Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nghị luận xã hội về lý thuyết và thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.13 KB, 4 trang )

Nghị luận xã hội về lý thuyết và thực hành
Từ xưa đến nay, mỗi quan hệ giữa lí thuyết và thực hành trở thành quan
tâm của mọi người. Xuất phát từ thực tế của một nền kinh tế chậm triển
trước kia, ông cha ta nói "Trăm hay không bằng tay quen''.
Câu tục ngữ trên nhằm đề cao vai trò của thực hành quan trọng hơn lý
thuyết. Vậy nội dung ấy đúng hay sai? Ngày nay ta cần hiểu quan niệm
như thế nào cho hợp lí?
Câu tục ngữ có hai vế: "Trăm hay" là cách nói mộc mạc, có nghĩa là biết
hàng trăm điều tức là biết nhiều, lí thuyết giỏi. Còn "tay quen" có nghĩa
là thaọ việc, làm thuần thục, nói cách khác là thực hành giỏi, thành thạo
công việc. Như vậy, câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen" muốn
khẳng định biết lí thuyết nhiều cũng không thể bằng thói quen thành
thạo công việc.
Nếu lấy chất lượng, số lượng sản phẩm được làm ra để làm thước đo
năng lực, để đánh giá người lao động thì ý nghĩa câu tục ngữ trên là
đúng. Bởi thực hành mới trực tiếp sản xuất ra hàng hoá, mới làm ra của
cài vật chất. Và tất nhiên phải quen tay mới thuần thục công việc cho
nên người lao động, công nhân mới làm ra những sản phẩm có chất
lượng và có số lựợng cao. Trong thực tế, đã có biết bao người hiểu rộng,
biết nhiều lí thuyết nhưng khi bắt tay vào thực hành lại lúng túng, dẫn
đến thất bại. Ngược lại, có những người không được học hành, không
được đào tạo ở một trường lớp nào cả, nhưng với những thực tế lao
động, từ những kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện được tích luỹ họ
trở thành người có tay nghề giỏi. Đó là những người thợ máy lâu năm,
những thợ thủ công lành nghề theo kiểu cha truyền con nối nên họ có tay
nghề cao, làm việc có hiệu quả ít ai sánh được. Vì lẽ đó mà cha ông ta đã
định vai trò quan trọng của thực hành trong đời sống hàng ngày. Đồng
thời qua đó ông cha ta cũng có thái độ trân trọng, đề cao người lao động
trực làm ra của cải vật chất cho xã hội tiêu dùng. Đối với một nước nông
nghiệp lạc hậu thì nội dung câu tục ngữ trên có thế chấp nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh điều chấp nhận đó, ta cũng thấy rõ mặt chưa đúng


của câu tục ngữ. Bởi lẽ, thói quen kinh nghiệm, thành thạo công việc dù
có quan trọng như thế nào cũng không phải là tất cả. Muốn tinh thông
nghề nghiệp thì ngoài "quen tay" còn phải có "trăm hay" mới được. Nếu
như chỉ "quen tay” thành thạo việc thì người thợ thủ công không thể
chuyển công việc của sang sản xuất bằng máy móc để có năng suất cao
được. Như vậy tư tưởng “trăm hay không bằng tay quen" không chỉ thể
hiện qua việc coi thường học vấn coi thường khoa học mà còn thể hiện
tư tưởng tự mãn với thói quen sẵn có của mình; đồng thời nó cũng biểu
hiện một khuynh hướng bảo thủ. Bởi vì thành quả của "tay quen" ấy, con
người không dễ gì chịu tiếp thu tư tưởng mới, kĩ thuật mới bao giờ. Đó
là một trơ ngại cho sự tiến bộ, cho thời đại Khoa học kĩ thuật và kinh tế
tri thức.
Ngày nay trong thời đại khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh thì sự
hiểu tri thức, "trăm hay" của con người rất là cần thiết. Bởi có "thực
hành" nào không cần đến "lí thuyết" đâu. Có nắm vững lí thuyết ta mới
thực hành dễ và đạt kết quả cao. Lí thuyết chỉ đạo cho thực hành, và
thực hành là để nghiệm lại, bổ sung và nâng cao hoàn thiện cho lí thuyết.
Lí thuyết giỏi với thành thạo việc sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh
hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy ta không nên xem nhẹ bất cứ một mặt nào mà
phải kết hợp tác hai chiều giữa lí thuyết và thực hành. Ta cũng nên hiểu
rằng có học mà người thực hành chỉ là lí thuyết suông. Thực hành mà
không biết lí thuyết thì việc gì cũng gặp khó khăn. Do đó ta mới đánh
giá đúng mức mỗi liên quan giữa lí thuyết và thực hành.
Tóm lại, câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen" tuy có đề cao vai
trò của kĩ năng thực hành, đề cao năng lực thành thạo công việc thì đó
cũng là khía cạnh rất có ý nghĩa trong việc đào tạo người lao động mới.
Và đế đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, ta
thấy phương châm "Học phải đi đôi với hành", "trăm tay" đi liền với
"tay quen" là đúng đắn và phù hợp nhất. Hiểu và thực hiện tốt được điều
này không những ta góp phần đổi mới cuộc sống mà ta còn phát huy tính

sáng tạo ngày càng cao để phục vụ đời sống con người, đưa đất nước
tiến vào hội nhập và phát triển cùng thế giới.

×