Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Ôn thi lý thuyết môn học tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.55 KB, 69 trang )


Chương I: GIỚI THIỆU MÔN HỌC TÀI CHÍNH CÔNG
Khái niệm về tài chính công theo các quan điểm khác nhau, xem xét đối tượng nghiên cứu
của TCC, cấu trúc môn học
Tài chính công, cũng được hiểu như Kinh tế học của Khu vực công hay Kinh tế công, chủ yếu đề
cập đến các hoạt động thu thuế và chi tiêu của Chính phủ và những ảnh hưởng của nó trong việc
phân bổ các nguốn lực và phân phối thu nhập.
Theo Quan niểm cổ điển: TCC là khoa học nghiên cứu sự tài trợ cho chi tiêu công và sự phân bổ
các gánh nặng quốc gia (ấn định mức thuế mà mọi người phải đóng góp, thiết lập ngân sách)
Theo Quan điểm hiện đại: Chính phủ dùng Kĩ thuật tài chính để can thiệp có hiệu quả vào quá
trính phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia (chính sách chi tiêu công, chính sách tiền tệ, chi
tiêu công, ngân sách) => TCC có chức năng rộng hơn : (để giải thích rõ hơn)
+ việc sử dụng thuế quan là để phát triển kinh tế, đám bảo tính công bằng xã hội chứ không chỉ là
phục vụ chi tiêu công của chính phủ. (vd: tăng thuế là đánh vào các công ty có sản phẩm mà quốc
gia không muốn có nhiều, giảm thuế để khuyến khích những ngành, sản phẩm mà quốc gia muốn
có nhiều vì lợi ích nền kinh tế)
+ Thiết lập ngân sách nhà nước phải đảm bảo Thu và Chi phù hợp với nền kinh tế ( có biện pháp
duy trì già trị tiền tệ, khi nền kinh tế suy thoái CP có thể dùng biện pháp kích cầu…)
Tóm lại đối tượng nghiên cứu của Tài chính công là các hoạt động thu thuế và chi tiêu của chính
phủ
Phân biệt Tài chính công và Tài chính Nhà nước:
Tài chinh công: nghiên cứu các hoạt động của chính phủ để hiểu rõ vai trò của Nhà nước trong
nền kinh tế và tác động của nó đối với các nguồn lực và đối với tình trạng xung tác của người dân.
Tài chính Nhà nước: nghiên cứu các hoạt động thu chi bằng tiền của Nhà nước trong quá trình
tạo lập và sử dụng các nguồn quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ thực tiễn các chức năng
kinh tế xã hội của Nhà nước.
Nắm các quan điểm chính phủ về tổ chức và cơ chế, quy mô chính phủ, chi tiêu của chính
phủ, xem xét và so sánh chi tiêu của Chính Phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam.
• Các quan điểm về chính phủ:
o Quan điểm tổ chức về Chính phủ (organic view of government)
Xã hội được nhận thức như là một tổ chức tự nhiên. Mỗi cá nhân là một thành phần của tổ chức


này và chính phủ có thể được xem như là trái tim của nó.

Các mục tiêu của xã hội do chính phủ đặt ra và chính phủ đã hướng xã hội thực hiện các mục tiêu
đó của họ. Sự lựa chọn mục tiêu này rất khác nhau giữa các quan điểm. (Plato, Hitler, Lenin)
o Quan điểm cơ chế về Chính phủ: (mechanistic view of government)
Chính phủ không là một bộ phận tổ chức của xã hội. Hơn thế, chính phủ là một sự sắp xếp được
tạo ra bởi những cá nhân để thuận lợi hơn trong việc đạt đến những mục tiêu cá nhân của họ. Cá
nhân là trung tâm thay vì tập thể.
Theo quan điểm này, đa số cho rằng mỗi cá nhân có cuộc sống tốt hơn khi họ được chính phủ bảo
vệ khỏi các cuộc bạo động. Để làm điều này, chính phủ phải được độc quyền về quyền lực cưỡng
bức.
Tuy nhiên, chức năng của chính phủ cũng cần có những giới hạn nhất định để tránh tình trạng có
nhiều thành viên chính phủ trở thành áp bức mà thiếu tính khách quan. Do đó, trong quan điểm
này còn chia ra 2 quan điểm gần như đối lập nhau:
+ Những người theo Chủ nghĩa tự do thì tin vào quyền lực có giới hạn của Chính phủ, họ lập
luận để chống lại bất kì vai trò nào của Chính phủ trong nền kinh tế. Họ hoài nghi rất nhiều vào khả
năng cải tạo phúc lợi xã hội của Chính phủ.
+ Những người theo Quan điểm xã hội dân chủ thì tin rằng sự can thiệp của Chính phủ có giá
trị thực sự đối với lợi ích của mỗi cá nhân. Nhưng sự can thiệp này có thể được thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau như sự đảm bảo an toàn nơi làm việc, luật cấm phân biệt chủng tộc, sự
phân biệt giới tính trong việc cấp nhà ở và những trợ cấp phúc lợi khác.
Giữa quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa dân chủ
xã hội là phạm vi thích hợp đối với sự can thiệp của Chính phủ.
• Quy mô chính phủ:
Những thước đo chung về quy mô của Chính phủ như sử dụng nhân viên, chi phí, thu
nhập….đều có những thiếu sót. Một cách tiếp cận phổ biến là xác định quy mô cả chính phủ bằng
mức độ chi tiêu hàng năm của chính phủ, được chia ra làm 3 loại cơ bản:
- Chi tiêu về mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ: chính phủ mua nhiều loại hàng
hóa, dịch vụ khác nhau, mọi thứ từ tên lửa tới những dịch vụ như canh gác, bảo vệ rừng.
- Các khoản chuyển nhượng thu nhập cho người dân, cho các hoạt đông kình doanh

hoặc cho các chính phủ khác: chính phủ lấy thu nhập từ các cá nhân, tổ chức kinh tế cấp cho
những người khác.
- Trả lãi vay: trong hoạt động của mình, chính phủ thường phải đi vay. Do đó, như những
người đi vay khác, chính phủ phải trả 1 khoản lãi vay. Khi chi tiêu của Chính phủ tăng, chi phí này
tăng và ngược lại.

Chúng ta không thể nào tổng kết lại thành một con số đơn giản về quy mô tác động của chính
phủ đối với nền kinh tế. Do đó, hầu hết các nhà kinh tế thường chấp nhân xác định chi tiêu của
Chính phủ như 1 phép gần đúng nhưng là 1 số đo hữu ích.
• Bình luận và so sánh chi tiêu cp Hoa Kỳ và cp Việt Nam
o Chi tiêu của Chính phủ Hoa Kỳ (1965-1999) :
- Chi phí quốc phòng là 1 thành phần quan trọng trong tổng chi tiêu của Liên bang nhưng nó
lại giảm đi nhiều qua các giai đoạn.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người cao tuổi và các hoạt động phúc lợi xã hội tăng
đáng kể.
- Các khoản lãi vay phải trả cũng tăng gấp đôi (so số liệu năm 1999 với năm 1965) để tương
xứng với những chi tiêu của liên bang từ năm 1965.
o Chi tiêu của Chính phủ Việt Nam (giai đoạn 2000-2002)
- Chi tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỉ lệ cao (40% tổng chi tiêu công trong những
năm qua) vì VN là 1 quốc gia đang phát triển, có quy mô thu nhập quốc dân dân thấp.
- Trong tổng chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội, thì khoản chi tiêu cho giáo dục – đào
tạo, chi lương hưu và đảm bảo xã hội chiếm tỷ trọng cao nhất.
o Sự khác biệt giữa chi tiêu của cp KH và cp VN
Chương II
CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG
Nắm các hiệu ứng tác động của thuế lên cung lao động
Thuế suất biên tế của thuế thu nhập: số phần trăm của 1 đồng thu nhập sau cùng của người
đóng thuế đóng cho người thu thuế.
Khi có đánh thuế sẽ xảy ra cùng lúc 2 hiệu ứng, đó là hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập:
Hiệu ứng thay thế: thuế suất làm tiền công ròng giảm xuống nên việc nghỉ ngơi sẽ rẻ hơn nên

người ta có khuynh hướng tiêu dùng việc nghỉ ngơi nhiều hơn, làm việc ít đi.
Hiệu ứng thu nhập: với giả sử là con người luôn làm việc một số giờ nhất định dù ở mức thuế
suất nào và nghỉ ngơi là hàng hóa bình thường (tức tiêu dùng tăng lên khi thu nhập tăng và ngược
lại). Thuế suất làm thu nhập con người giảm đi nên sẽ tiêu dùng cho nghỉ ngơi ít hơn, đồng nghĩa

với làm việc nhiều hơn. Thuế suất làm con người nghèo đi nên thuế suất sẽ thúc đẩy người ta làm
việc nhiều hơn.
Nắm các phương pháp phân tích thực chứng được áp dụng trong tài chính công (nắm bản
chất và ưu nhược điểm của mỗi phương pháp)
Các phương pháp phân tích thực chứng cố gắng đo lường hướng và mức độ ảnh hưởng của sự
thay đổi chính sách của chính phủ đối với hành vi. Gồm các pp chủ yếu được sử dụng trong
nghiên cứu tài chính công sau:
- Phỏng vấn: là hỏi trực tiếp các đối tượng về việc các chính sách ảnh hưởng lên hành vi của họ
như thế nào. Ưu điểm: dễ và ít tốn kém nhất. Nhược: đối tượng phỏng vấn có thể không phản
ưng với chính sách như họ nói do trạng thái tâm lý, trình độ hiểu biết cũng như hoàn cảnh phỏng
vấn của người được phỏng vấn.
- Thực nghiệm
+ thực nghiệm xã hội: đưa một nhóm người thành đối tượng của một chính sách nào đó
và so sánh hành vi của họ với nhóm đối tượng kiểm chứng. Ưu: phương pháp hứa hẹn để hiểu về
các hành vi kinh tế. Nhược: không có khả năng thực hiện những thí nghiệm có kiểm chứng đối với
nền kinh tế.Tốn nhiều chi phí. Trong thực nghiệm xã hội, thực sự không thể duy trì được mẫu ngẫu
nhiên cho dù mẫu ban đầu có thể là ngẫu nhiên, trong khi các mẫu đòi hỏi trong nghiên cứu phải
thực sự ngẫu nhiên.
+ thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Một số dạng hành vi kinh tế cũng có thể thực
hiện trong môi trường của phòng thí nghiệm, đây là 1 cách tiếp cận thường được các nhà tâm lý
sử dụng. Ví dụ: Một nhà nghiên cứu có thể bắt đầu bằng cách lưu ý theo lý thuyết cung lao động,
yếu tố chủ chốt là tiền lương ròng. Một chiến lược thực nghiệm có thể là đề nghị các đối tượng các
mức thưởng khác nhau liên quan đến việc hoàn thành các công việc khác nhau và ghi nhận xem
sự cố gắng biến động với tiền thưởng là như thế nào. PP này phổ biến trong các năm gần đây. Ưu:
rẻ và linh hoạt hơn thực nghiệm xã hội. Nhược: thực nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng mang 1

số nhược điểm của thực nghiệm xã hội. Môi trường mà hành vi kinh tế được quan sát là nhân tạo.
- Nghiên cứu kinh tế lượng: Kinh tế lượng là phân tích thống kê các số liệu kinh tế. Ưu: đánh giá
được mức độ quan trọng của sự kiện đã xảy ra. Nhược: các kết quả sai hoặc trái ngược có thể
xảy ra nếu dữ liệu từ những đối tượng rất khác nhau được kết hợp lại, nếu các biến số quan
trọng bị bỏ qua, nếu áp dụng một công thức toán học sai, nếu giữa các biến số đo đạc sai hoặc
nếu có mối quan hệ nhân quả đồng thời giữa các biến số.
Chương III
CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH QUY CHUẨN
Nắm vững định lý nền tảng thứ nhất của kinh tế học phúc lợi và điều kiện cho hiệu quả
Pareto – Nêu các giả định, chứng minh bằng công thức và phát biểu định lý
- Hiệu quả Pareto
Định nghĩa

Hiệu quả Paretto là sự phân phối mà tại đó cách duy nhất để làm cho 1 người sung túc hơn là làm
cho người khác thiệt hại đi.
Điều kiện để đạt hiệu quả pareto
- Điều kiện hiệu quả phân phối (tiêu dùng)
Hiệu quả phân phối đạt được khi và chỉ khi tỷ lệ thay thế biên giữa 2 loại hàng hoá (X,Y) của các
cá nhân (A,B) bằng nhau .
MRS
A
XY
= MRS
B

XY
Với:
 Tỉ lệ thay thế biên tế MRS: là giá trị tuyệt đối độ đốc của đường bàng quang.
Do đó: để 1 phân phối là hiệu quả Paretto thì nó phải là điểm mà tại đó các đường bang quang
tiếp xúc nhau (nghĩa là độ dốc của các đường bang quang là như nhau)

- Điều kiện hiệu quả sản xuất
Hiệu quả trong sản xuất đạt được khi và chỉ khi tỷ lệ chuyển đổi biên tế giữa 2 nguồn lực (X,Y) của
các ngành (A,B) bằng nhau.
MRT
A

XY
= MRT
B

XY
Với:
 Tỉ lệ chuyển đổi biện tế MRT là giá trị tuyệt đối của độ dốc đường khả năng sản xuất.
 Đường khả năng sản xuất là đường cho thấy số lượng một hàng hóa X có thể được sản
xuất với bất kì số lượng hàng hóa Y cho trước nào.
 MRT có thể biểu diễn dưới dạng chi phí biên tế - là chí phí gia tăng để sản xuất thêm một
đơn vị sản phẩm đẩu ra.
)tan(
)tan(
gthemsxhhYchiphiMC
gthemsxhhXchiphiMC
MRT
Y
X
XY
=
- Điều kiện hiệu quả hỗn hợp
Hiệu quả hỗn hợp đạt được khi và chỉ khi tỷ lệ chuyển đổi biên giữa 2 hàng hoá bằng tỷ lệ thay thế
biên của các cá nhân.
MRT

XY
= MRS
A

XY
= MRS
B

XY
Định lý nền tảng thứ nhất của Kinh tế học phúc lợi:
Các giả định:

+ Tất cả các nhà sản xuất và người tiêu dùng đều hành động như những người cạnh tranh hoàn
hảo, nghĩa là không ai có được sức mạnh thị trường.
+ Một thị trường tồn tại cho mỗi loại và tất cả các hàng hóa.
Phát biểu định lý:
Định lý nền tảng thứ nhất của Kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng: với các giả định trên sẽ xuất
hiện 1 phân bổ hiệu quả Paretto. Cụ thể là, thị trường cạnh tranh hoạt động hoàn hảo dẫn đến một
số phân bổ trên đường cong khả năng hữu dụng.
Ngay cả khi nền kinh tế tạo ra một phân phối các nguồn lực Hiệu quả Pareto, vẫn cần đến sự can
thiệp của Chính phủ để thực hiện phân phối hữu dụng “công bằng”.
Chứng minh bằng công thức:
- Xét về phía tiêu dùng:
Xét 1 nền kinh tế giản đơn gồm 2 người tiêu dùng A và B, tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y được
cung cấp với lương cung cố định.
Do giả định thứ nhất nên A và B cùng mua X và Y với mức giá như nhau lần lượt là P
X
, P
Y
.

Từ lý thuyết lựa chọn tiêu dùng, A sẽ tối đa hóa hữu dụng khi:
MRS
A
XY
=
y
x
P
P
, với MRS
A
XY
: Tỷ lệ thay thế biên tế của X cho Y đối với A (1)
Tương tự, B sẽ tối đa hóa hữu dụng khi:
MRS
B
XY
=
y
x
P
P
, với MRS
B
XY
: Tỷ lệ thay thế biên tế của X cho Y đối với B. (2)
Do đó, MRS
A
XY
= MRS

B
XY
Đây là một trong các điều kiện cần cho hiệu quả Pareto. (3)
- Xét về phía sản xuất:
Kết quả cơ bản về lý thuyết kinh tế cho rằng: 1 công ty tối đa hóa lợi nhuận sản xuất sản phẩm cho
tới khi chi phí biên tế và giá bằng nhau. Điều này có nghĩa là:
P
X
=MC
X
và P
Y
=MC
Y
Hay
y
x
y
x
MC
MC
P
P
=

Đồng thời, ta có:

xy
=
y

x
MC
MC
MRT
xy
=
y
x
P
P
 
Từ (1), (2) và (4) ta có: MRT
XY
= MRS
A
XY
= MRS
B
XY
Đây là điều kiện cần cho hiệu quả Pareto. Cạnh tranh, cùng với hành vi tối đa hóa của các cá nhân
dẫn đến sự hiệu quả.
Cuối cùng, ta có thể sử dụng (3) và (1) hoặc (2) để viết lại điều kiện cho hiệu quả Pareto dưới
dạng chi phí biên tế như sau:
y
x
y
x
MC
MC
P

P
=
Hiệu quả Pareto đòi hỏi các mức giá có cùng tỷ lệ với chi phí biên tế và cạnh tranh đảm bảo thỏa
mãn điều kiện này. Đẳng thức này cho thấy tính hiệu quả đòi hỏi rằng chi phí gia tăng của mỗi loại
hàng hóa được thể hiện trong giá của nó.
Định lý nền tảng thứ hai của kinh tế học phúc lợi và lý giải tại sao lại có sự can thiệp của
Chính phủ
• Định lý nền tảng thứ hai của Kinh tế học phúc lợi:
Cộng đồng có thể đạt được bất kì phân bổ nguồn lực hiệu quả Paretto bằng cách phân bổ một
cách phù hợp sự trợ giúp ban đầu và sau đó để mọi người tự trao đổi với nhau theo mô hình hôp
Edgeworth. Nói chung, bằng cách phân phối lại thu nhập một cách phù hợp, sau đó không can
thiệp và để cho các thị trường hoạt động, chính phủ có thể đạt được bất kì điểm nào trên đường
khả năng hữu dụng.
Ý nghĩa của định lí này:
- Ít nhất trên lí thuyết, các vấn đề hiệu quả và tính công bằng trong phân phối có thể tách rời nhau
ra.
- Nếu cộng đồng xác định rằng sự phân phối nguồn lực hiện hành là không công bằng, thì cũng
không cần can thiệp vào giá thị trường và phá vỡ tính hiệu quả. Thay vào đó, cộng đồng chỉ cần
chuyển giao các nguồn lực giữa các thành viên bằng cách nào đó được cho là công bằng.
- Nếu các giả định của Định lí thứ nhất bị phá vỡ thì phân phối nguồn lực của thị trường tự do sẽ
không hiệu quả cũng như là không công bằng. Điều này được giải quyết bởi định lí thứ 2.
• Lý giải có sự can thiệp của Chính phủ

- Vẫn cần sự can thiệp của Chính phủ để thực hiện phân phối hữu dụng công bằng dù đã đạt được
phân phối hiệu quả Pareto. Tuy nhiên, CP không nên can thiệp trực tiếp vào giá cả thị trường và
tính hiệu quả của thị trường mà chỉ nên can thiệp gián tiếp nhằm phân phối lại thu nhập ban đầu
một cách phù hợp, và sau đó để cho thị trường hoạt động.
- Trong thực tế không phải lúc nào cũng có cạnh tranh hoàn hảo (vấn đề sức mạnh thị trường) và
không phải tất cả mọi thị trường đều có thể tồn tại hay còn gọi là thất bại thị trường. Thất bại thị
trường là cơ sở để CP can thiệp vào nền kinh tế. Tuy nhiên, CP chỉ nên can thiệp trong các trường

hợp mà sự can thiệp này dẫn đến hiệu quả cao hơn.
- Chương IV
HÀNG HÓA CÔNG VÀ CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ
Nắm vững định nghĩa về hàng hóa công thuần túy, các tính chất của hàng hóa công
• Định nghĩa hàng hóa công thuần túy:
- Khi hàng hóa công thuần túy được cung cấp, chi phí nguồn lực bổ sung của người khác để được
hưởng hàng hóa này là bằng không – sự tiêu thụ là không cạnh tranh.
- Ngăn cản người khác sử dụng hàng hóa này là rất tốn kém hay hoàn toàn không thực hiện được –
sự tiêu thụ là không loại trừ.
• Các tính chất của hàng hóa công:
- Mặc dù mọi người tiêu thụ cùng một lượng hàng hóa, sự tiêu thụ này không nhất thiết được đánh
giá ngang bằng nhau cho tất cả. Người ta có thể có quan điểm rất khác nhau về việc cho giá trị
của một loại hàng hóa dịch vụ công là tích cực hay tiêu cực (giá trị dương hay âm). Ví dụ: dịch vụ
lau rửa vệ sinh ở kí túc xá.
- Sự phân loại hàng hóa công là không mang tính chất tuyệt đối, nó phụ thuộc vào các điều kiện thị
trường và tình trạng công nghệ. Ví dụ: ngọn đèn hải đăng phát sáng, chỉ những con tàu được
trang bị thiết bị riêng thì mới nhận được tín hiệu từ hải đăng.
- Có thể xét tính công cộng của hàng hóa theo từng mức độ. Sự tiêu thụ của hàng hóa công không
thuần túy là có sự mở rộng của tính cạnh tranh và tính loại trừ. Trong thực tế không có nhiều ví dụ
của hàng hóa công thuần túy. Tuy nhiên, phân tích hàng hóa công thuần túy vẫn mang lại ý nghĩa
quan trọng đối với từng hoạt động của thị trường hiện tại. Việc phân tích hàng hóa công thuần túy
giúp ta hiểu được những vấn đề phải giải quyết đối với những người hoạch định chính sách công
cộng.
- Một hàng hóa thỏa mãn một phần định nghĩa hàng hóa công vẫn được xem là hàng hóa công.
Nghĩa là tính loại trừ và tính cạnh tranh không nhất thiết phải đi cùng với nhau. Ví dụ: Sự thưởng
thức quang cảnh ở bờ biển là không có sự cạnh tranh trong tiêu thụ và bình thường thì không có
tính loại trừ, nhưng nếu chỉ có 1 vài con đường dẫn vào bờ biển thì có tính loại trừ.
- Có nhiều thứ không được quy ước như hàng hóa nhưng lại có tính chất của hàng hóa công. Ví dụ:
Tính trung thực.
- Hàng hóa tư nhân không nhất thiết chỉ dành riêng cho khu vực tư nhân cung cấp. Có nhiều loại

hàng hóa tư nhân được cung cấp công cộng – các hàng hóa có tình tiêu thụ cạnh tranh và có tính
loại trừ được Chính phủ cung cấp. Hàng hóa công có thể do khu vực tư nhân cung cấp. Tóm lại,

nhãn hiệu tư nhân hay công cộng tự chúng không cho chúng ta biết được khu vực nào cung cấp.
Ví dụ: dịch vụ y tế và nhà cửa.
- Cung cấp công một loại hàng hóa không nhất thiết có nghĩa là nó được tạo ra từ khu vực công. Ví
dụ: dịch vụ thu gom rác.
Nêu điều kiện cung cấp hàng hóa công hiệu quả, so sánh điều kiện hiểu quả giữa hàng hóa
công và hàng hóa tư qua đồ thị và và công thức
• Điều kiện cung cấp hàng hóa công hiệu quả:
Giả sử Adam và Eva cùng thích xem biểu diễn pháo hoa. Sự thưởng thức pháo hoa của Eva
không làm giảm thưởng thức của Adam và ngược lại. Và cũng không loại trừ bất kỳ người nào ra
khỏi buổi trình diễn pháo hoa. Do vậy, buổi trình diễn pháo hoa là hàng hóa công.
Sự tiêu thụ pháo hoa của Adam (r) được tính trên trục hoành và giá của pháo hoa () theo trục
tung. Đường cầu của Adam đối với pháo hoa là .
Tương tự, đường cầu của Eva đối với pháo hoa là .
6
r mỗi năm
Loại dịch vụ được tạo ra từ buổi trình diễn pháo hoa là hàng hóa công nên phải tiêu dùng với
số lượng ngang bằng. Để tìm tổng thiện chí sẵn sàng chi trả, ta cộng mỗi mức giá mà mỗi người
20
45
20
2020
20
20
r mỗi năm
r mỗi năm
4
4

2
6
10
45


sàng chi trả cho số lượng hàng cho trước. Quá trình này được gọi là phép tính tổng theo chiều
dọc của các đường cầu của các cá nhân.
Số lượng pháo hoa hiệu quả được xác định tại điểm E – giao điểm của đường cung và đường
cầu- mức giá Adam và Eva sẵn sàng chi trả cho thêm mỗi quả pháo = chi phí biên tế để sản xuất
một quả pháo. Tính hiệu quả đòi hỏi rằng sự cung cấp hàng hóa công được mở rộng cho đến khi
đạt đến mức mà tại đó tổng giá trị thay thế biên tế trên đơn vị hàng hóa cuối cùng của mỗi người là
bằng chi phí biên tế.
Thiện chí chi trả cho mỗi quả pháo của Adam là tỷ lệ thay thế biên tế (), thiện chí chi trả cho
mỗi quả pháo của Eva là tỷ lệ thay thế biên tế ().
Tổng mức giá mà hai người sẵn sàng chi trả là + .
Trên quan điểm người sản xuất, giá vẫn thể hiện tỷ lệ chuyển đổi biên tế .
Cân bằng được xác định theo điều kiện:
+ = .
• So sánh điều kiện hiệu quả giữa hàng hóa công và hàng hóa tư:
Về mặt đồ thị:
Đối với hàng hóa tư, tất cả mọi người đều có MRS như nhau, nhưng mọi người có thể tiêu dùng
lượng hàng hóa khác nhau. Do vậy, các đường cầu được cộng theo chiều ngang;
1 f lá nho mỗi năm 2 f lá nho mỗi năm 3 f lá nho mỗi năm
Đối với hàng hóa công, mọi người tiêu dùng cùng một lượng hàng hóa nhưng người ta có thể có
MRS khác nhau. Do đó, để tìm tổng thiện chí cả nhóm sẵn sàng chi trả, ta cộng theo chiều dọc các
đường cầu.
(hình vẽ)
Về mặt công thức:
Đối với hàng hóa tư nhân, tính hiệu quả đòi hỏi rằng mọi người có cùng tỷ lệ thay thế biên tế và

bằng tỷ lệ chuyển đổi biên tế.

= =
Đối với hàng hóa công thuần túy, tổng tỷ lệ thay thế biên tế bằng tỷ lệ chuyển đổi biên tế.
+ = .

Đọc kỹ và phân tích giáo dục có phải là hàng hóa công hay không. Giải thích tại sao Chính
phủ lại tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục chứ không để cho thị trường cung cấp.
Kinh nghiệm nào về chi tiêu giáo dục ở Mỹ có thể học tập qua bài học này
• Giáo dục có phải là hàng hóa công hay không?
Giáo dục theo một nghĩa nào đó mang tính chất công, tuy nhiên xét trên phương diện sử dụng
thì mức phí cho giáo dục không hoàn toàn do nhà nước trợ cấp mà còn có đóng góp của những
học viên. Nghĩa là nó có tính cạnh tranh. Đồng thời, với mỗi trường học sẽ có giới hạn về số lượng
cho nên không phải toàn bộ mọi người đều có thể tham gia vào cùng 1 trường hay một khóa học,
có nghĩ là nó có tính loại trừ. Do vây, giáo dục là hàng hóa tư mang tính chất công.
• Chính phủ phải tham giá tích cực vào sự nghiệp giáo dục và không để cho thị trường
cung cấp vì:
o tính hiệu quả kinh tế:
 Giáo dục là hàng hóa công làm tăng phúc lợi của sinh viên bằng cách tăng khẳ năng
tạo ra thu nhập của họ hay tổng thể hơn là tăng khả năng quan hệ với cuộc sống.
 Khi chi phí đi lại cao thì các trường học địa phương có một ít yếu tố độc quyền, đặc
biệt là ở vùng sâu.
 Các trường học có thể là nguồn sức mạnh đối với sự xã hội hóa. Giáo dục cung cấp
con đường để truyền bá các chính sách làm cho các công dân chấp nhận chính phủ
của họ và từ đó đóng góp cho sự ổn định chính trị của xã hội.
o tính công bằng:
 Giáo dục công cộng tạo ra vốn con người đồng thời khắc sâu ghi nhớ niềm tin vào
hệ thống chính trị hiện hành. Do đó, chính phủ không những cung cấp giáo dục mà
còn tạo ra giáo dục.
 Nếu để cho thị trường cung cấp giáo dục mà không có sự tham giá tích cực của nhà

nước thì sẽ xảy ra tình trạng có người có năng lực nhưng không có đủ điều kiện để
đi học. Do đó, xã hội sẽ bị tổn thất to lớn do không sử dụng được chất xám của
những người này. Vì vậy, để tạo ra sự công bằng trong lĩnh vực giáo dục, nhà nước
có trách nhiệm cung cấp loại hàng hóa này cho xã hội đến một mức nhất định nào
đó.
• Kinh nghiệm rút ra từ chi tiêu giáo dục ở Mỹ:
Các trường học sẽ khá hơn nếu buộc phải cạnh tranh với nhau để thu hút sinh viên. Các
trường công sẽ hoạt động theo hiến chương, hiến chương này sẽ đảm bảo giữ các trường hoạt
động theo tiêu chuẩn Quốc gian, nhưng đồng thời được tự do trong các thử nghiệm và được độc
lập trong các quyết định chi tiêu và thuê mướn nhân lực.
Kế hoạch nâng cao chất lượng trường công bằng cách tạo điều kiện cho các trường cạnh
tranh với nhau. Người nhận trợ cấp (sinh viên, gia đình sv) được gia tăng giới hạn lựa chọn
trường học thông qua hệ thống hóa đơn trợ cấp. Với phương pháp này, các hỗ trợ tài chính được



!
"
#
$
%
&
'
(


)*

cung cấp trực tiếp cho sinh viên chứ không cho các trường học. Mỗi sinh viên được cấp cho một
hóa đơn trả học phí có thể trang trải cho các trường học chất lượng mà gia đình của sinh viên

thích nhất. Các trường học tồi sẽ có ít học viên tham gia và buộc phải đóng cửa, đồng thời các
thầy cô giáo chưa đủ chuyên môn sẽ bị ra khỏi trường học.
Chương V
NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Khái niệm và định nghĩa về ngoại tác. Mô tả đồ thị ngoại tác, tính chất của ngoại tác
• Định nghĩa ngoại tác:
Khi hoạt động của một chủ thể (một cá nhân hay công ty) tác động trực tiếp lên phúc lợi của
các chủ thể khác bằng những cơ chế nằm ngoài thị trường, tác động này được gọi là ngoại tác.
• Mô tả đồ thị ngoại tác:
Giả sử anh Bart đang điều hành một nhà máy và thải chất bẩn vào một con sông (không có ai
là chủ sở hữu). Cô Lisa sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông. Hoạt động của anh Bart trực tiếp
làm cho cô Lisa thiệt hại chứ không phải từ sự thay đổi giá cả. nguồn nước sạch cũng là yếu tố
đầu vào của quá trình sản xuất của nhà máy.
Trục hoành thể hiện quy mô đầu ra Q do nhà máy anh Bart sản xuất, trục tung đo số tiền bằng
đôla.
Đường MB cho thấy lợi ích biên tế của anh Bart đối với mỗi mức sản xuất đầu ra (lợi ích biên
tế giảm dần khi sản phẩm đầu ra tăng).
MPC là chi phí tư nhân biên tế, tăng cùng với sản lượng đầu ra.
MD là thiệt hại biên tế của chị Lisa do ô nhiễm với mỗi mức sản xuất đầu ra.
$
Anh Bart quyết định sản xuất khi lợi ích biên tế vượt quá chi phí biên tế đối với anh ta. Có nghĩa là
anh Bart sản xuất toàn bộ mức sản lượng của mình để MB vượt quá MPC nhưng sẽ không sản
xuất khi MPC vượt quá MB. Do đó, anh ta sản xuất đến mức là nơi MPC cắt MB.
Chi phí biên tế đối với xã hội: MSC = MPC + MD.
)*



!



Tính hiệu quả từ quan điểm xã hội đòi hỏi chỉ sản xuất các đơn vị sản phẩm đầu ra mà MB lớn
hơn MSC. Do đó, đầu ra nên là , là nơi MSC cắt MB.
Khi sản xuất đầu ra cắt giảm từ xuống , anh Bart sẽ mất đi lợi nhuận, đó là khoảng cách giữa
MB và MPC đối với mỗi đơn vị sản phẩm bị cắt giảm. Đây là diện tích hình dgc. Chị Lisa thu được
lợi ích là bằng số lượng thiệt hại biên tế liên quan đến mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra, là khoảng cách
thẳng đứng giữa MD và trục hoành, đó là diện tích hình abfe.
Mặt khác, diện tích abfe bằng diện tích cdgh (khoảng cách thẳng đứng giữa MSC và MPC là
MD).
Do vậy, xã hội sẽ thu được khoản lợi thuần bằng hiệu số giữa cdgh và dcg, là diện tích dhg.
• Tính chất của ngoại tác:
Khi có ai đó là chủ sở hữu nguồn lực, giá của nguồn lực thể hiện giá trị của những sử dụng
thay thế khác của nó. Do đó, nguồn lực được sử dụng hiệu quả. Ngược lại, nguồn lực có sở hữu
chung sẽ bị lạm dụng do không ai có động cơ tiết kiệm trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
- Ngoại tác có thể được tạo ra bởi người tiêu dùng cũng như các công ty.
- Ngoại tác có bản chất tương hỗ. Điều này còn phụ thuộc vào chi phí của các phương án thay thế
sử dụng của mỗi hoạt động.
- Ngoại tác có thể là tích cực.
- Hàng hóa công có thể xem như một dạng đặc biệt của ngoại tác. Khi một cá nhân tạo ra một ngoại
tác tích cực với tác động hoàn toàn lên mọi thành viên trong nền kinh tế, ngoại tác là hàng hóa
công thuần túy.
Nắm định lý Coase, mô tả đồ thị, nêu các giả định và phát biểu định lý, các ứng xử tư nhân
đối với ngoại tác qua định lý Coase
• Mô tả đồ thị:
Giả sử quyền sở hữu dòng sông được chỉ định cho anh Bart. Việc chị Lisa và anh Bart mặc cả
thương lượng với nhau là không tốn kém. là mức sản lượng hiệu quả.
$

Anh Bart sẽ sẵn sàng không sản xuất một số đơn vị sản phẩm đầu ra chỉ khi nào nhận được
khoản tiền lớn hơn khoản thu gia tăng thuần từ sản xuất đơn vị sản phẩm đó: (MB – MPC).

Mặt khác, chị Lisa sẵn sàng chi trả cho anh Bart để anh này không sản xuất số đơn vị sản
phẩm khi khoản chi trả này bé hơn thiệt hại biên tế đối với chị: MD.
Do đó, cuộc thương lượng xảy ra khi MD > (MB – MPC).
Phía bên phải của , tại mọi mức sản xuất đầu ra: (MB – MPC)0 và MD>0 => MD > (MB –
MPC). Đây là phạm vi của cuộc thương lượng.
Từ bên trái của , tại mọi mức sản xuất đầu ra MD < (MB – MPC).Ở đây không xảy ra cuộc
thương lượng.
Do đó, là mức sản xuất hiệu quả. Bất kể lợi ích của cuộc thương lượng được chia sẻ như thế
nào thì sản xuất sẽ dừng lại ở .
Giả sử ngược lại là chị Lisa được giao quyền sở hữu dòng nước. Chị Lisa sẽ chấp nhận một
mức ô nhiễm mà khoản tiền nhận được lớn hơn thiệt hại biên tế (MD), anh Bart sẵn sàng chi ra
khoản tiền nhỏ hơn giá trị (MB – MPC). Tương tự, cả hai bên cùng có động lực đạt đến thỏa thuận
chị Lisa bán cho anh Bart quyền được sản xuất tại .
• Các giả định:
- Chi phí để thương lượng đối với cả hai bên là thấp, hoặc bằng 0.
- Chủ sở hữu của các nguồn lực có thể xác định nguồn gây thiệt hại cho tài sản của họ và có
thể ngăn chặn một cách hợp pháp.
• Phát biểu định lý
Với các điều kiện giả thiết trên, một khi quyền sở hữu được thiết lập, chính phủ không cần can
thiệp để đối phó với ngoại tác.
Định lý Coase là thích hợp cho các trường hợp trong đó chỉ có một vài bên liên quan và các
nguồn của ngoại tác được xác định đầy đủ.
• Các ứng xử tư nhân đối với ngoại tác:
Với sự hiện diện của ngoại tác, vấn đề phân bố nguồn lực không hiệu quả sẽ nổi lên nếu
không có biện pháp tác động. Trong các trường hợp trong đó, các cá nhân - khi hoạt động dựa
trên quyền lợi của mình - có thể tránh được ngoại tác xảy ra bằng cách:
- Mặc cả thương lượng (như phân tích ở trên)
- Nội bộ hoá bằng cách kết hợp lại các bên liên quan. Như ví dụ ở trên, nếu Bart và Lisa cùng
kết hợp hoạt động của họ lại thì lợi nhuận từ doanh nghiệp liên kết của hai người sẽ cao hơn tổng
lợi nhuận của từng cá nhân khi họ không có sự kết hợp

Trình bày mô hình thuế và trợ cấp Pigou trong trường hợp ngoại tác tiêu cực, nắm định
nghĩa, mô tả đồ thị, xác định thuế/trợ cấp bằng đồ thị
• Định nghĩa thuế Pigou:
Thuế Pigou là loại thuế áp lên mỗi đơn vị sản xuất đầu ra của người gây ô nhiễm với quy mô
bằng thiệt hại biên tế mà nó tạo ra tại mức sản xuất đầu ra hiệu quả.
• Mô tả đồ thị

!


*&%
)*
+

%
&

,# /"/"0#1


!


*&%
)*
2
%
3&45#1
"
$

&

Trước thuế, mức hiệu quả là , là giao điểm của MPC và MB. Tại đó, người sản xuất tối đa hóa
được lợi nhuận.
Thiệt hại biên tế tại mức sản xuất đầu ra hiệu quả là khoảng cd. Đây là thuế Pigou.
$
Nếu anh Bart bị áp dụng thuế trên mỗi đơn vị sản xuất đầu ra, đồ thị chi phí biên tế của anh
Bart được xác định bằng cách cộng thêm cd vào MPC tại mỗi mức sản xuất đầu ra. Thuế làm tăng
chi phí biên tế hiệu quả của anh Bart, đối với mỗi đơn vị sản phẩm, anh ta phải chi trả cho các nhà
cung cấp đầu vào (đo bằng MPC) và cho người thu thuế (đo bằng cd). Do đó, MPC dịch chuyển
lên thẳng đứng một khoảng bằng cd. Khi đó, mức sản lượng đầu ra hiệu quả là (điểm giao nhau
giữa MB và MPC + cd).
Với mức sản lượng là , thuế cd đôla trên một đơn vị sản xuất đầu ra, tổng số thuế thu được là
cd * bằng diện tích cdij.
• Định nghĩa Trợ cấp Pigou:
Trợ cấp Pigou là một khoảng chính phủ trợ cấp cho người gây ô nhiễm để giảm một đơn vị
sản phẩm và đạt sản lượng hiệu quả.
• Mô tả đò thị Trợ cấp Pigou
Giả sử Chính phủ công bố sẽ chi cho người sản xuất một khoản trợ cấp là cd cho mỗi đơn vị sản
phẩm không sản xuất. Đồ thị chi phí biên tế là MPC + dc.
$

6#"7&8
'


!)!*!
!
!


Tại : + Lợi ích biên tế tại mức sản xuất là ge – khoảng cách giữa MB và trục hoành.
+ Chi phí biên tế là ek tổng số tiền người sản xuất trả cho các đầu vào (MPC) và khoản
trợ cấp cd để từ bỏ sản xuất.
Khi đó chi phí biên tế vượt quá lợi ích biên tế (ek > ge) thì việc sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm cuối cùng không có ý nghĩa lợi ích, thay vào đó là người sản xuất có thế ngưng sản xuất và
nhận trợ cấp. Do đó, người sản xuất giảm sản lượng từ đến . Tất cả các mức đầu ra bên phải của
, tổng chi phí biên tế tư nhân và trợ cấp là lơn hơn lợi ích biên tế.
Tại tất cả các điểm bên trái , tổng chi phí cơ hội MPC+cd nhỏ hơn lợi ích biên tế. Tại đây mang
lại giá trị lớn hơn cho người sản xuất ngay cả khi họ từ bỏ nhận trợ cấp.
Do đó, là mức sản xuất đầu ra hiệu quả.
Khi người gây ô nhiễm từ bỏ không sản xuất để nhận trợ cấp: ch là đợn vị sản xuất đầu ra với
trợ cấp cd trên mỗi đơn vị sản xuất đầu ra đó, thì tổng trợ cấp người sản xuất nhận được là cd*ch
(diện tích cdfh).
Ngoại tác tích cực – cho thí dụ ngoại tác tích cực và trình bày mô hình trợ cấp ngoại tác tích
cực, phân biệt các chính sách khi có ngoại tác tiêu cực và ngoại tác tích cực
• Ví dụ ngoại tác tích cực và trình bày mô hình trợ cấp ngoại tác tích cực
Giả sử một công ty thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D), đồ thị lợi ích biên tế tư nhân ( MPB)
và chi phí biên tế (MC)
$

Công ty chọn mức hoạt động tại , là nơi MC = MPB.
Giả sử rằng R&D làm cho các công ty khác sản xuất được sản phẩm rẻ hơn, và các công ty
này không trả tiền cho việc sử dụng thành tựu nghiên cứu khoa học.
Khi đó, lợi ích biên tế đối với các công ty khác cho mỗi lượng nghiên cứu là MEB (lợi ích biên
tế ngoại vi). Lợi ích biên tế xã hội của nghiên cứu là tổng của MPB và MEB, thể hiện là MSB.
Tính hiệu quả đòi hỏi chi phí biên tế và lợi ích biên tế xã hội phải bằng nhau, điều này xảy ra tại
. Do vậy R&D được cung cấp ít hơn cần thiết. Nếu công ty muốn sản xuất từ đến thì công ty phải
chịu phí tổn ab và công ty bị lỗ. Do đó, xã hội phải trợ cấp bằng với lợi ích ngoại vi biên tế tại điểm
tối ưu là khoảng cách của ab thì công ty sẽ sản xuất hiệu quả.
Vậy khi một công ty hay cá nhân tạo ra ngoại tác tích cực, thị trường sẽ cung cấp ít hơn (dưới

mức cần thiết) lượng hàng hóa dịch vụ đang xét, nhưng một khoản trợ cấp phù hợp sẽ cải thiện
được tình hình.
• Phân biệt các chính sách khi có ngoại tác tích cực và ngoại tác tiêu cực:
- Khi có ngoại tác tiêu cực, chính phủ sẽ đánh vào nhà sản xuất hay người gây ô nhiễm một khoản
thuế để giảm ngoại tác, gọi là thuế Pigou; hoặc chính phủ sẽ trợ cấp cho nhà sản xuất để họ giảm
sản xuất nhằm giảm thiểu việc gây ô nhiễm, gọi là trợ cấp Pigou.
- Khi có ngoại tác tích cực, chính phủ sẽ trợ cấp cho nhà sản xuất để bù đắp sự thiếu hụt sản phẩm
trên thị trường, giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn.
Chương VI
PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN ĐIỂM.
Nêu các giả thuyết và trình bày mô hình phân phối thu nhập tối ưu, vẽ đồ thị và phân tích đồ
thị mô hình
• Các giả định mô hình phân phối thu nhập tối ưu
- Các cá nhân có các hàm hữu dụng đồng nhất và các hàm này chỉ phụ thuộc vào thu nhập của
họ.
- Các hàm hữu dụng này thể hiện sự phân biệt hữu dụng biên tế của thu nhập – như thu nhập
của các cá nhân tăng lên, họ sẽ trở nên sung túc hơn nhưng ở tốc độ giảm dần.
- Tổng số thu nhập có thể có được là cố định.
• Trình bày mô hình phân phối thu nhập tối ưu
9:%;#'7/0&<(/(
9:%;#'7/0&<=

'
&
%
(
$
>?
>
""@5&<=

""@5&<(/(

Nếu trong xã hội có n thành viên và hữu dụng của thành viên thứ i là , khi đó phúc lợi xã hội W
là một hàm nào đó của các hữu dụng cá nhân:
W = F(, , …, )
Đôi khi hàm này được xem là hàm vị lợi phúc lợi xã hội. Giả thiết rằng, tăng lên một nào đó,
các yếu tố khác không đổi thì W sẽ tăng.
Ta xét trường hợp đặc biệt của hàm trên:
W = + + … +
Ở đây phúc lợi xã hội đơn giản là tổng các hữu dụng của các cá nhân. Hàm này được xem là hàm
cộng vào phúc lợi xã hội.
Giả sử mục tiêu của Chính phủ là tối đa hóa giá trị của W và với 3 giả định trên, Chính phủ sẽ
phải phân phối lại thu nhập để đạt được sự bình đẳng hoàn toàn.
Để chứng minh nhận định này, ta tiếp tục giả sử xã hội chỉ gồm hai người là Peter và Paul.
Khoảng nằm ngang OO’ đo tổng số thu nhập có thể có được trong xã hội. Thu nhập của Peter
và Paul được bắt đầu đo lần lượt từ O’ và O.
Hữu dụng biên tế thu nhập của Paul được đo theo đường thẳng đứng, bắt đầu từ điểm O.
Theo giả định 2, hữu dụng biên tế thu nhập của Paul là đường dốc xuống dưới - .
Hữu dụng biên tế thu nhập của Peter được đo bằng đường thẳng đứng, bắt đầu từ điểm O’.
Theo giả định 2, hữu dụng biên tế thu nhập của Peter là đường dốc xuống dưới - .

Vì Paul và Peter có hàm hữu dụng đồng nhất (giả định 1) nên là tấm gương phản chiếu của .
Giả sử, thu nhập lúc đầu của Paul là Oa và của Peter là O’a. Lấy từ Peter ab đôla và chuyển
cho Paul. Điều này sẽ làm cho Peter nghèo đi và Paul sung túc lên.
Khi đó, hữu dụng của Paul sẽ tăng lên bằng diện tích abfe và hữu dụng của Peter giảm xuống
bằng diện tích abdc. Vì diện tích abfe lớn hơn diện tích abdc nên tổng hữu dụng của họ tăng lên
bằng (abfe – abdc) và bằng diện tích cefd.
Vậy chừng nào còn bất bình đẳng trong thu nhập thì còn bất bình đẳng trong hữu dụng biên tế
và tổng các hữu dụng có thể được tăng lên qua việc phân phối thu nhập cho người nghèo. Chỉ có
tại điểm thì ở đó thu nhập và hữu dụng bằng nhau, và phúc lợi được tối đa hóa, sự bình đẳng về

thu nhập được thực hiện.
Nêu các hàm liên quan đến thuyết vị lợi xã hội, các quan điểm về phân phối thu nhập
• Các hàm liên quan đến thuyết vị lợi xã hội:
- Hàm vị phúc lợi xã hội: Nếu trong xã hội có n thành viên và hữu dụng của thành viên thứ i là , khi
đó phúc lợi xã hội W là một hàm nào đó của các hữu dụng cá nhân:
W = F(, , …, )
Đôi khi hàm này được xem là hàm vị lợi phúc lợi xã hội. Giả thiết rằng, tăng lên một nào đó,
các yếu tố khác không đổi thì W sẽ tăng.
Ta xét trường hợp đặc biệt của hàm trên:
W = + + … +
Ở đây phúc lợi xã hội đơn giản là tổng các hữu dụng của các cá nhân. Hàm này được xem là hàm
cộng vào phúc lợi xã hội. Theo đó xã hội không thiên vị đối với việc phân phối các hữu dụng.
- Tiêu chuẩn tối đa tối thiểu: phúc lợi xã hội chỉ phụ thuộc vào hữu dụng của người nào có hữu
dụng thấp nhất (Min).
W = Min (, , …, )
Mục tiêu là tối đa hóa hữu dụng cho người có hữu dụng nhỏ nhất. Tiêu chuẩn tối đa hóa nói
lên rằng phân phối thu nhập phải công bằng một cách hoàn hảo, trừ khi tới mức trệch hướng ra
khỏi bình bẳng sẽ làm tăng phúc lợi cho người nghèo.
• Các quan điểm về phân phối thu nhập:
- Các quan điểm mang tính vị lợi:
+ quan điểm dựa trên thuyết vị lợi giản đơn ()
+ quan điểm dựa trên tiêu chuẩn tối đa tối thiểu (quản điểm của John Rawl)
+ quan điểm dựa trên phân phối lại thu nhập hiệu quả Pareto.
PP lại thu nhập hiệu quả Pareto: Nếu hữu dụng của mỗi cá nhân chỉ phụ thuộc vào thu
nhập của chính bản thân người đó thì sự phân phối lại sẽ không bao giờ là một sự cải thiện

Pareto. Tuy nhiên, nếu những nều có thu nhập cao có lòng vị tha (tức hữu dụng của họ không
chỉ phụ thuộc vào thu nhập của họ mà còn phụ thuộc vào thu nhập của những người nghèo)
thì phân phối lại có thể thực sự là sự cải thiện pareto. Theo đó, pp lại thu nhập là công bằng
như hàng hoá công – mọi người nhậ được sự hữu dụng từ việc thu nhập được phân phối một

cách bình đẳng, nhưng sự ép buộc của chính phủ là cần thiết để đạt được sự phân phối lại.
- Các quan điểm phi chủ nghĩa cá nhân:
+ Plato đã lập luận rằng trong một xã hội tốt, tỷ lệ thu nhập của người giàu so với người nghèo
phải ở mức cao nhất là 4:1. Quan hệ chặt chẽ với quan điểm này là quan điểm cho rằng bất bình
đẳng tự thân nó không được mong muốn.
+ Tobin đã khuyến nghị rằng chỉ có các hàng hóa đặc biệt là phải được phân phối công bằng.
Quan điểm này đôi khi được gọi là chủ nghĩa bình quân hàng hóa.
- Một số quan điểm khác:
+ Phân phối thu nhập công bằng được xác định bằng quá trình sinh ra thu nhập. Vì thế, nếu quá
trình tạo ra thu nhập là công bằng thì không có cơ hội cho sự phân phối lại thu nhập được tài trợ
bởi chính phủ.
+ Một lập luận chống lại chính sách phân phối lại thu nhập của chính phủ là: với sự linh động xã
hội hợp lí, việc phân phối lại thu nhập không phải là của một sở thích đạo đức riêng biệt.
Nhận diện phạm vi tác động của chi tiêu lên phân phối thu nhập, các chương trình chi tiêu
tác động lên phân phối thu nhập như thế nào? Liên hệ với Việt Nam Phạm vi tác động của
chi tiêu lên phân phối thu nhập:
- Các tác động liên quan đến giá cả: bất kỳ một chương trình nào của chính phủ làm tăng lên chuỗi
thay đổi giá cả có tác động đến thu nhập của mọi người ở cả hai chức năng tiêu thụ hàng hóa và
cung ứng các đầu vào.
+ Sử dụng chương trình làm tăng giá của loại hàng hóa liên quan mà bạn tiêu dùng nhiều sẽ
làm cho bạn bị nghèo đi.
+ Một chương trình làm tăng giá có liên quan đến yếu tố mà bạn cung cấp sẽ làm cho bạn
sung túc hơn.
Sẽ khó để truy tìm tất cả các nguồn gốc của những thay đổi giá cả đó, vì vậy các nhà kinh tế
nhìn chung chỉ tập trung vào giá cả trên thị trường có tác động trực tiếp.
- Hàng hóa công: chi tiêu quan trọng của chính phủ là dành cho hàng hóa công. Thị trường không
ép buộc mọi người phải biểu lộ việc họ lượng giá hàng hóa công là bao nhiêu. Tuy nhiên chúng ta
cũng cần phải biết để xác định được tác động của nó đối với phân phối thu nhập. Ở đây, Menchick
đã sử dụng hai giả định khác nhau là: tỷ lệ phần lợi ích của mỗi gia đình là tương ứng với tỷ lệ thu
nhập của họ, tỷ lệ phần lợi ích của mỗi gia đình là cân đối tỷ lệ với số lượng thành viên trong gia

đình. Kết quả đưa ra là có ảnh hưởng mạnh từ các giả định.
- Đánh giá các chuyển nhương hiện vật: nhiều chương trình của chính phủ đã cung cấp các hàng
hóa và dịch vụ thay vì bằng tiền. Những người nhận trợ cấp không được bán lại những hàng hóa

9
A
B

.&CD"5"1E/&"1/"E#

!

D


E&"F#"G2"E&/1#/"E#

và dịch vụ này một cách hợp pháp. Nếu những người được nhận trợ thích tiêu dùng ít hơn, thì giá
trị của chuyển nhượng hiện vật nhỏ hơn giá thị trường.
Đánh giá các chuyển nhượng hiện vật bằng đồ thị
Chuyển nhượng hiên vật là một chính sách trợ cấp của chính phủ dành cho người nghèo các
loại tem phiếu thực phẩm, thuốc men và nhà ở công cộng, … thông qua các luật cụ thể. Tuy nhiên,
người giàu và trung lưu cũng sẽ được hưởng lợi từ các chuyển nhượng hiện vật.
Không giống các hàng hóa công thuần túy, các chuyển nhượng hiện vật không được tất cả mọi
người tiêu thụ. Vì vậy, khó ước lượng được giá trị của nó với những người được hưởng. Ở đây, ta
đánh giá thông qua việc phân tích chính sách trợ cấp của chính phủ bằng tiền và hiện vật.
Xét Jones – một người nhận trợ cấp phúc lợi điển hình, thu nhập hàng tháng là 300 đôla giữa
pho mát và “các loại hàng hóa khác”. Giá thị trường của pho mát là $2/1 cân Anh và đơn vị “các
hàng hóa khác” là $1/1 đơn vị. Tiêu dùng của Jones đối với pho mát được đo trên trục hoành và
“các hàng hóa khác” được đo trên trục tung. Ngân sách giới hạn là AB.

Giả sử Jones tối đa hóa hữu dụng và sẽ tiêu dùng gói gồm: 260 đơn vị “cá loại hàng hóa khác”
và 20 cân Anh pho mát.
+ TH1: Chính phủ trợ cấp cho Jones 60 cân Anh pho mát mỗi tháng và cô ta bị ngăn cấm
không được bán lại trên thị trường.

Trước khi có chuyển nhượng: đường ngân sách giới hạn là AB và mức hữu dụng tối đa : 20
cân Anh và 260 đơn vị hàng hóa khác.
Khi chính phủ trợ cấp: Jones có thể tiêu thụ 60 cân Anh nhiều hơn trước đây. Ngân sách giới
hạn của cô ta chuyển dịch 60 đơn vị về phía phải của mỗi điểm trên đoạn AB, nhận được AFD là
đường cong U, tiếp xúc tại F. Tại đó, Jones tiêu dùng cao hơn trước: pho mát là 60 và “các hàng
hóa khác” là 300 vì Jones đã dùng số tiền đáng lẽ phải mua pho mát để mua “các hàng hóa khác”
nhiều hơn.
+ TH2: chính phủ sẽ cho cô tiền ngang bằng giá trị thị trường của 60 cân Anh pho mát là 120
đôla (=60 cân Anh x 20 đôla/1 cân Anh). Khi đó đường ngân sách dịch chuyển 120 đơn vị về phía
phải trên đoạn AB là đường HD, chuyển nhượng bằng tiền sẽ cho phép cô ta sẽ sử dụng dài theo
đoạn HF.
Jones tối đa hóa hữu dụng tại : 340 “hàng hóa khác” và 40 cân Anh pho mát. Do đó:
- Theo chương trình chuyển nhượng bằng tiền, Jones tiêu thụ pho mát ít đi và “các hàng hóa khác”
nhiều hơn so với chương trình cấp phát pho mát.
- 120 đôla giá trị của pho mát không làm cho Jones sung túc bằng 120 đôla thu nhập bằng tiền,vì
nằm trên đường bang quan cao hơn điểm F.
Vậy chuyển nhượng bằng hiện vật cho mức hữu dụng thấp so với chuyển nhượng bằng tiền.
Chương VII:
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ TRONG ĐẦU TƯ CHI TIÊU CÔNG.
Nắm vững các chỉ tiêu đánh giá chi phí lợi ích trong lựa chọn chính sách chi tiêu công –
Trong mỗi trường hợp đưa ra tiêu chuẩn để cho một dự án được thừa nhận. Phân tích các
hạn chế của từng chỉ tiêu/tiêu chuẩn lựa chọn chính sách chi tiêu công và tiêu chuẩn nào
được cho là đáng tin cậy nhất
• Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích trong lựa chọn chính sách chi tiêu công:
o Giá trị hiện tại

Gọi:
- B
0
và C
0
lần lượt là lợi ích và chi phí ban đầu của dự án.
- B
i
và C
i
lần lượt là lợi ích và chi phí của dự án tại năm thứ i (i=1, 2, …,T)
- lợi tức ròng của dự án = B
i
- C
i
- r: là tỷ lệ chiết khấu của dự án
Hầu hết các dự án đều có lợi tức ròng phát sinh trong một khoảng thời gian. Do đó, giá trị hiện tại
của dòng lợi tức ròng (PV) là:

PV = B
0
– C
0+ + +……+
Tiêu chuẩn để 1 dự án được thừa nhận:
- 1 dự án chỉ được thừa nhận khi giá trị hiện tại của nó là dương;
- Khi 1 trong 2 dự án đc lựa chọn, dự án được ưa thích hơn là dự án có giá trị hiện tại cao hơn;
Hạn chế:
Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu khác nhau có thể đưa đến những kết luận trái ngược
nhau. Theo đó, r càng gần với chi phí cơ hội thực tế của công ty càng tốt.
Dù vậy, tiêu chuẩn giá trị hiện tại vẫn đc ưa thích hơn.

o Suất sinh lời nội bộ (hay tỷ lệ hòan trả nội bộ) là tỷ lệ chiết khấu sẽ tạo ra giá trị hiện
tại của dự án đúng bằng không.
Gọi:
- p: là suất sinh lời nội bộ
- B
i
là lợi ích của năm thứ i (i=1T)
- C
i
là chi phí của năm thứ i (i=1T)
Khi đó, suất sinh lời nội bộ (p) là:
B
0
– C
0+ + +……+ = 0
Tiêu chuẩn để 1 dự án được thừa nhận:
- 1 dự án chỉ được thừa nhận khi có suất sinh lời nội bộ vượt quá chi phí cơ hội của vốn;
- Nếu cả 2 dự án loại trừ nhau được thừa nhận thì chọn dự án có suất sinh lời nội bộ cao hơn.
Hạn chế:
Suất sinh lời nội bộ p tính đến quy mô của dự án. Khi các dự án khác biệt về quy mô thì dựa vào suất
sinh lời nội bộ có thể dẫn đến những quyết định xấu. Ví dụ: dự án X có chi phí 100 $ và sinh lợi sau
một năm là 110$, do đó p = 10%. Dự án Y có chi phí là 1000$ và thu lợi một năm sau là 1080$, nên
p=8%. Với đk chi phí cơ hội của vốn là 6%. Dựa vào SSLNB, X được ưa thích hơn, nhưng thực tế,

công ty chỉ tạo ra đc 4$ lợi nhuận nếu theo dự án X, trong khi dự án Y tạo ra 20$ lợi nhuận. Do đó,
tiêu chuẩn giá trị hiện tại có thể cho câu trả lời chính xác đối với các dự án có quy mô khác nhau.
o Tỷ lệ lợi ích – chi phí:
Gọi:
- B
0

, B
1,
B
2,… ,
B
T
là dòng lợi ích của dự án
- C
0,
C
1,
C
2,…,
C
T
là dòng chi phí của dự án
Khi đó, giá trị hiện tại của lợi ích là: B = B
0 + + +……+
Và hiện giá của dòng chi phí là: C = C
0 + + +……+
Tỷ lệ lợi ích – chi phí khi đó là B/C
Tiêu chuẩn để 1 dự án được thừa nhận:
- Một dự án chỉ được thừa nhận khi B/C > 1.
Hạn chế:
tiêu chuẩn tỷ lệ lợi ích chi phí đôi khi không có nhìêu ý nghĩa bởi vì luôn có một sự nhập nhằng cố
hữu trong việc tính toán tỷ lệ lợi ích và chi phí, lợi ích đc xem là chi phí âm và ngược lại. Do đó, chỉ
cần bằng việc phân loại lợi ích và chi phí một cách chủ quan, ng ta có thể tạo ra một tỷ lệ lợi ích chi
phí cao một cách tùy tiện. Trong khi tiêu chuẩn giá trị hiện tại lại dựa vào sự khác nhau giữa lợi ích
và chi phí chứ hok phải là tỷ lệ của chúng, do đó có thể tránh đc tình trạng gian lận nêu trên.
• Tiêu chuẩn được cho là đáng tin cậy nhất:

SSLNN và B/C có thể dẫn tới suy luận sai, và chỉ có tiêu chuẩn giá trị hiện tại là đáng tin cậy nhất.
Trình bày phân tích trò chơi chi phí – lợi ích – Nêu thí dụ tình huống và phân tích từng tình
huống
• Phân tích trò chơi chi phí lợi ích
o Trò chơi chuỗi - phản ứng:
Là việc tính toán thêm vào những thay đổi lợi nhuận mà thực sự chỉ là những dịch chuyển (di
chuyển từ lĩnh vực/ngành, người này sang lĩnh vực ngành người khác).

VD: nếu chính phủ xây dựng một con đg, các lợi ích ban đầu là giảm chi phí giao thông cho các cá
nhân và công ty. Cùng lúc đó, lợi nhuận of các khách sạn nhà hàng trạm xăng… sẽ tăng. Điều này
dẫn đến tăng lợi nhuận of các ngành công nghiệp địa phương như chế biến thực phẩm, sx khăn trải
giường, dầu khí …. Tuy nhiên, việc tính toán này bỏ qua một thực tế là dự án có thể đem lại những
lỗ lã cũng như lợi nhuận. Sau khi con đg đc xây xong, lợi nhuận của ngành tàu điện giảm sút do
hành khách quay lại sử dụng xe hơi. Việc sử dụng xe hơi sẽ làm giá xăng dầu tăng gây thiệt hại cho
ng tiêu thụ xăng dầu. Như vậy, tính nhất quán đòi hỏi nếu lợi nhuận thứ hai được tính đến thì những
mất mát thứ hai cũng cần đc tính đến.
o Trò chơi lao động:
Là việc lập luận rằng một dự án nào đó phải được thực hiện bởi vì nó tạo ra tất thảy việc làm, nghĩa
là tiền công của các công nhân được xem như là lợi ích của dự án. Tuy nhiên điều này là vô lý vì tiền
công đc xem là chi phí của dự án chứ không phải lợi ích trong hạch toán.
VD: Trong một vài năm trc đây, thượng nghị sĩ bang Califonia, Dianne Feinstein dứt khoát cho rằng
phải thực hiện chương trình bom B-2 chỉ vì nhầm lẫn giữa chữ quỹ lương – payroll và lượng chất
nổ - payload)
o Trò chơi tính gấp đôi
Là việc lợi ích của một dự án được tính bằng tổng của giá trị tăng thêm của dự án và hiện giá của
dòng tiền phát sinh từ dự án.
VD: Chính phủ xem xét dự án tưới tiêu vùng đất hiện tại không htể canh tác đc. Lợi ích của dự án
này từng đc Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ tính như là tổng số tăng lên về giá trị của đất và giá trị hiện tại của
thu nhập ròng từ canh tác đất. Vấn đề ở đây là ng nông dân có thể hoặc canh tác trên đất và thu đc
dòng thu nhập ròng, hoặc bán đất cho ng khác. Do cạnh tranh, giá đất sẽ bằng với hiện giá của dòng

thu nhập ròng từ việc canh tác. Bởi vì ng nông dân không thể cùng một lúc làm cả hai việc trên nên
việc tính tóan như vậy biểu thị sự tính gấp đôi lợi ích.
Đánh giá – đo lường chi phí và lợi ích công, những phương cách đo lường các chi phí và
lợi ích của một dự án công, như thế nào là đo theo giá cả thị trường, giá cả thị trường có
điều chỉnh, và giá trị vô hình.

×