Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.84 KB, 90 trang )

Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức về luân lí Đông Tây của Phan
Châu Trinh) toát lên dũng khí của một người yêu nước và bộc lộ phong
cách chính luận độc đáo.
Anh (chị) hãy làm rõ văn kiện trên qua phân tích đoạn trích.
BÀI LÀM
Những năm đầu thế kỉ XX, nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Châu Trinh
đã khuấy lên phong trào Duy Tân, mục đích cho dân giàu, nước mạnh, trên
cơ sở đó nà tạo nên độc lập quốc gia. Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng
văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đẩy tính
hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép, thấm nhuần tư tưởng yêu nước và
dân chủ. Bài diễn thuyết Về luân lí xã hội ở nước ta toát lên dũng khí của
một người yêu nước và bộc lộ một phong cách chính luận độc đáo.
Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần III của tác phẩm
Đạo đức và luân lí Đông Tây được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19
tháng 11 năm 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ
Chí Minh). Bài diễn thuyết giao tiếp trực tiếp với công chúng, cụ thể ở đây
là những đồng bào thân yêu của mình cùng đau nỗi đau mất nước và đang
muôn chia sẻ với tác giả những trăn trở trong, việc xác định con đường đi
cho xã hội. Bài diễn thuyết đã bộc lộ tâm huyết cũng như tài năng hùng biện
cùng với sự sâu sắc về tư tưởng, sự nồng nhiệt về cảm xúc của người nói.
Dũng khí của một nhiệt huyết yêu nước được thể hiện ngay trong vấn đề đặt
ra của bài diễn thuyết: luân lí xã hội. Đó là vấn đề mới ở nước ta. Luân lí xã
hội là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người,
không chỉ quan tâm tới từng gia đình, từng quốc gia mà còn đến cả thế giới.
Theo Phan Châu Trinh, trong xã hội Việt Nam lúc đó cả luân lí gia đình lẫn
luân lí quốc gia tiều đã tiêu vong. Đây chính là nguyên nhân gốc của tình
trạng mất nước. Tác giả đã không ngần ngại đặt vấn đề một cách thẳng thắn,
đánh tan những ngộ nhận của người nghe về hiểu biết của họ đối với vấn đề
luân lí xã hội: "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết , so
với quốc gia thì người mình còn dốt nát hơn nhiên".


Biết nhìn thẳng vào vấn đề, dũng khí của người viết còn chỉ ra sự kém cỏi
của "bên mình" so với châu Âu, nước Pháp, chỉ ra sự thua kém để tác động
vào tư tưởng tự cường dân tộc, từ đó mà phấn đấu để có sự hiểu biết, một ý
thức nghĩa vụ giữa người với người. Muốn đất Việt Nam thoát khỏi tình
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
trạng hèn yếu, mất độc lập, dứt khoầt phải cải tổ luân lí đổ nát, xây dựng
luân lí mới trên nền tảng truyền thống vinh quang. Nhiệt tình yêu nước, tâm
trạng phẫn nộ của tác giả bộc lộ cao độ khi chỉ ra vấn đề. Chúng chí biết
"ham quyền tước, ham vui vinh hoa" mà sinh ra ",lừa dối nịnh hót", chúng
chi biết "giữ túi tham, địa vị của mình". Trong mắt của Phan Châu Trinh,
chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ cần phú định một cách triệt để.
Theo tác giả, những "kẻ nịnh hót tai đội mũ", "kẻ áo rộng đen" chỉ là "lũ ăn
cướp có giấy phép vậy”.
Dũng khí của người diễn thuyết không chỉ ở việc chỉ mặt, vạch tên lũ quan
lại cùng những thối nát của chúng. Nhiệt huyết của người nói còn ở thái độ
công khai diễn thuyết ngay trong lòng thành phố Sài Gòn- thành phố thuộc
địa, nơi đầy rẫy bọn quan lại xấu xa tàn ác. Ông đã bất chấp cả tính mạng
của mình để "khai tâm dân trí" mà xây dựng nên luân lí cho dân tộc, đoàn
kết để tạo nền độc lập.
Mục đích của bài diễn thuyết là kêu gọi mọi người gây dựng nên luân lí xã
hội ở nước ta, một điều kiện thiết yếu để khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối
với quốc gia dân tộc nhằm mục đích giành lại độc lập tự do. Sức thuyết-
phục của bài diễn thuyết là ở nhiệt huyết, ở lập luận chặt chẽ, cách diễn đạt
để hiểu cùng với giọng điệu chân thành nhiều khi thống thiết. Người diễn
thuyết đã hướng tới đồng bào thân yêu của mình bằng những cụm từ "người
nước nam", thương mình”, "anh em", "chín Việt Nam", đặc biệt là sự xuất
hiện của những câu cảm thán : "Thương dân /", "Ôi / Một dân tộc như
thế ". cho thấy tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà
còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về
tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội Việt Nam. Qua trạng thái cảm xúc ấy,

ta nhận rõ phẩm chất trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách mạng
toàn tâm toàn ý đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận là một điểm
nổi bật của văn diễn thuyết. Những câu cảm thán, câu hỏi tu từ, một số
trường hợp mở rộng thành phần câu để nhấn mạnh nhưng ở câu "luân lí của
bọn thượng lưu- tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ
thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi- ở nước ta là thế đấy !") đầy ắp
màu sắc cảm xúc đã làm cho lí luận diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục.
Ta luôn thấy ở đây mối giao hòa, giao cảm giữa người nói và người nghe.
Đó chính là một trong những điều kiện quan trọng làm nên khả năng lay
chuyển nhận thức và tình cảm ở người đọc, người nghe.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh có lập luận chật chẽ, lặp trướng đánh
đổ chế độ quân chủ luôn được tuyên bố công khai, dứt khoát; kế hoạch hành
động được vạch ra cụ thể, rõ ràng, Từ chỗ nhận thức một sự thực nhức
nhối là dân trí nước ta quá thấp, ý thức đoàn thể quá kém, ông kêu gọi gây
đựng đoàn thể là đi kèm với nọ là đánh đổ chế độ vua quan thổi nát. Nhưng
muốn kéo đoàn thể phải truyền bá "chủ nghĩa xã hội trong dân Việt Nam".
Phan Châu Trinh đã thể hiện đưọc tầm nhìn xa rộng. Ông nhìn thấy, mối
quan hệ mật thiết giữa truyền bá chủ nghĩa vã hội, gây dựng đoàn thể với sự
nghiệp giành tự do, độc lập.
Vấn đề mà Phan Châu Trinh đặt ra không chỉ có ý nghĩn thời sự mà còn có ý
nghĩa đối với thời đại của chúng ta hôm nay.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát trong Bài ca ngắn đi
trên bãi cát để thấy được tâm trạng bi phẫn của Cao Bá Quát.
BÀI LÀM
Cao Bá Quát nổi tiếng trong lịch sử không chỉ bởi tài văn hay chữ đẹp hơn
người. Đương thời và sau này tôn vinh, ngưỡng mộ ông còn bởi nhân cách
cao khiết, khí phách hiên ngang, đặc biệt là tư tưởng tự do, phóng khoáng,

hoài bão vượi lên trên những tù túng của thời đại để sống có ích, có nghĩa.
Tuy nhiên, sống trong thời kì chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm
trọng, Cao Bá Quát sớm phải mang nỗi bi phẫn của người trí thức ôm ấp
nhiều lí tưởng lớn cao đẹp nhưng cuối cùng thất vọng và bế tắc trên con
đường; mình đã lựa chọn. Bài ca ngắn đi trên bãi cát là khúc ca của nỗi niềm
bi phẫn ấy.
Để thể hiện tâm trạng cửa mình, tác giả đã xây dựng trong tác phẩm hai hình
ảnh giàu ý nghĩa: hình ảnh hãi cát và hình ảnh người đi trên bãi cát. Hình
linh bãi cát trong bài trước hết là hình ảnh có thực, nó gắn liền với hành
trình vào kinh ứng thí của nhà thơ. Khi đi đọc dải đất miền Trung, Cao Bá
Quát đi bao lần nhìn thấy khung cảnh những Cồn cát mênh mông trải dài
trong nắng và gió Lào khắc nghiệt, bao lần thấm thìa nối nhọc nhằn khổ ái
khi bước đi trên cát. Cảnh đó trở thành một ấn tượng đậm nét trong tâm trí
nhà thơ và khi đi vào tác phẩm đã mang một ý nghĩa tượng trưng đặc sắc.
Những bãi cát dài mênh mông, bãi cát này nối tiếp bãi bãi cát khác: Bãi cát
dài bãi cát dài đường công danh mờ mịt nhọc nhằn của tác già và của bao trí
thức dương thời
.
Con đường ấy kéo dài tường như vô tận với biết bao chông
gai hiểm trở đang chờ dợi người lữ khách. Cùng với hình ảnh - bãi cát, hình
ảnh đường ghê sợ ; phía bắc núi bắc, núi muôn trùng; phía nam núi Nam,
sóng dạt dào là hình ảnh tượng trưng cho con đường đời không lối thoát
đang mở ra trước mắt nhà thơ.
Gắn liên với hình ảnh bãi cát là hình ảnh người đi trên bãi cát. Bãi cát dài
mênh mông, vô tận, người lữ hành mải miết, cặm cụi đi trong mệt mỏi đau
khổ.
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11

Thấm thía cái nhọc nhằn, gian truân, khổ ải của hành trình đi tìm công danh,
đặc biệt ý thức về. cái vô nghĩa, phù phiếm của danh lợi, người lữ hành bắt
đầu suy ngẫm về con đường mình đã lựa chọn.
Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối,giận khôn vơi
Xưa nay, phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người
Nỗi băn khoăn càng lớn khi người đi đường nhận rõ thực tại trước mắt
mình :
Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít

Phiá bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Nên đi tiếp-hành trình còn dang dở hay dừng lại, từ bỏ nó ? Tính sao đây ?
Đi tiếp thì không đành mà dừng lại cũng không được. Nỗi trăn trở cùa nhà
thơ đến đây rơi vào bế tắc. Khúc ca cùng đường đã cất lên trong nỗi bi phẫn
của một con người đã không thể nào tìm thấy hướng đi như mong muốn
giữa cuộc đời mờ mịt. Kết thúc bài thơ là một hình ảnh cũng là một câu hỏi
chưa có lời giải đáp : Anh đứng làm chi trên bãi cát ? Người lữ hành sau
nhiều day dứt, trăn trờ cuổi cùng vẫn chưa thể có một bước đi dứt khoát nào,
đành đứng chôn chân giữa sa mạc cuộc đời.
Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát chính là hình ảnh của nhà thơ cũng
như bao trí thức đương thời trong những năm tháng đen tối, mờ mịt của chế
độ phong kiến. Dẫu có bế tắc, vô vọng song qua nỗi niềm bi phẫn ấy đã cho
thấy dấu hiệu rõ nét của một sự thức tỉnh đáng quý của những kẻ sĩ đương
thời trước con đường công danh truyền thống và trước hiện thực xã hội.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11

Hình ảnh bãi cát và người di trên bãi cát là những sáng tạo nghệ thuật đặc
sắc, giàu ý nghĩa xuất phát từ hiện thực thiên nhiên, hiện thực xã hội và hiện
thực tâm trạng của Cao Bá Quát. Những hình ảnh đó không chí góp phần thể
hiện những nỗi niềm tâm sự riêng của nhà thơ mà còn phản ánh cảnh ngộ
con người một thời, nhiều thời nếu cùng cảnh ngộ. Trong bối cảnh tư tưởng
phong kiến buổi mạt kì trùm bóng đen hắc ám của nó xuống tư tưởng con
người, bài thơ Bài cơ ngân đi trên hãi cát của Cao Bá Quát thể hiện một sự
vận động lớn lao trong tư tưởng nghệ thuật của thời đại.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Anh (chị) có suy nghĩ gì về tư tưởng Hiền tài là nguyên khí quốc gia của
Thân Nhân Trung.
BÀI LÀM
Được -khẳng định từ thế kí XV trong tác phẩm Bồi kí để danh tiến sĩ khoa
Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bão thứ ha, tư tưởng Hiền tài là nguyên khí quốc
gia của Thân Nhân Trung là một trong những tư tường lớn đã được kiểm
nghiệm qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước. Trong sự phát triển mạnh
mẽ và cũng hết sức phức-tạp hiện nay, tư tưởng này đang được tiếp tục đề
cao chú trọng.
Tư tưởng của Thân Nhân Trung cho rằng : "Hiền tài là nguyên khí của quốc
gia, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yểu, rồi xuống thấp". Chính vì
thế "bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ. vun trồng nguyên khí" là việc đầu
tiên đã, đang và cần phải làm cùa nhà nước. Như vậy, theo Thân Nhân
Trung hiền tài có vai trò quyết định" đến sự thịnh - suy của đất nước, hiền tài
chính là khí chất làm nên sự sống còn sự phát triển của xã hội, của quốc gia;
một nước muốn mạnh thì điều trước tiên cần quan tâm chú trọng là bổi
dượng, chăm chú, đãi ngộ hiền tài.
Có-thể nói tư tuởng của Thân Nhân Trung là một tư tưởng hết sức đúng đắn
và tiến bộ. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ, đó là những
ngựời vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng
suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới

cho con người, cho xã hộ, góp phần cài biến xã hội, thúc đẩy xã hội vận
động, họ là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm
nhìn xa trông rộng cho nên có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng
cần thiết cho sự vận động của xã hội trong tương lai Để xây đựng một đất
nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi,
những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì
dức độ, nhân cách cùa họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những
mục đích tốt đẹp, họ sẽ tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong
một xã hội không thiếu những cá nhân có tài, nhưng trong sô' đó không phải
ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người
này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan
tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Trái lại, người hiền
tài bao giờ cũng biết suy nghĩ vể lợi ích chung của cộng đồng, về những giá
trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển,
sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng
cường thịnh là nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng hiền tài chính
là "nguyên khí" của một quốc gia, có vai trò quyết định tới sự thịnh - suy của
một đất nước. Một xã hội, một đất nước càng nhiều hiền tài thì càng phát
triển nhanh chóng ; một xã hội, mội đất nước mà thiếu vắng hiền tài thì sẽ
rất khó bền vững, khó có được sự ổn định và phát triển.
Tư tưởng của Thân Nhân Trung không chỉ khẳng định vai trò quan trọngcủa
hiền tài đối với quốc gia mà còn nêu cao sự cần thiết củạ việc quan tâm đến
hiền tài. Đất nước nào, xã hội nào cũng có những người hiền tài, tuy nhiên
những người hiền tài đó có được phát huy hết những gì mà họ có hay không
còn phụ thuộc vào việc có trọng dụng hay không và trọng dụng của xã hôi,
đất nước đó. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần thiết phải chăm
lo bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài, cần trân trọng, tôn vinh những cống hiến,
những đóng góp của họ, cần bào vệ, phát huy những giá trị quý giá mà họ đã

đem lai cho xã hội, cần tạo môt mối trường trong sạch, lành mạnh để người
hiền tài được phát huy hết tiềm năng, Cần có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời,
đúng đắn với người hiền tại. Có như vậy thì hiền tài mới ngày càng dổi dào
và đất nước mới thực sự hưng thịnh. Nqược lại, có hiền tài mà không trọng
dụng, thậm chí còn tìm cách huý hoại thì hiến tài cạn kiệt, không còn những
người tài đức đế kiến tạo đất nước, xã hội lâm vào suy thoái. ,trì trệ, quốc
gia tất sẽ đi đến chỗ suy yếu. Điều này đã được minh chứng rõ ràng bằng
lịch sử. Chăm lo đến hiền tài là việc cần làm đầu tiên không chỉ của riêng
một nhà nước, một xã hội nào mà là của mọi nhà nước, mọi xã hội.
Hiền tài không phải tự nhiên mà có. Những người hiền tài có một phần nhỏ
là tư chất bẩm sinh, phần lớn là nhờ tu dưỡng, rèn luyện không ngừng trong
quá trình sống. Vì thế, bản thân những người tài đức trong xã hội phải luôn
thấy rõ vai trò của mình đối với đất nước, từ đó mà liên tục trau dồi bản
than, phát huy tận độ mọi tiềm năng, cống hiến hết mình cho xã hội trong
mọi hoàn cảnh, xứng đáng với sự kì vọng của cộng đổng. Mọi cá nhân trong
xã hội phải luôn ra sức rèn luyện, phấn đấu để thành người tài đức góp phần
xây dựng đất nước. Đất nước phát triển thì cuộc sống của mỗi cá nhân cũng
sẽ được đảm bảo.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yêu cầu phát triển đât nước càng đặt ra
một cách bức thiết. Để sánh vai cùng các nước mạnh trong khú vực và trẽn
thế giới, chúng ta cần có nhiều hơn nữa những người tài đức. Chính bởi vậy
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
tư tường của Thân Nhân Trung thêm một lần nữa cần được khẳng định tính
đúng đắn và tiến bộ của nó. Đó chính là kim chi nam không chỉcủa một thời
đại để xây dựng một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng thực sự.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Tình yêu lứa đôi trong bài thơ số 28 của tập Người làm vườn (TAGO)
BÀI LÀM
Đất nước Ấn Độ - ai mà không nghe, không biết dù chỉ một lần về xứ sở
thiêng liêng đầy huyền bí ấy. Mỗi chúng ta, ai đã từng thường thức những

cuốn phim Ần Độ? Có lẽ khi xem bộ phim “Truyền thuyết tình yêu" chúng
ta sẽ thấy được xứ sở lạ lùng ấy. Đó chỉ dừng lại ở một lĩnh vực điện ảnh
nhưng khi bạn ngâm nga đôi vần thơ của thi sĩ vĩ đại Tago - vị thánh sư
trong trái tim người Ấn - thì cuộc sống, tình yêu đã trở thành một giai điệu
tuyệt vời - một thứ “tôn giáo con người” kì diệu nhất! Tình yêu lứa đôi trong
thơ Tago đã vượt lên trên mọi bờ cõi đời thường, nó dã nhuộm màu linh
thiêng huyền bí mang đậm sắc thái, phong vị của riêng con người Ấn Độ.
Bài thơ số 28 thực sự là khúc ca ngân vang, êm dịu nhất cho tình yêu đôi lứa
cho tinh yêu rộng mở, bao la trong trái tim thiên tài Tago.
Mở đầu bài thơ, Tago đã để ngòi bút thiên tài của mình như sống dậy, tràn
tuôn với lời thơ tình tứ nhất:
Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Ở khúc dạo đầu, “đôi mắt” tình yêu đã hiện diện ra. Phải chăng, Tago muốn
lấy “hằng số chung” của tâm hồn thay ngôn ngữ? Không là “đôi mắt sáng
ngời, để nhìn đời và để làm duyên”, đôi mắt em lại băn khoăn muốn nhìn
vào "tâm tưởng của anh”. Cái buồn từ đôi mắt ấy nói hộ em biết bao điều.
Em muốn tin anh lắm, nhưng em rất sợ anh dối gian em. Em muốn được
hiểu hết ngõ ngách hồn anh, tâm tưởng anh. Điều đó có được chăng? Em cố
gắng kiểm soát cái biên giới vô hình ấy:
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả
Cái khát vọng cùng được hòa nhập tâm hồn, được sống trong anh cứ quấn
quýt, ràng buộc lấy em. Sự khát vọng hòa nhập tình yêu ấy được tác giả
nâng lên tầm cao vũ trụ. Như vầng trăng lặn sâu và biển cả, đại dương với
muôn ngàn con sóng yêu thương rì rào vô tận. Trăng như ghì lấy đại dương,
dù rất nhỏ bé trước đại dương nhưng sức lay động kết dính thật kìdiệu.
Nhưng cái trăn trở của đôi lứa yêu nhau không chỉ là những trách móc, hờn
ghen, những băn khoăn ấy mà dường nhưcó sự nghịch lí lạ lùng.
Anh khống giấu em một điều gì
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
Chính vì quá yêu em, yêu em mãnh liệt mà em nghi ngờ anh. Cái nghịch lí
này phải chăng chỉ có ở tình yêu? Làm thế nào để em hiểu anh đây? Đọc câu
thơ trên tạc hình dung ra ngay người con trai đang thì thầm tâm sự. Tình yêu
có ngôn ngữ riêng của nó. Dẫu em không nói ra nhưng đâu cần phải nói mà:
Ánh mắt là ngôn ngữ chân thành nhất trong tình yêu (Sêxpia) thì anh cũng
đọc được ở đáy mắt em một đôi lời thầm thì, ánh mắt ấy như rực sáng trong
anh một ngọn lửa khát vọng yêu đương, hòa hợp tâm hồn. Anh sẽ là biển cả
trùng dương cơn sóng vỗ, ru hồn mảnh trăng bằng đợt sóng ngân nga, êm
dịu. Như để phơi bày cả tâm hồn mình cho người yêu, nhân vật “anh” trữ
tình này ví mình như viên ngọc, đóa hoa, và khát vọng được dàng tặng cho
nữ thần tình yêu, vị giáo chủ nhỏ bé của mình:
Nếu đời anh chỉ là viên ngoc
Anh sẽ đập nổ ra làm trăm mảnh
Và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em
Anh nguyện là con chiên ngoan đạo của riêng em. Từ “chỉ” ở đây như xưng
tôn giá trị của viên ngọc, của đóa hoa. Em là tác phẩm quý đẹp của thượng
đế nhưng anh xin làm ngọc được “quàng vào cổ em ", được là đóa hoa cài
lên mái tóc như mây suối ấy, được điểm trang em lên, và tuyệt vời hơn. Đó
là ước mơ khao khát trong trái tim anh. Có lẽ chỉ có đôi lứa yêu nhau, yêu
nhau với tình yêu cháy bỏng, trung thành mới có được những lời thì thầm
chân thành ấy. Nét tâm lí chung chăng? Ta có lần bắt gặp trong lời hát của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Anh xin làm quán trọ để dừng chân, em ghé chơi Anh xin làm đá cuội và
lăn theo gót hài
Nhưng lời hát này kín đáo, phảng phất tình yêu thầm lặng đơn phương. Tiếp
theo lời thơ Tago như đàn, như đệm cho lời tỏ tình của chàng trai. Nhưng

lúc này tâm hồn anh như bị xáo động, anh kêu vang khe khẽ:
Nhưng em ơi đời anh là một trái tim
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu
Có những chiến công ta có thể lập, có những biên giới ta có thể kiểm soát,
nhưng chiều sâu và bờ bến tâm hồn mấy ai đo được. Tình yêu của anh trao
em là tình "không biên giới”. Trong vương quốc ấy, anh xưng tôn em là nữ
hoàng đầy quyền lực. Điều đó hơn ai hết em là người hiểu được nó, và thấu
suốt tình yêu của anh, nhưng em đã làm anh thất vọng Chỉ có riêng anh
mới hiểu được tình yêu của anh sao? Và duy chỉ có anh mới hiểu em muốn
nói gì với anh cơ à?
Tiếp theo sau, “anh” thiết tha bày tỏ?
Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú.
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm và em thấu suốt rất
nhanh
Nếu trái tim anh chi là khổ đau
Nó sẽ tan ra thành lệ trong
Và lặng im phản chiểu nỗi niềm u ẩn
Em là tất cả tình yêu của anh. Anh không gian dối. Và anh biết em rất tinh
tường. Làm sao anh có thể dối gian em. Những nỗi niềm u ẩn của tình yêu
đơn phương hay những phút giây thỏa mãn của thứ tình yêu không đúng
nghĩa sẽ một giây phút nào sẽ được lộ diện. Nhưng cả em và anh, chúng ta
cùng dạo bước trong thế giới tình yêu kì diệu thiêng liêng, tình yêu song
phương tuyệt đỉnh thì có thể nào chứ? Anh muốn van vỉ em như con chiên
trước đấng cứu thế.
Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu
Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Tình yêu thánh thiện, tinh nguyên anh đã trao tặng về em, nó vượt lên trên
khái niệm của vũ trụ bao la, và anh đã tôn thờ nó, tôn thờ tuyệt đối. Tự bao
giờ, trái tim anh “hướng về em một phương". Nhưng có lẽ, em sẽ chẳng bao
giờ "hiểu được tình yêu của anh đâu”. Phải chăng đây là điều nghịch lí cứ
đeo đẳng hai ta? Lời thơ mỗi lúc như thiết tha, cháy bỏng, và kết thúc một
giai điệu ái tình, nhưng âm vang hãy còn ngân đọng. Tình yêu ấy như cốc
rượu tràn đầy, càng rót càng say, càng tràn đầy và càng quyến luyến, ngất
ngây trong tâm hồn.
Tinh yêu có những lí lẽ nông tư, vi diệu được dệt bằng ánh mắt nụ cười
Tago đã thực sự sống trong tình yêu, tôn xưng tình yêu lên thành thứ tôn
giáo kì diệu thiêng “Tôn giáo con người”. Những tiếng nói riêng, rất riêng
ấy được ngòi bút tác giả thấu suốt, phơi bày. Lời nói của em và anh là những
nốt nhạc bổng trầm tạo nên giai điệu riêng của tình yêu đôi lứa. Thiên nhiên
cứ như xoắn xít từng lời thơ, câu chữ, cả vũ trụ, đại dương như nới rộng ra
và lặng im, ngừng thở, để đôi lứa yêu nhau thầm thì, trách hờn. Nét hờn ghét
vô cớ, cái nét băn khoăn từ ánh mắt là những ngôn ngữ vô thanh nhưng nên
vần nên điệu, như những cánh cửa thần kì soi thấu tâm hồn họ. Tago thực sự
nắm bắt những biến động của thế giới ấy. Ta đã có lần gặp “đôi mắt” ấy
xuất hiện ở thơ của ông như thế:
Anh là con chim quen sống cảnh hoang vu
Đã tìm nơi mắt em khung trời của nó
Đôi mắt em là chiếc nôi buổi sáng là vương quốc của trời sao
Tiếng hát anh bay lượn lọt vào chiều sâu của đôi mắt ấy
Trên khung trời này rộng rãi cô đơn và tung cánh bay lên trong ánh mặt trời
Trong thơ Tago, tình yêu lứa đôi là âm chủ vút cao còn dàn nhạc đệm là
thiên nhiên hoa cỏ, là chiều cao không gian là chiều sâu biển cả. Tất cả đã
hòa kết lại thành. “Ca khúc giao duyên bất hủ. Có lẽ qua đó ta hiểu phần nào

tựa đề Nguời làm vườn cho cả tập thơ này chăng?
Đọc bài thơ Tago, mở ra trước mắt cả một thế giới diệu kì, nâng tâm hồn ta
bay bổng. Bài thơ được tạo ra từ cả một tình yêu. Có câu danh ngôn:
Tác phẩm nghệ thuật là kết quá tình yêu con người đối với cuộc sống.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Muôn thuở, tình yêu lửa đôi này sẽ sống mãi như một phép tiên, trở thành
cây đời. Đọc bài thơ ấy, chúng ta có nghe chăng lời hát du dương.
Tình yêu là chiếc lá xanh, là những đám mây bồng bềnh trong gam nắng
Tình yêu là những cánh chim, là tiếng hát em trong xanh êm đềm
Hãy giữ lấy tình yêu, giữ lấy mùa xuân
Vì tình yêu là chiếc lá, chiếc lá trên cành mãi màu xanh
Vì tình yêu là ánh sáng đem đến cho dời hạnh phúc mùa xuân
Có thể chăng lấy tiếng hát này là kết thay cho ca khúc bằng thơ của Tago?
Tago sẽ là một “thánh sư” cả trong trái tim chúng ta, trong nền thơ ca thế
giới. Tago ra đi vĩnh viễn nhưng tha thiết với đời với tình yêu vẫn còn đọng
lại có bài thơ đến nay tôi không thể nào quên được về người.
Ta không còn nữa cây ơi
Thì xin lá mới xuân đòi thay ta
Nhắn người lữ khách đi qua
Rằng thi nhân ấy đã là tình nhân
(R.Togo - Cây)
Và mãi mãi cây xanh, cây đời,cây tình yêu sẽ tiếp nhận lời nhắn nhủ tha
thiết của người thi nhân thiên tài của nhân loại.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Phân tích đoạn trích Hai tâm trạng trong Chiến tranh và hòa bình của
L. Tônxtôi.
Lep Nicôlaiêvits Tônxtôi (1828-1910) là nhà văn vĩ đại của Nga và thế giới.
Ông là tấm gương tìm tòi về sự thật. Một trong những sự thật mà Tônxtôi
tìm kiếm kiếm suốt đời đó là tìm hiểu sự thật lịch sử và bản chất tính cách
Nga. Về sự thật lịch sử, ôngđã dựng lại những biến cố lịch sử trọng đại có

liên quan đến vận mệnh toàn dân dựng lại bức tranh sinh hoạt rộng lớn với
các tầng lớp xã hội. Từ đó, nhìn nhận và đánh giá các biến cố lịch sử theo
quan điểm nhân dân, coi quần chúng nhân dân như người sáng tạo lịch sử,
như ngọn nguồn đạo đức và sức mạnh của cộng đồng, thể hiện qua tất cả các
tác phẩm mang tính sử thi, từ Truyện Xôvaxtôpôn đến Chiến tranh aà hòa
bình. Đánh giá cao cống hiến của Tônxtôi, Lênin coi Tônxtôi là tấm gương
phản chiếu cách mạng Nga”.
Dường nhưTônxtôi đã miêu tả được bản chất tính cách Nga qua một số nhân
vật nhưNatasa, Cutudôp, Karataiep (Chiến tranh và hòa bình). Đó là những
tính cách tốt đẹp, những tâm hồn giản dị, những “trí tuệ của trái tim”
Bên cạnh những bức tranh tuyệt vời về đời sống Nga, đặc điểm nghệ thuật
nổi bật cùa các tác phẩm Tônxtôi là sự xâm nhập một cách nhuần nhuyễn
bản chất quá trình phát triển xã hội vào qua trình phát triển tâm lí con người.
Nói đơn giản, tác phẩm Tônxtôi đã dạt đến trình độ phân tích tâm lí xuấtsắc
khi coi cuộc sống là một quá trình vận động và tâm lí con người “như một
dòng sông”, lưu chuyển không ngừng.
Chiến tranh và hòa bình là tác phẩm lớn nhất của L. Tônxtôi, được gọi là
“tác phẩm vĩ đại của thế kỉ XIX" (Gorki). Với chủ đề chiến tranh, nhà văn ca
ngợi cuộc chiến tranh nhân dân, bản chất anh hùng và khả năng quyết đinh
vận mệnh đất nước của nhân dân, phê phán cuộc xâm lược bành trướng của
Napôlêông. Trong Chủ đề chiến tranh, nhà văn mô tả cuộc sống sinh hoạt
bình thường của giai cấp quý tộc Nga. Xen vào hai chủ đề đó là việc kể về
con đường đi tìm chân lí của một số thanh niên quý tộc tiến bộ. Tác phẩm là
đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí con người, còn được gọi
là nghệ- thuật về “phép biện chứng tâm hồn”.
Hai tâm trạng lá đoạn trích nói về tâm trạng nhân vật Anđrây Bôncônxki,
một thanh niên đại quý tộc, có tư tưởng tiến bộ, từ tâm trạng buồn bã, bi
quan chuyển sang yêu đời, yêu sự sống. Đây là một thiên diễn tả tâm lí tinh
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
vi, xuất sắc, thể hiện tài năng nghệ thuật của L. Tônxtôi. Muốn hiểu được

đoạn trích này, cần biết đôi điều về nhân vật Andrây, Bôncônxki.
Andrây là một thanh niên đại quý tộc, thông minh, sắc sảo. tinh tế, giàu nghị
lực và nhiều hoài bão. Là mẫu người quý tộc tiên tiến, lí tưởng của thời đại,
của nước Nga thế kỉ XIX chàng khao khát sống chân thực, cao thượng, căm
ghét mọi giả dối, xấu xa, thấp hèn. Nhưng xã hội thương lưu - môi trường
sống của chàng lại đầy rẫy những giả dối, công thức, xấu xa. Mâu thuẫn giữa
khát vọng và hiện thực chuyển thành xung đột nội tâm. Vì vậy cả cuộc đời
chàng luôn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi về chân lí, hạnh phúc, về
những giá trị đạo đức, tinh thần. Thực chất, những vấn đề luôn nung nấu
trong tâm hồn Andrây cũng là những vấn đề mang tầm cỡ dân tộc, thời đại
và nhân loại mà chính L. Tônxtôi cũng day dứt và khao khát khám phá suốt
đời .Trốn chạy xã hội thượng lưu cũ kĩ, sáo mòn, giả dối, Anđrây hăm hở ra
trận tìm vinh quang cá nhân Chạm trán với cái chết. Anđrây mới nhận thức
được rằng, vinh quang không thể có khi con người mưu cầu mục đích cá
nhân, đặc biệt trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa mà cuộc chiến tranh
1805 là ví dụ. Trở về nhà. Andrây đột ngột phải chứng kiến cái chết đau
thương của người vợ trẻ trong cơn sinh nở. Tuyệt vọng, đau đớn vô cùng,
tâm hồn chàng trở nén khép kín, lãnh đạm, thờ ơ với cuộc sống.
Đoạn trích Hai tâm trạng miêu tả giai đoạn này trong cuộc đời Andrây.
Những day dứt, dằn vặt, suy tư và sự chuyển biến đột ngột, mạnh mẽ trong
tâm hồn chàng được phản chiếu qua một hình ảnhthiên nhiên độc đáo: cây
sồi già.
Một cây sồi - hai tâm trạng
Hiện lên trước mắt người đọc là hai bức tranh của cùng một cây sồi trong
một khu rừng vào hai thời điểm tương đồng với hai tâm trạng khác biệt của
Andrây. Bức tranh thứ nhất được chiêm ngưỡng bằng con mắt buồn bã, chán
nản, bi quan của Andrây đầu chuyến đi xa. Bức tranh thứ hai được soi rọi
bằng ánh sáng rực rỡ của một tâm hồn đã hồi sinh, tràn ngập lòng yêu đời,
yêu sự sống của Andrây trên đường về. Khoảng cách hai tháng giữa hai
chuyến đi với những sự kiện, những cuộc gặp gỡ là cơ sở hiện thực hợp lí

cho sự đổi thay bất ngờ trong tâm hồn nhân vật. Là vật chứng kiến, cây sồi
như tấm gương thu gọn, ánh chiếu rõ nét những chuyển biến tinh vi trong bộ
mặt tâm lí nhân vật với hai thời điểm khác nhau này. Những sắc thái đổi
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
thay trên toàn cảnh thiên nhiên chính là sự khúc xạ của những biến đổi trong
thế giới nội tâm, một thế giới sâu xa, phức tạp và đầy bí ẩn của con người.
Lần thứ nhất, Anđrây gặp cây sồi là vào đầu mùa xuân. Mùa xuân lưu dấu
trên mọi vật dọc đường đi của chàng. Mọi cây cối, cảnh vật đều ở trạng thái
mới mẻ, tinh khôi, dấu vết của một mùa xuân sinh sôi, nảy nở, đẹp tươi. Vậy
mà cây sồi vẫn bất chấp phép nhiệm mầu của mùa xuân: vỏ cây nứt nẻ đầy
những vết sứt sẹo, ngón tay quều quào, rạn gẫy, sáy sát, trông như một quái
vật già. Phép nhân cách hóa khiến cây sồi hiện lên sống động, như một thực
thể có linh hồn, đầy cá tính. Vẻ già nua, xấu xí của cây sồi tương ứng với
tâm trạng bên trong của nó, bộc lộ qua một loạt tính từ miêu tả: Cau có, lầm
lì, què quặt, khinh khỉnh. Giữa rừng xuân tràn ngập ánh náng và sức sống
mà cây sồi già vẫn thở than, rên rỉ với những lời lẽ mỉa mai, chán chường,
nghi ngờ cái gọi là mùa xuân, hạnh phúc, tình yêu! Điệp từ dối trá, khờ
khạo, điên rồ, được lặp đi lặp lại nhiều lần như nhấn mạnh nỗi nghi ngờ, sự
mỉa mai. Lời lẽ ấy, dáng vẻ ấy đặc biệt gây ấn tượng đối với Anđrây khiến
chàng phải ngoái cổ nhìn lại cây sồi mấy lần, dường như chờ đợi ở nó một
cái gì. Lời thở than của cây sồi đồng vọng với những tâm tư sâu thẳm trong
trái tim chàng: “Phải cây sồi ấy nói phải, một ngàn lần phải cuộc đời của
chúng mình hết rồi”. Anđrây đọc được tâm sự cây sồi hay cây sồi cảm nhận,
thấu hiểu những uẩn khúc lắng sâu trong tâm hồn chàng? Có lẽ với một trái
tim nhạy cảm, Anđây đã nhìn thấy chính tâm trạng mình, con người mình
qua vẻ cô đơn, già nua, khép kín và tuyệt vọng của cây sồi: sự hoài nghi, vẻ
ngờ vực ghê gớm, niềm bi quan sâu sắc. Kí thác nồi niềm tận đáy tâm tư vào
cây sồi cô độc, buồn bã giữa rừng xuân tràn trề nhựa sống, Andrây nhưthấy
thiên nhiên, đất trời cùng chia sẻ nỗi buồn, tìm thấy ở cây sồi một hồn hòa
hợp, một lời tri kỉ, một chốn sẻ chia, giãi bày. Nhà văn đã hình tượng hóa

nét lãnh đạm, thờ ơ với cuộc sống của Andrây bằng cách đối lập với khu
rừng mùa xuân đầy sức sống và đồng nhất nó với hình ảnh cây sồi cằn cỗi,
cau có. khinh khi
Cảnh rừng xuân thứ hai hiện ra tươi mát, trong sáng, sống động và đầy
hương sắc: Cây cối đầy đặn, rợp bóng và rậm rạp, lá cây xanh mọng, óng
ánh dưới nắng, cảnh vật nở hoa, tiếng họa mỉ thánh thót. Trung tâm của bức
tranh rừng xuân đó vẫn là cây sồi dạo trước với đầy đủ dáng vẻ cao xa,
khoáng đạt và tráng lệ, tạo nên một bức phong cảnh tuyệt đẹp, hùng vĩ về
rừng Nga: Tỏa rộng thành một vòm lá sum sê, xanh tốt thăm màu, đang như
say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong ánh nắng chiều, xuyên qua lớp vỏ
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
cứng già. Những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Mùa xuân
và quy luật tự nhiên đã chiến thắng, từ cây sồi tỏa ra hừng hực sức sống mùa
xuân với vẻ đẹp mạnh mẽ, muôn đời của tự nhiên. Hòa với trạng thái mới
mẻ của cây sồi, Anđrây bỗng có một cảm giác vui mừng vô cớ đầy sức xuân,
cảm giác mình đã đổi mới. Tâm hồn đã hồi sinh mãnh liệt của chàng được
phụ họa, được tiếp sức bởi cả sức xuân của cây sồi hùng vĩ trong rừng Nga
Dường như nỗi bi quan, niềm nghi ngờ, sự tuyệt vọng của Anđrây đã bị sức
sống của xuân, của tuổi trẻ đẩy lùi.
Đúng thiên nhiên làm thước đo thế giới tâm hồn con người, Tônxtôi coi việc
hòa nhập, mở lòng trước thiên nhiên là dấu hiệu của một tâm hồn nhạy cảm
và tinh tế, phong phú và mạnh mẽ.
Bí mật của hai tâm trạng - phép biện chứng tâm hồn
Lí giải cho những chuyển biến, những vận động tinh vi trong tâm hồn nhân
vật Tôn.xtoi đã sử dụng điêu luyện nghệ thuật miêu tả độc thoại nội tâm. Đó
là những ý nghĩa thầm kín, là lời nhân vật tự nhủ thầm hoặc nói to lên với
chính mình bộc lộ trực tiếp mọi sắc thái của bộ mặt tinh thần nhân vật.
Những nghĩ suy
thầm kín không chỉ thể hiện những suy tư, xúc cảm mà còn bộc lộ sâu sắc,
tinh vi sự vận động, lưu chuyển biện chứng của thế giới nội tâm nhân vật.

Hơn nữa, độc thoại nội tâm thường thể hiện sự tự nhận thức của nhân vật với
những day dứt, tràn trở, giằng xé, mâu thuẫn trong tâm hồn. Đoạn độc thoại
Sống hay không sống cùa Hămlet (Hămlet — Secxpia , của Thúy Kiềuở lẩu
Ngưng Bích ( Truyện Kiều — Nguyễn Du), của Chí Phèo buổi sáng tỉnh
rượu của Chí Phèo - Nam Cao là những ví dụ. Còn khi cuộc sống nội tâm
thanh thản, phẳng lặng, ít phải nghĩ ngợi, con người đâu
cần đến độc thoại nội tâm! Trong độc thoại nội tâm. những liên tưởng, hối
ức luôn xen kẽ, con người thường nhớ về qua khứ , suy ngẫm hiện tại và
khẳng định cách ứng xử trong tương lai. Dùng biện pháp độc thoại nội tâm,
nhà văn có khả năng thâm nhập vào chiều sâu tâm lí nhân vật phát hiện sự
vận động biện chứng tâm hồn con người với những nguồn gốc, động lực sâu
xa của nhưng suy tư và xúc cảm
Cuối phần một, sau lời lẽ cây sồi già và lời đồng tình hưởng ứng của Andrây
là lời độc thoại nội tâm chậm rãi, lặng buồn: một loạt những ý tưởng mới
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
mẻ, vô hi vọng nhưng buồn buồn dìu dịu do cây sồi gợi lên. Tất cả phảng
phất một nỗi buồn sâu lắng (bởi những sự kiện đã diễn ra trong đời chàng
đều đau đớn mạnh mẽ, sâu sắc) mà dịu nhẹ (vì tất cả đã lùivào dĩ vãng). Chỉ
còn đây một con người cố sống nốt cho hết cuộc đời mình, không còn hi
vọng gì về hạnh phúc, tình yêu, lẽ sống, không ưu tư, không ước muốn.
Cuối phần hai, một loạt những hồi ức tốt đẹp nhất, ấn tượng nhất của cuộc
dời Andrây dồn dập ùa về trong tâm hồn chàng.
Chiến trường Auxterlitx với bầu trời cao lồng lộng
Cách đây bốn năm, năm 1805, Adrây tham gia trận Auxterlitx với giấc mộng
công danh, mong muốn đạt được chiến công như của Napôlêông - từ một đại
úy trở thành hoàng đế khiến cả thế giớiphải nể phục, nhờ một trận đánh lẫy
lừng - trận Tulông. Giấc mộng Tulông ám ảnh suốt một thời tuổi trẻ của
Anđrây. Trong trận chiến với quân Pháp tại Auxterlitx. Andrây cầm cờ xông
lên và trúng đạn ngã xuống. Chàng nhìn lên, thấy bầu trời cao xanh vô tận
trên đầu. Tới lúc ấy, chàng mới thấy hết cái vô nghĩa, bé nhỏ của việc đi tìm

vinh quang bằng con đường chiến tranh, gây đổ máu và chết chóc. Bầu trời
cao lồng lộng từ lúc đó là nơi soi sáng, thức tỉnh tâm hồn chàng. Hình ảnh ấy
thường trở đi trở về trong nghĩ suy và tình cảm của Andrây, nhất là vào
những khúc ngoặt của cuộc đời.
Khuôn mặt đầy vẻ trách móc khi tắt thở
Sau khi bị thương ở Auxtetlitx, Andrây đột ngột về nhà trong một đêm đông
giá lạnh đúng lúc vợ chàng sinh đứa con đầu lòng và qua đời. Khuôn mặt
nàng đượm vẻ trách móc. Andrây ân hận, đau buồn vì cái chết của vợ. Bi
kịch vỡ mộng ở chiến trường cùng bi kịch gia đình đãđẩy Andrây vào tâm
trạng chán chường, tuyệt vọng.
Pie trên chuyến phà
Đang trong tâm trạng ấy thì Pie một người bạn thân, hiền lành, tốt bụng đến
thăm Andrây. Trên chuyến phà, Pie khuyên Andrây hãy sống vì người khác,
quên đi nỗi buồn đau của riêng mình.
Và kỉ niệm gần nhất còn tươi rói trong tâm hồn chàng là người con gái bồi
hồi, xúc động, muốn bay lên với vầng trăng.
Tất cả những hồi ức và liên tưởng ấy - bài học cay đắng nơi chiến trường, kỉ
niệm đau thương về người vợ, tấm lòng chân thành của người bạn, vẻ đẹp
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
hồn nhiên, tươi trẻ, đầy sức sống của cô gái mới quen - đã làm Anđrây bừng
tỉnh. Phút thay dổi tâm hồn được diễn tả bằng nhịp điệu gấp gáp, sôi động
của câu văn. Cái tâm trạng náo nức, hăm hở, đầy nghị lực biểu hiện trong
những lời khẳng định dứt khoát, mạnh mẽ, quả quyết.: “Không, cuộc đời
chưa chấm dứt ở tuổi ba mươi mốt". Andrây đã hiểu rằng không thể chỉ đắm
chìm trong đau khổ, cần phải vượt lên sự cô đơn, không phải chỉ sống vì
mình mà phải biết sống vì người khác. Dòng suy tư thể hiện rõ ràng và sinh
dộng năng lực tư duy khúc chiết, trong sáng của công tước Andrây, một con
người trung thực, chân thành, giàu nghị lực. Vào giờ phút này, Andrây đã
tìm được câu trả lời cho niềm day dứt suốt đời mình: sống cho mình hay
sống cho mọi người? “Sao cho cuộc sống của ta trải qua không phải chỉ vì

mình ta”. Câu trả lời đã giúp chàng trở nên mạnh mẽ, giàu nghị lực và niềm
tin trên con đường đi tìm chân lí; bởi chàng vốn là người “dốc hết tâm hồn
đi tìm một điều duy nhất: làm sao trở thành người tốt hoàn toàn”. Nhân vật
Anđrây Bôncônxki mang một vẻ đẹp trí tuệ sâu xa và tâm hồn cao cả vì lẽ
đó.
Qua đoạn trích Hai tâm trạng, chúng ta có thể cảm nhận được phong cách và
cá tính sáng tạo của Tônxtôi. Bằng ngòi bút hiện thực, tài phân tích tâm lí
tinh vi, sắc sảo, nhà văn miêu tả con người như nó đang tồn tại, tính cách
con người được quan niệm như một dòng sông, vận động và lưu chuyển
không ngừng. Động lực của phép biện chứng tâm hồn bắt nguồn từ những
cảm xúc, suy tư, những trăn trở trong tâm hồn con người để vươn tới sự
hoàn thiện mình. Để đi sâu vào phép biện chứng tâm hồn đó, Tônxtôi triệt để
sử dụng hai phương thức nghệ thuật. Một là, dùng thiên nhiên để vừa tạo
dựng phong cảnh, không gian, thời gian, không khí và phong vị Nga, vừa
góp phần khắc họa những diễn biến tâm lí tinh vi của nhân vật. Chiến tranh
và hòa bình đã có những bức tranh thiên nhiên trở thành mẫu mực cổ điển
trong kho tàng văn chương thế giới về miêu tả nội tâm: bầu trời Auxterlitx
lồng lộng của Andrây Bôncônxki; đêm trăng huyền ảo ở Ôtratnôiê của
Natasa Rôxtôva; bầu trời đầy tiếng nhạc thần kì đêm trước trận chiến đấu
của Pêchia Rôxtôp; ngôi sao Chổi rực sáng trên nền trời Matxcơva của Pie
Bêdukhôp; và hình ảnh cây sồi già mùa xuân của Anđrây. Đó là những hình
tượng thiên nhiên dộc đáo, tượng trưng cho những gì cao cả, tốt dẹp, vĩnh
hằng mà các nhân vật này khát khao vươn tới. Hai là, nhà văn đã dùng ngôn
ngữ miêu tả độc thoại nội tâm để thâm nhập và phản ánh dòng suy tư, cảm
xúc của nhân vật một cách chính xác, khúc chiết và đầy tinh tế, khiến cho
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
nhân vật của Tônxtôi có một chiều sâu tâm lí, một sự đầy dặn về tầm hồn và
một tầm cao trí tuệ khó quên.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Đề bài: Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trấn Tế Xương.

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm
hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua
đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được
bước vào địa hạt thi ca.
Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại
có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn
sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng
của chồng. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn viết về người vợ mà bài
Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất.
Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả
gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.
 Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất
vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. Quanh
năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn
là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một
năm. Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô như lời giới
thiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo, tất bật ngược
xuôi:
Quanh năm buôn bán ở mom sông.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Thấm thìa nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò
trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội
nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò
trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian
(như con cò trong ca dao) mà cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ khi
quãng vắng, tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn
ngợp, chứa đầy lo âu cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ. So
với câu ca dao: Con cò lặn lội bờ sông, câu thơ của Tú Xương:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
Là cả một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ – đưa ra từ lặn lội lên đầu câu, cách

thay từ – thay từ con cò bằng thân cò, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân
của bà Tú. Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận, so với từ con của Tú Xương
cũng sâu sắc, thấm thía hơn.
Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật
lộn với cuộc sống của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người
buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không
thiếu lời qua tiếng lại. Buôi dò đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi
quãng vắng. Trong ca dao, người mẹ từng dặn con rằng:
Con ơi nhớ lấy câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qụa.
Buổi đò đông không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự
chen lấn, xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy. Hai cáu thực đối nhau
về ngữ (khi quãng vắng đối với buổi đò đông) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý
để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm
sự bươn chải trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn. Hai câu thực nói thực cảnh
bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương, đó là tấm lòng xót
thương da diết.
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Bà
là người đảm đang tháo vát:
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, từ đủ trong nuôi
đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Bà Tú nuôi đủ cả con, cả chồng,
nuôi đảm bảo đến mức:
Cơm hai bữa: cá kho rau muống
Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô
(Thầy đồ dạy học)
Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hy sinh rất mực của

vợ:
Năm nắng mười mưa dám quản công
Ở câu thơ này, nắng mưa chỉ sự vất vả, năm mười là số lượng phiếm chỉ, để
nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười
mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương
chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cũng bắt gặp hình
ảnh hai người: bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau, nhìn
tinh mới thấy. Khi đã thấy rối thì ấn tượng thật sâu đậm. Ở bài thơ thương
vợ cũng vậy. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong
từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng,
không chỉ thương mà còn tri ân vợ. về câu thơ Nuôi đủ năm con vói một
chồng, có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt
để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách
riêng, con riêng rất rạch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ.
Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn
tự trách, tự lên án bản thân. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách
nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự
Tuyển tập văn mẫu hay lớp 11
coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đòi duyên, duyên ít nợ
nhiều, ồng chửi thói đời bạc bèo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa
khiến bà Tú phải khổ. Nhưng Tú Xương cũng không đổ vấy cho thói đời. Sự
hờ hừng của ông với con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Câu
thơ Tú Xương tự rủa mát mình cũng là lời tự phán xét, tự lên án:
Có chồng hờ hừng cũng như không
Ở cái thời mà xả hội đã có luật không thành văn đối với người phụ nữ: xuất
giả tòng phu (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan hệ vợ chồng thì phu
xướng, phụ tùy (chồng nói, vợ theo), thế mà có một nhà nho dám sòng
phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quán ăn lương
vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyèt điểm.

Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao.
Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương
đối với vợ cũng như chưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ
Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ, không
chỉ lên án thói đời mà còn tự trách.
Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiêm khuyết càng
thương yêu, quý trọng vợ hơn.
Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những
cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được
diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng
tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vần
có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.

×