Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và giảm thiểu tác động môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất bột nhẹ trên địa bàn thành phố phủ lý, hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 69 trang )

5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BỘT NHẸ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TRONG NƢỚC
1.1. Vai trò và ứng dụng của bột nhẹ
Bột nhẹ (CaCO
3
kết tủa) là một chất phụ liệu quan trọng cho nhiều ngành
công nghiệp khác nhau được sử dụng ở dạng tinh khiết và dạng kém tinh khiết tùy
theo nhu cầu và mục đích sử dụng cụ thể. BN là một tên gọi thông thường trên thị
trường của hợp chất carbonat caxi (CaCO
3
).
Trên thị trường BN được tiêu thụ dưới dạng bột ở nhiều kích cỡ khác nhau.
Được sử dụng rộng rãi trong các ngành như: sơn, nhựa, bột trát tư ờng, dược
phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản,
cao su, giấy….
Ngoài ra trên thị trường còn có sản phẩm cùng loại giống như BN cũng là
bột canxi carbonat (CaCO
3
) nhưng người ta gọi là bột nặng (bột đá nghiền
CaCO
3
), nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau là do chúng được sản xuất theo
phương pháp khác nhau, từ đó tính chất của chúng cũng khác xa nhau và lĩnh vực
ứng dụng cũng khác nhau.
1.2. Tình hình sản xuất bột nhẹ trên thế giới[9]
Trên thế giới có Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Á là những nơi sản xuất và tiêu
thụ BN lớn nhất.
Chất độn khoáng trong sản phẩm giấy gồm canxi cacbonat nghiền mịn, bột nhẹ,
cao lanh và titan dioxyt. Canxi cacbonat tự nhiên chất lượng cao không dễ kiếm ở


Bắc Mỹ. Do đó sản lượng sản xuất BN tăng lên rất mạnh trên thị trường chất độn
của ngành giấy ở Bắc Mỹ. Một lý do khác cũng làm tăng nhu cầu bột nhẹ trong
công nghiệp sản xuất bột giấy là việc sử dụng giấy tái sinh. Sợi giấy tái sinh ngắn
hơn và mềm hơn nên độ trắng kém hơn sợi ban đầu, vì vậy đòi hỏi một lượng lớn
hơn các chất độn có độ trắng cao để nâng độ trắng của giấy lên.
6

Mức độ độn của các khoáng trong bột giấy có thể lên đến 50%. Công thức độn
của Bắc Mỹ là 80% cao lanh, 20% CaCO
3
. Hiện nay đang chuyển dần sang công
thức là 40% cao lanh và 60% BN.
Ngoài nhu cầu BN trong sản xuất giấy còn có nhu cầu BN trong sản xuất cao
su, chất dẻo, sơn, dược phẩm v.v
Tổng sản lượng BN ở Bắc Mỹ là 600.000 tấn/năm. Các công ty sản xuất BN
hàng đầu ở Bắc Mỹ là Plizer Inc và ECC international Inc. Plizer có 25 cơ sở sản
xuất BN trên toàn nước Mỹ. Các cơ sở sản xuất BN này nằm trong khu vực sản xuất
giấy. BN dạng huyền phù được vận chuyển theo đường ống sang cơ sở nghiền bột
giấy. Đến cuối năm 1992 Plizer có tổng số cơ sở sản xuất BN lên đến 32 cơ sở.
Anh quốc có 3 công ty sản xuất BN là ICI, PLC, Rhon-Poulenc và một công ty
nhỏ hơn là WR.Luscombe Ltd.
ICI sản xuất BN chủ yếu dùng làm chất độn cho công nghiệp cao su, keo gắn,
keo trát. Sản phẩm của hãng 60% cung cấp cho Châu Âu.
Nhà máy BN đầu tiên được Rhon-Poulenc khánh thành vào năm 1991. Nhà
máy được thiết kế hoàn toàn tự động và có công suất 30.000 tấn/năm. Sản phẩm BN
của Rhon-Poulenc cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất kem đánh răng, giấy,
keo gắn, keo trát, sơn, dược phẩm và mỹ phẩm.
Công ty WR.Lurcombe Ltd. có trụ sở ở London, công ty này chỉ sản xuất BN
với công suất 1.000 tấn/năm do khai thác các sản phẩm phụ trong công nghiệp làm
mềm nước.

Công ty Fax Kalk của Đan Mạch hiện được xem là công ty cung cấp BN lớn
nhất Châu Âu. Nhà máy sản xuất BN đầu tiên của Fax Falk là nhà máy Lesebo đặt
tại Thuỵ Điển với công suất 6.000 tấn/năm. Nhà máy sản xuất BN thứ hai được đặt
tại Nymola (Thuỵ điển). Sản phâ
̉
m BN c ủa nhà máy này được ký hiệu PCC95. Sản
phẩm của nó cung cấp cho tập đoàn làm giấy Stora, đây là tập đoàn sản xuất giấy và
bột giấy lớn nhất Châu Âu.
7

Phần Lan cũng là một nước cung cấp BN quan trọng ở Châu Âu. Tổng công
suất của tập đoàn Partek là 60.000 tấn/năm.
Ở khu vực Châu Á thì chỉ hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã vượt xa các
khu vực khác về tổng sản lượng bột nhẹ. Năm 1992 sản lượng BN của Trung Quốc
đạt tới 550.000 tấn.Trong đó nhu cầu thị trường trong nước là 512.000 tấn.
Ở Nhật Bản người ta sản xuất 2 loại BN chính: một loại là light PCC và loại
cloidal PCC. Cũng như các khu vực khác nhu cầu BN cho ngành giấy là cao nhất,
sau đó là các ngành sơn, chất dẻo, cao su v.v
1.3. Tình hình sản xuất bột nhẹ trong nƣớc [9]
Tại nước ta, 125 tụ khoáng đá vôi đã được tìm kiếm và thăm dò, trữ lượng ước
đạt 13 tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn. Đá vôi Việt nam phân bố tập
trung ở các tỉnh phía Bắc và cực Nam. Đá vôi ở Bắc Sơn và Đồng Giao phân bố
rộng và có tiềm năng lớn hơn cả.
Tại Hải Dương, đá vôi được phân bố chủ yếu trong phạm vi giữa sông Bạch
Đằng và sông Kinh Thày. Những núi có quy mô lớn như núi Han, núi A
́
ng Dâu, núi
Nham Dương đã được thăm dò tỉ mỉ.
Tại Hải Phòng, đá vôi tập trung chủ yếu ở Trại sơn và Tràng kênh thuộc huyện
Thuỷ Nguyên. Ngoài ra còn có những mỏ đá vôi phân bố rải rác ở Dương Xuân -

Pháp Cổ, Phi Liệt, Thiếm Khê, Mai Động và Nam Quan.
Đá vôi đôlômit tập trung ở dãy núi Han, dãy núi Hoàng Thạch - Hải Dương với
trữ lượng lên tới 150 triệu tấn. Trữ lượng địa chất đá vôi của khu vực Hải Phòng là
782.240 nghìn tấn.
Ở Miền Bắc Việt Nam hiện có tới 340 mỏ và các điểm khai thác đá vôi đang
hoạt động. Quy mô, công suất khai thác khác nhau khá nhiều. Trên các mỏ đá lớn ở
Miền Bắc Việt Nam, người ta áp dụng công nghệ khai thác lớp bằng.
Từ hơn 40 năm nay, BN được sản xuất tại Việt Nam với công nghệ do chúng
ta tự thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Tuy nhiên do mức độ cơ khí hóa thấp, các thiết bị
8

như sấy, nghiền còn thô sơ nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được
nhu cầu trong nước.
Công nghệ sản xuất BN chủ yếu theo công nghệ hấp thụ CO
2
. Sản phẩm BN
của ta thường có độ kiềm cao và không ổn định về chất lượng do qui trình thiết bị
lạc hậu, thủ công, không đầu tư sâu vào việc nghiên cứu công nghệ. Tuy một số cơ
sở có cải tiến thiết bị ở một số khâu nhưng việc thay đổi cục bộ, đơn lẻ cũng ít đem
lại hiệu quả. Kể cả một dây chuyền nhập công nghệ cũng như thiết bị toàn bộ của
nước ngoài cũng không hoạt động hiệu quả vì giá thành sản phẩm cao hơn nhiều so
với giá của sản phẩm được sản xuất trên dây truyền thủ công và sản phẩm cũng
không hoàn toàn đạt tiêu chuẩn "bột nhẹ cao cấp".
Năm 2001 công ty Đất Đèn và Hóa Chất Tràng Kênh đã đưa công trình sản
suất BN chất lượng cao đi vào hoạt động, sản phẩm đạt chất lượng tốt, đặc biệt là
độ mịn. Tuy nhiên giá thành lại cao nên khó tiêu thụ sản phẩm.
Trong khi đó, hàng năm nước ta sản xuất hàng trăm nghìn tấn bột (CaCO
3
)
bao gồm cả bột nặng và bột nhẹ. Năm 2001 nhà máy Công Ty Hóa Chât Minh

Đức với năng xuất và tiêu thụ 6000 tấn BN thông dụng, sản lượng BN của Công
ty Trung Đức 3000 tấn, Công ty Đất Đèn và Hóa Chất Tràng Kênh là 1.200 tấn.
Hiện nay nhu cầu trong nước vẫn rất cao, sản xuất trong nước chưa đáp
ứng đủ nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu BN. Theo thống kê của tập
đoàn hóa chất Việt Nam lượng sản phẩm BN được sử dụng trong các lĩnh vực :
Ngành sơn 12%
Sản xuất nhựa 14%
Giấy 4%
Chất tẩy rửa 10%
Kem đánh răng và mỹ phẩm 24%
Cao su 31%
Sản xuất vỏ bình acqui 5%
1.4. Tổng quan cơ sở lý thuyết quy trình sản xuất bột nhẹ
9

1.4.1. Nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất BN là từ núi đá vôi (CaCO
3
) thiên
nhiên.
Thành phần chủ yếu của đá là CaCO
3
ngoài ra còn pha lẫn một ít tạp chất
như MgCO
3
, SiO
2
, Al
2
O

3
, Fe
2
O
3

Phân loại : gồm 2 loại chính là loại dùng cho công nghiệp hóa chất và loại
cho công nghiệp sản xuất ximăng, tùy thuộc vào độ cứng của đá, thành phần các
chất, màu sắc mà người sử dụng trong từng lĩnh vực cụ thể.
Yêu cầu về chất lượng: Yêu cầu nguồn nguyên liệu đá vôi sử dụng trong
công nghiệp hóa chất phải sạch, ít pha lẫn tạp chất cơ học, có hàm lượng CaO cao.
Yêu cầu về kích thước hình dạng: Căn cứ vào kiểu lò và nguyên liệu đốt lò
để quyết định kích thước và hình dạng cho đá thích hợp, như vậy mới đảm bảo lò
hoạt động tốt và tạo được sản phẩm chín đều. Hình dạng viên đá phải có diện tích
tiếp xúc nhiệt lớn để CO
2
thoát ra nhanh và đá chóng chín. Kích thước các viên đá
phải đồng đều nhằm tránh hiện tượng khi xếp đá tạo ra các khe hở lớn làm cho ngọn
lửa cháy nhanh gây ra hiện tượng cháy lưới, ngoài ra khe hở lớn còn làm cho than
vụn bị dồn xuống đáy lò gây ra hiện tượng vôi ở phần dưới lò bị quá lửa và vôi ở
phần trên lò bị sống.
Do vậy trên thực tế để thuận tiện cho quá trình vận hành và thu sản phẩm,
thường dùng kích thước hạt của nguyên liệu khá lớn (60 – 200mm), tỉ lệ giữa đá vôi
và nhiên liệu là 9:1, do vậy mà nhiệt độ của lò để phân hủy CaCO
3
khá cao (từ 900
– 1200
o
C).
1.4.2. Nhiên liệu

Nhiên liệu có thể sử dụng nhiều loại khác nhau như :
- Nhiên liệu rắn: than, củi, rơm, rạ….
10

- Nhiên liệu lỏng : dầu mazut, dầu DO, dầu FO…
- Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí lò cao, khí lò cốc.
Ở các nước khoa học tiên tiến thì cả ba loại nhiên liệu trên đều được sử dụng,
còn ở nước ta chưa có nơi nào dùng nhiên liệu khí và lỏng, chủ yếu là than vì đây là
nguồn nhiên liệu rẻ tiền và được khai thác trong nước nhưng đó lại là nguồn tài
nguyên không tái tạo, số lượng có hạn và đang dần bị cạn kiệt.
1.4.3. Quá trình nung vôi
Việc nung đá vôi thành vôi sống đã được con người phát hiện và ứng dụng từ
lâu, nhiên liệu đầu tiên là gỗ, củi, sau này và hiện nay thường dùng nhiên liệu là
than đá hoặc than cốc.
Thực chất của quá trình nung vôi là dùng nhiệt độ cao để phân hủy Carbonat
canxi của đá vôi thành oxyt canxi theo phản ứng sau :
CaCO
3
↔ CaO + CO
2
- 42.50kcal/mol
Sau khi nung, hình dạng và kích thước của vôi vẫn không đổi (giống như
hình dạng lúc nhập liệu).
Muốn phản ứng xảy ra theo chiều thuận phải giảm áp suất khí CO
2
bằng cách
tạo điều kiện cho khí CO
2
bay ra khỏi lò nung nhanh và tăng thêm nhiệt độ nung so
với nhiệt độ nung tính toán lý thuyết.

Trong thí nghiệm carbonat canxi phân hủy ở nhiệt độ 900
o
C. Thực ra ở
600
o
C nó đã phân hủy nhưng rất yếu, đến khi nhiệt độ đạt 850
o
C nó mới phân hủy
mạnh. Để đá vôi phân hủy hoàn toàn chúng ta cần giữ nhiệt độ 600
o
C đến 960
o
C
trong một thời gian nhất định
Trong thực tế đá vôi nung ở 1000
o
C đến 1200
o
C vì thường phải nung một
lượng nhiên liệu lớn với thành phần hóa học không đều, không ổn định, chứa nhiều
tạp chất khác nhau và tốc độ nung lại lớn. Ngoài ra theo phản ứng phân hủy đá vôi
11

ở trên lý thuyết CaO có trọng lượng bằng trọng lượng của CaCO
3
giảm đi 44% (do
mất CO
2
), nhưng vì thể tích chỉ giảm 10 đến 15% nên vôi có độ xốp lớn và do đó
nhẹ.

Xét một viên đá vôi khi nung trong lò, trước tiên có một lớp vôi xuất hiện và
bao bọc bên ngoài, vì lớp vôi này xốp hơn đá vôi nên hệ số dẫn nhiệt giảm, làm
nhiệt truyền vào trong khó nên phải tăng thêm nhiệt độ nung, giúp viên đá vôi có
thể tăng hệ số dẫn nhiệt để phân hủy hết.
Trong quá trình nung nếu ta khống chế nhiệt độ không chính xác thì sản
phẩm thu được có thể là vôi chín, vôi sống, vôi quá lửa.
Vôi sống: cục vôi nặng hơn vôi chín khi có cùng thể tích. Vôi sống nhìn qua
không phân biệt được vì lớp ngoài đã chín và trong lõi vẫn còn dạng đá vôi. Nguyên
nhân là do nhiệt độ nung thấp, kích thước đá vôi quá lớn, hay than cháy lướt quá
nhanh, hoặc có thể lấy vôi ra nhiều lần và nhanh quá.
Vôi quá lửa: thông thường thể tích đá vôi giảm 10 đến 15% sau khi nung,
nhưng nếu quá nhiệt thì giảm đến 40%, vậy nếu nhiệt độ quá cao thì cục vôi càng
rắn và càng nặng. Vì vậy khi tôi vôi quá lửa, phân tử khó thấm nước vào nên tôi vôi
rất chậm.
Quá trình nung vôi trong lò đứng thông thường:
- Đá vôi và than cho vào miệng lò khi di chuyển dần xuống sẽ được khói nóng
bốc lên đốt nóng trước, khi than vụn đốt nóng đến 700
o
C sẽ bắt đầu cháy,
nhiệt độ trong lò tăng lên tới khoảng 900
o
C đến 1200
o
C thì đá vôi phân hủy
thành vôi. Sau khi thành vôi thì di chuyển xuống khu vực dưới của lò và tiếp
xúc với không khí phía ngoài đi vào lò làm nguội. Như vậy theo chiều cao
của lò đã hình thành ba phần, phần trên sấy, phần giữa là nung, phần đáy là
làm nguội.
12


- Thông thường theo kinh nghiệm thực tế, phần sấy chiếm 25% tổng thể tích
lò, phần nung chiếm 50% tổng thể tích lò và phần làm nguội là phần còn lại.
- Sự phân chia trên chỉ mang tính ước lượng. Trong quá trình nung vôi,
khoảng cách của các phần đó dài ngắn phụ thuộc vào thao tác như : nhập
liệu, quá trình chọc xỉ, thông lò, khối lượng mỗi lần ra lò…
Phần sấy: đá vôi và than đá cho vào lò gặp khí khói có nhiệt độ từ 800
o
C đến
1200
o
C từ phần nung đi lên, làm bốc hơi nước, than bốc hơi, các hợp chất hữu cơ
cháy hết, MgCO
3
bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ từ 700
o
C đến 800
o
C.
Chất bốc có trong than ở phần này thoát ra, lượng không khí cho vào lò nếu
thiếu than sẽ không cháy hết, nếu thừa thì nhiệt độ trong lò giảm, do khối lượng oxi
trong không khí còn ít, vì vậy chất bốc không cháy được sẽ theo khói thải thoát ra
ngoài. Từ đó cho thấy than cho vào lò càng ít chất bốc thì càng đỡ lãng phí. Nhưng
ngược lại, lúc bắt đầu mồi lò than được xếp khoảng 1/3 chiều cao của lò ( tính từ
đáy lên) cần có nhiều chất bốc để cháy và có ngọn lửa dài.
Phần nung: Phần này rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng và sản phẩm
vôi ở khu vực này, than cháy nên nhiệt độ đạt từ 1000
o
C đến 1200
o
C, với nhiệt độ

này đá vôi bị phân hủy. Trong quá trình thao tác điều khiển lò, yêu cầu duy trì phần
nung ổn định cả về nhiệt độ và khoảng cách.
Phần nguội: đầu phần này là chỗ than cháy hết và cuối phần này là nơi lấy xỉ
than ra. Nếu đá vôi còn xót lại ở phần này thì nó không thể phân hủy và nhiệt độ đã
giảm xuống nhiều (so với phần nung) do không khí ở ngoài lùa vào nhiều.
Như vậy, qua tính toán sự cháy của quá trình nung thấy rằng nếu nhiệt độ
của không khí đưa vào lò càng tăng thì nhiệt độ ngọn lửa càng cao, nếu duy trì nhiệt
độ ngọn lửa không đổi thì nhiệt hao phí sẽ giảm.
1.4.4. Quá trình làm sạch khí lò nung
13

Việc sản xuất vôi thường đi đôi với sản xuất BN (CaCO
3
tạo thành do phản
ứng giữa sữa vôi với CO
2
), một sản phẩm quan trọng. Người ta tận dụng CO
2
sinh
ra trong quá trình nung vôi để sản xuất BN.
Tuy nhiên do hỗn hợp khí thải của nung vôi chứa khá nhiều tạp chất cơ học
như tro, bụi than, và một hàm lượng SO
2
Ngoài ra nhiệt độ của khí thải cũng rất
lớn vào khoảng 800
o
C đến 900
o
C. Vì vậy trước khi dẫn CO
2

vào thiết bị phản ứng
thì khí thải phải được làm sạch và làm nguội.
1.4.5. Quá trình hòa tan CaO và H
2
O
Vôi sống hợp với nước sẽ cho vôi tôi (hydroxyt canxi). Đây là phản ứng tỏa
nhiệt mãnh liệt, do vậy cần phải chú ý trong việc giảm nhiệt độ trong quá trình để
nâng cao hiệu suất phản ứng.
Ở 25
o
C
CaO + H
2
O  Ca(OH)
2
+ 15.6 kcal/mol
Ta cũng biết CaO tan rất ít trong nước và nhiệt độ tăng thì khả năng hòa tan
cũng sẽ giảm theo. Do đó hydroxyt canxi thường được dùng dưới dạng huyền phù
(sữa vôi). Thiết bị để hòa tan CaO vào nước phải làm từ vật liệu chị nhiệt và cần có
thiết bị giải nhiệt cho thiết bị này (nếu cần thiết).
Trong quá trình hòa tan CaO, cũng là giai đoạn loại bỏ các tạp chất cơ học có
trong vôi như MgO, Al
2
O
3
, Fe
2
O
3
không tan vào nước được tháo bỏ dưới đáy thiết

bị, đồng thời để vôi có độ tinh khiết cao đòi hỏi nguồn nước cung cấp phải đảm bảo
không chứa nhiều tạp chất ion kim loại.
1.4.6. Quá trình phản ứng tạo sản phẩm
Đây là công đoạn quan trọng quyết định đến năng suất của sản phẩm. Do
vậy, để phản ứng đạt hiệu suất cao chúng ta cần tạo điều kiện cho 2 pha khí (CO
2
)
14

và lỏng (vôi tôi) có bề mặt tiếp xúc pha lớn, nhiệt độ của các dòng nhập liệu, đồng
thời trong suốt quá trình phản ứng :
Ca(OH)
2 (r)
+ CO
2 (k)
= CaCO
3 (r)
+ H
2
O
(l)
+ 26.908 Kcal/mol
Vì đây là phản ứng tỏa nhiệt, do nhiệt độ phản ứng ảnh hưởng đến độ tan của
Ca(OH)
2
và CO
2
trong nước, nên chúng ta cần giảm nhiệt độ của thiết bị nhằm giúp
phản ứng đạt hiệu quả.
Về bản chất đây là một quá trình hấp thụ có kèm phản ứng hóa học. Phản

ứng giữa CO
2
và Ca(OH)
2
xảy ra ở miền phản ứng nhanh. Ở miền phản ứng này
phản ứng xảy ra rất nhanh và thực tế thời gian phản ứng rất nhỏ so với thời gian
khuếch tán tương đương, và phản ứng xảy ra ngay trong thời gian dừng của phân tố
lỏng ngay trên bề mặt phân chia pha hay trong màng lỏng. Như vậy trong màng
lỏng sẽ xảy ra quá trình khuếch tán và phản ứng hóa học, phương trình cân bằng vật
chất cho cấu tử tro trong màng lỏng bao gồm khuếch tán và động học.
Việc lựa chọn thiết bị phản ứng cho quá trình này cũng rất quan trọng, thiết
bị của chúng ta cần tạo bề mặt tiếp xúc pha lớn càng tốt.
1.4.7. Quá trình lắng bột nhẹ
BN sau khi ra khỏi thiết bị phản ứng chúng ta cần loại bỏ bớt nước và thu
huyền phù dạng phù hợp cho quá trình sấy sao cho ít tồn nhiệt trong quá trình sấy.
Do vậy, phương pháp lắng đơn giản và hiệu quả trong dây chuyền là lắng theo
nguyên tắc trọng lực, ít tốn kém chi phí trong quá trình lắng. Các bể lắng được xây
dựng tại nơi thiết bị phản ứng nhằm lắng huyền phù đồng thời để làm mát sản phẩm
cần thiết.
1.4.8. Quá trình sấy bột khô
Quá trình sấy không chỉ là quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu
một cách đơn thuần mà là một quá trình công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản
15

phẩm. Nó đòi hỏi sau khi sấy vật liệu phải đạt chất lượng cao, tiêu tốn năng lượng ít
và chi phí vận hành thấp.
1.5. Sử dụng năng lƣợng và tác động môi trƣờng trong sản xuất BN
1.5.1 Sử dụng năng lượng
Đối với nước ta công nghệ sản xuất BN hầu hết là công nghệ do chúng ta tự
thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Tuy nhiên do mức độ cơ khí hóa thấp, các thiết bị như

sấy, nghiền còn thô sơ nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được nhu
cầu trong nước. Và công nghệ chủ yếu là công nghệ hấp thụ CO
2
. Các thiết bị rất
đơn giản vì vậy mà thất thoát nhiều năng lượng như trong quá trình sấy.
Với công nghệ còn lạc hậu việc đốt than trong sản xuất BN (trong quá trình
sấy) sẽ thất thoát nhiều năng lượng.
1.5.2. Các tác động môi trường
Khi đốt than sẽ thải ra rất nhiều khí nhà kính CO
2
gây ô nhiễm môi trường và
biến đổi khí hậu đa
́
ng lo ngại, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu.
Bảng 1. Nguồn chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất BN
STT
Các nguồn phát sinh
Loại chất thải
Môi trƣờng bị
tác động
1
Quá trình vận chuyển
nguyên nhiên liệu
- Bụi
- Tiếng ồn
Môi trường
không khí
2
Quá trình sản xuất
- Nung

- Tôi vôi
- Sấy
- Nghiền
- Bụi
- Nhiệt
- Khí thải có chứa
CO
2
, CO, SO
2
,
- Nước thải trong
quá trình ép, nước
Môi trường
không khí
Môi trường
nước
Môi trường đất
16

rửa sinh hoạt
- Dầu máy tổng hợp
thải
- Chất thải rắn: bao
bì hỏng rách, giẻ
lau có dính dầu
mỡ,
- Tiếng ồn.
Trong các nguồn trên, đáng chú ý là nước thải từ các quá trình sản xuất và
khí thải độc hại nhất là CO và CO

2
thải ra trong quá trình sấy bột.
1.6. Sơ lƣợc về thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam [5]
1.6.1. Điều kiện tự nhiên xã hội
Vị trí địa lý TP Phủ Lý cách thủ đô Hà Nội gần 60km về phía Nam, cách
thành phố Nam Định 30 km về Phía Tây Bắc và cách thành phố Ninh Bình 34 km
về phía Bắc, cách Thành phố Hưng Yên 25km. Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A có
tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: Sông Đáy, Sông
Châu và Sông Nhuệ rất thuận lợi về giao thông thủy bộ.
Địa giới:
Phía Bắc giáp xã Kim Bình thuộc huyện Kim Bảng và xã Tiên Tân, xã Tiên
Hải thuộc huyện Duy Tiên.
Phía Nam giáp với xã Thanh Hà, Thanh Tuyền thuộc huyện Thanh Liêm.
Phía Đông giáp với xã Liêm Tiết, Liêm Tuyền thuộc Huyện Thanh Liêm.
Phía Tây giáp với Thị trấn Kiện Khê thuộc buyện Thanh Liêm, xã Thanh
Sơn thuộc huyện Kim Bảng.
Khí hậu:Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven núi nên địa hình
của Thành phố chia làm nhiều khu vực hai bên bờ các con sông, Phủ Lý nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa:
17

Diện tích tự nhiên: 3.424,37 ha trong đó đất nội thành : 955,87 ha; đất ngoại
thành: 2.468,5 ha.
Dân số: Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số trung bình năm 2010
của tỉnh Hà Nam là: 784.486 người, tăng 0.04% so với dân số trung bình năm 2009.
Cơ cấu dân số, dân số nam chiếm 48,85%, dân số nữ chiếm 51,15%. Dân số thành
thị chiếm 9,55% và khu vực nông thôn 90,45%. Công tác dân số và kế hoạch hóa
gia đình thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, tỷ lệ sinh thô dân số năm 2010 đạt 14,75‰; tỷ
lệ giảm sinh 0,15‰ so với năm 2009 đạt kế hoạch năm [5].


Hành chính: Thành phố Phủ Lý có 12 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 6
xã với 155 tổ dân phố, thôn. Tổng dân số thực tế thường trú 100.432 người. Bao
gồm:
· 6 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Minh Khai, Quang Trung, Hai
Bà Trưng, Lương Khánh Thiện.
· 6 xã: Thanh Châu, Liêm Chính, Phù Vân, Châu Sơn, Lam Hạ, Liêm Chung.
Hà Nam là một trong những tỉnh đồng bằng có các điều kiện kết cấu hạ tầng
tương đối hoàn thiện và thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
1.6.2. Điều kiện kinh tế
1.Để tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, tỉnh đã quy
hoạch và xây dựng 5 khu công nghiệp tập trung và 17 cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề.
 Khu công nghiệp Đồng Văn quy mô 400 ha (giai đoạn 1: 110 ha), nằm ở phía
bắc tỉnh, cách Hà Nội 45 km, đã đầu tư hoàn thành cơ bản hạ tầng cho giai
đoạn I, đến nay các doanh nghiệp đã đăng ký lấp đầy 100% diện tích. Tỉnh
18

đang xúc tiến khẩn trương công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất giai
đoạn 2.
 Khu công nghiệp Châu Sơn phía Tây thành phố Phủ Lý có quy mô 169ha.
 Khu công nghiệp Hoàng Đông ở huyện Duy Tiên cách Hà Nội 48 km về phía
nam có quy mô 100 ha.Đã có nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng phục vụ các
doanh nghiệp.
 Khu công nghiệp Châu Giang thuộc địa phận 3 xã (Chuyên Ngoại, Trác Văn
và Hòa Mạc), huyện Duy Tiên có diện tích 132,4 ha.
Các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nước, điện đưa đến tận chân
hàng rào.
Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP năm 2010 sơ bộ đạt 5.386,8 tỷ đồng, đạt
100,4% kế hoạch năm, tăng 14,4% so cùng kỳ năm 2009. Tốc độ tăng trưởng theo
khu vực kinh tế so cùng kỳ.

2. Về giao thông, ngoài mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế,
văn hóa, xã hội với bên ngoài, mạng lưới giao thông nội tỉnh và giao thông nông
thôn cũng phát triển, đến nay đã hình thành mạng lưới khép kín, với hơn 4000km.
Trong số 167 km đường cấp tỉnh quản lý đã có 112 km (67,1%) được rải nhựa, chất
lượng tốt, trong đó có 42 cầu đường với tổng chiều dài hơn 1000m. 72,1% số đường
cấp huyện cũng đã được rải nhựa. Hàng nghìn km đường cấp xã quản lý và đường
giao thông trong thôn xóm đã được bê tông hóa hoặc rải nền cứng. Nối hai bờ sông
Đáy giữa khu vực TP Phủ Lý là 4 cây cầu bê tông vĩnh cửu. Các phương tiện giao
thông cơ giới có thể đi lại thuận tiện dễ dàng đến hầu hết các xã, thôn trong tỉnh [5].
3. Hệ thống thủy lợi, thủy nông
Trên địa bàn tỉnh đã căn bản hoàn chỉnh, với 87 km đê sông, các trạm bơm
tưới tiêu và hàng nghìn km kênh mương thủy lợi nội đồng. Hệ thống thủy lợi, thủy
nông đã căn bản đảm bảo chủ động tưới tiêu cho nông nghiệp và tiêu úng, thoát lũ,
19

phòng tránh tác hại thiên tai cho nhân dân, các cơ sở kinh tế xã hội trên địa bàn.
Hiện nay và trong giai đoạn tới, hệ thống thủy lợi, thủy nông tiếp tục được nâng
cấp, mở rộng và hoàn thiện theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa.
4. Hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước
Phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng đã và đang được quy hoạch phát triển,
đảm bảo cấp, thoát nước cho các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở thương
mại, dịch vụ và các khu dân cư trên địa bàn. Hệ thống cấp nước sạch với công suất
25.000 m
3
/ngày chưa được sử dụng hết công suất. 97% số hộ dân ở thành phố Phủ
Lý và hàng trăm nghìn hộ ở khu vực nông thôn (54%) đã có nước sạch dùng cho
sinh hoạt [5].
5. Mạng lưới truyền tải, phân phối điện
Đã được xây dựng, mở rộng đến hầu hết các thôn xã. 100% số hộ dân cư và
cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp ở TP Phủ Lý và các huyện

đã được cung cấp và sử dụng điện lưới quốc gia. Công suất điện đủ tải, giờ cao
điểm ít khi bị sụt áp. Giá điện sinh hoạt nông thôn ổn định ở mức 700đ/KW/h. Hiện
tại và trong những năm tới, Hà Nam đang tiếp tục cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện
đạt tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng một số hệ thống, công trình mới đáp ứng nhu
cầu điện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội nói chung
của tỉnh.
1.6.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh có cơ cấu ngành nghề tương đối phong phú. Có nhiều
khu tiểu thủ công nghiệp, nhiều khu công nghiệp lớn đang được nhà nước cũng như
nước ngoài đầu tư. Tăng trưởng kinh tế cũng dẫn đến nhiều những vấn đề về ô
nhiễm môi trường. Không những thế Hà Nam hiện nay còn được coi là cửa ngõ của
20

thủ đô Hà Nội có nhiều sông nối từ Hà nội chảy về. Chính vì vậy tình trạng ô nhiễm
của Hà Nam khá là nghiêm trọng, từ nhiều nguồn trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.
Các khu công nghiệp được xây dựng nhiều hơn và công nghệ của nhiều
ngành sản xuất còn lạc hậu, và chưa có hệ thống xử lý môi trường một cách triệt để.
1. Ô nhiễm suy thóa đất
Quá trình ô nhiễm đất xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, và do nhiều
nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là do hoạt động canh tác và các hoạt động dân sinh
– kinh tế của con người gây nên. Kết quả của quá trình này làm mất cân bằng về
dinh dưỡng cho cây trồng, thay đổi độ pH thay đổi tính chất cơ lý của đất, thay đổi
hệ vi sinh vật trong đất trồng, nhiễm bẩn sinh học.
Có thể đáng giá nguồn gây ô nhiễm đất trong tỉnh Hà Nam xuất phát từ các
nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Do việc sử dụng phân bón
Thứ hai: Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Thứ ba: Do các chất thải rắn từ các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất công
nghiệp, khai thácvà chế biến khoáng sản; các cơ sở sản xuất thủ công ở các làng
nghề, rác thải sinh hoạt và xây dựng;sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

2. Hiện trạng môi trường nước
Hà Nam là một tỉnh có nguồn tài nguyên nước vô cùng phong phú bao gồm
nước mặt, nước ngầm với mạng lưới thủy văn khá dày; hệ thống ao hồ, kênh mương
phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh.
Tài nguyên nước mặt: Ở Hà Nam bao gồm hệ thống sông Hồng, sông Đáy,
sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Sắt và các ao hồ tự nhiên trong tỉnh.
Tài nguyên nước ngầm: Trên cơ sở phân tích các đặc điểm địa chất thủy văn
khu vực, tỉnh Hà Nam có năm đơn vị chứa nước chính có khả năng cung cấp nước,
đó là tầng chứa nước Holoxen muộn hệ tầng Thái Bình; tầng chứa nước Holoxen
sớm giữa hệ tầng Hải Hưng; tầng chứa nước Pleitoxen hệ tầng Hà Nội; tầng chứa
21

nước lỗ hổng – vỉa tuổi Pleitoxen hạ - Neogen thượng và tầng chứa nước khe nứt –
Karsto tuổi Triat hệ tầng Đồng Giao.
Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước tưới các con sông còn là sông tiêu nước thải
cho Hà Nội. Sông Nhuệ và sông Đáy đã rơi vào những tình trạng ô nhiễm nghiêm
trọng. Được xem như một trong những hệ thống sông ô nhiễm nhất Việt Nam.
Khiến ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của người dân, nguồn nước cũng như nuôi
trồng thủy sản. Ngoài ra nguyên nhân gây cho dòng sông ô nhiễm là do các cơ sở
sản xuất công nghiệp không có hệ thống sử lý mà đổ thẳng ra sông.
Nguồn nước ngầm của Hà Nam thì thường bị nhiễm sắt, nhiễm bẩn bởi các
hợp chất nitơ. Tuy nhiên hiện tượng nhiễm bẩn này thường do các yếu tố địa chất
thủy văn gây nên.
3. Hiện trạng môi trường không khí
Môi trường không khí tại TP Phủ Lý và các thị trấn chủ yếu bị ô nhiễm bởi
bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông. Tại thành phố còn có một số cơ sở
sản xuất, chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng và thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh
Liêm là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất, chế biến đá xây dựng, đá vôi công
nghiệp là nơi rất nhiều bụi.
Nhìn chung ô nhiễm không khí tại Hà Nam tập trung nhiều tại các khu công

nghiệp và khu khai thác chế biến đá.


22

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Sử dụng năng lượng và tác động môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất
BN trên địa bàn TP Phủ Lý tỉnh Hà Nam, nghiên cứu sâu tại công ty TNHH Đức
Tài, một doanh nghiệp sản xuất BN lớn trên địa bàn.
Công ty TNHH Đức Tài được thành lập từ năm 2000, trên cơ sở ban đầu là
một Hơp tác xã. Sản phẩm chính của Công ty, cho đến nay vẫn là BN với dây
chuyền sản xuất và các trang thiết bị còn lạc hậu và chưa được đầu tư hiện đại. Vì
vậy, đây cũng là đơn vị khá điển hình không chỉ trong công nghệ sản xuất mà còn
cả các vấn đề liên quan (năng lượng, môi trường,…) đối với hơn 20 doanh nghiệp
sản xuất BN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Phủ Lý.
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu
Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nam, các báo cáo nội bộ của
công ty về tình hình của Doanh nghiệp sản xuất BN Đức Tài.
- Từ các nguồn tài liệu nghiên cứu khác liên quan: báo chí, sách, tạp chí,
internet,
2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tổng hợp các tài liệu thứ cấp là những tài liệu có sẵn hoặc các số liệu thống
kê của địa phương về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Sau khi đã thu thập tất cả các tài liệu, số liệu cần tiến hành phân tích, tổng
hợp để hiểu sâu về quy trình, những nguồn gây ô nhiễm cũng như tình hình sử dụng
năng lượng của công ty.
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực tế

23

Kết hợp với việc thu thập các tài liệu có liên quan đã khảo sát cơ sở để tìm
hiểu thực tế.
Đã kết hợp điều tra, phỏng vấn những nhân viên tại Công ty để thấy được cái
nhìn tổng quát nhất, đồng thời khảo sát chụp ảnh thực tế toàn bộ quy trình hoạt
động tại công ty.
Phương pháp khảo sát thực tế cho kết quả chính xác về hiện trạng cũng như
quá trình sản xuất để có thể giải quyết một cách cụ thể và chính xác nhất các vấn đề
nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp đánh giá công nghệ
Sau khi khảo sát thực tế và từ những số liệu đã thu thập có thể đánh giá công
nghệ sản xuất đang vận hành tại công ty một cách chính xác hơn. Trên cơ sở đó đề
xuất những công nghệ nào có thể thay thế tốt hơn, đảm bảo tiết kiệm năng lượng và
giảm thiểu ô nhiễm.
2.2.5. Phương pháp phân tích
*Các thiết bị sử dụng trong phân tích môi trường:
1. Bơm lấy mẫu CASELLA VORTEX, SIBATA;
2. Máy đo tiếng ồn TESTO 815, Type 2240;
3. Máy phân tích nước DR 2400;
4. Máy đo pH, TDS, DO Sension 156;
5. Cân phân tích điện tử OHAUS.
*Các phương pháp phân tích không khí xung quanh sử dụng:
- Bụi lơ lửng tổng số được lấy mẫy tại hiện trường bằng bơm lấy mẫu
CASELLA VORTEX và SIBATA, kết quả được phân tích trong phòng thí
nhiệm bằng phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi (TCVN
5067:1995).
24

- Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh đioxit (SO

2)
bằng phương pháp
Tetrachloromercurat (TCM)/Pararosanilin. (TCVN 5971:1995).
- Xác định nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO) bằng phương pháp
sắc ký khí (TCVN 5972:1995).
- Xác định nồng độ khối lượng của nito oxit (NO
x
) bằng phương pháp Griess –
saltzman cải biến (TCVN 6137:2009).
- Tiếng ồn được đo bằng máy TESTO 815, Type 2240, kết quả được xử lý
bằng máy tính.
*Các phương pháp phân tích nước thải sử dụng:
- Nước thải được lấy mẫu theo TCVN 6663-1:2011. Hướng dẫn lấy mẫu nước
thải TCVN 5999:1995.
- Chất lượng nước - bảo quản - xử lý mẫu theo TCVN 6663-3:2008.
- Phân tích các chỉ tiêu nước bằng phương pháp đo nhanh, phương pháp so
màu (hướng dẫn kèm theo DR 2400).

25

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng sản xuất và ô nhiễm môi trƣờng tại các doanh nghiệp sản xuất
bột nhẹ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
3.1.1. Hiện trạng sản xuất [4].
Toàn thành phố Phủ Lý có trên 20 cơ sở sản xuất bột nhẹ. Hầu hết các cơ sở
đều nhỏ lẻ không hoạt động liên tục mà theo nhu cầu sử dụng. Trong đó chỉ có một
số doanh nghiệp lớn sản xuất BN như: Công ty TNHH Đức Tài, Công ty TNHH Chí
Hường, Công ty TNHH Ưng Thuận.
Công ty TNHH Đức Tài có tổng số công nhân viên là 28 người, diện tích
toàn xưởng 1300 m

3
, tổng sản lượng hàng năm 2500 tấn BN/ năm.
Công ty TNHH Chí Hường có tổng số công nhân viên 20 người, diện tích
toàn xưởng 800 m
2
, tổng sản lượng hàng năm 1700 tấn BN/năm.
Công ty TNHH Ưng Thuận có tổng số công nhân viên 10 người, diện tích
toàn xưởng 400 m
2
, tổng sản lượng hàng năm 800tấn BN/năm.
Các công ty sản xuất BN trên địa bàn thành phố đều sản xuất theo công nghệ
hấp thụ CO
2
, công nghệ cũ và lạc hậu. Chưa có công ty hay cơ sở nào có hệ thống
xử lý chất thải. Các cơ sở lớn hoạt động thường xuyên còn những cơ sở nhỏ lẻ thì
làm theo từng đơn hàng. Các cơ sở sản xuất BN thường bán hàng cho công ty Cao
su sao vàng Việt Nam, các cơ sở sản xuất nấm ở Thái Bình, công ty sản xuất cao
su,
Tại Hà Nam có 3 mỏ đá chính, tại Thanh Nghị, Kiện Khê huyện Thanh Liêm
và Thanh Sơn huyện Kim Bảng, với nhiều cơ sở lớn nhỏ khai thác và chế biến đá
bao gồm: khai thác, vận chuyển, chế biến thành bột nhẹ, bột nặng, vật liệu xây
dựng
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Hà Nam, toàn tỉnh có
trên 100 cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng, trung bình mỗi cơ sở cung ứng ra
thị trường 1.000 m
3
đá thành phẩm/tháng. Hầu hết máy móc thiết bị của các cơ sở
26

đều đơn giản, lạc hậu, không có hệ thống phun nước chống bụi nên gây ô nhiễm

môi trường trầm trọng.
3.1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường
Chính vì các công ty, cơ sở sản xuất BN trên địa bàn thành phồ sử dụng công
nghệ cũ lạc hậu và không có hệ thống xử lýnên dẫn đến tình trạng ô nhiễm rất lớn
đến môi trường, cụ thể:
Cho đến nay khu bãi đá của huyện Thanh Liêm đã trở thành "địa ngục" bởi
vấn nạn bụi hoành hành. Bụi do khai thác, vận chuyển đá xây dựng tràn lan, thiếu
khoa học. Tình trạng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng khiến năm này qua năm
khác làng mạc, ruộng đồng, nhà cửa đều phủ một màu trắng đục, không thể cấy
hái canh tác. Người dân đã gửi đơn thư cầu cứu khắp các cơ quan công quyền của
tỉnh Hà Nam, mong tìm hướng xử lý vấn nạn này.
Khu vực xung quanh thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm là nơi tập trung
rất nhiều mỏ khai thác đá nhất. Chỉ tính riêng khu vực xung quanh thị trấn đã có đến
3 nhà máy xi măng và hàng chục cơ sở, doanh nghiệp khai thác chế biến sản phẩm
đá xây dựng. Đoạn đường đi qua thị trấn Kiện Khê bắt đầu từ cầu Kiện Khê đến TP
Phủ Lý chỉ dài hơn 5 km nhưng luôn trong tình trạng bụi cuốn mù mịt.
Tiểu khu La Mát, nơi được xem là "túi" bụi của thị trấn Kiện Khê. Tiểu khu
La Mát có 342 hộ (1.800 khẩu), 80% trong số đó sống nhờ nghề đội đá, đập đá, nổ
mìn. Trong các khu khai thác đá, phụ nữ chiếm tới 60%.
Ngay mép hồ (do dân tự đào) trong Tiểu khu La Mát là trạm trộn bê-tông
(thuộc Công ty Xi măng Bút Sơn). Hiện nay, người dân Kiện Khê đang phải hứng
chịu khói, bụi, nước thải, tiếng ồn… của 3 công ty xi măng (Kiện Khê, Bút Sơn,
Hòa Phát), hơn 25 doanh nghiệp khai thác đá và hàng chục điểm khai thác tự phát.
Tài nguyên thiên nhiên thì mang đi nơi khác, còn khói bụi để lại cho người dân
hứng chịu. Mỗi năm có hơn chục người chết do ung thư.
27

Hiện tình trạng ô nhiễm ở khu khai thác đá Kiện Khê đang ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
Năm 2007, Công ty TNHH Chí Hường cũng là một trong số công ty lớn về

sản xuất BN trên địa bàn thành phố đã bị người dân lên án vì gây ô nhiễm không
khí ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em. Công ty TNHH Chí Hường nằm ngay tại
phía sau trường tiểu học Lê Hồng Phong phường Lê Hồng Phong. Trong quá trình
sản xuất lượng khí CO
2
thải ra quá lớn đã gây cho nhiều trẻ đang học trong trường
bị buồn nôn chóng mặt khó thở. Các cơ quan chức năng đã đến và đo lượng CO
2

phát thải ra vượt quá ngưỡng bình thường.
Đến tháng 9 năm 2011 công ty này đã ngừng hoạt động sản xuất bột nhẹ và
đang có bước tiến thay đổi công nghệ sấy để giảm ô nhiễm và hiệu quả hơn trong
sản xuất.
Trên địa bàn thành phố Phủ lý cũng có một số doanh nghiệp đang chuẩn bị
đầu tư công nghệ sấy điện mới để phục vụ sản xuất bột nhẹ.
Đối với công ty TNHH Đức Tài do vị thế của công ty nằm ngay cạnh bờ
sông nên không khí tương đối thoáng.
3.2.Hiện trạng sản xuất bột nhẹ tại công ty TNHH Đức Tài
3.2.1. Nhân lực và quản lý sản xuất
Với mô hình quản lý trước đây là hợp tác xã công nhân viên, năm 2000 cơ sở
sản xuất chuyển đổi thành công ty TNHH Đức Tài. Cơ cấu quản lý đơn giản để
giảm giá thành sản phẩm.
Giám đốc là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hàng
ngày đóng vai trò trực tiếp chỉ đạo quản lý chung các bộ phận khác trong công ty và
cũng là người điều phối hàng hóa kinh doanh.
28

Phụ trách cho giám đốc có 1 phó giám đốc kiêm kế toán cho công ty. Bộ
phận sản xuất gián tiếp gồm có các phòng ban hành chính nhân sự, kinh doanh bán
hàng, thực hiện theo chức năng của mình. Ngoài ra bộ phận này còn thực hiện

các chức năng hỗ trợ sản xuất như mua vật tư, thiết bị,
Bộ phận sản xuất trực tiếp : Bộ phận này trực tiếp vận hành các máy móc
thiết bị để tạo ra các sản phẩm của công ty.



Hình 1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Đức Tài

Nguồn nhân công: chủ yếu là lao động phổ thông tại địa phương, con em các hộ
gia đình sống xung quanh khu vực xung quanh công ty.
Chế độ làm việc theo ca, Ngày làm việc 3 ca mỗi ca 7,5 tiếng. Do nhu cầu sản
xuất tăng ca, công nhân sẽ được thanh toán thêm tiền công theo thỏa thuận. Mức
lương tính theo từng cấp bậc khác nhau theo quy định của công ty.
Ban giám
đốc
Kế toán
Phân
xưởng sx
Bộ phận
kho vận
Bộ phận
hành chính
nhân sự
Bộ phận
kinh
doanh
29

Bảng 2. Cơ cấu nhân sự của công ty TNHH Đức Tài
Tổ chức

Số lƣợng
A. Bộ phận quản lý hành chính
10
- Giám đốc
1
- Phó giám đốc kiêm kế toán
1
- Tổ chức hành chính, kinh doanh bán hàng, kỹ thuật sản
xuất, bảo vệ,
8
B. Bộ phận sản xuất
18
- Bộ phận chuẩn bị nguyên liệu
2
- Bộ phận nung, ép, sấy, nghiền
16
Tổng cộng
28
3.2.2. Sản phẩm của công ty
Sản phẩm chính của công ty là bột nhẹ CaCO
3
được cung cấp làm chất phụ
gia cho các ngành như: sản xuất giấy, sản xuất săm lốp cao su, nuôi trồng nấm, sản
xuất sơn, sản xuất gốm sứ, sản xuất xà phòng kem đánh răng,
Ngoài ra công ty còn sản xuất gạch xỉ từ những phế thải (xỉ than trong quá
trình nung, sấy, vôi loại hoặc cháy) của nhà máy để sản xuất vật liệu xây dựng.
3.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất đang vận hành tại công ty TNHH Đức Tài
Quy trình công nghệ sản xuất BN trong vận hành tại cơ sở được mô tả như
Hình 2.


×