Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

do cac doi tuong bang mot thuoc do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.44 KB, 3 trang )

Môn: Làm quen với toán
Bài: Đo các đối tượng có các kích thước khác nhau
bằng một đơn vị đo
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức :
-Trẻ biết đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo
-Trẻ biết cách đo đúng thao tác ,kỹ năng,biết đặt đúng thẻ số tương ứng
2.Kỹ năng
-Rèn kỹ năng đo cho trẻ
-Trẻ đạt yêu cầu 80-85%
3.Tư tưởng
-Trẻ hứng thú tham gia học bài và học có nề nếp
II.Chuẩn bị
*Đồ dùng của cô: 1 thước đo,3 băng giấy có màu sắc và độ dài khác nhau ,thẻ số
1-10
-Các ngôi nhà có gắn thẻ số từ 4-10
*Đồ dùng của trẻ: Bút chì,thước đo ,3 băng giấy có màu sắc và chiều dài khác
nhau ,thẻ số từ 1-10
III. Nội dung tích hợp :âm nhạc ,môi trường ,thể dục
IV.Cách tiến hành
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Trò chuyện gây hứng thú
-Cô cho cả lớp hát bài (Yêu hà nội )
-Hỏi trẻ vừa hát bài gì?
-Bài hát nói lên điều gì?
-Cô trò chuyện dẫn dắt trẻ vào bài
2.Bài mới
a.Phần 1: Ôn nhận biết kết quả đo
-Cô cho trẻ chơi (Tìm đúng nhà )
-Cách chơi : Cô cho trẻ đo băng giấy của trẻ được
bao nhiêu lần trẻ phải chạy về đúng nhà có số nhà


bằng số lần đó,trẻ phải đếm xem băng giấy của
mình có mấy đoạn để về đúng nhà có số bằng số
đoạn trên băng giấy đó
(Cô cho trẻ chơi 2-3 lần ,sau mỗi lần chơi cô kiểm
tra xem trẻ chạy về đúng ngà không?)
b.Luyện đo các đối tượng khác nhau bằng 1 thước
đo
*Cô làm mẫu
-Cô gắn 3 băng giấy lên bảng cho trẻ quan sát và
nhận xét so sánh xem 3 băng giấy ntn với nhau?
-Băng giấy nào dài nhất
-Băng giấy nào ngắn hơn
-Cả lớp hát
-Yêu hà nội
-Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý nghe cô giới
thiệu cách chơi và hứng thú
tham gia chơi
-Không bằng nhau
Trẻ trả lời
-Băng giấy nào ngắn nhất
-Muốn biết được băng giấy nào dài nhất ,băng
giấy nào ngắn hơn,băng giấy nào ngắn nhất chúng
mình phải làm gì?
-Bây giờ cô dùng hình chữ nhật này làm thước đo
để đo chiều dài của 3 băng giấy
-Cô giới thiệu chiều dài,chiều rộng của băng giấy
-Cô đo băng giấy màu vàng : Tay trái cô cầm hình
chữ nhật ,tay phải cô cầm bút đo chiều dài của
băng giấy ,đo từ trái sang phải ,cô đặt chiều rộng

của hình chữ nhật trùng khít lên chiều rộng của
băng giấy tay phải cẩm bút kẻ vạch sát với chiều
rộng bên phải của hình chữ nhật rồi nhấc hình chữ
nhật lên đặt sát vạch kẻ dùng bút gạch tiếp ,cứ
như vậy cô đo chiều dài của băng giấy
-Sau khi đo xong cô cho trẻ đếm xem chiều dài
băng giấy cô đo bằng bao nhiêu lần chiều dài hình
chữ nhật và đặt thẻ số tương ứng
-Tương tự cô đo tiếp băng giấy màu xanh,màu đỏ
và đặt thẻ số tương ứng
-Sau khi đo xong 3 băng giấy cô hỏi trẻ
-Băng giấy nào dài nhất ?đo được bao nhiêu lần
chiều dài hình chữ nhật
-Băng giấy nào ngắn hơn, đo được bao nhiêu lần
-băng giấy nào ngắn nhất ,đo được bao nhiêu lần
*Cô chốt lại :Như vậy cùng một thước do chúng
ta đo các đối tượng có chiều dài khác nhau thì
cũng sẽ ra kết quả đo khác nhau ,như vậy băng
giấy nào dài nhất đo được nhiều lần nhất,băng
giấy nào ngắn nhất đo được ít lần nhất
*Trẻ thực hiện
-Cô cho trẻ đo lần lượt 3 băng giấy và đặt thẻ số
tương ứng ,nhận xét kết quả đo từng băng giấy
-Băng giấy nào dài nhất ?có chiều dài bằng bao
nhiêu lần thước đo
-Băng giấy nào ngắn hơn ,có chiều dài bằng bao
nhiêu lần thước đo
-Băng giấy nào ngắn nhất có chiều dài bằng bao
nhiêu lần thước đo
-Cô hỏi ngược lại :Băng giấy màu vàng so với

băng giấy màu xanh và băng giấy màu đỏ ntn?Tại
sao?(Hỏi 2-3 trẻ +cả lớp )
-Tương tự như vậy hỏi tiếp băng giấy màu xanh
và băng giấy đỏ
-Phải đo ạ
-Trẻ chú ý xem cô hướng
dẫn cách đo và nắm được
thao tác đo một đối tượng
_trẻ trả lời
-Trẻ hứng thú đo biết đo
đúng thao tác và đặt thẻ số
tương ứng
-Trẻ trả lời
-Băng giấy màu vàng ngắn
nhất vì nó ngắn hơn băng
giấy màu xanh 2 lần và
băng giấy màu đỏ 1 lần
-Trẻ chú ý nghe cô giới
c.Luyện tập so sánh độ dài qua kết quả đo
*Trò chơi (Thi xem đội nào nhanh)
-Cách chơi:Mỗi đội sẽ có 1 thước đo để đo 3
cây ,thước đo này đều có chiều dài bằng nhau
nhưng 3 cây này có chiều cao không bằng nhau
,các đội sẽ dùng thước đo để đo ,các đội đo xong
viết số tương ứng vào bên cạnh
-Luật chơi: Đội nào đo đúng và nhanh ,viết đúng
số đội đó sẽ thắng cuộc
-Sau đó cô cho cả lớp kiểm tra lại kết quả
* Đo tự do: Cô cho nhóm trẻ lên đo chiều dài
,chiều rộng ,chân bảng,tủ,bàn,sau đó cả lớp cùng

kiểm tra lại kết quả đo
3.Kết thúc :Cho cả lớp đọc bài thơ(Ảnh Bác) Và
cất đồ dùng
thiệu cách chơi và hứng thú
chơi trẻ biết cách đo và đặt
thẻ số tương ứng
-trẻ hứng thú đo chiều
dài,chiều rộng ,bàn tủ…
-Cả lớp đọc và cất đồ dùng

×