Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-BIÊN BẢN NHẬN XÉT TÀI LIỆU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.95 KB, 22 trang )

BIÊN BẢN NHẬN XÉT TÀI LIỆU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN
MÔN TÂM LÝ HỌC
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc, Lớp QH09.F.1.E8, Khoa Tiếng Anh sư phạm.
Chủ đề:. Giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội
Người nhận xét: , lớp QH09.F, Khoa Tiếng Anh sư phạm.
Các mục cho
điểm
Nhận xét cụ thể Điểm
Về ưu điểm Về nhược điểm
A
B
C
Tình huống số 1
C1
C2
C3
C4
C5
Tổng
Tình huống số 2
C1
C2
C3
C4
C5
Tổng
Tình huống số 3
C1
C2
C3
C4


C5
Tổng
Tình huống số 4
C1
C2
C3
C4
C5
Tổng
Tình huống số 5
C1
C2
C3
C4
C5
Tổng
Tổng hợp tất cả các mục
Bài tập tình huống
Về Giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội
Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công:
STT Họ và tên SV Khoa, lớp Nhiệm vụ Ghi chú
1 Nguyễn Thị Ngọc QH2009.F.1.E8 Sưu tầm và giải
quyết tình huống
4,5,6
Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Thiết QH2009.F.1.E8 Sưu tầm và giải
quyết tình
huống1, 2,3

Khóa: QH2009 Năm học: 2011 -2012 Ngày làm: ngày 12 tháng 3 năm 2012

Tình huống 1.
Bắt đầu nghỉ hè
“Ngày mai chúng ta sẽ đi cắm trại. Đề nghị các em đến trường vào buổi tối, đem theo
chăn và quần áo ngủ.” Đó là giấy báo của thầy hiệu trưởng mà Totto-chan đem về cho mẹ
xem. Hôm sau là bắt đầu nghỉ hè.
“Cắm trại là thế nào hả mẹ?” Totto-chan hỏi mẹ.
Mẹ cũng chưa hiểu nhưng đáp “Có lẽ là các con sẽ dựng lều ngoài trời và ngủ trong lều?
Ngủ trong lều thì con có thể nhìn được trăng sao, nhưng mẹ cũng chưa biết họ dựng lều ở
đâu đó gần trường.”
Đêm ấy Totto-chan đi nằm mà không ngủ được. Đã lâu lắm rồi em chưa mất ngủ. Cứ
nghĩ cắm trại là cuộc phiêu lưu ghê gớm nên em hơi sợ, tim đập thình thịch.
Sáng hôm sau vừa ngủ dậy, em đã bắt đầu đóng gói. Nhưng đến tối khi nhét chăn và quần
áo ngủ vào ba-lô, tạm biệt cả nhà lên đường, em cảm thấy mình quá bé nhỏ và sợ hãi.
Khi các học sinh đã tập hợp ở trường, thày hiệu trưởng nói “Tất cả các em lên hội trường
đi.” Thầy leo lên gác xép lấy xuống một vật gì đó bằng vải cứng. Hóa ra là chiếc lều màu
xanh.
“Thầy sẽ bày cho các em cách dựng lều” thày nói và trải rộng chiếc lều. “Các em hãy
nhìn cho kĩ.”
Thầy hì hục căng dây, cắm cọc, nhoáng 1 lúc đã có chiếc lều đẹp. Rồi thầy nói “Nào bây
giờ các em dựng lều khăp hội trường đi, chúng ta bắt đầu cắm trại.”
Mẹ cũng như nhiều người khác tưởng dựng lều ở ngoài trời, nhưng thày hiệu trưởng nghĩ
khác. Dựng lều trong hội trường các em sẽ không bị mưa hoặc ban đêm sẽ không bị lạnh.
Các học sinh sung sướng reo “Chúng ta cắm trại!” “Chúng ta cắm trại!”. Các em chia làm
2 nhóm và được thầy hướng dẫn, cuối cùng đã dựng đủ số lều cần thiết. Mỗi lều có thể
ngủ được 3 em. Totto-chan lập tức mặc quần áo ngủ. Các em thích thú chui ra chui vào
các lều thăm nhau.
Sau khi tất cả đã thay quần áo ngủ, thày hiệu trưởng ngồi giữa kể chuyện cho các em
nghe về những chuyến đi của thày ra nước ngoài.
Có em nằm trong lều chỉ thò đầu ra, có em ngồi đàng hoàng, có em nằm gối lên đùi bạn,
tất cả lắng nghe về nước chưa thấy hoặc chưa bao giờ nghe nói đến. Chuyện thày kể rất

hấp dẫn. Đôi lúc các em cảm thấy những trẻ em ở nước ngoài mà thầy mô tả đều là bạn
mình
Chỉ 1 việc nhỏ thế thôi, tức ngủ trong trường lều ở hội trường, đối với các em đã trở
thành 1 chuyện thích thú và có giá trị không bao giờ quên được. Đúng là thày hiệu trưởng
đã biết cách làm cho các em vui sướng
Thày thiệu trưởng nói chuyện xong, đèn trong hội trương cũng tắt hết, mỗi em trở lại lều
của mình. Chỗ này vang tiếng cười, chỗ kia có tiếng thì thầm, trong chiếc lều ở phía cuối
còn có tiếng vật nhau nữa. Dần dần im lặng.
Đó là cắm trại không có trăng sao, nhưng các em rất thích, cho hội trường là nơi cắm trại
thật sự. Trong kí ức các em, đêm đó vẫn còn mãi ánh sao.
Nguồn: Totto-chan Cô bé bên cửa sổ, Tesuko kuroyagani, Anh Thư dịch qua bản tiếng
Anh của Dorothy Britton, Nhà xuất bản văn học. (trang 54-56)
Câu hỏi:
1. Phân tích những biến đổi trong tâm trạng Totto-chan?Từ đó hãy nhận xét vai trò
của thầy hiệu trưởng và những hoạt động của nhà trường trong việc phát triển tâm
lý trẻ?
2. Nêu kết luận sư phạm từ câu chuyện trên.
Gợi ý trả lời:
1. Những biến đổi trong tâm trạng Totto-chan.
Ban đầu, khi nghe mẹ nói cùng với sự tưởng tượng của Totto-chan về cắm trại, em
nghĩ đây là 1 hoạt động đầy phiêu lưu mạo hiểm nên em thấy sợ sợ, khó đi vào
giấc ngủ. Nhưng sự thực không như em và mọi người tưởng tượng, hoạt động cắm
trại chỉ diễn ra trong hội trường vì sợ các em bị lạnh. Totto-chan và các bạn đã
không còn cảm giác sợ hãi nữa, thay vào đó, các em cùng nhau dựng nên những
chiếc lều xinh xắn. Các em còn chui vào các lều thăm nhau nữa. Các em dường
như được sống trong 1 ngôi nhà chung đầy vui vẻ.
Thầy hiệu trưởng:
Thầy đã làm trại mẫu để cho các em quan sát và để tự các em làm trại của chính
mình. Mục đích của việc làm này giúp các em rèn luyện được khả năng quan sát,
tính độc lập làm việc, đồng thời cũng giúp các em phát huy tính sáng tạo. Bởi lẽ

nếu thầy dựng lều sẵn cho các em, các em sẽ bị lệ thuộc vào khuôn mẫu về hình
dáng, kích thước, cách trang trí lều. Nhưng khi cho các em tự làm, các em có thể
thỏa sức tưởng tượng theo ý thích của mình. Vì vậy mà trí sáng tạo của các em
cũng được phát huy theo.
Ngoài ra, thầy đã kể về những câu chuyện của thầy khiến các em thích thú và qua
đó phát huy được trí tưởng tượng phong phú của học sinh. Qua câu chuyện của
thầy các em đều tưởng tượng dường như từng bạn nhỏ trong câu chuyện của thầy
thân thiện của dễ mến như những người bạn của mình vậy.
Hoạt động của nhà trường
Những hoạt động như cắm trại, văn nghệ… của nhà trường đóng góp vai trò khá
quan trọng trong việc phát triển tâm lý học sinh, đặc biệt ở giai đoạn tiểu học là
giai đoạn mà tính cách bắt đầu hình thành nên việc làm sao để hình thành những
tính cách tốt cho học sinh là rất quan trọng. Những tính cách đó có thể được hình
thành trong nhà trường thông qua những hoạt động ngoại khóa như đi tham quan,
cắm trại, tổ chức văn nghệ…qua đó những hoạt động này còn góp phần phát hiện
sớm những năng khiếu của học sinh. Trong câu chuyện trên, Totto-chan cùng các
bạn đã được tham gia hoạt động cắm trại. Với hoạt động này, em không còn cảm
thấy sợ hãi mà thay vào đó là niềm hứng thú với hoạt động của nhà trường. Các
em còn được cắm trại theo nhóm, vì vậy hoạt động này giúp hình thành ở các em
tinh thần làm việc theo nhóm-1 trong những kĩ năng cần thiết cho sự phát triến sau
này.
2. Nêu kết luận sư phạm từ câu chuyện trên.
Từ tình huống trên, ta có thể rút ra 1 số kết luận sư phạm sau đây
Giáo viên nên chủ động sáng tạo ra những hoạt động giúp các em học sinh có thể phát
huy trí tưởng tượng, trí sáng tạo đặc biệt đối với học sinh tiểu học. Đây là giai đoạn môi
trường sống có nhiều thay đổi như: thay đổi căn bản vị trí của trẻ trong gia đình và ngoài
xã hội, thay đổi cả nội dung và tính chất của hoạt động cộng đồng (vui chơi à học tập).
Vì vậy nhà trường nên có những biện pháp hữu hiệu giúp các em thích nghi dần với
những sự thay đổi này. Một trong những cách giúp các em có thể thích ứng nhanh với
môi trường mới là tổ chức những hoạt động tập thể cho các em có thể làm quen với các

bạn trong trường, giúp các em bớt đi phần nào thái độ e rè, e ngại với thầy cô và ngỡ
ngàng với bạn bè.
Hơn thế nữa, giáo viên cũng nên tạo bầu không khí thân thiện thầy trò với những câu
chuyện vui, hài hước và đầy ý nghĩa, như vậy vừa cho các em cảm thấy không còn
khoảng cách thầy trò vừa giáo dục được các em. Có thể thấy trong tình huống trên, thầy
hiệu trưởng đã kể những chuyến đi nước ngoài của mình, điều này khiến các em có cảm
giác thân thiện với thầy hơn và trở nên hứng thú với câu chuyện của thầy.
******
Lưu Diệc Đình là 1 cô bé người Trung Quốc, người đã nhận được lời mời học đại học của
4 trường đại học danh tiếng thế giới, trong đó có trường đại học Havard. Sau sự kiện này,
đã có rất nhiều người gửi thư đến hỏi mẹ của Diệc Đình về những cách giáo dục và dạy
con để hi vọng có thể nuôi dạy con mình trở thành một Lưu Diệc Đình thứ hai của Trung
Quốc. Để trả lời tất cả những câu hỏi đó, mẹ của cô là Lưu Vệ Hoa cùng cha dượng
Trương Hán Vũ đã viết cuốn sách “Em phải đến Havard học kinh tế” thuật lại quá trình
nuôi dạy Đình Nhi từ nhỏ đến khi vào đại học. Hai tình huống dưới đây dược trích ra từ
cuốn sách đó.
Tình huống 2
Chủ nhật vui vẻ, đi học ở bên ngoài
Những ngày trong tuần, Đinh Nhi thường được nghe mẹ đọc chuyện. Nhưng cuộc sống
ngày nào cũng chỉ gói gọn trong học hành và nghe kể chuyện là rất khô khan với 1 đứa
trẻ. Chủ nhật vừa tỉnh dậy Đình Nhi đã bảo “Mẹ ơi, hôm nay không học nữa có được
không ạ?” Tôi bảo “Vì mấy hôm trước con đã rất ngoan, hôm nay mẹ sẽ tặng con 1 món
quà lớn hơn, mẹ đưa con ra ngoại ô chơi nhé”. Cháu rất vui, dậy khỏi giường nhanh hơn
hẳn mọi ngày. Ăn sáng xong, Đình Nhi vội giúp mẹ chuẩn bị 1 số đồ ăn thức uống mang
đi dã ngoại
Trên đường đi tôi luôn giảng giải cho con về những thứ gặp trên đường. Vì muốn hình
thành cho con quan niệm về an toàn ngay từ bé, tôi thường giảng cho con các biện pháp
an toàn mà tôi thường thực hiện. Ví dụ khi qua đường tại sao trước tiên phải nhìn bên
trái, sau đó nhìn bên phải rồi mới bước qua, khi qua ngã tư tại sao phải nhìn đèn “đèn đỏ
dừng, đèn xanh đi, đèn vàng xin chờ 1 chút”, tại sao các em nhỏ không được để người lại

dắt đi…Tôi cho rằng, đối với trẻ em sống ở thành phố, việc dạy các biện pháp an toàn
được đặt lên hàng đầu. Chỉ có đảm bảo an toàn khỏe mạnh thì mới có thể nói đến dạy dỗ
cái khác cho trẻ.
Sau khi đưa Đình Nhi ra ngoài thành, tôi đi gửi xe đạp chuyển sang đi xe buýt tuyến đi
ngoài ngoại ô. Làm như thế này có nhiều cái lợi: đi bộ ở ngoài ngoại ô nói chuyện tiện
hơn, cháu có thể dễ dàng tự mình tìm hiểu những thứ xung quanh mình hơn.
Sau khi xuống xe chúng tôi rẽ sang con đường ven sông. Tôi để cho Đình Nhi tự do thoải
mài vui đùa, nhìn thấy bông hoa nào là sà xuống, 1 lúc sau đã hái được 1 bó hoa đủ các
loại.
Chủ đề câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ câu hỏi: “Con có biết những loài hoa này
không?” Có 1 số Đình Nhi đã nhìn thấy trong sách, có loại chưa từng nhìn thấy, liền bảo
tôi chỉ cho cháu. Tôi phân biệt ra tên từng loại hoa, chỉ cho con thấy đâu là đài hoa, đâu
là cánh hoa, đâu là nhị hoa, đâu là nhụy hoa… giúp cháu dẽ dàng học và sử dụng được
các từ như “đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, …” hơn nữa cháu còn hiểu rõ hàm nghĩa của
những từ đó. Khi dạy cháu về hoa Tử Vân Anh, tiện thể tôi dạy cháu về “phân xanh” và
“phân hóa học”, đồng thời chỉ cho cháu thấy người nông dân đang bón lót cho ruộng. Và
khi Đình Nhi khịt mũi kêu “Thối quá!” tôi dạy cháu câu: “Không có mùi phân thối, sao
có hạt gạo thơm”
Đối với Đình Nhi ngày chủ nhật như thế này vui chơi thật thỏa thích và học tập cũng rất
hiệu quả. Vì đối với trẻ thơ, động lực học tập chưa bắt đầu từ những lý tưởng cao đẹp, ý
chí kiên cường, niềm say mê lao động cao thượng hay là áp lực tình thế. Mỗi chủ nhât tôi
thường đưa con ra ngoài chơi, và lần nào cũng tranh thủ lúc vui vẻ dạy cho con rất nhiều
kiến thức. Nhiều gia đình cũng thường đưa con vào công viên chơi, nhưng rất ít khi chú ý
dạy con nhận thức về thế giớ tự nhiên, yêu quý thiên nhiên, ngoài việc hít thở không khí
trong lành ra trẻ không học thêm được điều gì. Thật là đáng tiếc!
Nguồn: Em phải đến Havard học kinh tế, Lưu Vệ Hoa-Trương Hán Vũ, Những người
dịch: Nguyễn Phan Quế, Luyện Xuân Thiều, Luyện Xuân Thu Dịch từ nguyên bản
tiếng Hoa “CÔ BÉ HARVARD Lưu Diệc Đình” Do Tác gia Xuất bản xã ấn hành
2001.Nhà xuất bản văn hóa thông tin(2004). Trang 87-89
Câu hỏi:

1. Trong câu chuyện trên mẹ Đình Nhi đã tác động vào những đặc trưng tâm lý nào
của học sinh tiểu học?
2. Là người mẹ trong tương lai, bạn học tập được những gì từ cách giáo dục và dạy
học cho con từ mẹ của Đình Nhi?
Gợi ý trả lời:
1. Mẹ của Đình Nhi đã nắm rất rõ những đặc điểm tâm lý đặc trưng ở học sinh tiểu
học để giáo dục con mình
Về tri giác, do tri giác ở giai đoạn tiểu học phát triển hơn ở mẫu giáo, đặc biệt
là tri giác không gian và tri giác thời gian. Hơn nữa, tri giác phát triển dần
trong hoạt động, do vậy mà mẹ Đình Nhi đã đưa cô bé ra ngoài ngoại ô để có
thể mở rộng tầm mắt và cũng là 1 cách trẻ có thể học được rất nhiều điều hữu
ích từ thực tế.
Về chú ý: đây là giai đoạn mà sự di chuyển chú ý của trẻ rất linh hoạt, thường
tập trung vào những cái mới, hấp dẫn, thú vị. Do đó mẹ Đình Nhi đã thay đổi
môi trường học tập, vui chơi cho con bằng cách cuối tuần đi dã ngoại ở ngoại
ô, khiến cô bé rất vui sướng, hứng thú và háo hức với những hiểu biết mới bên
ngoài cuộc sống ngột ngạt trong thành phố
Về trí nhớ: Đối với trẻ em ở giai đoạn tiểu học nói chung thì trí nhớ trực quan
hình tượng phát triển hơn trí nhớ logic, trừu tượng. Những tài liệu học tập gây
được ấn tượng, giầu hình ảnh sẽ khiến trẻ dễ tiếp thu hơn. Trong tình huống có
thể thấy, khi dạy cho Đình Nhi về các loại hoa, mẹ cô bé đã so sánh và phân
biệt những loài hoa. Hơn thế nữa, mẹ còn giúp Đình Nhi còn chỉ cho con thấy
đâu là đài hoa, đâu là cánh hoa, đâu là nhị hoa, đâu là nhụy hoa… giúp cháu dễ
dàng học và sử dụng được các từ như “đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, …” hơn nữa
cháu còn hiểu rõ hàm nghĩa của những từ đó, giúp em phát triển khả năng ngôn
ngữ. Từ thực tế mẹ đã giúp cô bé hiểu thêm cả về phân xanh và phân hóa học,
giúp kiến thức thực tế của em được mở rộng rất nhiều.
Qua câu nói “Không có mùi phân thối, sao có hạt gạo thơm” đã giúp em hiểu
thêm về công việc của nhà nông, đồng thời còn giúp em hình thành tình cảm
đạo đức trong việc biết quý trọng vật chất làm ra từ mồ hôi, công sức của

người nông dân. Đó là tình cảm đạo đức vốn rất đáng quý cần được hình thành
cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
2. Những biện pháp giáo dục và dạy học cho con của mẹ Đình Nhi thật đáng để học
tập. Đó có thể xem như 1 tấm gương cho các bậc cha mẹ học hỏi. Cha mẹ trước
hết nên có những hiểu biết về vấn đề tâm lý của con trẻ ở từng giai đoạn phát triển
để có những biện pháp giáo dục và dạy học đạt hiệu quả tốt nhất. Không những
thế, cha mẹ còn nên đóng vai trò như những người thầy, cô giảng giải cho các em
những kiến thức thực tế, hoặc tổ chức đưa con đi chơi dã ngoại để các em tự mình
trải nghiệm thực tế, nâng cao vốn hiểu biết. Thậm chí là cha mẹ cũng nên là những
người bạn để cùng con chia sẻ những suy nghĩ, bộc bạch của lứa tuổi. Điều đó
giúp cha mẹ hiểu thêm về tâm lý của con mình để có những cách giáo dục thích
hợp.
Tình huống 3.
Trung học phổ thông sống nội trú, mâu thuẫn với sự giáo dục của gia đình.
Trường chuyên ngữ Thành Đô là 1 trường nội trú khép kín. Nữ sinh năm 2 bậc sơ trung
được sắp xếp một phòng 8 người, ở ngay tầng lầu 1, đấy cũng là tầng đẹp nhất. Trước
khai giảng 2 ngày, học sinh đến nhận phòng và bố mẹ được phép sắp xếp phòng cùng con
cái. Qua sự tiếp xúc với những phụ huynh khác này tôi thấy rõ được sự khác biệt trong
việc giáo dục con cái của gia đình tôi và các gia đình khác. Trước khi vào trường tôi đã
dặn Đình Nhi phải tự sắp xếp đồ của mình, bố mẹ chỉ giúp đỡ khi thực sự cần thiết. Đình
Nhi ngay từ nhỏ cũng đã có thói quen đó và đên giờ vẫn giữ được thói quen tốt đó. Sau
khi cùng Đình Nhi chuyển đồ vào phòng chúng tôi thấy các phụ huynh khác tất bật don
dẹp, sắp xếp đồ cho con cái. Điều đó khiến chúng tôi do dự là có nên làm hộ Đình Nhi
hay không hay là để Đình Nhi tự làm. Cuối cùng chúng tôi vẫn quyết định là để Đình Nhi
tự làm. Trong những cuộc trò chuyện với các vị phụ huynh chúng tôi có thể cảm thấy
rằng sự nghiêm khắc của họ chủ yếu thể hiện ở sự sát sao đối với việc thành tích học tập
của trẻ, sự quan tâm săn đón theo kiểu bao bọc toàn diện. Từ khi Đình Nhi còn nhỏ,
những yêu cầu huấn luyện mà chúng tôi dành cho Đình Nhi có thể nói là “thực sự hà
khắc”
Ở giai đoạn tiểu học, cũng nhiều lần Đình Nhi cũng đã từng hỏi chúng tôi: “Tại sao người

khác không như vậy mà con lại phải như vậy. Thế nhưng vì mỗi lần như vậy đều có
những lời giải đáp khiến cháu tin phục nên cháu luôn luôn vui vẻ ghi nhận vô vàn những
yêu cầu “đặc biệt” của chúng tôi. Đến bây giờ vào sống nội trú trong trường, ngày nào
Đình Nhi cũng sẽ có bạn bè quây quần xunh quanh, những nghi hoặc mà “hệ tham chiếu”
mới đem lại cho cháu đã không thể được kịp thời giải đáp. Những nghi hoặc như thế tích
lại tích lại, lại thêm tâm lý phản nghich của thời kì tuổi thanh xuân sắp tới, cuối cùng
Đình Nhi sẽ xuất hiện những thay đổi nào đây?
Chẳng được bao lâu, những thay đổi của Đình Nhi đã chứng thực những nỗi lo lắng của
chúng tôi không phải là thừa.
Ngày cuối tuần đầu tiên trở về nhà, mẹ Đình Nhi phát hiện ra cháu tùy tiện vứt rác xuống
đất trong khi vừa ăn uống vừa nói chuyện hết sức hào hứng. Sau khi nhắc nhở cháu, cháu
lập tức nói lời xin lỗi và nhặt lên vứt vào sọt đựng giấy loại. Chỉ 1 lát sau cháu lại lặp lại
hành động vứt rác tùy tiện ấy, mẹ cháu lại nhắc nhở lần nữa, và cháu lại nói xin lỗi. Sau
khi lặp đi lặp lại bị mấy lần nhắc nhở như vậy, Đình Nhi không kiên nhẫn được hơn nữa,
thốt lên: “Làm như vậy có gì đâu mẹ?” Ở trường chúng con cũng đều như vậy cả! Dù sao
cũng có nhân viên quét dọn rồi mà!”
“Người khác đều như vậy, nhưng không có nghĩa làm như vậy là đúng con ạ!”
“Một chuyện nhỏ xíu như vậy có gì đáng nói đâu mà mẹ!”
“Chuyện dù không lớn nhưng là thói quen rất không tốt, con ạ, đó là hành vi không tôn
trọng thành quả lao động của người khác”. Ba cháu nhắc nhở.
“Con mới ở trường được 7 ngày mà đã làm mất hẳn thói quen tốt có được từ khi mới chỉ
3 tuổi sao? Không lẽ không đáng để nói sao…”
“Có ai như bố mẹ không nào, cả tuần lễ trời con mới trở về nhà có 1 lần lại còn chịu
mắng mỏ! Hự…”
Đình Nhi khóc dấm dứt bước vào nhà vệ sinh, cháu đi gội đầu, để lại hai bố mẹ đứng
sững người ở ngoài không biết làm gì hơn là lắc đầu buồn bã.
Chỉ một lát sau, tiếng khóc đã trở thành tiếng hát ngân nga-đây là biện pháp “thay đổi
tâm trạng” mà tự Đình Nhi phát hiện ra. Một lát sau nữa, Đình Nhi lau đầu bước ra, mặt
đỏ bừng núng nịu nói: “Biabia Miamia (cách gọi thân thiết bố mẹ của Đình Nhi), con biết
là bố mẹ nói đúng nhưng hiểu thế nào con lại cố đôi co với bố mẹ như vậy…” Nói đến

đấy mắt cháu lại đỏ hoe.
Đó là lúc khiến chúng tôi mủi lòng nhất, cũng là lúc dễ giảng giải đạo lý với Đình Nhi
nhất. Chúng tôi kiên trì nói với Đình Nhi: Tâm trạng của con bố mẹ hiểu lắm, con biết
không, con sắp bước vào thời kì tuổi thanh xuân rồi. Các nhà tâm lý học thời kì tuổi
thanh xuân là thời kì “cai sữa về mặt tâm lý” đây là quá trình phát triển hết sức bình
thường. Điều cần chú ý là tâm lý phản nghịch khiến con phẩn kháng lại bố mẹ 1 cách rất
mù quáng, cho dù đó là những ý kiến đúng đắn con cũng không muốn nghe. Mong rằng
con có thể nhận thức được rõ ràng về đặc điểm tâm lý của thời kì tuổi thanh xuân để
tránh khỏi phải đi chặng đường vòng trong giai đoạn trung học cơ sở.
Sau khi Đình Nhi gật đàu rất nghe lời, và ôm chầm lấy chúng tôi đầy yêu thương, cháu
lại hát vang lên và về phòng làm bài tập.
Nguồn: Em phải đến Havard học kinh tế, Lưu Vệ Hoa-Trương Hán Vũ, Những người
dịch: Nguyễn Phan Quế, Luyện Xuân Thiều, Luyện Xuân Thu Dịch từ nguyên bản
tiếng Hoa “CÔ BÉ HARVARD Lưu Diệc Đình” Do Tác gia Xuất bản xã ấn hành 2001.
Nhà xuất bản văn hóa thông tin(2004). Trang 263-265.
Câu hỏi:
1. Những biến đổi tâm lý của Đình Nhi sau khi ở khu nội trú? Những biến đổi đó đặc
trưng cho đặc điểm nào của tâm lý lứa tuổi trung học cơ sở?
2. Cha mẹ Đình Nhi đã giáo dục Đình Nhi bằng phương pháp nào để giải quyết mâu
thuẫn thuẫn?
Gợi ý trả lời
1. Biến đổi tâm lý của Đình Nhi
Đình Nhi vốn là 1 cô bé tự lập, nghe lời bố mẹ, và có những hành vi và thói quen
tốt. Nhưng sau 1 thời gian ngắn ngủi ở nộ trú những thói quen đó đã dần dần biến
mất. Đó phần lớn là do tác động của điều kiện và môi trường sống.
Từ nhỏ, cha mẹ Đình Nhi đã rèn cho em thói quen tự lập, tự mình phải làm những
việc vừa sức mình, cha mẹ chỉ giúp khi cần thiết. Nhưng khi Đình Nhi bước sang
giai đoạn trung học cơ sở, bố mẹ các bạn cùng lứa lại có cách giáo dục trái ngược
hẳn với cách giáo dục của bố mẹ Đình Nhi. Họ luôn chăm sóc tận tình cho con
mình, luôn luôn giúp đỡ con mình khi có thể. Cho nên, do được giao dục từ nhỏ

nên Đình Nhi tự lập hơn hẳn các bạn cùng lứa. Giai đoạn trung học cơ sở cũng là
giai đoạn mà học sinh có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn. Chúng mong
muốn được bình đẳng như người lớn. Do vậy chúng có thể học được từ những mối
quan hệ đó cả về mặt xấu lần những mặt tốt. Khi trở về nhà sau 1 tuần ở nội trú,
em hay vứt rác xuống đất-1 biểu hiện của sự hình thành thói quen xấu do bị ảnh
hưởng từ những hành vi của các bạn xung quanh.
Hơn nữa, ở giai đoạn này thường xảy ra những xung đột giữa người lớn và trẻ em
và chúng thường dung hình thức chống cự, không phục tùng để thay đổi kiểu quan
hệ này. Khi mẹ Đình Nhi nhắc cô bé nhiều lần, do mất kiên nhẫn nên cô bé đã cãi
lại lời mẹ, và cảm thấy khó chịu khi phải tuân theo những gì bố mẹ nói. Đây là dấu
hiệu phản nghịch của thời kì trung học phổ thông.
2. Cách giáo dục của bố mẹ Đình Nhi
Bố mẹ Đình Nhi luôn luôn tập cho Đình Nhi thói quen tự lập từ nhỏ, nên khi lớn
lên cô bé trở thành người rất tự lập.
Khi đối diện với những thay đổi về mặt tâm lý của Đình Nhi, bố mẹ cô không hề
tỏ ra mất kiên nhẫn trong việc dạy con. Họ luôn dùng những biện pháp như nhắc
nhở, khuyên bảo lẫn phân tích để cho Đình Nhi hiểu vần đề và không còn thái độ
chống cự. Những lời phân tích của bố mẹ cô đầy lý lẽ ví dụ như khi Đình Nhi coi
chuyện vứt rác là chuyện nhỏ xíu thì ba Đình Nhi nói Chuyện dù không lớn nhưng
là thói quen rất không tốt, con ạ, đó là hành vi không tôn trọng thành quả lao động
của người khác”. Ba cháu nhắc nhở.“Con mới ở trường được 7 ngày mà đã làm
mất hẳn thói quen tốt có được từ khi mới chỉ 3 tuổi sao? Không lẽ không đáng để
nói sao…”. Câu nói khiến Đình Nhi dường như đã khiến cô phải suy nghĩ về hành
động của mình.
Và sau khi Đình Nhi đã không còn giận nữa, ba mẹ Đình Nhi lại tỏ ra rất hiểu biết
và khôn khéo khi giảng giải cho co về tâm lý của lứa tuổi trung học khiến cho
Đình Nhi tâm phục khẩu phục và chỉ biết nghe lời và ôm chầm lấy ba mẹ đầy yêu
thương. Nhờ những cách giáo dục mang đậm chất tâm lý này mà mâu thuẫn giữa
bố mẹ và con cái đã được giải quyết.
Tình huống số 4

Dâu Tây dạy con, mẹ chồng đại khai nhãn giới
Nội dung tình huống:
Con trai tôi du học, sau khi tốt nghiệp thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô
con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con
trai đăng ký visa "thăm người thân". Thời gian 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan
có cách giáo dục con cái làm tôi đây - người mẹ chồng - phải đại khai nhãn giới.
Ăn miếng trả miếng
Có một lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh, Peter đã cùng hai cô
bé chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mủ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái
chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, đập
rất mạnh lên đầu một cô bé. Cô bé bần thần một lúc trước khi oà khóc thật lớn. Cháu gái
kia thấy tình hình vậy cũng òa khóc theo. Đại khái, Peter cũng không nghĩ đến hậu quả
nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi tới. Sau khi
hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ mạnh
một cái lên đầu Peter. Peter không phòng bị, té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở. Susan hỏi
Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter vừa khóc vừa lắc đầu. Tôi
tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa.
Cậu của Peter tặng cho cháu một chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, khư khư giữ làm bảo
bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm, là bạn thân của Peter, đã mấy lần thỉnh
cầu Peter cho chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter không đồng ý. Một lần, mấy cháu đang
chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý, lén lén nhảy lên chiếc xe và đạp
mau đi. Khi biết ra, Peter rất phẫn nộ, đến méc mẹ.
Susan đang ngồi nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, liền mỉm
cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không xen vào
được.” Peter bất lực quay đi. Một lát sau, Lusi chạy chiếc xe về. Vừa thấy Lusi, Peter lập
tức chạy tới đẩy bạn té xuống đất, giật lại chiếc xe. Lusi ngồi bệt dưới đất, khóc ré lên.
Susan ẵm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với
những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn
thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó chạy tới
chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi và tụi nó”.

Susan không đả động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” "Mẹ ơi, mẹ đi
với con nhen”, Peter thỉnh cầu. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho
Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mọi người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề".
Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược
đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào mà Peter và Lusi lại vui vẻ với
nhau, hợp thành nhóm ồn ào.
Dạy dỗ chăm nom con cái là chuyện của cha mẹ
Song thân Susan biết tôi đang ở Mỹ, nên lái xe từ California đến thăm chúng tôi.
Nhà có khách tới, Peter rất hào hứng, chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy
nước, rồi xách đi tới đi lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, rằng không được
làm nước văng lung tung trong nhà. Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ
hết ra nền. Chưa thấy mình làm sai, Peter còn đắc ý dẫm đạp lên vũng nước, làm ướt hết
quần áo.
Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan giật lại cây lau nhà và đem
đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch”, Peter
không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói thêm lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ
đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại,
rất muốn chạy đến ẵm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của
Susan".
Một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi,
con sai rồi!” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con biết”.
Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà
cao gấp đôi nó ra sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cởi quần áo dơ ra, xách trên tay, trần
truồng chạy vô nhà tắm, hí hửng giặt đồ. Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc
của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng.
Susan nghiêm khắc với con như vậy nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi
chơi ở ngoài, cháu hay thu thập một số hoa lá mà cháu cho là đẹp rồi trịnh trọng tặng mẹ.
Người ngoài tặng quà cho cháu, cháu luôn gọi mẹ cùng mở quà; có thức ăn ngon, cháu
luôn để phần một nửa cho mẹ.
Nghĩ đến nhiều đứa trẻ coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không

thể không kính phục cô con dâu Tây này của tôi. Theo tôi, cách giáo dục con cái của bà
mẹ Phương Tây này rất xứng đáng để các bà mẹ Phương Đông như tôi học theo
Nguồn: />Câu hỏi:
1. Hai câu chuyện trên đề cập đến vai trò gì của gia đình trong việc giáo dục tâm lý
cho trẻ nhỏ?
2. Bạn có đồng tình với cách dạy con của nhân vật Susan hay không? Tại sao?
3. Từ nội dung tình huống trên, hãy suy nghĩ các câu ca dao, tục ngữ sau và rút ra các
KLSP.
- “Dạy con từ thuở còn thơ”
- “Thương cho roi, cho vọt/ Ghét cho ngọt, cho bùi”
Trả lời:
1. Hai câu chuyện trên đề cập đến vai tròcủa gia đình (đặc biệt là cha mẹ) trong việc
định hướng phát triển tâm lý, giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ nhỏ.
2. Cách dạy con của bà mẹ Susan là khá phổ biến ở các gia đình Tây phương, tuy
nhiên tại Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông nói chung thì không xuất
hiện nhiều. Đó là phương pháp giáo dục nhân cách, phát triển tâm lý đúng hướng
giúp trẻ nhận thức rõ được đúng sai, phân biệt phải trái, có tính tự lập, không phụ
thuộc, ỷ lại vào sự chăm sóc của người lớn nhưng phương pháp này cũng cần
được áp dụng khéo léo nếu không trẻ sẽ cho rằng ba mẹ không thương chúngà
căm ghét, xa cách với gia đìnhà tư tưởng lệch lạc. Nói cách khác, chúng ta cần
Đông Tây kết hợp trong việc dạy trẻ, khi nhu khi cương, nghiêm khắc nhưng vẫn
tình cảm để phát huy toàn diện vai trò của gia đình trong việc phát triển tâm lý cho
trẻ.
3. Từ các câu ca dao tục ngữ và nội dung tình huống đã nêu, có thể rút ra KLSP sau:
- Gia đình đóng 1 vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lý cho trẻ, nhất là
trong giai đoạn đầu đời. Cha mẹ cũng như ông bà cần có sự thống nhất trong
phương pháp dạy trẻ, tuyệt đối tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi
ngược”.
- Giáo dục nhân cách, phát triển tâm lý cho trẻ càng sớm thì hiệu quả càng cao.
- Kỷ luật nghiêm khắc đôi khi rất hiệu quả khi cần răn đe trẻ nhưng không nên

lạm dụng điều đó để trẻ vẫn cảm nhận được tình yêu thương vô bờ của đấng
sinh thành.
Tình huống số 5
Một câu chuyện cảm động
Nội dung tình huống
Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại
trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng
trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như
nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học
sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy
cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại
quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa.”
Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm
vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém).
Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh
trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng
mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1
nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và
chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy
là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng
và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái
chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em
không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em
không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và
không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục
trong lớp”.
Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn
thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói
quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một
gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy

gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước
mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ
đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt
những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa
trong chai lên cổ.
Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô
thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ
đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn
trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn
hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở
thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã
không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học sinh cưng nhất của cô.
Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: “Cô là cô
giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ
Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người
thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy
cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết
tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em
yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo
tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt
nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard
- giáo sư tiến sĩ.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô
Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu
đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí
vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra?
Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm
xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước
lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson:
“Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan

trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với
cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác
đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.”
(Nguồn: songdep.xitrum.net/nghethuatsong/55.html)
Câu hỏi:
1. Hãy phân tích câu nói cảm động của vị giáo sư Stoddard- cậu bé Teddy cuối câu
chuyện và cho biết cô giáo Thomson có vai trò như thế nào đối với quá trình phát
triển tâm lý, tính cách của Teddy?
2. Từ đó rút ra KLSP cần thiết.
Trả lời:
1. Câu nói của giáo sư Staddord cho thấy cô giáo Thomson của ông có những vai trò
sau:
- Tin tưởng học trò Teddy của mình rằng cậu nhất định sẽ tiến bộ. Trong khi mà
cả lớp đều không ưa cậu vì lúc nào trông cũng ủ rũ, lôi thôi, lại còn hay chơi
xấu…
- Làm cho Teddy cảm thấy mình quan trọng, không xa lánh, ghét bỏ em vì em
nhìn khó ưa so với các bạn khác.
Theo như nội dung tình huống thì tuy ban đầu cô đã đánh giá con người
Teddy qua vẻ ngoài lôi thôi của em, tuy nhiên sau khi đã tìm hiểu kĩ sự việc và
hiểu được hoàn cảnh của học trò mình, cô đã có những sửa đổi về cách ứng xử,
chính cô là nguồn sống, là niềm an ủi cho cậu học sinh của minh vượt lên trên số
phận và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
2. Kết luận sư phạm: Người thầy cần nắm vững hoàn cảnh của từng đối tượng học
sinh, nhất là đối với những em cá biệt để có cách giáo dục phù hợp với các em.
Đối với hoàn cảnh như của Teddy, thiếu sự chăm sóc dạy dỗ của người mẹ từ nhỏ
thì cô giáo càng phải quan tâm động viên học sinh nhiều hơn để hướng tâm lý của
em phát triển đúng mực nếu không sẽ rất bị sa ngã
Tình huống số 3:
Một câu nói dịu dàng
Adlai Albert Esteb

Nội dung tình huống
Đây là câu chuyện mà tôi được một nhà tỷ phú kể cho nghe.
"Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jim sống lang
thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi người sống trong thị trấn. Không
ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu
tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẫn tránh
những người xung quanh. Cậu càng lẫn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu.
Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh mọi
người như chủ nó. Jim không đối xử thô lỗ với Tige nhưng cậu cũng luôn dùng thứ ngôn
ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu. Phần vì cậu đã quen với những ngôn ngữ đó,
phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức. Một hôm, Jim thấy cô gái phía trước làm rơi một gói
nhỏ. Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói
lên đưa trả cô gái.
- Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt - Cô gái cười và xoa đầu Jim.
Jim hoàn toàn sốc. Đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trong suốt 12
năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.
Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên. Cả chủ và chó đi vào
rừng Jim ngồi xuống cạnh bờ suối và trong đầu cứ vang lên: "Cảm ơn cậu bé, cậu thật
tốt!" Jim cười một mình. Rồi cậu gọi: "Đến đây Tige!". Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu
nó và nói: "Cảm ơn mày! Mày thật là tốt!".
Tige rất phấn kích và ngạc nhiên. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jim chăm
chú, đuôi vẩy lia lịa. "Đến con chó cũng thích nghe nói dịu dàng!". Jim nghĩ và lôi trong
túi ra một mảnh gương vỡ. Cậu bé thấy một khuôn mặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn
thận. Sau đó, Jim lại nhìn vào gương. Cậu bé ngạc nhiên. Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao
thay vì chỉ cúi mặt như mọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy: cảm
giác tự trọng. Từ khoảng khắc đó, cuộc đời Jim hoàn toàn thay đổi bởi quyết tâm để
xứng đáng với những lời nói dịu dàng".
Ngưng một lát, nhà tỷ phú tiếp tục nói: "Thưa các bạn, tôi chính là cậu bé đó. Thị
trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về trước. Cái cây ở đằng kia
mà quý vị có thể thấy chính là nơi một người phụ nữ đã gieo hạt giống đầu tiên của lòng

nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao ai cũng có thể làm được như thế".
Nguồn: songdep.xitrum.net/nghethuatsong/125.html
Câu hỏi:
1- Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói của nhà tỷ phú cuối câu chuyện liên quan đến
hạt giống của lòng nhân hậu?
2- Qua câu chuyện trên, bạn cho biết xã hội đóng vai trò như thế nào trong việc hình
thành và phát triển tâm lý của trẻ? Rút ra KLSP.
Trả lời:
1. Câu nói cho thấy vai trò rất quan trọng và tác dụng to lớn của câu nói “Cậu bé, cậu
thật tốt!” đối với cả cuộc đời nhà tỷ phú. Bởi trước đó ai cũng xem thường Jim,
thậm chí vu oan cho cậu tất cả những điều mà cậu không hề làm. Tưởng chừng cả
thế giới quay lưng lại với mình thì câu nói dịu dàng ấy như khiến cậu trở về với
cảm giác được yêu quý, cho cậu niềm tin vào cuộc sống này. Vì vậy Jim đã cho đó
là “hạt giống đầu tiên” của lòng nhân hậu được gieo vào cuộc đời cậu và mãi mãi
biết ơn người phụ nữ ấy kể cả khi trở thành tỷ phú.
2. Qua câu chuyện trên ta có thể thấy được xã hội có thể là nơi gieo trồng hạt giống
của lòng nhân hậu cũng có thể là nơi vùi lấp mọi ước mơ, niềm tin vào cuộc sống
của một con người. KLSP: Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội
ấy, vì thế chúng cần được bảo bọc, khích lệ đúng mức để trở thành người có ích
trong tương lai.

×