Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giới thiệu về NHNo&PTNT chi nhánh Tân Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.66 KB, 28 trang )

Chương 1. Tổng quan về NHN
o
&PTNT Việt Nam
1 Khái quát về NHN
0
&PTNT Việt Nam:
Địa chỉ :Số 2 Láng Hạ- Quận Ba Đình- Hà Nội
Điện thoại :04 38313700
Fax :04 38313719
Ngày thành lập :26/03/1988
Vốn điều lệ :10.700 tỷ đồng
Chủ tịch HĐQT :Ông Nguyễn Thế Bình
Tổng GĐ :Ông Phạm Thanh Tân
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển:
Năm 1988, ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập theo
nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là chính phủ) về
việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng Phát Triển Nông
Nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tich Hội Đồng Bộ Trưởng ký quyết đinh số 400/CT thành
lập ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thay thế ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt
Nam. Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động
chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Là một pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc
lập tự chủ, tự chịu trách nhiêm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Đến ngày 15/11/1996, được thủ tướng chính phủ ủy quyền, thống đốc ngân hàng
nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi tên ngân hàng Nông Nghiệp
Việt Nam thành ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là doanh nghiêp Nhà nước dạng đặc biệt,
hoạt động theo luật của các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới ngoài chức năng của một ngân hàng Thương mại,
NHNo & PTNT xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn
thông qua mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản


xuất nông, lâm nghiêp, thủy hải sản, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn .
NHN
0
&PTNT là NH lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân
viên, mạng lưới hoạt động, và số lượng khách hàng. Cho đến nay (12/2009), vị thế dẫn
đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt
được gần 434.331 tỷ đồng, vốn tự có gần 22.176 tỷ, tổng dư nợ đạt gần 354.112tỷ, tổng
tài sản 470.000 tỷ đồng, tỉ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế
là 1.9%. Trong suốt quá trình hoạt động Agribank luôn nỗ lực hết mình và đạt được nhiều
thành tưu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa và
phát triển kinh tế của đất nước.
1.2. Cơ cấu tổ chức của và mạng lưới hoạt động của Agribank:
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
1.2.2.Mạng lưới hoạt động:
NHNo & PTNT Việt Nam đặt trụ sở chính tại số 02 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Có hai văn phòng đại diện: văn phòng đại diện miền Trung tại Đà Nẵng và văn phòng đại
diện miền Nam tại TP Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có hơn 2300 chi nhánh và phòng giao
dịch ở tất cả các tỉnh, thành phố, huyện, thị xã và khu vực liên xã với mạng lưới hoạt
động kinh doanh rộng khắp cả nước. Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập
khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ
ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại
lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ với tên giao dich quốc tế là Việt
Nam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là VBA&RD.
Ngoài 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc,
đó là: Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II),
Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty In thương mại và dịch vụ, Công ty Cổ
phần chứng khoán (Agriseco), Công ty Du lịch thương mại (Agribank tours), Công ty
Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty Cổ phẩn bảo hiểm (ABIC) công ty kinh
doanh lương thực và đầu tư phát triển Hải Phòng ( công ty thành viên).

II. Giới thiệu về NHNo&PTNT chi nhánh Tân Bình.
1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Tân Bình
NHNo & PTNT VN- CN Tân Bình thành lập ngày 12/07/2001 theo quyêt định số
279/QĐ – HĐQT – TCCB của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Là một đại diện pháp
nhân có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ và quy chế của NHNo&PTNT VN, là chi nhánh
cấp I, VN có trụ sở giao dich tại 1200 Lạc Long Quân, phường 8. quân Tân Bình, TP Hồ Chí
Minh.
Hiện CN Tân Bình có 3 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc : PGD Bàu Cát, PGD Phạm Văn Hai,
PGD Phú Hòa; thực hiện kinh doanh đa năng với các nhiệm vụ chủ yếu: huy động vốn, cho vay,
kinh doanh ngoại hối, kinh doanh các dịch vụ ngắn hạn khác, tư vấn về tài chính TD, các nghiệp
vụ bảo lãnh, các nhiệm vụ khác do Tổng Giám Đốc giao. NH đã đạt được nguồn vốn hơn 6600
tỷ đồng và đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại, tiên tiến.
Định hướng phát triển của NHNo&PTNT VN – CN Tân Bình đến năm 2020
 Đối với công tác phát triển nguồn nhân lực
Chủ trương của ngân hàng là hạn chế phát triển về lượng, tập trung phát triển về chất thông
qua việc thực hiện các kế hoạch tuyển dụng – đào tạo, đào tào lại, bồi dưỡng tại chổ và chi
đi nghiên cứu học tập nâng cao nghiệp vụ. Điều này bắt buộc mọi nhân viên phải ra sức học
tập nhằm cũng cố và nâng cao kiến thức cả về chuyên môn lẫn xã hội.
 Về nguồn vốn.
Quán triệt toàn hệ thống coi nguồn vốn là nền tảng mở rộng kinh doanh, vì vậy phải đa dạng
hóa các hình thức huy động vốn, tăng cường quảng cáo, tiếp thị để thu hút tiền gửi từ dân cư
và các tổ chức kinh tế.
 Về tín dụng.
- Quán triệt tín dụng là sống còn của ngân hàng. Hạn chế mở rộng tín dụng, tập trung cho vay
hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, với mục tiêu phấn đấu thu nhập từ các hoạt động
dịch vụ phải ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng .
- Tăng cường công tác quản lý tín dụng, chấm dứt tình trạng gia hạn nợ, định kỳ hạn nợ tùy
tiện nhằm che giấu nợ quá hạn
Tiếp tục mở rộng kinh doanh đối ngoại trên cơ sở tăng cường huy động vốn ngoại để mở rộng tín
dụng ngoại tệ và các dịch vụ thanh toán quốc tế. Tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động kinh

doanh
2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÓ GIÁM ĐỐC 1
P.KẾ HOẠCH KINH DOANH
P.
TTQT
P.GD BÀU CÁT
P.DV-MARKETING
PHÓ GIÁM ĐỐC 2
P.KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
P.GD PHẠM VĂN HAI
P. GD PHÚ HÒA
P.KTKS NỘI BỘ
a) Chức năng nhiệm vụ của phòng ban
- Phòng kế hoạch kinh doanh:
- Đây là phong giữ vị trí quan trọng ở chi nhánh Tân Bình bao gồm:
• Bộ phận tín dụng: có chức năng:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn với nhiều hình thức bằng VNĐ và Ngoại tệ đối với mọi
thành phần kinh tế
Huy động vốn
Chiết khấu các chứng từ có giá
Cho vay tài trợ, đồng tài trợ theo chương trình, dự án và kế hoạch của Chính Phủ
Thực hiện bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh, đồng bỏa lãnh, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, bảo láh thanh toán, bảo lãnh đối ứng.
• Bộ phận thanh toán quốc tế:
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại như: thanh toán L/C nhập, L/C xuất,
thu hộ, chi hộ, mua bán thu đổi ngoại tệ theo tỷ giá quy định hằng ngày, chuyển tiền
kiều hối, thanh toán séc du lịch…

Ngoài ra còn các phòng khác, giữ các chức năng khác nhau
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NH
I. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo Nghị định số 09/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ ở sản xuất
kinh doanh đọc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hàng, có vốn đăng ký kinh doanh
không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Theo quy định này thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:
-Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước
-CÁc hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã
-Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000.
2. Đặc điểm DNVVN
Tại bát kỳ quốc gia nào DNVVN cũng đều tồn tại với tư cách là thực thể không thể thếu của
nền kinh tế. Các quốc gia đều mong muốn phát triển khu vực DNVVN. Chính vì vậy, các đặc
điểm của DNVVN được nghiên cứu một cách cặn kẽ để làm cơ sở trong việc đưa ra các chính
sách hỗ trợ đối với khu vực này của Chính phủ. Đặc điểm của khu vực DNVVN bao gồm cả lợi
thế và khó khăn của ọ trong quá trình sản xuất kinh. Doanh.
a) Những lợi thế của DNVVN
DNVVN có tính nhạy cảm cao đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, linh hoạt và ứng phó
kịp thời với tình hình biến động của thị trường. Cụ thể là các DNVVN dễ thích ứng hoặc thậm
chí đón đầu những chuyển biến của công nghệ quản lý, những thay đổi từng lúc hoặc cơ bản lâu
dài của thị trường, những thay đổi đột ngột của môi trường thể chế kinh tế xã hội.
Những DNVVN có khả năng chấp nhận mọi sự rủi ro, mạo hiểm có thể xảy ra do những
lợi thế so với doanh nghiệp lớn là nếu xảy ra thất bại thì thiệt hại không lớn. Nhưng nguyên
nhân chủ yếu là do nhu cầu tự than của DNVVN là nếu họ cạnh tranh với doanh nghiệp lớn
trong cùng một lĩnh vực thì họ nắm chắc phần thất bại, do vậy các DNVVN bắt buộc phải tìm ra
những sản phẩm cá biệt, những lĩnh vực mới để có thể tồn tại.
DNVVN có thể thực hiện việc thay đổi công nghệ dễ dàng do việc đầu tư vào công nghệ
của họ là không lớn. Quá trình này làm giảm được thiệt hại khi phải chuyển sang hoạt động lĩnh
vực khác, bởi vì công nghệ ngày nay thay đổi hàng ngày, hàng giờ, trong nhiều trường hợp hời

gian tồn tại của một sản phẩm nhỏ hơn thời gian tồn tại cảu máy móc công nghệ sản xuất ra sản
phẩm đó.
Do quy mô hoạt động nhỏ nên DNVVN vừa có thể áp dụng công nghệ hiện đại lại kết
hợp với lao động thủ công trong quy trình sản xuất của mình. Đặc điểm này của DNVVN chính
là điều kiện để phát triển các làng nghề truyền thống trong điều kiện cảu Việt Nam.
DNVVN chính là sự bổ sung thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp
lớn. DNVVN là nơi thử nghiệm những phát minh, sang chế công nghệ mới, ngoài ra DNVVN
chính là những vệ tinh của doanh nghiệp lớn cung cấp những sản phẩm trung gian là những bộ
phận không thể thiếu của những sản phẩm công nghệ cao điển hình là ngành hàng không.
b) Những khó khăn chủ yếu của DNVVN
Khó khăn quan trọng hàng đầu là về tài chính: thiếu vốn chính là nguyên nhân cản trở quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN hiện nay. Các doanh nghiệp khai thác nguồn
vốn chủ yếu thông qua hai nguồn: nguồn vốn vay phi chính thức và nguồn vay chính thức, trong
đó chủ yếu là nguồn vay thứ nhất. ĐẶc biệt, các doanh nghiệp khởi nghiệp hầu hết là dựa vào
nguồn vốn tự có của bản than vì rất khó huy động được vốn từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn
từ tín dụng ngân hàng. Việc các DNVVN khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng căn
bản là do hai nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do bản than doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, không đưa ra những
phương án kinh doanh đủ sức thuyết phục. Hơn nữa, thủ tục vay vốn rất phức tạp dẫn đến chi
phí giao dịch cao làm cho những khoản tín dụng này trở nên quá tốn kém đối với DNVVN
Thứ hai, tâm lý của các ngân hàng cũng không muốn cho các DNVVN vay vốn vì thường
thì các khoản vay này không lớn nhưng độ phức tạp lại có thể tương đương hoặc lớn hơn các
khoản vay của các doanh nghiệp lớn.
Trình độ công nghệ: DNVVN hầu hết là sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu. Theo số liệu
điều tra trong công nghiệp thì 50% số doanh nghiệp có hệ số hao mòn tài sản cố định trên 60%,
cũng theo số liệu này thì có 53,1% doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ hỗn tạp có xuất
xứ từ nhiều nước. Đây chính là hệ quả của việc thiếu vồn. Mặt khác, DNVVN rất khó tiếp cận
với thị trường công nghệ, máy móc và thiết bị quốc tế do thiếu thông tin về thị trường này.
DNVVN cũng rất khó tiếp cận được với các dịch vụ tư vấn , hỗ trợ họ trong việc xác định công
nghệ thích hợp và hiệu quả để có thể đổi mới sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh.

Sức cạnh tranh và khả năng thâm nhập vào thị trường thế giới: những sản phẩm của khu
vực DNVVN phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cung loại của các quốc gia lân cận có lợi
thế tương đồng với Việt Nam trong hành trình đi tìm thị trường xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm
của các DNVVN thường thấp. giá thành cao vì trình độ công nghệ lạc hậu, kỹ năng quản lý kém
và khả năng nắm bắt thông tin về thị trường còn hạn chế. Chính vì vậy, DNVVN còn bị cạnh
tranh ngay trong thị trường nội địa bởi các sản phẩm nhập ngoại. Hơn nữa, sản phẩm, hàng hóa
của khu vực DNVVN còn phải gánh chịu chí phí trung gian quá cao do sự độc quyền của một
số doanh nghiệp lớn làm cho giá thành cao hơn so với thực tế dẫn đến cạnh tranh kém, phần nào
cản trở sự phát triển của DNVVN.
Trước những lợi thế và khó khăn của DNVVN, nhà nước cần có những chính sách hay
chiến lược để giúp DNVVN khai thác và phát huy được lợi thế của mình cũng như khắc phục
những khó khăn hạn chế sự phát triển của DNVVN. Bởi vì DNVVN được ví như là “xương
sống” của nền kinh tế, có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cảu đất nước.
c) Vai trò của DNVVN
Trên khắp thế giới người ta đã thừa nhận rằng khu vực DNVVN đóng vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi đất nước và vai trò đó được thể hiện khác nhau ở
mỗi nước.
Đối với các nước công nghiệp phát triển như Đức, Nhạt Bản, Mỹ… mặc dù những công
ty lớn đóng vai trò đầu tàu làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng vai trò của
DNVVN là hết sức quan trọng. Điều này được thể hiện thông qua những khía cạnh sau đây:
Nếu xét về lực lượng lao động thì các DNVVN tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 50-
80% lực lượng lao động tại mỗi quốc gia (Canada: 42%, Đức: 50%, Pháp: 47,7%, Đài Loan:
79%, Nhật Bản: 80,6%).
Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển thì vai trò của DNVVN thể hiện qua
nhiều mặt. Các DNVVN là một trong những bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, đóng
góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế , từ đó góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Mặt khác vai trò của DNVVN thường được nhấn manh, thể hiện qua khả năng tạo
được nhiều công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần vào quá trình côn gnghieepj hóa
đất nước và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài ra, tại một số các quốc gia như : Hàn Quốc,
Thái Lan, Indonesi, Philippines, DNVVN còn có vai trò tích cực trong việc chống đỡ các tiêu

cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, góp phần đáng kể từng bước khôi phục
nền kinh tế tạo nên sự ổn định về kinh tế.
Tại Việt Nam, DNVVN đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, huy động
nguồn vốn trong nước vào sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng
trưởng kinh tế. DNVVN chiếm hữu một tỷ lệ áp đảo trong tất cả các loại hình doanh nghiệp
được phân chia theo quyền sở hữu. Theo tiêu chí phân loại dựa vào tổng giá trị vốn thì DNVVN
chiếm tỷ lệ là 95,6% trong tổng số các loại hình doanh nghiệp, chiếm khoảng 99% trong tổng số
các doanh nghiệp tư nhân, chiếm khoảng 97,38% trong tổng số các hợp tác xã, chiếm 94,72%
trong tổng số các công ty TNHH, chiếm 42,37% các công ty cổ phần và 65,88% trong tổng số
các DNNN. Vì vậy, DNVVN là một thực thể không thể thiếu trong mọi mặt của quá trình vận
động của nền kinh tế quốc dân.
II. Quy trình và thủ tục cho vay đối với các DNVVN
1. Sơ đồ quy trình
Tiếp xúc khách hàng
Hướng dẫn làm hồ sơ cho vay
BƯỚC 1
Nhận hồ sơ
BƯỚC 2
Thẩm định và phân tích tín dụng.
- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự.
- Tính khả thi của phương án SXKD
- Tình hình tài chính của khách hàng
- Bảo đảm tiền vay
BƯỚC 3
BƯỚC 6
BƯỚC 7
BƯỚC 8
Thu nợ- Tính lãi- Thu lãi
Thanh lý hợp đồng tín dụng

Giải ngân và kiểm tra việc sử dụng vốn vay
Từ chối
Đồng ý
Giấy từ
chối. Nêu
rõ lý do
Hội đồng xét duyệt
BƯỚC 4
BƯỚC 5
Ký hợp đồng tín dụng
2. Chi tiết quy trình nghiệp vụ cho vay:
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng- Hướng dẫn làm hồ sơ cho vay.
Cán bộ tín dụng sau khi tiếp xúc trao đổi và thảo luận với khách hàng để nắm bắt các yêu
cầu tối thiểu như: mục đích cho vay vốn, sơ lược về sử dụng vốn vay của khách hàng, tài sản
thế chấp… hướng dẫn khách hàng làm thủ tục và hồ sơ vay vốn. Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ
của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành nghiên cứu tính chất pháp lý, kinh tế của hồ sơ
vay, sau đó báo cáo lên phòng tín dụng giải quyết.
Bước 2: Nhận hồ sơ
Cán bộ tín dụng kiểm tra lại đầy đủ các nội dung hồ sơ vay, nhận hồ sơ vay và ghi vào Sổ
nhận hồ sơ khách hàng. Trong vòng 1 tuần lễ, cán bộ tín dụng sẽ liên lạc với khách hàng để hẹn
ngày đến thẩm định địa điểm kinh doanh cũng như tài sản, đảm bảo tài sản của khách hàng.
Bước 3: Thẩm định và phân tích tín dụng
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay bởi vì bước này nếu được thực hiện
tốt sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong bước này, cán bộ tín
dụng dẽ thẩm định các vấn đề sau:
Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp cảu giấy tờ có liên quan:
- Thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh
- Tình hình tài chính của khách hàng
- Bảo đảm tiền vay

- Hướng dẫn bên vay lập dự án, phương án và kế hoạch trả nợ
- Đối với dự án lớn, phức tạp thì lập hội đồng tín dụng để tái thẩm định.
- Lập từ trình thẩm định tín dụng để xin quyết định cấp tín dụng.
Bước 4: Xét duyệt cho vay
Nếu không đồng ý cho khách hàng vay thì cán bộ tín dụng phải trình bày lí do vì sao?
Còn nếu đồng ý cho khách hàng vay thì Cán bộ tín dụng phải trình bày:
• Báo cáo thẩm định
• Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo
• Hợp đồng tín dụng
• Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp
• Hợp đồng thế chấp
• Hồ sơ vay vốn của khách hàng
Trưởng phòng tín dụng sẽ xem xét và kiểm tra. Sau khi nghien cứu lại hồ sơ vay vốn của
khách hàng và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng. Trưởng phòng tín dụng đánh giá lại việc
thẩm định này, nêu ý kiến, đề xuất của mình và lập twof trình gửi lên Ban giám đốc phê duyệt.
những món vay có giá trị đến 1 tỷ do Phó giám đốc duyệt, những món vay trên 1 tỷ do Giám đốc
phê duyệt.
Bước 5: Tiến hành thủ tục chứng nhận đăng ký giao dịch đảm bảo và ký hợp dồng
tín dụng
Sau hi Ban Giám đốc phê duyệt cho vay, cán bộ tín dụng thực hiện các công việc sau:
• Nhận giấy tờ bản chính về tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng
• Lập hồ sơ cho vay gồm:
 Hợp đồng tín dụng
 Giấy đề nghị vay vốn
 Báo cáo thẩm định
 Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, cầm cố, bão lãnh
 Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bão lãnh
 Biên bản xác nhận giá trị tài sản đảm bảo
 Phương án kinh doanh
 Bản sao CMND

 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tiến hành thủ tục công chứng về việc thế chấp, cầm cố bảo lãnh, đảm bảo nwoj vay tại
các phòng công chứng. SAu đó đăng ký giao dịch đảm bảo tại Sở tài nguyên môi trường nếu tài
sản thế chấp do UBND TPHCM cấp hoặc do Phòng Tài nguyên môi trường các Quận nếu tài sản
thế cấp do UBND Quận cấp.
Bước 6: Giải ngân và kiểm tra việc sử dụng vốn vay
Giải ngân
Sau khi đã thự hiện giao dịch đảm bảo xong, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng viết
giấy đề nghị giải ngân đê trình bày ban giám đốc phê duyệt sau đó cán bộ tín dụng chuyển toàn
bộ hồ sơ cho vay sang Phòng Kế toán.
Khách hàng giữ 01 bản gốc Hợp đồng tín dụng và 01 bản gốc Hợp đồng thế chấp, cầm
cố, bảo lãnh.
Phòng kế toán kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ cho vay và căn cứ vào Hợp đồng tín dụng đã ký
tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng. Trường hợp một món vay giải ngân từ 2 lần trở lên,
tất cả các lần giải ngân sau phải được lập giấy nhận nợ. Thông thường khi khách hàng vay để sữa
chữa, xay mới mặt bằng kinh doanh thì vốn tín dụng được giải ngân nhiều lần theo tiến độ thi
công. Điều này vừa giúp cho khách hàng giảm được nhiều tiền lãi trên số vốn tín dựng chưa cần
sử đụng đến. Đồng thời còn giúp ngân hàng kiểm tra được khách hàng sử dụngv ốn vay có đúng
mục đích không.
Kiểm tra việc sử dụng vốn vay
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải chú trọng công tác kiểm tra
sau khi cho vay. Kiểm tra thường xuyên việc khách hàng sử dụng tiền vay có đung smucj đích
không và theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình công nợ
của khách hàng.
Việc kiểm kê được thực hiện định kỳ tối thiểu mỗi tháng một lần. Mỗi lần tiến hành kiểm
tra kiểm kê, cán bộ tín dụng đều phải lập biên bản kiểm tra sau khi cho vay và đề xuất ý kiến xử
lý trình bày ban lãnh đạo.
Ghi sổ cho vay, thu nợ, kỳ hạn nợ, nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả lãi vay và nợ gốc
đúng hạn.
Bước 7: Thu nợ- Tính lãi- Thu lãi

Trước khi đến hạn thu nợ, cán bộ tín dụng cần làm việc với khách hàng, nhắc nhở trả nợ
gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời xem xét tìm hiểu khách hàng có thể trả nợ vay được hay
không để tìm biện pháp giúp đỡ khách hàng trả nợ vay hoặc gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ tối
đa là 12 tháng đối với món vay ngắn hạn và một nửa thời hạn cho vay đối với món vay trung và
dài hạn.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng- Lưu trữ hồ sơ tín dụng
Khi thanh lý hợp đồng tín dụng( người vay trả hết vốn vay, lãi phát sinh tín dụng và các
chi phí khác), nhân viên giao dịch phối hợp với cán bộ tín dụng kiểm tra kỹ lại số dư nợ còn
thiếu trước khi thanh lý, tránh thu sót, thud ư.
Cán bộ tín dụng tiến hành làm hồ sơ giải chấp cho khách hàng trình lãnh đạo ký thanh lý
kèm theo chứng từ thu vốn thu lãi sau cùng, đồng thời thực hiện việc giải chấp tài sản thế chấp,
cầm cố cho khách hàng theo đúng quy định về thế chấp, cầm cố tài sản.
2. Đánh giá quy trình
Trước đây, hội sở cấp cho phòng giao dịch/chi nhánh 1 hạn mức tín dụng, cán bột ín
dụng làm toàn bộ các thủ tục cho vay. Nếu phòng giao dịch/chi nhánh cho vay quá hạn mực tín
dụng này thì làm tờ trình trình lên ban tín dụng của hội sở để được phê duyệt.
Ưu điểm của cáh làm này là nhanh chóng, chính xác, các khoản vay nhỏ nằm trong hạn
mức tín dụng thì giám đốc chi nhánh có thể quyết định được nên có thể linh động thời gian cho
khách hàng.
Khuyết điểm là vì phải đưa ra 1 hạn mức tín dụng khiến Cán bộ tín dụng phải nỗ lực để
hoàn thành chỉ tiêu, có thể gia tăng nợ xấu.
Hiện nay, NH tổ chức cấp tín dụng theo quy tắc tập trung, cán bộ tín dụng không làm tất
cả các thủ tục cho vay trước đây mà chuyên biệt từng bộ phận.
Uu điểm:
Giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về các thủ tục cần thiết vay.
Đảm bảo khoản vay có mục đích rõ rang
Giảm thiểu tranh chấp về mặt pháp lý ( những rủi ro có thể xảy ra)
Giúp cho cán bộ tín dụng thuận tiện hơn khi làm thủ tục cho vay cũng như việc thu nợ dễ
dàng.
Ban lãnh đạo có thể theo dõi được đối tượng vay vốn và cán bộ tín dụng tốt hơn.

Khuyết điểm:
Thời gian xét duyệt dự án cho vay sẽ chậm, có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
III.Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Tân Bình
1. Tình hình huy động vốn cua NHNo&PTNT chi nhánh Tân Bình
Việc mở rộng mạng lưới và đưa ra nhiều sản phẩm huy động đa dạng, áp dụng cơ chế điều hành
lãi suất linh hoạt với vị thế và uy tín của NHNo&PTNT - CN Tân Bình đã giúp cho nguồn vốn
huy động của chi nhánh liên tục đạt mức tăng trưởng cao.
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chi tiêu
200
7 2008 2009
So sánh 07 -08 So sánh 08 – 09
Chênh
lệch
Tỷ
trọng(%)
Chênh
lệch
Tỷ
trọng(%)
Tổng nguồn
vốn
111
9 1303 1361 184
16
58
4
- Nội tệ 965 1195 1241 230
24

46
4
- Ngoại tệ 154 108 120 -46
-30
12
11
Với phương châm tăng cường nguồn vốn, NHNo&PTNT -CN Tân Bình đã thực hiện đa dạng
hóa các hình thức, biên pháp, kênh huy động vốn khác nhau. Do vậy nguồn vốn huy động của
ngân hàng tăng qua các năm đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vay vốn và thanh toán của mọi đối
tượng khách hàng. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa việc huy động tiền gửi của các cá nhân tổ
chức gởi bằng đồng ngoại tệ.
Trong năm 2008, tổng nguồn vốn huy động là 1303 tỷ VNĐ tăng 16% so với 2007. Trong đó
nội tệ tăng 24%, ngoại tệ giảm 30% so với năm 2007.
Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 1361 tỷ VNĐ tăng 4% so với 2008.
Trong đó nội tệ tăng 4%, ngoại tệ tăng 11% so với năm 2008.
2. tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT -CN Tân Bình
đơn vị tính: tỷ đồng
Chi tiêu 2008 2009 2010
So sánh 07 -08 So sánh 08 - 09
Chênh
lệch
Tỷ
trọng(%)
Chênh
lệch
Tỷ
trọng(%)
Tổng dư nợ 1086 1276 1305 190 17.5 29 2.27
- Ngắn hạn 786 918 925 132 16.8 7 0.76
- Trung - dài

hạn 300 358 380 58 19.3 22
6
.14
\
Cho vay nền kinh tế là hoạt động cơ bản, quan trọng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Với mục
tiêu tăng trưởng tín dụng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng tín dụng, lấy chất lượng tín dụng làm
trọng và phù hợp cơ chế quản lý, giám sát của ngân hàng.
Trong năm 2008, tổng dư nợ cho vay là 1086 tỷ VNĐ tăng 2% so với 2007. Trong đó cho vay
ngắn hạn tăng 0.3%, trung – dài hạn tăng 6.8% so với năm 2007. Dư nợ cho vay năm 2008 cao
hơn so với 2007, nhưng tốc độ không cao vì lý do năm 2008 kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của
kinh tế thế giới, các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm nguồn tiêu thụ, vốn của doanh nghiệp
bị ứ đọng. Kết quả là trả lãi không đúng hạn, khoản nợ của doanh nghiệp liên tục bị chuyển
nhóm. Nợ cũ chưa trả được chi nhánh không cho vay mới.
Trong năm 2009, tổng dư nợ cho vay là 1276 tỷ VNĐ tăng 17.5 % so với 2007. Trong đó cho
vay ngắn hạn tăng 16.8 %, trung – dài hạn tăng 19.3% so với năm 2008.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT -CN Tân Bình
Chi tiêu 2008 2009 2010
So sánh 08 -09 So sánh 09 - 010
Chênh
lệch
Tỷ
trọng(%
)
Chênh
lệch
Tỷ
trọng(%)
Tổng doanh thu 175 173 185 -2 -1.1% 12 6.93%
Tổng chi phí 150 138.7 153 -11.3 -7.5% 14.3 10.31%
Lợi nhuân

trước thuế 25 34.3 32 9.3 37.2% -2.3 -6.7%
Trong năm 2008, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước,
NHNo&PTNT –CN Tân Bình cũng đã gặp không ít khó khăn. Huy động vốn giảm nên để thu
hút vốn nên ngân hàng phải đẩy lãi suất lên cao kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng mạnh, điều
đó gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Trong năm 2009, với những định hướng tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong hệ thống NHTM tại
Việt Nam, bộ máy quản trị điều hành và toàn thể nhân viên trong ngân hàng đã nổ lực và cố
gắngtạo được những thành tích tốt nhất cho ngân hàng và tăng sức mạnh cạnh tranh đối vơi ngân
hàng khác. Cụ thể năm 2009 lợi nhuân trước thuế đạt 34.3 tỷ đồng tăng 9.3 tỷ đồng (tăng
37.2%?) so với năm 2008.
Năm 2010 , do ảnh hưởng của nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng 11.75% trong khi
đó tình trạng lạm phát năm 2009 chỉ mới đạt ngưỡng 6.88%, ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của
ngân hàng. Làm cho lợi nhuận năm 2010 không bằng năm 2009.
Nhận xét:
1. Thuận lợi và khó khăn của NHNo&PTNT VN – CN Tân Bình
a) Thuận lợi.
Với mạng lưới rộng khắp và hơn 2000 chi nhánh và phòng giao dịc, đây được xem là điểm mạnh
nhất của NHNo & PTNT VN so với các tổ chức tín dụng khác trên lảnh thổ Việt Nam. Với mạng
lưới trải dài từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi xa xôi đến đồng bằng đã giúp Agribank đã
có những lợi thế riêng như: thị phần ổn đinh, số lượng khách hàng dồi dào. Bên cạnh đó, nó còn
tạo điều kiện thuận lợi cho Agribank dể dàng phát triển mạnh thị trường bán lẻ.
Thương hiệu được xem là điểm mạnh thứ 2 mà Agribank có được so với các TCTD khác trong
nước. Ngày nay, thương hiệu được xem như là một trong những công cụ quan trọng trong việc
thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước.
Có sự hổ trợ của chính phủ và quỹ hộ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế như: ODA, ADB,
AFD tài trợ cho những dự an phát triển nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hóa ngành nông _
lâm _ ngư nghiệp. Cụ thể là đến cuối năm 2007, Agribank đã tiếp nhận, quản lý và triển khai có
hiệu quả 111 dự án của các tổ chức quốc tế, đặc biệt la WB, ADB tài trợ với số vốn trên 4 tỷ
USD. Các dự án tiếp tục hướng vào mục tiêu mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp, nông
thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vât nuôi, tạo công ăn viêc làm, cải thiện đời sống người dân

tại các vùng nông thôn Việt Nam.
b) Khó khăn
- ngân hàng còn chịu sự chi phôi nhiều từ phía Chính Phủ
- cơ chế quản lý hiện tại chưa được phù hợp với tình hình hiện tại, vẫn còn tư tưởng của cơ chế
xin – cho
- sản phẩm chưa đa dạng, còn nghèo nàn về sản phẩm, chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm
đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng.
- Năng lực tài chính còn yếu so với chuẩn mực quốc tế.
- Ngành nghề mà Agribank đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệ, đây là thị
trường chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên ( thiên tai, hạn hán, lũ lụt) nên rủi ro thất
thoát là rất lớn. Bên cạnh đó, doanh số cho trong lĩnh vực này nhỏ, nhưng số lượng khách
hàng lại rất lớn nên khó theo dõi, quản lý nên tốn kém nhiều chi phí quản lý và đầu tư.
- Trình độ công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh còn giới hạn, đội ngũ cán bộ
chưa đồng đều.
- Công tác quản trị rủi ro còn thấp, chưa có khả năng dự đoán và dự báo rủi ro.
Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ( do sự rộng khắp của mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch) nên
rất khó cho quá trình cải tiến và đầu tư công nghệ cao.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
NGẮN HẠN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH
I . Giải pháp phát triển trong hoạt động cho vay của các ngân hàng đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất trên thị trường để điều chỉnh kịp
thời, thực hiện các hình thức khuyến mãi tốt nhất nhằm thu hút khách hàng. Thực hiện cơ
chế lãi suất linh hoạt trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng tiềm năng,uy tín hoạt
động hiệu quả, qua đó thu hút được khách hàng tốt, đảm bảo chất lượng tín dụng.
Động viên nhắc nhở cán bộ cấp tín dụng chấp hành tốt quy định của ngân
hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp, bám sát chỉ tiêu kinh
doanh, công việc cụ thể của từng người, phán đấu hoành thành tốt nhiệm vụ được giao
Thực hiện nghiêm chỉnh quy định quy trình xét, duyệt cho vay, đảm bảo

vốn tín dụng được khách hàng sử dụng đúng mục đích và cho vay hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, đẩy mạnh tốc độ làm hồ sơ cho vay,
giải ngân, chú trọng tới việc hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng trong lập hồ sơ vay vốn, tư
vấn cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả cao
Thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đôn
đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Tích cực thu hồi nợ quá hạn, kiêm quyết sử lý tài sản thế chấp để thu hồi
nợ, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo chỉ tiêu kế hoạch
Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong suốt quá trình hoạt
động
II. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
1. Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các DNVVN
DNVVN chiếm một tỉ lệ rất lớn trong thành phần kinh tế, việc mở rộng cho
vay là rất cần thiết. không chỉ giúp cho doanh nghiệp phát triển mà cỏn giúp cho sự phát
triển của kinh tế trong khu vực nói riêng và của đất nước nói chung, đặc biệt là gia tăng
nguồn thu nhập cho chính ngân hàng.
Cho vay các doanh nghiệp cần vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, áp dụng
điều kiện đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro của khách hàng một cách
linh hoạt. thủ tục vay phải thiết kế sao cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp nhưng
vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tiếp xúc nguồn vốn ngân hàng của doanh nghiệp. ngoài ra, ngân hàng cẩn mở rộng mạng
lưới kinh doanh, thành lập thêm các chi nhánh cấp hai, phòng, ban để có thể đáp ứng một
cách tốt nhất trước sự gia tăng ngày càng nhiều của các DNVVN. Việc mở rộng mạng
lưới kinh doanh cần đi kèm với các chương trình tiếp thị để các DNVVN biết đến, bởi
hiện nay nhiều DNVVN vẫn còn tâm lý e ngại vay vốn ngân hàng khó khăn, thủ tục
rườm rà, nhiêu khê.
Bên cạnh đó, ngân hàng cần mở rộng cho vay tín chấp đối với các doanh
nghiệp. hiện nay, ngân hàng chỉ áp dụng cho vay tín chấp đối với những cá nhân là cán
bộ công nhân viên chức nhà nước, trong khi đó nhu cầu vay vốn của các DNVVN trong

khu vực là rất lớn. có nhiều doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh rất tốt
nhưng không có đủ tài sản đảm bảo nên đã không được tiếp xúc được với nguồn vốn
ngân hàng. Có thể nói tài sản đảm bảo chỉ là một phương án dự phòng, là giải pháp cuối
cùng để thu hồi nợ. nhưng việc xử lý tài sản đảm bảo không phải dễ dàng trong điều kiện
pháp luật chưa hoàn chỉnh, nền kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay. Vì vậy điều quan
trọng nhất là ngân hàng cần quan tâm đến tính khả thi của phương án sản xuất kinh
doanh, và mở rộng cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp được đánh giá tốt khôn
những về phương án sản xuất kinh doanh mà còn về thiện chí trả nợ của doanh nghiệp.
2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Thẩm định tín dụng là khâu quan trọng nhất quyết định chủ yếu đến hiệu
quả tín dụng, thẩm định tín dụng ngắn hạn nhằm mục tiêu đánh giá một cách chính xác
Và trung thực khả năng thu hồi nợ đối với khoản cho vay ngắn hạn. vì vậy ngân hàng cần
phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Trước tiên, thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính
Đối với những khoản vay có giá trị lớn ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp cung
cấp các báo cáo tài chính sau khi đã được kiểm toán vì cơ quan kiểm toán sẽ giúp ngân
hàng đánh giá và chịu trách nhiệm về mức độ tin cậy của các số liệu trong báo cáo tái
chính. Nếu như doanh nghiệp không thể cung cấp các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán
thì cán bộ tín dụng cần thực hiện các bước sau:
Nguyên cứu kỹ số liệu của các báo cáo tài chính hợp lý trong các báo cáo
tài chính
Sử dụng kiến thức kế toán tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện
những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính
Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ
trong báo cáo tài chính.
Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những
điểm đáng nghi ngờ phát hiện được.
Trực tiếp đến thăm doanh nghiệp để quan sát và cần tận mắt xem lại tài liệu
kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập các báo cáo tài chính
Sau đó đưa ra kết luận về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính của

doanh nghiệp. cần chú ý phân tích các tỷ số liên quan đến khả năng trả nợ của doanh
nghiệp bao gồm: tỷ số đánh giá khả năng thanh toán, tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động
tài sản, tỷ số đánh giá khả năng trả nợ và lãi, tỷ số đánh giá khả năng sinh lời. điều quan
trọng nhất của phân tích tài chính là xem xét một cách kỹ lưỡng các dòng tiền trong báo
cáo lưu chuyển tiền tệ. doanh nghiệp có tiền và có khả năng trả nợ và đây là tiền mặt chứ
không phải nguồn từ khấu hao tài sản cố định hay từ lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp, bởi vì đó chỉ là những số liệu trên sổ sách kế toán, lợi nhuận cao chưa chắc khả
năng thanh toán cao, nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng thực sự vẫn có nguy cơ
bị phá sản vì trạng thái lãi giả, lỗ thật thì làm sao có thể thanh toán nợ với ngân hàng.

×