Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bình luận nguyên nhân dẫn đến cái chết của vũ nương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.42 KB, 4 trang )

Bình luận nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương
Truyện kể rằng, Vũ Thị Thiết là một phụ nữ đức hạnh ở Nam Xương,
chồng là Trương Linh, người nhà giàu nhưng không có học, tính lai đa
nghi. Triều đình bắt lính, Trương Linh phải tòng quân trong khi vợ đang
mang thai. Chồng đi xa mới được mười ngày thì nàng sinh con trai đặt
tên là Đản. Năm sau, giặc tan, việc quân kết thúc, Trương Linh trở về thì
con đã biết nói, nhưng đứa trẻ nhất định không nhận Trương Linh làm
bố. Nó nói: “Ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư ? Ông lại biết nói, chứ
không như cha tôi trước kia chỉ thin thít. Trước đây thường có một ông
đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng
chẳng bao giờ bế Đản cả.”
Tính Trương Linh hay ghen, nghe con nói vậy đinh ninh rằng vợ hư, đã
vu oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị
oan ức đã nhảy xuống sông tự vẫn.
Đọc kĩ tác phẩm, em thấy truyện không phải không hé mở khả năng có
thể dễ dàng tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác
giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi lại thắt vào đẫy câu chuyện đi tới, khiến người
đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ đề của tác phẩmtừng bước nổi
lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe như thật mà chứa
đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được, nếu Trương Linh biết
suy nghĩ, người cha gì mà lạ vậy: “không biết nói, chỉ nín thin thít”
chẳng bao giờ bế con mình, mà hệt như “cái máy” – “mẹ Đản đi cũng đi,
mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Câu nói đó của đứa trẻ chẳng phải là một câu
đố, giảng giải được thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng
Trương Linh cả ghen, ít học, thiếu suy nghĩ, đã vô tình bỏ dở khả năng
giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ mà
chàng không phải không có tình yêu thương. Tất nhiên sự đời có thế mới
thành chuyện, vả lại trên đơì làm gì có sự ghen tuông sáng suốt.
Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương
Linh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng. Vũ Nương sẽ chứng minh
cho chồng rõ ở một mình nàng hay đùa với con trỏ vào bóng mình và


nói là cha Đản. Mãi sau này, một đêm phòng không vắng vẻ, ngồi buồn
dưới bóng đèn khuya, chợt người con chỉ vào bóng mình trên vách mà
bảo đó là cha nó, Trương Linh mới tỉnh ngô, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì
mọi chuyện đã xong. Vũ Nương không còn nữa trên đời.
Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một
vụ ghen tuông. Không ít tác phẩm xưa nay đã viết về cái chuyện thường
tình đầy tai hoạ này. Vũ nương không may lấy phải người chồng cả
ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là “máu
ghen” của người chồng nông nổi. Nhưng sự thực vẫn là sự thực!cái chết
oan uổng quá và người chồng độc đoán quá!
Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một
chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà
phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm. Câu
chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc
chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một
xã hội mà những oan khuất, bất công, tai hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc
nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi rất lạ lùng
không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, nhất là
ở thời nó đã suy vong. Xã hội đó đã sinh ra những chàng Trương Sinh,
những người đàn ông đặc đầu óc “nam quyền”, chà đạp lên quyền sống
của người phụ nữ. Tính ghen tuông của cá nhân cộng với tư tưởng “nam
quyền” trong xã hội đã làm nên một Trương Sinh độc đoán đến kỳ cục,
khư khư theo ý riêng, nhất thiết không nghe ý kiến của người khác. Đứa
trẻ nói thì tin ngay, còn vợ than khóc giãi bày thống thiết thì nhất định
không tin, họ hàng, làng xóm phân giải công minh cũng chẳng ăn thua
gì. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ nương mà nguyên nhân sâu
xa là chế độ phong kiến bất công cùng chế độ “nam quyền” bất bình
đẳng của nó đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho người phụ nữ nói riêng và
con người thời đó nói chung.

×