Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

BÀI TIEUR LUẬN-BÀI TẬP LỚN MÔN CƠ KHÍ VÀ MÁY TRONG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.18 KB, 49 trang )

BÀI TẬP LỚN MÔN CƠ KHÍ VÀ MÁY TRONG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
NHÓM 6:
1. NGUYỄN TRƯỜNG THI 1021010334
2.TRẦN THỊ THƯƠNG 1021010350
3.LÊ NGUYÊN THANH 1021010304
4. TRƯƠNG ĐĂNG THÀNH 1021010316
5.NGUYỄN VĂN THÔNG 1021010342
6.NGÔ VĂN THUẦN 1021010344

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, ngành dầu khí việt nam ngày càng lớn
mạnh và đã khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Sự phát triển ngày càng cao của
khoa học công nghệ đặt ra yêu cầu khắt khe hơn về nguồn nhiên liệu, đòi hỏi ngành công nghiệp
dầu khí phải luôn luôn vận động hết mình, không ngừng nghiên cứu và áp dụng những thành tựu
khoa học nhằm cải tiến công nghệ để nguồn nhiên liệu sản suất ra đáp ứng được những yêu cầu
đó.Ngành thiết bị dầu khí chính là ngành cầu nối giữa khoa học kĩ thuật với công nghệ sản
xuất.Với mong muốn được vận dụng những kiến thức đã học, cùng với sự tâm đắc của bản thân
về các trang thiết bị bảo quản tồn chứa (bồn chứa,bể chứa,bình tách ) nhóm em đã chọn đề tài “
Tìm hiểu về các trang thiết bị tồn chứa”.Trong quá trình hoàn thành tiểu luận nàyvới sự hướng
dẫn tận tình của thầy Đoàn Văn Huấn cùng với sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm,chúng
em đã hoàn thành bài tiểu luận này, đồng thời tiếp thu thêm được nhiều kiến thức bổ ích.Tuy
nhiên, do kinh ngiệm nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp của các
thầy cùng các bạn độc giả để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
2
I. TỔNG QUAN
Các loại thiết bị tồn chứa đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp hoá chất nói chung và
trong công nghiệp dầu khí nói riêng.Hầu như tất cả các quá trình chế biến dầu khí đều có sự tham
gia của các thiết bị tồn chứa. Tồn chứa nguyên liệu, sản phẩm trung gian trong quá trình chế biến,
sản phẩm thương phẩm…. Ngoài ra, thiết bị tồn chứa còn được sử dụng vào những mục đích như:


kinh doanh, mục đích quốc phòng mang tính chiến lược của từng quốc gia.Người ta có thể tồn
chứa xăng dầu vào các bể chứa bằng thép, bể chứa không phải bằng thép (bể phi kim loại) hoặc
chứa dầu vào các phuy, can nhỏ. Các phương tiện tồn chứa xăng dầu nói chung phải đảm bảo các
yêu cầu chung sau:
- Tránh và giảm bớt hao hụt về số lượng và chất lượng xăng dầu
- Thao tác thuận tiện
- Đảm bảo an toàn phòng độc và phòng cháy
Đối với các nhà máy lọc dầu, các đơn vị kinh doanh xăng dầu thương phẩm, tổng kho, từ
những đòi hỏi về vấn đề kinh tế, xu hướng ngày nay càng muốn xây dựngnhững thiết bị tồn chứa
lớn hơn để có thể tồn chứa được nhiều hơn.Tuy nhiên, kinh phí để xây dựng các thiết bị tồn chứa
này thường là khá tốn kém, chúng thường chiếm 10 – 20% tổng kinh phí đầu tư cho một nhà máy
lọc dầu.Vì vậy đối với các nhà máy lọc dầu về mặt kinh tế họ tìm cách giảm tối thiểu giá thành
lắp đặt của các thiết bị tồn chứa và vận chuyển như thế. Song về mặt kỹ thuật, chế tạo họ phải
tính toán sao cho việc sử dụng các thiết bị tồn chứa và vận chuyển phải hợp lý, an toàn, tránh tổn
thất nhất là trong những thời gian không làm việc của bồn chứa.
Ngày nay, các thiết bị tồn chứa được phát triển đa dạng hoá về công nghệ và kỹ thuật, đáp ứng
được hầu hết các nhu cầu tồn chứa khác nhau trong lĩnh vực dầu khí. Có rất nhiều loại thiết bị
tồn chứa được sử dụng trong việc tồn chứa xăng dầu, tuy nhiên trong khuôn khổ giáo trình này
chỉ giới thiệu với các bạn những loại thiết bị tồn chứa xăng dầu có trữ lượng lớn ( bồn chứa, bể
chứa), thường được sử dụng trong các nhà máy lọc dầu cũng như trong lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu.
II.CÁC THIẾT BỊ TỒN CHỨA VÀ BẢO QUẢN
II.1.THIẾT BỊ BỒN BỂ CHỨA
II.1.1 PHÂN LOẠI CÁC THIẾT BỊ TỒN CHỨA XĂNG DẦU
Có nhiều cách phân loại các thiết bị tồn chứa. Dựa vào công dụng, sự vận hành, hình dạng thiết
bị ta phân loại các thiết bị tồn chứa theo các loại sau:
3
II.1.1.1 Phân loại theo sự vận hành
Theo sự vận hành của của bồn chứa, bể chứa ta phân biệt thành 3 loại chính sau:
- Bồn chứa tồn trữ dầu thô

- Bồn chứa trung gian (các loại bồn chứa sử dụng trong các phân đoạn chế biến nhà máy dầu)
- Bồn chứa hỗn hợp và sản phẩm cuối.
II.1.1.2. Phân loại theo áp suất làm việc
- Bể cao áp : Áp suất chịu đựng trong bể > 200mmHg
-Bể áp lực trung bình : áp suất chịu đựng trong bể từ 20-200 mmHg, thường dùng bể chứa
KO, DO.
-Bể áp thường : áp suất =20mmHg áp dụng cho bể dầu nhờn, FO, bể mái phao.
II.1.1.3 Dựa vào chiều cao xây dựng
Dựa vào chiều cao xây dựng người ta có thể chia ra:
- Bể ngầm: Bể chôn dưới đất
- Bể nửa ngầm nửa nổi: 1/2 chiều cao bể nhô lên khỏi mặt đất
- Bể nổi: Làm trên mặt đất
II.1.1.4 Theo hình dạng bồn chứa
- Bể trụ đứng
4
Bể trụ nằm ngang
Bể hình cầu, hình giọt nước
II.1.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Cấu tạo của một thiết bị tồn chứa sử dụng trong công nghiệp dầu khí nói chung thường gồm
ba bộ phận chính sau:
- Thân thiết bị
- Đáy lắp thiết bị
- Các thiết bị phụ trợ
5
II.1.2.1 Thân thiết bị
Thân của các thiết bị tồn chứa thường là hình trụ hoặc hình cầu, chúng được chế tạo bằng
phương pháp cuốn, dập, vê, hàn nhiều tấm thép lại với nhau. Độ dày củatấm thép tuỳ thuộc vào
kích thước của bồn chứa. Dung tích bồn chứa có thể lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đối tượng sử
dụng. Nếu đối tượng sử dụng là các đơn vị kinh doanh các sản phẩm thương phẩm thì thể tích
bồn chứa thường vào khoảng 10 m

3
– 30 m
3
. Nếu là các kho cấp 1, 2, 3 trong các nhà máy lọc dầu
thì thể tích bồn chứa thường từ 100 m
3
– 500 m
3
. Thân bồn chứa hình trụ thường được sử dụng
nhiều hơn thân bồn chứa dạng hình cầu do dễ chế tạo, dễ lắp đặt các thiết bị phụ trợ. Tuy nhiên
đối với các dạng chất lỏng hoặc khí (tồn chứa LPG) đòi hỏi thiết bị tồn chứa chịu áp lực cao và
tính thẩm mỹ người ta lại thường sử dụng bồn hình cầu do ứng suất được phân bố đều trong
thành bồn.
Hình II.1.1: Một số bồn chứa thường dung
II.1.2.2 Đáy và nắp bồn chứa
6
Đáy và nắp là hai chi tiết cùng với thân tạo thành thiết bị, hình dạng đáy và nắp của thiết bị
phụ thuộc vào nhiệm vụ của nó, vào áp suất làm việc và phương pháp chế tạo. Đáy và nắp có thể
được hàn, đúc liền với thân hoặc được lắp ghép với thân bằngmối ghép bích. Trong các thiết bị
tồn chứa thường hay dùng các loại đáy, nắp có hình : elip, chỏm cầu, nón (côn) hoặc phẳng.
- Với các thiết bị làm việc ở áp suất thường, nên dùng đáy nắp phẳng (tròn hoặc hình chữ
nhật) vì chế tạo đơn giản, rẻ tiền.
- Đáy nắp hình cầu, hình elíp được dùng trong thiết bị làm việc với áp suất lớn.
- Đáy nón được dùng với các mục đích sau:
+ Để tháo sản phẩm rời hoặc chất lỏng có hàm lượng pha rắn cao.
+ Để phân phối tốt chất khí hoặc lỏng theo tất cả tiết diện thiết bị
+ Để khuyếch tán làm thay đổi từ từ tốc độ chất lỏng hoặc chất khí nhằm mục đích giảm
bớt sức cản thuỷ lực.
II.1.2.3. Các thiết bị phụ trợ
Các thiết bị phụ trợ được sử dụng trong hệ thống tồn chứa nhằm đảm bảo cho thao tác xuất

nhập tại bồn chứa xăng dầu được thuận tiện và đảm bảo an toàn trong việc chứa xăng dầu trong
bể. Dưới đây là một số thiết bị phụ trợ thường được sử dụng trong các bể chứa xăng dầu:
1. Cầu thang: Để phục vụ cho việc đi lại lên xuống bồn chứa xăng dầu trong quá trình thao tác
tại bồn của công nhân giao nhận.
2. Lỗ ánh sáng: Được đặt trên nắp bể trụ đứng, có tác dụng để thông gió trước khi lau chùi
bồn, sửa chữa và kiểm tra bên trong bể.
3. Lỗ chui người: Có tác dụng để đi vào trong bồn khi tiến hành lau chùi, sửa chữa, bảo dưỡng
bên trong bể.
4. Lỗ đo lường lấy mẫu: Có tác dụng để thả các thiết bị đo, thiết bị lấy mẫu trong trường hợp
xác định độ cao mức nhiên liệu và lấy mẫu nhiên liệu. Lỗ đo lường,lấy mẫu nhiên liệu được đặt
lắp đặt trên mái bể trụ đứng.
5. Ống thông hơi: chỉ dùng trên các bể trụ đứng, để chứa dầu nhờn và DO, FO, ống này có tác
dụng điều hoà không gian hơi nhiên liệu của bể với áp suất khí quyển.
6. Ống tiếp nhận cấp phát: dùng để đấu nối với đường ống công nghệ tiếp nhận cấp phát
nhưng ống này được đặt ngay ở tầng thép thứ nhất của bể thép trụ đứng.
7. Van hô hấp và van an toàn:
7
- Van hô hấp: Van hô hấp kiểu cơ khí dùng để điều hoà áp suất dư và áp suất chân không
trong bể chứa.
- Van hô hấp được lắp kết hợp với van ngăn tia lửa: Có tác dụng điều chỉnh bởi trong bể chứa
trong giới hạn 2 atm đến 20 atm và ngăn tia lửa từ bên ngoài vào trong bể.
- Van an toàn kiểu thuỷ lực: Có tác dụng điều hoà áp suất dư hoặc chân không trong bể chứa
khi van hô hấp không làm việc. Dưới áp suất dư từ 5,5 atm – 6 atm và chân không từ 3,5 atm – 4
atm.
8. Hộp ngăn tia lửa: được lắp trên bể chứa phía dưới van hô hấp loại không kết hợp tác dụng
ngăn chặn sự phát sinh ngọn lửa hoặc tia lửa bên trong bể.
9. Van bảo vệ: Có tác dụng hạn chế tổn thất mất mát nhiên liệu tỏng trường hợp đường ống bị vỡ
hoặc khi van hai chiều chính của bể chứa bị hỏng hóc. Van bảo vệ được lắp ở đầu cuối ống tiếp
nhậ cấp phát quay vào phía trong bể chứa.
10. Bộ điều khiển của van bảo vệ: Được lắp phía trên của ống tiếp nhận – cấp phát có tác dụng

để mở van bảo vệ, giữ nó ở tư thế mở và đóng van bảo vệ lại.
11. Van Xi phông: có tác dụng định kỳ xả nước lắng lẫn trong bồn chứa.
12. Thiết bị đo mức nhiên liệu trong bể chứa: Với mục đích tiết kiệm thời gian đo mức nhiên liệu
trong bể chứa. Đồng thời đảm bảo kiểm tra dễ dàng được mức nhiên liệu.
13. Thiết bị cứu hoả: Phụ thuộc vào thể tích của bể chứa người ta có thể lắp đặt trên bể đến 6
bình bọt cứu hoả hỗn hợp và các bình bọit cố định. Có tác dụng để đẩy bọt khí cơ học vào bể khi
trong bể xảy ra sự cố cháy.
14. Hệ thống tiếp địa: Để tránh hiện tượng sét đánh vào bể. Trên bồn chứa thường được
hàn từ 3 – 6 cột thu lôi.
15. Hệ thống tưới mát: Dùng để làm mát bể khi trời nắng to để giảm hao hụt xăng dầu do bay
hơi.
16. Hệ thống thoát nước.
II.1.3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BỒN CHỨA – BỂ CHỨA
II.1.3.1 Bồn chứa hình trụ đứng
8
Hình II.1.2: Một số mặt cắt của bể chứa hình trụ đứng
Các bồn tồn chứa hình trụ đứng thường là những bể có thể tích chứa lớn từ: 400 m
3
đến 100.000 m
3.
. Bể thường cấu tạo gồm 4 phần:
- Móng bể: bao gồm các lớp: đất đầm từng lớp dày 15 – 20 cm, lớp đất này có thể dày 50 – 60
cm. Trên những lớp đất này là lớp cát dày từ 20 – 30 cm để thân bể phân bố lực đồng đều và có
độ lún ổn định. Sau lớp nhựa đường trên trên cùng là lớp cát dày10 m- 15 cm để chống thấm
nước. Xung quanh móng bể người ta xây kè đá hoặc bê tông có rãnh thoát nước mưa và nước sả
từ trong bể ra.
- Đáy bể: Thân bể thường gồm các tấm thép hàn lại với nhau làm bằng tôn dày từ 4 – 8 mm.
Tuy nhiên do đáy bể còn chịu lực cắt tập chung của thành bể nên ta thường sử dụng tôn
dày 10 – 12 mm để làm đáy bể.
9

- Thành bể: Bao gồm nhiều tấm thép ghép hàn với nhau, chiều dài tấm thép theo chu vi,
chiều rộng theo chiều cao bể thường gọi là các tầng. Do phải chịu áp lực thuỷ tĩnh, trọng lực dầu
và bể lớn dần theo độ sâu nên nên tôn làm thành bể có bề dày thay đổi từ 4 – 8 mm. Việc gá tôn
thành bể có các cách gá sau:
+ Gá kiểu ống chui: Tầng trên có đường kính nhỏ hơn tầng dưới
+ Gá kiểu giao kết: Các tầng tôn gá xen kẽ nhau, tầng này vào trong tầng kia ra ngoài và cứ luân
chuyển như thế.
+ Gá hỗn hợp: Phối hợp hai kiểu gá trên trong một bể.
- Mái bể: mái bể thường được làm bằng tôn có chiều dày từ 4 – 5 mm. hình dạng mái cũng được
thiết kế theo nhiều dạng khác nhau nhằm hạn chế một số nhược điểm của từng loại bồn đối
với các nhiên liệu cần chứa. Các dạng mái bồn thường được chế tạo là:
+ Bồn có mái cố định: Mái phẳng, nhọn, hình cầu
+ Bồn có mái di động: Các lạo bồn này hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy lọc
dầu, các tổng kho xăng dầu để tồn chứa các sản phẩm dễ bay hơi: dầu thô, xăng… bởi chúng bởi
chúng giải quyết rất hiệu quả giảm độ hao hụt, mất mát do sự bay hơi trong bảo quản, tồn chứa
xăng dầu. Một nóc di động được sử dụng trượt dọc theo thành bồn, nằm đè trực tiếp lên lên chất
tồn chứa theo sự thay đổi mức trongbồn. Trong điều kiện này, pha hơi làm dâng chất lỏng thực tế
được loại bỏ. Một gioăng đặc biệt được sử dụng nhằm bảo đảm sự liên kết giữa nóc và thành
bồn. Lối vào nóc được làm bằng một cầu thang xoắn hàn ở vỏ thành bao. Để nóc đạt được độ
cứng theo yêu cầu chế tạo, mái được gia cố bởi một vành thép và một số chân đỡ. Nóc được chế
tạo sao cho có thể dễ dàng tháo dỡ để thuận tiện khi vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa.
II.1.3.2. Bể trụ nằm ngang
Người ta thường chế tạo các loại bể hình trụ nằm ngang với thể tích từ 10 – 100 m
3
. Thân bồn
thường gồm những tấm thép có chiều dày từ 4 – 5 mm cuộn lại thành hình trụ có đường kính
nhất định. Hai đầu của bể có thể được chế tạo dạng phẳng hoặc côn (chóp).
10
Hình 1.3: Mặt cắt một bể hình trụ nằm
1. Đầu lắp nhiệt kế 2. Đầu lắp áp kế 3. Đầu lắp van xả đỉnh

4. Đầu lắp van an toàn 5. Cửa chui người 6. Đầu lắp van an toàn
7. Đầu lắp đồng hồ đo mức 8. Chân đỡ 9. Cửa xuất lỏng
10. Cửa xuất hơi 11. Đường cân bằng hơi 12. Đầu nhập lỏng
13. Cửa xả 14. Giàn phun sương cứu hoả
II.1.4.CÁC CÔNG TÁC KIỂM TRA TRƯƠC KHI ĐUA VÀO VẬN HÀNH
II.1.4.1 Kiểm tra độ kín
II.1.4.1.1 Kiểm tra độ kín đáy bể
Có thể tiến hành bằng hai cách:
- Phương pháp chân không.
- Phương pháp thuốc thử.
a. Phương pháp chân không
Người ta dùng thiết bị gọi là rùa thử chân không, đó là một hình hộp một mặt trống, mặt đối
diện có kính và các ống nối đến máy hút chân không và đến áp kế.Người ta đặt thiết bị lên một
đoạn đường hàn cần thử, trát ma tít xung quanh, dùng bơm chân không hút không khí trong hộp
để tạo độ chân không trong hộp. Nếu đường hàn không kín thì xà phòng bôi trên đường hàn sẽ
có bong bóng, ta phái đánh dấu lại, tuy vậy cũng có thể đổ nước khi thủng thì sẽ có tăm khí nổi
lên.Để thử độ độ kín đáy bể bằng phương pháp chân không với tôn dày 4mm thì trong rùa cần là
500mm cột thuỷ ngân. Nếu dày hơn thì tạo độ chân không là 600mm.
11
b. Phương pháp thử bằng hoá chất
Người ta đắp đất xung quanh thành bể ngăn không cho khí thoát ra khí nén khí vào đáy bể,
chiều cao đất đắp khoảng 100 mm. Người ta đưa 3 – 4 vòi bơm khí amônắc vào đáy bể
với áp suất dư 8 – 9 mm cột nước dưới đáy bể. Trên đường hàn đã được đánh sạch người ta quét
dung dịch phênol talêin. Nếu thấy chỗ nào chuyển màu đỏ ta ghi lại. Còn nếu dùng dung dịch
axit HNO3 2,5% thì quét dung dịch lên vải màn hoặc giấy bản phủ lên đường hàn, chỗ nào thủng
chất chỉ thị ngả màu đen.
Thử đường hàn đáy và tôn thành thứ nhất có thể thử bằng rùa vuông góc hoặc thử bằng dầu
hoả quét bên ngoài, bên trong bể quét vôi hoặc phấn lên đường hàn.
II.1.4.1.2 Kiểm tra độ kín mối hàn thành bể
Các mối hành thành bể kiểm tra độ kín bằng cách quét hoặc phun dầu hoả ở phía trong, phía

bên ngoài quét nước vôi hoặc quét phấn. Quét 2 lần dầu hoả cách nhau 1 phút sau đó theo dõi
nếu không có vết dầu loang coi như là được.
Mối hàn gối ở đầu thành bể mà bên trong hàn ngắt quãng thì dùng máy hoặc đèn khò phun
dầu vào kẽ 2 tấm tôn rồi quan sát bên ngoài.
Những chố miếng vá tôn chồng lên nhau để thử độ kín phải khoan 1 lỗ nhỏ rồi
bơm dầu vào trong giữa hai lớp tôn ấy với áp xuất 1 – 2kg/m
2
. Bên ngoài đường hàn
quét nước vôi hoặc phấn theo dõi sau 12 giờ nếu không có vết dầu loang là tốt.
II.1.4.1.3 Thử độ kín mái bể
Thử bằng phương pháp nén khí trong bể và bôi nước xà phòng lên đường hàn mái bể, tôn
giáp thành bể. Nếu đường hàn không kín bọt xà phòng sẽ nổi lên (áp xuất thử bằng 15% áp xuất
làm việc của bể).Có thể thử độ kín mái bể bằng cách phun dầu hoả vào phần tiếp giáp mái bể và
phía ngoài bể, trên đường hàn ta bôi phấn hoặc quét nước vôi rồi quan sát theo dõi xem lớp vôi
được quét có bị thấm ướt hay không.
II.1.4.2 Thử độ bền bể
II.1.4.2.1 Thử cường độ của bể
Thử cường độ của bể bằng cách bơm đầy nước vào bể chứa trong bể từ 3 đến 7 ngày nếu độ
lún của bể không đáng kể, bể không bị biến dạng thì có thể kết thúc việc thử, coi như là tốt. Còn
nếu bể có sự biến dạng lớn phải tìm cách khắc phục.
II.1.4.2.2 Thử độ bền mái bể
12
Thử độ bền của bể là thử ở hai chế độ áp xuất, áp xuất dừng và áp xuất chân không bằng
cách: bơm nước hoặc nén khí vào trong bể, hoặc rút nước ra khi đó phải có van khống chế áp
xuất trong bể và áp kế theo dõi.
Áp xuất khống chế như phần thử kín nhưng thời gian giữa áp xuất là 2 – 3 giờ.
II.1.4.3 Thử độ lún bể
II. 1.4.3.1 Phân loại các dạng lún bể
* Lún đều : Nền bể sau khi xây dựng vào chứa dầu do xử lý bể nền không tốt bể bị lún
không nghiêng lệch nhưng độ lún ấy giá trị số quy định.

* Lún lệch : Sau khi đưa vào chứa dầu bể bị lún cục bộ từng phần làm cho bể nghiêng đi
một góc theo phương thẳng đứng đối với bể trụ đứng. Với bể trụ nằm ngang do một bộ đỡ bị lún
làm cho bể bị nghiêng.
II.1.4.3.2 Nguyên nhân
Hiện tượng lún đều chủ yếu là do nền đất không đủ độ chịu lực, mà việc gia cố móng bể
không đảm bảo nên thường xảy ra lún hoặc do thay đổi các yếu tố thủy văn như mực nước ngầm
đột nhiên lên cao một thời gian dài cũng làm cho bể bị lún.
Hiện tượng lún lệch là do xử lý nền móng không đều chỗ đầm kĩ, chỗ đầm không kĩ hoặc
móng bể thi công một phần ở đất nền một phần trên lòng đất mượn phải đầm nén. Trong quá
trình chứa dầu sẽ gây nên lún lệch. Cũng có thể móng bể xây trên nền đất đắp nhưng độ chịu lực
khác nhau cũng gây ra lún lệch bể.
II.1.4.3.3 Kiểm tra độ lún theo chu vi bể
Việc kiểm tra độ lún đáy bể có thể thực hiện bằng các phương pháp sau :
- Phương pháp đo thủy chuẩn xung quanh chu vi của bể.
- Đo độ nghiêng lệch của bể bằng phương pháp dây dọi. Bộ đo thủy chuẩn có ống cao
su vòng chu vi bể
• Những quy định và cách đo :
- Tùy theo chu vi bể mà chia các điểm đo xung quanh bể nhiều hay ít số điểm đo nhưng
không được nhỏ hơn 8 điểm và khoảng cách giữa các điểm không nhỏ hơn 6m.
Với bể 2000 – 3000 m
3
sau 4 năm sử dụng chênh lệch hai điểm đo cạnh nhau không quá 40mm,
hai điểm đối diện nằm trên đường kính
13
- không quá 180mm. Nếu bể sử dụng quá 4 năm chênh lệch cho phép lần lượt là 60mm
và 150mm.
- Những bể bé 400 – 500 m
3
chênh lệch độ cao bằng 50% giá trị của bể lớn.
II.1.4.3.4 Kiểm tra độ lún trong nền bể

Có thể đổ nước vào đáy bể cho phủ khắp được nơi cao nhất sau đó đo chiều cao nước ở
những chỗ lõm.
Hoặc có thể đo khô đáy bể bằng phương pháp thủy chuẩn số điểm.
- Số đo phải lớn hơn 8 điểm trên bề mặt.
- Chiều cao vết lồi lõm trên đáy bể không được lồi quá 150mm, diện tích vết lõm
không quá 2m
2
.
II.1.4.3.5 Xử lý lún bể
Việc xử lý lún bể tùy theo mức độ lún, nguyên nhân lún ta có cách xử lý khác nhau :
Nếu do nền đất có độ chịu lực không tốt mà lún bể thì có thể phải kích bể đào móng bể lên,
đóng các cọc tre, cọc gỗ, cọc bê tông hoặc các cọc cát xuống lại móng bể là công việc khá phức
tạp và tốn nhiều công sức.
Nếu do lún cục bộ thì ta có thể chỉ cần kích phần lún quá nhiều tiến hành đóng cọc, làm lại
nền móng, gia cố cọc cát phục hồi lại phần móng bể đó là được.
II.1.4.4.Bảo quản bế chứa xăng dầu
II.1.4.4.1 Sơn bể
Tuỳ thuộc vào vị trí đặt bể chứa dầu mà người ta sơn các loại sơn khác nhau, có thể sơn cả
trong bể và ngoài bể để chống ăn mòn thành bể. Bể đặt ngoài trời ngoài việc sơn chống ăn mòn
còn phải sơn thêm lớp sơn chống trắng để phản xạ ánh sáng mặt trời nhằm giảm thiểu tổn thất
hao hụt cả về chất lượng và số lượng xăng dầu chứa trong bể.
Việc sơn phía trong bể lớp sơn chống ăn mòn thường phải tiến hành sơn bể khi mới bắt đầu đưa
bể vào sử dụng. Đối với bên ngoài bể thường sơn một lớp chống gỉ, để khô lớp sơn này sau đó
mới sơn các lớp sơn và nhũ khác.
II.1.4.4.2 Định kì bảo dưỡng bể
Các kho tồn chứa xăng dầu cần có kế hoach xúc rửa bể chứa xăng dầu một cách định kỳ có
liên hạn. Tuy nhiên trong các trường hợp dưới đây cần nhất thiết phải xúc rửa bể chứa xăng
dầu nhằm đảm bảo chất lượng xăng dầu tồn chứa không bị ảnh hưởng về mặt chất lượng.
14
- Khi đưa bể mới vào sử dụng, do bể mới thi công nên có thể bị bùn đất bán vào, các rỉ sắt, các

mẩu que hàn… do vậy cần phải xúc rửa bình thật sạch trước khi đưa vào sử dụng.
- Khi thay đổi chủng loại dầu chứa trong bể.
- Khi bể bị hư hỏng phải xúc rửa bể chứa trước và sau khi sửa chữa.
*/. Thời gian cần thiết phải xúc rửa bể chứa xăng dầu. Tuỳ theo từng loại xăng dầu chứa trong
bể, tính chất của kho ta định ra thời gian cần thiết cần phải xúc rửa bể chứa:
- Ít nhất một năm 2 lần đối với bể chứa nhiên liệu dùng cho động cơ phản lực, xăng máy bay,
dầu mỡ dùng cho các ngành hàng không
- Ít nhất mỗi năm một lần đối với các bể chứa nhiên liệu đã pha phụ gia, các bể chứa phụ gia, các
loại xăng ôtô và dầu mỡ dùng cho ôtô.
- Ít nhất 2 năm 1 lần đòi với các bể chứa dầu nhờn, dầu FO, dầu DO…
*/. Trình tự xúc rửa được tiến hành như sau:
Phải rút hết xăng dầu ra khỏi bể bằng các máy bơm, khi dầu còn nhiều thì có thể rút xăng dầu ra
khỏi bể bằng các đường ống xuất nhập.
- Đối với dầu dầu sáng có thể bơm nước vào bể cho dầu nổi lên để vét dầu cho kiệt.
- Đối với các bể chứa dầu nhờn, dầu đốt lò không được phép cho nước vào nên sau khi vét sạch
dầu ở đáy bể, trên thành bể vẫn còn một lượng dầu dính bám người ta có thể để phơi nắng bể
trong vòng 2- 3 ngày cho dầu chảy xuống đáy bể, dùng bàn chải, giẻ lau dồn gọn lại và tiếp tục
vét bằng các xô thùng đưa ra ngoài.
Sau khi đã vét sạch dầu phải tách bể khỏi hệ thống công nghệ bằng cách đặt bích đặc giữa các
van đầu bể.
Tiến hành khử hơi xăng dầu trong bể bằng cách bơm nước vào trong bể ngâm từ 2 – 4 ngày
sau đó rút nước trong bể đi, mở tất cả các lỗ chui người, lỗ ánh sáng, lỗ đo mẫu, để tiến hành
thông gió tự nhiên từ 2 – 3 ngày hoặc tiến hành thông gió nhân tạo bằng quạt để nồng độ hơi
xăng dầu giảm xuống dưới mức cho phép để đảm bảo an toàn cho người công nhân khi làm việc
trong bể.
Sau khi vét hết bùn đất, cặn bẩn trong bể có thể dùng lăng cứu hoả phun nước lên thành và
đáy bể để rửa sạch các cặn bẩn, rỉ sắt, bùn nhựa bám vào bề mặt kim loại của bể.
Bể được coi là sạch khi đáy bể, thành bể không còn bùn đất, rỉ sắt, nhựa và cặn, axit của
xăng dầu. Nồng độ hơi xăng dầu phải dưới giới hạn nổ cho phép ( nếu bể xúc rửa để sửa chữa).
15

Việc xúc rửa các bể ngầm hình trụ nằm chôn dưới đất người ta cũng phải vét hết dầu trong bể
bằng bơm lắc tay. Sau đó bơm nước vào bể và ngâm trong 2 – 3 ngày rồi tiến hành bơm nước ra
ngoài. Sau khi bơm hết nước để thông gió tự nhiên từ 1 -2 ngày rồi cho người mang trang bị
phòng độc và bảo hộ lao động xuống vét hết những bùn đất trong bể.
II.1.5.SỰ THẤT THOÁT THÀNH PHẦN NHẸ VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ
Dầu được cất giữ trong các bể chứa tạm thời do quá trình hô hấp nên các thành phần nhẹ sẽ
thoát ra bầu khí quyển gây thất thoát. Trị số này có thể đạt đến 3 %. Cho nên cần phải có giải
pháp để kiểm soát sự thất thoát này.
Khi lưu trữ trong các bể chứa, trị số thất thoát phụ thuộc vào độ bay hơi của dầu, tức là phụ
thuộc vào tỷ lệ thành phần nhẹ. Để giảm tỷ lệ này thì bậc tách khí cuối cùng cần phải được thực
hiện trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất bé hơn áp suất khí quyển. Giải pháp tốt nhất để giảm
mất mát thành phần nhẹ là biện pháp ổn định dầu trước khi đưa vào cất chứa trong bể. Ta tách
các thành phần nhẹ mà ở điều kiện bình thường tồn tại ở thể khí bằng giải phápnung nóng dưới
áp lực chân không. Sau khi ổn định và tách hết thành phần nhẹ thì việc lưu giữ hoặc vận chuyển
tới các nhà máy chế biến thực tế cho thấy là không có thất thoát. Tuy vậy, việc ổn định nhiều khi
không hoàn toàn, nên để giảm thất thoát vẫn còn phảidùng đến các giải pháp khác. Có thể phân
ra 3 nhóm giải pháp :
II.1.5.1 Ngăn chặn sự bay hơi
Giải pháp này xuất phát từ ý tưởng loại bỏ không gian chứa khí trong bể. Lúc đó hầu như
không xảy ra quá trình bay hơi, thoát khí và không bị tổn hao. Điều đó thực hiện được khi ta bịt
mặt tiếp xúc bằng một cái phao, tạo ra nắp đậy kiểu nổi. Nắp sẽ chuyển động theo mức nâng hạ
của dầu. Các nắp nổi trên bề mặt dầu loại trừ hoàn toàn không gian khí. Cho nên ngăn chặn được
sự tổn hao trong quá trình thở mạnh và thở nhẹ.
Các nắp chế tạo từ kim loại và chất dẻo. Khe hở giữa thành bể và mép phao kim loại có
kích thước đạt tới 25cm. Để làm kín khoảng không này, ngăn ngừa sự lọt hơi ta dùng cửa chắn
làm từ kim loại màu hoặc vải asbet có tẩm cao su chịu dầu. Thiết bị nắp phao trước hết dùng cho
các bể chứa có hệ số quay vòng cao. Nước mưa hắt lên nắp chảy theo ống thoát nước có xiphong
ngược là một đoạn ống ngắn uốn cong có phần cuối ngập trong dầu. Do nước nặng hơn dầu nên
mực nước trong ống thấp hơn mực dầu trong bể. Nước và các cặn bẩn từ khí quyển xuyên qua
lớp dầu và đọng xuống đáy bể sẽ được xả theo các phương pháp thông thường. Các bể chứa nắp

16
phao tĩnh không trang bị ống xiphong thoát nước cũng như ống bản lề xả nước vì đã có mái ngăn
chặn nước và hắt bụi bẩn.
II.1.5.2 Giảm thiểu sự bay hơi
Trước hết là phải giảm thiểu sự đốt nóng dầu do nóng bằng cách dùng sơn sáng màu phản xạ
tia mặt trời với hệ số phản xạ cao. Các loại sơn phản xạ nhiệt phổ biến là loại màu trắng và màu
nhôm, trong đó màu trắng hiệu quả cao hơn màu nhôm.
Bảng 1.1 Tính năng cơ bản của các loại sơn, dùng sơn phủ bể chứa
Các chỉ tiêu Màu sơn
Trắng Nhôm Đen
Bức xạ tia mặt trời được hấp phụ 59 88 100
Tổn hao hỗn hợp khí – không khí 100 170 200
Tổn hao sản phẩm dầu 100 180 240
Cũng nhằm mục đích giảm thiểu sự bay hơi, người ta sử dụng phổ biến phương pháp dùng
màng chắn là các màng chất dẻo mỏng và các quả cầu chất dẻo rỗng, các quả cầu này có đường
kính 0,01 – 0,2 mm, chế tạo từ nhựa phenol, phenolfomadehit và carbanit, phía trong lấp đầy
bằng Nito. Các màng chắn sẽ giảm tốc độ bay hơi của dầu từ 5 ÷ 6 lần.
II.1.5.3 Thu hồi lại thành phần nhẹ
Để thu hồi lại khí đã thoát ra khỏi bể, ta sử dụng hệ thống cân bằng khí. Lúc đó, tất cả
không gian khí các bể chứa trong trạm đượcnối liền với nhau bằng các ống dẫn khí thành mỏng.
Khi trong trạm đồng thời xuất và nhập dầu hệ thống máy làm việc rất hiệu quả. Khí thoát ra từ bể
nhập sẽ chảy vào bể xuất. Tổn hao do thở mạnh giảm tới trị số 0. Tuy nhiên, quá trình xuất nhập
không phải bao giờ cũng đồng pha với nhau, hoặc chỉ có nhập – xuất riêng rẽ hoặc xuất ít, nhập
nhiều và ngược lại. Để khắc phục khó khăn này, trong hệ thống bể chứa người ta lắp thêm bể bù
trừ và bể có nắp nâng hạ. Từ các bể chứa làm việc không đồng pha, khí thừa sẽ chảy theo ống
dẫn lắp nghiêng để tránh sự thành tạo các nút hydrat và chất lỏng, vào bể gom ngưng tụ sau đó
vào bể bù trừ mái nâng. Khi lượng dầu nhập lớn hơn xuất thì lượng khí thừa từ các không gian
chứa khí sẽ thoát vào các bể này và ngược lại khí từ bể bù trừ sẽ vào các bể chứa khi lượng xuất
lớn hơn lượng nhập.
II.2 BẢO QUẢN XĂNG DẦU TỒN CHỨA TRONG PHUY VÀ BAO BÌ NHỎ

II.2.1 Những yêu cầu đối với phuy chứa dầu
- Chắc chắn, bền, sử dụng lâu
17
- Nhẹ nhàng thuận tiện cho việc vận chuyển
- Hình dáng thích hợp tiện cho việc vận chuyển thô sơ cũng như máy móc.
- Cấu tạo và quy cách của Phuy chứa dầu: Phuy chứa dầu được làm bằng thép, thép được sử
dụng làm Phuy chứa dầu được cán nóng. Phuy chứa dầu thường có 2 loại là 100 lít và 200 lít.
Phuy chứa dầu có lỗ đóng dầu và lỗ thông hơi, phải dùng nắp có ren và gioăng
để đậy chặt. Lỗ áp suất của Phuy phải chịu được áp suất trong Phuy là 0,5 atm.
II.2.2. Bảo quản, tồn chứa xăng dầu trong phuy và bao bì nhỏ
Tồn chứa sản phẩm dầu trong Phuy và bao bì nhỏ sẽ đảm bảo giữ nguyên được phẩm chất và
số lượng sản phẩm dầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán thiết kế…
- Từng loại sản phẩm dầu chứa trong Phuy và bao bì bên ngoài phải có đánh nhãn hiệu ghi rõ
từng loại sản phẩm được tồn chứa bên trong.
- Chỉ được chứa sản phẩm xăng dầu trong bao bì đến chiều cao tối đa 97% thể tích của
phương tiện chứa đựng.
- Độ sạch của bao bì trước khi chứa đựng sản phẩm dầu tuỳ thuộc vào sản phẩm dầu đã được
tồn chứa lần trước đó và sản phẩm dầu tiếp theo cần tồn chứa.
- Trước khi đóng dầu vào Phuy phải kiểm tra chất lượng Phuy, độ kín, độ sạch của Phuy và
nắp nút có đủ không. Người ta thường bảo quản các sản phẩm dầu đã đóng trong Phuy và các
loạibao bì trong nhà kho, cũng có thể bảo quản dầu nhờn tại các kho bãi khô ráo và xa nơi có lửa.
- Không được bảo quản sản phẩm dầu tồn chứa trong phuy và bao bì nhỏ trong các kho ẩm ướt
vì chúng sẽ hấp thụ hơi nước do đó phẩm chất sẽ kém đi.
- Phải bảo quản sản phẩm dầu riêng từng loại. Các Phuy chứa sản phẩm dầu cấp I (Xăng,
Diezel) chỉ được xếp một tầng còn các loại dầu nhờn thì được xếp hai tầng.
- Đối với các loại can mới, trước khi nhập dầu phải được sấy khô bằng không khí nóng rồi sau
đó sả nhanh sản phẩm vào dầu vào can để khí ẩm không kịp bám lại trên thành trong của can.
- Các loại chai lọ thuỷ tinh thì phải lau sạch bụi bẩn bám bên trong và bên ngoài chai. Lau sạch
bụi bẩn bằng khăn khô.
- Khi bảo quản dầu bằng phuy đặt các bãi chứa ngoài trời Phuy phải được dựng nghiêng một

góc 15
0
và phần nắp nhập dầu ở phần trên góc nghiêng để nước mưa đọng không thể ào
trong Phuy được.
18
- Các Phuy mỡ phải nên để ở trong nhà và để nằm là tốt nhất để tránh hiện tượng tách
dầu làm khô mỡ do ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài trời và do áp suất chịu nén của những lớp mỡ
ở phái dưới đáy Phuy gây lên.
- Can, Phuy chứa sản phẩm dầu có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn 45
0
C phải được bảo quản trong
nhà có mái che. Nếu sản phẩm dầu có nhiệt độ bắt cháy lớn hơn 45
0
C thì có thể để Can, Phuy ở
ngoài trời.
II.3.THỜI HẠN TỒN CHỨA CÁC SẢN PHẨM XĂNG DẦU
Xăng dầu, mỡ máy là sản phẩm có tính chất đặc biệt. Trong một thời gian nào
đó của quá trình tồn chứa sẽ bị biến chất, do đó cần có quy định tồn chứa cho từng loại
sản phẩm dầu mỡ.
Thời hạn bảo quản một số nhiên liệu dầu mỡ và chất lỏng chuyên dùng trong bể
và thùng:
19
III.THIẾT BỊ BÌNH TÁCH:
III.1. Khái niệm, phân loại, chức năng của bình tách
III.1.1. Khái niệm
Thiết bị tách dầu khí là một thuật ngữ dùng để chỉ một bình áp suất sử dụng để tách chất
lưu thu được từ các giếng dầu thành các pha khí và pha lỏng riêng biệt.
Các thiết bị truyền thống thường được gọi là bình tách hoặc bẫy được lắp đặt tại nơi sản xuất
hoặc ngay tại miệng giếng của các giàn khoan để tách chất lỏng giếng thành các pha riêng biệt.
Các thiết bị chỉ dùng để tách nước hoặc chất lỏng (dầu + nước) ra khỏi khí thường có tên gọi là

bình nốc ao (knock out) hoặc bẫy. Nếu thiết bị tách nước lắp đặt gần miệng giếng thì khí và dầu
thoát ra đồng thời còn nước tự do thoát ra ở phần đáy bình. Ở các bình tách lỏng cho phép tách
tất cả chất lỏng ra khỏi khí, dầu và nước thoát ra ở phần dưới của bình, còn khí thoát ra ở phần
trên đỉnh của bình. Như vậy thuật ngữ nốc ao để chỉ nhiệm vụ tách nhanh chất lỏng ra khỏi khí
của bình tách.
Thiết bị tách truyền thống làm việc ở áp suất thấp thường gọi là buồng Flat. Chất lưu vào là từ
các bình tách cao áp, chất lưu đi ra được chuyển tới các bể chứa, nên chúng thường đóng vai trò
là bình tách cấp hai hoặc cấp ba, có nhiệm vụ tách khí nhanh.
Các bình tách bậc một làm việc ở các trạm tách nhiệt độ thấp hoặc tách lạnh thường gọi là bình
giãn nở. Đối với loại bình này thì được trang bị thêm nguồn nhiệt để nung chảy hydrat hoặc cũng
có thể bơm chất lỏng phòng ngừa hydrat hoá vào chất lỏng giếng trước khi đưa vào bình.
Các bình lọc khí cũng tương tự như bình tách, dùngcho các giếng có chất lưu chứa ít chất lỏng
hơn so với chất lưu của giếng khí và giếng dầu, thường dùng trên các tuyến ống phân phối, thu
gom, được chế tạo theo kiểu lọc khô và lọc ướt. Loại lọc khô có trang bị bộ chiết sương, phổ
biến là kiểu keo tụ và các chi tiết phía trong tương tự như bình tách dầu khí. Đối với loại lọc ướt
thì dòng hơi đi qua một đệm lỏng (có thể là dầu) để rửa sạch bụi bẩn và tạp chất, sau đó qua bộ
chiết sương để tách lỏng. Bình lọc thường lắp ở dòng đi lên từ thiết bị xử lý khí bất kỳ hoặc thiết
bị bảo vệ dòng ra.
20
III.1.2. Phân loại
Việc phân loại bình tách dựa theo nhiều quan điểm khác nhau: Theo chức năng, theo hình
dáng,áp suất làm việc, mục đích sử dụng, nguyên tắc tách cơ bản…
III.1.2.1. Phân loại theo chức năng
Tùy theo từng chức năng của bình tách mà có thể phân loại như sau:
• Bình tách dầu và khí;
• Bình tách 3 pha: Dầu, khí và nước;
• Bình tách dạng bẫy ;
• Bình tách từng giai đoạn;
• Bình tách nước (kiểu khô hay ướt);
• Bình lọc khí;

• Bình làm sạch khí (kiểu khô hay ướt);
• Bình tách và lọc.
Bình tách 2 pha, 3 pha hay tách theo từng giai đoạn gọi chung là bình tách dầu và khí. Những
bình tách này sử dụng trên giàn cố định. Những bình kiểu này phải có kích thước đủ để kiểm
soát tốc độ dòng chảy tức thời lớn nhất.
- Tách lỏng: Dùng để tách chất lỏng, dẫn dầu và nước khỏi khí. Nước và dầu lỏng thoát ra ở
đáy bình còn khí đi ra theo đường trên đỉnh.
- Bình giãn nở: Thường là bình tách giai đoạn 1 trong tách nhiệt độ thấp hoặc tách lạnh.
Bình tách này có thể được lắp thiết bị gia nhiệt có tác dụng làm chảy hydrat (glicol) vào chất lưu
vỉa từ giếng lên trước khi vào trong bình tách này.
-Bình tách làm sạch khí: Hoạt động tương tự như bình tách dầu và khí
Bình tách dầu và khí thường dùng trong thu gom khí và đường ống phân phối, những chỗ
không yêu cầu phải kiểm soát sluggs hoặc heads (là hiện tượng chấtlưu đi từ vỉa lên không liên
tục mà thay đổi) của chất lỏng. Bình làm sạch khí kiểu khô dùng thiết bị tách sương và thiết bị
bên trong thì giống bình tách dầu.
Bình làm sạch khí kiểu ướt hướng dòng khí qua bồn chứa dầu hoặc các chất lỏng khác để làm
sạch bụi và các tạp chất khác còn lại khỏi khí. Khí được đưa qua một thiết bị tách sương để tách
các chất lỏng khỏi nó.
Một thiết bị lọc có thể coi như một thiết bị đặt trước một tổ hợp thiết bị tách khí để bảo vệ nó
khỏi chất lỏng hay nước.
-Thiết bị lọc: Được coi như một bình làm sạch khí kiểu khô đặc biệt nếu được dùng ban đầu
để tách bụi khỏi dòng khí. Thiết bị lọc trung bình thường được dùng trong bồn chứa để tách bụi,
cặn đường ống, rỉ và các vật liệu khác khỏi khí.
21
III.1.2.2. Phân loại theo hình dáng
Theo hình dáng thì bình tách được chia làm 3 loại: Bình tách hình trụ đứng, bình tách hình trụ
ngang, bình tách hình cầu.
• Bình tách hình trụ đứng: Tùy thuộc vào số pha tách mà bình tách hình trụ đứng được chia ra làm 2
loại: 2 pha (tách dầu- khí) và 3 pha (tách dầu- khí-nước).
Hình III.1. Bình tách hình trụ đứng 2 pha

1- Cửa vào của hỗn hợp; 2- Bộ phận tạo va đập;
3- Bộ phận chiết sương; 4- Đường xả khí;
5- Đường xả chất lỏng.
22
Hình III.2. Bình tách hình trụ đứng 3 pha
1- Đường vào của hỗn hợp; 5- Đường gom các giọt chất lỏng;
2- Bộ phận tạo va đập; 6- Đường xả nước;
3- Bộ phận chiết sương; 7- Đường xả dầu.
4- Đường xả khí;
Thông thường thì các loại bình tách hình trụ đứng có đường kính từ 10 inh cho đến 10 ft
và có chiều cao từ 4- 25 ft.
• Bình tách hình trụ ngang: Tương tự như bình tách hình trụ đứng mà bình tách hình trụ ngang
cũng được chia ra làm 2 loại: 2 pha và 3 pha.
Ngoài ra bình tách hình trụ ngang còn có thể xếp chồng lên nhau dạng 2 hình trụ ghép với
nhau. Đối với loại bình ngang thì có đường kính của bình thay đổi từ 10 in - 16ft và chiều dài từ
4- 70 ft. Dưới đây là một số dạng cụ thể của bình tách hình trụ ngang:
23
Hình III.3. Bình tách hình trụ nằm ngang 2 pha
1- Đường vào của hỗn hợp; 4- Đường xả khí;
2- Bộ phận tạo va đập; 5- Đường xả chất lỏng.
3- Bộ phận chiết sương;
Hình III.4. Bình tách hình trụ nằm ngang 3 pha
1- Đường vào của hỗn hợp; 4- Đường xả khí;
2- Bộ phận tạo va đập; 5- Đường xả nước;
3- Bộ phận chiết sương; 6- Đường xả dầu.
• Bình tách hình cầu: Thường có đường kính từ 24- 72 in, gồm có 2 loại:
24
- Bình tách hình cầu 2 pha (dầu – khí).
- Bình tách hình cầu 3 pha (dầu – khí – nước).
Hình III.5. Bình tách hình cầu 2 pha

1- Bộ phận ly tâm - kiểu thiết bị thay đổi hướng cửa vào;
2- Màng chiết;
3- Phao đo mức chất lỏng;
4- Thiết bị điều khiển mức chất lỏng trong bình;
5- Van xả dầu tự động.
Trên thực tế hiện nay thì bình tách hình cầu ít được sử dụng hơn bình tách hình trụ đứng và
bình tách hình trụ ngang, do một số ưu việt của nó không bằng 2 loại kia (bảng III.1).
25

×