – 20 phút,
nên sự cảnh báo phải tiến hành tức thời. Đối với sóng thần xa, thì hiệu quả của sự
cảnh báo sóng thần sẽ cao hơn, vì có thể báo trước vài giờ đến một ngày trước khi
sóng ập vào bờ. Cảnh báo sớm đối với sóng thần xảy ra ngoài khơi xa bờ biển Chi
Lê là một trường hợp dự báo thành công. Ngày 21 tháng 5 năm 1960 đã xảy ra vài
trận động đất mạnh, chấn động mạnh lên tới 8,3 độ Richter và sóng thần đã ập vào
bờ biển Chi Lê 3,5 giờ sau khi xảy ra động đất. Từ chấn tâm sóng truyền sang phía
khác của Thái Bình Dương. Trung tâm cảnh báo sóng thần ở Honolulu đã lập tức
truyền đi thông báo về nguy cơ sóng thần cho các đảo và quốc gia nằm trên đường
truyền của sóng thần và cho biết thời gian sóng thần ập đến. Mặc dù có cảnh báo
sớm trước nhiều giờ ở Chi Lê và quần đảo Hawai đã có 61 người thiệt mạng. Đến
Nhật Bản sóng cao đến 4,2 mét và cuốn trôi 205 người, 1233 ngôi nhà bị phá huỷ
hoàn toàn, 7642 tàu đánh cá bị chìm. Nếu không được cảnh báo sớm thiệt hại về
người và thiệt hại vật chất chắc chắn không phải bấy nhiêu.
Nói chung, các trung tâm cảnh báo sóng thần đều truyền đi thông báo sóng thần, khi
có động đất mạnh xảy ra dưới đáy biển, nhưng đôi khi sóng thần không xuất hiện.
Phương pháp cảnh báo này có mặt trái là người ta quen với tín hiệu báo động “thiếu
cơ sở”, mất lòng tin vào các cảnh báo quan trọng và sinh ra chủ quan đối với nguy

cơ thật sự.
Đối với những người sống xa bờ biển có thể ít quan tâm đến nguy cơ sóng thần.
Nhưng đối với dân cư sống trong vùng ven bờ Thái Bình Dương, thì nguy cơ sóng
thần là có thực và nghiêm trọng. Do đó, ngay từ sau cơn sóng thần lớn (1-4-1946)
gây tổn thất cho quần đảo Hawai, các nhà khoa học và quản lý biển Mỹ đã xúc tiến
thành lập hệ thống cảnh báo cho các đảo Hawai, và về sau đã phát triển và trở thành
hệ thống cảnh báo cho toàn bộ Thái Bình Dương (PTWS – Pacific Tsunami
Warning System) với Trung tâm cảnh báo đặt tại Honolulu. Hệ thống này sử dụng
dịch vụ của 31 trạm địa chấn, 51 trạm đo đạc thuỷ triều và 47 điểm theo dõi đặt ở
15 nước. Ngoài hệ thống cảnh báo quốc tế nêu trên, ở Nhật và vùng Viễn Đông Nga
cũng có hệ thống cảnh báo riêng và liên kết chặt chẽ với Trung tâm Honolulu. Sau
cơn sóng thần dữ dội khởi nguồn từ vùng biển Sumatra – Indonesia vào 25 tháng 12
năm 2004 các nước Đông Nam Á và các nước ven bờ An Độ Dương đã bắt đầu xây
dựng hệ thống cảnh báo sóng thần ở An Độ Dương. Chính phủ Việt Nam đã quyết
định tham gia hệ thống cảnh báo này.
4.2 Vùng ven biển và hải đảo nước ta có bị sóng thần de doạ hay không?
Ở nước ta cho đến nay chưa có hệ thống quan trắc sóng thần nên chưa có thông tin
nào đáng tin cậy về sóng thần. Và do đó chỉ có thể đưa ra một số đánh giá về mối
nguy hiểm tiềm ẩn. Chúng ta đã biết nguyên nhân chủ yếu của sóng thần là do động
đất gây ra. Nhưng số động đất đã gây ra sóng thần là rất ít so với số động đất biển
ghi nhận được. Theo các kết quả nghiên cứu tương quan giữa động đất và sóng thần
ở Thái Bình Dương, thì hai phần ba số sóng thần gây thiệt hại vùng bờ xảy ra khi có
động đất mạnh với độ lớn MS > 7,3 xác định đối với sóng mặt.
Nhìn vào bản đồ phân bố các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam (xem
hình 7) chúng ta thấy trên vùng biển nước ta động đất có thể xảy ra chỉ lớn đến M =
6 độ Richter (có thể đến Mmax = 6,2), nên khả năng xảy ra sóng thần mạnh trong
vùng biển nước ta là rất nhỏ. Nếu sóng thần do động đất mạnh đến Mmax = 6,2 thì
theo một số tính toán theo các công thức nghiệm, thì biên độ sóng thần vùng ven
biển nước ta cũng nhỏ (khoảng 0,65 mét), đỉnh sóng chưa cao hơn mặt đất. Như vậy

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×