Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

đề tài mô típ sự ra đời thần kì trong thần thoại hy lạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 50 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN – XÃ HỘI







NIÊN LUẬN
Đề tài:
MÔ TÍP SỰ RA ĐỜI THẦN KÌ TRONG
THẦN THOẠI HY LẠP







2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nền văn hóa và văn học cổ đại Hy Lạp – một nền văn minh cổ xưa
nhất ở châu Âu chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt trong lịch sử phát triển của văn
hóa phương Tây. Nhiều thể loại như sử học, triết học, thần thoại, anh hùng ca, kịch,
thơ, điêu khắc,… được bắt nguồn từ cái nôi văn hóa, văn học ấy. Sử thi Hy Lạp


gắn liền với tên tuổi nhà thơ mù Homer, mang trong mình dòng máu thần thoại Hy
Lạp và tái hiện lại thời kì huy hoàng của các anh hùng trong cuộc chiến giữa các
thành bang. Văn học cổ đại Hy Lạp cũng có những thể loại để lại dấu ấn trong nền
văn học thế giới, để lại nhiều tác phẩm vượt thời gian mà nhân loại tiếp thu và trở
thành một trong ba thể loại chính. Đó chính là Kịch Hy Lạp – những tác phẩm kịch
lúc bấy giờ không chỉ thể hiện tình yêu với con người, với cuộc sống, khát khao
hạnh phúc mà còn là nơi để họ nói lên những chính kiến, quan điểm về chính trị,
xã hội và văn học. Ở trong con người của thời kì cổ đại này đã có những ý thức
dân chủ, đã nói lên được những suy nghĩ, phản kháng lại những tham vọng mà giai
cấp cầm quyền áp đặt nên người dân yếu thế. Những trang thơ trở thành một sợi
chỉ đỏ xuyên suốt trong quãng đường đem tinh thần khát khao sống, ca ngợi tình
yêu hạnh phúc đến với con người ở thời đại sau đó và ngay cả bây giờ. Nhưng thật
tiếc khi những tác phẩm có ý nghĩa như vậy lại không còn được lưu trữ nhiều cho
đến hiện nay.
1.2. Có một ảnh hưởng không nhỏ đến văn học dân gian thế giới nói chung
và văn học Việt Nam nói riêng, “thần thoại Hy Lạp” lại đem đến cho người thưởng
thức những suy nghiệm về thế giới thần linh và cuộc sống của con người thời kì sơ
khai. Tự khẳng định chính mình, thần thoại Hy Lạp – một kho tàng thần thoại của
con cháu các vị thần đẹp đẽ, giàu tính nhân văn thôi thúc con người đến với những
hành động đẹp mà thuần khiết, một sự hiểu biết về thế giới xung quanh và tạo vật
vô cùng tinh tế. Thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng không nhỏ đến thần thoại các
3

quốc gia trên thế giới và đặc biệt là thần thoại Việt Nam. Nó ảnh hưởng sâu sắc
đến sự hình thành những suy nghiệm về thế giới thần linh và tư tưởng tâm linh của
người Việt. Thần thoại Hy Lạp luôn được tái sinh và hiện hữu trong sinh hoạt hằng
ngày của người dân một đất nước giàu có về văn hóa mà khó khăn về điều kiện
kinh tế lúc bấy giờ. Không ít những công trình nghiên cứu trên khắp thế giới cũng
như trong nước quan tâm đến thể loại này, sống dậy một thời kì huy hoàng của văn
học cổ đại, một thời kì tạo tác ánh sáng cho tư duy nhân loại. Với niềm say mê tìm

tòi về nguồn cội sâu xa, về thế giới thần linh kì bí, về sự ra đời thần kì của loài
người ở miền đất cổ đại, chúng tôi – những con người hiện tại sẽ được hiểu hơn về
họ, mong muốn bổ sung một nguồn tài liệu nhỏ bé vào kho tàng học tập và nghiên
cứu trong nhà trường sau khi thực hiện đề tài.
1.3. Được các học giả xếp vào hàng những thần thoại hay nhất thế giới,
thần thoại Hy Lạp bao gồm những câu chuyện thần kì, những nhận thức đầu tiên
về thế giới sơ khai, kinh nghiệm sống, khát vọng và mong muốn chinh phục tự
nhiên của người dân trong xã hội cộng đồng thị tộc. Con người mang dòng máu
anh hùng được hiện diện trong thần thoại Hy Lạp như một minh chứng thống thiết
về thế hệ người cổ đại đã có tinh thần đấu tranh vì một xã hội thành bang kiên
cường, có hiếu chiến và cũng có yêu chuộng hòa bình. Một thế giới quan đậm màu
sắc hiện thực và duy vật nhưng lại mang ý thức hệ thần linh chủ nghĩa, tạo cho con
người một ảo giác về thế giới thần linh. Được xây dựng lên với hệ thống các mô
típ như: mô típ đặt người anh hùng vào trong thử thách, mô típ biến hình, mô típ
nạn hồng thủy, mô típ chinh phục cái chết, mô típ chinh phục tự nhiên… Nhưng
“mô típ sự ra đời thần kì” là một mô típ có vai trò quan trọng trong hệ thống các
mô típ trong “thần thoại Hy Lạp” cũng bởi nó có ý nghĩa gợi dẫn con người về
nguồn cội và khả năng kích thích sự sáng tạo mới mẻ về thế giới thần thánh của
con người cổ đại. Những mối tính vạn lối của thần Zớt tối cao đã tạo ra những đứa
con đặc biệt, những vị thần có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Mang
4

trong mình yếu tố thần thánh, thần thoại Hy Lạp “thai nghén” biết bao cuộc ra đời
đặc biệt. Thấy được vai trò lớn lao của mô típ sự ra đời thần kì và điểm mạnh của
hướng nghiên cứu từ hệ thống các mô típ trong thần thoại Hy Lạp, chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu để đi sâu vào chức năng, vai trò của chúng giúp người
thưởng thức dễ dàng hiểu nội dung cốt lõi của thần thoại.
2. Lịch sử nghiên cứu
Thần thoại Hy Lạp - một di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp mà từ lâu đã
trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Bút

tích văn học từ thế kỉ V tr.CN rất xa với thời đại hiện nay nhưng không hề xa lạ với
chúng ta. Các nhà văn nghiệp dư của đất nước thần thánh Hy Lạp cổ đại đã xây
dựng nên những bài ca bất tử về các vị thần, các anh hùng thành bang, các anh
hùng là thần linh, bán thần hay những con người trần tục, gan dạ, dũng mãnh, yêu
hòa bình và tự do. Đối với nhiều dân tộc, thần thoại chỉ được coi là yếu tố tưởng
tượng không có thật, những câu chuyện cổ tích giúp con người giải trí, giáo dục và
khơi gợi trí liên tưởng , lí giải cho một sự vật hay một hiện tượng nào đó trong đời
sống và tự nhiên. Nhưng đối với người dân Hy Lạp cổ đại và ngay cả hiện tại thì
thần thoại Hy Lạp là những câu chuyện, truyền thuyết về các sự kiện có thật, chứa
đựng nội dung thiêng liêng, thần thánh về sự hình thành thế giới. Nó không đơn
giản là một hiện thực bình thường, nó là hiện thực của nguồn cội, của đấng thiêng
liêng và tối cao. Nó nằm sâu và hiện diện trong mỗi con người, nó là một sự thật
mà ai cũng tin, không ai tranh luận về cái nguồn cội, cái dòng máu tối cao, thần
thánh ấy.
Một tác phẩm thần thoại dùng để chuyên trở nội dung tư tưởng về nguồn cội
loài người, về sự hình thành thế giới từ một khối hỗn mang thì Khaôx – đó là một
vực thẳm đen ngòm vô cùng vô tận, trống rỗng, mơ hồ, vật vờ phiêu dạt trong
khoảng không gian bao la. Thế rồi, từ Khaôx đã nảy sinh ra thế giới với biết bao
điều kỳ lạ, bí ẩn. Từ Khaôx lại nảy sinh ra Gaina - nữ thần đất, nơi sinh cơ lập
5

nghiệp bền vững muôn đời của sinh linh vạn vật. Từ Khaôx lại nảy sinh ra Êrêbôx
- chốn tối tăm vĩnh cửu và Nix – đêm tối mịt mù. Cũng từ Khaôx lại ra đời Tartar -
địa ngục và Êrôx – tình yêu. Êrôx là người con cuối cùng của cõi hỗn mang nhưng
lại là vị thần xinh đẹp nhất với sứ mệnh làm cho thần linh, con người, cỏ cây, hoa
trái và vạn vật gắn bó với nhau để tạo nên thế giới với cuộc sống muôn đời, bất
diệt.
Chúng ta không thể phủ nhận những giá trị bền vững đời đời mà thần thoại
Hy Lạp để lại. Và cũng vì thế mà các công trình nghiên cứu về thần thoại Hy Lạp
cứ nối tiếp nhau làm tăng thêm giá trị thẩm thấu những suy nghiệm vàng ngọc từ

xa xưa. Điểm qua một số công trình nghiên cứu về thần thoại Hy Lạp mang tính
chuyên sâu, dùng cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học trong các trường Cao
đẳng, Đại học.
Trong cuốn giáo trình Văn học phương Tây của nhóm tác giả Đặng Anh Đào,
Hoàng Nhân…, phần thứ nhất Văn học cổ đại Hy Lạp do Nguyễn Thị Hoàng có
viết: “Qua những câu chuyện thần thoại của mình, người Hy Lạp đã tự lấy mình
làm thước đo vũ trụ.” [2;21]. Một tài liệu cần thiết dùng trong nhà trường Đại học
nên tác giả chủ yếu nói về cách phân chia loại thần thoại, đặc điểm và giá trị nội
dung nghệ thuật, chất thơ và trí tưởng tượng trong thần thoại Hy Lạp mà chưa đi
sâu làm sáng tỏ các khía cạnh cụ thể.
Nhiều công trình nghiên cứu và dịch giả đã quan tâm đến, Gorki nhận định
“thần thoại Hy Lạp như một công trình dệt gấm vóc bằng từ ngữ, xuất hiện từ thời
tối cổ, những sợi tơ muôn màu nó lan khắp bốn phương, phủ trên trái đất một tấm
thảm từ ngữ đẹp lạ lùng”. Nó còn là một kho tàng điển tích vô tận giúp cho các nhà
nghiên cứu, các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn chương, nghệ thuật sử dụng đạt
những thành công rực rỡ.
Các công trình bàn về thần thoại Hy Lạp có điểm qua vấn đề liên quan tới
mô típ và mô típ sự ra đời thần kì nhưng hầu hết nó chỉ mang tính khái quát, sơ
6

lược và nêu ra ý kiến. Nó chưa phân tích, đánh giá chi tiết, cụ thể về mô típ sự ra
đời thần kì trong tác phẩm để thấy được chức năng, vai trò của mô típ đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Thần thoại Hy Lạp không còn lạ lẫm với mọi người trên thế giới và ngay cả
người Việt Nam. Những mô típ trong thần thoại tương đối nhiều. Và mô típ sự ra
đời thần kì đã được nhiều người quan tâm, nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến,
nhưng hầu hét sự quan tâm đó vẫn còn ở mức độ khái quát, chưa thực sự đi sâu vào
nghiên cứu cụ thể, giải quyết vấn đề một cách cặn kẽ, chi tiết. Nghiên cứu đề tài
“Mô típ sự ra đời thần kì trong thần thoại Hy Lạp”, chúng tôi hướng tới những mục
đích sau:

- Thứ nhất: Tìm hiểu vấn đề khái quát về mô típ và mô típ sự ra đời thần kì
để thấy rõ vai trò của mô típ trong việc khám phá những câu chuyện cụ thể trong
“Thần thoại Hy Lạp”.
- Thứ hai: Khảo sát chi tiết về mô típ sự ra đời thần kì và chức năng của mô
típ trong thần thoại Hy Lạp. Từ đó, chúng ta có thể thấy được chức năng cơ bản
của mô típ này trong việc tìm hiểu nội dung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: “Mô típ sự ra đời thần kì”.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát mô típ sự ra đời thần kì
trong cuốn “Thần thoại Hy Lạp” của nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản
năm 2011, do tác giả Việt Thanh – Văn Trọng dịch.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê
Ở đề tài này, chúng tôi khảo sát mô típ sự ra đời thần kì, sau đó lập bảng
thống kê các hình thức thường gặp nhất trong thần thoại Hy Lạp. Phương pháp
thống kê giúp cho chúng tôi hệ thống được các câu chuyện, nhân vật một cách có
quy mô và dễ hiểu hơn trong hệ thống nhân vật Thần thoại Hy Lạp.
7

5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Chúng tôi lựa chọn sự ra đời thần kì theo những khảo sát mà phương pháp
thống kê đã xử lý rồi phân tích chi tiết, làm rõ chức năng, sức ảnh hưởng của từng
nhân vật. Từ đó đưa ra những tổng hợp, kết luận mang tính khái quát cho người
đọc dễ tiếp nhận về mô típ sự ra đời thần kì trong thần thoại Hy Lạp.
5.3. Phương pháp so sánh liên ngành
Thần thoại Hy Lạp với mô típ sự ra đời thần kì được đặt trong tương quan với
các mô típ trong thần thoại các quốc gia khác và Việt Nam để thấy rõ những điểm
nổi bật, những tư tưởng vượt thời đại của người cổ đại Hy Lạp.
6. Đóng góp của đề tài
Qua việc nghiên cứu một cách có ý thức, nỗ lực tìm hiểu và soi sáng vấn đề

nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, bài nghiên cứu này hy vọng sẽ
đóng góp một phần nhỏ vào kho tàng kiến thức đồ sộ của nhân loại.
- Về mặt lí thuyết: Góp phần lý giải những hiện tượng thần kì của Thần thoại
Hy Lạp thông qua hệ thống mô típ, đặc biệt là “mô típ sự ra đời thần kì”. Giúp cho
người đọc có dấu ấn sâu đậm về sự kiện ra đời của những con người đặc biệt, xuất
chúng.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần bổ xung thêm một tài liệu khoa học
chuyên sâu, dùng trong nhà trường, phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập “thần
thoại Hy Lạp” nói riêng và Văn học dân gian nói chung.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Khảo sát, thống kê, phân loại sự ra đời thần kì trong Thần thoại Hy Lạp
Chương 3: Chức năng và vai trò của mô típ sự ra đời thần kì trong Thần thoại Hy
Lạp
8

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái quát chung về mô típ
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “motif” được không ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu
và chương trình giáo khoa đề cập đến. Đây cũng là thuật ngữ dùng phổ biến trong
Văn học dân gian thế giới và Việt Nam. Trong quá trình giao lưu, tiếp thu những
quan điểm của thế giới vào Việt Nam thuật ngữ “motif” đã được Việt hóa về cách
phát âm và chữ viết. Từ đó, motip đã trở thành thuật ngữ quen thuộc trong việc học
tập và nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực văn học nói chung, văn học dân gian
nói riêng.
Có thể nói “mô típ” có nguồn gốc không xa lạ với tất cả chúng ta. Chúng bắt
nguồn từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành của những sinh vật, sự vật đầu tiên

trong Văn học dân gian và chủ yếu là những thể loại gắn liền với các yếu tố thần kì.
Những câu chuyện không biết thời điểm hình thành, là những mẩu chuyện khác
nhau nhưng vẫn mang một nét, một điểm giống nhau (yếu tố bất biến). Yếu tố ấy
được lặp đi lặp lại và trở thành khuôn mẫu hay còn gọi là “mô tip”.
Thuật ngữ “mô típ” được điểm tới trong nhiều cuốn từ điển khác nhau:
- Trong Từ điển Pháp- Việt:
Motif: 1. Lý do, nguyên nhân, nguyên do; 2. Chủ đề, bức tranh, mẫu hình,
mô típ, kiểu vẽ; 3. Hình vẽ, trnag trí lặp đi lặp lại, mô típ; 4 Nhạc đề, nhạc tố [4;
943]
- Trong Từ điển Anh – Anh – Việt:
9

Motif: 1. Họa tiết hay hoa văn trang trí; 2. Chủ đề tác phẩm âm nhạc hay văn
chương [6; 1309]
- Trong Từ điển Hán Việt:
Phiên âm Hán – Việt: mó [Mô]: 1. Mô hình, kiểu, kiểu mẫu; 2. Mô phỏng,
bắt chước, sao chép; 3. Gương mẫu, mẫu mực [3; 502]
Phiên âm Hán – Việt: mú [Mô]: Khuôn đúc, khuôn mẫu, khuôn [2; 1376]
- Trong Từ điển Tiếng Việt:
Mô: Kiểu mẫu, cách thức, bắt chước [12; 1302]
Motip: Yếu tố cơ bản trong cấu tạo đề tài của tác phẩm nghệ thuật (phiên âm
tiếng Pháp chữ motif) [12; 1303]
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Trần Đình Sử - Lê Bá Hán – Nguyễn
Khắc Phi thì mô típ đã trở thành 1 trong những yếu tố bất biến bền vững và được
sử dụng nhiều trong các sáng tác văn học dân gian.
Người đầu tiên nhắc đến thuật ngữ “motif” đó là nhà ngữ văn học người Nga
A.N.Veselovski (1838 – 1906). Ông cho rằng “Motif là một công thức sơ khởi,
một đơn vị trần thuật đơn giản nhất không thể chia cắt được.”. Lẽ dĩ nhiên, mục
tiêu của Veselovski khi khởi xướng ra văn học lịch sử so sánh là do giúp cho nhân
loại có kiến thức sâu hơn về lịch sử văn học. Muốn thực hiện được việc đó thì

phải có một phương pháp tiếp cận mang tính lịch sử . Và hướng nghiên cứu từ các
mô típ đã đem lại những thành công vô cùng quan trọng. Trước đây thuật ngữ
“motif” thường được hiểu theo hai nghĩa. Loại hình truyện cổ tích, truyền thuyết,
thần thoại nói chung là cốt truyện văn học dân gian thì khái niệm “motif” thường
được sử dụng theo nghĩa “hạt nhân của cốt truyện” và “công thức sinh ra cốt
truyện”. Vì lí do này mà khái niệm “motif” và “cốt truyện” thường rất khó phân
biệt. Veselovski có nói: “Tôi hiểu motif như một công thức, vào thuở ban đầu của
xã hội loài người, trả lời cho những câu hỏi mà giới tự nhiên ở mọi nơi đặt ra đối
với con người, hoặc ghi nhận những ấn tượng về thực tại đặc biệt mạnh mẽ, quan
10

trọng và lặp lại nhiều lần” hay “Tôi hiểu motif như một đơn vị trần thuật đơn giản
nhất, bằng hình tượng, giải đáp những vấn đề khác nhau mà tâm trí nguyên thủy
hoặc những sự quan sát trong đời sống nguyên thủy đặt ra”. Những mô típ đó tạo
ra có thể là do sự giao lưu, tiếp cận văn hóa giữa các vùng địa lí cũng có thể là
phát sinh nội tại trong mỗi quốc gia có điểm chung về văn hóa. Nhưng quan trong
nhất vẫn là mô tip là yếu tố bất biến (cố định).
Theo ông, motif là yếu tố nhỏ nhất cấu tạo nên type, nghĩa là motif ở trong
type và type bao trùm lên motif. Do vậy, thuật ngữ “motif” còn gắn liền với thuật
ngữ “type”.
Thuật ngữ “type” có các nghĩa sau:
Type: 1: Loại. kiểu, hạng; 2: Người điển hình, vật mẫu; 3: Sự kiện tiêu biểu; 4:
Mẫu chữ, kiểu, loại chữ đề in; 5: Loại người, hạng người, típ người, giới [6; 1069]
Type: 1: Kiểu, loại hình; 2: Mẫu; 3: Kiểu chữ; 4: Mẫu, điển hình, kiểu mẫu; 5: Con
người kì dị; 6: Gã, chàng; 7: Tình nhân [5; 1516]
Type: 1: Kiểu mẫu, điển hình; 2: Kiểu [4]
Với những điểm chung cơ bản, “type” và “motif” có nhiều nét nghĩa tương đồng,
có mối quan hệ biện chứng, chuyển hóa lẫn nhau và tạo nên cốt truyện.
Sau Veselovski, V.Ia.Propp cho rằng “Motif” là những đơn vị còn có thể
phân chia được và là những thành phần được tạo nên từ các chức năng của nhân

vật hành động. Ông phản bác ý kiến của Veselovski và cho rằng mô típ không phải
là yếu tố sơ đẳng nhất, trong mô típ còn có những yếu tố nhỏ hơn, không tồn tại
độc lập.
E.M.Meletinski coi “motif” là hạt nhân của hành động, cốt truyện được hình
thành từ sự kết hợp của loại motif cổ xưa và motif sinh hoạt xã hội.
11

Các công trình nghiên cứu sau này đã cho thấy motif là công cụ vô cùng cần
thiết và hữu ích đối với người nghiên cứu, nhà sưu tầm và giảng dạy Văn học dân
gian.
1.1.2. Đặc điểm
Hướng nghiên cứu từ những mô típ đang được các nhà nghiên cứu sử dụng
với tần suất lớn. Sự lặp lại các “ mô típ” là một đặc điểm dễ nhìn nhận của thể loại
dân gian ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự lặp lại của “motif” không phải là
sự lặp lại ngẫu nhiên mà là một tín hiệu nghệ thuật, ở đó ẩn chưa quan niệm thẩm
mỹ và triết lí nhân đạo. Vì thế một đặc trưng quan trọng của mô típ là tính quan
niệm. Những tín hiệu nghệ thuật ấy phải chứa đựng những quan niệm văn hóa,
biểu hiện một tư tưởng, một triết lý nào đó. Do hình thành qua thời gian, không
gian, những tầng quan niệm này tích hợp trong mô típ khó nắm bắt, vì thế phải giải
mã các lớp văn hóa đó. Các đặc trưng có mối liên hệ với nhau. Những yếu tố này
được coi là khuôn mẫu, công thức thì tất nhiên được dùng trong sáng tác. Được thế
hệ các nhà sáng tác sử dụng từ đời này qua đời khác một cách bền vững. Tuy nhiên
không phải bất kì yếu tố lặp lại nào cũng đều trở thành mô típ. Một yếu tố lặp đi
lặp lại để trở thành mô típ phải có cái gì đó khắc sâu, gây ấn tượng làm cho người
ta nhớ đến, nghĩa là chúng phải có giá trị nghệ thuật nào đó, có hiệu quả thẩm mỹ
nhất định nhằm truyền đạt những nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.
Mô típ mang những khả năng tự chuyển hóa, tự biến đổi khi nó vận động
trong những cốt truyện khác nhau. Nghĩa là mô típ không những có khả năng biến
đổi từ những đề tài, cốt truyện này sang đề tài, cốt truyện khác mà còn biến đổi
trong những dị bản của cùng một đề tài, cốt truyện.

Mô típ “đặt người anh hùng vào trong thử thách”, mô típ “biến hình”, mô típ
“mộng thần”, mô típ “sự ra đời thần kì”, mô típ “phục sinh cái chết”, mô típ “cải tử
12

hoàn sinh”… là những mô típ vô cùng độc đáo thể hiện được hầu hết những đặc
điểm của mô típ từ mọi góc độ.
Nói tóm lại, mô típ mang những đặc điểm khác biệt, nổi bật, lặp đi lặp lại,
mang tính liên ngành. Sáng tạo mô típ là hoạt động của trí tưởng tượng vô cùng
mới mẻ. Có sức hút kì lạ đối với những người nghiên cứu văn học lịch sử mọi thời
đại cũng bởi sự lôgic, cố định nội tại của nó.
1.2. Khái quát chung về mô típ sự ra đời thần kì
1.2.1. Khái niệm “ra đời”, “thần kì” và mô típ sự ra đời thần kì
1.2.1.1. “Ra đời”
“Ra đời” đồng nghĩa với “sinh ra”, bắt đầu xuất hiện và tồn tại của một sinh
vật, sự vật, hiện tượng. “Ra đời” được tạo bởi hai yếu tố “ra” và “đời” – từ ghép
chính phụ đảm nhiệm chức năng thông báo về sự xuất hiện của một yếu tố, nhân tố
có ảnh hưởng tới các yếu tố, nhân tố khác xung quanh.
“Ra đời”: 1: Sinh ra, ra đời giữa thời loạn lạc; 2: Ra mắt, xuất hiện, xuất
bản… [12; 1629]
Tóm lại “ra đời” là sự thay đổi mà đúng hơn là xuất hiện yếu tố, nhân tố mới.
Ví dụ như: cậu bé mới được ra đời, tổ chức cộng sản được ra đời, sản phẩm được
ra đời,…
1.2.1.2. “Thần kì”
“Thần kì” gồm hai yếu tố cấu thành là “thần” và “kì”, được các nhà folklore
đề cập nhiều.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt có đưa ra các định nghĩa giúp gợi dẫn những
người nghiên cứu sau này vào vấn đề.
“Thần”: 1: Bậc thiêng liêng được thờ phụng (thần thánh); 2: Phần vô hình
thiêng liêng của con người (tinh thần); 3: Tài giỏi xuất chúng [12; 1814]
13


“Kì”: 1: kì lại, khác lạ; 2: Màu nhiệm
“Thần kì”: Chỉ chung các bậc thánh được thờ phụng, phó cho thổ địa, thần kì
chứng minh (Truyện Hoàng Trừu) [12; 1815]
Yếu tố thần kì có nguồn gốc từ những nhận thức sai lệch, những quan niệm
huyễn hoặc về thực tại của người nguyên thuỷ. Xét cho cùng, những nhận thức sai
lệch, những quan niệm huyễn hoặc về thực tại là nguồn gốc sinh ra thế giới quan
thần linh của người nguyên thuỷ.
1.2.1.3. Mô típ sự ra đời thần kì
Tìm hiểu cội nguồn văn học với những yếu tố kì ảo, mô típ sự ra đời thần kì
tạo một mối dây liên kết quá khứ - hiện tại – tương lai. Từ những suy nghĩ, nhận
thức mông muội thuở hồng hoang của con người nguyên thủy góp phần làm nên
một nền văn hóa, văn học sâu sắc, để lại nhiều dấu ấn.
Mô típ cũng chính là yếu tố hợp thành quan trọng của cốt truyện, là hạt nhân
nền tảng xây dựng cốt truyện sinh động hơn trở thành mẫu đề. Sự xuất hiện, ra đời
của một sự vật, hiện tượng với cơ sở kì lạ, huyễn hoặc được hiện diện trong nhiều
tác phẩm văn học.
Mô típ sự ra đời thần kì là sự ra đời mang theo yếu tố kì ảo và được xuất
hiện nhiều lần với tần số cao, xuyên suốt trong tác phẩm văn học, để lại dấu ấn
trong lòng bạn đọc. Đặc biệt, sự ra đời đó không chỉ được tạo ra ở một tác phẩm
mà còn được mô phỏng, thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học dân gian, văn học
viết sau này.
1.2.2. Mô típ sự ra đời thần kì trong kho tàng văn học dân gian
Mô típ sự ra đời thần kì là mô típ phổ biến, với nguồn gốc từ truyện kể dân
gian, dễ trở thành mẫu đề cho các tác phẩm sau này. Trong nhiều thể loại được sử
dụng mô típ này thì thần thoại, truyện cổ tích thần kì có tần suất cao nhất. Sự ra đời
của loài người nguyên thủy, sự ra đời của một nhân vật trở thành đấng thiêng liêng
14

trong đời sống tâm linh, sự ra đời của nhân vật cứu nhân độ thế hay chỉ là những

con người bình thường mà hiện nay là nguồn gốc của loài người, một tộc người
nào đó… Những sự ra đời mang tính phổ quát, tiêu biểu cho vạn vật được lặp đi
lặp lại, xuất hiện trong truyện kể không chỉ của một dân tộc, một địa vực mà có sự
lan tỏa rộng rãi ra toàn thế giới.
1.2.2.1. Trong thần thoại
“Thần thoại (myth) là khái niệm gắn liền với một khái niệm khác là huyền
thoại.” [21; 11]. Thần thoại là truyện kể về các vị thần, các đấng thiêng liêng,
những điều thần bí do nhận thức còn thô sơ của con người thời cổ đại tạo ra. Một
biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm ngay từ thời nguyên thủy đó chính là việc con
người tin theo một thế lực siêu nhiên kì bí và thông qua sự thần thánh hóa của các
hiện tượng tự nhiên, xã hội con người bay bổng với những ước mơ chinh phục thế
giới. Con người thuở đó cùng với những suy nghĩ hoang đường, những nhận thức
lầm lẫn cũng hết sức “thuyết phục và hấp dẫn” bởi họ tin theo và không một ai nói
đó là sai trái, không ai đi ngược lại những điều đã tồn tại trong họ như một ý chí, tư
tưởng. Toàn bộ những nghi hoặc không thể giải đáp, con người nguyên thủy tạo ra
cho nó một nguyên nhân, một kết luận, một nguồn gốc gắn với thần linh và đặt lên
vai các vị thần một trách nhiệm phải bảo vệ, trợ giúp cho con người yếu ớt, nhỏ bé
dưới chân họ.
“Thần thoại được sáng tạo dưới ánh sáng của trí tưởng tượng và hư cấu.” [43;
11]. Các vị thần được họ sáng tạo ra với niềm tin, ngưỡng mộ, họ tô vẽ cho thần
tượng của mình bằng bút pháp thi vị hóa, thần thánh hóa khiến cho nhân vật trở
thành hiện thực trong đời sống mà thành công của sáng tạo chính là sự hiện thực
hóa sản phẩm của mình. Mô típ sự ra đời thần kì trở thành đặc trưng nghệ thuật lí
giải cội nguồn các đấng thiêng liêng, thần linh với những chi tiết kì ảo của thế giới
thần thoại.
15

Mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia lại có nguồn gốc riêng, thể hiện ở việc
thần thoại mỗi quốc gia lại có những nét đặc biệt. Có những thần thoại đồ sộ, vĩ đại
như thần thoại Hy Lạp, thần thoại của người Trung Hoa, thần thoại của người Bắc

Âu, thần thoại Ai Cập, thần thoại Sumer, Akkad, Hittite, Canaan… Nhưng cũng có
những nhận thức vô cùng đơn giản, những câu chuyện thần thoại kể về nguồn gốc
của một dân tộc như dân tộc Thái, Tày, H’mông, Xê Đăng…
Mỗi thần thoại cho dù còn rất thô sơ, đều tái tạo tiến trình xây dựng trật tự,
tổ chức thế giới đó thông qua các hình tượng huyền thoại, nhưng chỉ trong các thần
thoại phát triển, phản ánh sự củng cố nền chính trị của nhà nước sơ khai, thì tiến
trình xây dựng trật tự đó mới mang cảm hứng vượt qua hỗn mang khởi thủy, đôi
khi dưới hình thức đấu tranh với các thế lực đồng nhất với hệ thần linh cũ.
Ở thần thoại Ai Cập, những thần thoại về sự ra đời của thần mặt trời từ quả
trứng hay từ một bông hoa sen nở trên mẩu đất đầu tiên. Những thần thoại về
nguồn gốc loài người, vạn vật của tạo hóa rất gần gũi trong thần thoại Ấn Độ. Hoạt
động tạo dựng vũ trụ ở mỗi thần thoại thể hiện ở những giai đoạn khác nhau nhưng
đều bắt nguồn từ những nhận thức ban đầu nhất của con người.
Mô típ cơ bản trong thần thoại Trung Hoa là sự khởi thủy của nước, hỗn
mang, việc phân chia trời đất, việc tạo ra vùng trung gian bằng những dãy núi cao
hay cây vũ trụ nối đất với trời, việc sáng tạo ra thế giới từ thân thể đấng sáng thế,
trận đại hồng thủy, cuộc chiến chống lại những quái vật cõi âm…Và tất cả vẫn giữ
những tính chất thần kì, huyền thoại. Trong thần thoại của người Trung Hoa, sự ra
đời của vạn vật, các hiện tượng trên thế giới gắn với sự hy sinh của Bàn Cổ… Sau
khi ông chết đi, thịt của ông hóa thành đất, xương của ông hóa thành vàng và đá,
tóc trên đầu hóa thành các vì sao, lông trên người hóa thành cây cỏ, mồ hôi thành
mưa và sương, nước mắt hóa thành các con sông, mạch máu hóa thành các con
đường, đôi mắt hóa thành mặt trời và mặt trăng, hơi thở hóa thành gió, giọng nói
hóa thành sấm, các kí sinh trùng trên người ông hóa thành những con người đầu
16

tiên của nhân loại. Nhưng cũng có những chi tiết trong thần thoại Trung Hoa
không nhắc đến Bàn Cổ mà lại nhắc đến Nữ Oa - một người mẹ tổ nặn ra con
người từ đất sét, có sự giúp đỡ của các thần linh để tạo ra con người hoàn thiện
nhất… Thần thoại Việt Nam góp phần nhỏ của mình làm phong phú kho tri thức

về thế giới buổi đầu sơ khai. Sự ra đời của dòng máu Lạc Hồng, cuộc sinh nở một
bọc trăm trứng,…
Trong thần thoại Bắc Âu, những câu chuyện kể về tôn giáo, thiên đường và
địa ngục tối tăm, những vị thần làm nên nhân loại, sự ra đời của con người đầu tiên
dưới sự cứu độ của Chúa là đề tài mà biết bao tác phẩm kinh điển sau này chất
chứa.
Việc tạo dựng thế giới từ thân thể các vị thần được đem làm vật hiến tế, hay
việc đấng sáng tạo làm ra thế giới từ quả trứng vũ trụ, được bao bọc bởi thế giới
hỗn mang nước khởi thủy và gắn với loại thơ ca thờ tụng:
“Từ rốn sinh ra không gian, từ đầu sinh ra vòm trời,
Từ chân sinh ra đất, từ tai sinh ra các phương,
Thế giới được phân chia như thế”
Thần thoại Hy Lạp như vẽ lên một thế giới ảo về những vị thần có sức mạnh,
nỗ lực cải tạo thế giới, bảo vệ loài người nhỏ bé dưới quyền họ. Một xứ sở thần
tiên như hiện diện trước mắt người đọc, một cảm nhận vô cùng thú vị về những vị
thần và con người thuở hồng hoang. Tác giả dân gian dùng sức tưởng tượng phong
phú của mình, mô phỏng thế giới rộng lớn, thu hẹp thế giới ấy lại dưới quyền của
mười hai vị thần trên đỉnh núi Ôlimpơ.
1.2.2.2. Trong các thể loại khác
Xuất hiện sau thần thoại là truyền thuyết và truyện cổ tích với tư cách là hai
thể loại tự sự dân gian. Những mô típ thần thoại được truyện cổ tích vay mượn, kết
nạp vào cốt truyện, tạo ra những ấn tượng mới mẻ cho truyện cổ tích, ngược lại
17

thần thoại lại bị mờ nhạt đi. Yếu tố quan trọng của thần thoại mà truyện cổ tích kế
thừa là những yếu tố kì ảo, thần kì.
Mô típ sự ra đời thần kì trong truyện cổ tích cũng không hiếm thấy. Những
con người với tài năng đặc biệt, sinh ra gắn liền với những yếu tố huyễn hoặc:
người sinh ra từ trứng, người sinh ra là một con ngỗng, con ếch, con cá, người sinh
ra với những hình thù kì dị nhưng khi có sự tác động của ai đó thì trở thành người.

Mô típ sự ra đời thần kì trong truyện cổ tích cũng như truyền thuyết và thần thoại
đều hướng đến một ý nghĩa cải tạo cuộc sống, chinh phục tự nhiên, gửi gắm những
ước mơ, khát vọng vào thế giới ảo mộng mà con người không thể tìm thấy trong
hiện thực đời thường…
1.3. Tổng quan về thần thoại Hy Lạp
Đất nước cổ đại Hy Lạp với những nền văn minh rực rỡ chiếm trọn trái tim
người đọc trên khắp hành tinh ngay từ thời xa xưa. Những tộc người đầu tiên mang
suy tư sơ khai đến những thế hệ người với tư duy vượt thời đại, họ là người đã viết
lên nền văn hóa đầu tiên trên mảnh đất "hình cầu" này.
Những câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp đặc biệt hấp dẫn người đọc bởi
cái gọi là "nhân văn". Qua những câu chuyện ấy, người dân Hy Lạp đã tự lấy mình
làm thước đo vũ trụ, giải mã những "dấu hỏi" của thiên nhiên, chinh phục thiên
nhiên và bồi đắp trí tưởng tượng của con người sau này. Ý thức hệ tronh thần thoại
là ý thức hệ thần linh chủ nghĩa, do vậy con người đều hướng về thánh thần, tin
tưởng vào đấng tối cao và thông qua thế giới thần thánh này để phản ánh tự nhiên,
hiện thực cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của con người.
Trong thần thoại Hy Lạp người ta chia làm ba loại nhưng được sắp xếp từ
thần linh, bán thần và người trần. Việc sắp xếp như vậy được giải thích như sau:
"Thần thoại về các gia hệ thần với nội dung hiện thực mà nó phản ánh phải ra đời
18

trên cơ sở của xã hội cộng đồng thị tộc trong thời kì ban sơ, khi mà tổ chức đô thị
thành bang chưa được thực hiện. Và cũng chỉ khi những tổ chức này tồn tại, việc
giải thích nguồn gốc của nó, việc giáo dục lòng yêu quê hương thành bang và xác
định nhiệm vụ của người công dân đối với thành bang đất nước mới là nhu cầu để
xuất hiện loại thần thoại về các anh hùng." [1; 22].
1.3.1. Hệ thống thần thoại Hy Lạp
Thần thoại Hy Lạp là kết tinh của nền văn hóa đồ sộ, mang màu sắc tâm linh,
ngợi ca cái đẹp, người anh hùng trong xã hội thuở sơ khai hỗn loạn. Có thể chia
thần thoại Hy Lạp thành ba nhóm như sau:

- Nhóm 1: truyện về các gia hệ thần
+ Gia hệ 1: Khaôx sinh ra Gaia, Êrép, Nix, Tarta, Êrôx.
+ Gia hệ 2: Gaia kết hợp với Uranôx cho ra đời 6 Tităng, 6 Titanid, 3 Xiclôp
và 3 Hêcatôngkhia (các quỷ thần).
+ Gia hệ 3: Crônôx kết hợp với Rêa sinh ra 6 vị thần quyền lực là Hechia,
Đêmêter, Hêra, Hađex, Pôdêiđông và thần Dớt.
+ Gia hệ 4: Thần Dớt và chị gái Hêra kết hôn tạo ra thần chiến tranh Arex và
thần lửa, chân thọt Hêphaixtôx.
- Nhóm 2: Sự tích các thành bang. Nhóm truyện này ra đời muộn hơn thần
thoại về các gia hệ thần và gần với nhóm truyện về các anh hùng. Những câu
chuyện giải thích ngắn gọn về sự tích hình thành các thành bang những dấu ấn
trong quá trình đấu tranh giành quyền tự chủ của mỗi dân tộc anh hùng. Đây cũng
là những trang lịch sử hào hùng của thời kì hình thành tư duy nhà nước thời
nguyên thủy. Và chính những câu chuyện này đã một phần giải thích nguồn gốc
19

phản ánh phong tục tập quán và ca ngợi những con người ưu tú của thành bang.
Thần thoại về các thành bang xuất phát từ nhu cầu tuyên truyền và phục vụ lợi ích
của thành bang. Những thành bang đã để lại điểm nhấn vàng son đến tận ngày nay
như thành Xpac, thành bang Aten, thành bang Sidon, thành Phenixi, thành Kiliki,
thành bang Thebes nằm rải rác ở châu Âu và Hy Lạp.
- Nhóm 3: Sự tích các anh hùng, nghệ nhân, nghệ sĩ bán thần. Đây là nhóm
truyện ra đời gần với thần thoại về các thành bang, được nhân dân Hy Lạp gây
dựng lên nhằm ca ngợi sức mạnh trí tuệ, tâm hồn, tài năng, những chiến công vang
dội của anh hùng ưu tú mọi thời đại. Những con người viết lên trang lichh sử hào
hùng này có thể kể đến như Hêracles, người anh hùng Têdê, Asin thần thánh,
người anh hùng mưu trí Ôđysse, người anh hùng Perce lừng lẫy
1.3.2. Một số đặc điểm của thần thoại Hy Lạp
1.3.2.1. Sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn
Thần thoại Hy Lạp mang trong mình màu sắc hiện thực và lãng mạn gắn bó

xuyên suốt, hòa quyện vào nhau. Thần thoại miêu tả thế giới hiện thực thông qua
trí tưởng tượng vô cùng phong phú nhưng cũng đầy tính xác thực khiến cho những
câu chuyện hài hòa bay bổng. Cuộc sống đầy rẫy những chông gai, những thử
thách mà tự nhiên gây ra cho con người, chính vì vậy đây cũng là những câu
chuyện thể hiện được tất thảy những khát khao cháy bỏng của họ.
Trí tưởng tượng chắp cánh cho con người thể hiện những khát vọng lãng
mạn với mong ước ngang tầm với bậc thần thánh. Con người khi đạt được mọi
điều trong cuộc sống thì họ lại nghĩ tới chuyện cao xa hơn đó là việc trường sinh
bất lão, họ bắt đầu nghĩ đến cái đẹp toàn diện, nghĩ đến tình yêu, nghĩ đến những
cuộc vui chơi đàn hát, nghệ thuật. "Những nàng Muxa được thần Dớt trao cho
nhiệm vụ cùng với Apôlô chăm lo đời sống tinh thần của thế giới ÔlimpôxÔl và
20

thế giới loài người. Vì thế, dưới sự chỉ huy và điều khiển của thần Apôlô, các nàng
Muxa thường ca múa trong những bữa tiệc của các vị thần " [9; 91]. Đời sống của
các vị thần và con người được vui vẻ, hòa hợp cũng do những con người có tâm
hồn lãng mạn làm nên.
1.3.2.2. Yếu tố triết lý
Ẩn sâu trong cái huyền bí, kì ảo là một biển cả triết lý. Mà "Triết lý lã yếu tố
tạo nên giá trị trường tồn của thầb thoại Hy Lạp, đó là những triết lý giàu tings giáo
dục".
Triết lý được biểu hiện ngay từ ngoại hình các vị thần. Thần tình yêu là cậu
bé xinh xắn, đáng yêu, tinh nghịch nhưng cũng khâ rắc rối đúng như một tình yêu
có nhiều cung bậc cảm xúc. Vị thần số mệnh là ba bà già xấu xí kết hợp tạo nên,
một bà kéo sợ, một bà giám định và một bà cầm kéo cắt phăng cuộc đời lạnh lùng.
Vị thần số mệnh thường ghen ăn tức ở vì sắc đẹp không bằng ai của mình nên "
hồng nhan thường bạc mệnh"
Yếu tố triết lý được biểu hiện ở việc làm của các thần trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống. Những triết lý đơn giản ở đời như triết lý về sự thật, về lòng tham, về
thói tị hiềm, ghen ghét, triết lý về sắc đẹp Những triết lý này giáo dục con người

đi từ chỗ xấu, thay đổi để tốt đẹp hơn.
1.3.2.3. Yếu tố thẩm mỹ
Con người xinh ra gắn liền với việc tìm kiếm cái đẹp, cái hoàn mỹ. Đúng là
con người không thể tự lựa chọn một cái đẹp cho mình ngay từ ban đầu nhưng
trong thần thoại Hy Lạp yếu tố thẩm mỹ, nhu cầu nghệ thuật là đề tài vô cùng
phong phú.
21

Cuộc sống gắn bó với thiên nhiên làm cho con người nảy sinh cảm xúc mỹ
học. Họ tìm kiếm cái đẹp, say đắm ngắm nhìn nó để rồi hướng mình đến với những
khát khao, mơ ước. Tất thảy đều phải đẹp, họ đẹp trong cả khi chiến đấu, lao động,
sản xuất đến khi về với thế giới của thần Haxdex.
Đối với người Hy Lạp thì cái đẹp là tuyệt đối, là trên hết. Con người hướng
với tới cái đẹp như hướng về nguồn cội hạnh phúc. "Và có khi thần thoại Hy Lạp
lưu lại trong ta một vẻ đẹp tràn đầy chất thơ của một cảnh sinh hoạt thanh bình:
Cảnh hoàng hậu Lêda thường ngồi bên bờ sông ngắm đàn thiên nga nô rỡn trên
mặt nước, cảnh nàng công chúa Ơrôpơ với xiêm y đỏ thắm tay cầm cái lẵng bằng
vàng hái những bông hồng giữa đám thiếu nữ đảo Cret xiêm y trắng ngần đang nô
đùa trên bãi cỏ xanh " [1; 35]
22

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI SỰ RA ĐỜI THẦN KÌ
TRONG THẦN THOẠI HY LẠP
2.1. Tiêu chí và hƣớng khảo sát
Đất nước Hy Lạp cổ đại mang đến cho nhân loại một thứ ánh sáng rực rỡ.
Ánh hào quang ấy khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu sáng tác để đời của
nhân loại. Thần thoại Hy Lạp luôn được tái sinh. Nó đặc biệt khác với tất cả các
thần thoại của quốc gia trên thế giới. Nếu như thần thoại của Việt Nam, Trung
Quốc, Ấn Độ,… là những câu chuyện cổ tích thần kì, những câu chuyện sáng tạo
từ thời cổ đại thì thần thoại Hy Lạp lại là sự thật về thế giới mà ai cũng tin và luôn

muốn khám phá nó đến từng chi tiết. Thần thoại Hy Lạp sản sinh ra các loại hình
nghệ thuật khác. Hy Lạp được coi là một trong những chiếc nôi của văn minh nhân
loại.
Thần thoại Hy Lạp là một hệ thống các truyện kể phong phú, đẹp đẽ được
xếp vào hàng những câu chuyện hay nhất thế giới. Nó tái hiện một quá trình hình
thành, chinh phục tự nhiên từ khi con người xuất hiện. Gửi gắm vào những câu
chuyện đó là cả ước mơ, hoài bão, khát khao về cuộc sống. Người Hy Lạp dùng trí
tưởng tượng của mình để vẽ lên những đường nét đầu tiên, những hình dung đầu
tiên về thế giới và con người, vạn vật. Họ thêu dệt nên một cách khéo léo những vị
thần vĩ đại, sự sinh sôi, sự nảy nở của muôn loài.
Chính vì nó được xếp vào hàng những câu chuyện hay nhất thế giới nên
không dễ dàng gì để nghiên cứu một cách trọn vẹn về toàn bộ “đặc sản” Hy Lạp cổ
đại. Trong khuôn khổ đề tài niên luận, chúng tôi thực hiện khảo sát phương diện
mô típ sự ra đời thần kì để đi sâu lý giải nguồn gốc thế giới, loài người, vạn vật.
Qua đó thấy được chức năng của mẫu đề trong kiệt tác này.
Tiến hành khảo sát các hình thức ra đời thần kì chúng tôi nhận thấy sự ra đời
thần kì từ những bộ phận trên cơ thể người cha xuất hiện nhiều nhất, 10/28 sự ra
23

đời thần kì, chiếm 35,7%. Sự ra đời từ người mẹ không cần phối hợp với người có
giới tính khác cũng chiếm 17,8% (5/28 sự ra đời thần kì). Sự ra đời cùng các hiện
tượng thiên nhiên kì bí cũng chiếm 17,8% trong tổng số sự ra đời thần kì của thần
thoại Hy Lạp. Các sự ra đời thần kì khác chiếm 28,6%.
Trong toàn bộ sự ra đời thần kì thuộc thần thoại Hy Lạp, xét thấy hầu hết sự
ra đời thần kì chủ yếu thuộc phần thần thoại các vị thần. Qua từng sự ra đời thần kì,
tác giả gửi gắm nhiều ý đồ về nguồn gốc, những mâu thuẫn và lí giải bi kịch từ
thời nguyên thủy xa xưa…
2.2. Các cách thức ra đời thần kì
2.2.1. Sinh ra không có sự cộng tác của nam giới
Người mẹ Gaia – người mẹ đầu tiên của tạo hóa. Người mẹ đã gây dựng lên

cả một vùng trời bát ngát vô biên – Uranôx, những ngọn đồi, ngọn núi trùng trùng
điệp điệp, kiêu hãnh vượn cao, vươn xa ra biển Pôntôx mênh mang, “khi hiền rịu rì
rào, lúc gầm gào hung dữ”.
“Trời, núi, biển đều từ Đất Mẹ sinh ra, chúng là những đứa con không cha,
bởi Đất Mẹ thuở ấy chưa cùng ai kết bạn” [6;9] Đất Mẹ cứ từ từ đưa ra đời những
đứa con cao quý, những đứa con mang niềm kiêu hãnh của một người mẹ không
cần bàn tay giúp sức của nam giới. Người mẹ già Gaia với bộ ngực màu mỡ ôm
trọn những đứa con không cha này trong lòng, vỗ về, yêu thương.
Rồi cũng đến lúc con người xuất hiện dưới ánh hào quang của Đất Mẹ, của
sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Con người ngày càng phát triển về tư duy,
nhưng chính những điểm tốt của con người lại làm họ bị tha hóa, thay đổi, xấu xa
đi, đố kị, hư hỏng, tội lỗi và kiêu căng, khinh thị thánh thần. Thần Dớt – người
nắm giữ quyền hành nơi đỉnh núi Ôlimpơ oai hùng đã tức giận, ghét bỏ loài người
vì những thói xấu xa của chúng. Con người lừa dối lẫn nhau để trộm cắp, cướp
đoạt tài sản, đố kị lẫn nhau, ghen ăn tức ở, chủ nhà sát hại khách qua đường để
cướp tiền của, con cái mong cha mẹ chết sớm để thừa hưởng sản nghiệp, vợ đầu
24

đọc chồng, anh em chém giết lẫn nhau, giết người để làm tiệc đãi khách,… Đại nạn
hồng thủy từ đó mà sinh ra đã cướp đi cuộc sống của toàn bộ người trần chỉ còn sót
lại hai người, đúng hơn là một cặp vợ chồng. Đây là hai con người mang dòng máu
thần tiên, chồng là Đơcaliôn con của thần Prômêthuê và tiên nữ Climênê, vợ là con
của người phụ nữ đầu tiên được tạo ra bởi các vị thần là Panđorơ với Êpimêthê.
Hai người được các vị thần báo tin trước nên còn sống sót, chính hai người này đã
gián tiếp giúp cho Đất Mẹ Gaia sinh ra những đứa con cả nam, cả nữ sau này từ
xương của mình. “Và loài người cứ thế mà hồi sinh trên mặt đất, đông vui nhộn
nhịp”.
Con người sống với nhau vui vẻ nhưng thói ghen tuông của người phụ nữ
cũng hay làm mọi thứ rối tung lên. Hêra vì ghen tuông mà cầu xin Đất Mẹ Gaia
sinh ra đứa con khổng lồ là mãng xà Pithôn để truy đuổi tình địch Lêtô. Nhưng đứa

con không cha của Gaia này là sản phẩm của sự ghen tuông nên cũng chịu một kết
thúc số mệnh đau đớn. Sự trừng phạt thói ghen tuông của người phụ nữ cũng đau
đớn như vậy. Dớt sinh những đứa con từ bộ phận trên cơ thể mình làm cho mẹ
Hêra đố kị, khó chịu, bởi vậy Hêra cũng quyết sinh hạ đứa con mà không cần sự
cộng tác của thần Dớt. Hêra sinh ra thần thợ rèn Hêphaixtôx mà trong lòng chất
chứa toàn máu ghen, ẩn sâu toàn sự cố chấp khiến cho vị thần chịu nhiều thiệt thòi.
Mô típ sự ra đời từ người mẹ mà không cần sự hỗ trợ bởi nam giới chứa
đựng yếu tố thần kì nhằm nhấn mạnh cái cao cả của tình mẹ bao la và cũng để nói
lên cái tính xấu của phụ nữ trong tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng.
2.2.2. Sinh ra từ một bộ phận trên cơ thể người cha
Từ thời nguyên thủy xa xưa, lúc mà chưa có con người và vạn vật, khi trời
đất vẫn còn là “một khối hỗn mang”, “một vực thẳm đen ngòm vô cùng tận, trống
rỗng, mơ hồ, vật vờ phiêu bạt trong khoảng không gian bao la” thì từ Khaôx nảy
sinh biết bao nhiêu điều thần kì. Gaia, Êrêbôx, Nix, Tartar và Êrôx đều được hình
thành từ cái vực sâu thẳm ấy với những đặc điểm gắn liền với từng sự vật cho đến
25

ngày nay. Nữ thần đất – Gaia với bộ ngực mênh mông, nơi sinh cơ lập nghiệp bền
vững đời đời của muôn vàn sinh linh vạn vật. Nix – vị thần của đêm tối mịt mù,
của những nơi tối tăm. Hay Êrôx – vị thần được sinh ra muộn nhất từ cõi hỗn mang,
từ thân thể người cha Khaôx - vị thần hiển linh xinh đẹp nhất, với sứ mạng làm cho
thần linh và loài người, cỏ cây… gắn kết, tạo nên thế giới cùng cuộc sống muôn
đời bất diệt.
Những vị thần đầu tiên đó được sinh ra từ cha Khaôx, chiếm giữ những pháp
lực lớn lao ở giai đoạn đầu. Trong thần thoại Hy Lạp thời kì đầu là thời kì của
những điều kỳ diệu từ người cha, người đàn ông. Người đàn ông đầu tiên sinh
thành ra một loạt thế hệ các thần cơ bản. Nhưng người đàn ông nắm quyền lực thứ
hai chính là Uranôx – một con người sinh ra bởi mẹ Gaia nhưng lại kết hợp với
chính người sinh ra mình để sinh ra những thế hệ tiếp theo. Uranôx sinh ra rất
nhiều vị thần với sức mạnh vô biên, bất tử của thế giới thần linh. Từ những mâu

thuẫn, tranh giành quyền lợi giữa những người nắm quyền thời kì đầu tiên đã làm
cho thế giới thần linh sóng gió. Ngay những ngày đầu tiên việc tranh ngôi đoạt vị
cũng làm cho thế giới đảo điên, rối loạn. Con cướp ngôi cha, cha giết hại con vì
ngôi báu, lật đổ lẫn nhau vì quyền lực. “Crônôx lật đổ Uranôx” là cuộc chấp ngôi
trị vì thế giới đầy mùi máu tanh, sự hung hăng của Crônôx khiến cho Uranôx bị
chết một cách tàn nhẫn. Từ máu của Uranôx rơi xuống đất tạo ra thế hệ các
Ghigantox kì dị, “thân hình cao lớn, khiên giáp sáng ngời, trong tay lúc nào cũng
lăm lăm một cây lao dài nhọn hoắt, mặt mày gớm ghiếc dữ tợn,” sức mạnh vô biên;
ba nữ thần Êriniêx “tay cầm roi, tay cầm đuốc, mái tóc là một búi rắn độc ngoằn
ngoèo ngóc đầu ra tua tủa.” Máu của Uranôx chảy xuống biển tạo ra nữ thần Sắc
đẹp và Tình yêu Aphrôđitơ từ những đợt sóng bạc đầu. Nàng xinh đẹp, quyến rũ và
đầy quyền lực. Nhưng cũng có tài liệu nhắc đến việc nàng được sinh ra từ "của
quý" của cha mình.

×