Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Quý ông dễ vô sinh nếu uống cam thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.09 KB, 2 trang )

Quý ông dễ vô sinh nếu uống cam thảo
Điều làm các nhà khoa học lo ngại nhất và buộc Ủy ban châu Âu phải đưa ra khuyến cáo khi dùng
cam thảo chính là chất glycyrrhizin làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron, gây ảnh hưởng xấu
đến đời sống tình dục của họ.

Thấy cam thảo mát, bổ, giải độc và chữa được nhiều bệnh nên nhiều người đã dùng cam thảo như một
thức uống thay trà mà không biết tác dụng ngược của cam thảo đối với quý ông như làm giảm lượng
testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và
viêm loét dạ dày
Lương y Vũ Quốc Trung, Giám đốc Trung tâm y tế Sơn Hà cho biết, ngày càng có nhiều gia đình sử dụng
cam thảo làm nước uống hằng ngày hoặc trộn cam thảo với lá vối, nụ vối, các loại trà thảo dược để uống
giúp ngăn ngừa bệnh tật và giải độc mà không biết bản thân cam thảo cũng có rất nhiều tác dụng phụ.
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu phát hiện ra hoạt chất axit glycyrrhizic (AG) trong cam thảo
có nhiều ảnh hưởng cho cơ thể. Chất glycyrrhizin trong cam thảo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng
nhiễm độc như nhức đầu, tăng huyết áp, uể oải, giữ nước và natri, tăng bài tiết kali, đôi khi dẫn đến tim
ngừng đập.

Thí nghiệm trên 20 nam giới khoẻ mạnh dùng chiết xuất 1,3g rễ cam thảo khô mỗi ngày (tương đương với
400mg AG) trong 10 ngày cho thấy, lượng testosteron giảm đáng kể so với người bình thường. Vì thế, Ủy
ban châu Âu khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 100mg AG mỗi ngày (tương đương 0,3g rễ cam
thảo khô).
GS.TS Hoàng Bảo Châu, nguyên Giám đốc Bệnh viện Y cổ truyền TƯ cho biết, cam thảo là một trong
những vị thuốc Đông y được sử dụng nhiều nhất vì ngoài tác dụng chính là giải độc, nó còn có vai trò điều
hòa tác dụng của các vị thuốc theo mong muốn của thầy thuốc. Theo Đông y, sinh cam thảo (cam thảo
sống) vị ngọt, tính bình; Chích cam thảo (cam thảo sao chín hoặc nướng chín) vị ngọt, tính ôn.
Cả hai đều có tác dụng ích khí, giải độc, nhuận phế. Khi được dùng phối hợp với các vị khác trong một
bài thuốc, nó có tác dụng dẫn thuốc (hỗ trợ, điều hòa, hợp lực, điều vị) và làm giảm độc tính của một số
vị thuốc có độc như phụ tử, đại hoàng hoặc điều hòa các vị thuốc tương kỵ như hoàng cầm tính lạnh, phối
hợp với đẳng sâm tính ấm Tuy nhiên, không nên dùng cam thảo liên tục, nhất là uống hằng ngày. Bởi
cam thảo có độ độc rất thấp, nhưng dùng lâu có thể sinh phù thũng và tăng huyết áp. Cam thảo cũng có thể
gây đầy bụng nên những người bụng trướng đầy do thấp trệ không nên dùng.


GS.TSKH Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm Cây thuốc Việt Nam cảnh báo, ở nước ta vẫn chưa
trồng được cam thảo, chủ yếu là nhập ngoại. Nghịch lý ở chỗ giá cam thảo ở nước ngoài thì cao, trong khi
ở ta lại rất thấp nên cần phải cẩn thận kẻo mua phải "rác thải cam thảo" - cam thảo được đã chiết hết hoạt
chất tốt. Uống phải loại cam thảo này thì lợi ít, hại nhiều.
Các chuyên gia đều khuyên, người dân không nên dùng cam thảo để uống nước hằng ngày. Đối với những
người đang uống thuốc Tây, người bị bệnh, khi dùng cam thảo phải hỏi ý kiến bác sĩ, đề phòng các tương
tác xấu.

Thúy Nga

×