Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 33 trang )

Bài semina môn công nghệ sinh học thực phẩm.
Nhóm 9_ lớp 53tp1.
Chủ đề : THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE ( GMF_ genetically modified food)
NỘI DUNG THẢO LUẬN:
A. Mở bài
B. Nội dung:
I. Định nghĩa.
II. Lịch sử của thực phẩm biến đổi gene.
III. Tại sao phải sản xuất thực phẩm biến đổi gene.
IV. Lợi ích và lo ngại về GMF.
IV.1. Lợi ích của GMF.
IV.2. Những lo ngại về GMF.
IV. 3 Phương hướng giải quyết những lo ngại về GMF
V. Quy trình chuyển gen vào thực phẩm và các phương pháp nhận biết cấu trúc của thực phẩm
biến đổi gene,
V.1. Công nghệ tạo thực vật biến đổi gene
VI.2 Công nghệ tạo động vật biến đổi gene.
VI.3. Các phương pháp nhận biết và cấu trúc của thực phẩm biến đổi gene.
VI. Một số sản phẩm biến đổi gene tiêu biểu.
VII.1. Thực phẩm biến đổi gene có nguồn gốc thực vật .
VII.2. Thực phẩm biến đổi gene có nguồn gốc động vật.
C. Kết luận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
A. Mở bài.
Hiện nay, dân số thế giới đã tăng lên quá 6 tỷ người và dự kiến sẽ vượt quá 12 tỷ người sau
50 năm tới. Vấn đề cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân loại là một vấn đề rất lớn.
Có nhiều giải pháp được nhiều nước quan tâm, đặc biệt đó là việc mở rộng việc nghiên cứu
và triển khai các loại thực phẩm biến đổi gene. Hơn một thập niên nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ sinh học nói chung và cây trồng chuyển gene nói riêng trên thế giới đã mở ra triển
vọng lớn cho loài người trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực môi trường và
bảo vệ sức khoẻ con người.


Thực phẩm biến đổi gene là một hướng nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng về mặt số lượng và chất lượng lương thực. Một số thực phẩm
xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với các cây như lúa mì, đậu tương, ngô, cà chua
B. Nội dung:
I. Định nghĩa.
-Thực phẩm biến đổi gene (GMF) là những thực phẩm có vật liệu di truyền (DNA) đã được
thay đổi một cách không tự nhiên, ví dụ như thông qua sự giới thiệu của một gene từ một
sinh vật khác nhau…
II. Lịch sử của thực phẩm biến đổi gene.
- Các lĩnh vực thử nghiệm đầu tiên của thực vật biến đổi gene xảy ra ở Pháp và Mỹ trong
năm1986, ở cây thuốc lá được có khả năng đề kháng với thuốc diệt cỏ.
- Năm 1987, Viện di truyền thực vật Ghent (Bỉ), được thành lập bởi MarcVan Montagu và Jeff
Schell, được các Công ty đầu tư để phát triển kỹ thuật di truyền trên cây thuốc lá với khả năng
chịu côn trùng bằng cách thể hiện gene mã hóa cho protein diệt côn trùng từ loài vi khuẩn BT
(Bacillus thuringiensis).
- Trung Quốc là quốc gia đầu tiên cho phép thương mại hóa cây thuốc lá biến đổi gene kháng
virus vào năm 1992.
- Cây trồng biến đổi gene đầu tiên được chấp thuận cho bán tại Mỹ năm 1994 là cây cà chua
FlavrSavr có thời gian bảo quản lâu hơn.
- Năm 1994, Liên minh Châu Âu (EU) đã phê chuẩn cây thuốc lá có khả năng chịu thuốc diệt cỏ
bromoxynil ,là cây trồng biến đổi gene đầu tiên trên thị trường ở Châu Âu.
- Năm 1995, khoai tây biến đổi gene BT đã được phê duyệt an toàn của Cơ quan Bảo vệ môi
trường, là cây trồng thực phẩm biến đổi gene đầu tiên được chấp thuận tại Hoa Kỳ.
- Năm 2009 có 25 quốc gia nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu cây trồng biến đổi gene, trong đó
chủ yếu là các nước phát triển và đang phát triển (15 nước). Diện tích cây biến đổi gene khoảng
180 triệu ha, trong đó Hoa Kỳ 62,5 triệu ha, Argentina 21 triệu ha, Brazil 15,8 triệu ha, Ấn Độ
7,6 triệu ha, Canada 7,6 triệu ha
- Theo đánh giá của Clive James, giám đốc của ISAAA (Cơ quan dịch vụ quốc tế về tiếp thu các
ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp), chỉ trong 15 năm sau khi thương mại hóa, cây
trồng công nghệ sinh học biến đổi gene vượt 180 triệu ha trong năm 2010, trong đó có 154 triệu

nông dân ở 29 quốc gia hiện đang được hưởng lợi từ công nghệ mới này. Với sự gia tăng 87 lần
chưa từng có từ năm 1996 đến 2010, cây trồng công nghệ sinh học là công nghệ cây trồng được
áp dụng nhanh nhất trong lịch sử của nông nghiệp hiện đại.
III. Tại sao phải sản xuất thực phẩm biến đổi gene.
Dân số thế giới tăng nhanh cùng với sự phát triển đô thị hóa và mức thu nhập ngày càng cao ở
nhiều nước đang phát triển, dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm từ thịt, sữa và trứng ước tính sẽ
tăng khoảng 2%/ người. Tính đến năm 2020, nhu cầu trên toàn thế giới đối với các sản phẩm từ
thịt cũng sẽ tăng hơn 55% so với mức tiêu thụ hiện đại, mà phần lớn là ở các nước đang phát
triển.
Nhu cầu đối với các loại thức ăn ngũ cốc cũng sẽ tăng theo, 3%/năm ở các nước đang
phát triển và 0.5%/ năm ở các nước phát triển. Tính trung bình, để tạo ra 1kg thịt thì cần 3kg thức
ăn chăn nuôi từ ngũ cốc và 1kg sữa thì cần khoảng 1kg thức ăn tương ứng.
Để mở rộng diện tích canh tác mà không gây ra những tác động bất lợi đối với môi
trường là rất hạn chế nên việc sản xuất các loại thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi từ ngũ cốc cần
phải tăng năng suất.
Theo tính toán, đến giữa thập kỷ tới, thế giới sẽ có 8- 10 tỷ người, yêu cầu tổng lương
thực, thực phẩm phải đạt tốc độ tăng trưởng ít nhất 40% đó là điều khó hiện thực trong tình trạng
sản xuất như hiện nay. Do đó sản xuất thực phẩm biến đổi gene để tăng năng suất, sản lượng và
chất lượng của thực phẩm là hết sức cần thiết.
IV. Lợi ích và lo ngại về GMF.
IV.1. Lợi ích của GMF.
a. Đối với đời sống:
Thực phẩm đổi gene đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển bền vững qua các
lĩnh vực sau:
- Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới.
GMF có thể giúp ổn định tình hình an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới,
bằng cách làm tăng nguồn cung lương thực, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất.
- Góp phần xoá đói giảm nghèo.
50% những người nghèo nhất trên thế giới là người nông dân ở các nước đang phát triển, nghèo
tài nguyên, 20% còn lại là những người nông dân không có đất trồng, phụ thuộc hoàn toàn vào

nghề nông.Vì thế, tăng thu nhập cho người nông dân nghèo sẽ đóng góp trực tiếp vào quá trình
xoá đói giảm nghèo trên thế giới, tác động trực tiếp đến 70% người nghèo trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, các giống bông và ngô biến đổi gen đã mang lại lợi nhuận cho hơn
12 triệu nông dân nghèo ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Philippin và số người hưởng
lợi sẽ cao hơn trong thập niên thứ hai này. Trong đó việc tập trung phát triển các giống gạo biến
đổi gen có thể mang lại lợi nhuận cho khoảng 250 triệu hộ nông dân nghèo canh tác lúa ở châu
Á.
- Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường.
Hoạt động nông nghiệp truyền thống của con người có tác động rất lớn với môi trường. Sử dụng
công nghệ sinh học, có thể giảm đáng kể các tác hại đó. Trong thập niên đầu tiên ứng dụng công
nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến này đã giúp giảm lượng lớn thuốc trừ sâu, giảm lượng xăng
dầu cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp, giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường do
cày xới đất, bảo tồn đất và độ ẩm nhờ phương pháp canh tác không cần cày xới, giúp đất trồng
hấp thu được một lượng lớn khí CO2 từ không khí. Tổng lượng thuốc trừ sâu cắt giảm trong
khoảng thời gian từ 1996 đến 2007 ước tính đạt 359 ngàn tấn thành phần kích hoạt, tương ứng
với 9% lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng, làm giảm 17,2% các tác hại đối với môi trường, tính
theo chỉ số tác hại môi trường (EIQ). Trong năm 2007, công nghệ sinh học đã làm giảm 77.000
tấn thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp (tương đương với 18% lượng thuốc trừ sâu sử
dụng), chỉ số EIQ giảm 29% (Brooks và Barfoot, 2009).
- Tăng hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học
Công nghệ sinh học có thể giúp tối ưu hoá chi phí sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất và
thứ hai, nhờ tạo ra các giống cây chịu tác động của môi trường (khô hạn, nhiễm mặn, nhiệt độ
khắc nghiệt…) hoặc các tác động của sinh vật (sâu bệnh, cỏ dại…), nâng cao năng suất thu
hoạch của cây trồng, bằng việc thay đổi cơ chế trao đổi chất của cây.
b.Đối với chính bản thân GMF.
- Kháng sâu bọ: Thiệt hại mùa màng do sâu bọ gây ra hết sức lớn, dẫn đến cảnh nghèo đói, cực
khổ đối với nông dân các nước đang phát triển. Mỗi năm, để phòng tránh sâu bệnh, nông dân
thường phải sử dụng hàng tấn thuốc trừ sâu hóa học. Thực phẩm bị nhiễm thuốc trừ sâu rất độc
hại, gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, dư lượng
rác thải nông nghiệp từ thuốc trừ sâu và phân bón cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước, từ đó

gây tác động không tốt cho môi trường. Thực phẩm biến đổi gene (TPBĐG) như ngô Bacillus
thurigensis ( B.t) có thể giúp chúng ta loại trừ thuốc trừ sâu hóa học, nhờ đó hạ thấp giá thành
nông sản.
- Chịu thuốc trừ cỏ: Để trừ cỏ cho một số loại cây trồng, nông dân thường sử dụng một lượng lớn
các loại thuốc trừ cỏ khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc
để đảm bảo rằng thuốc trừ cỏ không làm hại đến cây trồng lẫn môi trường. Do vậy, cây trồng sẽ
được biến đổi gene để tăng sức đề kháng đối với thuốc trừ cỏ. Nhờ đó, nông dân chỉ cần phun
một loại thuốc thay vì nhiều loại như trước, giảm bớt tổn hại đến môi trường.
- Chịu dịch bệnh: Bệnh của cây trồng do rất nhiều loại virus, nấm và vi khuẩn gây ra. Các nhà
sinh học thực vật đang cố gắng tạo ra những loại cây trồng chuyển gene có sức đề kháng đối với
mọi loại bệnh.
- Chịu lạnh: Sương giá đột ngột có thể phá huỷ những cây giống nhạy cảm. Một loại gene chống
giá rét lấy từ cá nước lạnh đã được cấy vào một số cây trồng như thuốc lá và cà chua. Với gene
này, cây trồng có thể chịu được nhiệt độ thấp mà trước kia chúng không thể nào chịu đựng được.
- Chịu hạn, chịu mặn: Vì dân số thế giới ngày một tăng cao, đất đai sử dụng cho mục đích làm
nhà ở ngày càng lấn lướt đất đai nông nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu về đất đai, nông dân buộc
phải canh tác ngay cả những vùng đất vốn không phù hợp với việc trồng cấy. Tạo ra cây trồng có
khả năng chịu đựng thời kỳ hạn hán dài ngày hoặc lượng muối cao trong đất và nước ngầm sẽ
giúp ích rất nhiều cho nông dân.
- Dinh dưỡng: ở các nước nghèo, vấn đề suy dinh dưỡng là hiện tượng hết sức phổ biến vì người
dân thường chỉ dựa vào một loại cây trồng duy nhất làm thức ăn, chẳng hạn như gạo. Tuy nhiên,
gạo không chứa đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu được chuyển đổi gene, gạo
sẽ chứa nhiều vitamin bổ sung và khoáng chất hơn, đủ để bù đắp cho việc thiếu hụt chất dinh
dưỡng. Chẳng hạn, tại các quốc gia đang phát triển, mù do thiếu vitamin A là căn bệnh rất hay
gặp. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học cây trồng Thuỵ Sỹ đã tạo ra được giống lúa
"vàng" chứa lượng vitamin A cực cao và đang chuẩn bị tạo giống lúa chứa nhiều sắt. Tuy nhiên,
do phong trào phản đối TPBĐG đang lan mạnh ở Châu Âu, hai giống lúa này có rất ít khả năng
đến được với các nước nghèo đói.
- Dược phẩm: Chi phí sản xuất thuốc men và vaccine thường rất lớn, hơn nữa điều kiện bảo quản
ở các nước nghèo lại không được tốt. Trong khi đó, các nước này lại có tỉ lệ bệnh tật rất cao. Do

vậy, giới nghiên cứu quốc tế đang tìm cách sản xuất loại vaccine ăn được, có trong cà chua và
khoai tây. Nhờ đó, chúng sẽ dễ vận chuyển, bảo quản và quản lý hơn vaccine tiêm truyền thống.
- Ưu điểm của việc gây đột biến gene:
+Tạo các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm an toàn nguồn lương thực, thực
phẩm trong toàn cầu.
+ Đảm bảo ổn định đa dạng sinh học.
+ Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ bên ngoài cho nông nghiệp và môi trường.
+ Tạo lợi nhuận kinh tế và xã hội, giảm bớt đói nghèo ở các nước đang phát triển.
+ Cải thiện chất lượng thực phẩm, làm tăng giá trị dinh dưỡng hoặc có những tính trạng thích
hợp cho công nghệ chế biến.
IV.2. Những lo ngại về GMF.
Những mối tác hại tiềm tàng của thực phẩm biến đổi gene thể hiện ở những khía cạnh sau:
a. Đối với sức khỏe con người:
Bên cạnh những lợi ích cơ bản của GMF, theo nhiều nhà khoa học thế giới, loại thực phẩm này
cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng, như khả năng gây dị ứng,
làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể Đây là một trong
những tranh luận chủ yếu và vấn đề chỉ được tháo gỡ khi chứng tỏ được rằng sản phẩm protein
có được từ sự chuyển đổi gen không phải là chất gây dị ứng.
- Sự ảnh hưởng của thực phẩm biến đổi gene đến hệ thống vi sinh vật trong hệ thống tiêu
hóa.
Gene kháng sinh trong GMF có thể được chuyển vào các cơ thể vi sinh vật trong ruột của người
và động vật ăn sản phẩm biến đổi gene. Điều này có thể dẫn tới việc tạo ra các vi sinh vật gây
bệnh có khả năng kháng thuốc. Việc chuyển đổi gene từ thực phẩm biến đổi gene vào tế bào cơ
thể con người hay vào vi trùng trong đường ruột cơ thể người là mối quan tâm thực sự, nếu như
sự chuyển đổi này tác động xấu tới sức khỏe con
- . Độc tố sinh ra trong thực phẩm biếm đổi gene.
Độc tố gây ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khoẻ hầu hết các sinh vật biến đổi gene do nó được
biến đổi nhằm tăng sức đề kháng của chúng. Như việc sản sinh ra chất diệt sâu bọ để chống lại
côn trùng, hoặc chất diệt cỏ, vì vậy, bản thân chúng chứa đựng các chất này. Các chất này có thể
tích luỹ trong chuỗi thức ăn và gây nên bệnh tật. Mặt khác, việc đưa gen lạ vào cơ thể có thể gây

rối loạn quá trình chuyển hoá, tạo nên sự xuất hiện các độc tố.
Khi ăn những thực phẩm có độc tố này, sức khoẻ con người hoàn toàn có thể bị tác động.
- Chất gây dị ứng trong thực phẩm.
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây di ứng đối với con người do dùng thực phẩm
biến đổi gene:
+ Những cây trồng biến đổi gene có thể gây dị ứng là do các gene mới được chuyển vào thực
phẩm tạo ra một một lọai protein mới, mà protein này chưa từng có trước đây trong thực phẩm,
chính các protein này gây ra các phản ứng dị ứng trong cơ thể con người.
+ Tòa thánh Vatican và một số quốc gia, một số tổ chức bảo vệ môi trường khi đưa ra nhiều lý do
để phản đối cây trồng chuyển gen, một số ý kiến cho rằng cây chuyển gene có thể tạo nên các dị
ứng nguyên (allergen) mới gây nên hiện tượng dị ứng ở người.
+ Một nghiên cứu khác trên đậu nành biến đổi gene, người ta thấy rằng trong loại đậu nành
chuyển gene có chứa một dạng protein lạ mà không tìm thấy ở đậu nành chưa biến đổi gene. Hơn
nữa, các nhà khoa học đã thử nghiệm protein và xác định rằng nó phản ứng với kháng thể lgE.
Kháng thể này trong máu người đóng vai trò quan trọng trong một phần lớn các phản ứng dị
ứng. Thực tế là các protein duy nhất được tạo ra bởi GM đậu nành tương tác với IgE cho thấy
rằng nó cũng có thể gây ra dị ứng.
- Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm biến đổi gene.
- Tất cả các phương pháp nhân giống thực vật, dù truyền thống hay chuyển gene, đều có khả
năng thay đổi giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, hoặc thay đổi ngoài dự kiến về nồng độ, hàm
lượng các chất ức chế dinh dưỡng.
- Cây chuyển gene có thể giúp tăng lên một số thành phần dinh dưỡng nhất định. Chẳng hạn, cây
lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nhân loại, nhưng lúa có nhược điểm cơ bản là không
chứa vitamin A và cả carotene. Do đó những gia đình ăn chủ yếu bằng gạo sẽ bị thiếu vitamin A,
hậu quả là gây viêm màng mắt, lâu dài bị khô mắt, mù loà Thế nhưng, khi dùng công nghệ
gene, các nhà khoa học đã tạo ra giống lúa chứa vitamin A. Hạt gạo của giống lúa này có màu
vàng gọi là lúa vàng. Như vậy, nhờ kỹ thuật gen, người ta có thể tạo ra các cây có giá trị dinh
dưỡng cao
b. Đối với đa dạng sinh học
- Nguy cơ GMF có thể phát tán những gene biến đổi sang họ hàng hoang dã của chúng, sang sâu

bệnh có nguy cơ làm tăng tính kháng của chúng đối với đặc tính chống chịu sâu bệnh, thuốc diệt
cỏ hoặc làm tăng khả năng gây độc của GMC đối với những loài sinh vật có ích.
- Dưới sức ép của chọn lọc tự nhiên, côn trùng sẽ trở lên kháng các loại thuốc diệt côn trùng do
cây trồng tạo ra và gây thiệt hại cho cây trồng. Giải pháp GMC không bền vững cho một số vấn
đề như kháng sâu bệnh, vì các loại dịch hại này có thể tái xuất hiện do bản chất di truyền thích
ứng với môi trường của chúng.
- Cây trồng kháng sâu có khả năng tiêu diệt các loại côn trùng hữu ích khác như ong, bướm, v.v
làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nói chung. Việc
trồng GMC đại trà, tương tự như việc phổ biến rộng rãi một số giống năng suất cao trên diện tích
rộng lớn, sẽ làm mất đi bản chất đa dạng sinh học của vùng sinh thái, ảnh hưởng đến chu trình
nitơ và hệ sinh thái của vi sinh vật đất.
c. Đối với môi trường
- Nguy cơ đầu tiên là việc GMF mang các yếu tố chọn lọc (chịu lạnh, hạn, mặn hay kháng sâu
bệnh…) phát triển tràn lan trong quần thể thực vật. Điều này làm mất cân bằng hệ sinh thái và
làm giảm tính đa dạng sinh học của loài cây được chuyển gene.
- Nguy cơ thứ hai là việc GMF mang các gene kháng thuốc diệt cỏ có thể thụ phấn với các cây
dại cùng loài hay có họ hàng gần gũi, làm lây lan gene kháng thuốc diệt cỏ trong quần thể thực
vật. Việc gieo trồng GMF kháng sâu bệnh trên diện rộng, ví dụ, kháng sâu đục thân, có thể làm
phát sinh các loại sâu đục thân mới kháng các loại GMF này. Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
Bt đã cho phép phòng trừ hiệu quả sâu bệnh, nhưng sau 30 năm sử dụng, một số loại sâu bệnh đã
trở nên nhờn thuốc ở một vài nơi.
- Nguy cơ cuối cùng là việc chuyển gene từ cây trồng vào các vi khuẩn trong đất. Tuy nhiên, khả
năng xảy ra điều này là vô cùng nhỏ.
IV.3. Phương hướng giải quyết những lo ngại về GMF:
Đứng trước quan điểm được nêu ra bởi phe đối lập, các nhà khoa học cũng như các cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm đã đưa ra những lập luận để khắc phục những vấn đề nêu trên.
a. Đối với môi trường:
Do gene được chuyển từ cây này sang cây khác qua đường thụ phấn nên chúng ta có thể tạo cây
không có phấn hoặc phấn không chứa gene biến đổi. Nhờ đó, quá trình thụ phấn sẽ không xảy ra,
đồng thời côn trùng vô hại như sâu bướm chúa có ăn phải phấn hoa cũng không bị tổn lại.

Đối với thực vật bậc cao, việc gene của cây này "phát tán" sang cây kia xảy ra thông qua thụ
phấn chéo khi chúng cùng loài, hoặc gần loài với nhau. Giải pháp là tạo vùng đệm xung quanh
khu vực trồng cây biến đổi gene.
+ Chẳng hạn, chúng ta trồng ngô không biến đổi gene quanh cánh đồng ngô B.t. nhưng sẽ không
thu hoạch chỗ ngô trong vùng đệm đấy. Côn trùng có lợi hoặc vô hại sẽ được dồn sang vùng
đệm, sâu bọ sẽ được phép phá hoại ngô không biến đổi gene. Do đó, chúng sẽ không có khả năng
kháng lại thuốc trừ sâu. Hiện tượng truyền gene sang cho cỏ và cây trồng khác cũng không xảy
ra nữa, bởi vì phấn hoa không thể theo gió vượt qua khỏi vùng đệm. Theo tính toán, vùng đệm
thích hợp sẽ có chiều rộng khoảng 6 - 30m.
b. Đối với sức khỏe:
Công ty Monsanto, một trong nhưng công ty sản xuất thực phẩm biến đổi gene an toàn đưa ra
nhận định thực phẩm biến đổi gene là loại thực phẩm an toàn cho sức khỏe con người vì nó đã
được kiểm nghiệm trong các phòng thí nghiệm của các công ty công nghệ sinh học, trong đó có
công ty Monsanto.
Khoa học đã đưa ra một giải pháp sử dụng một số công nghệ như: tạo ra hạt giống có khả năng
“tự kết liễu”, công nghệ hạn chế sử dụng gene hay công nghệ triệt sản hạt cây.
Tóm lại, ngoài việc gây dị ứng đối với những người có cơ địa yếu thì cho đến nay TPBĐG vẫn
an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm
các giải pháp tối ưu nhất đối với cây trồng chuyển gene để từng ngày có thể đưa TPBĐG vào đời
sống con người mà không để lại bất cứ hậu quả nào.
c. Đối với kinh tế:
Những vấn đề đã nêu trên nếu được giải quyết sẽ hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất về sản
lượng cũng như chất lượng… thì kéo theo những vấn đề kinh tế cũng sẽ được giải quyết.
V. Quy trình chuyển gen vào thực phẩm và các phương pháp nhận biết cấu trúc của thực phẩm
biến đổi gene,
V.1. Công nghệ tạo thực vật biến đổi gene.
1. Quá trình chuyển gene được thực hiện qua các bước sau :
- Xác định gene liên quan đến tính trạng cần quan tâm.
- Phân lập gene.
- Gắn gene vào vector biểu hiện (expression vector) để biến nạp.

- Biến nạp vào E. coli.
- Tách chiết DNA plasmid.
- Biến nạp vào mô hoặc tế bào thực vật bằng một trong các phương pháp khác nhau.
- Chọn lọc các thể biến nạp trên môi trường chọn lọc.
- Tái sinh cây biến nạp.
- Phân tích để xác nhận cá thể chuyển gene (PCR hoặc Southern blot) và đánh giá mức độ
biểu hiện của chúng (Northern blot, Western blot, ELISA hoặc các thử nghiệm in vivo khác ).
2. Một số phương pháp chuyển gene.
a. Chuyển gene gián tiếp:
a.1 Chuyển gene thông qua Agrobacterium.
- Nguyên lý:
+ Sử dụng Ti plasmid của Agrobacterium làm vector.
+ Ti plasmid gồm hai phần: T-DNA chứa gene điều hòa sinh trưởng cục bộ, gene tổng hợp các
chất Opine và gene gây khối u, có khả năng xâm nhập vào DNA thực vật.
+ Vùng vir làm tăng tần số biến nạp

* Các bước thực hiện phương pháp chuyển gene nhờ Agrobacterium:
1.Thiết kế véctơ mang gene biến nạp.
2.Nhân (tách dòng – cloning) véctơ nhờ vi khuẩn E.coli.
3.Chuyển véctơ mang gen biến nạp từ vi khuẩn E.coli sang Agrobacterium.
4.Lây nhiễm Agrobacterium mang véctơ chứa gene biến nạp với tế bào / mô thực vật để tiến
hành tế bào quá trình chuyển gene biến nạp sang mô / tế bào đích.
5.Chọn lọc các tế bào / mô đã được biến nạp thành công.
6.Tái sinh mô / tế bào đã được biến nạp thành công thành cây biến nạp hoàn chỉnh (và đánh giá
sự biểu hiện của gene biến nạp).

Quy trình chuyển gene thông qua Agrobacterium (1)

Quy trình chuyển gene thông qua Agrobacterium (2)
*Ưu – nhược điểm của phương pháp.

- Ưu điểm:
+ Gen bị đào thải ít
+ Khả năng chuển gene bền vững, hiệu quả chuyển gene cao
+ Giảm tối thiểu sự không biểu hiện của gene được chuyển.
+ Tránh được sự hình thành của các cây chuyển gene khảm.
+ Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện.
+ Không đòi hỏi thiết bị đắt tiền.
- Nhược điểm:
+ Số bản sao của gene biến nạp được chuyển vào tế bào thực vật thấp.
+ Khả năng biến nạp giới hạn: phương pháp này được sử dụng thành công ở nhiều câu hai là
mầm. Nhưng hiệu quả chuyển gene ở các cây một là mầm còn thấp. Trong khi nhiều cây một là
mầm là những cây lương thực quan trọng như lúa, ngô, lúa mỳ……. (nguyên nhân cây một lá
mầm không mẫn cảm với sự xâm nhiễm của vk này)
a.2 Chuyển gene thông qua virus.
Ngoài việc sử dụng vi khuẩn, người ta còn sử dụng virus là vector chuyển gene vào cây trồng.
chuyển gene nhờ virus có
- Vector chuyển gene cần có những tiêu chuẩn sau:
+ Hệ gen virus phải là AND.
+ Virus có khả năng di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác qua các lỗ ở vách tế bào. + Có
khả năng mang đoạn AND( gen) mới, sau đó chuyển gene này vào tế bào thực vật.
+ Có phổ ký chủ rộng ( trên nhiều loài cây).
+ Không gây tác hại đáng kể cho thực vật.
* Ưu- nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Dễ xâm nhập và lây lan trong cơ thể vật chủ.
+ Có thể mang đoạn DNA lớn so với khả năng của plasmid
- Nhược điểm: DNA virus khó ghép nối với hệ gen thực vật.
- Các loại virus được sử dụng hiện nay là: caulimovirus và geminivirus. Tuy nhiên, việc sử
dụng virus để chuyển gene ở thực vật còn ít được sử dụng vì DNA virus khó ghép nối với hệ
gene của thực vật.

b. Chuyển gene trực tiếp: là sử dụng các phương pháp nhằm đưa DNA mong muốn trực tiếp
vàp tế bào thực vật, tỉ lệ thành công rất thấp do tế bào thực vật có vách xenluloze dày
b.1. Bằng súng bắn gene:


- Nguyên lý:
+ Ngâm những vi đạn với dung dịch có chứa đoạn DNA ngoại lai cần chuyển.
+ Các vi đạn này được làm khô trên một đĩa kim loại mỏng.
+ Đĩa này được gắn vào đầu một viên đạn lớn có kích thước vừa khít đầu nong súng bắn gene.
+ Khi bắn, viên đạn lớn bị giữ lại còn vi đạn xuyên vào tế bào.
+ Sau khi bắn, tách các mô, tế bào và nuôi cấy invitro để tái sinh
* Ưu- nhược điểm:
- Ưu điểm: Thao tác dễ dàng.
Có thể chuyển vào nhiều loại tế bào và mô.
Các tế bào được biến nạp có tỉ lệ sống cao, cho phép đưa các gene vào tế bào ở
vị trí mong muốn.
- Nhược điểm:+ Thiết bị đắt tiền.
+ Tần số biến nạp ổn định thấp
b.2 Nhờ hóa chất: là phương pháp chuyển gene vào tế bào trần( protoplast) nhờ các chất hóa học
như polyethylen glycol( PEG).
- Khi có mặt PEG , màng của protoplast bị thay đổi và protoplast có thể thu nhận DNA ngoại lai
vào bên trong tế bào.
- Ưu- nhược điểm:
- + Ưu điểm: . Phương pháp chuyển gene bằng hóa chất có thể áp dụng với nhiều loại tế
bào thực vật.
. Cùng một lúc có thể chuyển gene được vào nhiều tế bào.
+ Nhược điểm: tần số chuyển gene thấp do không kiểm soát được quá trình chuyển gene.
b.3. Bằng xung điện:
* Nguyên lý: Trong công nghệ di truyền thực vật, người ta sử dụng phương pháp xung điện để
chuyển gene vào protoplast thực vật. Ở điện thế cao, trong thời gian ngắn có thể tạo ra các lỗ trên

màng protoplast làm cho DNA bên ngoài môi trường có thể xâm nhập vào bên trong tế bào.
Người ta chuẩn bị protoplast với các plasmid tái tổ hợp đã mang gene mong muốn cần chuyển
vào thực vật.
- Dùng thiết bị điện xung điện tạo điện thế cao( 200- 400V/m) trong khoảng thời gian 4-5 phần
nghìn giây.
- Kết qủa là màng tế bào xuất hiện các lỗ thủng tạm thời giúp cho các plasmid tái tổ hợp có thể
xâm nhập vào hệ gene của tế bào thực vật. quá trình này được thực hiện trong cuvet chuyện
dụng.
- Sau khi xung điện đem protplast nuôi cấy trong môi trường thích hợp, môi trường chọn lọc để
tách các protplast đã được thực biến nạp. sau đó nuôi cấy invitro, tái sinh cây và chọn lọc câu
chuyển gene.

Máy chuyển gene bằng xung điện( Gene Pulser Xcell Total System)
* Ưu- nhược điểm:
- Ưu điểm: phương pháp áp dụng được đối với hiều lọai thực vật.
- Nhược điểm: +Tỉ lệ các tế bào được chuyển gene còn thấp.
+Sức sống của tế bào giảm đột ngột, khó phục hồi.
b.4 Chuyển gene bằng phương pháp vi tiêm:
Phương pháp này sử dụng vi kim tiêm và kính hiển vi để đưa ADN những tế bào nhất định, nhằm
tạo ra các dòng biến nạp từ protoplast và cây biến nạp khảm từ phôi phát triển từ hạt phấn.
* Ưu- nhược điểm:
- Ưu điểm:
+Có thể tối ưu lượng DNA đưa vào tế bào
+ Có thể đưa một cách chính xác thậm chí vào tận nhân và có thể quan sát được
+ Các tế bào có cấu trúc nhỏ như hạt phấn và tế bào tiền phôi mặc dù hạn chế về số lượng cũng
có thể tiêm chính xác
+ Quyết định được đưa DNA vào loại tế bào nào .
+ Có thể nuôi riêng lẻ các tế bào vi tiêm và biến nạp được vào mọi giống cây
- Nhược điểm:
+ Mỗi lần tiêm chỉ được một phát tiêm và chỉ với một tế bào

+ Thao tác trong khi làm đòi hỏi độ chính xác cao
b.5 Chuyển gene qua ống phấn: là phương pháp chuyển không qua nuôi cấy invitro.
- Nguyên tắc cuả phương pháp này là DNA ngoại lai chuyển vào cây theo đường ống phấn, chui
vào bầu nhuỵ cái. Thời gian chuyển gene là vào lúc hạt phấn mọc qua vòi nhụy và lúc đưa tinh tử
vào thụ tinh.
- Ưu- nhược điểm:
+ Ưu điểm: hiệu suất cao.
+ Nhược điểm: . Đòi hỏi thao tác, kĩ thuật cao.
. Khó xác định đựơc thời điểm chuyển gen.
VI.2 Công nghệ tạo động vật biến đổi gene.
1. Các bước chuyển gen:
Bước 1: Tách chiết, phân lập gene mong muốn:
- Công cụ sử dụng để tạo dòng:
+ Enzyme cắt và nối DNA (enzyme hạn chế và ligase).
+ Các mẫu dò (probe).
+ Vector.
+ Tế bào vật chủ( thường là E.coli).
- Quy trình tách chiết, phân lập :
+ Cắt DNA mẫu và plasmid được cắt bởi cùng một enzyme hạn chế.
+ Chèn gene mong muốn vào plasmid. Tạo plasmid tái tổ hợp.
+ Biến nạp plasmid tái tổ hợp vào tế bào vật chủ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho vật chủ sinh trưởng phát triển.
Bước 2 : Tạo tổ hợp gene biểu hiện trong tế bào động vật:
- Các vùng chức năng khác nhau của gene có nguồn gốc từ các loài khác nhau có thể được
kết hợp lại với nhau trong ống nghiệm bằng cách sử dụng enzyme hạn chế và ligase.
- Bổ sung các trình tự polylinker chứa một số vị trí nhận biết các enzyme hạn chế khác
nhau
- Gene chuyển được đi kèm với các trình tự không mã hoá có vai trò điều hoà sự biểu hiện
của gene. Các yếu tố điều hoà cũng có thể nằm ở trong đoạn intron. Yếu tố điều hoà ở gần đầu 5’
của gen là promoter, có vai trò quyết định trong việc điều hoà sự biểu hiện của gen.

Promoter ở tế bào động vật có nguồn gốc hoặc từ động vật như methallothionein (MT),
thymidine kinase, ß-actin, amylase, insulin, ß-lactoglobulin, adiposite P2 hoặc từ virus động vật
như Simian virus(SV40),Rous sarcoma virus (RSV)
Enhancer: gen tăng cường ATG: vị trí khởi đầu phiên mã
SIG: trình tự tín hiệu AAA: đuôi polyA
Bước 3:Tạo cơ sở vật liệu biến nạp gene:
- Ở động vật có vú thì giai đoạn biến nạp gene thích hợp nhất là trứng ở giai đoạn tiền nhân
(pronucleus).
- Trứng chín được thu nhận, sau đó thụ tinh nhân tạo để tạo ra trứng tiền nhân.
Bước 4: Chuyển gene vào động vật :
+ Bằng phương pháp chuyển gene trực tiếp:
. Chuyển gene nhờ calcium phosphate
. Chuyển gene nhờ xung điện.
. Chuyển gene nhờ vi tiêm
. Chuyển gene nhờ liposome,…
+ Bằng phương pháp chuyển gene gián tiếp:
. Chuyển gene nhờ virus: vector retrovirus(RNA), vector adenovirus ( RNA sợi kép), vector
adeno- associatedvirus( DNA sợi đơn), vector herpes simplexvirus( DNA sợi kép), vector
baculovirus( DNA vòng kép),…
Bước 5: Nuôi cấy phôi trong ống nghiệm
Tế bào trứng tiền nhân là phôi dâu ( morula ) hoặc túi phôi ( blastocyst ) được cấy chuyền vào
con nhận, gây chữa giả.
2. Một số phương pháp chuyển gene vào tế bào động vật.
2.1. Một số biện pháp chuyển gene trực tiếp:
a.Vi tiêm.
Vi tiêm (microinjection), là một phương pháp sử dụng các vi thiết bị thao tác cực nhạy với vi
kim được thực hiện dưới kính hiển vi để tiêm một đoạn ADN trong dịch tiêm vào phôi non của
động vật.
Nguyên tắc của phương pháp vi tiêm là một lượng nhỏ DNA được tiêm trực tiếp vào nhân tế bào
phôi trần hoặc tế bào nguyên vẹn một cách cơ học dưới kính hiển vi.

Chuyển gen bằng vi tiêm

Hình : Vi tiêm gen ngoại lai vào tiền nhân của trứng thụ tinh
* Các bước cơ bản của kỹ thuật vi tiêm:
- Thiết kế cấu trúc gene chuyển, lựa chọn gene thích hợp và tạo dòng.
- Thu nhận trứng đã thu tinh
- Chuẩn bị dung dịch DNA cho vi tiêm, nồng độ từ 1-5 µm/ml
- Chuẩn bị tế bào hợp tử
- Vi tiêm DNA vào tiền nhân
- Chuyển phôi vi tiêm vào cơ thể nhận
- Kiểm tra gene chuyển ở con non. Lai tạo để củng cố di truyền.
* Ưu- nhược điểm:
- Ưu điểm: Phương pháp này cho phép đưa gene vào đúng vị trí mong muốn ở từng tế bào với
hiệu quả tương đối cao.
- Nhược điểm: + Do đòi hỏi phải tinh vi, tỉ mỉ và cực kỳ chính xác
+ Số lượng tế bào vi tiêm hạn chế
+ Có thể làm tổn thương đến tế bào phôi do tác nhân cơ học gây ra khi tiến hành
vi tiêm.
a. Chuyển qua trung gian tinh trùng (sperm mediated).
Chuyển qua trung gian tinh trùng (sperm mediated), là một phương pháp chuyển gene sử dụng
tinh trùng ủ với liposome có chứa ADN plasmide và dùng thụ tinh nhân tạo. Phương pháp này
được thực hiện khá thành công ở thỏ. Phương pháp này cũng đang được nghiên cứu và áp dụng
đối với chuyển gene ở lợn, nhằm tạo ra nguồn cơ quan, tổ chức phục vụ cho cấy ghép.
b. Chuyển gene bằng sử dụng tế bào gốc (stem cell).
*Quy trình thực hiện:
- Tách chiết các tế bào gốc phôi(tế bào phôi ở giai đoạn 16-32 tế bào), từ các túi phôi nuôi cấy
in vitro.
- Biến nạp gene ngoại lai vào những tế bào phôi đã tách chiết.
- Đưa tế bào đã được biến nạp gene lạ vào phôi khác ở giai đoạn phôi nang để tạo ra động vật
chuyển gene thể khảm.

* Ưu- nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm: + Tỉ lệ phôi sống sót sau thao tác, sự tích hợp và biểu hiện tính trạng của gene
mới khá cao.
+ Cho phép tạo ra một cách chính xác các đột biến gen xác định bằng tái tổ hợp
đồng dạng.
+ Việc chuyển gene có thể được tiến hành thông qua sự thao tác với phôi dâu
và túi phôi. Phôi ở các giai đoạn này có thể thu nhận mà không cần phẫu thuật (đặc biệt là đối
với bò), do vậy công việc chuyển gene được tiến hành rất dễ dàng.
- Nhược điểm: thao tác đòi hỏi kĩ thuật cao.
- Phương pháp này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự nghiên cứu kiểm tra di truyền của các
quá trình phát triển.
c. Chuyển gene bằng súng bắng gene (gene gun).
- Chuyển gene bằng súng bắn gene (gene gun), là biện pháp chuyển gene xuất hiện cuối
những năm 1980.
- Biện pháp này sử dụng các hạt bụi volfram hoặc bụi vàng trộn lẫn DNA (tổ hợp gen cần
chuyển) và bắn vào khối mô, tổ chức cần nhận nhờ áp lực khí helium (3500 psi). Đây là biện
pháp chuyển gene có nhiều ưu điểm và hiệu quả, ở Việt Nam đã có một số cơ quan nghiên cứu
áp dụng kỹ thuật này như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Công nghệ sinh học nhưng kỹ thuật
này chỉ chủ yếu tiến hành đối với mô thực vật.
d. Phương pháp xung điện (electroporation).
- Nguyên tắc: Kỹ thuật xung điện (electroporation) là một phương pháp cơ học được sử
dụng để đưa các phân tử phân cực vào trong tế bào chủ qua màng tế bào. Trong phương pháp
này, một xung điện cao thế trong khoảnh khắc (vài phần nghìn giây) có khả năng làm rối loạn
cấu trúc màng kép phospholipid, tạo ra các lỗ thủng tạm thời cho phép các phân tử DNA ngoại
lai từ môi trường xâm nhập vào bên trong tế bào.
- Nhược điểm: Phương pháp có tỷ lệ tế bào chết cũng khá nhiều và một một loại tế bào
cũng cần đòi hỏi biện pháp tiền xử lý thích hợp.
a. Tiêm trực tiếp DNA vào máu động vật.
Các DNA được tiêm vào máu, sau một vài tuần các DNA sẽ gắn vào phần lớn các tế bào ở các
mô khác nhau với tỉ lệ rất cao. Vì cả bộ gene của tế bào sinh dục( trứng và tinh trùng) cũng bị

thay đổi nên việc tạo giống được tiến hành theo cách thông thường.
2. Chuyển gene gián tiếp: Qua trung gian virus(virus mediated).
Qua trung gian virus(virus mediated), là biện pháp chuyển gene khá đặc hiệu để chuyển gene
vào đối tượng nhận.
- Nguyên lý: Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ, virus thường chuyển một đoạn gene cỉa nó vào tế
bào chủ và bắt tế bào chủ phải tổng hợp nguyên vật liệu cho nó.
Hình : Chuyển gene nhờ vector là virus
* Ưu- nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Nguyên lý của phương pháp này khá đơn giản
+ Không làm thay đổi hoạt động của gene cũ của cơ thể.
+ Hiệu quả chuyển gene cao. Hơn nữa gene cấu trúc gắn vào vector virus sẽ sử dụng
promoter của virus, các promoter này thường có hoạt tính cao do đó gene cấu trúc này sẽ được
biểu hiện mạnh trong tế bào chủ.
- Nhược điểm: + Tạo ra virus mới, lan truyền các thành phần của virus để tạo ra một loại virus
mạnh hơn, nguy hiểm hơn.
+ Thao tác phức tạp. .
VI.3. Các phương pháp nhận biết và cấu trúc của thực phẩm biến đổi gene.
* Có ba phương pháp để xác định GMOs đó là:
a. Phương pháp khuyếch đại dựa trên cơ sở nucleotid: bao gồm kỹ thuật PCR (Polymerase
Chain Reaction), phản ứng LCP (Ligase Chain Reaction), khuyếch đại dựa trên trình tự acid
nucleic (NASBA), kỹ thuật dấu vân tay (RFLP, AFLP, RAPD,…), lai mẫu dò, sao chép trình tự
duy trì liên tục (3SR), khuyếch đại enzym sao chép Q.
+ Phương pháp này nhờ vào sự liên kết đặc hiệu giữa protein và kháng thể. Kháng thể
chính là tác nhân bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Khi kháng thể nhận
ra phân tử lạ thì sẽ liên kết với phân tử này, và trong các phân tích phát hiện GMOs thì sự phức
tạp của mối liên kết lần lượt được nhận biết nhờ phản ứng hình thành sắc tố. Đây chính là kỹ
thuật ELISA, kháng thể cần thiết để nhận biết protein có thể không được sinh ra nếu không nhận
được protein sạch. Protein này phải được làm sạch từ ngay bản thân GMOs hoặc nó có thể được
tổng hợp trong thư viện nếu như thành phần acid amin của protein được biết rõ. Kỹ thuật phát

hiện protein đặc hiệu sử dụng ELISA rất thích hợp với việc phân tích đối với nguyên liệu thô.
+ Phương pháp dựa trên cơ sở ARN: là phương pháp nhờ vào sự liên kết đặc hiệu giữa phân tử
ARN và phân tử ADN hoặc ARN tổng hợp (còn gọi là đoạn mồi (primer). Primer phải bổ sung
với trình tự nucleotid ở điểm khởi đầu của phân tử ARN. Kết quả phân tử tách đôi tương tự như
ADN. Thường thì sự liên kết giữa ARN và primer sẽ dẫn đến sự chuyển hóa phân tử ARN thành
phân tử ADN thông qua quá trình sao chép ngược. Cuối cùng ADN có thể được nhân lên nhờ
PCR. Hoặc ARN được phiên mã thành hàng trăm bản copy phân tử ARN gốc và quá trình này có
thể được lặp lại nhờ sử dụng mỗi phân tử ARN copy như là một mẫu chuẩn trong kỹ thuật
NASBA (Nucleic acid sequence-based amplification).
+ Phương pháp dựa trên cơ sở ADN chủ yếu là nhờ vào sự nhân đôi của ADN đặc hiệu với kỹ
thuật PCR. Kỹ thuật này được dùng để xác định các sản phẩm GM, với đoạn mồi (primer) được
thiết kế dựa trên trình tự điều tiết hoặc gen cấu trúc trên đoạn gen chuyển. Các đoạn primer thiết
kế này có một vài đặc điểm đặc biệt và có thể được sử dụng để sàng lọc sản phẩm và phát hiện
sản phẩm đặc hiệu.
. Hai mạch ADN tổng hợp có vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng trùng hợp
này, mỗi một mạch ADN bổ sung với một mạch của cặp mồi. Primer thứ nhất sẽ cặp đôi đầu tiên
và mã hoá cho chuỗi ADN được nhân đôi, trong khi đó primer thứ 2 sẽ bắt cặp với mạch ADN
còn lại và không mã hoá chuỗi ADN. Trong phản ứng PCR, giai đoạn đầu tiên của 1 chu kỳ:
phân tử ADN sẽ tách đôi. Giai đoạn 2, sẽ diễn ra sự bắt cặp giữa 2 đoạn primer với chuỗi ADN
bổ sung của chúng. Giai đoạn 3 là sự tạo thành 2 bản sao hoàn hảo của chuỗi ADN gốc nhờ sự
bổ sung nucleotid thích hợp để kết thúc mỗi đoạn primer. Khi 1 chu trình được hoàn thành thì ta
có thể lặp lại chu trình này, và cứ mỗi một chu kỳ kết thúc thì số lượng bản sao lại tăng lên gấp
đôi, kết quả là sản phẩm được khuyếch đại rất nhanh. Sau 20 chu kỳ, số lượng bản sao đã tăng
gấp 1 triệu lần. Tuy nhiên ở chu kỳ nhất định nào đó thì số lượng sản phẩm khuyếch đại sẽ bị ức
chế, không tăng lên nữa.
. Kỹ thuật PCR không thích hợp để phát hiện đối với thực phẩm đã qua chế biến ở
mức độ cao bởi vì khi ấy các đoạn ADN trong thực phẩm có thể bị gẫy thành những mảnh nhỏ.
Tuy nhiên, PCR là kỹ thuật phổ biến được sử dụng rất rộng rãi, bởi nó là một phương pháp nhạy
và có tính đặc hiệu cao, có thể phát hiện được acid nucleic ngay ở khối lượng rất nhỏ. Kỹ thuật
PCR không chỉ được sử dụng để xác định các sản phẩm GM mà nó còn được sử dụng vào mục

đích định lượng, định tính. Vì thế mà có quantitative-PCR, multiplex-PCR, real-time PCR,
qualitative-PCR…Để tuân theo ngưỡng dán nhãn đối với GMOSSs có trong các thành phần thực
phẩm, real-time PCR, quantitative competitive PCR (QC-PCR) đã được ứng dụng ở nhiều phòng
thí nghiệm để kiểm soát chính thức các sản phẩm thực phẩm.
b. Phương pháp dựa trên cở sở protein: bao gồm điện di gel SDS một chiều, điện di gel SDS hai
chiều, phân tích Western-blot và kỹ thuật ELISA (Enyme linked immunosorbent assays).
c. Phương pháp dựa trên cơ sở phát hiện hoạt tính enzyme : phương pháp này không thích hợp
với các thực phẩm đã qua chế biến bởi vì lúc này protein đã bị biến tính.
VI. Một số sản phẩm biến đổi gene tiêu biểu.
VII.1. Thực phẩm biến đổi gene có nguồn gốc thực vật .
1. Gạo vàng giàu vitamin A
- Gạo vàng (Golden rice) là thực phẩm cây trồng chuyển gene (GM) được xếp đầu bảng.
- Ưu điểm: sản phẩm chống đói, tăng cường sức khỏe tốt nhất cho con người, đặc biệt là cung
cấp vitamin A (beta-carotene) rất cần cho cơ thể trẻ nhỏ, hạn chế nguy cơ gây mù lòa bởi theo số
liệu thống kê hiện nay trên thế giới mỗi năm có khoảng nửa triệu trẻ em mắc phải căn bệnh này,
lý do chính là bị thiếu vitamin A.
- Giống lúa vàng được ra đời năm 1999 bằng cách được cài xen hai gene đảm nhận chức năng
đóng mở, tạo ra giống lúa màu vàng, hạt giàu hàm lượng beta- carotene (tiền vitamin A) và màu
sắc vàng của gạo chính là thể hiện mức độ giàu vitamin A.
2. Giống đu đủ chuyển gene.
Xếp thứ 2 trong danh sách là giống đu đủ GM kháng được bệnh đốm vòng do virus có tên là
PRSVV (Papaya ringspot virus) gây ra làm hại nhiều bộ phận khác nhau của đủ đủ, từ lá, quả,
thân cho đến cuống lá.
- Giống đu đủ GM này đã được trồng nhiều ở Tha Pra, Thái Lan.
- Ưu điểm: có khả năng kháng bệnh đốm vòng do virus, cho sản lượng cao, khỏe, có lợi cho sức
khỏe con người…
3. Lúa chuyển gene.
- Một trong những sản phẩm GM có khả năng giúp con người khắc phục nạn đói thiếu lương
thực là loại lúa GM tên là SNORKEL1 và SNORKEL2. Đây là những giống lúa mới do các nhà
khoa học Nhật Bản tạo ra.

- Để tạo ra giống lúa này các nhà khoa học đã tìm ra cặp gene có tên là SNORKEL giúp cho
cây trồng phát triển nhanh khi sống trong môi trường nước nhiều giúp lá phát triển trên mặt
nước

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×