Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Phép biện chứng … là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.62 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
***
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1.
MÔN:NHỮNG NGHUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC-LÊNIN
Đề tài:
Phân tích ba tình huống trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy để làm rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật phủ định của
phủ định.
Lớp : 3607
Nhóm : B2

Hà Nội, tháng 10 năm 2011
MỤC LỤC
A.Lời mở đầu 1
B.Nội dung chính 1
I.Nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định 1
1.Một số khái niệm 1
2.Nội dung quy luật phủ định của phủ định 2
3.Ý nghĩa phương pháp luận quy luật phủ định của phủ định.3
II.Một số tình huống minh họa 4
1.Lĩnh vực tự nhiên 4
2.Lĩnh vực xã hội 6
3.Lĩnh vực tư duy 9
C.Kết luận 12
Danh mục tài liệu tham khảo
• Giáo trình:
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2009.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác-Lênin (dùng trong các
trường đại học và cao đẳng), Nxb.CTQG, Hà Nội, 2008.


• Sách:
1.V.I.Lênin, “Bút kí triết học”, Toàn tập, tập 29, Nxb.CTQG, Hà
Nội,2005.
2.Trần Văn Phòng, An Như Hải, Đỗ Thị Thạch, Hỏi-đáp môn những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng
khối không chuyên Ngành Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb.Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, 2011.
•Website:
1.Diễn đàn lớp Xã hội học k33, Quy luật phủ định của phủ định
/>2.Yahoo!Hỏi & Đáp, Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong học
tập và làm việc? />qid=20091107234946AAKCP60
A.LỜI MỞ ĐẦU.
“Phép biện chứng … là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự
vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
Phép biện chứng duy vật đưa ra hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy
luật cơ bản. Trong đó có quy luật phủ định của phủ định.Ph.Ăngghen đã viết:
" phủ định cái phủ định là gì ? Là một quy luât vô cùng phổ biến chính vì
vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển
của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy".
Để thấy rõ hơn nội dung, ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định-một
trong ba quy luật cơ bản nhất của triết học, chúng em sẽ phân tích một số tình
huống cụ thể trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy – những phương
diện tồn tại chủ yếu của thế giới.
Đây là một đề tài đòi hỏi mỗi người phải có kiến thức thật chắc chắn và
cái nhìn thực tế sâu sắc. Vì vậy, phần trình bày của chúng em không tránh
khỏi có những thiếu sót và hạn chế, chúng em rất mong nhận được những góp
ý quý báu của thầy cô.
B.NỘI DUNG CHÍNH.
Phần I.Nội dung, ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định.
1.Một số khái niệm.

Quy luật là mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp
đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật,
hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Các quy luật mang tính khách quan
nên con người không thể tạo ra và xóa bỏ được mà chỉ nhận thức và vận dụng
nó trong thực tiễn.
1
Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình
vận động và phát triển của nó.
Phủ định biện chứng là một phạm trù triết học để chỉ sự tự phủ định, sự
phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của sự vật, cho cái mới ra đời
thay thế cái cũ, lực lượng phủ định ở ngay trong bản thân sự vật. Đặc trưng cơ
bản của phủ định biện chứng là tính khách quan và tính kế thừa:
 Khách quan: Tự thân sự vật phủ định, không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người , đó là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật quy
định.
 Có tính kế thừa: Phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá
hủy hoàn toàn cái cũ mà là lọc bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những
mặt tích cực, phù hợp.
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật. Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh
hướng vận động phát triển của sự vật, hiện tượng, tính tất yếu của sự ra đời
cái mới, mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
2.Nội dung quy luật phủ định của phủ định.
Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái
khẳng định và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự
phát triển; nó bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ xung
thêm những thuộc tính mới làm cho sự phát triển đi theo đường “xoáy ốc”.
Phủ định của phủ định là một khái niệm nói lên rằng, sự vận động, phát
triển của sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay trở
lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.

2
Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình.
Sau những lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới
mang nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu. Như vậy, về hình thức là trở
lại cái ban đầu song không phải giống nguyên như cũ, dường như lặp lại cái
cũ nhưng cao hơn. Sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ
định có nội dung hoàn thiện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định ban đầu
và kết quả của sự phủ định lần thứ nhất.
Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển,
đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo, tạo ra
đường xoáy ốc của sự phát triển.
Phủ định của phủ định, ngoài hai đặc trưng như ở phủ định biện chứng
còn có thêm dặc trưng – có tính chu kỳ.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự
phát triển: đó không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng
tắp, đơn giản mà diễn ra quanh co phức tạp. Lênin gọi sự phát triển tiến lên là
theo hình xoáy ốc.Hình xoáy ốc cho phép diễn đạt rõ ràng các đặc trưng của
quy trình phát triển biện chứng: mỗi vòng mới của đường xoắn ốc dường như
lặp lại vòng trước về hình thức - thể hiện tính kế thừa và lặp lại nhưng hai
vòng xoắn không hề trùng lên nhau thể hiện tính tiến lên; sự nối tiếp nhau của
các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển tiến lên từ thấp đến cao.
3.Ý nghĩa phương pháp luận.
Cũng giống như những quy luật cơ bản khác của phép biện chứng duy vật,
quy luật phủ định của phủ định cũng có ý nghĩa phương pháp luận riêng.
 Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời của cái
mới, mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới. Chúng ta phải biết kể thừa có chọn
lọc, sử dụng những cái vốn là tinh hoa của cái cũ như là tiền đề của sự nảy
sinh cái mới, tiến bộ hơn, biết giữ hình thức và cải tạo nội dung cho phù hợp.
3
 Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định

sạch trơn. Đồng thời phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
 Chống thái độ hư vô chủ nghĩa, đồng thời chống thái độ bảo thủ, lạc
hậu, lỗi thời, không chịu đổi mới.
 Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoáy ốc
đi lên. Nghĩa là, có nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình vận động, phát
triển.
Phần II.Các tình huống minh họa.
1.Lĩnh vực tự nhiên.
1.1 Hiện tượng.
Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất,
trong lòng đất và trong bầu khí quyển củaTrái đất, nước Trái đất luôn vận
động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ở đây, ta chỉ xét vòng
tuần hoàn nhỏ của nước (không xét tới băng, tuyết, nước ngầm, nước được
sinh vật hấp thụ).
1.2 Phân tích
Quá trình từ giọt nước -> mây -> giọt nước là một ví dụ trong tự nhiên có
thể làm sáng tỏ quy luật phủ định của phủ định.
Nếu giọt nước gặp điều kiện bình thường như nhiệt độ và áp suất phù hợp
đối với nó, sẽ diễn ra một sự biến hóa riêng, nước được làm nóng, bốc hơi
chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, hơi nước bay vào không khí . Những dòng
4
khớ bc lờn em theo hi nc vo khớ quyn, gp ni cú nhit thp, hi
nc b ngng t thnh nhng ỏm mõy,chuyn t th hi sang th lng. Lỳc
ny git nc bin i, khụng cũn l git nc na, nú b ph nh, b thay th
thnh hi nc, thnh ỏm mõy do nú to nờn, y l s ph nh git nc.
Song s ph nh cha dừng lại ở đó.Nhng ỏm mõy to dn, tớch t cng
ngy cng nhiu hi nc, n khi ln, gp giú, nhit , ỏp sut thớch
hp,mõy ri xung thnh nhng git nc ma, khi nhng git nc ri ht,
ỏm mõy tan i, bn thõn nú b ph nh. Kt qu ca s ph nh ny l
chỳng ta li cú git nc mi nh ban u, nhng khụng ch l mt git m l

gp nhiu ln. Vớ d trờn cho thy, t s khng nh ban u (git nc ban
u), tri qua s ph nh ln th nht (ỏm mõy ph nh git nc) v s
ph nh ln th hai (nhng git nc mi ph nh ỏm mõy), s vt dng
nh quay tr li s khng nh ban u (git nc), nhng trờn c s cao hn
( cht lng git nc cng s thay i, s lng git nc nhiu hn, song
khú nhn thy). Chúng ta cũng thấy rõ đợc hai đặc trng cơ bản qua những lần
phủ định biện chứng nêu trên, đó là tính khách quan và tính kế thừa.
Tớnh khỏch quan: Cỏc yu t nhit , mch l iu kin,cũn
nguyờn nhõn ca s ph nh nm ngay trong bn thõn git nc. Sau quỏ trỡn
h hp thu nhit (nng lng), mt s phõn t nc mt thoỏng cú ng
nng chuyn ng nhit ln nờn chỳng cú th thoỏt ra khi mt thoỏng v tr
thnh phõn t hi (hi nc).
Tớnh k tha: Nhng git nc c to ra qua hai ln ph nh u c
cu to t nhng nguyờn t H v O nhng thnh phn cu to nờn git nc
ban u.
Nhng khụng ch k tha, nhng git nc mi c to ra cũn cú u
im vt lờn trờn git nc ban u, ú l s thanh khit sau mt chu trỡnh
bin i.S thay th cỏc hỡnh thỏi tn ti ca nc l mt quỏ trỡnh vụ tn,
5
liên tiếp, tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Vòng tuần hoàn
của nước có tính chất chu kì theo hình thức xoáy ốc.
1.3 Ý nghĩa.
Vận dụng nội dung quy luật phủ định của phủ định, ta thấy rằng các hình
thái tồn tại của nước trong vòng tuần hoàn có liên quan mật thiết đến nhau, dù
chỉ một “vòng khâu” xảy ra sự cố thì toàn bộ quá trình sẽ bị ảnh hưởng. Nếu
các mặt nước bị ô nhiễm nặng nề, trong không khí tích đầy khói bụi, khí thải
độc hại thì những giọt nước mới sẽ không thể trong lành, thanh khiết – tiến bộ
hơn những giọt nước ban đầu, thứ mà các đám mây trả lại sẽ chỉ là mưa a-xit,
mưa phóng xạ… “Tiến lên” là xu hướng chung của sự vật, cái mới ra đời
thường tiến bộ hơn cái cũ do đó nếu chúng ta cố tình phá vỡ quy luật này hậu

quả để lại sẽ thật khôn lường. Vì vậy bảo vệ môi trường nói chung và nguồn
nước nói riêng là một vấn đề bức thiết.
2.Lĩnh vực xã hội.
2.1 Hiện tượng.
Sự phát triển của thời trang là một minh chứng cho quy luật phủ định của
phủ định trong Triết học Mác-Lênin trong lĩnh vực xã hội.
Lịch sử thời trang thế giới không ngừng biến đổi và phát triển. Trang phục
bắt đầu từ những chiếc lá cây che đi những bộ phận của cơ thể đến những tấm
da thú, con người cũng không quên sử dụng kèm theo những “phụ kiện” như
răng động vật, vòng kết từ vỏ cây… Có thể ban đầu chỉ là những vật may mắn
hoặc chiến lợi phẩm, nhưng khi một cộng đồng người đều mang và khác với
cộng đồng khác, thì đó là điểm sơ khai nhất của thời trang. Khi con người biết
canh tác, họ đã tự tay làm được những bộ trang phục bện từ cỏ cây. Đến năm
2610 TCN, sự ra đời của vải vóc ở TQ đã đánh dấu bước tiến vĩ đại cho lịch
6
sử văn minh nhân loại. Từ đó đến nay các mẫu trang phục liên tiếp xuất hiện,
thay thế nhau phục vụ con người.
2.2 Phân tích.
Có thể thấy các mẫu trang phục hay các xu hướng thời trang thay thế nhau
là tất yếu, khách quan vì cùng với điều kiện sống, nhu cầu của con người
không ngừng nâng cao. Ban đầu là những chiếc lá cây,nhưng khi nhu cầu giữ
ấm của cơ thể ngày càng cần thiết cho sự sinh tồn, thì lá cây đã bị phủ định
bởi lông thú - loại vật liệu có khả năng giữ nhiệt cho cơ thể tốt hơn. Đến khi
con người sáng tạo ra vải vóc thì lông thú lại bị phủ định do tính chủ động,
thuậ
n tiện, đa dạng và thẩm mỹ của vải vóc. Ban đầu đơn giản chỉ là nhu cầu
mặc ấm, con người không ngừng sáng tạo ra các kiểu trang phục với mục đích
sử dụng và mẫu mã khác nhau tuỳ từng thời kỳ để thoả mãn nhu cầu mặc đẹp,
và đẹp hơn nữa. Khi một mẫu trang phục mới xuất hiện và được nhiều người
yêu thích thì kiểu trang phục cũ trước đó từng là trào lưu lại dần bị quên lãng,

hay chính là bị phủ định. Thị hiếu của con người thay đổi rất nhanh nên một
bộ trang phục sau 2, 3 tháng bị lỗi mốt là chuyện rất bình thường.
Thế nhưng thời trang là một vòng xoay ,các xu hướng thời trang trong
quá khứ luôn có những sự trở lại đầy ngoạn mục. Chúng ta, những con người
hiện đại luôn tự hào mình là người bắt kịp mốt, luôn kịp thời cập nhật những
xu hướng mới nhất của thời trang nhưng không hề biết rằng những trào lưu,
những mốt mới mà chúng ta đang chạy theo đó nhiều khi là sự lặp lại, là sự
bắt chước có sáng tạo của những xu hướng trong quá khứ. Ta có thể thấy rất
nhiều ví dụ, như:
7
 Quần bó sát hay legging hiện nay đang là xu hướng ăn mặc mốt nhất
để tôn lên những đường cong gợi cảm của phụ nữ tuy nhiên nó cũng đã từng
là xu hướng ăn mặc của nam giới trong nhiều thế kỉ. loại quần bó chẽn này
được mặc bởi mọi tầng lớp, sang thì được làm bằng lụa hoặc len còn người
dân thường hay sử dụng chất liệu vải sợi thô. Cho đến thế kỉ 17, nó được dần
dần bị thay thế (phủ định) bởi quần dài và tất.
 Xu hướng kẻ viền quanh mắt thật đậm là đặc trưng cho phong cách
emo cũng như trong trào lưu trang điểm của các ngôi sao nổi tiếng ngày nay.
Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ Ai Cập, nơi chúng ta đã quen thuộc với hình
ảnh đôi mắt “ấn tượng” này trên những tài liệu, di chỉ cổ xưa còn được lưu
giữ lại .Họ sử dụng một loại phấn gọi là “kohl” để viền mắt với mục đích làm
đẹp và tin là nó sẽ giúp bảo vệ họ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời đầy khắc
nghiệt cũng như tránh khỏi con mắt của quỷ dữ.
 Trào lưu retro là trào lưu mặc lại các trang phục theo xu hướng thời
trang những thập niên trước, bao gồm đồ vintage (quần áo, phụ kiện của
những thập niên 20s đến 70s). Đó cũng là trào lưu hiện đang được các bạn trẻ
trên khắp thế giới hưởng ứng. Một bầu không khí thời trang cổ điển nhưng
vẫn mang đầy nét cá tính và nổi loạn.
Đó là 1 số ví dụ điển hình của sự quay vòng của thời trang, chúng luôn
thay đổi nhưng vẫn kế thừa những nét độc đáo của những kiểu cũ chứ không

bị phủ định hoàn toàn.
2.3 Ý nghĩa.
Nắm được quy luật phủ định của phủ định với những đặc trưng của nó
trong lĩnh vực thời trang, ta hiểu rằng có nhiều điều bổ ích cần phải học hỏi từ
những sản phẩm thời trang của các thế hệ trước bởi tính kế thừa là tất yếu, ta
8
cũng có thể, dựa vào tính chu kỳ của thị hiếu, dự đoán được xu hướng thời
trang nào sẽ quay lại và được chào đón cuồng nhiệt một lần nữa, điều đó trao
cho ta cơ hội làm đẹp hợp mốt và, thậm chí, cả cơ hội kinh doanh ngàn vàng;
tuy nhiên mọi sự rập khuôn sẽ bị đào thải, bởi sự lặp lại luôn luôn là sự lặp
lại ở một trình độ cao hơn. Thời trang thể hiện sự khôn ngoan, sức sáng tạo
không ngừng và đầy tài năng của con người trong việc làm đẹp.
3.Lĩnh vực tư duy.
3.1 Hiện tượng.
Có nhiều minh chứng trong lĩnh vực tư duy có thể làm sáng tỏ nội dung
của quy luật phủ định của phủ định, trong đó có thể nói đến sự tồn tại và thay
thế ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: từ chủ nghĩa duy vật chất phác
đến chủ nghĩa duy vật siêu hình, sau đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
3.2 Phân tích.
Chủ nghĩa duy vật đã trải qua hai lần phủ định biện chứng với ba hình
thức cơ bản, trong đó: sự khẳng định ban đầu là chủ nghĩa duy vật chất phác;
sự phủ định lần thứ nhất là chủ nghĩa duy vật siêu hình phủ định chủ nghĩa
duy vật chất phác; sự phủ định lần thứ hai là chủ nghĩa duy vật biện chứng
phủ định chủ nghĩa duy vật siêu hình.
 Tính khách quan: Tư duy là sự phản ánh năng động sáng tạo của con
người về thế giới khách quan. Tư duy của con người luôn có khả năng bị thay
thế bởi những tư duy mới do khả năng nhận thức của con người ngày càng
phát triển cao hơn.Như vậy, sự thay thế ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa
duy vật là tất yếu khách quan khi tư duy con người không ngừng phát triển.
 Tính kế thừa và phát triển – vòng “xoáy ốc”:

9
o Chủ nghĩa duy vật chất phác thừa nhận vật chất là thứ có trước, song lại
đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó
mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác.
o Chủ nghĩa duy vật siêu hình (thể hiện khá rõ vào thế kỷ XV – khi mà
khoa học tự nhiên phát triển mạnh, đi sâu vào phân tích nghiên cứu từng yếu
tố riêng biệt của yếu tố tự nhiên) đã phủ định biện chứng chủ nghĩa duy vật
chất phác . Một mặt, chủ nghĩa duy vật siêu hình đã kế thừa quan điểm của
chủ nghĩa duy vật chất phác: thừa nhận tính có trước của vật chất, lấy giới tự
nhiên để giải thích giới tự nhiên. Mặt khác, do chịu tác động của nền khoa
học đương thời, chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm thế giới như một cỗ
máy cơ giới khổng lồ, ít nhiều cách tư duy này có những điểm phát triển hơn
vì đã đặt sự vật trong một hệ thống chứ không còn là những dạng vật chất
riêng lẻ. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật siêu hình còn một số hạn chế: coi mỗi
bộ phận của “cỗ máy cơ giới khổng lồ” luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại, nếu
có biến đổi thì nó chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi đơn thuần về số lượng và do
những nguyên nhân bên ngoài gây nên.
o Chủ nghĩa duy vật biện chứng (do Mác và Ăngghen sáng lập từ những
năm 40 của thế kỉ XIX, được Lênin kế thừa và phát triển). Đây là lần phủ
định biện chứng thứ nhất đối với chủ nghĩa duy vật siêu hình và là lần phủ
định biện chứng thứ hai đối với chủ nghĩa duy vật chất phác. Mác, Ăngghen
và Lênin đã kế thừa tinh hoa của các nhà triết học trước đó: coi vật chất là cái
có trước, lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến Thần
linh hay Thượng đế và đặt vật chất trong cùng một hệ thống. Bên cạnh đó,
chủ nghĩa duy vật biện chứng có bước phát triển so với hai hình thức trước,
đạt đến độ tương đối hoàn chỉnh:
 Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã nêu được khái niệm vật chất
dưới góc độ triết học, từ đó khắc phục được nhược điểm của chủ nghĩa duy
10
vật chất phác – coi vật chất là khái niệm hẹp, chỉ là một hoặc một số dạng vật

chất cụ thể; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng phát triển thêm quan điểm:
vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, ý thức là hình ảnh phản ánh của
thế giới vật chất.
 Thứ hai, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã nêu được phương thức tồn tại
của vật chất là vận động, vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn. Vận động của vật
chất là tự thân vận động. Điểm này khắc phục được nhược điểm của chủ
nghĩa duy vật siêu hình – sự vật tồn tại một cách tĩnh tại, không vận động,
phát triển mà chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi đơn thuần về lượng.
 Thứ ba, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách quan,
thống nhất với nhau, cùng chịu sự chi phối của các quy luật khách quan phổ
biến của thế giới vật chất. Các sự vật, hiện tượng hay các mặt của một sự vật,
một hiện tượng luôn quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Điều
này đã phủ định quan điểm cho rằng sự vật, hiện tượng tồn tai biệt lập của
chủ nghĩa duy vật siê’
 u hình.
3.3 Ý nghĩa.
Trong quá trình phát triển của khoa học, các phạm trù không phải là bất
biến, không phải là vĩnh viễn và chỉ cần xây dựng một lần là xong. Thực tế
cho thấy, cùng một vấn đề nhưng có khi chúng ta phải trở đi trở lại không chỉ
một lần để có thể làm cho nó sâu sắc hơn. Thế giới vật chất còn nhiều vấn đề
mà con người chưa nhận thức hết được, bởi vậy, con người phải luôn không
ngừng khám phá, tìm tòi nhằm thay thế những tư duy đã cũ, lạc hậu, không
còn phù hợp bằng những tư duy mới, tiến bộ hơn, trong quá trình đó cần biết
kế thừa những tinh hoa, những quan điểm đúng đắn của những tư duy trước
để từ đó cải biến, tìm ra những tư duy đúng đắn sâu sắc, hoàn thiện hơn.
11
C.KẾT LUẬN.
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là
một quá trình vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật từ trình độ
thấp đến trình độ cao hơn,có tính chất chu kì theo hình thức "xoáy ốc". Phủ

định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển,cái mới ra đời là kết quả của sự
kế thừa những nội dung tích cực từ trong cái cũ, phát huy nó trong sự vật mới
và tạo nên tính chu kì của sự phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định đã và đang có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc hình thành suy nghĩ, rèn luyện kĩ năng của sinh viên Việt Nam
ngày hôm nay. Sinh viên chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn
là tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng như là tiền đề tạo ra cái mới tiến bộ hơn,
bên cạnh đó, cái mới cũng cần được tiếp thu có lựa chọn cho phù hợp.Nghĩa
là chúng ta cần phải biết tích cực phát hiện cái mới, ủng hộ nó nếu như cái
mới ấy thực sự phù hợp với thực tế và nó là thực sự cần thiết, bởi vì bất kì cái
mới nào ra đời cũng luôn còn yếu ớt, ít ỏi dưới dạng cá thể, chúng ta cũng cần
phải ra sức bồi dưỡng, tạo điều kiện cho cái mới chiến thắng cái cũ, phát huy
ưu thế của nó; nhất thiết trong khi đấu tranh chống cái cũ, cũng cần phải biết
“lọc thô lấy tinh”, cải tạo cái cũ để nó phù hợp với điều kiện mới, trân trọng
giá trị của quá khứ. Cái lỗi thời không được cải tiến, cái mới bị cường điệu,
cái tốt ngoại lai không được bản địa hoá nhuần nhuyễn cũng là những điều
cần được khắc phục kịp thời. Làm như thế là mỗi người sinh viên đã lĩnh hội
và thấm nhuần quy luật phủ định của phủ định của chủ nghĩa Mác-lênin và
quan trọng là biết áp dụng nó hiệu quả vào công tác nghiên cứu và rèn luyện
của bản thân.
12
13
14

×