Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN LUẬT QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.43 KB, 41 trang )

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: AN TOÀN VẬN TẢI
ĐỀ TÀI
LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN LUẬT QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI
NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Chủ đề: LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN LUẬT QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN
HÀNG KHÔNG.
Mục lục:
A. LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN LUẬT QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN HÀNG
KHÔNG
I.Luật
Chương IV: Nhân viên hàng không
II.Quyết định
Chương II: Chức danh, nhiệm vụ, giấy phép và chứng chỉ chuyên môn
nhân viên hàng không
Chương III: Tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, huấn luyện của cơ sở
đào tạo nhân viên hàng không, huấn luyện nghiệp vụ
Chương IV: Chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng
không
III. Thông tư
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Chức danh, nhiệm vụ, giấy phép và chứng chỉ chuyên môn nhân
viên hàng không
Chương III: Cơ sở đào tạo, huấn luyện nhiệm vụ nhân viên hàng không tại
Việt Nam
B. SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA LUẬT VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
I.Cơ quan ban hành
II.Phạm vi áp dụng
III.Nội dung
1.1. Chức danh, nhiệm vụ, yêu cầu đối với nhân viên hàng không


1.2. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
1.3. Cơ sở đào tạo huấn luyện nghiệp vụ
1.4. Chế độ lao động kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không
Nội dung
A.LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN LUẬT QUY ĐỊNH VỀ NHÂN VIÊN HÀNG
KHÔNG
I. LUẬT
LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 66/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10
ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10
Chương IV: NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Mục 1: Quy định chung
Điều 68. Nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến
bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận
chuyển hàng không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù
hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Nhân viên hàng không phải được ký hợp đồng lao động bằng văn bản với
tổ chức sử dụng lao động.
3. Nhân viên hàng không được hưởng các quyền lợi và có nghĩa vụ thực hiện
các điều khoản ghi trong hợp đồng lao động và pháp luật về lao động.
Điều 69. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép,
chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên tổ lái, tiếp viên hàng
không, kiểm soát viên không lưu phải mang theo giấy chứng nhận đủ điều
kiện về sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

3. Nhân viên hàng không chỉ được cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nếu
được đào tạo tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ được Bộ Giao thông vận
tải cho phép hoặc công nhận.
4. Người đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng
không phải nộp lệ phí.
Điều 70. Quy định chi tiết về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn
luyện nghiệp vụ và cơ sở y tế giám định sức khoẻ
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về:
a) Chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không;
đối với quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải có ý kiến thống
nhất bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, tiêu chuẩn và thủ tục cấp, công nhận
giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không.
c) Tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, huấn luyện của các cơ sở đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên hàng không.
2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức
khoẻ của nhân viên hàng không và cơ sở y tế giám định sức khoẻ cho nhân
viên hàng không.
Mục 2: Tổ bay
Điều 71. Thành phần tổ bay
1. Tổ bay bao gồm những người được người khai thác tàu bay chỉ định để
thực hiện nhiệm vụ trong chuyến bay.
2. Thành phần tổ bay bao gồm tổ lái, tiếp viên hàng không và các nhân viên
hàng không khác theo yêu cầu thực hiện chuyến bay.
Điều 72. Tổ lái
1. Thành viên tổ lái là người thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, bao gồm
lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
2. Tàu bay chỉ được phép thực hiện chuyến bay khi có đủ thành phần tổ lái
theo quy định của pháp luật quốc gia đăng ký tàu bay hoặc quốc gia của
người khai thác tàu bay.

Điều 73. Tiếp viên hàng không
1. Tiếp viên hàng không là người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho
hành khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của
người khai thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay nhưng không được thực
hiện nhiệm vụ của thành viên tổ lái.
2. Nhiệm vụ cụ thể của tiếp viên hàng không đối với từng loại tàu bay do
người khai thác tàu bay quy định. Người khai thác tàu bay phải bố trí đủ số
lượng tiếp viên hàng không và phù hợp với loại tàu bay.
Điều 74. Người chỉ huy tàu bay
1. Người chỉ huy tàu bay là thành viên tổ lái được người khai thác tàu bay chỉ
định cho một chuyến bay; đối với hoạt động hàng không chung không vì mục
đích thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ định.
2. Người chỉ huy tàu bay có quyền cao nhất trong tàu bay, chịu trách nhiệm
bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không cho tàu bay, người và tài
sản trong tàu bay trong thời gian tàu bay đang bay.Tàu bay được coi là đang
bay kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa ngoài được đóng lại sau khi hoàn
thành xếp tải đến thời điểm mà bất kỳ cửa ngoài nào được mở ra để dỡ tải;
trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, tàu bay được coi là đang bay cho đến khi
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay,
người và tài sản trong tàu bay.
Điều 75. Quyền của người chỉ huy tàu bay
1. Quyết định và chịu trách nhiệm về việc cất cánh, hạ cánh, huỷ bỏ chuyến
bay, quay trở lại nơi cất cánh hoặc hạ cánh khẩn cấp.
2. Không thực hiện nhiệm vụ chuyến bay, kế hoạch bay hoặc chỉ dẫn của cơ sở
cung cấp dịch vụ không lưu trong trường hợp cần tránh nguy hiểm tức thời,
trực tiếp cho hoạt động hàng không và phải báo cáo ngay với cơ sở cung cấp
dịch vụ không lưu.
Trong trường hợp vì tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp mà phải bay chệch
đường hàng không thì sau khi hết nguy hiểm, người chỉ huy tàu bay và cơ sở
cung cấp dịch vụ không lưu phải nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp cần

thiết để đưa tàu bay về đường hàng không.
3. Trong thời gian tàu bay đang bay, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn
đối với những người thực hiện một trong các hành vi sau đây trong tàu bay:
a) Phạm tội.
b) Đe doạ, uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không.
c) Hành hung hoặc đe dọa thành viên tổ bay, hành khách.
d) Không tuân theo sự hướng dẫn của người chỉ huy tàu bay hoặc của thành
viên tổ bay thay mặt người chỉ huy tàu bay về việc bảo đảm an toàn cho tàu
bay, duy trì trật tự, kỷ luật trong tàu bay.
đ) Phá hoại thiết bị, tài sản trong tàu bay.
e) Sử dụng ma tuý.
g) Hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc ở những nơi không được phép có khả
năng uy hiếp an toàn của tàu bay.
h) Sử dụng thiết bị điện tử xách tay, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện
tử khác khi tàu bay cất cánh, hạ cánh hoặc khi bị cấm vì an toàn chuyến bay.
i) Các hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vi phạm trật tự công
cộng khác.
4. Giao những người thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không,
sân bay gần nhất.
5. Quyết định việc xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá hoặc các đồ vật khác từ
tàu bay theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
6. Ra mệnh lệnh cần thiết đối với mọi người trong tàu bay và tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm
nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong
trường hợp hạ cánh bắt buộc.
7. Thực hiện các công việc sau đây trong trường hợp không nhận được chỉ thị
hoặc chỉ thị không rõ ràng của người khai thác tàu bay và phải thông báo
ngay cho người khai thác tàu bay:
a) Thanh toán những khoản chi phí cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của

chuyến bay, bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong chuyến bay.
b) Thực hiện những công việc cần thiết để tàu bay tiếp tục chuyến bay.
c) Thuê nhân công trong thời hạn ngắn theo từng vụ việc cần thiết cho
chuyến bay.
Điều 76. Nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay
1.Thi hành chỉ thị của người khai thác tàu bay.
2. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho tàu bay, người và
tài sản trong tàu bay khi tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn và là người cuối cùng
rời khỏi tàu bay.
3. Thông báo cho cơ sở đang cung cấp dịch vụ không lưu và trợ giúp theo khả
năng nhưng không gây nguy hiểm cho tàu bay, người và tài sản trong tàu
bay của mình khi phát hiện người, phương tiện giao thông hoặc tài sản khác
bị nạn ở ngoài tàu bay.
4. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đưa tàu bay về đường hàng không
trong trường hợp bay chệch đường hàng không.
Điều 77. Quyền lợi của thành viên tổ bay
1. Quyền lợi của thành viên tổ bay làm việc trên tàu bay do tổ chức, cá nhân
Việt Nam khai thác được xác định theo hợp đồng lao động và quy định của
pháp luật Việt Nam về lao động.
2. Thành viên tổ bay được người sử dụng lao động mua bảo hiểm tai nạn khi
thực hiện nhiệm vụ.
3. Trong trường hợp không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thì người khai
thác tàu bay chịu trách nhiệm cung cấp mọi chi phí đưa thành viên tổ bay về
địa điểm xác định trong hợp đồng hoặc địa điểm đã tiếp nhận trong trường
hợp không có thỏa thuận khác.
4. Khi thành viên tổ bay ngừng làm việc vì lý do an toàn hàng không, an ninh
hàng không theo quyết định của người chỉ huy tàu bay thì hợp đồng lao động
của thành viên tổ bay đó không bị chấm dứt. Người khai thác tàu bay phải
chịu các chi phí hợp lý phát sinh từ việc này.
5. Hợp đồng lao động bị chấm dứt tại thời điểm theo thỏa thuận ghi trong

hợp đồng; trường hợp hợp đồng lao động hết hạn khi thành viên tổ bay đang
thực hiện nhiệm vụ thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động là thời điểm
kết thúc nhiệm vụ.
6. Trong trường hợp người khai thác tàu bay thông báo đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động khi thành viên tổ bay đang thực hiện nhiệm vụ thì
thời điểm thông báo được xác định là thời điểm kết thúc nhiệm vụ.
Điều 78. Nghĩa vụ của thành viên tổ bay
1. Tuân thủ mệnh lệnh của người chỉ huy tàu bay.
2. Không được rời tàu bay khi chưa có lệnh của người chỉ huy tàu bay.
II. QUYẾT ĐỊNH
Quyết định số: 19/2007/QĐ – BGTVT - Ngày 04 tháng 4 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Về nhân viên hàng không và cơ sở đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Chương II
CHỨC DANH, NHIỆM VỤ, GIẤY PHÉP VÀ CHỨNG CHỈ
CHUYÊN MÔN NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Điều 2. Chức danh nhân viên hàng không
1. Chức danh nhân viên hàng không bao gồm:
a) Thành viên tổ lái.
b) Giáo viên huấn luyện bay.
c) Tiếp viên hàng không.
d) Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
đ) Nhân viên không lưu.
e) Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
g) Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
h) Nhân viên khí tượng hàng không.
i) Nhân viên điều độ, khai thác bay.
k) Nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay.

l) Nhân viên an ninh hàng không.
m) Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
2. Nhân viên hàng không phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ chuyên môn do cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân
viên hàng không cấp.
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định.
c) Đủ thời gian thực tập và huấn luyện theo quy định.
d) Có đủ sức khoẻ, độ tuổi theo quy định.
Điều 3. Nhiệm vụ theo chức danh của nhân viên hàng không
1.Thành viên tổ lái thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, đảm bảo an toàn
cho chuyến bay.
2. Giáo viên huấn luyện bay thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thực hành bay
cho thành viên tổ lái.
3. Tiếp viên hàng không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách
trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai
thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay nhưng không được thực hiện nhiệm
vụ của thành viên tổ lái.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng,
sửa chữa tàu bay.
5. Nhân viên không lưu thực hiện các nhiệm vụ sau đây đối với chuyến bay:
a) Điều hành bay bao gồm: kiểm soát mặt đất, kiểm soát tại sân bay, kiểm
soát tiếp cận, kiểm soát đường dài.
b) Thông báo bay.
c) Tư vấn không lưu.
d) Báo động.
6. Nhân viên thông báo tin tức hàng không thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý
cung cấp, trao đổi dịch vụ thông báo tin tức hàng không cho các tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài theo quy định.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện nhiệm vụ
khai thác thiết bị truyền tin mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN),

khai thác thiết bị thông tin sóng cao tần không - địa (HF A/G), khai thác thiết
bị thông tin sóng cực ngắn (VHF), kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị phù trợ dẫn
đường, giám sát hàng không, thực hiện việc bảo dưỡng các thiết bị thông tin,
dẫn dường, giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác, bảo dưỡng,
sửa chữa thiết bị khí tượng; thu thập, phân tích, xử lý số liệu khí tượng, lập
bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết; cung cấp thông tin khí tượng cho các tổ
chức, cá nhân liên quan đến hoạt động bay.
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch bay của
người khai thác tàu bay và thực hiện công việc trợ giúp tổ lái trong quá trình
thực hiện chuyến bay.
10. Nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay
thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận hành các phương tiện, trang bị, thiết bị
phục vụ các chuyến bay đi, đến trong khu bay tại các cảng hàng không, sân
bay.
11. Nhân viên an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an
ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; duy
trì trật tự tại khu vực công cộng tại cảng hàng không, sân bay; tuần tra, canh
gác bảo vệ vành đai cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế tại cảng
hàng không, sân bay, tàu bay đỗ tại cảng hàng không, sân bay; bảo đảm an
ninh trên chuyến bay.
12. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra và làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá tại cảng hàng
không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu bay, kiểm tra hàng nguy hiểm trước
khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; xếp dỡ hành lý, hàng hoá lên, xuống tàu
bay.
Điều 4. Giấy phép của nhân viên hàng không
1. Những nhân viên hàng không sau đây khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy
phép:
a) Nhân viên hàng không quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, k và l khoản

1 Điều 2 của Quyết định này;
b) Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không quy định tại điểm g
khoản 1 Điều 2 của Quyết định này làm việc ở các vị trí: khai thác thiết bị
truyền tin AFTN, khai thác thiết bị thông tin HF A/G, khai thác thiết bị thông
tin VHF, kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị phù trợ dẫn đường, giám sát hàng
không và bảo dưỡng các thiết bị thông tin, dẫn dường, giám sát hàng không.
2. Tiêu chuẩn cấp giấy phép nhân viên hàng không bao gồm:
a) Đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quyết
định này;
b) Tham dự và đạt kết quả của kỳ kiểm tra để cấp giấy phép.
Điều 5. Chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
1. Các nhân viên hàng không không phải là đối tượng được quy định tại
khoản 1 Điều 4 của Quyết định này khi thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ
chuyên môn do cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
cấp.
2. Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không bao gồm:
a) Được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn tại cơ sở đào tạo, huấn
luyện nghiệp vụ được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không hoặc công
nhận;
b) Tham dự và đạt kết quả của kỳ thi tốt nghiệp do cơ sở đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ nhân viên hàng không tổ chức.
3. Thủ tục cấp chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không thực hiện theo
quy định của Pháp luật về giáo dục và đào tạo.
Điều 6. Thủ tục cấp giấy phép nhân viên hàng không
1. Người đề nghị cấp giấy phép phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho Cục
Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm các tài liệu sau
đây:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính

quyền địa phương;
c) Văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp;
d) Chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
đ) Giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp.
2. Cục Hàng không Việt Nam thành lập Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép phù
hợp với chức danh nhân viên hàng không khi có nhu cầu kiểm tra (sau đây
gọi là Hội đồng kiểm tra).
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người đề nghị cấp
giấy phép, Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm
tra và báo cáo kết quả với Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
4. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định việc cấp giấy phép cho
nhân viên hàng không trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo
kết quả của Hội đồng kiểm tra
Điều 8. Thời hạn và giá trị hiệu lực của giấy phép nhân viên hàng không
1. Thời hạn hiệu lực của giấy phép tối đa 5 năm và có thể được cấp lại.
2. Giấy phép chỉ có giá trị sử dụng trong trường hợp năng định và chứng
nhận đủ điều kiện về sức khoẻ còn hiệu lực.
Điều 9. Năng định nhân viên hàng không
1. Năng định là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng
không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong
giấy phép nhân viên hàng không.
2. Thời hạn hiệu lực của năng định được quy định như sau:
a) 36 tháng đối với giáo viên huấn luyện bay;
b) 24 tháng đối với tiếp viên hàng không; nhân viên điều khiển, vận hành
phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay; nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa
tàu bay; nhân viên điều độ, khai thác bay; huấn luyện viên không lưu;
c) 12 tháng đối với các nhân viên hàng không khác.
3. Người đề nghị cấp năng định phải gửi hồ sơ cho Cục Hàng không Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị cấp năng định bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp năng định;

b) Giấy phép nhân viên hàng không còn hiệu lực;
c) Kết quả huấn luyện phù hợp;
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp.
4. Cục Hàng không Việt Nam cấp năng định cho nhân viên hàng không theo
thủ tục quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 6 của Quyết định này.
Điều 10. Nội dung của giấy phép nhân viên hàng không
1. Giấy phép bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Cơ quan cấp giấy phép;
c) Tên giấy phép;
d) Số giấy phép;
đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy phép;
e) Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy
phép;
g) Quyền và nghĩa vụ của người được cấp giấy phép;
h) Điều kiện thực hiện của giấy phép;
i) Năng định và chứng nhận khác có liên quan;
k) Chữ ký của người cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;
l) Các yêu cầu khác.
2. Mẫu giấy phép theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 11. Cấp lại giấy phép nhân viên hàng không
1. Giấy phép được cấp lại trong trường hợp giấy phép được cấp đã hết thời
hạn hiệu lực, mất, hư hỏng.
2. Người đề nghị cấp lại giấy phép phải gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép về
Cục Hàng không Việt Nam 30 ngày trước ngày giấy phép hết thời hạn hiệu
lực bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép;
b) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính
quyền địa phương;
c) Kết quả huấn luyện phù hợp;

d) Giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp.
3. Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép mới cho người đề nghị theo thủ
tục quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 6 của Quyết định này, đồng thời thu
hồi giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực.
4. Trong trường hợp giấy phép đã cấp bị mất, Cục Hàng không Việt Nam cấp
lại giấy phép trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị kèm
theo xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính quyền địa phương.
Điều 12. Các trường hợp thu hồi giấy phép nhân viên hàng không
1. Người được cấp giấy phép không đủ điều kiện hoặc không còn đáp ứng đủ
điều kiện cấp giấy phép.
2. Giấy phép bị tẩy xoá, sửa chữa.
3. Người được cấp giấy phép sử dụng giấy phép không đúng mục đích.
Chương III
TIÊU CHUẨN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN CỦACƠ SỞ ĐÀO
TẠO NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
Điều 13. Yêu cầu chung đối với cơ sở đào tạo, huấn luyện
1. Phòng học, trang bị, thiết bị, xưởng thực hành phù hợp với nội dung đào
tạo, huấn luyện.
2. Chương trình đào tạo, huấn luyện phù hợp.
3. Đội ngũ giáo viên có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với ngành
nghề đào tạo, huấn luyện.
4. Giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn
luyện.
5. Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và
giáo dục, đào tạo.
Điều 14. Yêu cầu tối thiểu về phòng học, trang bị, thiết bị, xưởng thực hành
của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
1. Phòng học phải có đủ diện tích, ánh sáng, thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị
khác phục vụ cho việc học tập.
2. Trang bị, thiết bị phục vụ đào tạo, huấn luyện một số chuyên ngành phải

đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đối với đào tạo, huấn luyện thành viên tổ lái, giáo viên bay: Có tàu bay
huấn luyện, buồng lái giả định; xưởng bảo dưỡng tàu bay; thiết bị kiểm tra
phi công, luyện tập thể lực; phần mềm đào tạo, huấn luyện trên máy tính;
phòng luyện nghe tiếng Anh (phòng LAB) đáp ứng tiêu chuẩn quy định;
b) Đối với đào tạo, huấn luyện tiếp viên hàng không: Có mô hình khoang tàu
bay được trang bị đủ hệ thống an ninh, an toàn, khẩn nguy, cấp cứu, hệ thống
dưỡng khí và các dụng cụ phục vụ hành khách trên tàu bay;
c) Đối với đào tạo, huấn luyện nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay: Có tàu
bay học cụ được trang bị thiết bị điện, điện tử, thông tin liên lạc còn hoạt
động; dụng cụ thực hành về cơ giới, điện, điện tử, công nghệ thông tin và
thiết bị kiểm tra không phá huỷ;
d) Đối với đào tạo, huấn luyện kiểm soát viên không lưu, huấn luyện viên
không lưu và nhân viên thông báo hiệp đồng bay: Có mô hình giả định và
phần mềm giảng dạy về kiểm soát tiếp cận, kiểm soát tại sân, kiểm soát
đường dài bằng ra đa và không ra đa; phòng luyện nghe tiếng Anh đáp ứng
tiêu chuẩn quy định;
đ) Đối với đào tạo, huấn luyện nhân viên khai thác kỹ thuật thông tin, dẫn
đường, giám sát hàng không, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông
tin, dẫn đường, giám sát: Có thiết bị thực tập nhận, chuyển điện văn tự động;
thiết bị thực tập kỹ thuật điện, điện tử; thiết bị thực tập kỹ thuật số - vi xử lý,
thiết bị thực tập viễn thông chuyên ngành; thiết bị thực tập truyền số liệu
bằng điện tử; thiết bị thực tập khai thác hệ thống;
e) Đối với đào tạo, huấn luyện nhân viên an ninh hàng không: Có mô hình giả
định và phần mềm giảng dạy về soi chiếu hành khách, hành lý, hàng hoá;
thiết bị cầm tay dò tìm kim loại và các vật phẩm nguy hiểm; thiết bị giám sát
hành khách, hành lý, hàng hoá và phương tiện; mô hình khoang tàu bay; thao
trường được trang bị các thiết bị mô phỏng phù hợp;
g) Đối với đào tạo, huấn luyện nhân viên thông báo tin tức hàng không: Có
mô hình hệ thống thiết bị thông báo tin tức hàng không tự động và hệ thống

quản lý, khai thác điện văn thông báo hàng không (NOTAM) tự động; thiết bị
chuyển - nhận điện văn tự động (AMS); thiết bị đầu cuối thực hiện chức năng
của mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN) và chức năng máy chủ
(Server);
h) Đối với đào tạo, huấn luyện nhân viên khí tượng hàng không: Có ra đa thời
tiết, thiết bị đo gió đứt, hệ thống quan trắc khí tượng tự động phục vụ hàng
không, hệ thống thu ảnh mây vệ tinh, hệ thống thu sản phẩm dự báo toàn cầu
(WAFS), hệ thống máy điền đồ, hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng, đầu cuối
AFTN;
i) Đối với đào tạo, huấn luyện nhân viên điều độ, khai thác bay: Có mô hình hệ
thống cấu trúc tàu bay, phần mềm về điều hành khai thác bay; hệ thống thiết
bị thông báo tin tức hàng không tự động; thiết bị chuyển - nhận điện văn tự
động, các tài liệu cần thiết khác phù hợp với yêu cầu của Tổ chức hàng không
dân dụng quốc tế (ICAO);
k) Đối với đào tạo, huấn luyện nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện,
trang bị, thiết bị tại khu bay và nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến
bay: Có phương tiện, trang bị, thiết bị chuyên ngành phù hợp và phần mềm
khai thác, vận hành, sửa chữa.
3. Xưởng thực hành, phòng thực tập phải có diện tích và không gian phù hợp
với thiết bị, máy móc được sử dụng.
4. Thư viện kỹ thuật phải có đủ sách, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Điều 15. Giáo viên của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng
không
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện các chức danh nhân viên hàng không phải có đủ
giáo viên để thực hiện chương trình đào tạo, huấn luyện quy định. Giáo viên
bao gồm giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh
giảng.
2. Đối với giáo viên dạy lý thuyết cho các khoá đào tạo thành viên tổ lái, kiểm
soát viên không lưu, tiếp viên hàng không, nhân viên thông báo tin tức hàng

không, tổng số giáo viên kiêm nhiệm và giáo viên thỉnh giảng không được
vượt quá 50% số giáo viên tham gia giảng dạy đối với mỗi chương trình đào
tạo.
3. Giáo viên chuyên ngành hàng không phải đạt tiêu chuẩn nhà giáo theo quy
định của pháp luật, có chứng chỉ giáo viên chuyên ngành hàng không phù
hợp, được Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
Điều 16. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
1. Chương trình đào tạo nhân viên hàng không bao gồm:
a) Chương trình đào tạo nghề.
b) Chương trình đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
2. Chương trình huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không bao gồm:
a) Chương trình huấn luyện cấp chứng chỉ chuyên môn.
b) Chương trình huấn luyện làm quen, phục hồi, chuyển loại, định kỳ.
c) Chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên
môn.
3. Cục Hàng không Việt Nam tham gia thẩm định chương trình khung về đào
tạo nhân viên hàng không; phê duyệt chương trình huấn luyện nghiệp vụ
nhân viên hàng không.
4. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện có trách nhiệm xây dựng chương trình đào
tạo nhân viên hàng không phù hợp với chương trình khung của cấp có thẩm
quyền ban hành; xây dựng chương trình huấn luyện nghiệp vụ nhân viên
hàng không trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
Điều 17. Giáo trình và tài liệu của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân
viên hàng không
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện phải có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp
với chương trình đào tạo, huấn luyện.
2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, huấn luyện tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu
giảng dạy; phê duyệt giáo trình, tài liệu giảng dạy trên cơ sở thẩm định của
Hội đồng thẩm định giáo trình của cơ sở. Hội đồng thẩm định giáo trình của
cơ sở do Thủ trưởng đơn vị thành lập trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt

Nam phê duyệt.
Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
nhân viên hàng không
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không muốn cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng
không phải gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên
hàng không bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ nhân viên hàng không.
b) Giấy phép thành lập cơ sở đào tạo, huấn luyện tại Việt Nam.
c) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
d) Danh sách giáo viên chuyên ngành hàng không kèm theo chứng chỉ giáo
viên phù hợp.
đ) Báo cáo về phòng học, trang bị, thiết bị, xưởng thực hành của cơ sở.
2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng không
Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, huấn luyện và cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng
không cho cơ sở đề nghị. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Cục
Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở đề nghị và nêu
rõ lý do.
Điều 19. Công nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng
không nước ngoài
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nước ngoài
được công nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế công nhận.
b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16 và 17 của Quyết
định này.
2. Chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không do cơ sở đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ nhân viên hàng không nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này

cấp được công nhận tại Việt Nam.
Chương IV
CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG, KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ
ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Điều 20. Chế độ lao động đối với nhân viên hàng không
Thời giờ làm việc của thành viên tổ bay thực hiện theo quy định của Quy chế
khai thác máy bay vận tải thương mại và Quy chế khai thác trực thăng
thương mại.
1. Nhân viên hàng không có thể bị sa thải trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi vi phạm pháp luật gây uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
b) Sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện bị cấm khác,
c) Lợi dụng vị trí công tác, thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao
động trong khi thực hiện nhiệm vụ gây uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phổ biến các quy định tại khoản 1
Điều này cho người lao động trước khi tiếp nhận.
III. THÔNG TƯ
Số: 61/2011/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
Quy định về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân
viên hàng không
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao
thông vận tải. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng
không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, tiêu chuẩn

của nhân viên hàng không; thủ tục cấp giấy phép cho nhân viên hàng không;
thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
nhân viên hàng không và cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân
viên hàng không.
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhân viên
hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
CHƯƠNG II
CHỨC DANH, NHIỆM VỤ, GIẤY PHÉP VÀ CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN NHÂN
VIÊN HÀNG KHÔNG.
Điều 3. Chức danh nhân viên hàng không
1. Thành viên tổ lái
2. Giáo viên huấn luyện bay.
3. Tiếp viên hàng không.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên không lưu.
6. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng không.
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay.
10. Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng.
11. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
12. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt
động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
13. Nhân viên an ninh hàng không.
14. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
Điều 4. Nhiệm vụ theo chức danh của nhân viên hàng không
1. Thành viên tổ lái thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, đảm bảo an toàn
cho chuyến bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành về khai thác bay và tàu bay.

2. Giáo viên huấn luyện bay thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thực hành bay
cho học viên bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành về khai thác bay và tàu bay.
3. Tiếp viên hàng không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách
trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai
thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay theo quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành về khai thác bay và tàu bay.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay thực hiện
nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay theo quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo dưỡng, sửa chữa tàu
bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên không lưu thực hiện các nhiệm vụ sau đây đối với chuyến bay
Điều hành bay bao gồm: kiểm soát mặt đất, kiểm soát tại sân bay, kiểm soát
tiếp cận, kiểm soát đường dài; thông báo bay; tư vấn không lưu; Báo động và
các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành về không lưu.
6. Nhân viên thông báo tin tức hàng không thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý
cung cấp, trao đổi dịch vụ thông báo tin tức hàng không cho các tổ chức, cá
nhân trong nước, nước ngoài và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn
bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thông báo tin tức hàng không.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện nhiệm vụ
khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống và thiết bị mạng viễn thông cố định
Hàng không (AFTN), thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G), thiết
bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF), hệ thống chuyển mạch thoại
(VCCS), thiết bị ghi âm; đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn (VOR), đài đo
cự ly bằng vô Tuyến (DME), đài dẫn đường vô hướng (NDB), hệ thống hạ
cánh bằng thiết bị (ILS/DME/Marker); hệ thống ra đa giám sát sơ cấp (PSR),
hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR), hệ thống xử lý dữ liệu bay (FDP), hệ
thống xử lý dữ liệu ra đa (RDP); nguồn điện và đèn tín hiệu sân bay; bay kiểm
tra hiệu chuẩn thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS), phương thức

bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành về thông tin dẫn đường giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác, bảo dưỡng,
sửa chữa thiết bị khí tượng; thu thập, phân tích, xử lý số liệu khí tượng, lập
bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết; cung cấp thông tin khí tượng cho các tổ
chức, cá nhân liên quan đến hoạt động bay và các nhiệm vụ khác theo quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về khí tượng và khí
tượng hàng không.
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch bay của
người khai thác tàu bay và thực hiện công việc trợ giúp tổ lái trong quá trình
thực hiện chuyến bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành liên quan lĩnh vực điều độ, khai thác bay.
10. Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng thực hiện
nhiệm vụ thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng và các nhiệm vụ
khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về
thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng.
11. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm
cứu nạn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm
kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành về tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
12. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt
động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ
điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực
hạn chế của cảng hàng không, sân bay theo quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân
bay.
13. Nhân viên an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an
ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; duy
trì vật tư tại khu vực công cộng tại cảng hàng không, sân bay; tuần tra, canh
gác bảo vệ vành đai cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế tại cảng

hàng không, sân bay, tàu bay đỗ tại cảng hàng không, sân bay; bảo đảm an
ninh trên chuyến bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành về an ninh hàng không.
14. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ giám
sát dịch vụ chuyến bay; kiểm tra và làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành
lý, hàng hóa tại cảng hàng không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu bay; kiểm
tra hàng nguy hiểm trước khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; hướng dẫn
chất xếp; xếp, dỡ hành lý, hàng hóa lên, xuống tàu bay và các nhiệm vụ khác
theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan.
Điều 5. Tiêu chuẩn nhân viên hàng không
1. Có chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không phù hợp.
2. Hoàn thành một trong các chương trình huấn luyện năng định nhân viên
hàng không phù hợp tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng
không quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
3. Đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, sức khỏe, độ tuổi, thời gian thực tập
nghiệp vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về
hàng không.
Điều 6. Chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không
1. Chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không quy định tại Thông tư này
bao gồm một trong các loại sau:
a) Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên
ngành hàng không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo hệ thống giáo dục
quốc dân.
b) Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện cơ bản chuyên
ngành hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng
không tại Việt Nam được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
c) Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện cơ bản chuyên
ngành hàng không của cơ sở đào tạo là thành viên chính thức của Tổ chức
đào tạo về hàng không dân dụng của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế

(TRAINAIR/ICAO); Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA); cơ sở sản
xuất, chế tạo thiết bị, phương tiện phù hợp; cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ nhân viên hàng không của nước ngoài đã được Cục Hàng không Việt Nam
công nhận theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này và quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không.
2. Chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không quy định tại điểm c khoản 1
Điều này chỉ được công nhận tại Việt Nam với điều kiện người có chứng chỉ
được đào tạo bổ sung các nội dung chưa được đào tạo theo chương trình đào
tạo, huấn luyện cơ bản chuyên ngành hàng không quy định tại điểm a khoản
1 Điều 18 của Thông tư này tại cơ sở đào tạo, huấn luyện được Cục Hàng
không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ nhân viên hàng không.
Điều 7. Giấy phép nhân viên hàng không
1. Các chức danh nhân viên hàng không sau đây khi thực hiện nhiệm vụ phải
có giấy phép nhân viên hàng không:
a) Chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 8, 9,
10, 12 và 13 Điều 3 của Thông tư này.
b) Chức danh nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không quy định
tại khoản 7 Điều 3 của Thông tư này thực hiện nhiệm vụ khai thác, bảo
dưỡng, sửa chữa hệ thống và thiết bị mạng viễn thông cố định Hàng không
(AFTN), thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G), thiết bị thông tin
sóng cực ngắn không - địa (VHF), hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS), thiết bị
ghi âm; đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn (VOR), đài đo cự ly bằng vô
tuyến (DME), đài dẫn đường vô hướng (NDB), hệ thống hạ cánh bằng thiết bị
(ILS/DME/Marker); hệ thống ra đa giám sát sơ cấp (PSR), hệ thống ra đa
giám sát thứ cấp (SSR), hệ thống xử lý dữ liệu bay (FDP), hệ thống xử lý dữ
liệu ra đa (RDP); nguồn điện và đèn tín hiệu sân bay; bay kiểm tra hiệu chuẩn
thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS) và phương thức bay.
2. Điều kiện được cấp giấy phép nhân viên hàng không bao gồm:
a) Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

b) Tham dự và đạt kết quả của kỳ kiểm tra năng định chuyên môn phù hợp
của Cục Hàng không Việt Nam.
c) Đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành về hàng không.
3. Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Cơ quan cấp giấy phép.
c) Tên giấy phép.
d) Số giấy phép.
đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy phép.
e) Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép.
g) Quyền và nghĩa vụ của người được cấp giấy phép.
h) Năng định.
i) Chữ ký của người được cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép.
k) Các yêu cầu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành hàng không.
4. Các nhân viên hàng không không thuộc đối tượng được quy định tại khoản
1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ chuyên môn nêu tại
khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
Điều 8. Thủ tục cấp, công nhận giấy phép nhân viên hàng không
1. Người đề nghị cấp, công nhận giấy phép nhân viên hàng không gửi 01 bộ
hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam, hồ
sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp, công nhận giấy phép nhân viên hàng không theo mẫu quy
định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (đối với người đề nghị là
cá nhân không thuộc tổ chức). Đơn đề nghị cấp, công nhận giấy phép nhân
viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục Ia kèm theo danh sách đề
nghị cấp giấy phép nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục Ib
ban hành kèm theo Thông tư này (đối với người đề nghị là tổ chức).
b) Bản sao chứng chỉ chuyên môn phù hợp.

c) 02 ảnh màu kích thước 3 x 4 cm, chụp không quá 06 tháng, kiểu chứng
minh nhân dân.
d) Văn bản chứng nhận kết quả huấn luyện năng định theo quy định tại
khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
đ) Các tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về
chuyên ngành về hàng không.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng
không Việt Nam tổ chức kiểm tra, sát hạch và cấp, công nhận giấy phép nhân
viên hàng không cho những người đáp ứng đủ điều kiện.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận hồ sơ trực tiếp hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đến,
Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản về những nội dung
chưa đầy đủ, yêu cầu người đề nghị bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp từ
chối kiểm tra, sát hạch và cấp giấy phép nhân viên hàng không, Cục Hàng
không Việt Nam thông báo cho người đề nghị, nêu rõ lý do.
Điều 9. Thời hạn và giá trị hiệu lực của giấy phép nhân viên hàng không
1. Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhân viên hàng không là 07 năm, trường
hợp văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không có quy
định khác thì áp dụng theo quy định tại các văn bản đó.
2. Đối với chức danh nhân viên hàng không yêu cầu năng định có thời hạn
hiệu lực, giấy phép chỉ có giá trị hiệu lực khi năng định còn hiệu lực.
Điều 10. Thủ tục cấp lại giấy phép nhân viên hàng không
1. Giấy phép được cấp lại trong trường hợp giấy phép được cấp đã hết thời
hạn hiệu lực, mất hoặc hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên hàng không bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này (đối với người đề nghị là cá nhân
không thuộc tổ chức). Đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên hàng không
theo mẫu quy định tại Phụ lục IIa kèm theo danh sách đề nghị theo mẫu quy
định tại Phụ lục IIb ban hành kèm theo Thông tư này (đối với người đề nghị

là tổ chức).
b) Bản chính giấy phép (trường hợp giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, bị
hỏng)
c) 02 ảnh màu kích thước 3 x 4 cm, chụp không quá 06 tháng, kiểu chứng
minh nhân dân.
3. Đối với trường hợp cấp lại do giấy phép được cấp bị mất hoặc hỏng, trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng
không Việt Nam cấp lại giấy phép cho người đề nghị hoặc thông báo từ chối
bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Đối với trường hợp cấp lại do giấy phép được cấp đã hết thời hạn hiệu lực,
trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục
Hàng không Việt Nam tổ chức kiểm tra, sát hạch và cấp lại giấy phép cho
người đề nghị hoặc thông báo từ chối bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Điều 11. Năng định, thời hạn hiệu lực của năng định nhân viên hàng không
1. Năng định là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng
không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong
giấy phép nhân viên hàng không. Danh mục năng định nhân viên hàng không
được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn hiệu lực của năng định là thời hạn hiệu lực của giấy phép, trừ các
trường hợp được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật
khác về chuyên ngành hàng không.
3. Năng định lần đầu được cấp cùng với giấy phép nhân viên hàng không
theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này, hồ sơ đề nghị cấp năng định đồng
thời là hồ sơ cấp giấy phép.
Điều 12. Thủ tục cấp lại, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên hàng không
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại, bổ sung, phục hồi năng định bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp lại, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên hàng không
theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (đối với
người đề nghị là cá nhân không thuộc tổ chức). Đơn đề nghị cấp lại, bổ sung,
phục hồi năng định nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa

kèm theo danh sách đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IVb ban hành kèm
theo Thông tư này (đối với người đề nghị là tổ chức).
b) Bản sao chụp kết quả huấn luyện năng định phù hợp với năng định đề nghị
cấp lại, phục hồi.

×