Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ôn tập công nghệ 8 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.63 KB, 2 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 MÔN CÔNG NGHỆ 8
NĂM HỌC 2009-2010



Nội dung bài 50,51,55

1/ Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì?
- Có điện áp định mức là 220V
- Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rất đa dạng.
- Điện áp định mức của các thiết bị điện, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp của mạng
điện.

2/ Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào? Làm sao nhận biết dây pha, dây trung
tính trong mạch điện nhà?
- Gồm các phần tử:
1. Công tơ điện
2. Dây dẫn điện
3. Các thiết bị điện: đóng – cắt, bảo vệ và lấy điện.
4. Đồ dùng điện
- Nhận biết: dùng bút thử điện: chạm bút vào dây  đèn bút sáng dây pha, đèn bút không
sáng dây trung tính

3/ Cho 1 số thiết bị điện và đồ dùng điện có số liệu kỹ thuật, chọn những thiết bị điện và
đồ dùng điện phù hợp, giải thích vì sao?
- Chọn đúng
- Giải thích: - các thiết bị điện, đồ dùng điện phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp
của mạng điện.
- Riêng các thiết bị điện đóng – cắt , bảo vệ và điều khiển điện áp định mức của chúng có
thể lớn hơn điện áp của mạng điện


4/ Kể tên các thiết bị đóng – cắt mạch điện, cho biết công dụng của chúng.
- Công tắc: là thiết bị đóng cắt dòng điện bằng tay thường được sử dụng trong các mạch
điện chiếu sang hay đi kèm các đồ dung điện.
- Cầu dao: là thiết bị đóng cắt dòng điện bằng tay thường được sử dụng để đóng cắt đồng
thời cả dây pha và dây trung tính của mạng điện có công suất nhỏ, không cần thao tác
đóng – cắt nhiều lần.

5/ Nêu nguyên lí làm việc của công tắc? Trong mạch điện công tắc thường lắp ở vị trí
nào? Tại sao?
- Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc cực tĩnh làm kín mạch. Khi cắt công tắc, cực động
tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện.
- Trong mạch điện, công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì.
- Để khi có chập điện của đồ dung điện, cầu chì đứt, mạch điện hở, không xảy ra cháy nổ

6/ Thiết bị lấy điện gồm những thiết bị nào? Tại sao phải cần thiết bị điện lấy điện cho các
đồ dung điện?
- Thiết bị lấy điện gồm: ổ điện, phích cắm điện.
- Một số đồ dung điện như đèn bàn là, quạt…thường được di chuyển chỗ theo yêu cầu
của người sử dụng. Nếu chúng ta mắc cố định vào mạch điện thì không thuận tiện trong
sử dụng, do vậy ổ điện được dung nhằm cung cấp điện ở nhiều vị trí khác nhau trong
nhà để thuận tiện khi sử dụng.
7/ Sơ đồ điện là gì? Được phân thành mấy loại?
- Sơ đồ điện là hình biểu diễn qui ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.
- Gồm sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt

8/ Nêu đặc điểm và công dụng của sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt

9/ Trong sơ đồ mạch điện: làm thế nào nhận biết:
- sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt
- dây pha, dây trung tính

- Trong sơ đồ lắp đặt: các thiết bị điện cùng trên một bảng điện, còn sơ đồ nguyên lý không có
bảng điện
- Dây nào có ký hiệu cầu chì trên đó, đó là dây pha

10/ Đọc sơ đồ mạch điện cho biết:
- Tên gọi sơ đồ điện
- Liệt kê các phần tử có trong sơ đồ điện
- Nêu mối liên hệ điện (hoặc cách lắp đặt) các phần tử trong mạch điện.
Học sinh xem hình các sơ đồ điện trong bài 55






















Chúc các em ôn bài và làm bài tốt
Nhóm GV Cnghệ 8


Đặc điểm Công dụng
sơ đồ nguyên lý
Chỉ nêu lên mối liên hệ về
điện của các phần tử
Để tìm hiểu nguyên lý làm việc của
mạch điện
sơ đồ lắp đặt
Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt
của các phần tử
Dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa
mạch điện

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×