Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.23 KB, 41 trang )

THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
1



Phùng Hoài Ngọc




THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI

đề cương bài giảng


























Lưu hành nội bộ
ĐẠI HỌC AN GIANG 2006




THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
2

THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI

LỜI NÓI ĐẦU

“Thi pháp học hiện đại” là bộ môn nghiên cứu văn học mới được xây dựng tương
đối hoàn chỉnh ở thế kỉ XX. Đây là hướng nghiên cứu mới rất cần thiết để nâng cao năng
lực chiếm lĩnh các giá trị văn học cho người đọc, nhất là giáo viên văn học và học sinh.
Nghiên cứu lí luận phê bình văn học là lĩnh vực phức tạp khó khăn, ít khi đạt được
sự nhất trí cao. Công việc dạy văn học văn cũng có tình trạng tương tự. Hy vọng bộ môn
thi pháp hoc hiện đại với sức mạnh khoa học của nó sẽ góp phần giải quyết được mâu
thuẫn nói trên.
Trong chuyên đề này, phần lý thuyết được rút gọn, tăng cường phân tích tác phẩm
văn học có trong chương trình phổ thông và một số tác phẩm quen thuộc khác. Nó chỉ gợi
ý, góp phần mở rộng chân trời cảm thụ tác phẩm, chiếm lĩnh đặc trưng bản chất nghệ

thuật, giúp sinh viên nâng cao tiềm lực, trau dồi cản nhận văn học. Người đọc hiếm lĩnh
tác phẩm bằng cảm nhận có ý thức, có lí chứ không phải tuỳ hứng tuỳ tiện. Thi pháp học
hiện đại cố gắng giúp người đọc văn chương thấy ngay những “hướng tiếp cận ” đơn giản
để sau đó cảm nhận, tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
.

Cấu trúc tài liệu

MỞ ĐẦU: THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC

1. Khái niệm thi pháp và thi pháp học
2. Ba đặc điểm của tác phẩm văn học
3. Bốn khái niệm cơ bản của thi pháp học

TÁM KIỂU THI PHÁP CƠ BẢN TRONG SÁNG TẠO VĂN HỌC

1. Thi pháp nhân vật
2. Thi pháp không gian nghệ thuật
3. Thi pháp thời gian nghệ thuật
4. Thi pháp chi tiết nghệ thuật
5. Thi pháp cốt truyện
6. Thi pháp kết cấu
7. Thi pháp lời văn nghệ thuật
8. Thi pháp hình tượng tác giả

Kết luận

Thực hành- luyện tập



Biên giả
Đại học An Giang 7.2006


PHẦN MỞ ĐẦU
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
3

THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC

I. Dẫn nhập
Cho đến nay từ “thi pháp” đã khá quen thuộc với những người học tập nghiên cứu
hoặc quan tâm đến văn học. Trên sách báo văn nghệ, người ta nhắc đến nhiều thi pháp tác
phẩm, thi pháp tác giả, thi pháp thể loại, thi pháp thời kì…
Thi pháp là gì ?
Có nhiều cách hiểu khác nhau. Chung quy có hai cách:
Một là: coi thi pháp là nguyên tắc, biện pháp chung tạo ra tác phẩm nghệ thuật.
Thông thường gọi là “phương pháp làm thơ, làm văn”. Lí thuyết mang tính cổ điển, được
lưu truyền nhằm bồi dưỡng nhà văn .
Hai là: hiểu thi pháp là nguyên tắc, biện pháp sáng tạo cụ thể, tạo thành đặc sắc
nghệ thuật của một tác giả, tác phẩm, trào lưu, thể loại.v.v
Cách thứ 1 gần với mĩ học, lý thuyết văn học, cách thứ 2 gần với phê bình thưởng
thức tiếp nhận những hiện tượng văn học nghệ thuật.
Nghiên cứu thi pháp gọi là thi pháp học.
Hai kiểu thi pháp học nói trên đều có mục đích khám phá nguyên tắc phổ biến
hoặc cụ thể lịch sử đã tạo ra nghệ thuật. Tóm lại: Thi pháp học hiện đại là môn chuyên
nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể. Thi pháp học là một khoa học ứng dụng trong
văn học, gần gũi với phân tích phê bình và nghiên cứu văn học.
Thi pháp học gần gũi với lí luận văn học nhưng vẫn khác, thử so sánh:
 Lí luận văn học thiên về nghiên cứu các quy luật chung của hiện tượng văn

học. còn thi pháp học thiên về nghiên cứu các tác phẩm, thể loại, tác giả, phong
cách, trào lưu, ngôn ngữ, nguyên tắc đặc thù tạo thành hiện tượng văn học cụ
thể mà thôi.
 Thi pháp học gần gũi với phê bình văn học nhưng cũng khác:
Phê bình văn học có thể đi từ những góc độ khác nhau mà phát hiện khám phá nội
dung và đánh giá chúng. Còn thi pháp học thiên về phát hiện, khám phá các quy luật
hình thức nghệ thuật.
Nhìn chung, thi pháp học là một bộ phận chuyên biệt của NGHIÊN CỨU VĂN HỌC,
chuyện nghiên cứu tính đặc thù và nguyên tắc nghệ thụât của văn học.
Những đặc tính của thi pháp học nói trên bắt đầu từ thời cổ đại Hy Lạp, qua phương
Tây đến Nga rồi đến Việt Nam. Viện sĩ Khravchenko (Nga) phân loại :
+Thi pháp học lí thuyết cố gắng nghiên cứu cấu trúc, hình thức của tác phẩm văn
học.
+Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự tiến hoá của phương thức phương tiện chiếm
lĩnh thế giới bằng hình tượng và nghiên cứu sự hoạt động của chức năng thẩm mĩ của
chúng và số phận lịch sử của các khám phá nghệ thuật.

II. THI PHÁP HỌC TỪ CỔ ĐIỂN ĐẾN HIỆN ĐẠI
Ban đầu (thời cổ Hi Lạp), người ta nghiên cứu thi pháp nhằm mục đích tổng kết
kinh nghiệm sáng tác, truyền dạy các phép tắc làm văn làm thơ, dành cho nhà văn. (Gọi là
thi pháp học cổ điển, thuộc phạm vì thi pháp học lí thuyết ).
Về sau, thi pháp học chuyển sang nghiên cứu cách đọc, cách khám phá tác phẩm
nhằm phục vụ người đọc văn chương, giúp họ chiếm lĩnh giá trị nghệ thuật một cách khoa
học. (Gọi là thi pháp học hiện đạ, thuộc phạm vi thi pháp học lịch sử ).
Định nghĩa về thi pháp và thi pháp học hiện đại
“Thi pháp là một hệ thống các phương tiện và phương thức thể hiện cuộc sống
bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng”.
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
4


Nói cách khác, thi pháp là ý thức nhà văn khi sáng tạo ra hình thức nghệ thuật.
Hình thức nghệ thuật có hai mặt:
- Mặt cụ thể, cảm tính (chất liệu tác phẩm, không gian, thời gian, chi tiết, tình tiết,
nhân vật, sự kiện, mâu thuẫn, xung đột …)
- Mặt quan niệm (lí lẽ, nhận thức, triết lí, tư tưởng, tình cảm…)
Thi pháp học là công việc tìm ra cái hình thức mang quan niệm, tức là cái phương
thức tư duy nghệ thuật của nhà văn nghệ sĩ đã ngưng kết thành cái hình thức nghệ thuật
của tác phẩm văn nghệ. Nói đơn giản : Thi pháp học nghiên cứu cái thi pháp
Thi pháp của Aristote xuất hiện cách đây hơn hai ngàn năm là điển hình của loại
“thi pháp học sáng tác”. Ông coi sáng tác là một thứ kĩ thuật và ông hy vọng cuốn sách
“Poetika” của ông là cuốn cẩm nang cho những ai muốn sáng tác bi kịch Ông viết:
“nhiệm vụ của nhà thơ không phải là tả những sự việc đã xảy ra mà là miêu tả những việc
có thể xảy ra… Cũng như hoạ sĩ, nhà thơ là một người mô phỏng”.
Sau Aristote, nhà thơ Horace viết cuốn “Nghệ thuật thơ” cũng dạy cách sáng tác
thơ. Ông khuyên “khi miêu tả đề tài, tốt nhất là hãy mượn của sử thi Illiade”.
Nhà phê bình Boileau (Pháp thế kỉ XVII) trong cuốn “Bàn về nghệ thuật thơ” đã
viết: “Anh phải yêu lí tính, phải làm sao cho mọi sáng tác của anh toả ra ánh sáng giá trị
của lí tính”.
Lessing nhà văn Ánh sáng Đức trong cuốn “Laoken” cũng bỏ công đi tìm tòi quy
luật sáng tác.
Lưu Hiệp nhà phê bình văn học Trung Quốc thời Nam Bắc triều viết cuốn “Văn
tâm điêu long” đã đúc rút ra những quy tắc sáng tác. Hàng trăm cuốn “thi thoại” (nói
chuyện làm thơ) từ đời Tống đến đời Thanh cũng thiên về tìm tòi quy tắc sáng tác. Nghiêm
Vũ trong cuốn “Thương lang thi thoại” đã dạy : “Kẻ học làm thơ phải lấy kiến thức làm
chủ, vào phải chính, lập chí phải cao, lấy Hán, Nguỵ, Tấn và Thịnh Đường làm thầy”.
Viên Mai trong cuốn “Tuỳ viên thi thoại” nhắc nhở: “Thơ có cành mà không có hoa là
cành củi khô, có thịt mà không có xương là loài sâu bọ, có người mà không có cái “tôi” là
bù nhìn, có thẳng mà không có cong là cái ống cất rượu”.
Việt Nam cũng có những nhà văn chú ý bàn chuyện sáng tác, tiêu biểu như Chế
Lan Viên bàn việc thơ, Nam Cao bàn chuyện làm văn. . . Chế Lan Viên trong bài thơ

“Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…” đã tâm đắc viết:
“Hình thức cũng là vũ khí
Săc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí
Anh nghe cái mặn của đời đang độ kế tinh
Nó chưa thành hình, anh làm nó thành hình
Chưa thành hạt, anh làm cho nó thành hạt
Rồi trả tận tay người cùng với máu anh.”
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết: “Đụng chạm với hành động hàng ngày, tâm hồn tự
nảy lên bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa loé lên… Người làm thơ lượm những tia lửa
ấy kết nên một bó sáng – đó là hình ảnh thơ” (Mấy vấn đề văn học).
Nhà văn Nam Cao tâm sự trong truyện ngắn “Đời thừa”: “Một tác phẩm thật giá
trị…phải chứa đựng được một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca
tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”.
Do nối tiếp truyền thống thi học cổ điển, bộ môn lí luận văn học ở nước ta trong
mấy chục năm qua lại càng đi sâu vào lĩnh vực lí thuyết sáng tác. Chẳng hạn: họ bàn về
cách chọn đề tài, dùng nguyên mẫu, học tập ngôn ngữ nhân dân, chọn chi tiết, phương
pháp điển hình hoá, phương pháp sáng tác,…với những lời khuyến cáo, dặn dò, yêu cầu
người sáng tác “nên, hãy, cần phải” .v.v
Văn học theo nghĩa rộng rãi đầy đủ không phải chỉ sáng tác. Còn tiếp nhận, thưởng
thức, phê bình nữa mới đủ nội hàm “lí luận về văn học” hoặc “lí thuyết về đời sống văn
học”.
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
5

Khác với thi pháp học truyền thống, thi pháp học hiện đại phát triển về phiá sự tiếp
nhận văn học. Tiếp nhận gắn liền với sự thức tỉnh của ý thức người đọc. Thi pháp học hiện
đại có thể được gọi là “thi học tiếp nhận”, thực ra đã manh nha từ di sản thi học Ấn Độ,
Trung Hoa, Hi Lạp. Cả phương Đông và phương Tây đều có truyền thống chú giải, cắt
nghĩa tác phẩm ngữ văn tuy còn chưa đến mức độ thi pháp nghệ thuật. Đời nhà Minh, ý
thức “đọc” được đẩy mạnh với Kim Thánh Thán và Mao Tôn Cương khi họ phê bình tiểu

thuyết, kịch và thơ. Đời Thanh có nhiều công trình thi học nghiên cứu thường thức thơ Đỗ
Phủ…Ở phương Tây, thi pháp đọc được chú trọng khi giải thích tác phẩm của Shakespeare
(sau trở thành khoa Shakespeare học). Thời hiện đại Trung Quốc hình thành Hồng lâu
mộng học. Ở Nga ngày nay có môn Sholokhov học. Đây là lúc thi học đã hoàn chỉnh hơn
trước rất nhiều.
Tuy vậy phải đến nửa sau thế kỉ XX vấn đề đọc tác phẩm mới dần dần trở thành
một khoa học. Ngày xưa dẫu sao cách cảm nhận, tiếp nhận vẫn nặng về chủ quan, cảm tính
ấn tượng hoặc ngược lại theo quan điểm giáo điều, đạo đức, chính trị…, cách đây chưa lâu
người ta còn tiếp nhận theo lối khách quan xã hội học. Nghĩa là đi từ bên ngoài, đi từ hiện
thực hoặc ý muốn chủ quan tìm cách thâm nhập và đánh giá tác phẩm và tác giả.
Thi pháp học hiện đại (tiếp nhận, cảm nhận) bắt đầu sôi sục lên từ trường phái
“Phê bình mới” trong văn học Mỹ. Khởi đầu, trường phái này tỏ ra phản ứng với:
- Lối phê bình ấn tượng chủ nghĩa (chỉ chú ý tới ấn tượng chủ quan gợi lên từ tác
phẩm)
- Lối phê bình tâm lí chỉ chú ý tiểu sử tác giả
- Lối phê bình lịch sử - xã hội chỉ chú ý ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử -xã hội.
Cả ba lối trên đều không chú ý thích đáng tới yếu tố sáng tạo nghệ thuật của tác phẩm
văn học. “Phê bình mới” yêu cầu xem tác phẩm nghệ thuật như một hiện tượng nghệ thuật.
Các nhà phê bình Mỹ có những quan niệm khác nhau về tác phẩm nghệ thuật:
- Tác phẩm văn học là một biểu hiện (Spingard)
- Tác phẩm là một cấu trúc ngôn ngữ (Hium)
- Tác phẩm là một cảm quan toàn vẹn về thế giới (Eliot)
- Tác phẩm là một thế giới độc lập, tự trị (Richard, Empson, Brooks, Waren)
Tóm lại, “Phê bình mới” Mỹ đã khắc phục quan niệm nhị phân hình thức và nội dung. Họ
khẳng định: hình thức tức là nội dung và cũng là biểu hiện.
Thi pháp học hiện đại Pháp lại phát triển trên cơ sở “chủ nghĩa cấu trúc” và “kí
hiệu học”. Họ coi cách viết là lập mã, cái nghệ thuật là cái có giá trị nhất.
Thi học Anh có Roman Jacobson duy trì quan niệm coi nghệ thuật là thủ pháp, ông
nghiên cứu chức năng thơ ca trên lập trường ngôn ngữ học.
Thi pháp học Nga những năm đầu thế kỉ cũng trỗi dậy như ở Anh, Mỹ. Họ kiên

quyết đòi hỏi phải coi tác phẩm văn học như một hiện tượng nghệ thuật (Girmuaski). Còn
A.Veselovski xây dựng “Thi pháp học lịch sử” nhằm nghiên cứu sự vận động của nội dung
văn học và bản thân hình thức văn học.
Hình thức văn học là hình thức chiếm lĩnh đời sống, nghĩa là nó bày tỏ cách nhìn,
cách cảm nhận đời sống của nhà văn. Nhà văn sáng tạo hình tượng là để nhìn tận mắt mọi
bề sâu của đời sống, để cảm, để hiểu cho rõ hết các ý nghĩa, giá trị của nó. Lịch sử văn học
chính là lịch sử tiến hoá của hình thức cảm nhận và biểu hiện đó. Nhà nghiên cứu Bakhtin
(Nga) trong công trình “Những vần đề thi pháp Dostoievski” đã viết: “Không hiểu đúng
hình thức mới của cái nhìn thì không thể hiểu đúng những điều nhận thấy ở cuộc sống”. Ở
nước Nga đã có hàng chục công trình lớn về thi pháp.
Thi pháp học đang hướng tới bạn đọc. Ngày nay nhu cầu tiếp nhận văn học hiện
đại, văn học quá khứ của dân tộc và nhân loại ngày càng trở nên bức thiết. Người đọc cần
phải có “chìa khoá” để mở ra tất cả kho tàng văn học đó. Mặt khác, văn học hiện đại theo
xu hướng cá tính hoá ngày càng mạnh, văn học ít khi lặp lại mà thường nảy sinh nhiều cái
mới.
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
6

Riêng trong phạm vi nhà trường, một thời gian dài bộ môn lí luận văn học vốn là
sản phẩm của “thi pháp học cổ điển” tức là “thi pháp học sáng tác” đã từng đòi hỏi học
sinh xem tác phẩm dưới con mắt nhà sáng tác. Nhưng nhu cầu về văn học chủ yếu lại là
nhu cầu tiếp nhận văn học. Nhà giáo dạy văn cần có ý thức sử dụng Thi pháp học tiếp
nhận - cảm nhận (hiện đại) để hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn học một cách khoa học.




III – BA ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
- Tính hệ thống
- Tính quan niệm

- Tính tinh thần
1. Hình thức nghệ thuật có tính hệ thống
Nghiên cứu văn học lâu nay ít quan tâm đến tính hệ thống mà chỉ chú ý khai thác
các bộ phận riêng lẻ rời rạc tuỳ hứng nên dẫn đến chủ quan, phiến diện và sai lầm.
Chẳng hạn, khi bình giảng câu thơ
“Sẵn thây vô chủ bên sông/đem vào để đó lộn sòng ai hay” (Truyện Kiều)
có nhà nghiên cứu cho rằng câu thơ đã phản ánh thời kì loạn lạc, nơi đâu cũng có (sẵn)
xác chết. Khi chúng ta tìm hiểu tất cả những chữ “sẵn” đã dùng vài lần trong Truyện
Kiều thì thấy :
- Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ/ Với cành thoa ấy thì đổi trao (Kiều và Kim Trọng)
- Sẵn dao tay áo tức thì giở ra (Kiều phản kháng Tú bà)
- Phật tiền sẵn có mọi đồ kim ngân (Quan Âm các trong vườn nhà Hoạn Thư)
- Dưới đèn sẵn bức tiên hoa/ Một thiên tuyệt bút gọi là để sau (Trên sông Tiền
Đường, Kiều viết thư tuyệt mệnh trước khi nhảy xuống sông)
Ta nhận thấy chữ “sẵn” trong tất cả các trường hợp trên không có nghĩa là
“nhiều”. Đó chỉ là lời thuật chuyện vắn tắt, tránh rườm rà, cốt sao cho sự kiện đi đúng
hướng đã định, khỏi tản mạn vì những chi tiết không cần thiết, đặc biệt vì Truyện Kiều
là truyện bằng thơ cần ngắn gọn. Như vậy chữ “sẵn” đã lặp đi lặp lại nhiều lần cùng
một nghĩa - tức là đã tạo ra một hệ thống hình thức. Vây ý nghĩa của câu thơ “sẵn thấy
vô chủ bên sông…” phải được hiểu theo ý nghĩa hệ thống chữ “sẵn” mà Nguyễn Du
thường dùng: Bọn Khuyển Ưng, Khuyển Phệ đã chuẩn bị một cái xác chết (nhà thơ
không cần thiết kể về việc đi tìm cái xác) để vào ngôi nhà Kiều rồi phóng hoả. Nhà phê
bình kể trên chỉ căn cứ vào một chữ “sẵn” riêng lẻ mà không quan tâm tới “hệ thống
chữ sẵn” trong cả Truyện Kiều, ông ta chỉ dựa vào bối cảnh thời phong kiến suy tàn có
nhiều loạn lạc mà suy ra ý nghĩa câu thơ một cách áp đặt sai lầm.
Ví dụ khác: Cách gọi tên “anh Dậu, chị Dậu” của nhà văn Ngô Tất Tố trong
truyện ngắn “Tắt đèn” nghe qua không thấy ý nghĩa gì. Nếu ta đặt cách gọi nhân vật
trong hệ thống cách gọi tên nhân vật trong nền văn học Việt Nam 1930 – 1945 thì cách
gọi của Ngô Tất Tố có ý nghĩa đáng kể. Thời ấy các nhà văn thường gọi nhân vật bình
dân là “y, thị, hắn, gã, thằng, mụ…” (Nhất Linh, Khái Hưng…Nam Cao). Điều này

cho thấy nhà văn Ngô Tất Tố đã có cách nhìn và đánh giá người bình dân trân trọng
hơn, vì sao ? Vì Ngô Tất Tố đứng từ góc độ nhà báo dân chủ . . .
2. Hình thức mang tính quan niệm
Hình thức nghệ thuật không đơn giản chỉ là những phương tiện, chất liệu và thủ
pháp ngẫu nhiên vô tình mà những cái ấy đều thể hiện quan niệm rõ rệt của tác giả.
Hình thức nghệ thuật có hai mặt:
- Một là hình thức cụ thể cảm tính (lời văn, cảnh vật, nhân vật…)
- Hai là hình thức quan niệm (cái lí của hình thức: Vì sao tác giả lại chọn hình thức
ấy mà không là cái khác ?)
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
7

Chẳng hạn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
+ Thoắt mua về, thoắt bán đi
+ Buổi ngày chơi mả Đạm Tiên
Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao
Những chữ “thoắt” biểu hiện tình trạng đảo điên đột ngột gấp gáp, gợi ra những
cảnh đời bất trắc, bất ổn, đổ vỡ, vùi dập…
Trong thời thế ấy, Thuý Kiều phải chạy đua với số mệnh (gót sen thoăn thoắt dạo
ngay mái tường).
Một số ví dụ khác: thơ Bà Huyện Thanh Quan thường miêu tả cảnh chiều hôm,
chiều tà, bóng xế… vắng vẻ. Không - thời gian này biểu lộ quan niệm của nhà thơ về
hồi suy tàn của chế độ phong kiến. Thơ bà còn dùng nhiều từ Hán Việt thể hiện sự hoài
cổ, long trọng khi nói về quá khứ đẹp đẽ. Trái lại thơ Hồ Xuân Hương có nhiều từ ngữ
nôm na, thậm chí gần như thô tục, trần trụi nhằm phê phán cái trần tục của người đời
và biểu lộ cách sống ưa xúc cảm tinh tế tao nhã của mình.
3. Hình thức nghệ thuật mang tính tinh thần
Tác phẩm nghệ thuật chỉ tồn tại trong tinh thần. Nó chẳng phải là tập giấy (văn
thơ), khối gỗ đá (bức tượng) mà là một thế giới nghệ thuật sống trong tinh thần của ta
khi ta thưởng thức nó (tựa như người đọc mộng du khi đọc sách – nghĩa là thoát ra

khỏi đời sống vật chất và đi lạc vào thế giới khác - thế giới tinh thần, thế giới đó sẽ tạm
chấm dứt khi ta thôi đọc sách).
Tuỳ theo người đọc, mỗi người có một “tác phẩm riêng” lưu lại trong cách đọc
của mình mặc dù đều bắt đầu từ một tác phẩm cụ thể nào đó.
Tóm lại: Chúng ta cần nắm vững ba tính chất kể trên của hình thức nghệ thuật, để
từ đó mà xác định nội dung. Như thế gọi là giải mã hình thức để chiếm lĩnh nội dung.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Ý nghĩa của những tựa đề thơ Tố Hữu thường gặp là “bài ca / tiếng hát” sau năm 1954
là gì? (xem các tập thơ Gió lộng, Ra trận của Tố Hữu, thống kê những tên bài tương
tự)
2. Bản chất của tác phẩm Hòn Đất của Anh Đức là gì? (tiểu thuyết hay thơ/ trường ca hay
bản hợp xướng anh hùng ca )

IV. BỐN KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA THI PHÁP HỌC

Do thiên về vần đề sáng tác, lí luận thi cổ điển thường nêu ra quá trình văn học sau:
Cuộc sống  Nhà văn  Tác phẩm
Thi pháp học hiện đại nhìn theo hướng ngược lại:
Người đọc  Tác phẩm  Nhà văn  Thế giới hiện thực
Quá trình đó là : Khám phá tác phẩm hoặc toàn bộ tác phẩm trong tính toàn vẹn của nó
để thâm nhập vào tâm hồn tác giả và thế giới, cuộc sống chung.
Muốn thực hiện quá trình đó, chúng ta cần xác định mấy khái niệm cơ bản sau đây:

1. Tác phẩm văn học là một thế giới ý nghĩa
Văn học không sao chép đơn giản các hiện tượng đời sống mà nhằm nắm bắt các ý
nghĩa giá trị của hiện thực bằng những hình tượng sáng tạo. Ý nghĩa và giá trị trong cuộc
sống thực tế thì rời rạc, tản mạn, hỗn độn. Ý nghĩa và giá trị trong tác phẩm nghệ thuật thì
tập trung, nổi bật lên, tạo nên một thế giới đặc biệt. Do đó, các hiện tượng trong tác phẩm
nghệ thuật mang ý nghĩa không đồng nhất với các hiện tượng tương tự trong đời sống. Ví
dụ: bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương không nhằm giới thiêu một món ăn dân

tộc. Nó được viết ra để nói một tấm lòng hiền dịu thuỷ chung và cam chịu gian khổ của
người phụ nữ. Trong Truyện Kiều, Thuý Kiều thực tế đang ở “lầu xanh” nhưng trong cảnh
Từ Hải gặp gỡ Thuý Kiều, nhà thơ Nguyễn Du lại kể:
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
8

Thiếp danh đưa đến lầu hồng
Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa
Nhà thơ không nhầm lẫn khi nói vậy. Trong tình cảm của ông, Thuý Kiều chẳng
phải cô gái bán hoa, nàng vẫn là tiểu thư khuê các, là giai nhân sang trọng chốn lầu hồng.
Tóm lại: Mọi hiên tượng đời sống khi nhập vào thế giới nghệ thuật sẽ mang ý
nghĩa mà tác giả phú cho nó, có thể sẽ khác xa tình trạng vốn có. Điều đó không có nghĩa
tác giả bôi bác hay tô hồng cuộc sống hoặc cố ý làm nó biến dạng.
Đến đây có hai vần đề cần được tiếp tục xem xét:
- Các phạm trù ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật
- Các phương diện hình thức biểu hiện những ý nghĩa đó.

2. Hai cặp phạm trù ý nghĩa của tác phẩm văn học
2.1. Ý nghĩa khách quan và ý nghĩa chủ quan
Tác phẩm văn học chứa đựng một thế giới nhân sinh mà người đọc có thể nhận ra.
Đó là con người, sự vật, xung đột, thể tài, chủ đề, tính cách, số phận… mang ý nghĩa
khách quan của tác phẩm văn học.
Nhưng còn một ý nghĩa khác quan trọng hơn: ý nghĩa chủ quan. Qua những hiện
tượng và vấn đề của đời sống mà mọi người đều biết, tác phẩm còn có những ý nghĩa đặc
biệt do bạn đọc khám phá ra. Ngay các thi sĩ miêu tả trăng nhưng chẳng ai giống ai. Vây là
có nhiều ánh trăng khác nhau tuỳ theo sự cảm nhận của thi sĩ (và cảm nhận của bạn đọc
cũng khác), điều này giúp người ta cảm nhận thế giới và cuộc sống con người thật phong
phú, mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Ý nghĩa chủ quan này được biểu hiện bằng hình tượng
liên tưởng, liên kết gợi ra một trường cảm nhận. Ví dụ: Bài thơ “Ca tụng”của Xuân Diệu:
Trăng, vú mộng của muôn đời thi sĩ

Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy
Trăng, võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng
…Hỡi trăng đẹp, người là trăng náo nức
Người hãy khóc, người không cần sự thực
Nhớ thương luôn nên mắt có quầng viền.
Còn đây là trăng của Lý Bạch (Tĩnh dạ tư):
Đầu giường ánh trăng rọi
(ý nói trăng đi theo tìm nhà thơ)
và Bạch Cư Dị:
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt
Một vầng trăng trong vắt lòng sông
(Tì bà hành)
Ánh trăng trở thành kẻ tri âm của Bạch Cư Dị, là bạn cũ thuở thiếu thời của Lý
Bạch và là người tình của Xuân Diệu vậy.
Nhà thơ đã thổi cái ý nghĩa chủ quan của mình vào một hiện tượng chung của thế
giới, kí thác một ý nghĩa mới vào trong ý nghĩa khách quan thông thường của tác phẩm.

2.2 Ý nghĩa bộ phận, ý nghĩa toàn thể

Khi tiếp nhận tác phẩm văn học, người ta phải hiểu từng chữ từng câu, chi tiết, tình
tiết, nhân vật, sự kiện, tức là từng bộ phận hợp thành tác phẩm. Nhưng cuối cùng, ý nghĩa
toàn thể của tác phẩm chẳng phải là tổng số giản đơn các ý nghĩa bộ phận. Ý nghĩa chỉnh
thể (toàn thể) là tích hợp của các ý nghĩa bộ phận, là cảm hứng chủ đạo chi phối toàn bộ
tác phẩm, là quan niệm chung quyết định sự lựa chọn và tổ chức nên tác phẩm. Ý nghĩa
chỉnh thể là ý nghĩa tổng quát, triết lí nhân sinh. Ở phương Đông, các nhà hiền triết thường
đòi hỏi “văn dĩ tải đạo”, “văn dĩ minh đạo”… Ý nghĩa chỉnh thể là thế giới quan và nhân
sinh quan của tác giả. Vậy là, chúng ta phải xem xét quan niệm của tác giả về thế giới, con
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
9


người, không gian, thời gian, lẽ sống. Ý nghĩa chỉnh thể của tác phẩm nghệ thuât là giới
hạn tối cao mà người đọc muốn tìm đến, muốn cảm nhận khi tiếp cận một tác phẩm nghệ
thuật.

3. Hình thức nghệ thuật văn chương là hình thức mang ý nghĩa
Người ta thường cho rằng ý nghĩa thì giấu kín ở bên trong (nội dung), còn hình
thức chỉ lá cái vỏ, cái bình đựng rượu chẳng có ý nghĩa gì ( !? ) Điều đó thật sai lầm !
Hình thức là cái bề ngoài. Với văn học, hình thức là văn bản bao gồm ngôn từ, câu
chữ, nhịp điệu, vần luật, cách gọi nhân vật… cấu trúc, bố cục, ngoại cảnh, nội tâm v.v Đó
là những hình thức của một cái nhìn nghệ thuật cũng gắn liền và biểu hiện nội dung.
Hình thức nghệ thuật không chỉ là chất liệu thủ pháp mà còn là hình thức cảm thấy
sự vật, hình thức chiếm lĩnh ý nghĩa giá trị của thế giới. Hình thức đó thể hiện tính tích cực
của nghệ sĩ. Nhờ đó, tác phẩm không phải là đồ vật mà là sự sống trong tâm thức người
đọc.
Mỗi thời đại, mỗi thể loại, mỗi tác giả… chỉ nhìn thấy một lớp đời sống nào đó, tuỳ
thuộc vào quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian, ngôn ngữ, cốt truyện,
nhịp điệu…
Hãy xem Nguyễn Du tả Thuý Vân:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Thuý Vân mang những vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ (trăng, tằm, hoa, ngọc, mây,
tuyết) thiếu vẻ đẹp trần tục, không có dấu ấn nghệ sĩ như Kiều.
Đến thời hiện đại, trong dòng Thơ Mới, thi sĩ Xuân Diệu nhìn trăng đẹp như nhìn
người con gái đẹp, lãng mạn, náo nức.
Hình thức nghệ thuật vừa lặp lại vừa độc đáo ở một nghệ sĩ. Muốn nghiên cứu thi
pháp của văn chương, chúng ta cần phát hiện ra những yếu tố lặp lại ấy.

4. Tính chất lịch sử cụ thể của hình thức nghệ thuật


Sáng tác văn học là một sản phẩm của lịch sử. Nó phụ thuộc vào tác giả mà tác giả
lại phụ thuộc vào trình độ văn hoá, trình độ tư duy của xã hội và các hình thái ý thức khác
(như triết học tôn giáo, chính trị ) . Sáng tác văn học cũng phụ thuộc cả mối quan hệ giao
lưu văn hoá với nước ngoài . Lịch sử trôi đi, mỗi giai đoạn có diện mạo riêng không lặp
lại. Hình thức nghệ thuật là một hiện tượng cụ thể lịch sử cũng không lặp lại.
Thi pháp học lịch sử sẽ nghiên cứu sự vận động của các hình thức nghệ thuật. Lịch
sử thi pháp sẽ chỉ ra sự tiến bộ của năng lực sáng tạo nghệ thuật của con người - đồng thời
cũng tương ứng với trình độ văn minh của nhân loại.
Sự tiếp nhận thi pháp của văn chương cũng mang tính lịch sử cụ thế.







PHẦN HAI
8 KIỂU THI PHÁP CƠ BẢN TRONG SÁNG TẠO VĂN HỌC

THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
10

CHƯƠNG I. THI PHÁP NHÂN VẬT
(Quan niệm nghệ thuật về con người Nghệ thuật xây dựng nhân vật)

I- KHÁI NIỆM

1. Nhân vật và sự miêu tả nhân vật
Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học trong các phương thức trữ

tình, tự sự và kịch dù trực tiếp hay gián tiếp. Nhân vật có tên Kiều hoặc Kim Trọng
hoặc không có tên như mụ dì ghẻ, tiểu đồng, ông quán. Nhân vật được sáng tạo, hư cấu
để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca
ngợi cuộc đời, lên án nhân vật là phê phán đời. Xót xa cho nhân vật là xót xa đời. Tìm
hiểu nhân vật là tìm hiểu về cuộc đời và con người, tìm hiểu tư tưởng tình cảm của tác
giả đối với con người.
Trong thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình: con người tự bộc lộ nỗi niềm trước cuộc
sống. Trong kịch, con người tự bộc lộ qua hành động ngôn ngữ của mình.
Trong tác phẩm tự sự (truyện, kí ) nhân vật là con người được kể, tả ra bằng lời
của nhà văn.
Nói chung, nhân vật được miêu tả bằng các phương tiện văn học, tức bằng ngôn
từ. Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật, kể sự việc… gọi
chung là hình thức của văn học.
Miêu tả trong văn học khác với miêu tả trong các khoa học khác thường chỉ cần
đạt sự chính xác, khách quan. Ở đây miêu tả nhằm hai mục đích: gợi ra hiện tượng
cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ và bộc lộ cái nhìn của tác giả. Từ đó nhà văn thể hiện
quan niệm nghệ thuật về con người.

2. Quan niệm nghệ thuật về con người
Thực tế có hai quan niệm về con người:
Một là: Con người như một phạm trù tư tưởng, chính trị, đạo đức xã hội.
Hai là: Con người như một phạm trù thẩm mĩ.
Quan niệm thứ hai chủ yếu là quan niệm của văn nghệ sĩ.

Nàng Kiều là nhân vật có nội tâm phong phú nhưng nàng chỉ biết nhớ người thân
trong hiện tại, không ưa sống trong hồi tưởng và sống với quá khứ như các nhân vật
tiểu thuyết hiện đại sau này. Đó là do quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn
Du chưa đạt tới như thời hiện đại.
Triết lí về con người có quan hệ mật thiết với quan niệm nghệ thuật về con người.
Quan niệm nghệ thuật không ngừng được mở rộng thì nhà văn càng có khả năng miêu

tả chiều sâu và sự phong phú của nhân vật, cũng gọi là khả năng cảm nhận về con
người của nhà văn.
Nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với công việc phân tích nhân vật. Phân tích
nhân vật là chỉ ra các nội dung đựơc thể hiện trong nhân vật như tính cách, ngoại hình,
phẩm chất, niềm vui, nỗi buồn, lí tưởng… Trái lại khi nghiên cứu thi pháp nhân vật, ta
phải khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân vật. Tất nhiên, khi ta
đã tìm hiểu thi pháp nhân vật thì việc phân tích nhân vật sẽ sâu sắc hơn, toàn diện hơn.
Phạm trù “quan niệm nghệ thuật về con người” là ý thức của văn học và hiện diện
trong ý thức hoặc vô thức của tác giả. Nhiều nhà văn lớn đã có ý thức sáng tạo ra quan
niệm nghệ thuật mới mẻ về con người.
II – NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KIỂU THI PHÁP NHÂN VẬT
1.Truyện Thánh Gióng
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
11

Truyện này có nhiều yếu tố truyền thuyết đặt trong một thời kì xa xưa - thời kì
huyền thoại: đời vua Hùng thứ VI ở làng Gióng. Cốt truyện mang màu sắc sử thi anh
hùng được kể qua năm chi tiết:
- Sự sinh đẻ kì diệu do người mẹ giẫm lên dấu chân lạ mà thụ thai
- Sự lớn lên kì lạ
- Việc rèn đúc vũ khí đặc biệt: ngựa sắt, roi sắt
- Một mình đánh tan quân giặc
- Cưỡi ngựa bay về trời
Truyện này có chất cổ tích pha lẫn thần thoại. Thần thoại miêu tả các anh hùng văn
hoá cổ sơ như Ông Trụ Trời, ông tát bể, ông kể sao, thì đây “ông đánh giặc”. Ông sinh
ra không làm trẻ con (nằm yên, không cười nói, không ngồi) ông chờ sứ mệnh. Khi
đánh giặc xong không còn việc gì làm ở trần gian thì ông về trời. Ông là một vị thần.
Vậy Ông Gióng thuộc loại nhân vật chức năng đánh giặc.
2.Truyện họ Hồng Bàng (Lạc Long Quân và Âu Cơ)
Truyện thần thoại bộc lộ quan niệm cổ sơ về dân tộc gọi là truyện gia hệ khởi

nguồn cho dân tộc Việt. Lạc và Âu là chị em chú bác ruột (cha của hai người là anh em
cùng cha khác mẹ). Âu Cơ giống tiên, Lạc Long Quân theo họ mẹ thuộc giống rồng -
mẫu hệ. Chàng là nhân vật anh hùng khai sinh văn hoá – khai sáng, dạy dân nhiều
nghề và xuất hiện ờ mọi nơi, có tài biến hoá. Chức năng chủ yếu của Lạc Long Quân là
cưới Âu Cơ sinh trăm trứng, khai sinh nòi giống (ca hát đánh trống để quyến rũ Âu Cơ,
rồi đem giấu vợ một nơi kín đáo). Là nhân vật thần thoại, Lạc chưa có sự thống nhật
nội tại, hành động chưa nhất quán. Khi dân chúng khổ sở vì nạn phương Bắc quấy
nhiễu, họ gọi “bố ở đâu mà để dân phương Bắc xâm hại dân ta” thì Lạc đột nhiên hiện
về nhưng việc đầu tiên là say mê Âu Cơ… Vậy Lạc Long Quân là nhân vật chức năng
(sinh đẻ). Thần Kim Quy cũng là nhân vật chức năng.
3.Truyện cổ tích Tấm Cám
Các nhân vật chính vẫn là nhân vật chức năng – chức năng thể hiện những nguyên
lí của thế giới “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Chia ra hai loại nhân vật: thiện và ác.
Họ chỉ hành động, không thể hiện cảm giác, phản ứng, lí trí như người bình thường.
Tấm chẳng hề nghi ngờ mẹ ghẻ chặt cậy hại mình, lại tin lời mẹ là đuổi kiến. Vua thấy
Tấm chết, chẳng có hành động đối phó, chỉ lặng lẽ buồn. Khi có chim vàng anh, vua
quên Tấm. Nhìn chung các nhân vật không có nội tâm, chỉ có cái ác và cái thiện thể
hiện chức năng của nó. Vua chỉ làm một chức năng là ban thưởng cho Tấm người hiền.
Trước đó bụt làm chức năng hành thiện, Bụt cho Tấm quần áo mới và đôi hài đẹp, cho
đàn chim nhặt thóc, để cho nàng kịp trẩy hội xuân. Khi Tấm trở thành hoàng hậu, Bụt
không xuất hiện nữa vì đã có nhà vua trẻ.
4.Truyện người thiếu phụ Nam Xương
(Truyện cổ tích trung đại, do Nguyễn Dữ kể lại bằng chữ Hán)
Một số phận bi kịch của người phụ nữ trong một gia đình phong kiến trong thời
buổi đất nước loạn lạc. Nhà văn vẫn chưa miêu tả nội tâm nhân vật trong những tình
huống chia ly, ngóng đọi, bị oan uổng… mà chỉ nói qua vài điều bằng lời nói của nhân
vật. Lời nói của các nhân vật đều chung một giọng điệu như nhau. (Văn 9 tập 1). Vũ
Nương đã được giải thoát bằng cái chết trên dòng sông, sống vui vẻ dưới thuỷ cung với
Linh Phi nhưng nàng vẫn đòi hỏi cái thế giới cũ và người chồng phải giải oan cho nàng
(cũng như Linh Phi đã đền ơn cho Phan Lang).

Người xưa rất coi trọng danh tiết, chết rồi vẫn mong giữ vẹn danh tiết. Vũ Nương
không đoàn tụ gia đình nhưng ngậm cười, yên dạ nơi cõi âm. Đó là quan niệm nghệ
thuật về “con người danh tiết” thời phong kiến.
5.Con người trong Truyện Kiều
Đây là vần đề lớn và phức tạp trong một kiệt tác văn học. Ở đây nêu một số quan
niệm khái quát:
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
12

Con người so sánh với thiên nhiên vũ trụ, khát khao tự do cùng thiên nhiên
Những vẻ đẹp của chị em Kiểu đều so sánh với thiên nhiên, ngay cả Từ Hải cũng vậy:
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Đội trời đạp đất, chọc trời khuấy nước
Kim Trọng khóc Kiều: Vật mình vẫy gió tuôn mưa
Kiều làm thơ: Tay tiên gió táp mưa sa
Vương Quan thi đỗ : Cửa trời rộng mở đường mây
hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần
Từ Hải ra đi lập nghiệp: Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Kiều tiễn đưa ngóng đợi Từ Hải: Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
đã mòn con mắt chân trời đăm đăm
Họ là những con người khát khao vũ trụ với đặc trưng: tỏ lòng, tỏ chí, đó là nhu
cầu bày tỏ tâm hồn để hiểu nhau. Kể cả Vũ Nương cũng chỉ muốn tỏ lòng trung trinh của
mình. Thuý Kiều muốn chứng tỏ mình giữ lời thề đã phải nhờ em gái thay mình lấy chàng
Kim, để mình được tỏ lòng hiếu thảo với cha.
Nhà thơ Nguyễn Du cảm thấy con người thời này đã bắt đầu có ý thức về “cái tôi”
cá nhân, con người cảm thấy thích cô đơn (Kiều thích ngồi một mình để sống với hồi
tưởng riêng). Kiều bắt đầu dám vượt qua khỏi khuôn sáo của lễ giáo phong kiến “trung,
hiếu, tiết, nghĩa”. Nàng không giấu những ham muốn bình thường của con người.
Nhà thơ Nguyễn Du đã nhìn thấy con ngưởi phức tạp chứ không phải giản đơn, con
người nhiều chiều. Nhà thơ đã nhìn nhân vật từ bên trong.

Nhân vật sống trong đời thực nhưng cảm thấy mình sống theo số mệnh quy định
bởi ông Trời.
Con người ấy phi nhân tính, bị tha hoá. Đó là khám phá của Nguyễn Công Hoan.
6.Con người trong “Lão Hạc”
Tác phẩm Nam Cao là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực. Nơi đây nhà văn miêu tả
con người như chính họ trong cuộc sống.
- Về mặt quan niệm xã hội, Lão Hạc cần được coi là con người “đáng kính, đáng
thương”.
- Về mặt nghệ thuật, Lão Hạc được miêu tả là con người tâm lí - sống nội tâm.
Nghĩa là lão tự dằn vặt mình, sống với mình - một bước phát triển cao của con người.
Nam Cao đã phát hiện thấy sự chênh lệch giữa vẻ bề ngoài và nội tâm của con người.
Nghĩ về bà vợ của “ông giáo”, Nam Cao viết: “Chao ôi! Đối với những người sống
quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,
xấu xa, bỉ ổi, toàn những cái cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương họ”. Với Lão
Hạc, nhà văn đã miêu tả một con người có nội tâm sâu sắc, cao thượng bên trong một
vẻ bề ngoài tầm thường: lão có con mắt thờ ơ, hời hợt, chẳng mấy ai hiểu lão. Lão Hạc
có tâm hồn ngay thẳng, trong sạch và đau đớn. Lão nói chuyện về con chó nhiều lần
mà chưa dám bán. Lão thương con Vàng nhưng làm bộ ghét nó. Lão cười như mếu
(buồn mà cố vui vẻ), đôi mắt ầng ậng nước. Lão phải giả bộ gian xảo để xin Binh Tư ít
bả chó (nói dối đi bẫy chó) nhưng dùng thuốc để tự sát. Lão chết dữ dội nhưng dân
làng chẳng ai biết sự thật ngoại trừ ông giáo. Đã vậy Binh Tư và dân làng còn hiểu lầm
lão.
Cũng với cái nhìn con người như thế, nhà văn miêu tả Chí Phèo. Y thực là một con
người bình thường và đáng thương dưới cái vẻ “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
Tóm lại: Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm nhận thẩm mĩ khi xây
dựng nhân vật. Quan niệm đó chi phối nhà văn khi miêu tả nhân vật và các bộ phận
khác của tác phẩm (kể cả lời dẫn truyện.v.v ). Đây là kiểu thi pháp cơ bản nhất của
văn học nghệ thuật.



THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
13

CHƯƠNG II . THI PHÁP KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

I. Khái niệm
Không gian nghệ thuật thuộc phạm trù hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn
tại, triển khai thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là trường nhìn được mở ra từ
một điểm nhìn, cách nhìn. Mỗi tác phầm có một không gian do tác giả lựa chọn và
miêu tả
Ai đem ta tới chốn này
Bên kia là núi, bên này là sông (ca dao)
Gió lùa can gác xép
Đời tàn trong ngõ hẹp (Vũ Hoàng Chương)
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim (Tố Hữu)
Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi. (Xuân Diệu)
Trong mỗi câu thơ trên có một không gian riêng, vốn dĩ là gian vật chất. Nhưng
trong văn học nghệ thuật, không gian thuộc thế giới tinh thần, nó trở thành ngôn ngữ
và biểu tượng nghệ thuật.

Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật mang tính ước lệ giàu ý
nghĩa cảm xúc. Trong ngôn ngữ dân tộc, không gian đã được mã hoá thành ý nghĩa đời
sống, chẳng hạn “cao cả, thấp hèn, nông cạn, sâu sắc, thiên vị, chính trực, ngay thẳng,
quanh co, đại lượng, hẹp hòi…”. Người ta đã mượn ý niệm về không gian để miêu tả
con người. Đó là không gian nghệ thuật chung của mọi người. Mỗi nhà văn nhà thơ lại
chọn hoặc sáng tạo cho mình một không gian riêng.

Không gian có ba chiều, nhưng có thể thêm một chiều nữa là “thời gian”, chẳng

hạn: hồi ấy, dạo ấy… Vậy thời gian là chiều thứ 4 của không gian.

II – KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
1. KGNT trong Tấm Cám
Nói chung không gian cổ tích có một đặc tính chung là: không có vật cản đối với
hành động và vận động của con người. Tấm, Cám, Bụt, chim sẻ, cá bống, khung cửi,
cây thị… đều có chung tiếng nói và hiểu nhau được hết. Không miêu tả không gian lễ
hội, cung vua… chỉ có một không gian làng quê làm nền chung cho mọi không gian,
và không gian mờ nhạt này tạm đủ gây ấn tượng cho người đọc. Người ta chỉ thuật lại
hành động tuần tự diễn ra.
2. KGNT trong Chinh phụ ngâm
Không gian biệt li chiếm phần lớn khung cảnh thơ:
Mọi cảnh tượng vật chất vật thể, màu sắc, âm thanh…như bị xoá nhoà:
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc
đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đó là chốn nào ? Có vẻ một nơi vô định, mơ hồ ! Toàn bộ khúc ngâm dài của
người chinh phụ có nhiều cảnh mơ hồ, mù mịt như thế. Đó là những phong cảnh nặng
trĩu tâm trạng buồn bã thất vọng của người vợ vắng chồng. Chỉ biết nhớ người, còn
cảnh vật chẳng có ý nghĩa gì với nhân vật trữ tình. Không gian ở đây đã trở thành một
ngôn ngữ đặc biệt nói giùm cái tâm trạng nhân vật. Nhà thơ đã giao cho không gian
nhiệm vụ nghệ thuật ấy.
3. KGNT trong Truyện Kiều
Có khá nhiều không gian trong truyện :
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
14

- Không gian cô đơn suốt 15 năm
- Không gian giang hồ mênh mông vô định
- Những cảnh vật thờ ơ vô tình với Kiều
- Những đêm trăng vây bủa nàng Kiều

- Những không gian ảo giác
- Những con đường vườn khuya, lối mòn, dặm cát, vó câu, bánh xe…theo
sát cuộc đời Kiều
- Những không gian tù hãm cuộc đời nàng .v.v

(BÀI TẬP: sinh viên hãy tìm đủ những câu thơ miêu tả các không gian kể trên trong
Truyện Kiều)

Nhìn chung cuộc đời Kiều gặp bao trở ngại vì không gian (ngoài nguyên nhân
chính là vì những kẻ ác trong xã hội). Đó là sự thật nhưng cũng là KGNT mà nhà thơ
đã chọn để xây dựng nhân vật.
Đặc sắc nổi bật của nghệ thuật Truyện Kiều chính là nghệ thuật tả không gian,
cùng với nhiều biện pháp nghệ thuật khác (Khi đưa Truỵên Kiều lên sân khấu, người ta
bất lực vì không thể tạo được những không gian như Nguyễn Du đã tả bằng lời thơ.
Nghĩa là cái không gian nghệ thuật của Nguyễn Du rất riêng biệt – khó mà chuyển thể
được)

4. Không gian nghệ thuật trong hai bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi

Trại đầu xuân độ 寨头春渡

Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách
thiên
Dã kính hoang lương hành khách
thiểu
Cô chu trấn nhật các sa miên
渡头春草绿如烟
春雨添来水拍天
野径荒凉行客少

孤舟镇日搁沙眠
Bến đò xuân đầu trại

Cỏ xuân đầu bến biếc như mây
Thêm lại mưa xuân trời nước đầy
đường nội vắng teo hành khách ít
thuyền côi gác bãi ngủ thâu ngày

Đầu bến, cỏ xuân xanh lục như khói
lại thêm mưa xuân nước vỗ ngang trời
Đường ngoài nội vắng teo ít người đi
thuyền đơn côi suốt ngày gác đầu lên bãi ngủ

Ức Trai thi tập (Đào Duy Anh dịch)

THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
15

Mộ xuân tức sự 暮春即事
闲中尽日闭书寨
门外全无 俗客来
杜宇声中春向老
一庭初雨楝花开
Nhàn trung tận nhật bế thư trai
Môn ngoại toàn vô tục khách lai
đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão
nhất đình sơ vũ luyện hoa khai
o
Cảm tác cuối xuân
Thong thả trọn ngày đóng cửa phòng sách

Ngoài cửa không hề có khách tục đến
Trong tiếng đỗ quyên kêu nghe xuân đã về già
cả sân hoa xoan nở dưới mưa phùn.

dịch thơ
Trọn ngày thong thả khép phòng văn
khách tục bên ngoài chẳng bén chân
Khắc khoài quyên kêu xuân đã muộn
Hoa xoan mưa nhẹ nở đầy sân

Mỗi bài thơ có hai không gian tương phản.
Một không gian sinh hoạt của con người: không hoạt động, tĩnh lặng (hai câu đầu
bài Cuối xuân tức sự và hai câu cuối bài Bến đò xuân đầu trại).
Một không gian thiên nhiên vũ trụ tươi đẹp, nổi lên tràn đầy sức sống (những câu
còn lại). Nhà thơ sống trong khung cảnh tĩnh lặng, ông lắng nghe, hoà mình vào trong
cảnh vật, để cho tâm hồn hoà điệu với thiên nhiên, hầu gạt bỏ mọi ưu phiền bận bịu
của cuộc sống xã hội, để rồi lấy thêm sức mạnh của thiên nhiên chờ ngày trở lại phò
vua giúp nước.

5. Không gian trong bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Ông già câu cá không chú ý tới cá, ông chỉ nhìn ngắm, lắng nghe và cảm nhận mùa
thu với tâm trạng siêu thoát. Người ta bảo ông đi “câu” mùa thu chứ không câu cá .

Đến hai câu chót ông mới choảng tỉnh trở lại với thực tại.

6. Không gian trong “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh)

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nhược nại hạ ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ


Hai câu đầu là một không gian nội tâm. Hai câu sau là không gian thực tại được
nhìn như một bức tranh. Nhà thơ tự ngắm mình và ngắm trăng hạn chế qua khe cửa.
Cái bức tường nhà tù chẳng thể cản trở, chỉ buồn còn thiếu “rượu và hoa”. Nhưng thôi
đã có ánh trăng làm bạn, an ủi lẫn nhau.
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
16


CHƯƠNG III. THI PHÁP THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

I – KHÁI NIỆM
Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức
nghệ thuật. Thế giới tồn tại và xác định trong không gian và thời gian. Thời gian nghệ
thuật và không gian nghệ thuật không tách rời nhau nhưng trong một tác phẩm nhà văn
có thể chú ý sử dụng cả hai hoặc chỉ một trong hai.
Thời gian khách quan vật chất có các tính chất sau:

- Có độ dài, có hướng vận động, có nhịp điệu
- Có 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai và vận động một chiều
Thời gian được tái tạo lại trong tác phẩm (nên gọi là thời gian nghệ thuật) luôn
luôn mang quan niệm, cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh có tính chủ quan. Vậy: thời gian
nghệ thuật là một hình tượng được sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật có thể tự do đảo ngược, rong ruổi ngược xuôi, co giãn, đồng
hiện (chồng chất hai thời gian khác nhau).v.v

II THỜI GIAN NGHỆ THUẬT THAY ĐỔI THEO DÒNG LỊCH SỬ

1. Thời gian nghệ thuật trong thần thoại
Thời gian hoà lẫn với không gian thành một yếu tố “không - thời” mờ nhạt, tĩnh tại,
không đầu, không cuối, không trật tự, chẳng hạn “ngày xửa ngày xưa ở vùng núi non
trùng điệp phương Nam…” (truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ). Tư duy cổ sơ của
người xưa chưa thể nhận thức được thời gian, chưa xác định đo đếm được thời gian.

2. Thời gian trong sử thi, truyền thuyết
Đó là thời gian quá khứ tuyệt đối khép kín. Sử thi tồn tại trong một quá khứ tách
rời hẳn với hiện tại chẳng có mối liên hệ nào. Thời gian ấy mang tính không gian trôi
đi không còn dấu vết. Hồi ấy con người vẫn phải chờ đợi nhưng là chờ đợi vượt qua
vật cản không gian chứ không màng thời gian. Chẳng hạn Odyssee phải trải qua 20
năm phiêu bạt nhưng cái ngă trở chính là đại dương Địa Trung Hải nhiều bến bờ mênh
mông xa lạ (10 năm đánh thành Troie và 10 năm trở về - sử thi Hi Lạp)

3. Thời gian cổ tích
Thời gian đo bằng sự kiện, chưa có thời gian tâm lí mong chờ, khắc khoải. Nhân
vật không biết hồi tưỏng (không có ý niệm về quá khứ và hiện tại), không biết ước mơ
(không có ý niệm về tương lai). Nhân vật không biết hồi tưởng và không biết ước mơ,
như vậy nghĩa là cũng không xác định được hiện tại, không gắn với lịch sử đang trôi
chảy.


4. Thời gian trong văn học trung cổ
Thời gian tuần hoàn có tình chu kì theo vận động của tuấn trăng, sao, mặt trời, thời
tiết, mùa vụ trồng trọt hay săn bắt:
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Dẫu sao, thời gian tuần hoàn cũng đã là một bước tiến bộ so với thời gian cổ tích.

5. Thời gian trong văn học cận hiện đại
Ý thức thời gian ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn như: thời gian tâm lí, thời
gian sinh hoạt, thời gian, lịch sử…
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
17

Nếu ở các “truyện tình trung cổ” như Truyện Kiều, truyện anh hùng Tam quốc diễn
nghĩa chưa có thời gian sinh hoạt như chiều hôm ấy, đêm hôm ấy, khuya… giữa trưa.
Thì đến Hồng Lâu Mộng, tiểu thuyết giáp ranh hiện tại, Những người khốn khổ, Miếng
da lừa, Sống mòn… tràn đầy những thời gian sinh hoạt. Đây là cống hiến quan trong,
bước tiến dài của tiểu thuyết thế kỉ XIX nối sang XX hiện đại.
Thời gian lịch sử được bộc lộ rõ nhất trong nến văn học hiện thực Xã Hội Chủ
Nghĩa, đặc biệt là ý thức về thời gian tương lai. Thời gian gắn liền với những cuộc
cách mạng và biến thiên của lịch sử loài người ngày nay.

III - MỘT SỐ KIỂU THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

1. Thời gian có hai lớp
- Thời gian trần thuật (thời gian tác giả phát ngôn, đây là trọng tâm)
- Thời gian được trần thuật (ví dụ 15 năm Kiều lưu lạc)
Giữa hai lớp thời gian này có một khoảng cách, có thể rất lớn (truyện cổ tích: ngày
xửa ngày xưa) nhưng có khi bằng 0/không (truyện Lão Hạc – hai lớp thời gian này

trùng nhau: ông giáo vừa kể chuyện, cuộc đời lão Hạc diễn ra cùng lúc).
Thời gian trần thuật bao gồm nhiều loại:
- Thời gian nhân vật rất quan trọng, nó làm cho công chúng nhận ra sự tồn tại của
nhân vật. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết “Vỡ bờ”, nhân vật Khắc chết ngay từ đầu.
Anh tiểu biểu cho lớp chiến sĩ hi sinh trước khi cách mạng thành công. Nhân vật
này có tính tổng hợp, đại biểu cho một giai đoạn cách mạng.
- Thời gian nội tâm nhân vật hay thời gian tâm lí.
- Thời gian sự kiện là thời gian năng động, biến hoá nhất trong tác phẩm. Nó đối lập
với thời gian miêu tả. Thời gian sự kiện có tính gấp khúc, đột biến, dồn dập hoặc
gối lên nhau, hoặc giãn ra.
- Thời gian miêu tả: tĩnh tại. Nếu miêu tả nhiều thì nhịp điệu dòng sự kiện trôi chậm
và ngược lại.
- Thời gian đối thoại gọi là thời gian kịch.
- Thời gian lịch sử được coi trọng đặc biệt trong văn học hiện thực Xã Hội Chủ
Nghĩa. Nó dùng để miêu tả tương quan giữa con người và lịch sử, giữa cũ và mới.
Nhân vật hành động theo dòng lịch sử và theo sự phát triền xủa cách mạng.

2. Thời gian 3 đoạn
1. Quá khứ
Có nhiều cách để thể hiện quá khứ. Chẳng hạn quá khứ cư ngụ trong nhân vật cụ
già Mết (Rừng xà nu của Nguyên Ngọc).
Phương tiện “hồi tưởng” được dùng phổ biến nhất với nhiều hình thức khác nhau.
Đây là một bước tiến của văn học cận hiện đại (từ thế kỉ XIX).
2. Tương lai
Báo hiệu một viễn cảnh, phương hướng phát triển của cuộc sống nhân vật.
Phương tiện có thể là “giấc mơ”, “dự cảm”. Hình tượng trẻ thơ cũng được dùng: chẳng
hạn truyện “Số phận con người” của Sholokhov, cậu bé Vania thực ra đang dẫn người
lính Sokolov đi tới (Văn 12 tập II). Người phụ nữ có thai cũng báo hiệu một tương lai
(Tiết Bảo Thoa trong Hồng Lâu Mộng – cái thai báo hiệu dòng họ Giả còn hi vọng
phục hồi và phục hưng, nhà văn Cao Ngạc không nỡ để cho những người quý tộc thân

yêu của ông phải tuyệt tự. Kiều không sinh nở nữa mà nhường cho Thuý Vân, nàng
không nghĩ tới tương lai nữa. Thị Nở cúi nhìn bụng, rùng mình nghĩ tới cái thai cảnh
báo nỗi sợ hãi một thằng quỷ dữ con của làng Vũ Đại!). Còn trong truyện ngắn
“Thuốc” của Lỗ Tấn, hai gia đình họ Hạ và họ Hoa đều mất đứa con duy nhất, báo
hiệu gia đình họ mất tương lai.
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
18

3. Hiện tại
Văn học hiện đại có nhiều cách thể hiện nhất với thì hiện tại. Trong đó, cảm nhận
về sự tồn tại thường xuyên vĩnh viễn của những giá trị cao quý bất chấp thời gian – đó
là tính lí tưởng cách mạng, là những giá trị truyền thống của văn hoá dân tộc “bốn
mươi thế kỉ cùng ra trận”. Thời gian nghệ thuật trong bài “Cảnh rừng Việt Bắc” là một
thời gian hiện tại nhưng hoàn toàn vĩnh viễn (đứng yên, lúc ấy đang thời gian kháng
chiến).
“Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đứng ở thời điểm 1960 mà
đẩy lùi thời gian hiện tại về quá khứ đầu thề kỉ 20 để dõi theo bước chân của lãnh tụ;
đối chiếu hai quá khứ của Bác Hồ và nhà thơ và đối chiếu với hiện tại.

Thực hành

1. Lạc Long Quân, thần Kim Quy, Thánh Gióng
Thời gian thần thoại chỉ có “khởi đầu”, sau đó đứt đoạn, không gắn liền với thời
gian lịch sử và cũng không có độ dài.

2.Truyện Tấm Cám
Thời gian cổ tích cũng không gắn lịch sử. Nó không có quá khứ và tương lai. Nó là
thì quá khứ hoàn thành gọn trong quá khứ. Thời gian được đo bằng chuỗi sự kiện, sự
cố mà thôi.
3. Từ Thức gặp tiên

Chuyện ở cuối thế kỉ 14 đầu 15. Thời gian cốt truyện là 1 năm, nhưng trong 3 ngày
ở cõi tiên với Giáng Hương, Từ Thức đã cảm thấy dài bằng năm. Chàng nhớ quê năn
nỉ xin về. Rồi chàng bỏ đi đâu mất tích. Xuất hiện “thời gian quan niệm” – quan niệm
về cõi tiên vĩnh hằng và cõi trần ngắn ngủi.

4.Chinh phụ ngâm
Thời gian của nỗi nhớ mong triền miên dằng dặc hướng về tương lai. Cảm xúc thời
gian đậm đặc, gay gắt, cồn cào trong tâm hồn chinh phụ. Suốt tác phẩm là một thời
gian tâm trạng đã tượng hình. Không gian tuy có ần hiện trong tác phẩm nhưng đã bị
chuyển hoá thành ý niệm thời gian rồi. Thời gian ấy kéo dài không dứt, đồng nhất với
nỗi đau khổ khôn nguôi, không lối thoát của người chinh phụ.

5. Thề non nước
Một thời gian tuần hoàn theo truyền thống trung cổ:
Nước đi chưa lại non còn đứng trông
Non cao những ngóng cùng trông
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Thời gian mang lại một niềm tin, niềm an ủi tâm hồn (nó đi rồi nó lại trở về, không
mất đâu).
6. Thời gian hồi tưởng trong “Nhớ rừng”
Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi một thời oanh liệt và những giá trị đẹp cũ nay còn đâu!
Thời gian phản ứng với những cảnh tù túng giả tạp tầm thường của thời gian hiện tại.
Hồi tưởng đối chiếu với thời hiện tại là một thi pháp hiện đại. Thế Lữ mới chỉ đánh
thức quá khứ chứ chưa nhập nó vào hiện tại:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Đâu những chiều lênh láng máu trong rừng (bữa tiệc)
Nỗi đau đớn ở đây là “thời gian quá khứ” đã mất đi không trở lại.
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC

19

7. “Vội vàng” của Xuân Diệu
Thời gian là sự tiêu hao, làm mòn mỏi tiêu tan hương sắc tuổi trẻ, nó rơi rụng tàn
phai. Giá trị cuộc sống không tái lập lại. Nhà thơ khao khát sống, tích cực, mãnh liệt
hơn, chạy đua với thời gian.

8. “Ý xuân” của Tố Hữu
Thời gian nghĩa là đổi mới, giải phóng, tươi trẻ yêu đời. Hình ảnh “xuân” tràn ngập
thơ ông như một sức mạnh mới:
Xuân bước nhẹ trên nhành non lá mới
Bạn đời ơi vui chút với trời hồng
Hết lạnh rồi, gió bấc với mưa giông
Đây nắng tới với chim ca lanh lảnh
Càng về sau thơ ông càng lạc quan, hứng khởi. Thời gian trong thơ Tố Hữu chỉ có
một tương quan: hôm nay và ngày mai đang đến.
9. Thời gian trong “Chí Phèo”
Nhìn chung, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết phong phú đa
dạng hơn hẳn thơ. Số phận Chí Phèo thể hiện trong một thời gian tuần hoàn – Năm
Thọ lặp lại Binh Chức, Chí Phèo lặp lại Năm Thọ. Khi Chí Phèo chết, Thị Nở cúi nhìn
nhanh xuống bụng và lo sợ Chí Phèo luân hồi trong cái làng Vũ Đại nhỏ hẹp này.
Thời gian nghệ thuật của thiên truyện Chí Phèo là thời gian huỷ diệt nhân tính.
Theo thời gian ấy, kẻ ác càng gian xảo, người lương thiện biến thành quỷ dữ. Chí Phèo
chẳng biết gì cảm giác thời gian, không biết tuổi mình. Cho đến khi gặp Thị Nở, cuộc
đời hắn phục sinh, hắn nhớ ra tuổi mình, nhưng không còn kịp nữa …



























CHƯƠNG IV . THI PHÁP CHI TIẾT NGHỆ THUẬT
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
20

I – Khái niệm
Mỗi hình tượng nghệ thuật được thêu dệt nên bằng nhiều chi tiết lớn nhỏ khác
nhau. Những đối tượng miêu tả như nhân vật, cảnh vật, môi trường… tạo nên bằng
hình dáng, đường nét, âm thanh, thuộc tính chọn lọc mà tác giả cho là cần thiết nhất,
quan trọng nhất, loại bỏ nhửng cái rườm ra không cần thiết.

Chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó đứng riêng thì không có ý nghĩa, nhưng khi
kết lại nó biểu hiện một ý nghĩa của tác phẩm.
Chi tiết chính là điểm nhìn, thể hiện quan niệm nghệ thuật và tâm hồn tác giả đối
với đối tượng đó (so sánh: máy quay phim chiếu rõ cảnh nào trên màn ảnh thì đó cũng
là điểm nhìn của nhà quay phim - điểm nhìn của tác giả phim).
Quan sát nhiều chi tiết cùng loại hoặc lặp đi lặp lại, ta thấy nó có một lớp ý nghĩa
nào đó – bởi tác giả quan tâm và rung cảm với nó.

II – Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong một số tác phẩm

1. Chi tiết trong hai bài thơ Nguyễn Trãi
Mộ xuân tức sự 暮春即事
闲中尽日闭书寨
门外全无 俗客来
杜宇声中春向老
一庭初雨楝花开
Nhàn trung tận nhật bế thư trai
Môn ngoại toàn vô tục khách lai
đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão
nhất đình sơ vũ luyện hoa khai
o

(cảm tác) trước việc cuối xuân
Thong thả trọn ngày đóng cửa phòng sách
Ngoài cửa không hề có khách tục đến
Trong tiếng đỗ quyên kêu nghe xuân đã về già
cả sân hoa xoan nở dưới mưa phùn.

dịch thơ
Trọn ngày thong thả khép phòng văn

khách tục bên ngoài chẳng bén chân
Khắc khoài quyên kêu xuân đã muộn
Hoa xoan mưa nhẹ nở đầy sân
Trại đầu xuân độ 寨头春渡 “Bến đò xuân đầu trại”

渡头春草绿如烟
春雨添来水拍天
野径荒凉行客少
孤舟镇日搁沙眠
Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên
Dã kính hoang lương hành khách thiểu
Cô chu trấn nhật các sa miên
O
Cỏ xuân đầu bến biếc như mây
Thêm lại mưa xuân trời nước đầy
đường nội vắng teo hành khách ít
thuyền côi gác bãi ngủ thâu ngày

Đầu bến, cỏ xuân xanh như khói
lại thêm mưa xuân nước vỗ ngang trời
Đường ngoài nội vắng teo ít người đi
thuyền đơn côi suốt ngày gác đầu lên bãi mà ngủ

Ức Trai thi tập (Đào Duy Anh dịch)

THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
21

Khung cảnh tạo nên bởi: cỏ xanh, bến xuân, mưa xuân, nước lẫn trời, đường đồng

quạnh quẽ khách, con đò gối bãi, phòng văn, tiếng cuốc, hoa xoan… Tất cả cảnh ấy có
tính chất vĩnh viễn - dấu hiệu của cuộc sống vĩnh hằng, tươi trẻ, đầy sức sống. Cũng
như bài “Nghe mưa” của Nguyễn Trãi, tiếng mưa nghe như bất tận dù khi đứt nối, khi
theo chuông vào giấc mơ. Mưa chỉ là tín hiệu của một vũ trụ đang vận hành không
ngừng nghỉ… Nhìn chung các nhà thơ cổ điển ưa được tắm miình vào nhịp sống êm
đềm, tự nhiên của thiên nhiên vũ trụ.
Chi tiết trong thơ cổ trở thành/ đồng hoá với ngôn ngữ thơ. Nhà thơ nói bằng chi
tiết (chẳng hạn: lối xưa xe ngựa hồn thu thảo). Nói cách khác, ngôn ngữ thơ ca cổ điển
là ngôn ngữ thiên nhiên. Đôi khi có ngoại lệ, ví dụ một số bài thơ của Đỗ Phủ và
Nguyễn Du. Hãy đọc Những điều trông thấy của Nguyễn Du và Thạch hào lại của Đỗ
Phủ .

2. Chi tiết đời thường – sinh hoạt trong hai bài thơ của Đỗ Phủ và Nguyễn Du
Cảnh nghèo khổ đói cơm của một người mẹ và ba con cùng với cảnh quan lại no
say phè phỡn phung phí một bữa tiệc lớn (Sở kiến hành), Nguyễn Du viết một kí sự để
tố cáo, oán trách.
Còn Đỗ Phủ viết Thạch hào lại tả cảnh nha lại đang đêm đi bắt lính và phu ở một
gia đình có hai ông bà già, con dâu quần áo tả tơi đang cho con bú. Bà già van nài, ông
già nhảy tường trốn. Nhà đã có ba con trai đi lính, hai đứa chết trận. Tất cả các chi tiết
của hai bài thơ đều là hiện thực trần trụi hiếm có trong thơ cổ điển. Nhưng nó vẫn tuân
theo thi pháp cổ, nghĩa là nó phiếm chỉ, tượng trưng, là tín hiệu báo một hiện trạng xã
hội phong kiến mục nát Chúng ta nhận thấy rằng hai nhà thơ cổ điển kiệt xuất đã đặt
nền móng cho chủ nghĩa hiện thực sau này.

3. Hai loại chi tiết trong “Nhớ rừng”
Một lớp cảnh hồi tưởng ngày xưa thời oanh liệt của con hổ. Một lớp chi tiết giả tạo,
tù hãm của vườn thú. Hai lớp chi tiết tương phản nhau gay gắt nói lên cảm xúc mãnh
liệt của nhà thơ.

4. Chi tiết trong “Đoàn thuyền đánh cá”

Những cảnh biển đêm trăng, cảnh đánh cá từ chiều tối đến sáng hôm sau. Nhưng
bài thờ không nhằm thuật chuyện lao động đánh cá. Bài thơ thực là ca khúc cũa tâm
hồn ngư dân trên biển cả thời hoà bình. Đó là bài ca lao động biểu hiện trạng thái tâm
hồn ngư dân say đắm phóng khoáng, hào hứng tự chủ. Những chi tiết ấy vẽ ra nhiều
lớp nghĩa: thiên nhiên tươi đẹp của tổ quốc, lao động hăng say - trạng thái tâm hồn
thoải mái, trong đó chủ đạo là tâm hồn. Câu hát căng buồm cùng gió khơi – gió làm
căng buồm, câu hát càng làm căng buồm hơn nữa!

5. Chi tiết màu sắc trong tác phẩm văn học
Những hình ảnh màu sắc cũng đáng chú ý như một hiện tượng thi pháp chứ không
phải ngẫu nhiên. Khoa thống kê học cho biết mỗi nhà văn có một bảng sắc màu riêng.
Một công trình nghiên cứu ở Nga cho biết bảng màu sau đây:
- Ba màu cơ bản: đỏ - vàng – vàng kim được dùng nhiều hơn cả trong văn học Nga
truyền thống thế kỉ 19. Trong đó màu đỏ được dùng nhiều nhất, kế tới vàng kim. Bảng
màu Pushkin cao nhất là vàng kim sang trọng quý phái, Dostoievski và Tolstoi dùng
đỏ nhiều, kế đến vàng thông thường.
Khảo sát Truyện Kiều, thấy bảng màu của Nguyễn Du:
+ Vàng kim 30,25 %
+ Hồng đào thắm 30,25%
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
22

+ Xanh 10,80%
+ Bạc 7,60%
+ Vàng 6.60%
Bảng màu của Nguyễn Du dồi dào màu sắc tươi thắm, sang trọng quý tộc (vàng
kim), khoẻ mạnh, hạnh phúc, tình bạn (màu hồng) cũng là tình yêu nồng nàn quyến luyến
tin cậy.
Trong Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, tỉ lệ hồng và đào thắm cao
nhất : người cung nữ dù bất hạnh vẫn ước mơ lầu son gác tía, tin vào hạnh phúc có thật ở

đời và tình yêu vẫn tràn trề tươi sáng.
“Chinh phụ ngâm” màu xanh chiếm số lượng cao nhất (37,40%) là màu đồng quê,
núi non quan ải, màu xa xôi biền biệt nhớ mong.
“ Dế mèn phiêu lưu lí” – cánh đồng quê hiện lên trong bức tranh giàu màu sắc đầy
sức sống …
6. Chi tiết âm thanh trong văn học
Âm thanh cũng là tín hiệu của thế giới. Tuy nó xuất hiện ít hơn màu sắc (chỉ có một số
thứ phát ra được âm thanh, còn màu sắc thì hầu như thứ gì cũng có), nhưng lại có sức vang
động biểu cảm, gợi ý mạnh hơn. Có nhiều kiểu âm thanh khác nhau nhưng có lẽ tiếng đàn
tạo ra hình tượng âm thanh giàu sức biểu đạt nhất (không kể tiếng người). Đó là những
giai điệu đã được nghệ thuật hoá một bậc rồi.
Bài thơ “Tỳ bà hành” nổi tiếng của Bạch Cư Dị và những đoạn thơ Kiều tả tiếng đàn,
người đọc biết rằng: tiếng đàn là những chi tiết biểu lộ tâm sự người kĩ nữ và Thuý Kiều.
Tiếng đàn của kĩ nữ bến Tầm Dương diễn tả mọi thứ, từ trận mưa đến cảnh chiến trận, từ
tiếng chim vui bạn đến cuộc đời dở dang vì biến cố:
Dây to nhường đổ mưa rào
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng
… Trong hoa oanh ríu rít nhau
Nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh
Nước suối lạnh, dây mành ngừng dứt
… Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước
Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao
Cung đàn trọn khúc thanh tao
Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây.
Còn tiếng đàn Kiều cũng lạ lắm:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Phải chăng tiếng đàn bạc mệnh báo trước thân phận long đong chìm nổi, khi thanh
cao như chim hạc (đi tu) khi nhục nhã ở chốn lầu xanh (đục như nước suối).
Xuân Diệu có cảm giác màu sắc rất mạnh mẽ:

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Này lắng nghe em khúc nhạc hường (hồng)
Dẫn vào thế giới của du dương

Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai
Giọng suối lời chim tiếng khóc cười
Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc
Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi.
Những nhà văn lớn như M.Gorki, Tolstoi, Nguyễn Tuân đã có những trang miêu
tả tiếng đàn như tiếng người, tiếng tâm hồn nhân vật. Tất nhiên trong ấy có cả xúc cảm
người nghe phụ hoạ cùng. Càng về thời hiện đại, tiếng đàn càng miêu tả phong phú
tâm hồn người.

THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
23

7. Chi tiết đồ vật
Đồ vật cũng là chi tiết nghệ thuật quan trọng. Như vũ khí được miêu tả nhiều
trong sử thi Hy Lạp, đặc biệt chiếc khiên cũa hiệp sĩ. Truyện Hồng Lâu Mộng có cả
một thế giới đồ vật mà nhà văn tốn nhiều công phu miêu tả chẳng phải ngẫu nhiên hay
tùy hứng. Trước hết là cách ăn mặc trang điểm của các công tử, tiểu thư, a hoàn… Đặc
biệt viên ngọc “Thông ling bảo ngọc”của Giả Bảo Ngọc và chiếc lắc khoá cổ (dây
chuyền) của Bảo Thoa bằng vàng, hai thứ hợp thành “Kim ngọc lương duyện” khiến
Bảo Thoa hi vọng, còn Lâm Đại Ngọc mặc cảm thân phận “mộc” (lâm/cây) sao sánh
được với “ngọc” ám ảnh đè nặng tâm can. Bảo Ngọc rất coi thường viên ngọc, khi giận
còn dứt ra ném đi (vứt ngọc, đập ngọc) – thái độ của cậu mang đầy ý nghĩa. Khi mất
ngọc, câu chuyện đi vào kết thúc bi thương, tuyệt vọng. Còn có một lớp đồ vật khăn
áo, túi thơm, vòng đeo, đèn lồng của tiểu thư, a hoàn rất đáng chú ý. Thế giới đồ vật
phong phú trong Hồng Lâu Mộng đóng vai trò đáng kể góp phần vẽ chân dung nhân
vật, phong tục tập quán, tín ngưỡng, khiếu thẩm mĩ, tính cách nhân vật – tóm lại thể

hiện cả một thế giới tinh thần.
Ở Việt Nam, nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng về nghệ thuật miêu tả đồ vật. Ông
dùng đồ vật để tả người, lai lịch nhân vật, thậm chí cả lịch sử. Miêu tả đồ vật nhưng
khắc hoạ được thế giới tinh thần (chiếc gông đen bóng, nặng trịch, đầy rệp, tấm lụa
trắng và nét chữ của Huấn Cao), cái bình pha trà, cây đàn… trong tập truyện Vang
bóng một thời, Chùa Đàn, Chiếc lư đồng mắt cua).


























CHƯƠNG V . THI PHÁP CỐT TRUYỆN

I – KHÁI NIỆM
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
24

Cốt truyện là yếu tố cơ bản của tác phẩm tự sự. Theo định nghĩa truyền thống, cốt
truyện là tất cả các hành động, biến cố phát triển trong truyện được kể lại. Khi thuật
một câu chuyện, ta có thể kể các biến cố ấy theo một trật tự logic nào đó khiến người
nghe hiểu được. Thành phần của cốt truyện có thể là:
- Phần mở đầu (trình bày trạng thái/ quan hệ chuẩn bị vào truyện)
- Phần thắt nút (khai đoan) miêu tả gặp gỡ, mâu thuẫn nảy sinh
- Phần phát triển kể những bước thăng trầm của nhân vật và những quan hệ theo
nguyên tắc nhân quả, liên tục
- Phần cao trào, đỉnh điểm bước ngoặt xung đột, chấm dứt.
Có khi tác giả thêm phần “vĩ thanh” giới thiệu một viễn cảnh về sau (phần này
không nối tiếp với cốt truyện mà cách xa về sau).
Xét theo một quan niệm mới: Truyện không nhất thiết phải kể theo sự tự vận hành
của hành động sự kiện, biến cố. Có thể vận hành kiểu khác tuỳ thuộc vào quan niệm
của tác giả về thế giới và con người.
Truyện nào cũng ít nhất có một biến cố xảy ra. Nhưng chẳng phải hễ có biến cố là
có truyện. Chỉ thành truyện khi có một ý nghĩa nào đó. Nhà văn chọn một biến cố có
vẻ khác thường, lạ lùng (lệch chuẩn, siêu việt) dự báo một đổi thay, một điều đáng lo
nghĩ. Ví dụ: Nhà văn trước khi viết truyện ngắn “Luyxennơ“, ông quan sát thấy hàng
trăm nhà giàu tụ tập say sưa nghe một nghệ sĩ hát rong suốt cả tiếng đồng hồ trước cửa
khách sạn ông ở tại Thụy sĩ. Hát xong, nghệ sĩ ngửa mũ trước mặt họ nhận tiền thì ai
cũng quay đi, chàng nghệ sĩ tội nghiệp chẳng nhận được một xu. Nếu họ ào ào móc
tiền bỏ vào mũ chàng thì đó chỉ là hành động bình thường, chưa phải là biến cố. Nhà
văn Liev Tolstoi nhìn thấy cảnh ấy, nghĩ rằng đó là sự suy đồi về đạo lí, đáng gọi là

biến cố xã hội (nhà viết sử, nhà chính trị không quan tâm tới cái chuyện cỏn con ấy).
Nhiệm vụ của thi pháp cốt truyện không phải là đi trình bày các thành phần của cốt
truyện mà phải là ý nghĩa của lối xây dựng cốt truyện ấy, hoặc quan niệm của tác giả
đã chi phối cốt truyện đó.

II – THI PHÁP CỐT TRUYỆN CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
1. Trường ca Đam San (sử thi dân tộc Êđê)
Đam San là người tù trưởng anh hùng, say mê lì tưởng của dân tộc. Cuộc hôn nhân
theo tục “nối dây” là nghi thức trao trách nhiệm, anh nhnậ hai trách nhiệm: người
chồng và tù trưởng của bộ tộc. Hành động chủ yếu của anh là đứng đầu cộng đồng –
quan trọng hơn việc làm chồng. H`Nhí là nhân vật chức năng chỉ biết li sự yên ổn và
danh dự của tù trưởng hơn là vai trò làm vợ.
Cốt truyện là 21 sự kiện xảy ra liên tục. Chia ra ba giai đoạn:
- Bảo vệ H`Nhí là sứ mệnh bảo vệ cộng đồng của Đam San (cũng như cưới cô chẳng
vì tình yêu - chỉ là bổn phận)
- Anh lập nhiều chiến công cũng vì nhiệm vụ cộng đồng
- Khao khát cưới Nữ Thần Mặt Trời làm vộ lẽ cũng là vì lí tưởng cộng đồng. Cái
chết thảm khốc của Đam San. Lễ cúng người chết. Mở hội ăn mừng kinh đình.
Nhân vật sử thi Đam San cũng có cá tính, đam mê và nóng nảy bất chấp nguy
hiểm. Vẫn là cá tính của cộng đồng.
2. Nhóm truyện Tấm Cám - Thạch Sanh - Sọ Dừa
Cốt truyện xếp theo xung đột thiện – ác xen kẽ và luật nhân quả.
Cái ác gồm: tham lam, đố kị, ích kỉ, vu oan, tranh công, lứa dối,lật lọng
Cái thiện gồm: thương người, vị tham dũng cảm, giữ lời hứa, chung thuỷ, chịu đựng
cực khổ…
Đặc biệt niềm tin của cái thiện trong cổ tích là một niềm tin tuyệt đối kết hợp với
yếu tố kì diệu dẫn cốt truyện đến kết thúc có hậu.
THI PHAP HỌC HIỆN ĐẠI 2006 PHÙNG HOÀI NGỌC
25


- Tấm Cám: Mâu thuẫn bắt đầu từ phần thưởng cái yếm đỏ, Cám lừa chị để giành
bằng được (mò tép được nhiều hơn thì được giải). Cái ác cứ lấn tới mãi, tự bộc lộ
mình thoải mái, khốc liệt và tới hành động giết người. Kết quả nó phải đền tội.
- Thạch Sanh: Lí Thông lợi dụng Thạch Sanh từ việc nhỏ đến việc lớn - lấp hang
tiêu diệt Thạch Sanh để giành công
- Sọ Dừa: Lão phú hộ tìm cách lật lọng mãi dẫn đến bị trừng phạt buộc phải gả con
gái cho Sọ Dừa (không còn cách nào lật lọng).
Đặc điểm chung của thi pháp cốt truyện cổ tích là “mở nút” nhanh gọn nhờ phép màu
nhiệm. Mâu thuẫn thường xảy ra là mâu thuẫn giai cấp, giàu nghèo, sang hèn, thiện ác.
3. Cốt truyện Người thiếu phụ Nam Xương
Biến cố chính: nỗi oan tình của Vũ Nương
- Người vợ hiền thuỷ chung bị chồng nghi oan
- Tự vẫn để tỏ lòng chồng hối hận thì đã muộn
- Giải oan
4. Cốt truyện Truyện Kiều
Thử so sánh với nguyên tác “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân.
Truyện Kim Vân Kiều thuộc loại “tài tử - giai nhân, anh hùng – giai nhân” tầm cỡ
trung bình. Cốt truyện có ba nhân vật gần như bình đẳng: Kim, Vân và Kiều, nhiều sự
kiện, biến cố chồng chéo hoặc song song, bình đẳng với nhau (giang hồ, lừa lọc, đánh
ghen, giải thoát, báo ân báo oán, đi tu, đoàn tụ)
Nguyễn Du đã xếp đặt cốt truyện “Đoạn trường tân thanh” với ý thức khác. Một
cốt truyện gọn nhẹ, lược bỏ rất nhiều chi tiết, tình tiết (lừa lọc, vu oan, đánh ghen…)
mà gia tăng cốt truyện tình yêu cùng bước đường lưc lạc của nhân vật chính là Kiều.
Đó là cốt truyện tính người - một đặc sắc truyện Nguyễn Du.
Bắt đầu từ lễ Thanh minh, gặp mộ Đạm Tiên, thương bạn gái quá cố chạnh nghĩ
đến đời mình. Mối lo lắng âu sầu bắt đầu. Suốt 15 năm lưu lạc kể cả khi đã đoàn tụ,
Kiều vẫn luôn luôn cảm nhận cuộc đời. Đằng sau công thức mà Kiều nhắc nhở “trung
hiếu tiết nghĩa” là trái tim người con gái tài sắc luôn luôn xao động tình đời. Nàng cảm
thấy nỗi cô đơn của một cá nhân trước sóng gió cuộc đời và khát khao vươn lên một
cuộc sống tốt hơn, vừa với mình hơn. Dù thế nào nàng vẫn có tấm lòng vị tha nhân ái

với người thân và những người bất hạnh khác.
Sự kiện nào là hạt nhân của cốt truyện Kiều ?
Đó là sự kiện: Kiều nhận thấy cuộc đời mình không tương ứng, không phù hợp với
lí tưởng và khả năng của mình. Nỗi day dứt ấy theo suốt đời nàng, làm nên tấn bi kịch
Truyện Kiều của Nguyễn Du. (Làm lẽ Mã giám Sinh chứ không làm đĩ. Làm đĩ sang
trọng chọn khách chứ không làm đĩ tầm thường. Đi tu - lại bỏ tu. Làm vợ Thúc Sinh:
muốn chính thức công khai chứ không lén lút. Thà chết chứ không làm vợ thổ quan.
Đoàn tụ: làm bạn Kim Trọng chứ không làm vợ)
Tóm lại, ý thức của Kiều về sự không trùng khít cuộc đời với lí tưởng ước mơ tạo
ra cốt truyện Kiều chứ không phải các sự biến khách quan lôi kéo xô đẩy nhân vật.
Tiếng nói Thuý Kiều là đặc sắc của tác phẩm, cùng với tiếng than thở của “Chinh phụ
ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”, thơ Hồ Xuân Hương, lời hoài cổ của Bà Huyện Thanh
Quan. Ngày nay đọc Truyện Kiều, công chúng còn say mê chính là say cái tình tự
Thuý Kiều hơn là sự hấp dẫn của những sự kiện. Đó là thành công của thi pháp Truyện
Kiều.
5. Thi pháp cốt truyện Thạch Lam
Xem xét ba tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan.
Theo quan niệm cốt truyện thông thường thì người ta bảo truyện của Thạch Lam
không có cốt truyện, chỉ đọc được chứ không kể lại được. Không thấy có sự kiện, biến
cố khiền người chú ý… Nhưng thực ra có biến cố tâm lí. Thạch Lam dõi theo biến cố
tâm lí mà dựng truyện.

×