Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề kiểm tra học kì 2 môn văn có ma trận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.08 KB, 4 trang )

Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thuý Quyên
Trường: THCS thị trấn
Phòng Giáo dục & đào tạo Mường chà
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Tiết 130: kiểm tra văn (phần thơ)
THỜI GIAN: 45 PHÚT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phần thơ hiện đại
trong học kì II, môn Ngữ lớp 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản
của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : Tự luận
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của phần thơ hiện đại trong chương trình môn
Ngữ văn lớp 9, học kì II
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
- Xác định khung ma trận
PHẦN MỘT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
TIẾT 130 - KIỂM TRA PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Mức độ
Tên Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Mùa
xuân nho
nhỏ


Phân tích vẻ
đẹp hình ảnh
trong bài thơ
Số câu
Số điểm
Số câu:
Số điểm:
Số câu
Số điểm
Số câu:1
Số điểm: 6
Số câu: 1
6 điểm=
Tỉ lệ % 60%
2. Viếng
lăng bác
Chép thuộc
một khổ thơ
hiểu về hình
ảnh thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm:2
Số câu
Số điểm
Số câu: 2

3. điểm=
30.%
3. Sang
thu
Trình bày
những nét
chính về tác
giả, ý nghĩa
văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 6
Số câu: 1
1 điểm=
10%
Tổng số câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm
20%
Số câu: 1
Số điểm

20%
Số câu : 1
Số điểm
60%
Số câu: 4
Số điểm: 10
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
TIẾT 130 - KIỂM TRA PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI
THỜI GIAN: 45 PHÚT
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm):
Trình bày những nét chính về tác giả Hữu Thỉnh. Nêu ý nghĩa của văn bản: "Sang thu"
Câu 2: (3 điểm)
a. Chép thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương.
b. Em hiểu như thế nào về hình ảnh hàng tre và tâm trạng của nhà thơ khi ra thăm lăng Bác
trong khổ thơ ấy.
Câu 3:
Phân tích vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và khát vọng đẹp đẽ của tác giả Thanh Hải qua
văn bản "mùa xuân nho nhỏ".
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
TIẾT 130 - PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu 1: (1 đ)
* Tác giả Hữu Thỉnh: sinh 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ
trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người,
cuộc sống ở làng quê, về mùa thu. (0,5 đ)
* Ý nghĩa văn bản Sang thu: thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của
thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa (0,5 đ)

Câu 2: (3 điểm)
a. Học sinh chép đúng khổ thơ:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
b. Học sinh nêu cảm nhận:
- Hình ảnh hàng tre mà nhà thơ nhìn thấy trước lăng Bác bát ngát trong sương là hình ảnh
thực, trong tâm trạng vô cùng xúc động khi được ra thăm lăng Bác nhà thơ đã liên tưởng đến
sức sống của dân tộc việt nam "hàng tre xanh xanh VN hàng" qua viêc sử dụng biện pháp
nghệ thuật ẩn dụ.
Câu 3: (6 điểm) :
a. yêu cầu chung:(1 đ)
Học sinh biết cách trình bày bài viết cảm thụ về một đoạn thơ .
- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần: MB, TB, KB
- Văn phong sáng sủa, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, khoa học. không dùng từ sai câu
đúng chính tả , ngữ pháp.
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
b. Yêu cầu cụ thể:(5đ)
* Mở bài:(1đ)
Học sinh có thể vào bài bằng nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
- Nêu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Khái quát cảm xúc của bản thân về vẻ đẹp thiên nhiên và khát vọng của nhà thơ.
* Thân bài:(3đ mỗi ý đạt được 1,5đ)
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân
được nhà thơ cảm nhận bằng các giác quan qua các hình ảnh: dòng sông, bông hoa, tiếng
chim. Một bức tranh xuân nhiều mầu sắc và có cả âm thanh được nhà thơ cảm nhận thật say
sưa, ngây ngất qua động từ "hứng".
- Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đặc biệt trong hoàn cảnh đang ốm nặng nhà thơ
đã nói lên khát vọng, mong ước của mình được làm "một mùa xuân nho nhỏ" để "lặng lẽ"

dâng hiến cho quê hương, đất nước. Những câu thơ như lời tâm sự, bày tỏ rất chân thành mà
khiêm tốn nhưng thật sự có ý nghĩa.
* Kết bài:(1đ)
- Nêu những cảm nhận sâu sắc nhất, liên hệ bản thân.
(Tuỳvào mỗi bài viết giáo viên đánh giá cho điểm, khích lệ sự sáng tạo của học sinh).

×