Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Cơ Hội Và Thách Thức đối với doanh nghiệp VN khi cắt giảm tài trọ theo tinh thần WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.35 KB, 33 trang )

Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu

DANH SÁCH NHÓM

STT TÊN THÀNH VIÊN
1 Trần Thị Vi
2 Nguyễn Hoàng Thơ
3 Thạch Hồng Nhung
4 Nguyễn Văn Hoàng An
5 Nguyễn Thị Mỹ Linh
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 1
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3
I. Cơ sở lý luận về tài trợ xuất khẩu 4
1. Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu 4
2. Các hình thức trợ cấp xuất khẩu 4
3. Thực chất tài trợ xuất khẩu 6
II. Phân loại, vai trò, hậu quả đối với quốc gia, doanh nghiệp 6
1. Phân loại 6
2. Vai trò 10
3. Hâu quả đối với quốc gia, doanh nghiệp 11
III. Thực trạng tài trợ của Việt Nam giai đoạn vừa qua đối với hàng nông nghiệp và phi nông
nghiệp: 12
1. Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu 12
2. Các chính sách hỗ trợ hộp xanh lá cây 16
3. Tín dụng trợ cấp xuất khẩu 21
IV. Cam kết của Việt Nam về cắt giảm tài trợ khi gia nhập WTO 28
1. Trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp 28
2. Trợ cấp xuất khẩu trong công nghiệp 29


V. Cơ hội và thách thức của các doanh ngiệp Việt Nam khi chính phủ giảm hoặc không tài
trợ theo tinh thần WTO 29
1. Cơ hội 29
2. Thách thức 30
VI. Các giải pháp để nắm bắt cơ hội và loại trừ những khó khăn, thách thức 30
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 2
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của thương mại quốc tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt
động xuất khẩu. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ
động hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để
đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước phải có những biện pháp chính sách khuyến khích ở mức cao nhất
các ngành sản xuất cho xuất khẩu, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất khẩu và quốc tế
hoá nhằm phát huy mọi tiềm năng và nội lực của đất nước, đồng thời khai thác tối đa sự hỗ trợ và
hợp tác của cộng đồng quốc tế. Trợ cấp xuất khẩu trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong
việc thực hiện các mục tiêu này.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc trở thành thành viên chính thức của WTO vừa mang
đến nhiều thời cơ nhưng đồng thời cũng chứa đựng những thách thức và đặt ra không ít khó khăn
cho Việt Nam. Gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định pháp luật của thương
mại quốc tế, trong đó có việc cam kết xóa bỏ các biện pháp trợ cấp nông nghiệp bị cấm và áp dụng
các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp theo quy định của WTO. Là một quốc gia nông nghiệp với gần
70% dân số sống ở nông thôn, trình độ phát triển kinh tế thấp, việc điều chỉnh chính sách phát triển
xuất khẩu, đặc biệt là các chính sách về trợ cấp nông nghiệp, sao cho phù hợp với các quy định của
WTO đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế đất nước là một việc làm cần thiết đối với Việt
Nam.
Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Tài trợ xuất khẩu. Cơ hội và thách thức đối
với các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam thực hiện các cam kết về giảm tài trợ theo yêu

cầu của WTO?” để hiểu rõ hơn các khái niệm mới về trợ cấp trong WTO, nắm bắt khái lược thực
trạng trợ cấp, từ đó nêu ra một số biện pháp bổ sung cho hoạt động nông nghiệp của Việt Nam
hiện nay.
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 3
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
I. Cơ sở lý luận về tài trợ xuất khẩu:
1. Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu:
Trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành riêng cho hoặc liên quan tới
hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp là đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, căn cứ để trợ cấp
thông thường là lượng hàng hóa xuất khẩu thực sự hoặc dự kiến xuất khẩu. Ví dụ: chương trình
thưởng xuất khẩu của Chính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho mỗi sản phẩm
xuất khẩu được. Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cần xem
xét đến một số yếu tố khác. Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên
thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu.
Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa
trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hóa
được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp được trợ cấp phải là doanh nghiệp Việt nam,
đặc biệt ưu tiên các đơn vị sản xuất hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và những hàng hoá Việt
Nam có ưu thế so sánh . Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
Trợ cấp xuất khẩu theo quy định của WTO là "những lợi ích mà Chính phủ đem lại cho một
đối tượng nhất định và có thể lượng hoá về mặt tài chính". WTO có hai bộ tiêu chuẩn về trợ cấp.
Một bộ áp dụng cho nông sản, được đề cập trong Hiệp định Nông nghiệp (AoA – agreement on
agriculturer). Một bộ áp dụng cho sản phẩm phi nông nghiệp, được quy định trong Hiệp định về
Trợ cấp và Biện pháp đối kháng (SCM - Subsidies Countervailing Measures).
Có hai phương thức trợ cấp: một loại là trực tiếp bổ trợ, tức là trực tiếp chi tiền bổ trợ cho doanh
nghiệp xuất khẩu, một loại khác là gián tiếp bổ trợ, tức là ưu đãi về tài chính cho người doanh
nghiệp xuất khẩu một số hàng hoá xuất khẩu nào đó như hoàn lại hay miễn giảm thuế trong nước,
miễn giảm thuế xuất khẩu cho một số hàng hoá xuất khẩu
2. Các hình thức tài trợ xuất khẩu:

2.1. Trưc tiếp:
Thanh toán trực tiếp cho DN xuất khẩu hàng được trợ cấp tương xứng với khối lượng hay giá
trị xuất khẩu.
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 4
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Bù đắp trực tiếp thiệt hại cho DN khi xuất khẩu hàng hóa như áp dụng thuế suất ưu đãi, miễn
hay giảm thuế.
Cho hưởng các giá ưu đãi đối với các đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu như: điện, nước, vận
tải, thông tin liên lạc,
2.2. Gián tiếp:
Thông qua các điều kiện tín dụng hoặc các dịch vụ chuyên chở hàng xuất khẩu.
Dùng ngân sách để giới thiệu, quảng cáo, triển lãm tạo điều kiện cho các giao dịch xuất khẩu
hoặc giúp đỡ về kỹ thuật hoặc đào tạo chuyên gia.
2.3. Các hình thức trợ cấp xuất khẩu đối với một số mặt hàng của Việt Nam
 Đối với sản phẩm gạo
Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu
gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất
khẩu.
 Đối với mặt hàng cà phê
Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ
trợ lãi suất tạm trữ, thưởng xuất khẩu.
 Đối với rau quả hộp: Hỗ trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thưởng xuất khẩu.
 Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế VAT 50%, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù
chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát triển vùng mía
nguyên liệu.
 Chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, hạt tiêu, hạt điều: Thưởng theo kim ngạch xuất
khẩu.
 Sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa
hoá.
 Xe đạp, quạt điện: Ưu đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế

xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị lẻ, hỗ trợ lãi suất vay vốn
ngân hàng.
 Tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 CV, máy thu hình màu, máy vi tính: Miễn
thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn tín dụng đầu
tư phát triển của nhà nước, giảm tiền thuê đất.
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 5
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
 Sản phẩm phần mềm: Ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu
nguyên vật liệu, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất.
 Sản phẩm cơ khí: Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
 Sản phẩm dệt may: Vốn tín dụng ưu đãi, ưu đãi đầu tư, bảo lãnh của Chính phủ, cấp lại
tiền sử dụng vốn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại.
 Gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.Hỗ trợ bằng tín
dụng giúp cho nhà sản xuất có đủ điều kiện tài chính để mua hàng hoá phục vụ sản xuất xuất
khẩu.
3. Thực chất tài trợ xuất khẩu là gì?
Là một hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách chính phủ trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với
lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu quốc gia hay những nhà xuất khẩu có năng lực.
Bên cạnh đó, chính phủ còn cho vay một khoản ưu đãi đối với những bạn hàng nước ngoài để họ
có điều kiện nhập khẩu các sản phẩm xuất khẩu từ quốc gia. Như thế, trợ cấp cũng có thể xem là
một hình thức bán phá giá. Mặc dù trợ cấp xuất khẩu bị ngăn cấm trong các hợp đồng thương mại
quốc tế, nhưng nhiều quốc gia vẫn sử dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển để đẩy mạnh xuất
khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ.
Trợ cấp xuất khẩu là những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu,
gắn với tiêu chí xuất khẩu. So với các hình thức trợ cấp khác, trợ cấp xuất khẩu gây ra hệ quả bóp
méo thương mại quốc tế nhiều nhất, vì vậy quy định đối với hình thức trợ cấp này là nghiêm ngặt
nhất. Về nguyên tắc, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp là biện pháp bị cấm.
II. Phân loại, vai trò, hậu quả đối với quốc gia, doanh nghiệp:
1. Phân loại:

1.1. Phân loại theo Hiệp định về Trợ cấp và Biệp pháp đối kháng (SCM – Subsidies
Counterveiling Measures)
Có 03 loại trợ cấp, với quy chế áp dụng khác nhau:
a.Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ)
Bao gồm:
Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp
nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự
bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…)
Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu
Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.
b. Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh)
Bao gồm:
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 6
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh
nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan
có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất
kỳ đối tượng nào.
Trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
- Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số
điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
- Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình
quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp)
- Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh
mới
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện
(tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).
c. Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng)
Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước
thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành

viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện
ra WTO.
1.2. Phân loại theo cách thức trợ cấp:
o Trợ cấp trực tiếp: Là hình thức chính phủ bằng những ưu đãi về tài chính hỗ trợ các nhà
xuất khẩu trực tiếp giảm được chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá
trên thị trường thế giới.
Các biện pháp trợ cấp trực tiếp: trợ lãi suất vay vốn kinh doanh, trợ giá, bù lỗ xuất khẩu, cho
sử dụng cơ sở hạ tầng điện nước, công trình thuỷ lợi với giá bù lỗ; hỗ trợ xúc tiến thương mại;

Trợ cấp trực tiếp đa số thuộc nhóm trợ cấp đèn đỏ, một số ít ở nhóm trợ cấp đèn vàng. Nhóm
trợ cấp trực tiếp không được khuyến khích áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tế.
o Trợ cấp gián tiếp: Là hình thức nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô kết hợp bảo
hộ bằng các biện pháp quản lý hành chính để hỗ trợ xuất khẩu (Malaysia, Indonesia, Thái
Lan, ) như điều hoà cung cầu bằng các hỗ trợ về tài chính và thông qua hệ thống kho đệm của
chính phủ; giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, giúp nhà sản xuất tìm kiếm thị trường, đầu tư vào
khoa học kỹ thuật,…
1.3. Phân loại trợ cấp nông nghiệp
o Trợ cấp “hộp xanh lá cây” :
Trợ cấp “Hộp xanh lá cây” bao gồm các biện pháp trợ cấp thuộc một trong 05 nhóm xác định và
phải đáp ứng đủ 03 điều kiện cụ thể (xem các Hộp dưới đây).
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 7
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
 Điều kiện: Là các biện pháp không hoặc rất ít tác động bóp méo thương mại;
Thông qua chương trình do Chính phủ tài trợ (kể cả các khoản đáng ra phải thu
nhưng được để lại);
Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất.
 Nhóm xác định:
Nhóm 1 - Trợ cấp cho các Dịch vụ chung
Ví dụ: Trợ cấp cho nghiên cứu khoa học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nông, tư vấn; kiểm
tra sản phẩm vì mục đích sức khoẻ con người; tiếp thị, thông tin thị trường, tư vấn; kết cấu hạ tầng

nông nghiệp (điện, đường, thuỷ lợi…)
Nhóm 2 - Trợ cấp nhằm mục tiêu dự trữ an ninh lương thực quốc gia
Khối lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước, việc thu mua để dự trữ và
thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường.
Nhóm 3 - Trợ cấp lương thực trong nước
Tiêu chí để cho hưởng trợ cấp lương thực phải rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dưỡng.
Nhóm 4 - Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai
Các khoản chi phí hỗ trợ nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai như
giống, thuốc BVTV, thuốc thú y, san ủi lại đồng ruộng…
Nhóm 5 - Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất
Hỗ trợ thu nhập (không được gắn với yêu cầu về sản xuất)
Hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân (khi
mất mùa hoặc mất giá);
Hỗ trợ bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra;
Hỗ trợ hưu trí cho người sản xuất nông nghiệp;
Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình chuyển các nguồn lực (đất đai, vật nuôi…) khỏi
mục đích sản xuất thương mại;
Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình trợ cấp đầu tư (đầu tư nhằm khắc phục các bất lợi
về cơ cấu);
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 8
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Hỗ trợ theo các chương trình môi trường (bù đắp chi phí sản xuất phải tăng thêm hoặc sản lượng
giảm đi do thực hiện các yêu cầu về môi trường);
Hỗ trợ theo các chương trình trợ giúp vùng (vùng có vị trí hoặc điều kiện bất lợi).
o Trợ cấp “hộp xanh lơ” :
Những hình thức trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất trong chương trình hạn chế sản xuất nông
nghiệp cũng được miễn trừ cam kết cắt giảm với các điều kiện:
 Những trợ cấp dựa trên diện tích hoặc năng suất cố định.
 Trợ cấp tối đa bằng 85% hoặc ít hơn mức sản xuất cơ sở
 Trợ cấp trong chăn nuôi dựa trên số đầu con cố định.

o Trợ cấp “hộp hổ phách” :
Trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” là tất cả các trợ cấp trong nước không nằm trong nhóm “hộp xanh lá
cây”,“hộp xanh lơ” hoặc “chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất”.
Đây là hầu hết là các loại trợ cấp có tác động làm biến dạng thương mại. Trên thực tế, hình thức
trợ cấp “hộp hổ phách” thông dụng nhất ở các nước là các chương trình thu mua nông sản của
Chính phủ để can thiệp vào thị trường.
Trong WTO, đối với trợ cấp trong nước, những hình thức sau không bị cấm:
 Trợ cấp đầu tư thông thường cho nông nghiệp;
 Trợ cấp “đầu vào” của sản xuất cho người trực tiếp sản xuất ở các vùng nghèo tài nguyên,
thiếu nguồn lực hoặc thu nhập thấp;
2. Vai trò:
 Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước.
Chính phủ các nước thường chủ động tiến hành trợ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm của
nước mình nhằm đạt được một số mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định như bảo hộ sản xuất trong
nước, hỗ trợ phát triển ngành non trẻ hay ngành trọng điểm của nền kinh tế, khuyến khích đầu
tư, cải thiện thu nhập của nhà sản xuất, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu quá lớn.
• Trợ cấp có thể đóng vai trò quan trọng trong các chương trình phát triển kinh tế của các
nước đang phát triển, và trong sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường.
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 9
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
• Tài trợ XNK giúp cho hoạt động ngoại thương được tiến hành trôi chảy, thuận lợi: thông
qua các hình thức tài trợ vốn tài trợ XNK giúp tạo dựng cơ sở tài chính và niềm tin giữa các
đối tác để các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình. Khi hoạt động XNK được thực hiện thường
xuyên, liên tục, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế thì nó sẽ là động lực để tăng tính ổn
định của thị trường và tính năng động của nền kinh tế.
• Tài trợ XNK cũng được coi là một trong những công cụ để triển khai có hiệu quả các chiến
lược phát triển kinh tế – chính trị – xă hội của quốc gia. Tài trợ XNK góp phần đáng kể hỗ trợ
cho các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, cân bằng cán cân thanh toán, góp phần mở
rộng mối quan hệ đối ngoại với các quốc gia trên thế giới.

 Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp
Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp cho nhà sản xuất hoặc trợ cấp gián tiếp thông qua đầu vào
cho nhà sản xuất. Với mọi hình thức trợ cấp, lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong
những ngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao.
Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng
lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần
khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị
trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những
công ty “đàn anh” đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù đắp cho
những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn
định.
• Tài trợ XNK giúp cho doanh nghiệp thực hiện được các thương vụ quan trọng, phức tạp,
cần nguồn vốn lớn để thanh toán tiền hàng. Do doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí vận
chuyển và thuận tiện trong giao nhận hàng hoá nên thường mua bán với số lượng, giá trị lô
hàng rất lớn. Trong trường hợp này, thông thường vốn lưu động của doanh nghiệp không đủ để
đáp ứng nhu cầu và phải cần đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng để thực hiện các hợp đồng
này một cách thuận lợi.
• Tài trợ XNK tạo tính an toàn cho hoạt động thương mại quốc tế vốn tiềm tàng rất nhiều rủi
ro cho cả doanh nghiệp XK cũng như doanh nghiệp nhập khẩu.
• Doanh nghiệp có cơ hội được thay đổi dây chuyền máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất
lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng về mẫu mă, chủng loại để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân, mở rộng sản xuất kinh doanh, có thể
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 10
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
đứng vững trong cơ chế thị trường và tạo khả năng cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và
quốc tế.
• Tài trợ XNK giúp doanh nghiệp tạo lập, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế: thông qua
tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện thương vụ một cách trôi chảy, thiết lập được mối
quan hệ với những khách hàng tầm cỡ trên thế giới, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp
trên thị trường thế giới.

 Ổn định an sinh xã hội
Trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm trật tự và ổn
định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng
trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản. Sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này
khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc đẩy các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả
năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương
mại quốc tế tạo ra.
 Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phân bố nguồn lực.
Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh
tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc
không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động
được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến
khích xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với nước ngoài.
3. Hậu quả đối với quốc gia, doanh nghiệp:
Việc trợ giá hàng xuất khẩu còn vi phạm nguyên tắc hội nhập và sẽ bị coi là biểu hiện của một
cơ chế kinh tế phi thị trường. Vi phạm nguyên tắc này sẽ phải trả một cái giá rất đắt, thuế xuất
có thể bị đánh trả gấp đôi hoặc bị loại khỏi sân chơi quốc tế
Tài trợ ngăn cản sự cạnh tranh bình đẳng giữa trong hoạt động thương mại quốc tế, những
nước có nguồn tài chính dồi dào giành cho tài trợ doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn trong cạnh
tranh.
Việc trợ giá sẽ làm tụt giảm ngân sách nhà nước, làm giảm sự năng động cải tiến của lực lượng
sản xuất. Tài trợ làm giảm tính hiệu quả kinh tế. Ví dụ như Nhật Bản nền nông nghiệp phát
triển không hiệu quả nhưng nông dân Nhật Bản vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh với hàng
nhập khẩu nhờ được hưởng nguồn tài trợ từ chính phủ lên đến 90% giá thành sản xuất.
Tạo ra môi trường phát sinh sự ỷ lại của doanh nghiệp, thủ tiêu cạnh tranh, bảo thủ và sự độc
quyền có điều kiện phát triển.
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 11
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Tài trợ lớn dẫn tới cản trở tự do hoá thương mại trên toàn cầu làm bóp méo hoạt động thương
mại quốc tế.

III. Thực trạng tài trợ của Việt Nam giai đoạn vừa qua đối với hàng nông nghiệp và phi nông
nghiệp:
1. Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu:
1.1. Kim ngạch Xuất Khẩu 10 mặt hàng chính của năm 2014 so với năm 2013:
Kim ngạch xuất khẩu kỳ 2 tháng 12 tăng mạnh so với kỳ 1 tháng 12/2014 chủ yếu do tăng giảm ở
một số nhóm hàng sau: hàng dệt may tăng 312 triệu USD; giầy dép các loại tăng 118 triệu USD;
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 79 triệu USD; hàng thủy sản tăng 89 triệu USD; gỗ
và sản phẩm gỗ tăng 85 triệu USD; sắt thép các loại tăng 68 triệu USD;
Bên cạnh đó một số nhóm hàng cũng có kim ngạch giảm như: điện thoại và linh kiện giảm 1985
triệu USD; gạo giảm 18 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 13 triệu
USD;
Tính đến hết tháng 12/2014, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 150,19 tỷ USD, tăng
13,7% tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013.
1.2. Kim ngạch Nhập Khẩu 10 mặt hàng chính của năm 2014 so với năm 2013:
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 12
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 12/2014 tăng mạnh so với kỳ 1 tháng
12/2014 chủ yếu do tăng, giảm ở một số nhóm hang sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác tăng 254 triệu USD; sắt thép các loại tăng 124 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện tăng 124 triệu USD; xăng dầu các loại tăng 87 triệu USD; điện thoại và
linh kiện tăng 64 triệu USD; vải các loại tăng 55 triệu USD; Bên cạnh đó một số nhóm
hàng có kim ngạch giảm như: phân bón các loại giảm 19 triệu USD; kim loại thường khác
giảm 18 triệu USD;
Như vậy, tính đến hết tháng 12/2014, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt gần 148,05
tỷ USD, tăng 12,1% (tương ứng tăng gần 16,02 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013.
1.3 Hàng nông nghiệp:
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm ước đạt 30,8 tỷ USD, tăng 11,2% so
với năm 2013.
Thặng dư thương mại của ngành ước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm trước.
Trong đó xuất khẩu thủy sản và lâm sản đã tăng mạnh về giá trị nên tổng kim ngạch xuất

khẩu toàn ngành tăng khá mạnh
Cụ thể:
- Thủy sản giá trị xuất khẩu cả năm 2014 ước đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm trước.
Hoa Kì là thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, chiếm 21,81% tổng giá trị xuất khẩu
- Giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ ước cả năm 2014 đạt 6,2 tỷ USD tăng 11,1% so
với năm trước.
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 13
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam -
chiếm hơn 66% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
- Cà phê cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh, ước cả năm xuất khẩu đạt 1,73
triệu tấn với giá trị 3,62 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 33,2% về giá trị so với
năm 2013. Giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.096 USD/tấn, tương đương so với năm
2013
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam.
- Một số mặt hàng xuất khẩu khác tăng về giá trị so với năm trước như: rau quả đạt 1,47 tỷ
USD, (tăng 34,9%), hạt tiêu đạt 1,2 tỷ USD (tăng 34,1%); hạt điều đạt 2 tỷ USD, (tăng
21,1%).
- Bên cạnh đó, một số mặt hàng cũng có sự sụt giảm giá trị xuất khẩu như: Gạo đạt 3,0 tỷ
USD, giảm 1,9%; cao su đạt 1,8 tỷ USD, giảm 28,9%.
- Mục tiêu năm 2015:
kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 32 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn sẽ chủ động xây dựng các chương trình để triển khai các điều ước và thỏa thuận quốc tế
song phương, đa phương và hội nhập đã và sẽ ký kết; Thực thi đầy đủ cam kết của Việt Nam
trong WTO và các FTA khu vực
Bộ Nông nghiệp sẽ đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển
thị trường tiêu thụ với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng và uy tín thương mại nông lâm
thuỷ sản Việt Nam trên thị trường. Đồng thời, phát hiện nhanh và giải quyết kịp thời những
rào cản thương mại, rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật từ các nước nhập khẩu để mở rộng thị
trường, thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

(Nguồn: Vinanet)
1.4. Thực trạng về khả năng cạnh tranh của các mặt hàng Nông Sản Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế:
- Cơ hội:
+ Tham gia ký kết hiệp định TPP( Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương):
TPP là một trong những hiệp định thương mại lớn, mở ra rất nhiều cơ hội cho XK nông sản
Việt, đặc biệt là tại các thị trường mới. Bình thường, thị trường các nước khác tiến hành bảo
hộ cho ngành nông nghiệp trong nước khá mạnh. Nhưng khi TPP có hiệu lực, nông sản Việt
sẽ vượt qua được yếu tố này, có khả năng đẩy lượng XK tăng cao.
Đầu tư vào thị trường VN , nên hấp thụ được khoa học kỹ thuật mới, thay đổi được cách làm
truyền thống kém hiệu quả.
Ví dụ: Theo mô hình Làng thần kì của Nhật Bản, đã được người Nhật Bản đem về thực hiện
tại Đà lạt
- Thách thức:
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 14
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Năm 2015, thực hiện các cam kết trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt
với khu vực ASEAN, Việt Nam gần như mở cửa hoàn toàn với các mặt hàng nông sản. Thuế
nhập khẩu của tất cả các mặt hàng nông sản đều bằng 0%, trừ một số mặt hàng nhạy cảm
như đường mía, thịt và trứng gia cầm thương phẩm, thịt chế biến là 5%.
Sản xuất nông nghiệp lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự
yếu kém của ngành công nghiệp chế biến sẽ là những thách thức rất lớn của nông sản Việt
Nam khi “vượt biên xuất ngoại”.
+ Tăng trưởng mậu dịch nông sản thế giới luôn bị trở ngại lớn bởi trợ cấp và bảo hộ nông
sản rất cao ở những nước giàu. Không chỉ trợ cấp cho sản xuất và xuất khẩu, các nước giàu
còn đặt ra những hạn chế đối với nông sản nhập khẩu, từ cấm nhập tới việc áp dụng nhiều
mức thuế khác nhau. Với việc hỗ trợ và bảo vệ cho nông nghiệp ở các nước giàu đang
chuyển dần từ hàng rào thuế sang hàng rào tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và các yêu cầu về
môi trường, xã hội khác, việc cạnh tranh trên thị trường đang chuyển dần từ giá cả sang chất
lượng và các giá trị gia tăng.

+ Trợ cấp của các nước phát triển dành cho nông nghiệp cao hơn gấp nhiều lần so với các
nước nghèo.
2. Các chính sách hỗ trợ hộp xanh lá cây:
Các chính sách Hộp xanh lá cây của Việt Nam thường tập trung vào những mục tiêu chính sau
đây:
• Thứ nhất, nhằm phát triển ngành nông nghiệp nói chung thông qua hỗ trợ nhóm dịch vụ
chung: dịch vụ cơ sở hạ tầng nông thôn,dịch vụ nghiên cứu khoa học, khuyến nông,kiểm soạt
dịch bệnh và các dịch vụ nông nghiệp khác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giai đoạn 2009 – 2011, nguồn vốn đầu tư cho
nông nghiệp, nông thôn đạt gần 290.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư phát triển từ
nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ của cả nước.
Từ nguồn vốn trên, nhiều công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân
nông thôn được đầu tư nâng cấp hiệu quả. Cụ thể, tổng năng lực tưới thiết kế của các hệ thống thủy
lợi cho gieo trồng lúa trong hơn 2 năm qua đã tăng thêm 289.000 ha, cho rau màu và cây công
nghiệp ngắn ngày tăng thêm 100.000 ha; năng lực tiêu thoát nước cho đất nông nghiệp tăng thêm
100.000 ha…Các công trình giao thông nông thôn cũng được chú trọng đầu tư, đã mở mới được
gần 7.500 km; nâng cấp 29.500 km đường giao thông. Ngoài ra, các địa phương cũng xây dựng
được gần 3.000 cầu bê tông, 205 cầu liên hợp, gần 50.000 cống các loại…
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 15
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Ngoài ra, mạng lưới bưu chính với khoảng 16.000 điểm giao dịch vẫn được duy trì; trong
đó có khoảng 7.640 điểm bưu điện văn hóa xã nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ thư cơ bản cho
người dân…
Dịch vụ nghiên cứu khoa học : Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp đã thay đổi
mạnh công tác quản lý khoa học công nghệ: về tổ chức, đã và đang gom bớt đầu mối từ vài chục
viện xuống còn 11 viện chính. Số cán bộ nghiên cứu khoa học tăng lên gần 8.000 người, cán bộ
khuyến nông tăng 33.000 người. Đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí cho nghiên cứu cũng tăng
mạnh, gấp 10 lần hơn mười năm trước
 Hỗ trợ lãi suất mua máy móc giảm tổn thất sau thu hoạch nông thủy sản
Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất để

người dân vay mua các loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu
hoạch nông sản, thủy sản.
Việc cho vay do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện với mức tiền
vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa.
 Đối tượng được vay vốn và hỗ trợ lãi suất
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được vay vốn và hỗ trợ lãi suất bao gồm: Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ
gia đình, cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp được UBND cấp xã xác nhận là cá nhân trực tiếp sản
xuất và phục vụ sản xuất; các doanh nghiệp có ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản và dịch
vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân.
Quyết định cũng quy định cụ thể danh mục các loại máy móc, thiết bị được hỗ trợ gồm: 1- Các loại
máy làm đất, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, ngô, cà phê, chè, mía; máy sấy, vật liệu cơ
bản để làm sân phơi (lúa, ngô, cà phê, hạt điều, hồ tiêu) có diện tích đến 1000 m
2
; 2- Máy móc,
thiết bị dùng cho sản xuất giống thủy sản; vật tư, thiết bị xây dựng, cải tạo các ao (hồ) nuôi thủy
sản; thiết bị, phương tiện phục vụ nuôi trồng, thu hoạch và vận chuyển thủy sản; 3- Thiết bị làm
lạnh cấp đông, thiết bị sản xuất nước đá trên tàu cá, hầm bảo quản phục vụ khai thác dài ngày trên
biển.
Các máy móc, thiết bị nêu trên phải có giá trị sản xuất trong nước trên 60% và có nhãn hàng hóa
theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Các dự án ứng dụng khoa học công nghệ về giảm tổn thất sau thu hoạch còn được đưa vào hạng
mục được hưởng cơ chế hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ từ Quỹ Đổi mới công nghệ cao.
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 16
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
• Thứ hai, nhằm đảm bảo dự trữ quốc gia vì mục đích an ninh
lương
thực, dự trữ quốc gia
một số giống cây trồng quan trọng.
 Hỗ trợ xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô
Quyết định 63/2010/QĐ-TTg nêu rõ, áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển đối với 2 trường

hợp:
1- Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau
thu hoạch gồm: thiết bị xay xát gạo có tỷ lệ thu hồi gạo nguyên cao (đến 70%); máy móc, thiết bị
chế biến ướt cà phê, các thiết bị xử lý nâng cao phẩm chất cà phê các các công trình xử lý nước
thải kèm theo
2- Đối với các dự án đầu tư xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản
(bao gồm cả kho lạnh trên tàu đánh bắt thủy sản), rau quả và kho tạm trữ cà phê.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư các dự án xây dựng kho dự trữ
4 triệu tấn lúa, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch còn được
miễn tiền thuê đất; được Nhà nước hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng, 30% kinh phí hoàn
thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3
năm đầu đi vào hoạt động và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.
 Hỗ trợ 100% kinh phí mua giống lúa thử nghiệm lần đầu
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho 3 trường hợp:
1- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua giống để áp dụng thử nghiệm lần đầu đối với các giống lúa,
ngô tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao;
2- Tổ chức, cá nhân mua bằng sáng chế để tự sản xuất hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác
sản xuất các loại máy móc, thiết bị có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nước nhằm giảm tổn thất
sau thu hoạch;
3- Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm sáng tạo của nông dân có khả năng ứng dụng
rộng rãi trong nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Khoa học và Công
nghệ quyết định công nhận.
Các dự án ứng dụng khoa học công nghệ về giảm tổn thất sau thu hoạch còn được đưa vào hạng
mục được hưởng cơ chế hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ từ Quỹ Đổi mới công nghệ cao.
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 17
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Ngày 17/2/2012, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung 92,2 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân
sách Trung ương năm 2012 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua bù đủ 3.050 tấn
hạt giống lúa; 310 tấn hạt giống ngô; 110 tấn hạt giống rau đưa vào dự trữ quốc gia.
Bộ NN&PTNT gửi văn bản đến các Bộ, ngành liên quan đề nghị tăng thêm cơ số dự trữ quốc gia

về nông nghiệp giai đoạn 2013-2015 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Bộ NN&PTNT đề
xuất mua tăng thêm khoảng 400 tỷ đồng cho các mặt hàng như hóa chất sát trùng thủy sản, gia súc,
hạt giống rau, hạt giống lúa, ngô. Bên cạnh đó, cũng cần thêm khoảng 113 tỷ đồng để xây dựng
mới 2 kho dự trữ hạt giống cây trồng và một kho bảo quản thuốc thú y. Hiện, hệ thống kho chứa
dự trữ quốc gia về nông nghiệp đang thiếu nghiêm trọng, trong khi nhu cầu vật tư cho sản xuất
nông nghiệp ngày càng lớn.
Nhằm tăng dự trữ quốc gia lúa, ngô giống năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao
cho Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương tham gia đấu thầu mua 150 tấn hạt giống lúa;
100 tấn hạt giống ngô.
Cùng với đó, Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương thực hiện xuất đổi 1.500 tấn hạt giống
lúa và 300 tấn hạt giống ngô để đảm bảo chất lượng hàng dữ trữ. Bộ Nông nghiệp cũng giao Công
ty cổ phần Giống cây trồng vật nuôi Thừa Thiên Huế thực hiện và bảo quản số thuốc bảo vệ thực
vật đang dự trữ với kinh phí dự toán là 1 tỷ đồng.
• Thứ ba, nhằm chi hỗ trợ bù đắp hoặc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai thông qua hỗ trợ trực
tiếp cho
người
nông dân.
Để hình thành và phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp, ngày 1/3/2011, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai
đoạn 2011-2013. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/10/2011, chương
trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 đã chính thức được triển khai. Đã có 3
doanh nghiệp được phép triển khai hình thức bảo hiểm nông nghiệp, đó là; Tổng công ty bảo hiểm
Bảo Việt; Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt
Nam. Cũng đã có những hợp đồng với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng được ký kết giữa các công ty
bảo hiểm với các hộ nông dân.
Thực hiện chương trình thí điểm này, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt đã và đang tiến hành ký
hợp đồng bảo hiểm cho các hộ nông dân, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm
nông nghiệp cây lúa, vật nuôi và thuỷ sản và nhiều địa phương đã tích cực triển khai thực hiện
chương trình này. Thái Bình là một tỉnh thuộc diện thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Qua
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 18

Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
chuyến khảo sát thực tiễn của chúng tôi tại Thái Bình vào tháng 11/2011 cho thấy, loại hình bảo
hiểm này chưa được triển khai thực hiện. Tuy vậy, trong tháng 2/2012 vừa qua, Thái Bình rất tích
cực triển khai thực hiện loại hình bảo hiểm này. Thái Bình đã lựa 3 huyện đã được chọn để thí
điểm triển khai bảo hiểm cây lúa là Tiền Hải, Thái Thụy và Vũ Thư. Để hình thức bảo hiểm này
triển khai có hiệu quả cao, Thái Bình đã mở nhiều lớp tập huấn về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
do UBND huyện và Công ty Bảo Việt Thái Bình tổ chức. Tham gia buổi tập huấn là các chủ tịch
xã, kế toán ngân sách xã, chủ nhiệm và kế toán trưởng các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các
trưởng thôn, trưởng khu của các xã, thị trấn và một số ban, ngành khác trong các xã, thị trấn. Mới
đây nhất, đầu tháng 3/2012, Công ty Bảo Việt Nghệ An đã tổ chức ký hợp đồng bảo hiểm cây lúa
vụ đông xuân 2012 cho hơn 22.000 hộ nông dân trồng lúa tại huyện Diễn Châu, Yên Thành,
Quỳnh Lưu của Nghệ An với tổng giá trị sản xuất bảo hiểm lên tới gần 160 tỷ đồng. Hiện nay, toàn
huyện Yên Thành có 7.328 hộ nông dân tham gia với tổng diện tích tham gia bảo hiểm là 15.537
ha…. Theo phản ánh của nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nông dân ở huyện Diễn Châu rất
khấn khởi sau khi nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm. Người nông dân an tâm hơn trong quá
trình chăm lo sản xuất và mong muốn có được chỗ dựa trong sản xuất nông nghiệp.
Theo thông tin từ Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh, doanh nghiệp này cũng đã tiến hành triển khai
sản phẩm bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nông nghiệp theo chỉ số (thí điểm đối với rủi ro hạn hán)
cho người trồng cà phê tại tỉnh Đắc Lắk. Để triển khai hoạt động này, Tổng Công ty Cổ phần Bảo
Minh đã phối hợp với nhóm tư vấn thuộc Quỹ Ford Foundation do Công ty GlobalAgRisk (Hoa
Kỳ) chủ trì để phát triển sản phẩm bảo hiểm cho cây cà phê. Loại hình bảo hiểm này được thực
hiện theo hình thức ký hợp đồng bảo hiểm với mỗi nông hộ được dựa vào việc đo lường tổng
lượng mưa tại trạm đo mưa được chỉ định cho từng vùng được bảo hiểm. Nếu tổng lượng mưa
trong suốt thời hạn bảo hiểm đo được tại trạm đo mưa xuống thấp hơn một ngưỡng nhất định được
thống nhất từ trước, Bảo Minh sẽ trả tiền bồi thường cho người nông dân. Thời hạn bảo hiểm được
tính từ ngày 31/3 hàng năm đến ngày 10/5 của cùng năm đó.
Nhìn chung, loại hình bảo hiểm nông nghiệp bước đầu đã hình thành và phát triển ở một số địa
phương, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân chủ
yếu của các hạn chế trên là do: mức phí bảo hiểm cao, không hấp dẫn người dân. Đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, chi phí bồi thường, chi phí quản lý, chi giám định tổn thất, chi bán bảo hiểm cao,

… dẫn đến các doanh nghiệp bảo hiểm ít có động lực triển khai. Do quy mô sản xuất nhỏ, manh
mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, thu nhập thấp, người nông dân sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chưa
có ý thức tham gia bảo hiểm hoặc chỉ mua bảo hiểm khi rủi ro chắc chắn xảy ra. Đây là rào cản lớn
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 19
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
cho việc triển khai. Thiếu sự phối hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và nông dân trong tuyên
truyền, khai thác bảo hiểm, giám định và bồi thường thiệt hại…
Có thể thấy, bảo hiểm nông nghiệp là công cụ tài chính quan trọng và hiệu quả trong việc bù đắp
cho nông dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất. Những thành công bước đầu trong
việc hình thành và phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp ở một số địa phương hiện nay là điều
kiện tiền đề quan trọng để nhân rộng loại hình bảo hiểm này và cũng là những kinh nghiệm để các
cấp, các ngành, các doanh nghiệp,… đẩy mạnh việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta,
góp phần duy trì sự phát triển ổn định sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội nông thôn.
• Thứ tư, hỗ trợ nhằm phát triển các địa bàn vùng sâu,vùng xa có điều kiện kinh tế xã hội
còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao.
Trạm Khuyến nông phối hợp với Phòng Dân tộc huyện tổ chức 25 lớp tập huấn bồi dưỡng cộng
đồng về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho 1.200 nông dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Tháng 8/2012, theo đó, Trạm Khuyến nông đã giao 250 con lợn nái Móng cái cho 250 hộ, 156
con lợn nái F1 cho 156 hộ và 310 chiếc máy bơm nước cho 310 hộ. Tổng kinh phí thực hiện 1,7tỷ
đồng. Sau khi được kiểm dịch chặt chẽ, tiêm phòng các loại bệnh cần thiết, số lợn giống trên đã
được Trạm Khuyến nông huyện trao tận tay cho những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn để phát triển kinh tế, ổn định đời sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương, cùng
với số máy bơm được cấp phát đã động viên bà con tích cực tham gia sản xuất, vươn lên thoát
nghèo và chung tay xây dựng nông thônngày một đổi mới.
3. Tín dụng trợ cấp xuất khẩu:
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là sự hỗ trợ về mặt tài chính để các nhà xuất khẩu nước sở tại đẩy
mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đồng thời giúp đỡ các nhà nhập khẩu nước ngoài có đủ
điều kiện về tài chính để mua hàng hoá của nước đó. Trong xu thế thị trường thương mại thế giới
ngày càng mở rộng, nhu cầu về thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu, thị trường đầu tư đã trở thành

nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hoạt động của tài trợ của ngân hàng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho nhà xuất
khẩu mà còn cho cả nhà nhập khẩu. Tài trợ ngân hàng đã thúc đẩy quá trình hoạt động của kinh tế
xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo nên sự cân bằng trong cán cân thanh toán xuất nhập của
nhà nước, trong đó vai trò của ngân hàng lúc này hết sức quan trọng để góp phần thực hiện thắng
lợi các chiến lược kinh tế. Thông qua tài trợ ngân hàng giúp doanh nghiệp xuất khẩu cũng như
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 20
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện được những thương vụ lớn: có những thương vụ trong thương
mại quốc tế đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng.
Trong những tháng đầu năm 2014, Ngân hàng Nhà Nước ( NHNN) đã ban hành các chính sách tín
dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù như mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình ứng dụng
khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình chuỗi liên kết các sản phẩm nông
nghiệp xuất khẩu, chương trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Đây
là những ngành, lĩnh vực kinh tế có hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. Trong số này có
chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp đối với các mô hình liên kết, ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số
14/2014/NQ-CP. Việc triển khai chương trình được coi là bước đột phá trong định hướng đầu tư
vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, hướng sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa qui
mô lớn, liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi, gia tăng giá trị sản phẩm phục vụ tiêu dùng và
xuất khẩu hiệu quả.
Ngoài ra, NHNN cũng tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với một số sản
phẩm có thế mạnh của Việt Nam như: Cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo, cà phê, đánh bắt xa bờ, hỗ
trợ lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi…
Trước tình hình tín dụng tăng chậm, NHNN đã chỉ đạo các NHNN chi nhánh tổ chức, triển khai
các chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại các địa phương nhằm mở rộng tín dụng và
hỗ trợ các doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và đề ra các
biện pháp xử lý vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và của NHNN, các Tổ Chức Tín Dụng đã đưa ra nhiều
chương trình tín dụng hấp dẫn và đa dạng, chủ động tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay.

Việc triển khai những chương trình tín dụng kể trên có ý nghĩa tích cực, góp phần đẩy mạnh tăng
trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thị trường. Đến cuối tháng 8/2014, tín dụng cho nền
kinh tế tăng 5,82% so với cuối năm 2013, mặc dù tín dụng tăng còn thấp nhưng đã có sự chuyển
dịch, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ.
Mặc dù NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ, các Tổ Chức Tín Dụng đã giảm
lãi suất, chủ động tìm kiếm khách hàng, song tăng trưởng tín dụng vẫn đạt thấp. Nguyên nhân chủ
yếu là do sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, nhiều
doanh nghiệp giải thể, phá sản, thị trường bất động sản phục hồi chậm. Trong khi đó, các doanh
nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu và cân đối tài chính, nên chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh.
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 21
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Cho tới nay, tình trạng nợ đọng ngân sách và nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được giải quyết dứt
điểm; do còn nhiều vướng mắc trong việc xử lý tài sản đảm bảo nên tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm
và chưa đạt kết quả như mong muốn, thị trường mua bán nợ xấu chưa hình thành; nợ xấu có phần
tăng do các Tổ Chức Tín Dụng đang phải áp dụng các qui định an toàn mới theo hướng phù hợp
dần với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Quá trình tái cơ cấu các Tổ Chức Tín Dụng còn gặp nhiều khó khăn như thiếu thông tin, tình trạng
sử hữu chéo và lợi ích nhóm, việc thoái vốn tại các Tổ Chức Tín Dụng và phối hợp chính sách
chưa hiệu quả. Rủi ro đạo đức còn diễn biến phức tạp, cả ngân hàng và doanh nghiệp. Thiếu cơ
chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; thủ tục cho vay
cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu cải tiến.
** Các Vụ Kiện Chống Trợ Cấp Nhằm Vào Hàng Xuất Khẩu Việt VN
A. Ngày 26/10/2011, 4 công ty sản xuất ống thép cacbon Hoa Kỳ đã đệ đơn lên Bộ
Thương mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu cơ quan này khởi xướng điều tra chống trợ cấp
đối với các sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Oman và Các Tiểu
Vương Quốc Ả Rập.
Ngày 15/11/2011, DOC đã ra quyết định khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm
ống thép nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Oman và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.
Một số thông tin liên quan đến vụ việc:

1. Bên khởi kiện: Công ty Allied Tube and Conduit (IL), JMC Steel Group (IL), Wheatland Tube
(PA), và Công ty thép Hoa Kỳ (PA)
2. Sản phẩm bị điều tra:
Sản phẩm thuộc đối tượng của cuộc điều tra này bao gồm ống và ống dẫn thép hàn bằng cacbon
(“circular welded carbon-quality steel pipe”), có mã HS như sau: 7306.19.1010, 7306.19.1050,
7306.19.5110, 7306.19.5150, 7306.30.1000, 7306.30.5025, 7306.30.5032, 7306.30.5040,
7306.30.5055, 7306.30.5085, 7306.30.5090, 7306.50.1000, 7306.50.5050, và 7306.50.5070.
3. Kết luận về điều tra trợ cấp của DOC:
- Điều tra về trợ cấp:
Ngày 26/03/2012, DOC đã đưa ra kết luận sơ bộ khẳng định có trợ cấp đối với sản phẩm ống thép
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ngày 16/10/2012, DOC ra kết luận cuối cùng phủ định có trợ
cấp đối với sản phẩm này nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể:

Tên Doanh nghiệp
Biên độ trợ cấp
sơ bộ
Biên độ trợ cấp
cuối cùng
Công ty SeAH Steel VINA 0,04% (de minimis) 0,00%
Công ty chế tạo máy Hồng
Nguyên
8,06% 0,00%
Các công ty khác 8,06% 0,00%
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 22
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
4. Kết luận về điều tra thiệt hại của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ:
Ngày 15/11/2012: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra kết luận cuối cùng không có thiệt
hại do hành vi phá gia hay trợ cấp gây ra đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ, do vậy, Bộ
Thương mại Hoa Kỳ (DOC) không áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép của
Việt Nam, Oman, Ấn Độ và Ả Rập.

B. Ngày 18/01/2012, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức ra quyết định khởi xướng
điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo bằng thép (steel
wire garment hangers) nhập khẩu từ Việt Nam và điều tra chống bán phá giá đối với
hàng mắc áo bằng thép có xuất xứ từ Đài Loan căn cứ vào đơn kiện được đệ trình ngày
29/12/2011 trước đó.
Bên đệ đơn: M&B Metal Products Company, Inc; Innovative Fabrication LLC/Indy Hanger; và
US hanger company, LLC
Sản phẩm bị điều tra: Sản phẩm mắc áo bằng thép có mã HS: 7326.20.0020 và 7323.99.9080
Diễn tiến vụ việc:
Điều tra về trợ cấp:
Ngày 30/05/2012, DOC ra kết luận sơ bộ khẳng định có trợ cấp đối với mắc áo thép nhập khẩu từ
Việt Nam.
Ngày 24/12/2012, DOC ra kết luận cuối cùng khẳng định có trợ cấp đối với mắc áo thép nhập khẩu
từ Việt Nam.
Biên độ trợ cấp cụ thể như sau:

Tên Công ty
Biên độ trợ cấp sơ
bộ (%)
Biên độ trợ cấp cuối
cùng (%)
South East Asia Hamico Export Joint Stock Company
(SEA Hamico), Nam A Hamico Export Joint Stock
Company (Nam A), and Linh Sa Hamico Company
Limited (Linh Sa)
21.25 31.58
Infinite Industrial Hanger Limited (Infinite) and
Supreme Hanger Company Limited (Supreme)
11.03 90.42
Các Doanh nghiệp Việt Nam khác 16.14 31.58

2. Điều tra về thiệt hại của ITC:
Ngày 10/02/2012, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra kết luận sơ bộ khẳng định có thiệt
hại đáng kể đối với ngành sản xuất mắc áo thép nội địa Hoa Kỳ do mắc áo thép nhập khẩu từ Việt
Nam được trợ cấp.
Ngày 01/02/2013, ITC ra kết luận cuối cùng khẳng định có thiệt hại đáng kể đối với ngành sản
xuất nội địa Hoa Kỳ do mắc áo thép Việt Nam được trợ cấp.
3. Quyết định áp thuế chính thức:
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 23
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Căn cứ vào kết quả điều tra về phá giá và trợ cấp của DOC và kết quả điều tra về thiệt hại của ITC,
Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định áp thuế chống trợ cấp đối với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt
Nam với mức mức thuế chống trợ cấp bằng biên độ trợ cấp cuối cùng (nêu trên).
Lệnh áp thuế chống trợ cấp cùng có hiệu lực từ ngày 05/02/2013.
C. Ngày 17/01/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra
chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Trung
Quốc, Equado, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Dưới đây là một số thông tin liên quan đến vụ việc:
1- Bên đệ đơn: Liên minh Công nghiệp Tôm vùng Vịnh (The Coalition of Gulf Shrimp Industries)
2- Sản phẩm bị điều tra:
Sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh (Frozen Warmwater Shrimp) có mã HS: 0306.17.00.03;
0306.17.00.06; 0306.17.00.09; 0306.17.00.12; 0306.17.00.15; 0306.17.00.18; 0306.17.00.21;
0306.17.00.24; 0306.17.00.27; 0306.17.00.40; 1605.21.10.30 và 1605.29.10.10
(Chú ý: Mô tả sản phẩm chính xác bằng tiếng Anh có trong Tập đính kèm dưới đây)
3- Quyết định sơ bộ về thiệt hại của ITC
Ngày 07 tháng 2 năm 2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ra kết luận sơ bộ
khẳng định có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ do tôm nhập khẩu từ Việt Nam
được trợ cấp.
4- Quyết định sơ bộ về trợ cấp của DOC
Ngày 29/05/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ khẳng định có trợ cấp
đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Trung

Quốc; không có trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Equado và Indonesia (dưới mức
tối thiểu). Theo đó, biên độ trợ cấp sơ bộ như sau:
Quốc gia Các nhà sản xuất, xuất khẩu
Biên độ trợ cấp sơ
bộ
Việt Nam Minh Qui Seafoods Co. Ltd. 5.08%
Nha Trang Seaproduct Company 7.05%
Các Doanh nghiệp khác 6.07%
Ấn Độ Devi Fisheries Limited 10.41%
Devi Seafoods Ltd. 11.32%
Các Doanh nghiệp Ấn Độ khác 10.87%
Malaysia Asia Aquaculture (M) Sdn. Bhd. 10.80%
Kian Huat Aquaculture Sdn. Bhd. 62.74%
Các Doanh nghiệp Malaysia khác 62.74%
Thái Lan Marine Gold Products Limited 1.75% (de minimis)
Thai Union Frozen Products Public
Co. Ltd (and its affiliate Thai
Union Seafood Co., Ltd)
2.09%
Các Doanh nghiệp Thái Lan khác 2.09%
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 24
Bài thuyết trình GV: GS. TS Võ Thanh Thu
Trung
Quốc
Zhanjiang Guolian Aquatic Products
Co., Ltd. (Guolian) and its cross-
owed affiliates (collectively, the
Guolian Companies)
5.76%
Các Doanh nghiệp Trung Quốc

khác
5.76%
Theo dự kiến, DOC sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về trợ cấp vào tháng 08/2013.
5- Quyết định cuối cùng của DOC
Ngày 12/8/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra Quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ
cấp (CVD) tôm nước ấm từ Việt Nam. Theo thông báo gửi đăng Công báo Liên bang do ông Paul
Piquado, Trợ lý Bộ trưởng, phụ trách Cục quản lý nhập khẩu DOC ký ngày 12/8/2013, Bộ Thương
mại Hoa Kỳ đã quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu
tôm của Việt Nam, cụ thể như sau:
a/ Mức thuế suất CVD đối với 02 bị đơn bắt buộc
- Công ty Thủy Sản Minh Quí (Minh Qui Seafoods Co.Ltd) 7,88%
- Công ty Thủy Sản Nha Trang ( Nha Trang Seaproduct Co.) 1,15%
b/ / Mức thuế suất CVD toàn quốc cho tất cả các công ty khác: 4,52 %
6- Quyết định cuối cùng về thiệt hại của ITC
Sáng 21/9/2013, theo giờ Việt Nam, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ đã ra quyết định cuối
cùng khẳng định tôm nước ấm nhập khẩu từ Việt Nam và 4 quốc gia khác, cho dù có được chính
phủ các nước này trợ cấp hay không, đều không gây thiệt hại về vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại
về vật chất đối với ngành công nghiệp tôm, do đó không áp thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam.
Vụ kiện chấm dứt mà không áp thuế.
D. Ngày 16 tháng 12 năm 2014, Ủy ban Châu Âu (EC) đã ra quyết định cuối cùng
kết thúc vụ kiện điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm sợi PSF nhập khẩu từ
Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Một số diễn biến vụ việc
- Nguyên đơn: Hiệp hội Sợi nhân tạo Châu Âu CIFRS.
- Hàng hóa bị điều tra: Sợi Polyester tổng hợp (PSF) chưa chải thô, kéo sợi hay chế
biến để đánh sợi có mã CN 5503 20 00 (sản phẩm này hiện đang chịu mức thuế nhập
khẩu vào EU là 4%).
- Ngày khởi xướng: 19 tháng 12 năm 2013
- Giai đoạn điều tra: từ 01/10/2012 đến 30/9/2013.
- Các chương trình, chính sách của Việt Nam bị điều tra: (1) các khoản vay ưu đãi

với lãi suất thấp và bảo lãnh vay; (2) chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong Khu
công nghiệp và khu Công nghệ cao; (3) các chính sách ưu đãi đầu tư cho doanh
nghiệp; (4) các ưu đãi về thuế; (5) ưu đãi về quyền sử dụng đất; (6) ưu đãi khác như:
cung cấp nguyên vật liệu thô cho các doanh nghiệp PSF thấp hơn giá trị thông
thường; khấu hao nhanh,…
Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các cơ
quan địa phương nghiên cứu trả lời Bản câu hỏi điều tra do EC gửi.
Đề tài: Tài trợ xuất khẩu Page 25

×