Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

báo cáo thực tập phát triển cộng đồng về vấn đề giải quyết việc nghèo đói tại xã nhi sơn huyện mường lát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.8 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xu thế toàn cầu quốc tế hóa để trở thành
thành viên thứ 15 của WTO.
Nhưng tình hình chính trị trong những năm gần gây đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của nước ta, làmcho nước ta gặp nhiều
khó khăn, khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng đến quốc gia và các địa phương.
Một trong những hiệu quả đó là tình trạng thất nghiệp, nghèo đói có chiều
hướng gia tăng ở nước ta.
Vì nước ta là một nước sản xuất nông nghiệp với phần đông người dân gắn
bó với ruộng đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vậy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại kéo theo quá trình đô thị hóa, nhưng phần
đông người dân lại không có học vấn cao, không thể nhanh chóng tìm ra được
công việc ổn định cho cuộc sống của bản thân gia đình nên dẫn đến thất nghiệp
và nghèo đói.
Nạn thất nghiệp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu
cực xã hội, gây bất bình đẳng trong xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội như: Trộm
cắp, cướp giật, buôn lậu
Vậy để đáp ứng được nhu cầu của người dân trong toàn xã hội, ngành công
tác xã hội đã ra đời tại Việt Nam và đã đưa vào giảng dạy trong các trường đại
học và cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc, đặc biệt là trường Học
viện thanh thiếu niên Việt Nam đã đào tạo thành công một khóa học công tác xã
hội, hiện giờ đã đưa du nhập vào một số cộng đồng đang nghèo nàn, chưa phát
triển nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để vượt lên chính bản
thân mình, hòa nhập với cộng đồng để đưa cộng đồng từ một cộng đồng yếu
kém vươn lên một cộng đồng phát triển.
Vì vậy vấn đề giải quyết việc nghèo đói luôn là vấn đề quan trọng của nước ta
trong quá trình hiện nay, chúng ta cần chung tay để giúp những cộng đồng còn
nghèo nàn để phát triển theo chiều hướng của đất nước, mới xóa đi những đói
nghèo và đang hiển hiện trong cuộc sống của người Việt Nam ta hiện nay.


Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
1
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
I. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG
1. Vị trí địa lí và các tiềm năng về cộng đồng
Mường lát là một huyện nằm phía tây của tỉnh Thanh Hóa, huyện
đượcthành lập vào ngày 18/11/1996 UBND huyện Mường Lát được xây dựng
tại Khu II – thị trấn Mường Lát. Trong những năm qua với cương vị là bộ máy
quản lý hành chính về tất cả các hoạt động trên địa bàn huyện, các phòng ban
trong UBND huyện luôn có sự phối hợp chặt chẽ vận hành nhịp nhàng để giải
quyết mọi việc đúng theo pháp luật của nhà nước và hợp lòng với nhân dân.
Hiện nay huyện Mường Lát gồm có: 01 thị trấn và 8 xã dưới sự lãnh đạo
của HĐND – UBND huyện.
Xã Nhi Sơn là một xã nằm ở phía đông của huyện Mường Lát
Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.876, 3 ha. Về gianh giới cách trung tâm
thành phố Thanh Hóa 270 Km về phía tây, cách trung tâm thị trấn 30km về phía
đông.
- Phía đông giáp xã Trung Lý
- Phía tây giáp xã Pù Nhi
- Phía Nam giáp Lào
- Phía bác giáp xã Tam Chung
Vị trí địa lí của xã Nhi Sơn nằm trải dọc theo tuyến tỉnh lộ 520 nên thuận
lợi về đường giao thông, có nguồn lao động dồi dào, diện tích tự nhiên lớn thuận
lợi cho việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, trang trại và nông
lâm kết hợp.
Xã Nhi Sơn là một xã biên giới nghèo được hưởng các chế độ chính sách
của nhà nước như: Hỗ trợ gạo, nhà ở, giống ngô, trâu bò
Hiện nay Xã Nhi Sơn gồm 06 bản đó là: Bản Kéo Té, Kéo Hượn, Bản
Chim, bản Pá hộc, bản Cặt, bản Lốc Há.
Cộng đồng bản Kéo Té - Xã Nhi Sơn cách trung tâm UBND xã 4km nằm

trong sự quản lý của HĐND – UBND xã và Hợp tác xã thống nhất của xã.
Về vị trí của bản Kéo té không thuộc trung tâm xã nên không thuận lợi
trong các ngành dịch vụ, nhưng lại thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp,
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
2
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
chăn nuôi, đất sản xuất của người dân đa số gần khu vực sinh sống nên rất thuận
lợi cho việc chăm sóc cây lúa, nhưng người dân ở đây hầu hết là làm nương rấy
vì không có đất nên một số hộ gia đình còn chưa đủ ăn.
Theo thống kê của địa phương trong năm 2011 số người trong độ tuổi
lao động thực tại tại đia phương là 100 người, con em trong độ tuổi lao động
đang tham gia học tập tại các trường trung cấp, cao đẳng, làm việc tại các công
ty thuộc các thành phố lân cận.
Nhưng con số 100 lao động trên 1 xóm cũng là một tiềm năng lớn về lao
động của địa phương, trong tổng số 100 lao động của địa phương số nam giới là:
40 người, lao động nữ là 60 người.
Trong địa bàn xã không có doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nên không tạo
được công ăn việc làm cho người dân ở địa phương.
2. Các yếu tố về dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường, các hoạt động
kinh tế văn hóa
Trong toàn xã tính đến nay có 2387 nhân khẩu và 464 hộ gia đình, xã có
6 đơn vị thôn gồm 5 dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Mông và các dân tộc
khác như: Kinh, Mường, Thái, Dao sinh sống. Trong đó
+ Dân tộc Mông: 2339 người chiếm 98%
+ Dân tộc khác: 48 người chiếm 2%
Số hộ nghèo trong toàn xã là 299 hộ chiếm 63%, số hộ trung bình là 172
hộ chiếm 37%, số hộ giàu: 0 hộ
Lao động toàn xã có 1089 lao động chiếm 46% trong đó lao động Nam
là 670 chiếm 62%, lao động nữ 419 lao động chiếm 38%.
Hiện nay trong toàn xã có 01 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1

trường THCS, 1 trạm y tế trong đó trường mầm non tổng là 22 phòng với tổng
số 238 cháu, 15 giáo viên; Trường tiểu học tổng 19 phòng với tổng số 329 học
sinh, 26 giáo viên; trường THCS tổng 05 phòng với tổng số 190 học sinh, 20
giáo viên.
Tạo điều kiện đủ để trẻ em đúng độ tuổi đều được đến trường học.
Trong lĩnh vực y tế địa phương
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
3
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Mọi người dân đều có quyền tham gia BHYT và mọi người dân trong
bản Kéo Té được tham gia sinh hoạt chăm sóc y tế tại trung tâm y tế của địa
phương, mạng lưới y tế thôn bản đều hưởng một chế độ khám chữa bệnh, cấp
phát thuốc BHYT đầy đủ, bên cạnh đó chính quyền địa phương luôn phối hợp
chặt chẽ với các y, bác sĩ tại trung tâm y tế để kiểm tra cho mọi người dân.
Trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em.
Người dân được tuyên truyền các chính sách chủ trương về y tế, được
tuyên truyền về vận động từ ban dân số KHHGĐ và trẻ em. Đảm bảo cho các
đối tượng đủ độ tuổi nhận thức thấy về chiến lược dân số KHHGĐ, được tham
gia vào các cuộc trao đổi với các y sĩ, bác sĩ của địa phương về vấn đề giới tính,
cách tránh thai có hiệu quả. Như bên cạnh đó còn một số vấn đề đang tồn tại như
lấy chồng sớm, yêu đương quá sớm, nên dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của vị
thành niên chưa đủ tuổi.
Trẻ em trong độ tuổi từ 0-72 tháng được cấp thẻ chữa bệnh miễn phí
100%.
Trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Người dân trong toàn xã được tuyên truyền biết đến các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các nhiệm vụ kinh tế chính trị của
đia phương, bằng hình thức qua các cuộc họp dân tại các bản và qua các buổi tập
huấn. Vì hiện tại ở trung tâm xã chưa có hệ thống loa phát than nên chưa thể
tuyên truyền bằng loa phát thanh được.

Người dân trong toàn xã thường được truyền thông để thay đổi thói quen
về vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Tuy nhiên người dân bản Kéo Té đa số là người không có học vấn cao
nên về việc vệ sinh và chăm sóc sức khỏe còn hạn chế và đó là một khó khăn
của cộng đồng.
Trong lĩnh vực giáo dục hiện nay trong toàn xã có 01 trường mầm non, 1
trường tiểu học, 1 trường THCS đảm bảo chất lượng và đầy đủ phòng học để
toàn bộ trẻ em đều được tới trường học.
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
4
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Bên cạnh đó trường THCS còn có ký túc xá cho học sinh, trong quá trình
học tập hạn chế việc đi muộn và nghỉ học không có lí do, thực hiện phổ cập giáo
dục đúng độ tuổi.
Công tác khuyến học luôn được quan tâm và chú trọng, động viên kịp
thời để các em học sinh, sinh viên có thành tích cao trong học tập và các em học
sinh, sinh viên trong hoàn cảnh khó khăn vượt qua để học tập tốt dù bất cứ hoàn
cảnh nào cũng phải đặt việc học tập lên hàng đầu.
Trong lĩnh vực kinh tế người dân trong các bản chủ yếu làm nghề nông
quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Năm 2011 thời tiết đầu vụ khá thuận lợi nên cây lúa phát triển rất tốt,
nhưng đến giữa vụ do hạn hán nên chuột cắn hết lúa làm cho một số bản như:
Bản Chim, Kéo Té, Kéo Hượn thu hoạch năng suất không được cao như mọi
năm. Vậy trong năm 2012 phần đông các hộ gia đình không đủ lương thực ăn
đến vụ tiếp theo, vì trong những bản này không có ruộng để làm nên hoàn cảnh
của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: Trên địa bàn xã Nhi sơn chưa có
một hộ gia đình nào chăn nuôi hiệu quả nên người dân trong cộng đồng rất sợ
khi góp hết vốn để chăn nuôi rồi lỡ không may lại chết hết thì lấy gì mà sống.
Vậy nên người dân chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, không có hộ gia đình nào nuôi

trồng thủy sản, chỉ mong trồng cây lúa để đủ ăn là vui lắm rồi.
Bên cạnh đó tại bản Kéo té người dân không có học vấn cao, không có
kỹ thuật cao, chi chăn nuôi lẻ tẻ, người dân không có mạnh dạn để đầu tư nên
cuộc sống của họ không thể thoát khỏi tình trạng vẫn diễn ra bao nhiêu năm nay
và đây cũng chính là lý do khiến cuộc sống của họ ngày càng tụt hậu.
Về mặt địa lí: Xã Nhi Sơn là một xã có vị trí thuận lợi, có đường giao
thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, điều kiện tự nhiên khá tốt, con người khỏe
mạnh, đội ngũ cán bộ xã tâm huyết với người dân trong cộng đồng, địa bàn xã
Nhi Sơn là một khu vực ít khi xảy ra lũ lụt, tuyến đường giao thông thuận lợi do
UBND xã thường xuyên kiểm tra nhắc nhở và lập biên bản các hộ dân thiếu ý
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
5
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
thức lấn chiếm lòng lề đường cản trở đường giao thông. Bên cạnh đó chỉ đạo
người dân tập trung nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy của sông, suối
3. Nhu cầu của cộng đồng và các vấn đề của cộng đồng
Nhu cầu cấp thiết hiện nay của người dân trên địa bàn xã Nhi Sơn là các
phương thức sản xuất mới, được học kỹ thuật nuôi trồng cây đạt hiệu quả cao,
có mương nước cho dân làm ruộng
Vấn đề cộng đồng, người dân không có việc làm thêm để kiếm thu nhập
nên kinh tế rất hạn hẹp, lao động việc làm chưa du nhập với các ngành dịch vụ
như: Rèn, gia công quần áo, xay xát gạo
Bên cạnh đó còn có rất nhiều gia đình nghèo như: Chồng con đi tù,
chồng vợ bị nghiện dẫn đến kinh tế gia đình không đáp ứng được cho gia đình.
Do thiếu lao động bên cạnh đó lại đông người ăn dẫn đến thu nhập thấp
do thiếu vốn sản xuất.
Giải pháp đặt ra cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công
tác trồng rừng, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo, thực hiện công tác nuôi trồng thủy sản, đề cao trách nhiệm của các ban
ngành đối với công tác trồng rừng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện phát

triển kinh tế địa phương, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia về
công tác nuôi trồng thủy sản, thực hiện công tác xã hội hóa, các hoạt động trồng
cây ăn quả, cây có năng suất cao để huy động các nguồn lực của cư dân, cộng
đồng, nhà nước, doanh nghiệp cho cuộc sống của người dân đổi mới. Tiếp tục
ưu tiên nguồn lực để cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất đối với khu vực
khó khăn của các bản có hộ nghèo cao.
Các giải pháp cho các người dân được trồng cây:
- Cần tập huấn kỹ thuật trồng cây và cách trồng, cách chăm sóc
- Cần chọn những loại cây giống tốt, cây có năng suất cao
Đây chính là những giải pháp giúp cho người dân thoát khỏi cảnh nghèo
đói tự tạo cho mình một công việc có thu nhập cao.
4. Các tổ chức trong cộng đồng và mối quan hệ giữa các tổ chức cũng
như việc thực hiện các chức năng của nó trong cộng đồng (tổ chức chính quyền,
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
6
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
đoàn thể và các tổ chức dịch vụ tại cộng đồng, trình độ dân trí, giáo dục, chăm
sóc y tế của người dân)
Tổ chức chính trị xã hội gồm: Ban công tác mặt trận khu dân cư trong đó
gồm có:
+ Chi hội Nông dân
+ Chi hội phụ nữ
+ Chi đoàn thanh niên
+ Chi hội CCB
+ Chi hội NCT
+ Ban công tác mặt trận khu dân cư là khối đại đoàn kết toàn dân tập hợp
đông đảo quần chúng nhân dân để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
có chức năng giám sát nhiệm vụ của nhà nước, các cán bộ công chức nhà nước
tham gia xây dựng chính quyền, thực hiện vận động toàn dân đoàn kết khu dân
cư.

Hội nông dân tập hợp đông đảo các tầng lớp nông dân phát triển kinh tế
nông nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa
phương nơi đang sinh sống.
+ Chi hội phụ nữ: Tập hợp đông đảo chị em phụ nữ trong địa phương
thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương xây dựng hội vững mạnh, vận động
hội viên trong hội phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam,
anh hùng bất khuất, trung hâu, đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà, nuôi con
khỏe, dạy con ngoan. bên cạnh đó cũng tuyên truyền cho con em trong gia đình
lối sống lành mạnh.
+ Chi hội CCB: Tập hợp đông đảo CCB giúp nhau phát triển kinh tế, xóa
đói, giảm nghèo, phát huy truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ xây dựng hội vững
mạnh và tuyên truyền yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà
nước.
Chi đoàn thanh niên tập hợp mọi thanh niên tham gia các hoạt động
đoàn, hội, đội thực hiện các phong trào 5 xung kích, 4 đồng hành tham gia
các hoạt động bổ ích để hướng cho thanh niên lối sống lành mạnh có văn hóa
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
7
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
luôn tin tưởng vào sự rìu dắt của Đảng, đoàn, hội, đội. Các tổ chức đều phối hợp
với nhau để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Bên cạnh đó chi hội NCT là nơi tập hợp các cụ để giúp nhau có cuộc
sống khỏe mạnh, truyền cho nhau kinh nghiệm gia đình kết hợp luôn đính
hướng cho con cháu của mình một con đường đúng đắn.
Theo thống kê của chính quyền địa phương trong 218 người dân sinh
sống và sinh hoạt tại bản Kéo Té có 5 con em đang theo học tại THPT Mường
Lát, có 01 em đang học tại trường cao đẳng kinh tế quốc dân Hà Nội, có 40 em
đang học tại trường mầm non, tiểu học, THCS của xã nhà, có 18 em chưa có
hiện tại không có điều kiện đi học, có 54 người đang tham gia làm việc tại các
khu công nghiệp của các thành phố lớn.

Trong 100 người còn lại có 10 người cao tuổi, 90 người trong độ tuổi lao
động, theo kết quả điều tra đa số người dân trong độ tuổi lao động có trình độ
thấp, số người tham gia học hết cấp II rất ít, tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều
người mù chữ.
Theo thống kê của chính quyền địa phương thì đa số người dân có trình
độ văn hóa không cao, rất ít người tự tạo ra cho mình một công việc ổn đinh.
Bản Kéo té chưa có các dịch vụ tại cộng đồng lớn, mọi trao đổi, buôn
bán lớn người dân thường tới các địa bàn xã khác trong huyện để trao đổi buôn
bán, trong bản chỉ có một số gia đình kinh doanh nhỏ, bán hàng tạp hóa nhỏ.
Các trường học đều tập trung trong toàn xã không có trường nào đặt tại bản, tuy
nhiên con em trong toàn xã đều được tham gia học tập như nhau, đầy đủ mọi cơ
sở để phục vụ học tập để sinh hoạt cho các em.
Chăm sóc y tế của người dân: Mọi người dân đều được chăm sóc tại
trung tâm y tế của xã.
Trung tâm y tế có 1 bác sĩ, 3 y sĩ, bên cạnh đó còn có các y tế bản để
phục vụ cho người dân, người dân trong toàn bản và cũng như trong toàn xã
được hưởng đầy đủ, ưu tiên theo quy định của nhà nước như: Miễn giảm học phí
cho con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo, cấp thuốc khám
chữa bệnh miễn phí cho những người có BHYT. Nói chung tại xã Nhi Sơn các
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
8
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
lĩnh vực và y tế được chính quyền địa phương rất quan tâm và thường xuyên
kiểm tra đảm bảo cho người dân được hưởng mọi quyền lợi.
5. Các dự án phát triển cộng đồng đã được thực hiện tại địa phương
Dự án thực hiện công tác giảm nghèo đến 2015.
Thực hiện nghị quyết số: 17/NQ – TW ngày 21/9/2010 về công tác giảm
nghèo đến năm 2015 và chủ trương chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, BTV
huyện ủy. Căn cứ về việc tổ chức điều tra hộ nghèo trên địa bàn huyện, UBND
huyện xây dựng đề án để phát triển các chính sách xã hội giai đoạn 2011 –

2015.
Tăng cường phát triển kinh tế để cho người dân chăn nuôi, trồng trọt để
đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo một cách bền vững trên địa bàn, hạn chế đói nghèo
tự lực vượt nghèo, thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với kinh
tế cơ cấu giải quyết việc làm cho lao động được ưu tiên nguồn lực để cải thiện
cơ sở hạ tầng và các điều kiện phục vụ phát triển sản xuất cho các địa bàn khó
khăn và có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Giảm nghèo là một chương trình mang tính tổng hợp cùng với việc triển
khai thực hiện tốt chương trình quốc gia theo quyết định số: 20/ 2011/QĐ – TTg
ngày 2/9/2011 của thủ tướng chính phủ phải lồng ghép thực hiện đồng bộ các
chương trình phát triển KT – XH đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo,
trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc phối hợp
công tác giảm nghèo, công khai, minh bạch, khách quan trong việc rà soát, xác
định thực trạng nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo.
Tập trung các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động để tăng
thêm thu nhập.
Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, tập trung
đẩy mạnh sản xuất trên địa bàn toàn huyện, phát triển ngành nghề truyền thống.
Được vay vốn, đầu tư cho sản xuất phát triển kinh tế
Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nhà dột nát cho người dân
Hỗ trợ cây trồng cho người dân nghèo
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
9
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Hỗ trợ giống ngô, trâu bò, cho người nghèo
Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh cho các gia đình khó khăn
Còn rất nhiều dự án được thực hiện tại cộng đồng, dù là dự án lớn hay
nhỏ cũng đều nhằm mục đích phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người
dân, kiên cố hóa cơ sở hạ tầng, làm cho cuộc sống của người dân no ấm, ổn định

và làm cho kinh tế địa phương phát triển vững mạnh. Bên cạnh đó còn có rất
nhiều các dự án, chính sách khác liên quan đến sức khỏe cộng đồng như các
chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng tiêm phòng, khám bệnh miễn phí
cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi, chương trình chăm sóc sức khỏe học đường.
II. DỰ ÁN
1. Các thông tin về dự án
Dự án trồng rừng cải thiện đời sống, giảm nghèo cho người dân
Đơn vị tài trợ:
1. Hạt kiểm lâm
2. Đồn biên phòng 493
* Đơn vị thực hiện: Ban khuyến lâm viên xã, các bản trong địa bàn xã
Nhi Sơn.
Loại hình và mục đích của dự án:
Cung cấp giống cây cho nhân dân trồng, cải thiện đời sống, tạo việc làm
cho người dân.
Thời gian thực hiện dự án: 02 năm kể từ ngày bắt đầu thực hiện
Tiến độ thực hiện dự án tại thời điểm sinh viên thực tập.
Hiện tại đã cung cấp được giống cây cho 2 bản trồng được diện tích như
sau:
+ Bản Kéo té: 50ha
+ Bản Kéo Hượn: 50ha
Giờ bắt đầu cung cấp cho các bản còn lại, tổng kinh phí dự án là
1.060.500.000 đồng.
Theo nguồn kinh phí của dự án đều do 2 BQL dự án 147 tài trợ.
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
10
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Lãnh đạo địa phương chỉ đạo BQL dự án tiếp tục tiến độ làm việc để
hoàn thành dự án trong thời gian 2 năm, dự án đảm bảo cho người dân cải thiện
đời sống.

Các tổ chức tại cộng đồng phối hợp thực hiện dự án, UBND phối hợp
cùng với BQL dự án, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra tiến độ, chất lượng của dự án.
UBND quan sát sự lãnh đạo của đảng ủy, chi đạo các địa phương làm
công tác dân vận tuyên truyền đến mọi người dân các thông tin về dự án.
Chi Hội nông dân bản tích cực tham gia vào các hoạt động nằm trong kế
hoạch của dự án.
Chi hội CCB thực hiện chỉ đạo của UBND làm công tác dân vận, tuyên
truyền người dân trong toàn bản hiểu lợi ích của dự án trồng rừng, vận động cho
mọi người dân, mỗi hộ gia đình phải chăm sóc như thế nào ch ccây sống tốt
Chi hội phụ nữ bản tập hợp tuyên truyền vận động chị em phụ nữ biết và
hiểu được mục đích của dự án để họ nhiệt tình giúp đỡ các cán bộ thực hiện dự
án, thực hiện việc chăm sóc cho cây trồng.
Chi đoàn thanh niên bản tích cực trong các hoạt động của dự án, tạo điều
kiện giúp đỡ cán bộ thực hiện dự án về nguồn lao động, tập hợp thanh niên trong
bản tham gia giúp đỡ các hộ gia đình trồng cây, chăm sóc
Tất cả các tổ chức trong cộng đồng đều tham gia vào dự án với tinh thần
trách nhiệm cao là ủng hộ và giúp đỡ cho các ban thực hiện dự án.
Nguồn lợi mà người dân được hưởng
Bất kỳ một dự án nào thực hiện đều có mục đích và dự án trồng rừng với
mục đích đưa đến cho người dân nông thôn có một công việc làm để cải thiện
đời sống của chính gia đình họ.
Theo ý kiến của lãnh đạo địa phương thì dự án trồng rừng cũng chính là
một dự án tạo một bước cho người dân nhìn thấy được cuộc sống của họ không
phải quanh năm làm nương làm rẫy, đưa người dân lên tiếp xúc với một cuộc
sống hiện đại hơn.
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
11
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Theo một số ý kiến của người dân nơi được thụ hưởng dự án thì trồng
rừng là một việc tốt để tạo cho họ một công việc có thu nhập cao hơn, có bóng

mát che khoác những đồi núi trống vắng.
Theo ý kiến của 1 người dân ở bản Kéo Té khi được hỏi về cả nghĩ của
mình về dự án trồng rừng có tại địa phương đã trả lời như sau:
Bây giờ ở đây đồi núi trống vắng như thế này nếu không trồng cây thì 2
đến 3 năm nữa sẽ không có đất để làm nương làm rẫy. Vậy phải trồng cây để
con cháu mình còn được hưởng sau này.
Một người dân khác nói: Tôi chỉ mong có nhiều dự án thiết thực như dự
án trồng rừng, dự án nước sạch, dự án chăm sóc sức khỏe, thực hiện tại địa
phương để bà con được tiếp cận cái mới, chứ cứ sống trong khó khăn thì không
thể phát triển được như các cộng đồng khác.
Chọn các loại cây trồng có năng suất cao, giốt tốt cho người dân trồng
chính là mục tiêu của dự án, cải thiện đời sống của người dân được thụ hưởng
dự án trồng rừng.
2. Các công việc sinh viên tham gia
Hiện tại ban khuyến lâm viên của xã đã cùng hai bản thực hiện dự án
trồng rừng được 100ha, bản Kéo Hượn trồng được 50ha, bản Kéo Té trồng được
50ha.
Các công việc còn lại là hướng dẫn cho các hộ gia đình biết cách chăm
sóc cây và bảo vệ cây.
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, ngoài việc tìm hiểu thông tin về cộng
đồng em cùng ban kiểm lâm viên hướng dẫn trồng cây cho bà con, bên cạnh đó
em còn tham gia cùng một chi đoàn chuẩn bị tổ chức tết Nguyên Đán, mừng
đảng mừng xuân Nhâm Thìn 2012, tham gia cùng ban chi đoàn chuẩn bị cho
việc Đại hội chi đoàn chào mừng đại hội đoàn toàn quốc lần thứ X.
Trong những thời gian thực tập tại cộng đồng ngoài thời gian tìm hiểu
nhu cầu của người dân, dự án đã thực hiện em còn tham gia giúp đỡ một số gia
đình làm nhà ở và tu sửa lại nhà vệ sinh. Trên đây là những công việc em tham
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
12
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng

gia với tinh thần là một người nhân viên công tác xã hội, hoàn thành tốt một
công việc bởi kiếm huấn viên giao, không để người dân phản ánh không tốt.
III. NHỮNG CẢM NGHĨ CỦA SINH VIÊN
1. Các thông tin về dự án mà sinh viên tham gia
trong thời gian 5 tuần em thực tập tại cộng đồng bản thân em cảm thấy
rất cần có nhiều lần đi thực tập, thực tế như thế này để em có thể hiểu rõ hơn về
cách sống của người dân, tìm hiểu được những nhu cầu của người dân ở địa
phương, vì trong quá trình học tập em được thực hành bài tập trên lý thuyết về
các cộng đồng nghèo trên toàn quốc, nhưng khi trực tiếp thực tế tìm hiểu tại
cộng đồng nghèo em mới hiểu được chính xác như thế nào là người có hoàn
cảnh nghèo, gia đình khó khăn. Qua 5 tuần thực tập tại địa phương không phải là
một thời gian dài, nhưng cũng đủ để bản thân em tiếp xúc được với một số gia
đình có hoàn cảnh khó khăn nhất, cộng đồng mà em tham gia thực tập là một
cộng đồng có số hộ nghèo cao nhất trong toàn xã Nhi Sơn, trong 40 hộ gia đình
có 21 hộ nghèo và còn rất nhiều hộ gia đình cận nghèo, tại công đồng em thực
tập không có hộ nào gọi là gia đình giàu có vì ở nông thôn người dân đủ ăn đủ
mặc đã được coi là khá giả, người dân lam lũ làm nông nghiệp quanh năm làm
bạn với cây lúa, đời sống của gia đình nào cũng khó khăn, có thể nhìn bề ngoài
họ no đủ nhưng trong thực tế họ không khá giả. Ví dụ: Hai vợ chồng làm nghề
nông vất vả để nuôi 4-5 đứa con đi học không thể làm việc một cách bền bỉ, dẻo
dai nhưng vì cuộc sống của mọi người trong gia đình dù không có sức khỏe
cũng phải cố gắng.
Trong quá trình thực tập em đã chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh, một gia
đình giờ chỉ còn lại 2 vợ chồng ở nhà suốt ngày đi làm không biết trời mưa hay
trời nắng chỉ sợ không lo đủ cho con cái mình.
Nhưng họ là những người nông dân chất phác, hiền lành, em rất vui khi
làm việc tại đó trong khi tìm hiểu các thông tin của địa phương em cảm nhận
được sự thân thiện, sự nhiệt tình giúp đỡ từ những người dân nơi đây và em thấy
mình đã chọn được 1 cộng đồng người dân đang cần có người giúp đỡ để họ
nhìn thấy và vươn lên từ bản thân họ.

Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
13
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Ttrong những thời gian thực tập tại địa phương em chưa làm được gì cho
cộng đồng nhưng em mong rằng những thời gian đó có thể mang lại một chút
giúp đỡ cho một số gia đình trong cộng đồng mà em thực tâp.
2. Những điều đã học qua, những việc đã thực tập
Qua 5 tuần thực tập tại cộng đồng những việc đã thực hiện, bên cạnh đó
em còn cảm nhận được sự chất phát, thật thà, tình cảm của những người dân
trong cộng đồng mà em thực tập, họ là những con người đáng khâm phục vì
người dân ở đấy họ không giàu có về vật chất và người dân còn rất nghèo nhung
họ thật sự giàu có về mặt tình cảm, mỗi bữa ăn của gia đình đều đầy ắp tiếng
cười, có một hộ gia đình giờ chỉ còn lại hai ông bà nhưng họ vẫn sống vui vẻ, có
một hôm em tới nhà gia đình này em có hỏi một chút và biết về gia đình thì hai
ông bà kể về các con lấy vợ lấy chồng hết, họ ra ở riêng hết ở như thế này thấy
cuộc sống của mình thoải mái hơn. Em cảm thấy mình còn nên học hỏi ở họ rất
nhiều,vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ cũng yêu thương nhau. Em hi vọng rằng
cuộc sống của những gia đình này sẽ gặp nhiều may mắn.
Trước những thời gian em chưa đi học, đi thực tập, chưa tìm hiểu sâu
vào những tình cảm của người dân ở đây em cảm thấy họ sống rất bình thường.
Nhưng qua đợt thực tập lần này em thấy được họ là những người dân giàu về
tình cảm, biết thương yêu nhau. Em mong rằng một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn
sẽ đến với những con người tốt đẹp ở nơi đây và trên cả đất nước ta thật nhiều
những cộng đồng giàu tình cảm nhu cộng đồng mà em thực tập lần này.
3.Nhưng khó khăn trong thực tế so với lý thuyết.
Đôi với bản thân em khi làm việc tại cộng đồng Bản ké té – xã nhi sơn –
Huyện mường lát – tỉnh Thanh Hóa’ nhửng khó khăn khi thực tập so với lý
thuyết đó là:
người dân ở nơi đây ít người có học vấn cao đa số là người mù chữ nên
họ ít tham gia vào việc công tác chính trị của địa phương. mọi công việc liên

quan đến cần sự giài quyết đều đến trung tâm UBND để giài quyết, công việc
chính của ban mặt trận khu dân cư là công tác chính trị tại địa phương chứ
không có thẩm quyền giải mọi ý kiến của người dân điều phải đưa lên chính
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
14
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
quyền UBND vì thế việc tìm hiểu tài liệu về dự án là không có, mà khi tìm hiểu
tài liệu của dự án thì phải đên trung tâm ủy ban để tim, và đó củng là tài liệu
chung của toàn xã. Bên cạnh đó cũng rất khó khăn trong việc trình bài các thông
tin chung về cộng đồng vì các thông tin chung của một xóm là rất ít, mọi thông
tin đều do UBND xã quản ly.
Bên cạnh đó là khó khăn khi tìm hiểu tài liệu về dự án thường không có
dự án thực hiện riêng tại một thôn nên viêc thu thập tài liệu tại một bản là không
có, mọi mặt về vị trí địa lý, dân số, kinh tế không có tại các bản mỗi mọt lĩnh
vực cần tìm hiểu thì em lại phải đi rất nhiều các phòng ban mới nhu thật được
thông tin.
Những khó khăn về trao đổi thông tin với người dân, người dân không
hiểu các từ như: Dự án, phát triển cộng đồng nên rất cần nhiều thời gian để giải
thích và phiên dịch cho người dân.
Bản thân em cảm thấy khó khăn khi thực tập trong thời gian này vì người
dân rất bận, tất bật với việc đi phát nương rẫy, ít khi ở nhà, buổi tối họ lại đi ngủ
sớm, sáng lại đi làm sớm nên rất khó trao đổi thông tin một cách kỹ lưỡng.
4. Những công việc đã làm tại cộng đồng
Trong quá trình thực tập tại cộng đồng em chưa có đóng góp gì cho cộng
đồng phát triển hơn, tuy nhiên bản thân em là một học viên của trường học viện
thanh thiếu niên Việt Nam cũng là một thành viên của lớp công tác xã hội K2
em cũng đã phát huy khả năng của mình và những gì đã được học ở trường góp
một phần sức lực vào các hoạt động của chi đoàn thanh niên bản, các hoạt động
của xã hội, các chương trình văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao chào mừng
xuân Nhâm thìn 2011 – 2012 và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao .

Tham gia cùng hoạt động 7 đồng chí lên đường nhập ngũ, tham gia cùng
2 bản trồng cây, giúp làm nhà.
Tuy bản thân em không làm được gì to lớn để thay đổi để phát triển cộng
đồng nhưng em đã làm công việc một cách nhiệt tình và trên tinh thần công tác
xã hội.
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
15
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Em mong rằng em đã làm được những công việc tốt cho những gia đình
mà em đã gặp. Tiếp xúc và làm việc cùng.
Trong thời gian làm việc tại cộng đồng em được tham gia rất nhiều công
việc những công việc do kiểm huấn viên giao, nếu được tiếp tục làm việc tại
cộng đồng em sẽ cố gắng hết mình để giúp cho người dân ở đây cải thiện đời
sống của mình tham gia giúp đỡ nhiều gia đình trong các công việc mà em có
thế làm được.
5. Tính hiệu quả của dự án
Đối với dự án trồng rừng đang thực hiện tại cộng đồng, bản thân em thấy
đây là một dự án rất quan trọng, thiết thực đối với người dân tại cộng đồng để
cải thiện đời sống của họ ngày càng phát triển. một phần để đẩy mạnh nền kinh
tế nước nhà phát triển.
Người dân trong địa phương nơi thụ hưởng dự án rất nhiệt tình tham gia
vào dự án. Vì nếu có một thu nhập cao thì đời sống của họ sẽ được cải thiện
bước vào một cuộc sống mới.
6. Kết luận
Để vươn lên thoát khỏi đói nghèo thì không phải là điều quá khó, nhưng
làm cách nào để thoát khỏi nó thì đòi hỏi chính quyền địa phương, người dân ở
cộng đồng cần phải đồng lòng, quyết tâm tìm ra phương pháp hiệu quả nhất thì
mới thoát khỏi đói nghèo.
Tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo với địa phương, người dân
cần phải học tập, rèn luyện cho mình ý chí tự lực, tự cường, tự vượt khó, tự học

tập các kỹ thuật mới, có hiệu quả để chia sẽ cho mọi người giúp đỡ nhau cùng
phát triển và không trông chờ, ỷ lại chờ sự giải quyết của nhà nước và cộng
đồng để ai cũng có thể đảm bảo cho mình cuộc sống no ấm, hạnh phúc bằng
chính bản thân mình, bằng chính những thành quả làm ra từ đôi bàn tay mình
cho bất kỳ điều kiện nào, hoàn cảnh nào cũng có một con đường cho bản thân
mình lựa chọn, đưa cuộc sống của mình đi đến một cuộc sống ấm no. Vì thế
phải tự đứng lên bằng sức lực của mình, bằng chính sức lao động của mình.
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
16
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Tuy nhiên bên cạnh những cố gắng của người dân cũng rất cần thiết sự
trợ giúp của chính quyền địa phương, giúp đỡ các hộ nghèo, các hộ có hoàn
cảnh khó khăn, để họ có nguồn vốn, có cơ hội vươn lên cải thiện đời sống trong
gia đình bằng các phương pháp như: Cho vay vốn, hỗ trợ vốn, mở các lớp tập
huấn, các phương thức sản xuất mới, khuyến khích nhân rộng các mô hình chăn
nuôi, kinh doanh
Giới thiệu việc làm cho con em các gia đình khó khăn nói riêng và các
gia đình trong địa bàn xã nói chung. Mọi cá nhân trong cộng đồng hãy nêu cao
tinh thần chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau, để giúp nhau phát triển.
Tất cả các dự án đã và đang thực hiện tại cộng đồng đều nhằm mục đích
chung đó là vì sự thoát khỏi cái nghèo của người dân trong cộng đồng, dự án
trồng rừng cũng vậy, mục đích cũng là làm cho cộng đồng phát triển đi lên. Đây
là một dự án thiết thực, để cải thiện đời sống của mọi người dân, cần nhiều dự
án thiết thực như vậy để thực hiện tại cộng đồng để đưa cuộc sống của người
dân phát triển hơn nữa.
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG NƠI
THỤ HƯỞNG DỰ ÁN.
Theo tinh thần của công tác xã hội về phát triển cộng đồng cần đẩy mạnh
công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ có
được ý chí tự lực, tự cường, tự lựa chọn, tạo việc làm cho bản thân và gia đình

để thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
Trong những năm gần đây vai trò của phụ nữ đang được coi trọng để
thay đổi về việc phát triển kinh tế.
Chi hội phụ nữ của bản cũng như chi hội của xã cần làm tốt công tác vận
động, công tác tuyên truyền giáo dục cho chị em trong bản, toàn xã. Để thực
hiện tốt chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, các chính sách
xóa đói giảm nghèo và tích cực tham gia ủng hộ các dự án, đã và đang thực hiện
tại địa phương như dự án trồng rừng.
Bên cạnh đó cần xây dựng các mô hình cho phụ nữ điển hình về làm
kinh tế giỏi tạo việc làm tốt cho phụ nữ.
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
17
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Chi đoàn thanh niên các bản nói riêng, toàn xã nói chung nên tổ chức
nhiều buổi sinh hoạt đoàn để giáo dục trau dồi cho thanh niên tư tưởng chính trị,
đường lối đúng đắn, lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc,
nghiện hút, trộm cướp
Thực hiện các phong trào của địa phương một cách nhiệt tình và có hiệu
quả cao.
Cần cải thiện loa phát thanh của xã ở bản để mọi người dân trong địa
phương có thể nghe rõ các thông tin được phát, vì mục đích phát các chương
trình chính là nhằm tuyên truyền cho người dân về lĩnh vực của đất nước, mọi
chủ trương chính sách của đảng và nhà nước. Vì vậy cải thiện cho hệ thống loa
phát thanh tốt hơn.
Trong thời gian hoàn thiện dự án chính quyền địa phương nên theo sát,
kiểm tra chặt chẽ các hoạt động để dự án hoàn thiện đúng thời gian quy định, có
hiệu quả.
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước vì vậy vấn đề đào tạo về chuyên môn kỹ thuật là rất cần thiết vì
vậy chính quyền địa phương cần phải mở nhiều lớp tập huấn cho đoàn viên

thanh niên nhiều hơn, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý và
điều hành các doanh nghiệp để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
18
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG 2
1. Vị trí địa lí và các tiềm năng về cộng đồng 2
2. Các yếu tố về dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường, các hoạt động kinh tế văn
hóa 3
3. Nhu cầu của cộng đồng và các vấn đề của cộng đồng 6
4. Các tổ chức trong cộng đồng và mối quan hệ giữa các tổ chức cũng như việc
thực hiện các chức năng của nó trong cộng đồng (tổ chức chính quyền, đoàn thể
và các tổ chức dịch vụ tại cộng đồng, trình độ dân trí, giáo dục, chăm sóc y tế
của người dân) 6
5. Các dự án phát triển cộng đồng đã được thực hiện tại địa phương 9
II. DỰ ÁN 10
1. Các thông tin về dự án 10
2. Các công việc sinh viên tham gia 12
III. NHỮNG CẢM NGHĨ CỦA SINH VIÊN 13
1. Các thông tin về dự án mà sinh viên tham gia 13
2. Những điều đã học qua, những việc đã thực tập 14
3.Nhưng khó khăn trong thực tế so với lý thuyết 14
4. Những công việc đã làm tại cộng đồng 15
5. Tính hiệu quả của dự án 16
6. Kết luận 16
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG NƠI
THỤ HƯỞNG DỰ ÁN.

Sinh viên: Thao Văn Lênh Lớp: CTXH K2
19

×