Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

GIÁO TRÌNH THÍ NGHIỆM ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.97 KB, 20 trang )

PhÇn THỰC HÀNH – HỌC PHẦN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
BÀI 1 – LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1-Mục đích
- Hình thành kỹ năng đo và kiểm tra các loại van bán dẫn công suất.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác trong công việc.
2-Yêu cầu
- Đo và kiểm tra được các loại van bán dẫn công suất.
II.CHUẨN BỊ CÔNG VIỆC
1. Dụng cụ tháo lắp và đo kiểm
- Dao động ký.
- Đồng hồ vặn năng.
2. Thiết bị, vật tư
- Các linh kiện điện tử bán dẫn công suất
III. NHỮNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN
1. Điốt
• Cấu tạo
• Đặc tính V-A
• Các thông số cơ bản
2. Thyristor – SCR
• Cấu tạo
• Đặc tính V-A
• Các thông số cơ bản
3. Transistor công suất
• Cấu tạo
• Đặc tính V-A
• Các thông số cơ bản
4. Triac
- Cấu tạo
- Đặc tính V-A
- Các thông số cơ bản


VI. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Điốt
Để kiểm tra điốt, ta đặt đồng hồ ở thang x1Ω, đặt hai que đo vào hai đầu, nếu:
• Đo chiều thuận que đen vào Anốt, que đỏ vào Ka tôt kim lên, đảo chiều đo
kim không lên ⇒ điốt tốt (hình 1.2)
• Nếu đo cả hai chiều kim lên =0Ω ⇒ Điốt bị chập (Hình 1.4)
• Nếu đo thuận chiều mà kim không lên ⇒ Điốt bị đứt (Hình 1.3)
• Nếu để thang đo 1kΩ mà đo ngược vào Điốt, kim vẫn lên một chút ⇒ Điốt
bị dò
A
K
Hình 1.1. Hình ảnh điốt công suất bán dẫn trong thực tế
Hình 1.2. Kiểm tra điốt tốt Hình 1.3. Kiểm tra điốt bị đứt
2. Thyristor
a. Xác định chân Thyristor
Đặt đồng hồ đo ở thang x1Ω, ta đặt que đo vào một chân cố định, que còn
lại đảo giữa hai chân còn lại nếu kim không lên thì ta đảo hai que đo với nhau và
đo như trên kim không lên thì chân cố định là chân A. Ta đặt que đen vào chân
A và que đỏ vào một trong hai chân còn lại, sau đó lấy dây nối giữa chân A kích
với chân còn lại ( chân không đặt que đỏ). Nếu kim lên và thả ra kim tự giữ thì
chân đó là chân G. Chân còn lại là K.
Hình 1.4. Kiểm tra điốt bị dò
K
Hình 1.5. Hình ảnh Thyristor trong thực tế
A
G
G
A
K
b. Kiểm tra Thyristor

Đặt đồng hồ thang x1Ω , đặt que đen vào Anot, que đỏ vào Katot ban
đầu kim không lên , dùng Tovit chập chân A vào chân G => thấy đồng hồ lên
kim , sau đó bỏ Tovit ra => đồng hồ vẫn lên kim => như vậy là Thyristor tốt .
3. Transistor
a. Xác định chân Transistor
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước sản xuất
nhưng thông dụng nhất là các transistor của Nhật bản, Mỹ và Trung quốc.
• Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A…, B…, C…, D…
Ví dụ: A564, B733, C828, D1555. Trong đó các Transistor ký hiệu là A và
B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN.
Các Transistor A và C thường có công suất nhỏ và tần số làm việc cao còn
các Transistor B và D thường có công suất lớn và tần số làm việc
thấp hơn.
• Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N… ví dụ 2N3055,
2N4073 vv…
Hình 1.6. Các bước kiểm tra Thyristor
Hình 1.6. Các bước kiểm tra Thyristor
• Transistor do Trung quốc sản xuất: Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai
chữ cái. Chữ cái thức nhất cho biết loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận,
chữ C và D là bòng ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm: X và P là bóng
âm tần, A và G là bóng cao tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí
dụ : 3CP25, 3AP20 vv
• Với các loại Transistor công suất nhỏ thì thứ tự chân C và B tuỳ theo
bóng của nước nào sản xuất , nhựng chân E luôn ở bên trái nếu ta để
Transistor như hình dưới
- Nếu là Transistor do Nhật sản xuất : thí dụ Transistor C828, A564 thì
chân C ở giữa, chân B ở bên phải.
- Nếu là Transistor Trung Quốc sản xuất thì chân B ở giữa , chân C ở bên
phải. Tuy nhiên một số Transistor được sản xuất nhái thì
không theo thứ tự này => để biết chính xác ta dùng phương pháp đo

bằng đồng hồ vạn năng.
Hình 1.7. Transistor công suất nhỏ.
• Với loại Transistor công suất lớn (như hình dưới ) thì hầu hết đều có chung
thứ tự chân là : Bên trái là cực B, ở giữa là cực C và bên phải là cực E.
Hình 1.8. Transistor công suất lớn
* Đo xác định chân B và C
• Với Transistor công suất nhỏ thì thông thường chân E ở bên trái như vậy ta chỉ
xác định chân B và suy ra chân C là chân còn lại. Để đồng hồ thang x1Ω , đặt
cố định một que đo vào từng chân, que kia chuyển sang hai chân còn lại, nếu
kim lên = nhau thì chân có que đặt cố định là chân B, nếu que đồng hồ cố định
là que đen thì là Transistor ngược, là que đỏ thì là Transistor thuận
b. Kiểm tra chân Transistor
Transistor khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân, như hỏng do
nhiệt độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân
Transistor, để kiểm tra Transistor bạn hãy nhớ cấu tạo của chúng.
Cấu tạo của Transistor
1. Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực
Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E (que đen vào B)
thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường
hợp đo khác kim không lên.
2. Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực
Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E
( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên ,
tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.
3. Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.
4. Transistor có thể bị hỏng ở các trường hợp:
- Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim không lên là
transistor đứt BE hoặc đứt BC
- Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò
Hình 1.9. Cấu tạo Transistor

BE hoặc BC.
- Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.
Ví dụ: Kiểm tra bóng ngược
Bước 1 : Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x1Ω
Bước 2 và bước 3 : Đo thuận chiều BE và BC => kim lên .
Bước 4 và bước 5 : Đo ngược chiều BE và BC => kim không lên.
Bước 6 : Đo giữa C và E kim không lên => Bóng tốt.
Hình 1.10. Phép đo kiểm tra Transistor còn
tốt
Hình 1.11. Phép đo cho biết bóng bị chập BE
Hình 1.12. Phép đo cho biết bóng bị đứt BE
BÀI 2 - CHỈNH LƯU DÙNG ĐIỐT MỘT PHA
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1-Mục đích
- Khảo sát mạch chỉnh lưu dùng điốt một pha.
- Khảo sát mạch chỉnh lưu ba pha dùng điôt
2-Yêu cầu
- Đấu nối được mạch điện trên bàn thí nghiệm.
- Đo được điện áp, dòng điện của tải
- Kiểm tra, sửa chữa được các sự cố thường xảy ra trong mạch.
II.CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN
- Nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu điốt cầu 1 pha.
- Nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu hình tia 3 pha dùng điốt, chỉnh
lưu hình cầu ba pha dùng điốt.
III. PHẦN THỰC HÀNH
1. Vẽ sơ đồ nguyên lý và khảo sát dạng sóng điện áp trên tải R, R-L trên
phần mềm PSIM cho các mạch chỉnh lưu cầu 1 pha, 3 pha, cầu 3 pha
2. Thực hành trên bàn thí nghiệm:
- Đấu nối mạch chỉnh lưu cầu 1 pha dùng điốt.
- Đấu nối mạch chỉnh lưu tia 3 pha dùng điốt.

- Đấu nối mạch chỉnh lưu cầu 3 pha dùng điốt.
- Dùng máy hiện sóng khảo sát dạng sóng điện áp trên tải là R, R+L.
Hình 2.1. Sơ đồ nguồn cấp cho mạch chỉnh lưu
Hình 2.1. Sơ đồ các mạch chỉnh lưu
BÀI 3 - CHỈNH LƯU CÓ ĐIỀU KHIỂN
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1-Mục đích
Khảo sát các mạch chỉnh lưu có điều khiển.
2-Yêu cầu
- Đấu nối được mạch điện trên bàn thí nghiệm.
- Đo được điện áp, dòng điện của tải
- Kiểm tra, sửa chữa được các sự cố thường xảy ra trong mạch.
II.CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN
Nguyên lý làm việc của mạch:
- Chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển
- Chỉnh lưu tia 3 pha có điều khiển.
- Chỉnh lưu cầu 3 pha có điều khiển.
III. PHẦN THỰC HÀNH
1. Vẽ sơ đồ nguyên lý và khảo sát dạng sóng điện áp trên tải R, R-L trên
phần mềm PSIM cho các mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển, 3 pha có
điều khiển.
2. Thực hành trên bàn thí nghiệm:
Dùng máy hiện sóng khảo sát dạng sóng điện áp trên tải khi điều chỉnh VR2 cho
các mạch sau:
a. Khảo sát mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển (Hình 3.1)
b. Khảo sát mạch chỉnh lưu 3 pha có điều khiển (Hình 3.2)
Hình 3.1. Sơ đồ thực hành mạch chỉnh lưu một pha bán điều khiển
Hình 3.2. Sơ đồ thực hành mạch chỉnh lưu 3 pha có điều khiển
BÀI 4. MẠCH ĐIỀU KHIỂN CHỈNH LƯU
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1-Mục đích
Khảo sát các mạch điều khiển chỉnh lưu.
2-Yêu cầu
- Đấu nối được mạch điện trên bàn thí nghiệm.
- Đo được điện áp ra tại các khâu của mạch điều khiển
- Kiểm tra, sửa chữa được các sự cố thường xảy ra trong mạch.
II.CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN
Nguyên lý làm việc của mạch:
- Mạch đồng bộ hóa
- Mạch phát xung răng cưa.
- Mạch tạo xung vuông.
- Mạch so sánh.
III. PHẦN THỰC HÀNH
1. Vẽ sơ đồ nguyên lý và khảo sát dạng sóng điện áp ở các đầu ra trên phần
mềm PSIM.
2. Thực hành trên bàn thí nghiệm:
a. Khảo sát mạch đồng bộ hóa
Dùng máy hiện sóng để khảo sát dạng sóng trên TP1 và TP5 khi có tín hiệu tại TP0
b. Khảo sát mạch phát xung răng cưa
Dùng máy hiện sóng để khảo sát dạng sóng trên TP2 và TP6 khi có tín
hiệu tại TP0
c. Khảo sát mạch tạo xung vuông
TP1
TP5
Dùng máy hiện sóng để khảo sát dạng sóng trên TP9.
d. Khảo sát mạch so sánh
Dùng máy hiện sóng để khảo sát dạng sóng trên TP4 và TP8 khi có tín hiệu tại
TP2 và TP6
e. Khảo sát mạch khuếch đại và truyền xung
R

20
22K
R
15
10K
R
14
10K
C
11
0.1uF
R
18
4.7K
D
10
TP9
-Vcc
VCC
VEE
112
4
13
11
14
3
2
11
-
+

+
-
A
C
R
ors1
4.7K
R
12
10K
R
13
10K
4
Vcc
U4A
LM234
U3D
LM234
TP2
TP4
TP8TP6
Dùng máy hiện sóng để khảo sát dạng sóng trên TP4 và TP8 khi có tín hiệu tại
TP2 và TP6
BÀI 5. ĐIỀU ÁP XOAY CHIỀU MỘT PHA VÀ BA PHA
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1-Mục đích
Khảo sát mạch điều áp một pha và ba pha.
2-Yêu cầu
- Đấu nối được mạch điện trên bàn thí nghiệm.

- Khảo sát được dạng điện áp của tải.
- Kiểm tra, sửa chữa được các sự cố thường xảy ra trong mạch.
II.CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN
Nguyên lý làm việc của mạch:
- Điều áp xoay chiều một pha
- Điều áp xoay chiều 3 pha.
III. PHẦN THỰC HÀNH
1. Vẽ sơ đồ nguyên lý và khảo sát dạng sóng điện áp của trên phần mềm
PSIM.
2. Thực hành trên bàn thí nghiệm:
TP10
TP11
Dùng máy hiện sóng khảo sát dạng sóng điện áp trên tải khi điều chỉnh VR2 cho
các mạch sau:
a. Điều áp xoay chiều 1 pha (Hình 4.1)
b. Điều áp xoay chiều 3 pha (Hình 4.2)
Hình 4.1. Sơ đồ mạch điều áp xoay chiều 1 pha

c
Hình 4.2. Sơ đồ mạch điều áp xoay chiều 3 pha

×