Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI SIÊU THỊ SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.39 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
1.1 Kế toán vốn bằng tiền 2
1.1.1 Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền
2
1.1.2 Kế toán tiền mặt
3
1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng
8
1.1.4 Kế toán tiền đang chuyển
12
1.2 Kế toán các khoản phải thu
15
1.2.1 Tổng quan về các khoản nợ phải thu
15
1.2.2 Kế toán phải thu khách hàng
15
1.2.3. Kế toán phải thu nội bộ
17
1.2.4 Kế toán phải thu khác 18
1.2.5 Kế toán thuế được khấu trừ
19
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
TẠI SIÊU THỊ SÀI GÒN
2.1 Giới thiệu khái quát về Siêu thị Sài Gòn 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Siêu thị Sài Gòn 21
2.1.2 Quy mô hoạt động của Siêu thị


22
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
24
2.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
25
2.1.5 Tổ chức quản lý của Siêu thị 25
2.1.6 Tổ chức công tác kế toán 30
2.2 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải
thu tại Siêu thị Sài Gòn 37
2.2.1 Kế toán vốn bằng tiền 37
2.2.1.1 Tầm quan trọng và nhiệm vụ của phần hành kế toán vốn bằng tiền 37
2.2.1.2 Kế toán tiền mặt 37
2.2.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng
41
2.2.1.4 Kế toán tiền đang chuyển
45
2.2.2 Kế toán các khoản nợ phải thu
48
2.2.2.1 Kế toán phải thu khách hàng
48
2.2.2.2 Kế toán phải thu nội bộ
51
2.2.2.3 Kế toán phải thu khác
53
2.2.2.4 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
56
CHƯƠNG III : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN PHẢI THU TẠI SIÊU THỊ SÀI GÒN
3.1 Nhận xét về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Siêu thị Sài Gòn

59
3.2 Kiến nghị và giải pháp
62
KẾT LUẬN
64
LỜI MỞ ĐẦU
Trong một doanh nghiệp vấn đề quản lý vốn bằng tiền rất quan trọng, nó
không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh mà còn cho thấy khả năng
kiểm soát cũng như luân chuyển vốn bằng tiền của doanh nghiệp đó vì vốn bằng
tiền là loại vốn lưu động bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có. Việc tổ chức
hạch toán vốn bằng tiền nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ, chính xác về thực
trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền để các nhà quản lý nắm bắt được những thông
tin cần thiết và đưa ra quyết định tối ưu cho kế hoạch thu, chi trong tương lai. Đặc
biệt đối với một doanh nghiệp nhà nước, nhằm tránh những rủi ro, tiêu cực có thể
xảy ra doanh nghiệp đó phải tổ chức hệ thống kiểm soát chặt chẽ tuân thủ đúng
chế độ kế toán, những quy định của pháp luật.
Với một doanh nghiệp thương mại hoạt động chủ yếu là mua bán hàng hóa,
kế toán vốn bằng tiền là phần hành thiết yếu, bên cạnh đó kế toán các khoản nợ
phải thu cũng hết sức cần thiết cho thấy khả năng thu hồi nợ cũng như kiểm soát
nợ phải thu hồi. Quá trình mua bán diễn ra nhiều, dòng tiền vào cũng lớn nên việc
kiểm soát phải hết sức nhạy bén, độ chính xác cao và phải thực hiện đầy đủ công
tác hạch toán, tuân thủ luật kế toán do Nhà nước ban hành đồng thời phải theo dõi
thường xuyên các khoản nợ phải thu tránh tình trạng nợ tồn đọng gây khó khăn
cho hoạt động của doanh nghiệp.
Qua những lý do trên, em đã chọn đề tài "Kế toán vốn bằng tiền và các
khoản phải thu" để làm báo cáo thực tập tại Siêu thị Sài Gòn.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN PHẢI THU
1.1 Kế toán vốn bằng tiền

1.1.1 Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền
1.1.1.1 Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp bao
gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản
tiền đang chuyển. Vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của
doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí.
1.1.1.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt
Nam(VND).
Doanh nghiệp có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ (phải xin phép), nhưng khi
lập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ
giá giao dịch. Đồng thời phải theo dõi cả nguyên tệ của các loại ngoại tệ đó.
Phải mở sổ chi tiết cho từng loại.
Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại
tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng.
1.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Kế toán phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền tại doanh nghiệp, khóa sổ kế
toán tiền mặt cuối mỗi ngày để có số liệu đối chiếu với thủ quỹ.
Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạch
toán vốn bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện kịp thời các
trường hợp chi tiêu lãng phí.
So sánh, đối chiếu kịp thời, thường xuyên số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt, sổ kế
toán tiền mặt với sổ kiểm kê thực tế nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường
hợp sai lệch để kiến nghị các biện pháp xử lý.
Để phản ánh và giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, kế toán phải thực hiện các
nghiệp vụ sau:
Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có, tình hình biến động và sử
dụng tiền mặt, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý tiền mặt.

Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có, tình hình biến động tiền
gửi, tiền đang chuyển, các loại kim khí quý và ngoại tệ, giám sát việc chấp hành
các chế độ quy định về quản lý tiền và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
1.1.2 Kế toán tiền mặt
1.1.2.1 Khái niệm
Tiền mặt của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ vàng bạc, kim
khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt
tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện.
1.1.2.2 Chứng từ hạch toán
Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền tại quỹ:
Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu xuất, Phiếu nhập kho vàng bạc, đá quý, Biên lai
thu tiền, Bảng kê vàng bạc, đá quý, Biên bản kiểm kê quỹ.
Việc thu chi tiền mặt tại quỹ phải có lệnh thu chi. Lệnh thu, chi này phải có
chữ ký của giám đốc (hoặc người có ủy quyền) và kế toán trưởng. Trên cơ sở các
lệnh thu chi kế toán tiến hành lập các phiếu thu-chi. Thủ quỹ sau khi nhận được
phiếu thu - chi sẽ tiến hành thu hoặc chi theo những chứng từ đó.
Sau khi đã thực hiện xong việc thu - chi thủ quỹ ký tên đóng dấu "Đã thu
tiền" hoặc "Đã chi tiền" trên các phiếu đó, đồng thời sử dụng phiếu thu và phiếu
chi đó để ghi vào sổ quỹ tiền mặt kiêm báo cáo quỹ. Cuối ngày thủ quỹ kiểm tra
lại tiền tại quỹ, đối chiếu với báo cáo quỹ rồi nộp báo cáo quỹ và các chứng từ cho
kế toán.
Ngoài phiếu thu, phiếu chi là căn cứ chính để hạch toán vào TK 111 còn cần
các chứng từ gốc có liên quan khác kèm vào phiếu thu hoặc phiếu chi như: Giấy
đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Hóa đơn bán hàng, Biên lai thu
tiền
1.1.2.3 Thủ tục kế toán
Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi hoặc
chứng từ nhập, xuất vàng, bạc, đá quý và có đủ chữ ký của người nhận, người
giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định.
Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi

chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ
tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời
điểm.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ
quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt
và sổ kế toán tiền mặt.
1.1.2.4 Tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111"Tiền mặt" để phản ánh số hiện có và
tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ.
Tài khoản 111 có 3 tiểu khoản cấp 2:
+TK 1111:"Tiền Việt Nam" phản ánh tình hình thu, chi, thừa, thiếu, tồn quỹ
tiền Việt Nam tại doanh nghiệp.
+TK 1112:"Ngoại tệ" phản ánh tình hình thu, chi, thừa, thiếu, điều chỉnh tỷ
giá, tồn quỹ ngoại tệ tại doanh nghiệp quy đổi ra đồng Việt Nam.
+TK 1113:"Vàng bạc, kim khí quý, đá quý" phản ánh giá trị vàng bạc, kim
khí quý, đá quý nhập, xuất thừa, thiếu, tồn quỹ theo giá mua thực tế.
Cơ sở pháp lý để ghi Nợ TK 111 là các phiếu thu còn cơ sở để ghi Có TK 111 là
các phiếu chi.
1.1.2.5 Nguyên tắc hạch toán
- Chỉ phản ánh vào tài khoản số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá
quý thực tế nhập, xuất quỹ.
- Khi tiến hành nhập quỹ, xuất quỹ phải có phiếu thu, chi hoặc chứng từ
nhập, xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý và có đủ chữ ký của người nhận, người
giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ hạch toán.
- Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ và giữ sổ quỹ, ghi chép theo
trình tự phát sinh các khoản thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá
quý tính ra số tiền tồn quỹ ở mọi thời điểm. Riêng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
nhận ký cược phải theo dõi trên một sổ hoặc trên một phần sổ.
1.1.2.6 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1.1.2.6.1 Hạch toán các khoản phải thu, chi bằng tiền Việt Nam

- Các nghiệp vụ ghi tăng:
Nợ TK 111 (1111) : Số tiền nhập quỹ
Có TK 112 : Số tiền rút ra từ ngân hàng.
Có TK 121, 128, 221, 222, 144, 244 : Thu hồi các khoản vốn đầu tư
ngắn hạn…
Có TK 131, 136, 138, 141 : Thu hồi các khoản tạm ứng, các khoản
nợ phải thu.
Có TK 338 (3381) : Tiền thừa tại quỹ chưa xác định được nguyên
nhân.
Có TK 511 : Thu tiền bán hàng hóa, dịch vụ.
Có TK 515 : Thu tiền từ hoạt động tài chính.
Có TK 711 : Thu nhập khác.
Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
- Các nghiệp vụ ghi giảm:
Nợ TK 112 : Gửi tiền vào ngân hàng.
Nợ TK 121, 221 : Xuất quỹ mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
Nợ TK 144, 244 : Xuất tiền để ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn.
Nợ TK 211, 213 : Xuất tiền mua tài sản cố định đưa vào sử dụng.
Nợ TK 241 : Xuất tiền cho công tác xây dựng cơ bản dở dang.
Nợ TK 152, 153, 156 : Xuất tiền mua vật tư hàng hóa để nhập kho.
Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Nợ TK 311, 315 : Thanh toán các khoản vay ngắn hạn, dài hạn.
Nợ TK 331 : Thanh toán cho người bán.
Nợ TK 333 : Thanh toán các khoản phải nộp Nhà nước.
Nợ TK 334 : Thanh toán các khoản phải trả cho người lao động.
Có TK 111 (1111) : Số tiền mặt thực xuất quỹ.
1.1.2.6.2 Hạch toán các khoản thu, chi ngoại tệ
- Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam về nguyên tắc
doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

do NHNN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (Gọi tắt là tỷ giá giao
dịch ) để ghi sổ kế toán.
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT.
- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán
theo tỷ giá thực tế mua, bán.
¤ Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác thu tiền bằng ngoại tệ nhập
quỹ, kế toán quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái ngày giao
dịch , tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, ghi :
Nợ TK 111 (1112) : Tiền mặt ( Theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân
hàng).
Có TK 511, 711 : Doanh thu bán hàng (Tỷ giá GD bình quân liên
NH).
Có TK 3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 007 Ngoại tệ các loại.
¤ Khi thanh toán Nợ phải thu bằng ngoại tệ, nhập quỹ tiền mặt
+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 111 (1112) : Tiền mặt ( Theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân
hàng).
Có TK 131, 136, 138 : (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán).
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá
giao dịch bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi
trên sổ kế toán TK 131).
+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải trả (tỷ giá
GD bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản phải
thu ) thì số chênh lệch được ghi :
Nợ TK 111 (1112) : Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (tỷ giá BQLNH).
Nợ TK 635 : Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái).
Có TK 131, 136, 138 : (tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán).

Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 007 Ngoại tệ các loại.
¤ Khi xuất quỹ ngoại tệ để mua tài sản, vật tư, hàng hoá và chi trả các
khoản chi phí bằng ngoại tệ :
+ Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611, 623, 627, 642 : ( Tỷ giá giao dịch,TG
BQLNH).
Có TK 111 (1112) : Tiền mặt (Tỷ giá ghi trên sổ TK 1112 ).
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá
giao dịch bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi
trên sổ kế toán).
+ Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 111 (1112) : Tỷ giá giao dịch.
Nợ TK 635 : Chi phí tài chính (số lỗ tỷ giá).
Có TK 111 (1112) : Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán.
Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 007 Ngoại tệ các loại.
Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư tiền mặt có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao
dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
+Trường hợp có lãi (tỷ giá hối đoái tăng) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 111 : Tiền mặt (1112)
Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá (4131, 4132)
+Trường hợp bị lỗ (tỷ giá hối đoái giảm) thì số chênh lệch tỷ giá ghi:
Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá (4131, 4132)
Có TK 111 : Tiền mặt (1112)
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại số dư cuối năm là tiền mặt có
gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí
hoặc thu nhập mà để số dư trên Báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược
lại để xóa số dư.
1.1.2.6.3 Kế toán nhập xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- Các nghiệp vụ ghi tăng :
Nợ TK 111 (1113) : Giá thực tế tăng.

Có TK 111 (1111) : Số tiền chi mua thực tế.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng.
Có TK 138, 144 : Thu hồi các khoản cho vay, khoản thế chấp, ký
quỹ, ký cược.
- Các nghiệp vụ ghi giảm theo bút toán ngược lại.
1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.1.3.1 Khái niệm
Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, Kho bạc, công ty tài
chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt.Lãi từ khoản tiền gửi ngân
hàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3.2 Chứng từ hạch toán
Chứng từ sử dụng để hạch toán các khoản tiền gửi:Giấy báo Nợ, giấy báo Có,
Bản sao kê ( Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu…), Sổ phụ ngân hàng.
1.1.3.3 Thủ tục kế toán
Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối
chiếu với chứng từ gốc kèm theo và phải thông báo với ngân hàng để xác minh và
xử lý kịp thời nếu có chênh lệch xảy ra.
Theo dõi chi tiết số tiền gửi cho từng tài khoản ngân để thuận tiện đối chiếu và
kiểm tra.
1.1.3.4 Tài khoản sử dụng
Để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi tại Kho
bạc Nhà nước hay công ty tài chính kế toán sử dụng tài khoản 112 "Tiền gửi ngân
hàng".Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:
 TK 1121:"Tiền Việt Nam" phản ánh các khoản tiền Việt nam
đang gửi tại ngân hàng.
 TK 1122:"Ngoại tệ" phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại
ngân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam.
 TK 1123:"Vàng bạc, kim khí quý, đá quý" phản ánh giá trị vàng
bạc, kim khí quý, đá quý gửi tại ngân hàng.
Cơ sở pháp lý để ghi Nợ TK 112 là Ủy nhiệm thu và Giấy báo Có còn cơ sở

để ghi Có TK 112 là Ủy nhiệm chi và Giấy báo Nợ.
1.1.3.5 Nguyên tắc hạch toán
Trường hợp gửi tiền vào ngân hàng bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi theo từng ngân hàng để
thuận tiện kiểm tra, đối chiếu.
1.1.3.6 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1.1.3.6.1 Hạch toán các khoản thu, chi tiền gửi ngân hàng bằng tiền
Việt Nam
- Các nghiệp vụ ghi tăng:
Nợ TK 112 (1121) : Tiền gửi ngân hàng.
Có TK 111 : Tiền mặt.
Có TK 131 : Phải thu của khách hàng.
Có TK 144, 244 : Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn và
dài hạn.
Có TK 344, 338 :Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; phải trả khác.
Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh.
Có TK 121 : Đầu tư chứng khoán ngắn hạn ( Giá vốn).
Có TK 136 : Phải thu nội bộ (1368).
Có TK 138 : Phải thu khác (1388).
Có TK 511, 515 : Doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính.
Có TK 711 : Thu nhập khác.
- Các nghiệp vụ ghi giảm:
Nợ TK 111 : Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ.
Nợ TK 144, 244 : Ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn.
Nợ TK 128 : Đầu tư ngắn hạn khác.
Nợ TK 152, 153, 156 : Xuất tiền mua vật tư, hàng hóa nhập kho.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Nợ TK 211, 213 : TSCĐ hữu hình, vô hình.

Nợ TK 221, 222, 228 : Đầu tư tài chính dài hạn.
Nợ TK 241 : XDCB dở dang.
Nợ TK 311, 315, 331, 333, 334, 336, 338, 341, 342 : Thanh toán các
khoản nợ phải trả
Nợ TK 635 : Chi phí hoạt động Tài chính.
Nợ TK 531 : Hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 532 : Giảm giá hàng bán.
Nợ TK 3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Nợ TK 627, 641, 642 : Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 635, 811 : Chi phí hoạt động Tài chính, hoạt động bất thường.
Có TK 112 (1121) : Tiền gửi ngân hàng.
1.1.3.6.2 Hạch toán các khoản thu, chi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại
tệ.
¤ Khi bán hàng thu tiền gửi vào ngân hàng bằng ngoại tệ được quy đổi ra
đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng.
Nợ TK 112 (1122) : Tiền gửi ngân hàng (Tỷ giá giao dịch bình quân liên
NH).
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng (Tỷ giá giao dịch bình quân liên
NH).
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
¤ Khi thu hồi nợ phải thu bằng ngoại tệ
Nợ TK 112 (1122) : Tiền gửi ngân hàng (Tỷ giá giao dịch bình quân liên
NH).
Có TK 131 : Phải thu của khách hàng (Tỷ giá trên sổ kế toán).
Có TK 515 : Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch bình
quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK
131).
Trường hợp tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá trên sổ
kế toán của tài khoản phải thu khách hàng thì số chênh lệch được ghi vào bên Nợ

tài khoản 635 – chi phí tài chính.
Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư ngoại tệ trên TK 112 theo tỷ giá giao dịch
bình quân liên ngân hàng do Ngân hàngNhà nước Việt nam công bố
+ Nếu tỷ tăng thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
Có TK 413 : Chênh lệch Tỷ giá
+ Nếu tỷ giá giảm thì số chênh lệch tỷ giá
Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng.
Xử lý chênh lệch tương tự tiền mặt, để số dư trên Báo cáo tài chính, đầu
năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.
1.1.3.6 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1.1.3.6.3 Kế toán nhập xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- Các nghiệp vụ ghi tăng :
Nợ TK 112 (1123) : Giá thực tế tăng.
Có TK 112 (1121) : Số tiền chi mua thực tế.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng.
Có TK 138, 144 : Thu hồi các khoản cho vay, khoản thế chấp, ký
quỹ, ký cược
- Các nghiệp vụ ghi giảm theo bút toán ngược lại.
1.1.4 Kế toán tiền đang chuyển
1.1.4.1 Khái niệm
Tiền đang chuyển của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đã
nộp vào ngân hàng, Kho bạc nhưng chưa nhận được Giấy báo Có của ngân hàng,
Kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng chưa
nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng.
1.1.4.2 Chứng từ hạch toán
Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán tiền đang chuyển gồm: Phiếu thu,
phiếu chi.
1.1.4.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán tiền đang chuyển hạch toán trên tài khoản 113 "Tiền đang
chuyển".Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp 2 :
TK 1131: "Tiền Việt Nam"
TK 1132: "Ngoại tệ"
1.1.4.4 Nguyên tắc hạch toán
Kế toán phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng,
Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện chuyển trả cho các đơn vị khác nhưng chưa
nhận được Giấy báo Nợ, Giấy báo Có hay Bản sao kê của ngân hàng.
Tiền đang chuyển xảy ra trong các trường hợp cụ thể sau:
-Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng.
-Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác.
-Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước…
1.1.4.5 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1.1.4.5.1 Hạch toán các nghiệp vụ thu, chi tiền đang chuyển bằng
tiền Việt Nam
- Các nghiệp vụ ghi tăng : gửi tiền vào ngân hàng nhưng chưa nhận giấy báo
Có; chuyển tiền mặt qua bưu điện hoặc chuyển từ ngân hàng thanh toán nợ phải
trả nhưng chủ nợ chưa nhận được tiền; thu tiền bán hàng, thu hoạt động tài chính,
thu tiền nợ hoặc tiền ứng trước của khách hàng nhưng doanh nghiệp chưa nhận
được tiền.
Nợ TK 113 (1131) : Tiền đang chuyển.
Có TK 111, 112 : Số tiền đã gửi.
Có TK 511, 512 : Doanh thu bán hàng và bán hàng nội bộ.
Có TK 515, 711 : Doanh thu tài chính, thu nhập khác.
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
- Các nghiệp vụ ghi giảm: ngân hàng gửi giấy báo
Có hoặc doanh nghiệp đã nhận được tiền từ bưu điện; ngân hàng báo Nợ về các
khoản tiền đã chuyển để thanh toán các khoản nợ hoặc khi chủ nợ đã nhận được
tiền từ bưu điện.
Nợ TK 112 (1121) : Tiền gửi ngân hàng.

Nợ TK 311, 315, 331 : Trả các khoản nợ vay, trả nợ người bán.
Nợ TK 341, 342 : Trả vay dài hạn, nợ dài hạn.
Nợ TK 3331 : Thuế GTTT phải nộp.
Có TK 113 (1131) : Tiền đang chuyển.
1.1.4.5.2 Hạch toán các nghiệp vụ thu, chi tiền đang chuyển bằng
ngoại tệ.
- Trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng
bằng séc, doanh nghiệp đã nộp séc vào ngân hàng nhưng chưa nhận giấy báo Có
Nợ TK 113 (1132) : Tiền đang chuyển.
Có TK 131 : Phải thu khách hàng.
Có TK 515 : Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch bình
quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK
131).
Trường hợp tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá trên sổ
kế toán của tài khoản phải thu khách hàng thì số chênh lệch được ghi vào bên Nợ
tài khoản 635 – chi phí tài chính.
- Thu nợ khác bằng séc nộp ngân hàng nhưng chưa
nhận giấy báo Có
Nợ TK 113 (1132) : Tiền đang chuyển.
Có TK 138 : Phải thu khác.
Có TK 515 : Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch bình
quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK
131).
Trường hợp tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá trên sổ
kế toán của tài khoản phải thu khách hàng thì số chênh lệch được ghi vào bên Nợ
tài khoản 635 – chi phí tài chính.
Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư ngoại tệ trên TK 112 theo tỷ giá giao dịch
bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố.
+ Nếu tỷ tăng thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng

Có TK 413 : Chênh lệch Tỷ giá
+ Nếu tỷ giá giảm thì số chênh lệch tỷ giá
Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
Có TK 112 : Tiền gửi Ngân hàng
Xử lý tương tự tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, để số dư trên Báo cáo tài
chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xóa số dư.
1.2 Kế toán các khoản phải thu
1.2.1 Tổng quan về kế toán các khoản nợ phải thu
1.2.1.1 Khái niệm
Các khoản phải thu là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hoá, vật tư và các
khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp.
1.2.1.2 Nguyên tắc hạch toán
- Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng
đối tượng phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanh toán.
- Kế toán phải theo dõi từng khoản nợ và thường
xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ
dây dưa.
1.2.1.3 Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thu
- Tiến hành ghi chép chính xác, kịp thời các khoản
thu ngay khi phát sinh
- Kế toán phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác
nhận bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả
năng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòng.
1.2.2 Kế toán phải thu khách hàng
1.2.2.1 Khái niệm
Khoản phải thu khách hàng là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán.
1.2.2.2 Chứng từ hạch toán
Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng, Phiếu thu, Giấy báo Có

1.2.2.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 131 : Phải thu khách hàng.
TK 131 thuộc nhóm tài khoản lưỡng tính có 2 số dư.
1.2.2.4 Nguyên tắc hạch toán
Kế toán phản ánh các khoản nợ phải thu của khách hàng theo chi tiết từng
khách hàng riêng biệt.
1.2.2.5 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Các nghiệp vụ ghi tăng:
Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng.
Có TK 111, 112 : Các khoản tiền chi hộ cho khách hàng.
Có TK 511, 512 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 515, 711 : Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác.
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
- Các nghiệp vụ ghi giảm:
Nợ TK 111, 112, 113 : Thu nợ khách hàng hoặc khách hàng ứng tiền trước.
Nợ TK 152, 153, 156 : Khách hàng thanh toán bằng vật tư, hàng hóa.
Nợ TK 521, 531 : Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 635 : Chi phí hoạt động tài chính (số chiết khấu thanh toán).
Nợ TK 515, 711 : Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 131 : Phải thu của khách hàng.
Trường hợp nợ khó đòi:
Nợ TK 6426 : Chi phí quản lý doanh nghiệp (chưa lập dự phòng).
Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi (nợ đã lập dự phòng ).
Có TK 131 : Phải thu của khách hàng.
Đồng thời ghi Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý".
Khi thu hồi được khoản nợ đã xử lý xóa sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 : Số tiền thu hồi được.
Có TK 711 : Thu nhập khác.
Có TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý.

1.2.3 Kế toán phải thu nội bộ
1.2.3.1 Khái niệm
Khoản phải thu nội bộ là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với cấp
trên, hoặc các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc hoặc các đơn vị khác trong một doanh
nghiệp độc lập.
1.2.3.2 Chứng từ sử dụng
Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn thuế GTGT
1.2.3.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 136 "Phải thu nội bộ" có 2 tài khoản cấp 2 :
- Tài khoản 1361 "Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực
thuộc".
- Tài khoản 1368 "Phải thu nội bộ khác".
1.2.3.4 Nguyên tắc hạch toán
- Phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ
thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ.
- Cuối niên độ, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu và
xác nhận số phát sinh, , số dư tài khoản "Phải thu nội bộ" và "Phải trả nội bộ" với
các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán.
1.2.3.5 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Cấp hoặc giao vốn kinh doanh cho đơn vị cấp dưới bằng tiền :
Nợ TK 1361 : Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
Có TK 111, 112 : Số tiền cấp trên cấp hoặc giao cho đơn vị cấp dưới.
- Khi đơn vị cấp trên cấp kinh phí sự nghiệp cho đơn
vị cấp dưới :
Nợ TK 1368 : Phải thu nội bộ khác.
Có TK 111, 112 : Số tiền cấp cho đơn vị cấp dưới.
- Tổng hợp và duyệt quyết toán cho cấp dưới về các
khoản chi sự nghiệp, đơn vị cấp trên ghi :
Nợ TK 161 : Chi sự nghiệp.
Có TK 1368 : Phải thu nội bộ khác.

- Khi nhận được tiền do đơn vị cấp dưới nộp hoặc
chi trả :
Nợ TK 111, 112 : Số tiền nhận được.
Có TK 1368 : Phải thu nội bộ khác.
1.2.4 Kế toán phải thu khác
1.2.4.1 Khái niệm
Phải thu khác là các khoản phải thu ngoài phạm vi phải thu của khách hàng
và phải thu nội bộ.
1.2.4.2 Chứng từ hạch toán
Phiếu thu, phiếu chi, biên bản kiểm kê quỹ, giấy báo Nợ, giấy báo Có
1.2.4.3 Nguyên tắc hạch toán
- Giá trị tài sản thiếu được phát hiện.
- Các khoản tiền chuyển cho đơn vị nhận ủy thác
xuất, nhập khẩu nộp hộ để mua hàng hộ hoặc nộp hộ các loại thuế.
1.2.4.4 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 138 "Phải thu khác" có 3 tài khoản cấp 2 :
 Tài khoản 1381 : Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý.
 Tài khoản 1385 : Phải thu về cổ phần hóa.
 Tài khoản 1388 : Các khoản phải thu khác.
1.2.4.5 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Kiểm kê tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử
lý.
Nợ TK 1381 : Số tiền phải thu về bồi thường.
Có TK 111, 112 : Số tiền thiếu.
Có TK 152, 153, 155, 156 : Tài sản thiếu là vật tư, hàng hóa
- Khi có biên bản xử lý của của cấp có thẩm quyền
đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý :
Nợ TK 334 : Số bồi thường trừ vào lương.
Nợ TK 632 : Số thiếu đưa vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Nợ TK 642 : Số thiếu đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Có TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý.
- Khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác :
Nợ TK 111, 112 : Số tiền thu được.
Có TK 1388 : Số tiền, trị giá tài sản thu về.
1.2.5 Kế toán thuế được khấu trừ
1.2.5.1 Khái niệm
Thuế GTGT là loại thuế đánh trên giá trị gia tăng của hàng hóa tiêu thụ. Loại
thuế này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.
1.2.5.2 Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT, Tờ khai thuế GTGT.
1.2.5.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 133 "Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ". Tài khoản này chỉ sử
dụng cho những đối tượng khấu trừ thuế, thuộc nhóm tài khoản phải thu.
1.2.5.4 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Các nghiệp vụ ghi tăng :
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Nợ TK 152, 153, 156, 211 : Mua vật tư, hàng hóa,TSCĐ
Có TK 111, 112 : Số tiền phải thanh toán.
- Các nghiệp vụ ghi giảm :
Nợ TK 33311 : Thuế GTGT phải nộp.
Nợ TK 111, 112 : Số tiền nhận về.
Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN PHẢI THU TẠI SIÊU THỊ SÀI
GÒN
2.1 Giới thiệu khái quát về Siêu thị Sài Gòn
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Siêu thị Sài Gòn
Tên chính thức : Siêu thị Sài Gòn

Tên giao dịch : Chi nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn - Satra -
Siêu thị Sài Gòn
Trụ sở đặt tại : 34 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08.38627298-08.38633054.
Fax : 8633057
Logo :
GPKD số: 3/2975 Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM, cấp ngày 15/05/2000.
Mã số thuế : 0300100037004
Tài khoản số : 1701201003611, tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Trường Sơn.
Website :
Email :
SATR
A

×