Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bo de KT Van, TV, TLV lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.18 KB, 17 trang )

Tiết : 14 + 15
 Đề bài: Cây lúa ở quê em.
 Đáp án + Biểu điểm:
- Bài viết có đủ 3 phần MB-TB-KB. Viết được văn bản thuyết minh có kết hợp với một số biện
pháp nghệ thuật và miêu tả.
DÀN BÀI
I. Mở bài: ( 1,5 điểm )
- Cây lúa có mặt trên khắp đất nước Việt Nam, là cây lương thực chủ yếu của người Việt Nam.
- Cây lúa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người dân quê em.
II. Thân bài: ( 7 điểm )
- Nguồn gốc ra đời của cây lúa (từ rất xưa, khi con người biết trồng trọt, nhu cầu sinh sống).
- Cấu tạo như thế nào (rễ, thân, lá, hạt,…).
- Phân loại: lúa tẻ, lúa nếp, giống Đà Nẵng, Ma lâm 68 (ML 68), BD,…
- Đặc điểm sinh trưởng.
- Quá trình gieo trồng, thu hoạch; làm đất, ủ giống, gieo cấy,…
- Vai trò và ý nghĩa của cây lúa trong đời sống :
+ Thân: làm thức ăn cho trâu bò, làm nấm, chất đốt,…
+ Hạt: thức ăn chính của con người; chế biến các món ăn khác, các loại bánh,…
+ Có giá trị kinh tế xuất khẩu
+ Đối tượng cho cảm hứng thơ ca…
(Miêu tả đồng lúa, cây lúa trong từng giai đoạn phát triển, cảnh gieo trồng, gặt hái,…)
III. Kết bài: ( 1,5 điểm )
- Là biểu tượng của quê hương.
- Nêu suy nghĩ về cây lúa đối với người dân.
BIỂU ĐIỂM
+ Điểm 9, 10: Bài viết đủ 3 phần, đủ ý theo yêu cầu của bài thuyết minh; sai không quá 2 lỗi về
chính tả, câu, từ; trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
+ Điểm 7, 8: Bài viết đủ 3 phần, nêu được vài ý chính theo yêu cầu của bài thuyết minh; sai
không quá 3 lỗi về chính tả, câu, từ; trình bày rõ ràng.
+ Điểm 5, 6: Bài viết đủ 3 phần, các ý còn sơ sài, chưa đầy đủ theo yêu cầu của bài thuyết minh;
sai không quá 5 lỗi về chính tả, câu, từ; trình bày tương đối rõ ràng.


+ Điểm 3, 4: BBố cục không rõ ràng, có thuyết minh được vài ý; sai không quá 8 lỗi về chính tả,
câu, từ; trình bày còn cẩu thả.
+ Điểm 1, 2: Bài viết sơ sài, không đúng theo yêu cầu của bài thuyết minh; bố cục không rõ
ràng, trình bày cẩu thả, sai sót nhiều về chính tả, dùng từ, đặt câu, diẽn đạt,…
Tổ: Ngữ văn
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Văn thuyết minh
Tiết : 34+35
 Đề bài: Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
 Đáp án + Biểu điểm:
- Bài viết có đủ 3 phần MB-TB-KB. Viết được văn bản tự sự (kể chuyện) có kết hợp yếu tố
miêu tả.
I. Mở bài: ( 1,5 điểm )
- Giới thiệu hoàn cảnh em mơ gặp người thân nào? Vào dịp nào ?
II. Thân bài: ( 7 điểm )
Trong giấc mơ, em có thể kể về:
- Cuộc đối thoại hỏi thăm tin tức…(miêu tả hành động, tâm trạng).
- Cuộc sống của người thân…(miêu tả hình dáng).
- Kể cho người thân về cuộc sống của mình…
- Thăm hỏi những người cùng đang sống với người thân…
- Lời nhắn gởi…
III. Kết bài: ( 1,5 điểm )
- Suy nghĩ, cảm xúc khi chia tay với người thân…
BIỂU ĐIỂM
+ Điểm 9, 10: Bài viết đủ 3 phần, bố cục hợp lí, kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả vào bài tự
sự; diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng, sạch đẹp; sai không quá 2 lỗi về chính tả, câu, từ…
+ Điểm 7, 8: Bố cục hợp lí; kết hợp yếu tố miêu tả hợp lí; diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng;
sai không quá 4 lỗi về câu, từ, chính tả…
+ Điểm 5, 6: Bố cục tương đối hợp lí; kết hợp yếu tố miêu tả tương đối hợp lí; diễn đạt tương
đối trôi chảy, trình bày rõ ràng; sai không quá 5 lỗi về từ, câu, chính tả…

+ Điểm 3, 4: Bố cục không rõ ràng, hợp lí; kết hợp yếu tố miêu tả còn sơ sài, chưa hợp lí; diễn
đạt lủng củng, trình bày cẩu thả; sai không quá 6 lỗi về từ, câu, chính tả…
+ Điểm 1, 2: Kém về mọi mặt, lạc đề.

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN
SỐ 2
Tiết : 48


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút
I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm )
Câu 1: Điền đúng tên thể loại ( Truyện truyền kì, Tiểu thuyết lịch sử chương hồi, Truyện thơ Nôm, Tùy bút ) vào
tên các văn bản sau:
a. Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái):…………………………………………………….
b. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ):……………………………………………….
c Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):………………………………………………
d. Truyện Kiều (Nguyễn Du):………………………………………………………………………
Câu 2: Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ trong câu thơ nào trong các câu thơ sau:
a. Vân xem trang trọng khác vời. b. Kiều càng sắc sảo mặn mà.
c. Mai cốt cách tuyết tinh thần d. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Câu 3: Các nhân vật: Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương), Thúy Kiều (Truyện Kiều) và Kiều
Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên) có nét phẩm chất chung nào ?
a. Tài sắc vẹn toàn. b. Chung thủy sắt son. c. Kiên trung tiết liệt. d. Coi trọng ân nghĩa.
Câu 4: Cho câu thơ sau, hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thúy Vân.
Vân xem trang trọng khác vời,
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Mức độ
Lĩnh vực nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Tổng số
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
1 Thể loại văn học trung đại
1
0,5
1
0,5
2 Nghệ thuật Truyện Kiều
1
0,5
1
0,5
3 Nhân vật trong truyện trung đại
1
0,5
1
0,5
4 Học thuộc văn bản
1
0,5
1
0,5
5 Tóm tắt nội dung truyện
1
2
1

2
6
Giá trị nội dung của văn học trung đại 1
6
1
6
Tổng số câu
Tổng số điểm
2
1
2
1
1
2
1
6
4
2
2
8
KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
ĐỀ KIỂM TRA VĂN (Truyện Trung đại )
Thời gian làm bài : 45 phút
…………………………………………………………
( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
II. Tự luận: ( 8 điểm )
Câu 1: (2 điểm):
Tóm tắt truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ( khoảng từ10 đến 15 câu ).
Câu 2: (6 điểm) – Chọn một trong hai đề sau:
* Đề 1: “ Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện khá rõ nét trong

các tác phẩm văn học trung đại ”.
Qua các văn bản văn học trung đại được trích học ở lớp 9 ( Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Quang Trung
đại phá quân Thanh, Mã Giám Sinh mua Kiều ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
* Đề 2: “ Về nội dung, Truyện Kiều có một giá trị nhân đạo sâu sắc ”.
Qua các văn bản được trích học và đọc thêm về Truyện Kiều ở lớp 9 ( Chị em Thúy Kiều, Mã Giám Sinh mua
Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều báo ân báo oán ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VĂN (truyện trung đại)
I. Trắc nghiệm: ( mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm )
Câu 1: a) Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi b) Tùy bút;
c) Truyện truyền kì d) Truyện thơ Nôm
Câu 2: c) Mai cốt cách tuyết tinh thần
Câu 3: b) Chung thủy sắt son
Câu 4: Chép chính xác các câu thơ sau: Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
I. Tự luận: ( 8 điểm )
Câu 1: (2 điểm) Yêu cầu tóm tắt đúng, đủ nội dung của truyện , đúng số câu qui định.
Câu 2: (6 điểm) Yêu cầu HS chọn làm một trong hai đề bài đã cho và trình bày ngắn gọn nhưng
có đủ bố cục ba phần của một bài nghị luận chứng minh (MB: 0,5 điểm ; TB: 5 điểm ; KB: 0,5
điểm).
* Đề 1: Nêu được các ý chính sau:
- Thói ăn chơi xa hoa, trụy lạc vô độ của chúa Trịnh và nạn tham lam, nhũng nhiễu lộng hành
của bọn quan lại hầu cận (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
- Bộ mặt hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã của bọn vua tôi bán nước Lê Chiêu
Thống (Quang Trung đại phá quân Thanh).
- Bộ mặt giả dối, bất nhân, đê tiện, vì tiền mà táng tận lương tâm của tên buôn người Mã Giám
Sinh (Mã Giám Sinh mua Kiều).
* Đề 2: Nêu được các ý chính sau:

- Khẳng định, đề cao vẻ đẹp, tài năng và nhân phẩm của con người (Chị em TK, Kiều ở lầu NB).
- Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người(MGS mua Kiều,Kiều ở lầu NB)
+ Đồng cảm , xót thương sâu sắc trước cảnh ngộ cô đơn buồn tủi của Kiều khi ở lầu Ngưng
Bích.
+ Đau đớn, xót xa trước tình cảnh con người bị chà đạp, hạ thấp; khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc
bọn buôn người bất nhân, đê tiện.
- Đề cao tấm lòng nhân hậu; khát vọng công lí chính nghĩa (TK báo ân báo oán).
Tiết : 68+69
* Đề bài: Kể chuyện về một việc làm chưa tôt của em.(Bài tự sự có sử dụng các yếu tố NL và mt
nội tâm)
 Đáp án + Biểu điểm:
- Bài viết có đủ 3 phần MB-TB-KB. Viết được văn bản tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận và
miêu tả nội tâm.
- Nội dung chính là kể lại chuyện mình đã làm một vệc chưa tốt (Vào lúc nào, ở đâu, diễn ra
như thế nào, có ai biết không, có ảnh hưởng đến ai, hậu quả như thế nào,…). Nội dung kết hợp
các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình sau
khi làm một việc chưa tốt (ân hận, xấu hổ như thế nào…), những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở,…
và rút ra bài học cho mình.
DÀN Ý
I. Mở bài: ( 1,5 điểm ) Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
II. Thân bài: ( 7 điểm ) Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định: - Sự việc khởi
đầu - Sự việc mâu thuẫn - Sự việc phát triển - Sự việc kết thúc.
+ Có thể kết hợp miêu tả nội tâm: ân hận, xấu hổ, những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở…
+ Có thể kết hợp nghị luận: vì sao ân hận, bài học rút ra từ câu chuyện,…
III. Kết bài: ( 1,5 điểm ) Nêu kết cục câu chuyện; cảm nghĩ của bản thân,…
BIỂU ĐIỂM
+ Điểm 9, 10: Bài viết đủ 3 phần, bố cục hợp lí, kết cấu chặt chẽ, tình tiết hợp lí, kết hợp hài hoà
các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm vào bài tự sự; diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng, sạch
đẹp; sai không quá 2 lỗi về chính tả, câu, từ…
+ Điểm 7, 8: Bố cục hợp lí; kết hợp yếu tố các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm hợp lí; diễn

đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng; sai không quá 4 lỗi về câu, từ, chính tả…
+ Điểm 5, 6: Bố cục tương đối hợp lí; kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm tương đối
hợp lí; diễn đạt tương đối trôi chảy, trình bày rõ ràng; sai không quá 5 lỗi về từ, câu, chính tả…
+ Điểm 3, 4: Bố cục không rõ ràng, hợp lí; nội dung không rõ ràng, tình tiết thiếu mạch lạc; kết
hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm còn sơ sài, chưa hợp lí; diễn đạt lủng củng, trình bày cẩu
thả; sai không quá 6 lỗi về từ, câu, chính tả…
+ Điểm 1, 2: Kém về mọi mặt, lạc đề.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
(Văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm )
Tiết : 74


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút

ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
* Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu có đáp án đúng :
1) Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được viết trong thời kì nào ?
A. Trong kháng chiến chống Pháp. B. Trong kháng chiến chống Mỹ.
C. Sau đại thăng mùa xuân năm 1975. D. Cả A, B, C đều sai.
2) Bài thơ “Chiều An Ninh” là của tác giả nào ?
A. Nguyễn Duy B. Nguyên Hồ C. Liên Nam D. Bằng Việt.
3) Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy được viết trong thời kì nào ?
A. Trong kháng chiến chống Pháp. B. Sau đại thăng mùa xuân năm 1975.
C. Trong kháng chiến chống Mỹ. D. Cả A, B, C đều sai.
4) Chủ đề của bài thơ “Ánh trăng” có liên quan đến câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ?
A. Lá lành đùm lá rách. B. Nước chảy đá mòn. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Ơn sâu nghĩa nặng.
5) Bài thơ “Bếp lửa “ của Bằng Việt có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào sau đây ?

A. Biểu cảm với miêu tả. B. Biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận.
C. Biểu cảm với tự sự. D. Biểu cảm với nghị luận.
6) Ý nào nói đúng nhất ý nghĩa bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ?
A. Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp.
B. Bài thơ ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp cho đất nước của những người lao động mới.
C. Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn về vũ trụ lớn lao, kì vĩ.
D. Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự
giàu đẹp cho đất nước của những người lao động mới.
7) Nội dung cơ bản thể hiện trong văn bản “Làng” của Kim Lân là:
A. Tính hay khoe làng của nhân vật ông Hai.
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
TN TL TN TL TN TL TN TL
1 Đồng chí (Chính Hữu) 1
0,25
1
0,25
2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật)
1
2
1
0,25
1
0,25
1
2
3 Ánh trăng (Nguyễn Duy) 1
0,25

1
0,25
2
0,5
4 Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) 1
0,25
1
4
1
0,25
1
4
5 Bếp lửa (Bằng Việt) 1
0,25
1
0,25
6 Chiều An Ninh (Liên Nam) 1
0,25
1
0,25
7 Làng (Kim Lân) 1
0,25
1
0,25
8 Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) 1
0,25
1
0,25
2
0,5

9 Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) 2
0,5
2
0,5
Tổng số câu
Tổng số điểm
12
3
2
7
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
B. Tình yêu làng chung thuỷ của nhân vật ông Hai.
C. Tình cảm yêu làng gắn với tinh thần yêu nước của nhân vật ông Hai.
D. Sự vui sướng tột cùng của nhân vật ông Hai trước cái tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính.
8) Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” Của Nguyễn Thành Long thuộc thể loại nào ?
A. Truyện ngắn. B. Tiểu thuyết. C. Tuỳ bút. D. Hồi kí.
9) Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là của tác giả nào ?
A. Kim Lân B. Nguyễn Thành Long C. Chính Hữu D. Nguyễn Quang Sáng
10) Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” thuộc phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Nghị luận. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Tự sự.
11) Chủ đề mà văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” đề cập đến, gần gũi với chủ đề của văn bản nào dưới đây ?
A. Làng (Kim Lân) B. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
C. Ánh trăng (Nguyễn Duy) D. Bếp lửa (Bằng Việt)
12) Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả đã sáng tạo ra t hình ảnh độc đáo – những chiếc xe không
kính – nhằm mục đích gì ?
A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung.
B. Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn của những người lính trong cuộc chiến.
C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mỹ trong việc tàn phá đất nước ta.
D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe.
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )

Câu 1: ( 3 điểm )
a) Chép lại khổ thơ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
b) Từ “trái tim” được dùng trong câu thơ cuối có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 2: ( 4 điểm )
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
(Huy Cận)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – mỗi câu đúng 0,25 điểm )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A C B C B D C A D D B A
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1: (3 điểm)
a) Chép lại đúng khổ thơ cuối trong bài thơ “Bài thơ về tiể đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim. (1 điểm)
b) Nêu được ý nghĩa của từ trái tim được dùng trong câu thơ :
- Từ trái tim được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
- Từ trái tim chỉ người chiến sĩ lái xe với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm giải
phóng miến Nam. (2 điểm)
Câu 2: (4 điểm) Yêu cầu:
- Trình bày bằng một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc, tập trung làm nổi bật được nghệ thuật nhân hoá, so sánh, ẩn
dụ, liên tưởng và giá trị biểu đạt trong hai câu thơ.
+ Hình ảnh so sánh: mặt trời xuống biển như hòn lửa. (1 điểm)

+ Hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá: sóng cài then, đêm sập cửa. (1 điểm)
+ Tạo liên tưởng thú vị, độc đáo: vũ trụ như một ngôi nhà vĩ đại; thiên nhiên vừa rộng lớn, vừa gần gũi với con
người.
Tiết : 75
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
Câu 1: Ghép một biện pháp tu từ ở cột (A) với nội dung ghi ở cột (B) sao cho phù hợp :
Biện pháp tu từ ( A ) Nội dung ( B )
1) So sánh a) Là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
2) Hoán dụ b) Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác c ó nét tương đồng để làm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3) Điệp ngữ c) Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan
hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4) Ẩn dụ d) Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên một sự vật, hiện tượng khác có nét tương
đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Trả lời: 1 ( ) ; 2 ( ) ; 3 ( ) ; 4 ( )
Câu 2: Ghép biện pháp tu từ ở cột (A) với một ví dụ có liên quan tới các từ in đậm ghi ở cột (B) cho phù hợp :
Biện pháp tu từ ( A ) Ví dụ ( B )
1) Hoán dụ a) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
2) Ẩn dụ b) Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật)
3) Nhân hoá c) Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa. (Ca dao)
4) Điệp ngữ d) Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. (Nguyễn Du)
 Trả lời: 1 ( ) ; 2 ( ) ; 3 ( ) ; 4 ( )
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số điểm
TN TL TN TL TN TL TN TL
1 Các biện pháp tu từ C1
0,25
C2
0,25
C3
4
0,5 4
2 Từ Hán Việt C4
0,25
0,25
3 Các phương châm hội thoại C3, C5
0,5
0,5
4 Nghĩa của từ C7
0,25
C1
2
0,25 2
5 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián
tiếp
C6
0,25
0,25
6 Từ láy C8

0,25
0,25
7 Trường từ vựng C9
0,25
0,25
8 Từ mượn C10
0,25
0,25
9 Từ đồng nghĩa C12
0,25
0,25
10 Câu đơn, câu ghép C11
0,25
0,25
11 Sự phát triển của từ vựng C2
1
1
Tổng số câu 15 câu
Tổng số điểm 10 điểm
* Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu có đáp án đúng :
Câu 3: Thành ngữ “Ăn không nói có” liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.
Câu 4: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ?
A. viễn khách B. vấn danh C. mày râu D. tứ tuần
Câu 5: Lời nói của Mã Giám Sinh trong hai câu thơ sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
Hỏi tên, rằng : “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng : “Huyện Lâm Thanh cũng gần”. (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm cách thức. D. Phương châm lịch sự.

Câu 6: Các lời thoại trong hai câu thơ trên được dẫn theo cách nào ?
A. Dẫn trực tiếp. B. Dẫn gián tiếp. C. Cả A, B đều sai.
Câu 7: Từ “hoa” trong câu thơ “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !” (Ng. Du) được hiểu theo nghĩa nào ?
A. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. B. Nghĩa gốc.
C. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. D. Cả A và B đều sai.
Câu 8: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy ?
A. ngại ngùng B. tốt tươi C. cò kè D. thơ thẩn
Câu 9: Từ nào trong các từ sau đây không nằm trong trường từ vựng chỉ tâm trạng ?
A. thẹn B. lo C. buồn D. gầy
Câu 10: Từ nào sau đây không phải là từ mượn ?
A. sân bay B. phi trường C. hỏa xa D. ô tô
Câu 11: Câu nào sau đây không phải là câu đơn ?
A. Mẹ em là giáo viên. B. Bạn Nam và bạn Hùng là những người bạn tốt.
C. Mẹ em là giáo viên và bố em là bác sĩ. D. Bạn Nam là một người bạn tốt.
Câu 12: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “cung kính” ?
A. kính cẩn B. kính trọng C. kính lúp D. tôn kính
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1: Từ “tay” được hiểu theo nghĩa là một bộ phận trên cơ thể người. Đặt một câu với từ “tay” theo nghĩa gốc và một
câu với từ “tay” theo nghĩa chuyển. ( 2 điểm )
Câu 2: Tìm 4 từ ngữ được cấu tạo theo mô hình : X + học. ( 1 điểm )
Câu 3: Viết đoạn văn (từ 3 đến 4 câu) trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh. ( 4 điểm )

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – mỗi câu đúng 0,25 điểm )
Câu 1: 1 ( b ) ; 2 ( c ) ; 3 ( a ) ; 4 ( d )
Câu 2: 1 ( b ) ; 2 ( a ) ; 3 ( d ) ; 4 ( c )
Câu 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án B C D A A B D A C C

II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1: (2 điểm)
- Đặt 1 câu nội dung rõ ràng, đúng ngữ pháp, có dùng từ tay theo nghĩa gốc. (1 điểm)
- Đặt 1 câu nội dung rõ ràng, đúng ngữ pháp, có dùng từ tay theo nghĩa chuyển. (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
- Tìm đúng 4 từ ngữ theo đúng mô hình cấu tạo từ: X + học . Mỗi từ ngữ đúng được 0,25 điểm.
(VD: hoá học, sinh học, ngôn ngữ học, khoa học,…)
Câu 3: (4 điểm)
Yêu cầu: - Viết đoạn văn đúng số câu qui định, nội dung rõ ràng, có sự liên kết chặt chẽ. (2 điểm)
- Đoạn văn có sử dụng đúng phép tu từ so sánh. (2 điểm)

Tiết : 104 + 105

Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến trong học sinh hiện nay là hay nói chuyên riêng, gây mất trật tự trong
giờ học. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
Đáp án + Biểu điểm
* Yêu cầu bài viết đủ ba phần: MB – TB – KB theo dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng
đời sống.
1) Mở bài: ( 2 điểm ) Giới thiệu hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, gây mất trật tự trong giờ học cần phải
khắc phục.
2) Thân bài: ( 6 điểm )
a) Những biểu hiện của hiện tượng.
b) Nguyên nhân của hiện tượng.
c) Phân tích cái sai, cái tác hại của hiện tượng.
d) Nêu những giải pháp khắc phục.
3) Kết bài: ( 2 điểm )
- Đánh giá chung về hiện tượng.
- Bài học cho bản thân.
- Lời khuyên đối với bạn bè.


Tiết : 121 + 122
Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ.
Đáp án + Biểu điểm
* Yêu cầu bài viết đủ ba phần: MB – TB – KB theo dàn bài chung của bài nghị luận về một tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích) . DÀN BÀI
1) Mở bài: (1,5 điểm)
- Giới thiệu thời đại và tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật Vũ Nương; nêu suy nghĩ: Nàng là người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam, nhưng số phận lại vô cùng bi thảm.
2) Thân bài: (7 điểm)
- Vũ Nương, người phụ nữ có đầy đủ phẩm giá trong sạch ; thiết tha với hạnh phúc gia đình.
+ Vợ hiền, dâu thảo.
+ Hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình êm ấm.
- Nhưng lại chẳng được hưởng hạnh phúc gia đình cho xứng với sự tận tuỵ, mà bị đẩy vào những bất hạnh, khổ
đau.
+ Bị nỗi oan tày trời mà không được thanh minh.
+ Bị đẩy đến cái chết oan khuất.
+ Tuy cuối cùng được giải oan, nhưng niềm ao ước hạnh phúc giữa trần gian vẫn không được thực hiện.
3) Kết bài: (1,5 điểm)
- Nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh.
- Với cái nhìn nhân văn khá sâu sắc, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một nhân vật tiêu biểu cho số phận đau
thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn.
Tiết : 131
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
( NGHỊ LUẬN XÃ HỘI )
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
( NGHỊ LUẬN VĂN HỌC )
KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)

Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA VĂN LỚP 9 (PHẦN THƠ)
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)
* Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu có đáp án đúng :
1) Nhà thơ Y Phương sáng tác bài thơ nào trong các bài thơ sau ?
A. Viếng lăng Bác. B. Nói với con. C. Sang thu. D. Con cò.
2) Nhà thơ Y Phương là nhà thơ dân tộc :
A. Thái B. Tày C. Chàm D. Dao
3) Hai câu thơ sau trích từ bài thơ nào ? “ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
A. Mùa xuân nho nhỏ. B. Nói với con. C. Viếng lăng Bác. D. Sang thu.
4) Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết trong thời kì nào ?
A. Trong kháng chiến chống Pháp. B. Sau năm 1975.
C. Trong kháng chiến chống Mỹ. D. Cả A, B, C đều sai.
5) Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết theo thể thơ nào ?
A. Thơ bảy chữ. B. Thơ tự do. C. Thơ năm chữ. D. Thơ văn xuôi.
6) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được viết trong hoàn cảnh nào ?
A. Vào tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
B Năm 1976, khi lăng Bác Hồ được khánh thành, tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
C. Giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh.
D. Năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài.
7) Ý nào nói đúng về ý nghĩa bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ?
A. Thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng
được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
B. Ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
C. Thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
D. Thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái;tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
8) Ý nào nói đúng về ý nghĩa bài thơ “Mây và Sóng” của R. Ta-go ?
A. Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
B. Thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái;tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.

C. Thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
D. Ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
9) Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng phép tu từ nào là chính ?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
TN TL TN TL TN TL TN TL
1 Con cò (Chế Lan Viên) C12
0,25
1
0,25
2 Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) C6
0,25
C7
0,25
2
0,5
3 Viếng lăng Bác (Viễn Phương) C3,C9
0,5
C2
1
C10
0,25
C2
4
3
0,75
1
5

4 Sang thu (Hữu Thỉnh) C4,C5
0,5
C1
1
C11
0,25
C1
1
3
0,75
1
2
5 Nói với con (Y Phương) C1,C2
0,5
2
0,5
6 Mây và Sóng (R. Ta-go) C8
0,25
1
0,25
Tổng số câu 14
Tổng số điểm 10
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương , Viếng lăng Bác)
A. Hoán dụ. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nhân hóa.
10) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương muốn diễn đạt điều gì ?
A. Bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và thương nhớ Bác. B. Ca ngợi vẻ đẹp của Bác Hồ.
C. Cảm phục sự nhân ái bao la của Bác. D. Ca ngợi vẻ đẹp của lăng Bác.
11) Ý nào nói đúng nhất tác dụng diễn đạt của từ “bỗng” và từ “hình như” dùng trong bài thơ “Sang thu” của
nhà thơ Hữu Thỉnh ?

A. Tâm trạng ngỡ ngàng của nhà thơ khi nhận ra hương ổi.
B. Cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi mùa thu sang.
C. Sự ngạc nhiên và thích thú của tác giả trước sự chuyển mùa của thiên nhiên.
D. Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang.
12) Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên cùng đề tài với bài thơ nào dưới đây ?
A. Mây và Sóng (R. Ta-go) B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
C. Viếng lăng Bác (Viễn Phương) D. Cả A và B đều đúng.
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu ý nghĩa ẩn dụ của hai câu thơ cuối.
Câu 2: ( 5 điểm ) Chép 3 câu thơ tiếp theo câu thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác củaViễn Phương và nêu cảm nghĩ
của em về khổ thơ đó. “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
………………………………………
………………………………………
………………………………………”
(Viễn Phương , Viếng lăng Bác)

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ) LỚP 9
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – mỗi câu đúng 0,25 điểm )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án B B C B C A A D C A D D
II. TỰ LUẬN: (7 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm )
* Yêu cầu chép lại đúng khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. ( 1 điểm )
Mỗi câu thơ chép đúng được 0,25 điểm.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
* Nêu đúng ý nghĩa ẩn dụ của hai câu thơ:

Giống như hàng cây đứng tuổi, khi con người đã từng trải, từng chịu đựng nhiều giông gió
của cuộc đời thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của
cuộc đời. ( 1 điểm )
Câu 2: ( 5 điểm )
* Chép đúng 3 câu thơ tiếp theo: ( 1 điểm )
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim ! ”
* Yêu cầu bài văn viết phải có các ý cơ bản sau và trình bày được những suy nghĩ của cá nhân
phù hợp với nội dung ý nghĩa thể hiện qua đoạn thơ.
- Vào trong lăng, nhà thơ nhìn thấy khung cảnh thanh tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng trong trẻo,
dịu nhẹ trong lăng mà xúc động tưởng tượng như Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên giữa vầng
trăng sáng dịu hiền. Bởi vì tác nhà thơ thấu hiểu cách sống, tâm hồn cao đẹp, hiền hậu, sáng
trong như ánh trăng của Bác, nghĩ đến những vần thơ đầy ánh trăng của Người.
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa “Vẫn biết
trời xanh…nhói ở trong tim!” , Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi.
Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót trước sự thực Người đã ra đi: Mà sao nghe
nhói ở trong tim! .
Chữ nhói diễn tả chiều sâu của nỗi đau không cùng trong trái tim nhà thơ.
* Biểu điểm:
+ Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày được các ý cơ bản như trên, nêu được những suy nghĩ
phù hợp, sâu sắc; trình bày rõ ràng, diễn đạt tốt. ( 4 điểm ).
+ Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày được các ý cơ bản như trên, có nêu được những suy
nghĩ phù hợp nhưng chưa thật sâu sắc; trình bày rõ ràng, diễn đạt tốt. ( 3 điểm ).
+ Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày được các ý cơ bản như trên, có nêu những suy nghĩ
nhưng còn sơ sài, rời rạc; trình bày rõ ràng, diễn đạt còn có vài lỗi nhỏ. ( 2 điểm ).
+ Bài viết bố cục chưa rõ ràng, có nêu được vài ý nhưng chưa đầy đủ như trên; diễn đạt tương
đối rõ ý. (1,5 điểm)
+ Bài viết không có bố cục rõ ràng, nói chung chung về nội dung đoạn thơ bằng một đoạn văn

ngắn; trình bày cẩu thả, diễn đạt yếu. ( 0,5 điểm ).
Tiết : 134+135
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
( NGHỊ LUẬN VĂN HỌC )
Đề bài: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc
tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.
Đáp án + Biểu điểm
*Yêu cầu bài viết đủ ba phần: MB-TB-KB theo dàn bài chung của bài nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ.
1) Mở bài: ( 2 điểm )
- Giới thiệu nhà thơ Chính Hữu và bài thơ Đồng chí.
- Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài): diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh
bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.
2) Thân bài: ( 6 điểm )
1) Nguồn gốc cao quý của tình đồng chí:
- Cùng xuất thân trong hoàn cảnh nghèo khổ: nước mặn đồng chua; …đất cày lên sỏi đá.
- Chung lí tưởng chiến đấu: súng bên súng, đầu sát bên đầu.
- Từ xa cách, họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn: đôi người xa lạ chẳng hẹn quen
nhau; đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
- Kết thúc đoạn thơ là một dòng thơ chỉ có một từ: Đồng chí như một nốt nhấn, một sự kết tinh
cảm xúc.
2) Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao:
- Họ cảm thông, chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: “Ruộng nương anh…mặc kệ gió lung lay.”
+ Từ “mặc kệ” (sự dứt khoát ra đi theo lí tưởng) là cách nói, nhưng tình cảm thì hiểu ngược lại:
nỗi nhớ, nỗi lo về quê nhà.
+ Giọng điệu, hình ảnh của ca dao(giếng nước, gốc đa)làm cho lời thơ thêm thắm thiết.
- Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rừng nguy hiểm:
+ Những chi tiết đời thường trở thành hình ảnh thơ rất hay: “Tôi với anh biết…vừng trán ướt
mồ hôi”.
+ Từng cặp câu thơ sóng đôi như hai đồng chí: áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá;

miệng cười buốt giá / chân không giày; tay nắm / bàn tay.
- Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu thơ: Tương nhau tay nắm lấy bàn tay : tình đồng
chí truyền hơi ấm cho nhau, vượt qua bao gian lao, thử thách.
3) Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc:
- Cảnh chờ giặc căng thảng, rét buốt: đêm, rừng hoang, sương muối.
- Họ cùng sát cánh bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chờ giặc tới.
- Cuối đoạn, cũng là cuối bài, cảm xúc được kết tinh trong câu thơ rất đẹp: Đầu súng trăng treo
như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí; cách biểu hiện
thật độc đáo, vừa lãng mạn, vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ, vừa là tâm hồn thi sĩ.
3) Kết bài: ( 6 điểm )
- Đề tài dễ khô khan được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác
chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ viết về người
lính thời đó.
- Viết về bộ đội mà không tiếng súng, nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính
vẫn cao cả, hào hùng.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- Năm học: 2010 – 2011
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian : 90 phút
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học: 2009 - 2010
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian làm bài: 90 phút
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Tổng số
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
VĂN
Thể loại
1

0,25
1
0,25
Tác giả
1
0,25
1
0,25
Phương thức biểu đạt
1
0,25
1
0,25
Nội dung nghệ thuật
2
0,5
1
0,25
3
0,75
TIẾNG
VIỆT
Khởi ngữ
1
0,25
1
0,25
Các thành phần biệt lập
1
0,25

1
1
1
0,25
1
1
Nghĩa tường minh và hàm ý
1
0,25
1
0,25
Các kiểu câu
1
0,25
1
0,25
Cụm từ
1
0,25
1
0,25
TẬP
LÀM
Phép phân tích và tổng hợp
1
0,25
1
0,25
Nghị luận về một bài thơ.
1

6
1
6
Tổng số câu
Tổng số điểm
7
1,75
5
1,25
1
1
1
6
12
3
2
7
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án đúng .
1) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có thể loại giống với bài thơ nào trong các bài thơ sau ?
A. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) B. Đồng chí (Chính Hữu)
C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) D. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
2) Tác giả của bài thơ “Con cò” là ai ?
A. Huy Cận. B Chế Lan Viên. C. Nguyễn Duy. D. Y Phương.
3) Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn phương ?
A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
B. Lòng thành kính biết ơn và thương nhớ vô hạn của tác giả đối với Bác khi đến viếng lăng Bác.
C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
4) Văn bản nào sau đây được viết theo phương thức biểu đạt chính là nghị luận ?
A. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) B. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

C. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) C. Nói với con (Y Phương)
5) Trong đoạn thơ sau, câu thơ nào in chưa chính xác ?
“ Người đồng mình thô sơ da thịt A. Câu 1
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con B. Câu 2
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương C. Câu 3
Còn quê hương thì cho phong tục” D. Câu 4
(Y Phương – Nói với con)
6) Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được trần thuật theo ngôi thứ mấy ?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Cả A, B, C đều đúng.
7) Dòng nào nêu đúng khái niệm về hàm ý ?
A. Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
B. Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu và có thể suy ra từ những từ
ngữ ấy.
C. Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt thông qua những từ ngữ trong câu.
D. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy
ra từ những từ ngữ ấy.
8) Câu nào sau đây không có thành phần khởi ngữ ?
A. Quyển sách này thì tôi đã đọc rồi. B. Mèo, nhà tôi có hai con.
C. Rón rén, chị bưng bát cháo đến chỗ chồng. D. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
9) Câu văn: “Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao.” thuộc kiểu câu gì ?
A. Câu đơn. B. Câu ghép đẳng lập. C. Câu ghép chính phụ. D. Câu đặc biệt.
10) Các cụm từ: “phủi áo, nhìn qua khói, chạy theo chị Thao, đi về hang” thuộc loại cụm từ nào ?
A. Cụm danh từ. B. Cụm động từ. C. Cụm tính từ.
11) Câu văn: “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở,
màu sắc đã nhợt nhạt.”(Nguyễn Minh Châu – Những ngôi sao xa xôi) có chứa thành phần biệt lập nào ?
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán. C. Thành phần phụ chú. D. Thành phần gọi - đáp.
12) Từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau ?
“…… ….……………là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.”
A. Giả tthiết. B. So sánh. C. Đối chiếu. D. Tổng hợp.
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )

Câu 1: ( 1 điểm )
a) Vì sao gọi thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú là
thành phần biệt lập ?
b) Đặt một câu trong đó có thành phần phụ chú.
Câu 2: ( 6 điểm )
Em cảm nhận được người cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương.

 GHI CHÚ: - Phần Trắc nghiệm làm trực tiếp trên giấy in đề trong thời gian 15 phút đầu.
- Phần Tự luận làm trên giấy vở học sinh trong thời gian 75 phút còn lại.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học: 2009 - 2010
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – mỗi câu đúng được 0,25 điểm )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A B B C D A D C A B C D
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm )
a) Gọi thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú là thành phần biệt lập vì
đó là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. (0,25 điểm)
b) - Đặt câu đúng ngữ pháp, có thành phần phụ chú. (0,5 điểm)
- Chỉ ra đúng thành phần phụ chú có trong câu văn. (0,25 điểm)
Câu 2: ( 6 điểm )
• Yêu cầu : Bài viết dưới dạng một bài văn nghị luận về một bài thơ.
* Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu tác giả Y phương và bài thơ Nói với con.
- Bài thơ là lời tâm tình của người cha nói với con, dặn dò con, ước mong con khôn lớn, tiếp nối truyền thống của gia
đình, quê hương.
* Thân bài: (4 điểm)
1. Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
a) Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ. (Phân tích bốn câu thơ đầu)
Gợi cảnh đứa trẻ chập chững tập đi, không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ đón nhận từng biểu hiện lớn lên

của con trẻ.
b) Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
- Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, gắn bó, quấn quýt bên nhau (Đan lờ cài nan hoa; Vách nhà ken câu hát)
- Rừng núi quê hương thơ mộng và nghĩa tình (Rừng cho hoa; Con đường cho những tấm lòng).
2. Mượn lời nói với con để truyền cho con niềm tự hào về quê hương và bày tỏ lòng mong ước của người cha đối với
con.
a) Tự hào về người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương. (Người đồng mình …
không lo cực nhọc).
- Nhắc đến người đồng mình bằng những câu cảm thán (yêu lắm; thương lắm con ơi! ) thể hiện tình quê thật thiết tha,
đằm thắm, cách bộc lộ mộc mạc, chân thành.
- Người đồng mình sống vất vả nhưng chí lớn (Cao đo nỗi buồn ; Xa nuôi chí lớn…)
- Qua đó, người cha mong con phải sống có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan,
thử thách bằng ý chí và niềm tin để xây dựng quê hương (Sống trên đá không chê…không lo cực nhọc).
b) Tự hào về người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin (thô sơ da thịt, chẳng mấy ai nhỏ bé…) đã làm nên
quê hương với truyền thống tốt đẹp (tự đục đá kê cao quê hương… làm nên phong tục…).
Qua đó, người cha muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, cần tự tin mà vững bước trên đường đời.
c) Niềm mong muốn càng tha thiết khi con trưởng thành. Bốn câu cuối hầu như chỉ nhắc lại hai ý trên, nhưng cách nói
mạnh hơn. (…thô sơ da thịt – chẳng mấy ai nhỏ bé /… tuy thô sơ da thịt – không bao giờ nhỏ bé…)
- Kết hợp với tiếng gọi Con ơi, với những câu cầu khiến Lên đường; Nghe con , tạo nên giọng điệu dặn dò, khuyên bảo,
thôi thúc,…
* Kết bài: (1 điểm) ( Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ – Suy nghĩ của bản thân )
- Cùng với cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mộc mạc mà ý vị sâu xa là giọng điệu tâm tình tha thiết,
trìu mến dặn dò, phù hợp với cách diễn tả cảm xúc và tâm hồn chất phác của người miền núi.
- Bài thơ diễn tả sâu sắc tình yêu con và ước mong của cha mẹ là con đã được nuôi dưỡng trong tình gia đình, quê hương
đằm thắm, thì lớn lên phải sống tình nghĩa, thuỷ chung, luôn tự hào và phát huy được truyền thống của tổ tiên quê nhà.
• Biểu điểm :
+ Điểm 5- 6: Bố cục rõ ràng, hợp lí; biết cách nêu luận điểm và triển khai luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc để làm rõ
vấn đề nghị luận; diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng, sạch sẽ; sai không quá 1 lỗi về chính tả, câu, từ,…
+ Điểm 3- 4: Bố cục hợp lí; có nêu và triển khai luận điểm nhưng chưa thật mạch lạc, chặt chẽ lắm; diễn đạt trôi chảy,
trình bày rõ ràng; sai không quá 2 lỗi về chính tả, câu, từ,…

+ Điểm 1,5- 2: Bố cục tương đối hợp lí; có nêu và triển khai được một luận điểm nhưng chưa thật mạch lạc, rõ ràng lắm ;
diễn đạt còn lủng củng, trình bày cẩu thả ; sai không quá 4 lỗi về chính tả, câu, từ,…
+ Điểm 0- 1: Bài làm kém về mọi mặt – Lạc đề.
…………………………Hết………………………………

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×