Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

giá trị và hạn chế của Nho gia và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.07 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Cùng với Ấn Độ, Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm
nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục, đi kèm đó là những phát minh
vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nhận định rằng Trung Hoa là
một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Và trên chiếc nôi đó đã hình
thành nhiều học thuyết Triết học lớn ảnh hưởng đến không chỉ Châu Á mà còn trên cả
thế giới. Trong các trường phái Triết học Trung Hoa thì Nho gia là một trong những
trường phái có sức ảnh hưởng lớn nhất. Nho gia được nhân loại biết đến với cả giá trị
cũng như hạn chế của nó.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng và Việt Nam cũng đã có một
thời gian dài chịu sự đô hộ của Trung Quốc. Chính vì thế như 1 điều tất yếu tư tưởng
Triết học Nho gia đã ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong những sự ảnh hưởng của Nho
gia lên Việt Nam có cả những mặt tốt và cũng không thể tránh khỏi được những mặt
hạn chế. Trong xã hội Việt Nam, Nho gia được biết đến nhiều hơn với cái tên là Nho
giáo và những người đi theo tư tưởng của Nho gia được gọi là các nhà Nho. Ngay từ
khi Nho gia đi vào Việt Nam nó đã thích nghi và phát triển mạnh mẽ. Điều đó phần
nào nói lên sự tích cực mà Nho gia đã mang lại vào thời điểm đó. Từ đầu thế kỷ 20
đến nay, rất nhiều lời phê phá dành cho Nho gia vì tính chất bảo thủ cũng như sự phi
khoa học của nó. Như vậy đã hẳn là những cái nhìn phù hợp dành cho Nho gia ở Việt
Nam?
Từ những nhận định ở trên, em quyết định thông qua tiểu luận này để tìm hiểu đề
tài “giá trị và hạn chế của Nho gia và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam”. Thông qua
đó để phần nào hiểu hơn về Nho gia cũng như thấy được những giá trị nào của Nho gia
vẫn còn phù hợp nên lưu giữ và những giá trị nào cần phủ định. Để thực hiện nhựng
nội dung như trên, tiểu luận sẽ gồm những tiểu mục lớn như sau:
Phần 1: Những giá và hạn chế của Nho gia
Phần 2: Ảnh hưởng của Nho gia đối với Việt Nam
Phần 3: Kết luận
2
I. Những giá trị và hạn chế của Nho gia.


1. Đặc điểm Triết học Trung Hoa cổ đại.
Triết học Trung Hoa cổ đại phát triển mạnh vào thời kì khi chế độ chiếm hữu nô
lệ bắt đầu tan rã do các quan hệ phong kiến đã xuất hiện từ rất sớm. Tư tưởng Triết
học có tính hệ thống được hỉnh thành trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Đây là thời
đại tư tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, nhiều học giả đưa ra học thuyết
của mình nhằm góp phần biến đổi xã hội, khác phục tình trạng loạn lạc bấy lâu. Có
hang trăm học giả với hàng trăm tác phẩm ra đời, cho nên thời kì này còn được gọi là
thời Bách gia chu tử.
Nhìn chung, Triết học Trung Hoa cổ đại có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, Triết học Trung Hoa cổ đại là một hệ thống đồ sộ, bao quát nhiều vấn đề
Triết học, nhưng nó chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề do thực tiễn đạo đức –
chính trị – xã hội của thời đại đặt ra.
Hai là, Triết học Trung Hoa cổ đại bàn nhiều về vấn đề con người, đặc biệt là
nguồn gốc, số phận, bản tính… của con người, nhằm mang lại cho con người một
quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người định hướng hoạt động trong điều kiện
xã hội phức tạp và đầy biến động.
Ba là, Triết học Trung Hoa cổ đại cũng bị chi phối bởi cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; nhưng đó là cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề
con người, vì vậy vấn đề quan hệ giữa con người với Trời, Đất (Thiên – Nhân – Địa)
là vấn đề mang tính xuất phát và xuyên suốt toàn bộ nền triết học này.
Bốn là, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các trường phái Triết học
Trung Hoa cổ đại không chỉ phê phán, xung đột nhau mà còn biết hấp thụ những tư
tưởng của nhau để bổ xung, hoàn chỉnh lý luận của chính mình và chịu ảnh hưởng ít
nhiều bởi tư tưởng biện chứng trong kinh Dịch.
2. Nho gia – những giá trị và hạn chế.
Nho gia xuất hiện vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, dưới thời Xuân Thu,
người sáng lập là Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN). Đến thời chiến quốc Nho gia
được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau; duy
vật và duy tâm trong đó dòng Nho gia Khổng – Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài
nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận.

Thời kì phong kiến hưng thịnh, Nho gia đã vươn lên vai trò thống trị. Năm 136,
3
Hán Vũ Đế chấp nhận kiến nghị của Đổng Trọng Thư nên đã ra lệnh bãi truất bách
gia, độc tôn Nho thuật. Mặc dù được đề cao, nhưng để giữ vai trò thống trị lâu dài,
Nho gia phải hấp thụ các tư tưởng có giá trị của các trường phái khác.
Trong tiểu luận này các giá trị và hạn chế của Nho gia sẽ được trình bày khi giới
thiệu về từng Triết gia nổi tiếng của trương phái Nho gia.
Người đầu tiên chính là người sáng lập ra Nho gia, đó chính là Khổng Tử (551
TCN – 479 TCN) tên thật là Khổng Khâu. Tác phẩm nổi tiếng của Khổng Tử là “Luận
ngữ”, dựa vào những đóng góp của Khổng tử, người đời đã tôn ông là thánh. Thế giới
quan của Khổng tử dao động giữa duy vật và duy tâm. Trong nhận thức luận của
Khổng Tử, ông cho rằng nguồn gốc của tri thức là do kết hợp với quá trình tư duy của
bản thân, nhận thức này vừa thiếu thực tiễn vừa thừa tư duy, đây là một hạn chế.
Ngoài ra ông còn cho rằng có người không học cũng biết, có người có học cũng không
biêt, đây là một nhận thức hết sức cực đoan và bảo thủ, do đó đây cũng chính là một
hạn chế của Nho gia. Khổng Tử đề cao lễ trị và có một câu nói hết sức nổi tiếng “Dân
vi bang bản” có nghĩa là “dân là gốc”, đây là một chân lý đúng trong mọi thời đại và
đó là một giá trị lớn của Nho gia. Khổng Tử còn chủ trương khắc phục sự cách biệt
giàu nghèo thái quá, điều mà một xã hội công bằng luôn hướng đến, hay nói một cách
khác đây cũng là một giá trị tốt của Nho gia tại thời điểm đó. Trong triết học của
Khổng Tử các phạm trù “nhân” “lễ”, “trí”, “dũng” có nội dung hết sức phong phú,
thống nhất với nhau và luôn thâm nhập vào nhau vào mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, nó luôn cố gắng giải đáp những vấn đề đặt ra của lịch sử và đây có lẽ là thành quả
rực rỡ nhất trong triết lý nhân sinh của ông. Do hạn chế bởi điều kiện lịch sử và lợi ích
giai cấp nên trong triết học của Khổng Tử luôn chứa đựng những mâu thuẫn giằng co,
đan xen giữa những yếu tố duy vật, vô thần với những yếu tố duy tâm, giữa những tư
tưởng tiến bộ với những quan điểm bảo thủ, phản ánh tâm trạng bị giằng xé của ông
trước biến chuyển của thời cuộc.Tính không nhất quán ấy của ông đã là cơ sở để các
thế hệ sau khai thác, xuyên tạc theo khuynh hướng duy tâm, tôn giáo thần bí. Nhưng
dù sao ông cũng xứng đáng với lòng suy tôn của nhân dân Trung Quốc.

Người thứ hai là Mạnh Tử (372 TCN – 289 TCN) tên thật là Mạnh Kha, ông là
học trò của Khổng Tử qua nhiều thế hệ và Mạnh Tử được người đời tôn là Á thánh.
Tác phẩm nổi tiếng trong cuộc đời của Mạnh Tử là “Nhân Chính”. Xét về thế giới
quan thì Mạnh Tử là một nhà Triết học duy tâm tiền nghiệm (có tính định sẵn). Về
4
nhận thức luận, Mạnh Tử cho rằng nhận thức không cần cảm giác, đây là quan điểm
duy tâm và là điểm hạn chế của Nho gia. Cũng giống như Khổng Tử, Mạnh Tử cho
rằng tri thức có tính tiền định, tức là chỉ có một số người mới có và có ngay từ khi sinh
ra, số còn lại thì không. Đây là hạn chế nổi bật của Nho gia mà chúng ta có thể thấy
xuất hiện ở cả hai nhà Triết gia nổi tiếng. Khi nhận định về tính người, Mạnh Tử có
một câu nói hết sức nổi tiếng “Nhân tri sơ tính bản thiện”, đấy chỉnh là một hạn chế
bởi theo quan điểm duy vật biện chứng thì con người sinh ra không thiện cũng không
ác, tính cách của con người do môi trường quyết định. Mạnh Tử kế thừa tư tưởng
trọng dân của Khổng Tử, ông đưa ra yêu cầu chia đất đai cho nông dân, đây là một giá
trị lớn và rất duy vật của nhà triết học duy tâm tiền nghiệm này. Đối với việc quản lý
xã hội, Mạnh Tử đề cao đức trị, dùng đạo đức để trị quốc, lịch sử phát triển cho thấy
trị quốc cần phải dùng pháp trị, nên đây cũng chính là một điểm hạn chế. Ông đề cao
cái “Nghĩa” và phản đối chiến tranh, đây là một giá trị của Nho gia. Nhưng Mạnh Tử
lại rơi vào tư tưởng thần quyền, trời ban ra chính quyền và vua chúa phải làm theo ý
trời, đây là một quan điểm duy tâm cũng chính là một hạn chế không nhỏ. Triết học
của Mạnh Tử tuy còn nhiều yếu tố duy tâm, thần bí, nhất là những quan niệm của ông
về tự nhiên về lịch sử xã hội cũng như về luôn lý đạo đức, nhưng trong học thuyết về
chính trị xã hôị với tư tưởng “nhân chính”, “bảo dân” có ý nghĩa tiến bộ phù hợp với
yêu cầu và xu thế phát triển của lịch sử xã hội. Vì thế Mạnh Tử xứng đáng được hậu
thế phong ông là bậc á thánh.
Người cuối cùng tiêu biểu cho trường phái triết học Nho gia là Tuân Tử (323
TCN – 238 TCN) tên thật là Tuân Huống, cũng là một học trò qua nhiều thế hệ của
Khổng Tử. Khác với Mạnh Tử, Tuân Tử khai thác phát triển thế giới quan duy vật của
Khổng Tử. Ông là người khởi xướng Pháp gia nhưng do xuất thân nên vẫn thuộc Nho
gia. Tác phẩm nối tiếng của Tuân Tử là “Bàn về trời”. Trong bản thể luận của Tuân

Tử, ông cho rằng trời vận động theo quy luật khách quan, đây chính là quy luật khách
quan và là giá trị của triết học Tuân Tử. Ông cho rằng vật chất phát triển từ thấp đến
cao, một quan điểm hoàn toàn duy vật. Trái với Mạnh Tử, Tuân tử cho rằng nhân tri sơ
tính bản ác, đây cũng vẫn là hạn chế trong tư tưởng của Tuân Tử. Về việc trị quốc
Tuân Tử cho rằng phải sử dụng pháp trị hay luật pháp để duy trì sự ổn định của xã hội,
đây chính là giá trị. Ngoài ra ông còn cho rằng cần duy trì sự bất bình đẳng tương đối
trong xã hội, điều này hợp với lẽ tự nhiên và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, điều
5
này là đúng và là một giá trị của Nho gia Tuân Tử. Ông thây được vai trò của đời sống
vật chất cũng như vật chất đối với xã hội, vua phải đảm bảo cuộc sống vật chất cho
dân, điều này cũng hoàn toàn đúng đối với mọi thời đại.
Phía trên chúng ta đã nhận thấy được phần nào những giá trị và hạn chế của Nho
gia thông qua đặc điểm về hệ tư tưởng của các nhà Triết gia tiêu biểu của trường phái
náy. Nhưng tựu trung lại tư tưởng của Nho gia có đặc điểm ra sao? Sau đây là những
tư tưởng chủ yếu của Nho gia:
Thứ nhất: Xã hội là tổng thể những quan hệ nhân sinh giữa con người với con
người nhưng Nho gia coi nhưng quan hệ chính trị - đạo đức là những quan hệ nền tảng
của xã hội, đề cao vai trò của những quan hệ ấy và thâu tóm những quan hệ này là ba
rương mối chủ đạo (gọi là tam cương). Trong đó quan trọng nhất là các mối quan hệ
vua – tôi, cha – con, vợ – chồng. Nếu xếp theo tôn ty trên dưới thì vua có vị trí cao
nhất, còn nếu xếp theo chiều ngang thì vua – cha – chồng xếp ở hàng làm chủ. Điều
này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia. Để giải quyết
đúng đắn các quan hệ xã hội, mà trước hết là mối quan hệ “tam cương”, khổng tử đề
cao tư tưởng “chính danh”, để thực hiện “chính danh”, Khổng Tử đặc biệt coi trọng
“Nhân trị” chứ không phải là “Pháp trị”. Ta có thế thấy ngay sự hạn chế, bất bình đẳng
trong tư tưởng phân quyền và sự thiếu thực tiễn khi sử dụng “Nhân trị” thay Pháp trị,
đây là hạn chế của Nho gia.
Thứ hai: xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiên, một xã
hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh. Lý tưởng của Nho gia là xây dựng
một “xã hội đại đồng”. Đó là một xã hội có trật tự trên dưới, có vua sáng – tôi hiền,

cha từ – con thảo, trong ấm – ngoài êm, trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành
viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Có thể nói đó là lý tưởng của tầng lớp quý tộc,
thị tộc cũ cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến đang lớn lên.
Đối với quan hệ vua tôi, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo huyết thống
và chủ trương “thượng hiền” không phân biệt đẳng cấp xuất thân người đó. Trong việc
chính trị vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ
cộng sự”.
Trọng việc trị nước cũng như tu nhân, học đạo sửa mình để đạt được đức nhân,
“lễ” được Khổng Tử rất mực chú trọng. Lễ ở đây là quy phạm đạo đức. Ông cho rằng
vua không giữ đúng đạo vua, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo
6
con … nên thiên hạ vô đạo. Phải dùng “lễ” để khôi phục chính danh.
Về đạo cha – con, Khổng Tử cho rằng, con đối với cha phải lấy chữ hiếu làm đầu
và cha đối với con phải lấy lòng tự ái làm trọng. Trong đạo hiếu của con đối với cha
mẹ, dù rất nhiều mặt, nhưng cốt lõi vẫn phải ở tâm thành kính. “Đời này hễ thấy ai
nuôi được cha mẹ thì người ta khen là có hiếu. Nhưng loài thú vật như chó, ngựa
người ta cũng nuôi được vậy. cho nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì
nuôi thú vật đâu”.
Còn Mạnh Tử, ông kích liệt lên án những ông vua không lấy điều nhân nghĩa làm
gốc, chỉ vui thú lợi lộc riêng, tà ác bạo ngược, dùng sức mạnh để đàn áp dân. Ông gọi
đó là “bá đạo” và thường tỏ thái độ khinh miệt: “kẻ hại nhân là tặc, kẻ hại nghĩa là
tàn”. Người tàn tặc là một kẻ thất phu. Nghe nói giết tên Trụ chứ chưa nghe nói giết
vua Trụ.
Ta thấy rằng đạo hiếu trong tư tưởng của Nho gia lại la một giá trị hết sức đáng
tôn trọng và sẽ luôn đúng trong mọi thời đại cũng như mọi hình thái xã hội.
Thứ ba: Nho gia lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý
tưởng “đại đồng”. Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội cho nên nền
giáo dục Nho gia chủ yếu hướng vào rèn luyện đạo đức con người. Trong bảng giá trị
đạo đức của Nho gia thì chuẩn mức gốc là “Nhân”. Những chuẩn mức khác như: Lễ,
Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu… đều là những biểu hiện của Nhân. Chữ Nhân trong triết

học Nho gia được Khổng Tử đề cập đến với ý nghĩa sâu rộng. Nó được coi là nguyên
lý đạo đưc cơ bản, quy định bản tính con người va những quan hệ giữa người với
người trong gia tộc đến xã hội. Nó liên quan đến các phạm trù đạo đức chính trị khác
như một hệ thống triết lý chặt chẽ, nhất quán tạo thành bản sắc riêng trong triết lý nhân
sinh của ông.
Theo ông, đạo sống của con người phải là “Trung dung” , “Trung thứ” nghĩa là
sống đúng với mình và sống phải với người. Xã hội thời Xuân Thu là thời kì đang trải
qua những biến động lịch sử sâu sắc, Khổng Tử đã chủ trương dùng nhân đức để giáo
hóa con người, cải tạo xã hội . Người có đức nhân là người làm được năm điều trong
thiên hạ “cung, khoan, tín, mẫu, huệ”. Cung thì không khinh nhờn, khoan thì được
lòng người, tín thì người tin cậy, mẫu thì có công, huệ thì điều khiển được người.
Người có nhân theo Khổng Tử là người “trước làm những điều khó, sau đó mới nghĩ
tới thu hoạch kết quả”.
7
Như vậy Nhân là đức tính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người, nên nhân
cũng chính là đạo làm người. Đạo làm người hết sức phức tạp phong phú nhưng chung
quy lại chỉ là những điều sống với mình và sống với người. Là “mình muốn lập thân
thì cũng giúp người lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt”,
“việc gì mình không muốn chớ đem cho người.
Người muốn đạt đức nhân phải là người có “trí” và “dũng”. Nhờ có trí con người
mới có sự sáng suốt, minh mẫn để hiểu biết đạo lý, xét đoán được sự việc, phân biệt
được phải trái, thiện ác để trau dồi đạo đức và hành động hợp với “thiên lý”. Những
người muốn đạt “nhân” chỉ có tí thôi chưa đủ, mà cần phải có dũng khí nữa. Người
nhân có dũng phải là người tỏ rõ ý kiến của mình một cách cao minh, có thể hành
động một cách thanh cao, khi vận nước loạn lạc, khi người đời gặp phải hoạn nạn thì
người nhân có dũng mới tự chủ được mình, mới quả cảm xả thân vì nhân nghĩa. Khi
cơn thiều thốn cực khó không làm nao núng làm mất nhân cách của mình, khi đầy đủ,
sung túc không ngả nghiêng xa rời đạo lý.
Trong bối cảnh nước Trung Quốc thời Xuân Thu, một xã hội loạn lạc, cha không
ra cha, con không ra con, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn. Chủ trương dùng “Nhân” để

giáo hoá con người, cải biến xã hội từ loạn thành trị của Nho gia đã biểu hiện tính tích
cực, tính nhân bản của đạo Nho. Nhưng do chưa hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của các
sự biến lịch sử và bị những quyền lợi giai cấp quy định nên phương pháp cải biến con
người và xã hội của Khổng Tử chỉ đạt ở mức cải lương, duy tâm chứ không phải bằng
cách mạng hiện thực. Đây là một giá trị hết sức tốt đẹp của Nho gia, nhưng ở nó thể
hiện một sự lý tưởng khi đưa và cuộc sống hiện đại.
Thứ tư: vấn đề bản tính con người. Việc giải quyết những vấn đề chính trị - xã
hội đòi hỏi Nho gia cũng như nhiều học thuyết khác của Trung Hoa thời cổ đại phải
đặt ra và giải quyết vấn đề bản tính con người. Trong Nho gia không có sự thống nhất
quan điểm về vấn đề này nhưng nổi bật là quan điểm của Mạnh Tử. Theo ông “bản
tính người vốn là thiện”. Thiện là tổng hợp những đức tính vốn có từ khi mới sinh như
Nhân, Lễ, Nghĩa…
Mạnh Tử thần bí hóa những giá trị chính trị - đạo đức đến mức coi chúng là tiên
nhiên. Do quan niệm bản tính của con người là thiện nên Nho gia đề cao sự giáo dục
để con người trở về đường thiện với những chuẩn mực đạo đức sẵn có.
Đối lập với Mạnh Tử coi tính người là thiện, Tuân Tử lại coi tính người vốn là
8
ác. Mặc dù bản thân con người là ác, nhưng có thể giáo hóa thành thiện. Xuất phát từ
quan điểm đó về tính người, Tuân Tử đã chủ trương đường lối trị quốc phải là pháp trị.
Đây lại là một hạn chế trong quan điểm của Nho gia về bản tính của con người.
So với các học thuyết khác, Nho gia là học thuyết có nội dung phong phú và
mang tính hệ thống hơn cả . Hơn thế nữa nó còn là hệ tư tưởng chính thống của giai
cấp thống trị Trung Hoa suốt hai nghìn năm của xã hội phong kiến.
Để trở thành tư tưởng chính thống, Nho gia đã được bổ xung và hoàn thiện qua
nhiều giai đoạn lịch sử trung Đại, Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh nhưng tiêu biểu
hơn cả là dười triều đại Hán và Tống, gắn liền với tên tuổi của các bậc danh Nho như
Đổng Trọng Thứ (thới Hán), Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di (thời
Tống).
Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ thì những tư tưởng của triết học Nho gia tuy
còn nhiều yếu tố duy tâm khi lý giải về những vấn đề xã hội, thiếu khách quan khoa

học nhưng so với các quan điểm duy tâm, tôn giáo, chiết trung, nguỵ biện của bọn quý
tộc cũ, đã là một bước tiến dài trong lịch sử triết học Trung Quốc thời cổ đại.
9
10
II. Ảnh hưởng của Nho gia đối với Việt Nam.
1. Quá trình du nhập của Nho gia vào Việt Nam.
Tư tưởng Nho gia chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng
Trung Quốc. Tư tưởng này đã có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống mọi mặt của xã hội
Trung Quốc suốt hơn hai nghìn năm lịch sử và một số nước Á Đông khác như Nhật
Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc … Bắt đầu từ thời kỳ nhà Hán cho đến triều đại Mãn
Thanh, Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Trung
Hoa.
Muốn duy trì một trật tự xã hội, lý thuyết phương đông là mong muốn duy trì ổn
định xã hội. Ngày này, dưới góc độ ổn định xã hội thì những bài học triết lý của Nho
gia có tác dụng ổn định quan hệ chính trị - xã hội, quan hệ gia đình.
Nho giáo tin tưởng vào bản tính thiện của con người, vì vậy mà rất đề cao giáo
dục.
Tuy Nho giáo cũng có nhiều tư tưởng về kinh tế, quân sự, ngoại giao nhưng
không quán xuyến và sâu sắc.
Nho giáo vào Việt Nam từ những năm cuối trước Công nguyên. Từ cuối thế kỷ
XIII trở đi, Nho giáo dần dần lấn át Phật giáo và trở thành quốc giáo. Nó được phát
triển trong sự ảnh hưởng của truyền thống dân tộc Việt Nam và Phật Giáo.
Tiếp thu một học thuyết từ bên ngoài để làm lý luận hướng dẫn tư duy và hành
động cho dân tộc minh là một chân lý phổ biến, là một sự thật khách quan của các thời
đại và của các dân tộc.
Thực tế này có căn cứ vững chắc trong sự phát triển. Đó là sự phát triển không
đồng đều của các dân tộc qua không gian và thời gian. ở cùng một thời đại ta thường ở
một vùng này có dân tộc hoặc một vài dân tộc khác cao hơn, nhanh hơn và mạnh hơn
các dân tộc khác ở xung quanh họ. Sự thực này ta có thể tìm thấy ở Châu Á, Châu Phi,
Châu Âu, Châu Mỹ, ở thời xưa cũng như hiện tại. Những dân tộc ở bất cứ đâu, bất cứ

thời đại nào muốn sống và muốn nâng mức sống của mình thì không thể không học tập
nhưng dân tộc tiên tiến, đi theo những bước đi của sự phát triển. Ta không hề thấy một
dân tộc nào cứ chịu lạc hậu, chịu áp bức bọc lột , nghèo nào đề chờ sự sáng tạo của
riêng mình không thèm học tập những dân tộc tiến bộ hơn mình. Đó là điều tất yếu của
sự phát triển và tồn tạo. Điều nay đúng với khoa học tự nhiên cũng như khoa học kỹ
11
thuật và cả khoa học xã hội. Vì thế việc chúng ta tiếp thu tư tưởng văn hóa Trung
Quốc là một điều tất yêu. Ngoài ra yêu tố mang tính khách quan là chúng ta phải chịu
sự đô hộ của Trung Quốc trong một thời gian dài.
Trong ý thức hệ phong kiến mà người Hán đưa vào nước ta từ thời ký Bắc thuộc,
Nho gia lâu bền nhất và có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Phật giáo dần rút lui vào chùa
chiền, lão giáo cũng dần dần biến thành một thứ mê tín dị đoan mà các thầy phù thủy
dùng làm kế sinh nhai. Tu tưởng trị vì trong lĩnh vực chính trị và học thuật suốt hai
nghìn năm là từ Nho gia. Có nhiều nguyên nhân , trong đó có một nguyên nhân vô
cùng quan trọng là sức sống của dân tộc. Trong hoàn cảnh thời trước, nhất là từ khi
giành được nền tự chủ, dân tộc Việt Nam muốn tồn tại thì phải chọn lấy một ý thức hệ
tích cực, quan tâm đến con người, đến cuộc đời, đến xã hội, đến vận mệnh dân tộc.
Nho giáo có nhiều hạn chế nhưng trong ba ý thức hệ phong kiên thì phải nói Nho gia
có nhiều nhân tố tích cực nhất. Do đó ông cha ta đã chọn lấy Nho gia.
Chúng ta đã biết, lúc đầu Nho gia được đưa vào Việt Nam với ý đồ vô cùng đen
tối và trong trường hợp xâu. Nó bị bọn xâm lược đặt lên nhân dân ta với ý định gây
cảnh “đồng văn” đề dễ “đồng hóa”. Nhưng khi đã làm quen với đạo Nho, chắc rằng
nhân dân ta khi ấy thấy Nho gia đáp ứng và giải quyết được nhiều vấn đề mà đời sống
đặt ra, nói cách khác Nho gia hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lúc đó ở nước ta. Vì vậy
khi danh đước độc lập, nhân dân ta nói lấy nó làm nền tảng lý luận để chỉ đạo tư duy
và hành động của mình. Thế là từ chỗ bị ép học, nhân dân ta đã tự nguyện học và ngày
một phổ biến nó một cách rộng rãi. Vì thế những người Việt Nam đầu tiên được giữu
những chức vụ quan trọng dười thời Bắc thuộc như Lý Tiến, Lý Cầm – làm thái thú,
thứ sử – đều là những người học thông kinh truyện, xuất thân từ khoa bảng. Ngay khi
Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, giành được độc lập đã xây dựng thể chế quốc

gia, đặc cách nghi lễ phẩm phục, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho gia, tức là tinh thần
tôn ti đẳng cấp, phân quyền. Các triều địa đầu tiên khu niên hiệu, tôn hiệu cũng đã thể
hiện sự tin tưởng màu sắc là lý thuyết mệnh trời như “ứng thiên”, “thuận thiên”,
“phụng thiên”. Phần “ Chiếu dời đô” của nhà Lý, tuy đoạn còn lại với chúng ta rất
ngắn, cũng đượm mùi Nho gia. Cái gương “nhà Thương, nhà Chu” cũng được nêu lên,
cái gương “kính vâng mạng trời” cũng được nhân mạnh. Các triều đại sau, Trần, Lê,
Nguyễn thờ đạo Nho như thế nào thì sử sách đã nêu rõ.
Quá trình xâm nhập của Nho gia vào Viêt Nam như vậy, việc nó tác động lên
12
Việt Nam bao bồm cả những tác động tích cực và tiêu cực.
2. Ảnh hưởng tích cực của Nho gia ở Việt Nam.
Ảnh hưởng tích cực của Nho gia thể hiện ở những điểm sau đây:
Nho gia góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh chống lại các
thế lực ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Công lao của Nho gia góp phần đào tạo các tầng lớp Nho sĩ Việt Nam, trong đó
có nhiều nhân tài kiệt xuất như Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Ngô Thì
Nhậm, Mang lại nhiều đóng góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực.
Những thể chế chính trị, lễ nghi đạo đức đã du nhập vào Việt Nam, chịu ảnh
hưởng nặng nề của Nho giáo, văn hóa văn minh dân gian làng xã được phổ biến và
phát triển, thể hiển ở các cuộc thi đua, vui chơi, hoa văn trang trí đền chùa, miếu
mạo… Các tư tưởng đấng trượng phu, quân tử, quan hệ tam cương, tam tòng tứ đức,
thủ tục mà chay, văn hóa cưới hỏi, các qui định về tôn ti trật tự, về sự phân quyền …
ảnh hưởng đậm nét ở Việt Nam, nhất là bắt đầu từ thời nhà Lê, khi Nho giáo bắt đầu
thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến.
Nho gia hướng con người vào con đường ham tu dưỡng đạo đức theo Nhân –
Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, ham học tập để phò vua giúp nước. Nhiều ý nghĩa giá trị của
những chuẩn mực Nho gia đã được quần chúng nhân dân sử dụng trong nền đạo đức
của mình. Ví dụ như:
+ “Tiên học lễ hậu học văn” là khẩu hiệu trong các trường học Việt Nam từ xưa
đến nay. Bác Hồ cũng từng sử dụng những thuật ngữ đạo đức của Nho gia và đã đưa

vào đó những nội dung mới như “ Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Trí – Công – Vô –
Tư”, và còn nhiều nữa những câu nói khác của Bác.
+ Tư tưởng “Trăm năm trồng người” và “ Hữu giáo vô loại” _ dạy học cho mọi
người không phân biệt đẳng cấp của Khổng Tử đã được Đảng Cộng Sản Việt Nam vận
dụng trong công cuộc xây dựng đất nước.
Ảnh hưởng chính của Nho gia là thiết lập được kỷ cương và trật tự xã hội. Nho
gia với các tư tưởng chính trị – đạo đức như “Chính danh”, “Nhân trị”, “Nhân chính”
luôn luôn là bài học quý giá và được vận dụng trong suốt lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo đã viết:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” và
“ Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
13
Đem chí nhân để thay cường bạo”
Đảng ta thực hiện đường lối lấy dân làm gốc với khẩu hiệu: “Dân giàu, nước
mạnh” và “chúng ta không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Đó là những tư tưởng
được áp dụng từ tư tưởng của Nho gia.
Bác Hồ khi kế thừa các tư tưởng Triết học Nho gia đã tinh lọc, loại bỏ những tư
tưởng không phù hợp với thời đại và hoàn cảnh của Việt Nam lúc bấy giờ. Chẳng hạn
Khổng Tử cho rằng: “Thứ dân bất nghị” tức là dân thường không có quyền bàn việc
nước, còn Bác Hồ đề cao dân chủ. Khổng Tử coi thường vị trí, vai trò của người phụ
nữ trong xã hội thì Bác Hồ chủ trương nam nữ bình quyền.
3. Ảnh hưởng tiêu cực của Nho gia ở Việt Nam
Ảnh hưởng tiêu cực của Nho gia thể hiện ở những điểm sau:
Nho gia suy đến cùng là bảo thủ về mặt xã hội và duy tâm về mặt Triết học. Nó
thường được sử dụng để bảo vệ, củng cố các xã hội phong kiến trong lịch sử. Nho gia
góp phần không nhỏ trong việc duy trì quá lâu chế độ phong kiến ở Á Đông nói chung
và ở Việt Nam nói riêng.
Nho gia cũng có một số hạn chế đó là lối sống gia trưởng trong gia đình, tư
tưởng trọng nam khinh nữ. Trong gia đình người cha, người chồng, người anh cả là
người có quyền lực cao nhất, người phụ nữ trong gia đình bị phụ thuộc hoàn toàn vào

chồng, không có quyền tham gia vào những việc đại sự trong gia đình. Đặc biệt đạo
“tam tòng” (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu từ tòng tử), (ở nhà thì phải nghe
theo cha, đi lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con) đã trói buộc người phụ nữ họ
không có quyền tự chủ quyết định cuộc đời và tương lai của mình.
Nho gia là một trong những nguyên nhân kìm hãm sản xuất phát triển ở Việt
Nam. Dưới ảnh hưởng của Nho gia, truyền thống tập thể đã biến thành chủ nghĩa gia
trưởng, chuyên quyền, độc đoán, bất bình đẳng. Nho giáo không thúc đẩy sự phát triển
của các ngành khoa học tự nhiên bởi phương pháp giáo dục thiên lệch của Nho giáo
chỉ quan tâm tới đạo đức, học và dạy làm người mà không đề cập đến kiến thức khoa
học kỹ thuật. Những mặt tiêu cực đó phản ánh tính chất bảo thủ lạc hậu của Nho gia
nước ta.
Hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam thì tư tưởng chính trị -
đạo đức của Nho gia có ảnh hưởng trên các mặt sau:
+ Trên lĩnh vực xã hội: Nó có tác dụng ổn định kinh tế - chính trị để phát triển
14
kinh tế. Đó là điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Trên lĩnh vực chính trị - đạo đức: ngày nay áp dụng những tư tưởng của Nho
gia, kế thừa những mặt tích cực của nó để đạt mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội; đặc biệt
chú trọng Nho giáo cổ đại (Khổng Tử) chứ không phải Nho gia sau này (chỉ nhấn
mạnh quan hệ một chiều). Đảm bảo nhìn nhận vấn đề phê phán đúng lúc, đặt vấn đề
dân chủ trong việc áp dụng những tinh hoa tích cực. Trong kinh doanh phải biết trọng
chữ tín, lấy chữ tín làm đầu, trong đó có một vấn đề rất quan trọng là phải đặc biệt
quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
KẾT LUẬN
Nho gia tuy là một trường phái Triết học mang đậm tính bảo thủ và độc đoán
nhưng nó lại đặc biệt coi trọng các giá trị đạo đức. Trong các nội dung đó, chúng vẫn
có những ý nghĩa nhân loại nhất định ngoài những hạn chế đẳng cấp, giai cấp.
Không ai chối cãi được rằng Khổng giáo hay Nho gia đã tham gia một phần vào
sự đúc nặn cái diện mạo tinh thần dân tộc và sự hình thành văn hóa dân tộc, cho nên
chúng ta cần thiết phải nghiên cứu Nho gia để xem nó ảnh hưởng đối văn hóa nước ta

như thế nào. Những giá trị nào của Nho giáo là tích cực và phù hợp cần được lưu giữ,
những giá trị nào là tiêu cực phải loại bỏ.
Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường với định
hướng xã hội chủ nghĩa thì những tư tưởng bảo thủ, hủ nho sẽ là những cản trở không
nhỏ cho quá trình chuyển đổi ấy. Mặt khác, Việt Nam đang rất cần giữ sự ổn định xã
hội, đó là điều mà Nho giáo đã theo đuổi hàng nghìn năm nay – mục tiêu “ổn định”.
Nho gia đã suy tư rất nhiều về phương cách thực hiện mục tiêu ấy. Ta cần tham khảo
các vấn đề đó từ nhiều nguồn thông tin, trong đó có Nho gia, nghiên cứu để vận dụng
vào Việt Nam cho phù hợp với điều kiện riêng của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy nghiên cứu Nho giáo hiện nay là một nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.
15

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vở ghi Triết học tại Lớp Cao học QTKD ĐH Ngoại Thương.
2. Giáo trình Triết học – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – 2003 gồm 3 tập dành
cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc ngành Triết.
3. Tham khảo thêm các nguồn tài liệu trên mạng internet.

×