Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÀI TIỂU LUẬN- ô nhiễm không khí trong nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.53 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí ,đặc biệt là ô nhiễm không khí
trong nhà chỉ còn là vấn đề riêng lẻ quốc gia hay khu vực mà nó đã trơ thành
vấn đề toàn cầu.
Do không khí là thứ không phải mua nên ít khi chúng ta quan tâm đến nó.
Kết quả là nhiều sản phẩm tưởng chừng như vô hạn đang gây ô nhiễm không
khí trong ngôi nhà.
Ô nhiễm không khí trong nhà có tác đọng xấu đối với sức khỏe con người
đặc biệt gây ra các bệnh đường hô hấp,do con người dành khoảng 90% ở trong
nhà.
Cuốn tiểu luận “ô nhiễm không khí trong nhà” được nhóm 8 viết với mục
đích cung cấp thêm cho mọi người biết về ô nhiễm không khí trong nhà con
nguy hiểm hơn ngoài đường.từ đó biết được nguyên nhân và tìm ra những giải
pháp hữu hiệu để không khí trog ngôi nhà thật sự trong lành.
Tiểu luận được bố cục gồm có 5 chương, bao gồm:
- Chương 1 :các khái niệm
- Chương 2 : tình hình ô nhiễm không khí trong nhà.
- Chương 3: nguyên nhân gây ô nhiễm trong nhà.
- Chương 4: hậu quả của việc ô nhiễm không khí trong nhà đối với cuộc
sống.
- Chương 5 : giải pháp hạn chế ô nhiễm trong nhà.
Nhóm 8 rất mong nhận được sự góp ý của thầy và tập thể qm2 để tiểu
luận được hoàn thiện hơn.
1
CHƯƠNG I:CÁC KHÁI NIỆM
1.Các khái niệm môi trường.
- Theo nghĩa rộng nhất thì “ môi trường của 1 vật thể, sự kiện là tập hợp các
điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng đến vật thể hoạc sự kiện đó.
Thực ra, các thành phần như khí quyển,thủy quyển ,sinh quyển… tồn tại trên
trái đất đá từ lâu rồi, nhưng chỉ khi có mặt các cơ thể sống thì chúng mới trở
thành các thành phần của môi trường sống.


- Theo điều 3 luật bảo vệ môi trường định nghĩa “ môi trường bao gồm các
yếu tố thiên nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người,có ảnh hưởng đến đời sống ,xã hội ,sự phát triển của con người
và tự nhiên”.
2.Khái niệm ô nhiễm môi trường
- ô nhiễm môi trường được hiểu là sai có mặt của các chất o, năng lượng với
khả lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận (theo từ điển
o,ford)
- một cách khác để diễn đạt sự ô nhiễm môi trường. ô nhiễm môi trường là
hiện tượng làm thay đổi trực tiếp và gián tiếp của thành phần & đặc tính vật lý
hóa học, sinh học….của bất kỳ thành phần nào của môi trường vượt qua mức
cho phép đã được xác định gây tổn hại và có tiềm năng gây tổn hại tới sức khỏe,
sự an toàn hay sự phát triển của sinh vật. và tính bền vững của vật liệu.
- theo định nghĩa của luật bảo vệ môi trường : “ô nhiễm môi trường là sự
biến đổi của các thành phần môi trường không phụ hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật
a. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Quá trình hình thành của chất ô nhiễm (từ rất nhiều nguồn khác nhau)vào môi
trường , làm cho nồng độ của chúng vượt qúa tiêu chuẩn cho phép ảnh hưởng
tới đời sống con người, các động-thực vật cảnh quan và hệ sinh thái.Ô nhiễm
môi trường được định nghĩa là thay đổi thành phần ,tính chất vật lý ,hóa
học,sinh học của không khí ở bên trong vượt qua tiêu chuẩn cho phép gây ảnh
hưởng tới sức khỏe con người tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật ,đến
môi trường xung quang & tính bền vững của vật liệu.
b. Khái niệm ô nhiễm không khí trong nhà
2
- Ô nhiễm không khí trong nhà là do các yếu tố vật lý ,hóa học ,sinh học
của không khí ở bên trong ngôi nhà cao hơn mức bình thường & có tác động
bất lợi đến không khí.
- Ô nhiễm không khí trong nhà là cụm từ nói chung về sự ô nhiễm thiên

nhiên ,phòng làm việc , lớp học ,nhà xưởng…
- Ô nhiễm không khí tròng nhà thường không được để ý & khó nhận biết.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH
Trong vài năm qua ,các nhà khoa học đã chỉ ra rằng không khí trong nhà
có thể ô nhiễm nghiêm trọng hơn không khí ngoài trời ngay cả các thành phố
lớn nhất là các khu công nghiệp.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng con người dành khoảng 90% thời gian
của họ ở trong nhà vì vậy đối với con người sức khỏe do tiếp xúc với không khí
ở trong nhà có thể cao hơn ở ngoài trời.
Báo cáo mới đây tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy chật lượng không
khí trong nhà trên toàn thế giới đang giảm sút nghiêm trọng. Ước tính có gần 1
tỷ người phần lớn là trẻ em và phụ nữ ,đang hít thở không khí trong nhà với
mức độ gấp 100 lần cho phép của WHO.
Báo cáo của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ 2003 cho biết ô nhiễm
không khí trong nhà làm thiệt hại hàng tỷ USD vì chi phí chăm sóc sức khỏe
,nghỉ bệnh ,giảm năng suất làm việc .
Một khảo sát mới đây từ Anh cho thấy hiệu suất làm việc của nhân viên
văn phòng giảm 20% hay nhiều hơn vì chất lượng không khí mới làm việc tệ
hại.
Mặc dù tình trang ô nhiễm trong nhà nguy hại hơn người ta tưởng nhưng
trên thực tế hiện tượng này cũng như tác hại của các chất gây ô nhiễm chưa
được nghiên cứu và cảnh báo một cách đầy đủ. Tổ chức y tế thế giới bắt đầu
quan tâm đến vấn đề này từ năm 2002 và 2007 đã có báo cáo đầu tiên về tình
trạng này ở các nước phát triển. Báo cáo cho biết mỗi năm có 800 nghìn trẻ em
chết vì viêm phổi, trong khi phần lớn thời gian các em ở nhà , ở trường tức là ở
trong nhà .
Hiện ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về sự nguy hại của ô nhiễm
không khí trong nhà.
3
CHƯƠNG III:NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hàng trăm nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí trong ngôi nhà của chúng ta. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ
yếu gây ô nhiễm không khí trong nhà.
1.Khói thuốc lá .
Khói thuốc lá thải ra môi trường là một hỗn hợp có hơn 4 nghìn chất ở
dạng khí và hạt được phát thải.nhiều chất trong số các hợp chất này gây kích
ứng mạnh và có ít nhất 40 hợp chất được biết có tác dụng gây ung thư ơ người
và động vật . các hạt bụi trong khói thuốc lá cũng độc hại vì chúng có thể bị
nuốt vào và có thể bị giữ lại nhiều giờ sau khi ngưng hút thuốc.
Ngoài những ảnh hưởng gây kích ứng đến mắt ,mũi,và cổ họng ,khói thuốc lá
còn tăng rủi ro về ung thư phổi và bệnh tim ơ người không hút thuốc;tăng bệnh
đường hô hấp ơ trẻ em. Phụ nữ không hút thuốc có rủi ro cao hơn về ung thư
phổi nếu chồng họ hút thuốc.
2.Hợp chất hữu cơ bay hơi
Môi trường trong nhà có khoảng 100 hợp chất hữu cơ bay hơi từ nhiều
nguồn khác nhau. Nguồn gốc chủ yếu trong nhà là nước hoa,keo xịt tóc,nước
đánh bóng đồ dùng trong nhà,chất làm thoáng mát không khí…chất bảo quản
gỗ,và nhiều sản phẩm sử dụng trong nhà. Quần áo giặt khô có thể còn có dự
lượng dung môi. Thậm chí các bức tranh nghệ thật các sản phẩm thủ công và cả
các loại đồ dùng để chăm sóc sân vườn cũng ẩn chứa những nguy cơ. Bộ phận
chủ yếu của cơ thể chịu ảnh hưởng là đôi mắt,mũi,họng. Trong nhiều trường
hợp gay gắt hơn có những bệnh như đau đầu,buồn nôn và làm mất tập
4
trung.Trong một thời gian dài,một số chất ô nhiễm còn có thể gây nguy hiểm tới
gan và nhiều bộ phận của cơ thể.
3.Formaldehyde:
Là một khí cay không màu,phát thải chủ yếu là từ các sản phẩm ván ép
làm từ hạt nhựa ure kết dính trong các vật liệu xây dựng ,từ các thiết bị đốt như
đồ gia dụng chạy bằng ga,lò sưởi,những vật liệu trang trí nội thất như bông cách
nhiệt ,vải ,thảm,và vật liệu trải sàn nhà,sản phẩm giấy và mĩ phẩm.

Formaldehyde nồng độ thấp trong không khí có thể gây kích ứng
mắt,mũi,họng,có khả năng gây chảy nước mắt,hát hơi và ho. Ở nồng đô cao,nó
có thể gây cảm giác buồn nôn và khó thở. Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung
thư(IARC) phân loại formaldehyde thuộc nhóm chất có thể gây ung thư.
4.Ô nhiễm có bản chất sinh học
Việc nhà cung cấp dịch vụ bảo trì máy lạnh ,dịch vụ dọn nhà cửa,thông
cống thoát nước…đến chậm hơn thời gian lịch hen,làm không sạch, có thể gây
nên tình trạnh ô nhiễm có bản chất sinh học xuất phát từ vi khuẩn, nấm, virut và
bụi.
Điều này gây ra những dị ứng, dẫn đến viêm phổi , viêm mũi, và bệnh
hẹn xuyễn , biểu hiện ở hắt hơi , chảy nước mắt, ho ,khó thở , chóng mặt, hôn
mê, sốt và rối loạn tiêu hóa. Trẻ em, người có tuổi và những người đã có vấn đề
về hô hấp,dị ứng,và bệnh phổi đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều hơn.
5
5.Khí hiếm
Khí hiếm tự nhiện phát thải từ đất,đá hoặc từ các vật liệu xậy dựng như
bê tông làm từ đá granit… phơi nhiễm lâu dài với khí hiếm có thể tăng rủi ro về
ung thư phổi.
6. Nấm mốc.
Nấm mốc là một loại nấm vi sinh cùng họ với men và nấm ăn có mặt ở
khắp mọi nơi,lẫn trong không khí con người hít thở hay trong bụi bặm trong
nhà.
Khi sinh sản,nấm mốc sinh ra những bào tử phát tán trong không khí.
Theo giáo sư CONNIE KATELARIS ,nếu con người hít phải nấm mốc dưới
dạng bào tử,họ sẽ bị ảnh hướng giống như hít phải bọ bụi và phấn cỏ.
Khi hít vào những người có gen mắc bệnh đường hô hấp thường có phản
ứng dị ứng. Những phản ứng này có thể có những biểu hiện dưới các triệu
chứng các bệnh sốt vàng da và trong một số trường hợp có cơn hen xuyễn .
Nấm mốc cũng có thể gây bệnh nếu hệ miễn dịch yếu , ví dụ trong trường
hợp bạn đang được điều trị một trong nhưng căn bệnh nhất định hoặc mắc bệnh

khiến cho hệ miễn dịch yếu đi như bệnh sơ nang hoặc cách bệnh phổi mãn tính
khác. Mặc dù không phổ biến những người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm
bệnh sau khi nhiễm phải nấm mốc.
6
Có lẽ nấm mốc chứa chất độc hoặc sinh ra chất độc tác động tới sức khỏe
con người.
7
7. Cacbonmonoxide
Cacbonmonoxitde(CO)là chất khí không màu không mùi nhưng cực kỳ
độc hại. Có thể gây bệnh và tử vong ngay
lập tức, tùy nồng độ. CO được tìm thấy
trong qúa trình khói thải từ ô tô, xe tải
,đèn lồng,lò nướng ,các loại thiết bị dùng
ga và hệ thống sưởi .
Con người sẽ bị ngộ độc khi hít phải
chúng với các biểu hiện:đau đầu ,chóng mặt ,yếu mệt,buồn nôn đau tức ngực,
rối loạn nhận thức.
Tuy nhiên ,rất khó để nói rằng ai đó đang bị ngộ đốc khí CO bởi vì các triệu
chứng trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Những người đang ngủ hay
say rượu có thể tử vong vì ngộ độc CO trước khi có các triệu chứng. Một máy
dò CO sẽ cảnh báo cho chúng ta mức độ CO trong nhà.
8.Amiang
Amiang dạng sợi nhỏ đến mức chúng ta không nhìn thấy chúng. Các
amiang có thể trôi nổi trong không khí và con người dễ dàng hít phải chúng.
Phần lớn lượng amiang sẽ được thải ra nhưng một số sẽ mắc lại trong cổ.Theo
thời gian chúng sẽ gây viêm và đe dọa hai lá phổi,gây ra các bệnh tật như bệnh
phổi như hít phải amiang(gây khó thở), ung thư phổi(diễn tiến của bệnh thường
kéo dài trong nhiều năm và hút thuốc nhằm tăng nguy cơ).
9. Nhiễm độc chì
Chì là một kim loại tồn tại trong vỏ cứng

của trái đất nhưng con người cũng góp phần
thải nó vào môi trường thông qua việc sử
dụng sơn và dầu mỏ. chì cũng tìm thấy trong
đất ô nhiễm,bụi nhà,nước uống,men gốm
và một số nữ trang kim loại.
Hít thở,uống nước,ăn các thực
phẩm,tiếp xúc với các đồ vật chứa chì có
thể gây ra những ảnh hưởng nhiêm trọng đối
với sức khỏe. Ở người lớn ,chì có thể làm
8
tăng huyết áp và gây vô sinh,rối loạn thần kinh đau xương khớp. Nó cũng ảnh
hưởng tới khả năng tập trung và ghi nhớ.
Chì đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Một đứa trẻ nuốt phải lượng lớn
chì có thể bị bệnh thiếu máu,đau đầu dữ dội. Nếu bị nhiễm một lượng chì nhỏ
có thể ảnh hưởng tới chỉ số IQ .
10. Phóng xạ rađion
Radion là một loại khí có tính phóng xạ tự nhiên .
Trong không khí ngoài trời,nồng độ radion thấp. Tuy nhiên, ở trong nhà
thì nồng độ radion có thể cao hơn do hiệu ứng bẫy radion. Các mức radion
thường rất hay thay đổi,tùy thuộc vào dòng khí qua nhà.
Hầu như phần lớn radion trong một ngôi nhà có nồng độ radion cao đều
phát ra từ nền nhà. Radion khếch tán ra khỏi mặt đất và vào trong nhà .Nếu là
nhà gạch được xây trên một tấm sàn bê tông, và tất cả các cửa ra vào và cửa sổ
được đóng kín thì các mức radion trong nhà có thể cao hơn mức trung bình.
11. Thuốc diệt côn trùng, cỏ dại
Các loại thuốc này giúp bảo vệ con người khỏi vi khuẩn, côn trùng gây
hại nhưng chúng cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu phải sử dụng các chất
này, hãy tuân thủ các hướng dẫn trên sản phẩm.
9
CHƯƠNG IV: HẬU QUẢ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ ĐỐI VỚI

CUỘC SỐNG
1.Ô nhiễm tại gia – Kẻ bắn phá “PHÁO ĐÀI SỨC KHỎE ”.
Mỗi khi bước chân vào nhà , đóng chặt cửa lại , nhiều người đã thở phào
nhẹ nhõm vì họ nghĩ rằng mình đã thoát được cảnh ô nhiễm ngoài trời và đang
sống trong cảnh “không khí thần tiên” tại gia.
Rất tiếc là trên thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.
Kẻ “KHỦNG BỐ “ sức khỏe vô hình.
Chúng ta đã biết rằng , chỉ riêng khói thuốc lá đã có chứa từ 2.000 đến
5.000 hợp chất hóa học , trong đó có 200 thành phần độc hại và có ít nhất 40
hợp chất được xác định là nguyên nhân gây ung thư ở người và động vật.
Chỉ hít khói thuốc do người hút thuốc lá thải ra trong nhà đã cướp đi
30.000 sinh mạng mỗi năm.
Nguồn gốc khí độc ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe tất cả các thành
viên trong gia đình là bếp từ đến bếp củi , bếp than cho tới bếp gas. Trong một
không gian không được thông gió , bất cứ loaị bếp gì đều thải ra khí CO2 và
như vậy đã tác động đến sức khỏe con người , đặc biệt khi cháy khí gas còn
sinh ra khí dioxit có thể làm giảm khả năng hô hấp và làm xấu đi tình trạng của
người mắc bệnh phổi.
Nồng độ Cacbon cao trong nhà không chỉ khiến cho sự thông minh của
trẻ em ngày càng mai một , dẫn tới sự học tập ngày càng sút kém ( vì chỉ số IQ
của chúng thấp hơn 3,4 điểm so với nhiều đứa trẻ được hít thở trong không khí
trong lành ) mà còn làm ảnh hưởng tới trí tuệ con người ở tất cả mọi lứa tuổi và
là một trong những yếu tố gây ra một số bệnh khác như Alzheimer và chất gây
Parkinson.Là chất gây ung thư vòm họng , thanh quản và các bộ phận của hệ hô
hấp cho người.
10
Biểu hiện đầu tiên là người ở trong nhà sẽ cảm thấy rất bức bối khó chịu,
hay cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Các biểu hiện tiếp theo là giảm khả
năng miễn dịch, rất dễ bị ốm hoặc dễ bị lây bệnh, đặc biệt là dịch cúm.
Môi trường ô nhiễm là môi trường thích hợp cho các virut gây bệnh sinh

sôi, đó là tác nhân gây nhiều bệnh tật cho con người. Môi trường ô nhiễm, khói
bụi nhiều gây ra các bệnh về đường hô hấp như khó thở, ho hay viêm phổi, hen
suyễn…,đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của những người còn có sức đề kháng
kém như người già, phụ nữ có thai, trẻ em và người đang bị bệnh. Điều này
cũng góp phần lý giải tại sao cũng người đó, bà bầu đó, đứa trẻ đó,…khi sống ở
căn phòng tối tăm lại… hay đau ốm và khi di chuyển sang căn phòng sạch ẽ thì
lại rất khỏe mạnh.
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG
NHÀ
Như đã nêu trong chương trước, một loạt các chất gây ô nhiễm được tạo
ra bên trong mái ấm của chúng ta như: hợp chất hữu cơ, hợp chất vô cơ, nấm
mốc,….cũng như hậu quả của nó, vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nơi
“thần tiên tại gia” của chúng ta.Để ta có thể thật sự bình yên và an tâm khi ở
trong ngôi nhà của mình.
Dưới đây là cách để giữ được bầu không khí trong lành cho ngôi nhà:
1.Dọn vệ sinh nhà cửa:
11
Tiệt trừ những nguồn làm phát sinh
bụi, nấm, mốc, hút bụi hoặc giặt rèm cửa
hàng tuần, quét hoặc hút bụi hàng ngày.
Giặt thú nhồi bông 2 tuần/lần; dung tấm
nhựa che giường vào ban ngày. Nên mua
máy hút bụi không sử dụng túi lọc bên
trong (vì dễ làm phát tán bụi ra ngoài khi thao tác).
2.Trang bị bộ lọc không khí có chất lượng tốt:
Bộ lọc khí trong các máy điều hòa không khí hoạt động có hiệu quả giúp
chất lượng không khí trong phòng có
chất lượng cao. Thông gió đầy đủ cũng là
một cách duy trì chất lượng không khí
trong nhà được tốt, mặc dù con đường này

con đường này có thể đưa các chất ô
nhiễm xâm nhập vào nhà.Vì vậy, cần
thường xuyên làm vệ sinh bộ lọc không
khí và các quạt hút, ít nhất 2 tháng/lần.
3.Trang bị máy tạo khí ozon:
Khí ozon ở nồng độ thấp sẽ diệt mùi hôi gây ra bởi những chất ô nhiễm
như mốc, khói thuốc lá, formaldehyde, ben-zen, axeton.Tuy nhiên, nồng độ
ozon cao lại có hại cho sức khỏe.
4.Tận dụng khí trời:
12
Mở cửa sổ để không khí trong lành bên ngoài vào phòng.Nhất là khi
chúng ta đang quét dọn nhà cửa, lăn sơn,… có tác dụng pha loãng các chất ô
nhiễm có trong phòng. Tuy nhiên, không
nên mở cửa sổ nếu quanh nhà có nguồn khí
thải ô nhiễm, nguồn mốc hoặc phấn
hoa ở gần đấy.Không nên phơi
quần áo ngoài trời khi có sự hiện diện của
phấn hoa hoặc mốc trong không khí.
5.Không cho thú nuôi vào nhà:
Một số người có thể dị ứng với long, nước bọt của thú vật nuôi, vì thế
không nên cho thú nuôi vào nhà và tráng xa thú nuôi có mùi gây kích ứng.
6.Tránh xa dán:
Chất tiết của gián có thể làm bệnh nhân suyễn lên cơn. Do đó, không nên
đưa thức ăn vào phòng ngủ. Thức ăn thừa phải được gói kỹ bỏ vào thùng rác.
Có thể sử dụng thuốc diệt gián khi không có bệnh nhân suyễn ở nhà.
7.Chiếu xạ:
Tia cực tím (UV-ultra violet) tiêu diệt các chất ô nhiễm trong nhà. Lưu ý
rằng tia UV chỉ có tác dụng đối với chất ô nhiễm trong một khoảng cách nhất
định từ nguồn sang.
8.Chỉ chiếu sang nơi cần sử dụng:

Không cần thiết mở đèn sang khắp nhà, sử dụng bóng đèn có ánh sáng
dịu mắt và nên có chụp đèn.
9.Không hút thuốc trong nhà:
Nếu bạn đang hút thuốc thì phải bỏ
thuốc lá ngay bây giờ và tránh xa khói
thuốc lá.Đặc biệt không cho trẻ em tiếp
xúc với khói thuốc lá.
13
10.Mở cửa phòng khi sơn:
Đồ nội thất mới hoặc các căn phòng mới sửa chữa, sơn phết lại thường có
mùi dung môi phát thải vào không khí, đây là các chất độc hại, cần mở cửa
phòng để bay bớt mùi dung môi hoặc dung dấm đề khử mùi bằng cách để vài
đĩa dấm trong phòng đóng kín cửa, qua một đêm sẽ giảm mùi. Nếu phải sơn
mới ngôi nhà hoặc đồ đạc, nên sơn chủ yếu ở bên ngoài và chọn loại sơn có
nồng độ chất hữu cơ bay hơi thấp.
11.Hạn chế dùng thảm:
Thảm là nơi ẩn náu của bụi, các chất gây dị ứng ô nhiễm.Nếu bắt buộc
phải dùng thảm, nên dùng thảm len thay vì thảm bằng sợi tổng hợp và cần hút
bụi thường xuyên.
12.Trồng nhiều cây xanh:
Trồng nhiều cây xanh trong nhà (giúp loại bỏ chất ô nhiễm và chất gây dị
ứng trong nhà), nhưng cần chọn loại cây phù hợp.Dưới đây là một số cây có khả
làm sạch không khí trong nhà rất tốt.
14
• Cây lan Ý: Đây
là giống cây
khỏe, dễ trồng, lá
xanh quanh năm, ra hoa
trắng, phù hợp
với mục

đích trang trí.
Ngoài ra, cây có
tác dụng khử
các loại độc tố như cồn, aceton, formaldehyde và trichloroethylene.
Với loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc vì không cấn tưới quá nhiều
nước, cần ít ánh sáng mắt trời thích hợp cho không gian gia đình và
công sở.
• Cây vạn niên(cây thường xuân):
Giúp làm sạch
Formaldehyde trong bầu
không khí và rất dễ
trồng.Chúng ta có thể
trồng cây vạn niên trong
giỏ treo, chậu cây thấp.
• Cây cọ: Giúp làm sạch
bầu không khí khỏi các hợp
chất như amoniac và tránh
côn trùng. Cây cọ rất dễ
chăm sóc, chúng ta chỉ cần
tỉa lá ngả vàng do sự tích tụ
của muối và khoáng chất
15
• Cây tre cọ: Rất hữu ích trong việc thamh lọc formaldehyde trong
không khí, cây tre cọ không đòi hỏi người trồng quá nhiều công
chăm sóc. Chúng ta chỉ cần
đặt cây tre cọ ở
những khu vực có
nhiều ánh sáng mặ
trời và tưới nước
thường xuyên

• Cây sung cao su: Được
ví như “ngón tay thép”,
cây sung cao su rất có lợi cho tổ ấm
của chúng ta. Cây sung có thể loại bỏ
hoàn toàn mùi formaldehyde khó
chịu, chống chịu được nhiệt độ thấp
và ít ánh sáng. Chúng ta chỉ cần tươi nước đều đặn cho cây sung
cao su.
• Cây thiết mộc lan: Dễ trồng giống cây này hút monoxide, decacbon
rất hiệu quả (75%) và hút các chất
khác như benzen, toluene,
formaldehyde,……
• Hoa cúc vàng: Lọc sạch không khí
benzen và formaldehyde.
16
• Cây lưỡi hổ: Hấp thụ ánh sáng tốt, không cần chăm sóc nhiều và có
chức năng lọc formaldehyde vô cùng
hiệu quả.
• Hoa đỗ quyên: Với bộ máy lọc formaldehyde hiệu quả, hoa đỗ
quyên phát triển mạnh trong môi
trường độ ảm dồi dào và nhiều
ánh sáng mặttrời.
• Cây long huyết đỏ: Có khả năng phát triển nhanh về chiều dài, đây
là bộ lọc benzen và trichloroethylene
hiệu quả, thích hợp trồng trong môi
trường độ ẩm cao.
• Cây đa búp đỏ: Có khả năng hút độc tố
formaldehyde. Cây này để
trong hiên hay ngoài nắng đều
được .

17
• Cây dương xỉ: Cây này có khả năng loại bỏ formaldehyde, xylene.
Với phòng mới có đồ gỗ,
thảm hoặc mới sơn, sử dụng
khoảng 2 chậu cây dương xỉ
dưới ánh sang trung bình, cây
này chỉ cần tưới khi đất khô.
• Cây xương rồng: Là cây lý tưởng trong việc loại trừ tác hại của
sóng điện từ ở màn hình tivi hoặc
máy tính.
• Cây lô hội: Đặc biệt tốt trong việc loại trừ formaldehyde, và nó làm
giảm các vi sinh vật
sống có hại trong
khí và hút bụi. Nó
có tác dụng rất tốt
trong việc cải thiện
chất lượng cuộc
sống.
18
Cây làm sạch không khí bằng hai cách: hấp thụ chất ô nhiễm vào lá rồi
chuyển xuống rễ, rễ tổng hợp hợp chất ô nhiễm làm thức ăn cho cây, hoặc cây
nhả hơi nước như một cái bơm hút không khí bẩn xuốn rễ.
Cây cảnh đặt trong nhà cần được chăm sóc hàng ngày, tưới nước và cho
ra nắng một ngày một lần. Có thể dùng hai chậu cây cùng một loại thay đổi chỗ
cho nhau, một cây để ngoài nắng và một cây để trong phòng,luân phiên thay đổi
chỗ để đảm bảo câu có đủ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra có thể bón phân cho cây
để đảm bảo sức khỏe cho cây.
Các loại này khá dễ trồng, dễ chăm sóc, giá cũng rẻ, chủ yếu phụ thuộc
vào chủng loại độ lớn hoặc tuổi của cây. Càng ngày chúng ta càng nhận được
những dấu hiệu về chuyển biến xấu của môi trường có hại cho sức khỏe con

người. Việc bảo vệ sức khỏe trước những tác động xấu của môi trường có thể
được làm ngay trong ngôi nhà của chúng ta chỉ đơn giản bằng việc trồng và
chăm sóc một vài chậu cây.
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN
Ô nhiễm không khí trong nhà đã thực sự trở thành vấn đề đáng báo động
của toàn cầu.Chúng ta phải quan tâm và thực sự quân tâm tới vấn đề này.
Từ những nguyên nhân cũng như những hậu quả trên kèm theo những
biện pháp rất đơn giản nhưng vô cùng thiết thực và hiệu quả, chúng ta “từ suy
nghĩ đến hành động” hay chung tay bảo vệ môi trường nói chung va bảo vệ môi
trường trong tổ ấm của chúng ta nói riêng.
Bảo vệ môi trường là ta đang bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mình.
Bằng mọi cách để có một môi trường “ xanh-sạch-đẹp”.
19
MỤC LỤC
20

×