Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tình yêu trong thơ Đinh Hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.1 KB, 59 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Vontare đã từng khẳng định sự bất diệt của tình yêu:
“ Chân lý cuối cùng trên cõi đời này vẫn là tình yêu
Yêu là còn sống và còn sống là còn yêu”
Tình yêu là một trạng thái tình cảm tồn tại cùng với sự phát triển của con
người trong mọi chế độ xã hội và nó trở thành đề tài vĩnh viễn mang tính vĩnh
hằng của Văn học - Nghệ thuật. Tình yêu đó đó là một khái niệm nội hàm chứa
đựng trong đó nhiều cung bậc tình cảm, nhiều quy luật tâm lí. Từ đó những
người nghệ sĩ – những kỹ sư tâm hồn đã khám phá, phát triển tìm kiếm cả bề nỗi
lẫn bề sâu trong góc khuất tâm hồn để căng phồng trên tấm phông nghệ thuật,
biến tình yêu thành những phạm trù mĩ học: cái bi cái hài, cái cao cả, cái đời
thường, cái phi thường…
Như vậy, tình yêu là đề tài lớn, đề tài muôn thuở của văn chương, mỗi nhà
văn, nhà thơ bằng tâm huyết của mình đã lựa chọn một hướng đi riêng để tìm ra
hạt ngọc ẩn chứa trong mỗi tâm hồn, tình yêu luôn thôi thúc cháy bỏng trong các
trang thư, trang văn của thi nhân.
Trong thơ Đinh Hùng, tình yêu dường như trở thành chủ đề chính, thành
cảm hứng chủ đạo của thi nhân. Mọi sắc màu, mọi cung bậc của tình yêu được
trưng bày, phô diễn trên không gian nghệ thuật ấy. Ta có thể nhận thấy một bảng
gam màu của tình yêu: Đậm có, nhạt có, hời hợt có, đam mê có, điên loạn có, vị
kỷ có… mà không hề trộn lẫn vào nhau đã tạo nên một bức tranh đa dạng về
những cung bậc của tình yêu. Mọi mối quan hệ, mọi thứ tình yêu tuy có kết cục
như thế nào đi chăng nữa – thì nó đem lại cho người đọc hiểu thêm: “Làm sao
sống được mà không yêu”.
Thơ Đinh Hùng ngay từ khi ra đời đã gây được tiếng vang và ngày càng
thu hút được các nhà phê bình và sự yêu mến của quần chúng. Với lý do đó,
chúng tôi lựa chọn đề tài “Tình yêu trong thơ Đinh Hùng”.
1
Với đề tài này, chúng tôi thực sự bị lôi cuốn bởi cái tài và cái tình của
Đinh Hùng. Thi nhân đã diễn tả những cung bậc tình yêu như một câu chuyện


của thời đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn lại gần nữa thế kỷ đã qua, nhà thơ tình nổi tiếng Đinh Hùng đã
không còn nữa. Thơ tình của ông là chứng tích của tuổi trẻ và một thời yêu
đương vẫn còn đó, không già đi với thời gian, không cũ đi trước những đổi thay
của cuộc đời. Thế hệ trẻ hôm nay đang yêu, yêu một cách thiết tha, say đắm sẽ
tìm thấy qua những trang thơ tình lãng mạn những tình cảm gần gũi, những rung
động theo “qui luật muôn đời” và những khác biệt. Thơ tình của Đinh Hùng sẽ
còn sống mãi không chỉ hôm nay mà cả mai sau. Nhưng đến nay tư liệu nghiên
cứu về tác giả và tác phẩm còn ít hoặc có đề cập nhưng cũng chỉ một cách chung
chung ở dạng khái quát chưa đi sâu vào đề tài mà chúng tôi chọn một cách
chuyên biệt. Nên ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề người viết chỉ điểm qua một
số ý kiến nhận định vấn đề tác giả và tác phẩm. Vì lý do đó nên người viết xin
trích dẫn một số ý kiến của một số nhà phê bình, nhà văn và một số nhận định
của báo, các trang web.
- Nhà thơ Mặc Đỗ cho rằng : “Đinh Hùng là con người tài hoa.Từ vóc dáng
nét bút tơi giọng nói, từ tuổi nhỏ cho đến ngày lìa đời,Đinh Hùng không ngớt
biểu lộ tư chất tài hoa”. Thật vậy Đinh Hùng không chỉ làm thơ, viết tiểu thuyết,
viết kịch, làm báo mà còn soạn nhạc, chơi đàn vẽ tranh. Thi si chơi đàn
Mandoline và keó Violon rất điệu nghệ, đã từng tham gia trong các phòng
trà.Đinh Hùng cũng từng tự tay vẽ tranh cho hai tập thơ của mình là Mê Hồn Ca
và Đường vào tình sử.”
- Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy nhận xét về thơ Đinh Hùng như sau: “Từ bỏ thế
giới thực tại, đi sâu vào thế giới siêu nhiên, siêu cảm có thể nói thơ Đinh Hùng
đã vượt qua từ trường của thơ lãng mạn và men tới lãnh địa của siêu thực: Mê
Hồn Ca được kiến tạo không phải để phản ánh hoặc tô điểm cho thế giới thực
2
tại, mà độc lập với thế giới thực tại. Đây là hầu như không có ở các nhà thơ lãng
mạn.”
- Nhà văn Huyền Viêm: “Những cái tang thủơ thiếu thời, và sau này là cái

chết của người yêu tên Liên đã ảnh hưởng đến rất nhiều tâm tính của Đinh
Hùng, nên thơ anh thường đượm vẻ ảm đạm bi thương…”
- Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Tấn Long: “Từ bỏ một thế giới hiện hữu,
tìm về một thế giới thuở sơ khai, tạo dựng một không gian mới cho tâm tư, thi
nhân không sống bằng thực tại mà sống bằng nguồn siêu tưởng. Và nếu ở tập
Mê Hồn Ca mang nặng tính chất siêu tưởng thì tập Đường vào Tình sử, Đinh
Hùng đem khúc nhạc lòng mình phổ vào lòng đời như một kẻ khát tình không
bờ bến, và chúng ta không còn thấy tính chất siêu tưởng nữa”
- Nhà thơ Thi Vũ: “Mê Hồn Ca là khuôn trời liêu trai, là những đêm âm phần
trộn lẫn với trưa dương thế. Thì Đường vào tình sử khác hơn, là những bài thơ
tình của miên viễn chiêm bao, của những môi hôn trong mộng, của man mác
hương trinh. Mộng vẫn còn mê ảo, nhưng thực đã códa có thịt trong ngôn ngữ
tình yêu…”.
Và Từ điển Văn học nhận xét về nhà thơ Đinh Hùng: “Đinh Hùng là
người tài hoa có khả năng hội hoạ, biết chơi vũ cầm, thích thú với môn thi pháp
bằng chữ quốc ngữ… và sống phóng túng, có khi như một lãng tử. Ở phần đầu
Mê Hồn Ca, thơ ông bộc lộ một cảm giác cô độc đặc biệt đến bi thiết: Bài ca
man rợ, Những hướng sao vơi, Người con gái thiên nhiên,… Ở phần hai với tiêu
đề thần tượng, chứa đựng những vần thơ tôn giáo hoá tình yêu: Kỳ nữ, Hoa Sử,
Hương trinh bạch… Một khía cạnh khác của thơ Đinh Hùng là sự ám ảnh của
thế giới bên kia: Gửi người dưới mộ, Cầu hôn, Tìm bóng tử thần… Hiện tượng
này liên quan đến nhiều chuyện tang tóc bất bình thường trong gia đình… Thơ
Đinh Hùng hàm súc “tụ” và “tán” nhanh chóng, những “từ” và “tứ” đột xuất
khiến thơ ông có khả năng gây được cộng cảm, dễ lưu vào tâm trí người đọc (Bộ
mới, NXB Thế giới, 2004, trang 424).
3
Trên Trang W.W.W Google.com.vn có lời nhận xét về thơ Đinh Hùng: “Sở
trường của Đinh Hùng là thơ tượng trưng. Thơ ông trau chuốt, gọt dũa, có nhiều
ý hay lạ, nhiều hình ảnh và ngôn ngữ quái dị và yêu ma.Ông cũng có những tác
phẩm đài các,sang trọng đến lạ lùng .”

Có thể nói thơ Đinh Hùng là một tiếng thét và một lời than, đó chính là
tiếng thét của bạo động, của phản kháng trước thực tại đầy đau thương, đầy sầu
chán. Điều này ta bắt gặp ở rất nhiều nhà thơ trong Phong trào thơ mới. Dù thế
nào đi chăng nữa tiếng thơ Đinh Hùng luôn được bạn đọc ái mộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
“Tình yêu trong thơ Đinh Hùng”
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi lựa chọn tác phẩm là tập thơ của
Đinh Hùng của nhà xuất bản Đông Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Tình yêu trong thơ Đinh Hùng” chúng tôi sử dụng những
phương pháp sau:
+ Phân tích và tổng hợp
+ Thi pháp học
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài của chúng tôi gồm ba chương.
Chương 1: Đinh Hùng - một hồn thơ siêu hình thoát ly thực tế
Chương 2: Những cung bậc tình yêu trong thơ Đinh Hùng
Chương 3: Phương thức biểu hiện tình yêu trong thơ Đinh Hùng
4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
ĐINH HÙNG - MỘT HỒN THƠ SIÊU HÌNH ,THOÁT LY THỰC
TẾ
1.1. Đinh Hùng - người thi sĩ yểu mệnh
Thi sĩ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, thuộc người làng Phương Dực, tỉnh
Hà Đông, nay thuộc huyện Phù Xuyên, Hà Nội. Là con của cụ Hàn Phụng, một
gia đình trung lưu từ lâu đã lập nghiệp ở Hà Nội. Khi còn sống thi sĩ Đinh Hùng
cho biết ông được hoài thai vào năm 1919 trên đất xứ người Phi Luật Tân

(philippines) nhưng lại ra đời ở Việt Nam, ngay tại trại Trung Phụng, gần toà
Khâm Thiên Giám cũ, Hà Nội. Là con út trong một gia đình khá dông anh em,
gồm sáu người: Anh cả là Đinh Lâm, các chị là Loan, Yến, Hồng, Oanh. Chị
Đinh Thục Oanh lớn hơn thi sĩ một tuổi sau lấy thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Thuở nhỏ Đinh Hùng theo học bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, với bậc
trung học tại trưởng Bưởi, Hà Nội. Sau khi đậu bằng cao đẳng tiểu học hạng
bình thứ, ông được học bổng theo ban chuyên khoa để thi tú tài bản xứ thì “thần
ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn” (Theo lời kể
của ông anh rể Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang đi viết văn, làm thơ.
Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ
Đường hoang lan nắng động: lối đi quen
Nghìn bóng cây chen bóng mộng hư huyền
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực.
(Khi mới nhớn)
Ở tuổi mười lăm, mười bảy, tấm lòng thường rộng mở với những mơ
mộng trăng sao, và nếu có một chút không bằng lòng với hiện tại, trí tưởng
5
tượng mơ ra đến tận những phương trời. Lúc ấy thi ca góp vào những cánh tay
mở toang cánh cửa để mây lồng lộng trơì cao và gió phiêu du muôn bến
Khi mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy
Làm học trò mắt sáng với môi tươi
Ta bước lên chân vẫn dạo bên người
Ngoài cặp sách, trần ai xem cũng nhẹ
….
Ta ngồi nghe những tiếng thị thành xa
Hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp…
(Khi mới lớn)
Đọc những vần thơ như thế làm sao mà không xôn xao trong lòng. Thế
giới mở ra, ôi sao mênh mông quá. Mê nhất là nhìn theo những cánh chim để trí
tưởng tượng vút lên, cao rất cao lên đến đỉnh trời, cái tuổi trẻ hơn hớn xanh màu

mắt và bồng bềnh mớ tóc bay.
Đình Hùng mất khi vừa bước qua tuổi bốn mươi bảy, một đời thi sĩ có lẽ
là quá ngắn nhưng tác phẩm thì lại có đời sống dài hơn gấp bội, hai tập thơ Mê
Hồn Ca và Đường vào tình sử có những bài thơ được coi như tuyệt tác của một
thời văn chương nở rộ.
Với những người làm thơ, Đinh Hùng có vị trí của một vì sao Bắc Đẩu.
Khi miền Nam bị cộng sản Miền Bắc xâm chiếm, nhà thơ Trần Dân đã nhắn
vào cho gia đình thi sĩ Vũ Hoàng Chương: “Anh yên tâm, với chúng tôi thơ của
anh và Đinh Hùng vẫn có giá trị để được trọng vọng như thời tiền chiến…”
(theo Website: WWW. Google.com.vn.)
Nhưng cuộc đời của thi sĩ tài hoa này lại gặp nhiều đau thương, bất trắc,
đa số các thành viên trong gia đình thi sĩ đều yểu mệnh, chưa ai bước qua khỏi
tuổi 60. Năm 1931, khi Đinh Hùng vừa tròn 11 tuổi thì chị gái thứ ba của thi sĩ
là Tuyết Hồng, hoa khôi Hà Nội đã tự tử trên hồ Trúc Bạch vì một mối tình
duyên trắc trở. Mấy tháng sau cha thi sĩ đau nặng rồi qua đời khi chưa đến tuổi
50. Chị Loan lại mất ba năm sau. Còn với người thi sĩ tài hoa Đinh Hùng thì khi
6
18 tuổi chớm mối tình đầu. Đinh Hùng đã yêu một người con gái có họ xa
nhưng người con gái đó cũng nhanh chóng bỏ thi sĩ ra đi. Tập thơ Truyện lòng
in trong Đường Vào Tình Sử năm 1961 chính là tập thơ thi sĩ đã sáng tác năm
1938. Đau thương chưa dừng lại ở đó, người bạn thân của Đinh Hùng là Thạch
Lam cũng bỏ ra đi khi 42 tuổi vì bệnh lao… còn Đinh Hùng thì cũng mất khi 48
tuổi lúc này sự nghiệp nhà thơ đang trên đường nở hoa thì thi sĩ đã vội rời xa
cuộc đời.
Chính vì chịu sự ám ảnh của cái chết từ lúc còn bé nên Đinh Hùng hướng
về nguồn thơ tượng trưng, và tượng trưng là âm bản của thực tại như chết là âm
bản của sống, thơ tượng trưng thoát mình rời xa thực tại đang sống đi tìm cái
khuôn âm bản xem thực tại ấy có là mặt mày xưa nay vốn được đúc nặn từ đầu
hay chỉ là sao chép lại.
Những cái chết đã theo đuổi Đinh Hùng như hình với bóng, đốt thắp tâm

tư thi sĩ. Song Đinh Hùng không chạy trốn mà ông theo đuổi nuôi dưỡng phát
triển nó. Đầu tiên là sự xuất của một nhân vật “Người thượng cổ”
Em đến từ trong giấc hỗn mang
Lời ca không mở cửa thiên đường
Thời gian bốn phía nhoà gương mặt
Ảo tưởng nghiêng vầng trán khói sương
(Gặp em huyền diệu I)
Tiếp đến thi sĩ tìm về người gái thời nguyên thuỷ, mà theo thi nhân đó là
chuẩn mực của đạo đức thiên dân:
Nàng lớn lên giữa mùa xuân hoa cỏ
Nữa linh hồn u ám bóng non xanh
Ngoài thiên nhiên nở bừng thân mĩ nữ
Nàng yêu ta, huyền hoặc mối kì tình
(Người gái thiên nhiên)
Đời thi sĩ đi xa mãi tìm tới cõi vô cùng của linh hồn và tình yêu bất tử.
Em sẽ ngồi yên với những vì sao đa tình vây phủ
7
Có nhớ một vì sao hồi hộp giữa không trung?
(Những vì sao buồn giữa không trung)
Và bất ngờ trong cuộc viễn du mà ông đang theo đuổi, thi sĩ bắt gặp thời xưa
vang liệt của dân tộc.
Những cặp mắt hoả tinh ngùn ngụt lửa
Lửa căm hờn đỏ rực hào quang
Những chàng trai, những bà mế, những cô nàng
Từng thôn bản, từng khóm cây bừng bừng nổi giận
Và tất cả lao vào cơn địa chấn
(Chiến sĩ áo chàm)
Cứ thế nhà thơ cho ra những áng thơ tuyệt bút, sầu có, mộng có, ảo tưởng
có, kì lạ có, siêu thoát có. Những hồn thơ đó mà gắn chặt với cuộc đời bi thương
của thi sĩ.

Năm 1967, trong một tiết thu, bầu trời ảm đạm vào cuối tháng 8 người thi
sĩ tài hoa gắn trong mình những đau thương đã trút hơi thở cuối cùng bởi bệnh
ung thư. Đinh Hùng mất, một ngôi sao sáng của thi đàn đã tắt, một thiên tài đã
vĩnh viễn ra đi nhưng hồn thơ kì ảo của thi sĩ vẫn long lanh, sáng chói và sẽ còn
mãi trường tồn với thời gian.
Những cánh hoa này rất mỏng manh
Ngày mai cho gió cuốn xa cành
Và ngày mai nửa em đi dạo
Sẽ gặp hồn tôi trên cỏ xanh
1.2. Con đường sáng tạo của Đinh Hùng
Đinh Hùng thực sự là một nhà thơ. Hơn nữa ông là một nhà thơ lãng mạn
có khuynh hướng tự do ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ta ném bút, giẫm lên sầu một buổi
Xa vở bài, mở rộng sách Ham Mê.
Đã từng phen trèo cổng bỏ trường về,
Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn
8
(Khi mới nhớn)
Sức hấp dẫn của thơ Đinh Hùng là một tình yêu da diết, nồng cháy, ở sự
khát khao của tình cảm, toàn bộ thơ ông là tiếng lòng, là thế giới nội tâm của
mình, triền miên rượt đuổi theo những hoang tưởng lãng mạn, thi nhân ngụp lặn
trong thế giới ảo đó.
Đi vào mộng những yên thần yên ngủ
Em! Kìa em! Đừng gọi thức hư không!
Hãy quì xuống đọc bài kinh ái mộ
Hồn ta đây, thành tượng giữa vô cùng
Mùa ảo diệu chuyển giao đường tinh tú
Em biệt xuân, còn để lại hoa dung
Ta cười xuống kẻ tình nhân tục thế
Tay cầm tay, lòng có thấu chăng lòng?

(Trời ảo diệu)
Đã có lúc nhà thơ thốt lên:
Ta lạc giữa lâu đài kì dị
Suốt muôn đời không hiểu dẫy hành lang
Nhưng rồi thi nhân lại:
Ta hát lên, chân nhịp bước thần kỳ
Đinh Hùng sống để yêu, để ảo tưởng và để khát vọng, khát vọng của ông
là khát vọng được yêu, được tìm về với cõi vô cùng, cõi vĩnh hằng của linh hồn
và tình yêu bất tử. Hầu như cả tâm hồn của thi nhân dành cho yêu.
Anh sẽ tạc hình em nguyên khối ngọc,
Tay tình si lén đặt giữa hồn sầu
Rồi những ngày dài những canh thâu
Từng giọt lệ nát nhàu vai cẩm thạch
Ý nhạc tâm linh, cung đàn thể phách,
Xin ghi vào tiết điệu một bàn tay
Em hát anh nghe âm hưởng mến thương này.
9
(Tiết điệu một bàn tay)
Rồi:
Em sẽ ngồi im chờ những vì sao đa tình vây phủ
Có nhớ một vì sao hồi hộp giữa không trung?
(Những vì sao buồn giữa không trung)
Trong một lá thư gửi Huyền Kiêu, Đinh Hùng viết “đó là di vật cuối cùng
của Liên, thứ được nhìn thấy duy nhất còn lại của người nằm dưới mộ. Liên mất
rồi nhưng tôi không chịu tin như vậy, không, nghìn lần không, cái chết của hoa
và ánh sáng, ngày và mặt trời, nơi tới là vĩnh viễn hoài nghi và phủ nhận. Bởi tôi
vẫn ghen tuông ghê gớm như khi nàng còn sống. Tấm hình đặt trên bàn dạy học,
tôi úp sấp tấm hình xuống cho ngoài tôi, không một kẻ thứ hai nào được nhìn
thấy mặt trời…”. Người con gái tên Bích Liên đã mất, nhưng hình ảnh của Liên,
giọng nói của Liên mãi mãi còn âm vang trong tâm hồn nhà thơ, không phút

giây nào quên lãng. Và cũng chính người con gái đó là động lực cho thi nhân
tuôn ra những áng thơ tình bất hủ.
Chao ôi! Mỗi cánh sương run rẫy
Nghe cũng âm vang giọng nói người
Và xác thân anh tuy còn nhưng kể như đã chết rồi
Và xác thân anh giữa cuộc đời
Tiêu ma vào thạch động làn môi
Vì trong cấm địa hàm răng ấy
Huyệt lạnh kề bên mỗi nụ cười
(Trái tim hồng ngọc)
Cũng như bao bạn trẻ khác, Đinh Hùng đã có một thời niên thiếu thật đẹp.
Làm học trò mắt sáng với môi tươi
Nhưng cậu học trò họ Đinh ấy đi học mà:
Hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp
rồi cũng: Đã từng phen trèo cổng leo tường về
Để đến những nơi đầy kỉ niệm mà sau bay khó lòng quên được:
10
Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ
Đường hoàng lan nắng động: lối đi quen
Nghiêng bóng cây chen bóng mộng hư tuyền
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực
(Khi mới nhớn)
Rồi chiến cuộc xảy ra, mọi người bị cuốn hút vào đó, cả Đinh Hùng cũng
vậy. Cuối năm1946 Đinh Hùng rời Hà Nội, rồi khi Cống Thần, khi chợ Đại, Hà
Nam, lúc viết cho tờ báo này, lúc vẽ cho tờ báo khác. Trong thời gian này, Đinh
Hùng làm bài thơ Người nữ du kích Hải Kiến. Trong đó có mấy câu:
Lòng gái mong theo bước lữ đoàn,
Lâu rồi chinh chiến lạnh dung nhan
Chiều dương bừng lửa bên gò má
Gợn sắc hồng pha mấy hợp tan

Sau khi tờ Nhật báo tự do bị đình bản do ông sáng lập, nhà thơ chuyển
sang công tác với đài phát thanh Sài Gòn, giữ mục Tao Đàn, chuyên về thơ ca
cho đến hết đời.
Đinh Hùng làm thơ từ rất sớm, từ ngày còn đi học và có một hồn thơ kỳ
ảo. Vào năm 1942, khi mới 24 tuổi bắt đầu nổi tiếng với bài thơ Kỳ nữ mà Thế
Lữ in trong trại Bồ Tùng Linh trước đó cũng có xuất bản tập văn xuôi Đám ma
tôi năm 34 tuổi đã in Mê Hồn Ca và bảy năm sau đó in Đường Vào Tình Sử.
Năm 1944 , Đinh Hùng cho ra đời giai phẩm Dạ đài, đến năm 1949 ông
cho ấn hành giai phẩm Kinh độ văn nghệ, Mê Hồn ca. Thi phẩm Mê Hồn Ca
gồm 4 phần, không kể phần ngoại tập và một bài tựa của nhà xuất bản, sau này
Đinh Hùng có ghi thêm Hồ Dzếnh, bởi Hồ Dzếnh viết bài tựa này. Bốn phần ấy
là: Nguyên thuỷ, Thần tượng, Chiêu niệm và Mê hồn. Phần ngoại tập gồm: Bài
thơ trường thiên Thần tụng và hai bài khác: Truyện lòng và Bài hát mùa thu, ghi
là trong tập thơ Tuổi mộng.
11
Đường vào tình sử hoàn toàn là một tập thơ tình, gồm 60 bài. Đây là tập
thơ tình tuyệt hay mà lời lời, ý ý là những hàng châu ngọc:
Ôi cặp mắt sáng trăng xưa hò hẹn
Có nghìn năm quá khứ tiễn nhau đi
(Đường vào tình sử)
Sau này các tập thơ trên được in trong một cuốn, nhan đề Thơ Đinh Hùng.
Nhà nghiên cứu Phạm Việt Tuyền đã nhận định về thi phẩm Mê Hồn Ca như
sau: “Thi phẩm này thuộc loại thơ nói ít hiểu nhiều, cái hay cốt ở chỗ sử dụng
nghệ thuật ném hoả mù mơ mộng lên những mảnh thực tại tản mác, điều mà
Đinh Hùng chắc đã chịu ảnh hưởng ít nhiều nơi các nhà thơ tượng trưng Pháp:
Baudelaire, Rimbaud. Thế giới của Mê Hồn Ca là thế giới của đắm đuối say mê,
của hoang sơ man dại, cả chết chóc lạnh lùng, của nhiệm màu huyền bí. Tình
yêu trong Mê Hồn Ca thiết tha, mãnh liệt và kinh khủng. Có nhà thơ nào đã xây
dựng được cả một khu nghĩa trang huyền ảo như những bài thơ: Tìm bóng tử
thần, Màu sương linh giác, Cầu hồn, Thoát duyên trần cẩu, Gửi người dưới

mộ… như Đinh Hùng”.
Tháng 8/1954 ônh cùng vợ con vào Nam, lập ra tờ báo Tự Do, báo Ngôn luận,
năm 1961 ông cho in tập Đường vào tình sử, một năm sau vào năm 1962, ông
cho ra tuần báo Tao đàn thi nhân nhưng mới phát hành được một năm thì ông
mất.
Ngày 24 – 08 – 1967, Đinh Hùng đã rời bỏ bạn bè, người thân đi vào cơn
trường mộng lúc 48 tuổi. Dường như thi sĩ đoán trước được vận mệnh của mình,
nên lúc còn sống, ông đã từng viết:
Khi anh chết, các em về đây nhé!
Vì chút tình lưu luyến với nhau xưa
Anh muốn thấy các em cùng nhỏ lệ
Tay cầm hoa xoã tóc đứng bên mồ

Anh tưởng niệm các em về một buổi,
12
Ở bên mồ, cỏ úa sắc chiều rời
Ngược sông quê, bàng bạc nẽo luân hồi
Sầu rũ tóc, ngậm ngùi in khoé mắt.
(Chung đàn tưởng niệm)
Toàn bộ thơ Đinh Hùng toát lên sự “bùng nổ” của một “bản ngã thi nhân”
khá mạnh mẽ và độc đáo, xét cả về các mặt tình cảm, trí tuệ và xu hướng. Trong
mảng thơ tình của Đinh Hùng cũng có một giọng điệu riêng. Kiêu kỳ đắm đuối
trong yêu đương. Ký ức tình yêu của nhà thơ có hình ảnh quyến luyến và ân ái
lứa đôi.
Say vô cùng dư vị cặp môi son
Thoảng xiêm áo, nhớ mùi hương da thịt
(Hương trinh bạch)
Đinh Hùng ra đi ở tuổi 48, nhưng là 48 năm miệt mài với thơ, với nhạc,
với bộ lạc, Hải Tần, kỳ nữ, cõi “mây trắng bay đầy gối” với “hiu hắt tiếng dương
cầm”… Coi như đã nếm đủ “mùi” của cuộc sống. Đinh Hùng mất là một sự thiệt

thòi cho thơ, không gì bù đắp được.
Sau khi ông mất nhà xuất bản Giao Điểm cho phát hành tác phẩm Ngày đó có
em vào ngày 16 tháng 10 năm 1967.Ngoài ra Đinh Hùng còn có 8 tập thơ chưa
xuất bản: Tiếng ca bộ lạc (thơ), Tiếng ca đầu súng (hồi kí), Dạ lan hương(văn
xuôi),sử gỉa (tùy bút), Vần điệu giao tình(cảo luận). Và ba tập thơ :Lạc lối trần
gian, Phan Than Giản, Cánh tay hào kiệt.
Đinh Hùng ra đi để lại cho đời hai tập thơ chính là Mê Hồn Ca (1954) và
Đường Vào Tình Sử (1961) cùng một số tiểu thuyết dã sử như: Cô gái gò Ôn
Khâu, Người đao phủ thành Đại La và giai phẩm Kinh Đô văn nghệ (1952).
1.3.Thơ Đinh Hùng - một thế giới đầy cám dỗ, huyền diệu và siêu thoát.
Thơ mới chứa đựng nhiều nỗi niềm, niềm vui gắn bó với từng cuộc đời
đến những nỗi buồn riêng thấm thía và đau khổ. Trào lưu thi ca này như một
tâm hồn trĩu nặng ưu tư và xao động trong tình cảm buồn vui và xót xa. Những
13
tình cảm này gắn liền với từng cuộc đời thơ nhưng cũng mang theo hơi thở
chung của thời đại. Đó là tiếng nói tâm tình của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị
trước một thực tại không như mình mong muốn. Mỗi nhà thơ tìm cho mình một
chỗ đứng, một tiếng nói riêng. Thế Lữ với một hồn thơ đẹp, nhiều lúc nhìn đời
theo cảnh sắc thần tiên, hồn thơ Lư Trọng Lư đắm đuối trong tình và mộng. Huy
Thông trữ tình và bi tráng, Nguyễn Nhược Pháp duyên dáng trong nhiều tình ý
thơ. Vũ Đình Liên, Thái Can, Lan Sơn gợi nhiều chia sẽ yêu thương với những
cảnh đời ngang trái, lụi tàn. Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử với giọng thơ điên
cuồng, Xuân Diệu đắm say trong chữ tình. Nguyễn Bính, Anh Thơ một hồn thơ
quê đầy thi vị… Thi sĩ Đinh Hùng cũng tìm cho mình một hồn thơ riêng - một
thế giới thơ đầy cám dỗ, huyền diệu và siêu thoát.
Ta lạc hồn giữa lâu đài kì dị
Suốt một đời không hiểu dãy hành lang
Dưới hiên Tây từng thế kỷ điêu tàn
Gạch ngói cũ nghe hoa thêm rụng cánh.
Ngày tê tái đợi luân hồi về cạnh

Giữa ân tình đứng lặng tượng giai nhân
Dáng thiên thu khêu gợi một đêm Tần
(Mê Hồn Ca)
Đinh Hùng - Người kiến trúc chiêm bao (chữ dùng của Đỗ Lai Thuý),
trong chiêm bao của chiêm bao, ông đã kiến trúc một thiên nhiên ảo diệu, thần
bí. Thiên nhiên của thời hồng hoang, thái cổ còn tinh khôi, nguyên thuỷ. Ở đó
loé lên ngọn lửa của đêm hồng hoang man rợ “sông núi giao thần”. Trong không
gian Thái cổ ấy, người thơ cùng Người gái thiên nhiên - kỳ nữ kết tinh ân ái
“làm đôi người cô độc thủa sơ khai”
Chúng tôi gặp nhau bên dòng suối ngọt
Làm đôi người cô độc thủa sơ khai
Nàng bâng khuâng đốt lửa những đêm dài
Ta từng buổi bơ vơ tìm bộ lạc
14
Nàng là Gái – Muôn - Đời không đổi khác
Bộ ngực tròn nuôi cuộc sống đương xuân
Ta đến đây làm chủ hội phong trần
Lấy hoa lá kết tình Thái Cổ
(Người gái thiên nhiên)
Có thể nói, những sáng tác buổi đầu thơ ông (Mê Hồn Ca) đã nghiêng hẳn
sang hồn thơ siêu thực, ngôn từ thơ Đinh Hùng được trau chuốt bóng bẩy, lời lẽ
trang trọng, ý tưởng thơ kỳ lạ, bí hiểm, giọng thơ buồn đau bi thiết.
Trăng ơi! đừng bỏ kinh thành
Hồn Cố Đô vẫn thanh bình như xưa
Nhỡn tiền chợt sáng thiên cơ
Biết chăng ảo phố mê đồ ta đâu
Ta say ánh lửa tinh cầu
Dựng lên địa chấn loạn màu, huyền không
(Sông núi giao thần)
Đọc Mê Hồn Ca, ta như lạc bước vào thế giới khác, một thế giới biệt lập

với thế giới hiện hữu, thế giới đó do thi nhân “kiến trúc” trên một niềm chiêm
bao, và trong chiêm bao ấy nhà thơ tiếp tục tạo ra những giấc mơ kỳ diệu, giấc
mơ về thế giới, con người của thời hồng hoang, nguyên thuỷ với những bóng ma
man rợ.
Rồi những đêm sâu bổng hiện về
Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya
Đâu đây u uất hồn sơ cổ
Từng bóng ma rừng theo bước đi
(Những hướng sao rơi)
Đinh Hùng đã đi vào thế giới Mê Hồn Ca với một không gian siêu mộng
mị lẫn lộn giữa cõi dương và âm:
Trời cuối thu rồi em ở đâu?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?
15
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy,
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.

Thần chết cười trong bộ ngực điên
Ta nghe em thở tiếng ưu phiền
Nỗi lòng xưa dậy tan thanh vắng
Hơi đất mê người – Trăn hiện lên.
(Gửi người dưới mộ)
Chính vì vậy mà nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Long từng nhận xét: “Từ bỏ
một thế giới hiện hữu, tìm về một thế giới thuở sơ khai, tạo dựng một không
gian mới cho tâm tư, thi nhân không sống bằng thực tại, mà sống bằng nguồn
siêu tưởng”.
Tại sao Đinh Hùng lại từ bỏ thế giới hiện hữu mà mình đang sống để tìm
một thế giới thuở sơ khai, thế giới không có thực. Sỡ dĩ vậy vì ông biết tất cả vật
chất hiện hữu trong thế gian này sẽ huỷ hoại qua thời gian. Chỉ có thế giới siêu
tưởng mới là nơi chốn thi nhân hy vọng gởi gắm ít nhiều khổ đau miên viễn.

Chính vì lẽ đó thi sĩ Đinh Hùng đã đào sâu trong huyệt mộ dĩ vãng, để tìm lại
bóng hình yêu dấu của người tình muôn thuở:
Trời cuối thu rồi em ở đâu?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy,
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.
Em mộng về đâu?
Em mất về đâu?
Từng đêm tôi nguyện tôi cầu
Đấy màu hương khói là màu mắt xưa
(Gửi người dưới mộ)
Trong thế giới ngôn ngữ thi ca đầy cám dỗ, mê hoặc của Đinh Hùng, ông
đã tạo cái sắc thái hoà hợp đầy kì ảo thần tình của hai dòng văn học Đông Tây.
16
Cũng như những thi sĩ lúc bấy giờ, Đinh Hùng cũng bị ảnh hưởng lớn bởi thơ
tượng trưng pháp được đánh dấu bởi tên tuổi của Baudelaire trong thơ Đinh ta
bắt gặp: Hồn, máu, sọ người, xương khô….
Hồn hỡi hồn !
Trời đất ngủ trong chiều khói lửa
Hồn chập chờn bên cửa dung nhan
Gọi nhau vào cuộc bi hoan
Ta thiêu thể phách giải oan hồn về….
( Thần tụng)
1.4 Những đóng góp của Đinh Hùng trong phong trào thơ mới
Trong những năm 30 của thế kỉ trước xuất hiện một dòng thơ ca thuộc
khuynh hướng lãng mạn. Đó là Thơ Mới. Thơ Mới là một cuộc cách mạng thơ
ca trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc ở thế kỉ 20. Sự xuất hiện của Thơ mới
gắn liền với với sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932 - 1945. Phong trào thơ
mới đã mở ra “một thời đại trong thi ca”, mở đầu cho sự phát triển thơ ca Việt
Nam hiện đại.

Làm nên chiến thắng vẻ vang của Phong trào thơ mới qua mấy năm đấu
tranh khá kịch liệt với thơ cũ, trước tiên phải ghi nhận công lao của Thế Lữ, Lưu
Trọng Lư, Huy Thông. Khi Đinh Hùng với trái tim si mê và rạo rực xuất hiện
trên thi đàn thơ những năm tháng “đại náo” đã qua lâu rồi. Thơ mới toàn thắng,
ngọn cờ phong trào từ chủ tướng Thế Lữ được chuyển giao cho hậu bối, và Đinh
Hùng là một trong những người đón nhận. Đinh Hùng không chỉ là một đại biểu
cho phong trào thơ mới mà còn là thi sĩ tiêu biểu cho thời kỳ sau thơ mới. Trong
suốt 47 năm sống và làm việc Đinh Hùng đã để lại cho đời số tác phẩm không
nhiều nhưng lại có giá trị về nội dung lẫn nghệ thuật.
Thơ mới với hàng trăm đề tài khác nhau: Thơ viết về thiên nhiên, thơ trữ
tình thế sự, thơ viết về làng quê, thơ viết về tình yêu… đều có nhiều thành tích
gắn liền với tên tuổi của các nhà thơ. Trong đó thơ viết về tình yêu lứa đôi có
thể được xem là đề tài quan trọng vào bậc nhất và góp phần tạo cho Thơ mới
17
một diện mạo riêng độc đáo. Về mảng đề tài này thì không thể nào không kể đến
sự đóng góp của thi sĩ Đinh Hùng. Tập thơ Đường vào tình sử (1961) của Đinh
Hùng nằm trong trào lưu chung, hướng đề tài về tình yêu lứa đôi. Tập thơ gồm
60 bài viết về tình yêu lứa đôi. Đinh Hùng đến với tình yêu khi tuổi đời còn rất
trẻ, ở độ tuổi 17, 18 khi còn ngồi trên ghế nhà trường với nhiều mộng tưởng.
Khi mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy
Làm học trò mắt sáng với môi tươi
Ta bước lên chân vẫn dạo bên người
Ngoài cặp sách, trần ai xem cũng nhẹ
Đời thấp thoáng qua học đường nhỏ bé
Phố phường vui cuộc sống mới lên hoa
Ta ngồi nghe những tiếng thị thành xa
Hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp

Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ
Đường hoàng lan nắng đọng lối đi quen

Nghìn bóng cây chen bóng mộng hư huyền
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực
(Khi mới nhớn)
Chất tình ái trong thơ Đinh Hùng về hiện tại vọng về và non yếu, nhưng
khi nhập vào với quá khứ, lịch sử, với sự kiện và con người trong quá khứ lại
hoà hợp da diết. Trong thơ Đinh Hùng luôn tìm về cõi vô cùng, cõi vĩnh hằng
của linh hồn và tình yêu bất tử.
Em sẽ ngồi im chờ những vì sao đa tình vây phủ
Có nhớ một vì sao hồi hộp giữa không trung
(Những vì sao buồn giữa không trung)
Cuộc đời Đinh Hùng như có một số phận riêng và thi ca cũng có một số
phận khác. Cái thể chất ẻo lả, cộng thêm tàn phá của nàng tiên nâu làm ông
không có tuổi thọ, thơ của ông thì ngược lại như không có tuổi và với lớp người
18
đọc sau luôn có rung động riêng và có đời sống văn chương dài hơn tuổi thọ.
Đinh Hùng đã thổi vào thơ bằng tất cả tâm hồn và nhiệt huyết của mình cho đến
hết đời. Hai tập thơ Mê Hồn Ca và Đường vào tình sử có những bài thơ coi như
tuyệt tác của thời kỳ văn chương nở rộ. Trong đó có bài thơ Kỳ nữ đã góp vào
thơ tình thêm một kiệt tác về thơ tình yêu. Chương trình ngâm thơ “Tao Đàn” do
ông chủ trương với tiếng nói mở đầu truyền cảm đã bao nhiêu năm trở thành
biểu tượng thi ca miền Nam tự do. Với những người làm thơ thì Đinh Hùng có
vị trí là của một vì sao Bắc Đẩu.
Người yêu thơ luôn nghĩ rằng trong tuyển tập thi ca nổi tiếng là Thi nhân
Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân mà không có tên tuổi Đinh Hùng là một
thiều sót lớn, thật đáng tiếc vô cùng. Thời gian gần đây thơ Bùi Giáng, Vũ Hoài
Chương đã lần lượt được tái bản, rồi cuối cùng cũng đến lượt Đinh Hùng.
Những người yêu thơ cũng như những nhà xuất bản nặng lòng với sự nghiệp văn
chương có thể nào bỏ qua tập thơ của Đinh Hùng.
Gần đây bài thơ Đường xưa trở bước của Đinh Hùng đã đựoc chọn vào
cuốn 100 bài thơ hay nhất của thế kỉ 20 điều này đã chứng minh được giá trị của

thơ Đinh Hùng.
Ngoài viết thơ Đinh Hùng còn viết báo, vẽ tranh, truyện ngắn, kịch và tiểu
thuyết…điều này cũng cho thấy được con người tài hoa của ông. Đến đây xin
mượn lời của Cao Thế Duy để kết thúc: “Ai cũng phải công nhận rằng Đinh
Hùng là một thi nhân độc đáo, không nhà thơ nào có giọng điệu Liêu Trai như
ông, không có một nhà thơ nào có giọng điệu phong toả lên hồn thơ mình những
khói hương nghi ngút như ông. Đinh Hùng như thể một hoang đường và ảo
mộng. Thơ Đinh Hùng còn là bản trường ca tình ái, thơ Đinh Hùng quả chất
chứa một bản sắc rất bén nhạy và kết đọng ba yếu tố: Ái tình, thiên nhiên và
mộng ảo. Ba yếu tố ấy sinh thành trong không khí hồ ly và nỗi chết không rời.
Đinh Hùng như một bông hoa kỳ lạ, một thứ kim cương kết tụ từ huyệt sâu, từ
non sầu của mộng ảo…Đinh Hùng chết để sự nghiệp thơ ông trở thành bất tử”
(Văn học hiện đại).
19
Chương 2
NHỮNG CUNG BẬC TÌNH YÊU TRONG THƠ ĐINH HÙNG
Thơ viết về tình yêu lứa đôi có thể được xem là đề tài quan trọng vào bậc nhất
và góp phần tạo cho thơ mới một diện mạo riêng độc đáo. Dường như nhà thơ nào
cũng có thể viết về tình yêu và mạch cảm xúc cũng xao xuyến trong tình cảm đắm
say đằm thắm. Nổi lên cả là Xuân Diệu vốn được xem là “nhà thơ của tuổi trẻ” là
“ông hoàng của thơ tình yêu”. Xuân Diệu xây dựng lầu thơ của mình trên đất trần
gian, và trong cảnh vườn địa đàng của lứa đôi yêu đương, tình tự. Và cũng rất tiêu
biểu là thơ tình của Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Nguyễn Hoàng Chương, Huy Cận,
Tế Hanh… Có một tên tuổi đến sau nhưng cũng nhanh chóng hoà nhập vào làng thơ
mới, đó là thi sĩ Đinh Hùng. Mỗi người một vẻ, trái tim yêu đương trong thơ thúc
đập theo nhiều nhịp sôi nổi, dịu dàng khác nhau.
2.1. Thơ Đinh Hùng – Một tình yêu thiết tha, mãnh liệt và nồng cháy
Tình yêu là chuyện muôn thuở, ai chẳng nói vậy, nó là chuyện xưa như
trái đất nhưng cũng mới như trái đất và bí ẩn… như trái đất. Tình yêu đem đến
người ta cả ngọt ngào lẫn cay đắng, cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Khi có được tình

yêu mọi con đường trước mắt như được trải hoa, nhưng khi mất nó, cả thế giới
lại như vỡ vụn! Mà dù thế nào đi nữa, con người ta vẫn cứ yêu “làm sao sống
được mà không yêu”, bởi thế nên Victor Hugo từng nói: “Được yêu một sự kiện
quan trọng biết bao! Yêu càng trọng đại hơn nữa! Vì yêu trái tim trở nên can
đảm. Nó chỉ còn tràn những gì thuần khiết, chỉ dựa vào những gì cao thượng và
lớn lao”. Và khi đến với thơ tình của Đinh Hùng ta cũng bắt gặp một tình yêu
đắm đuối, đam mê, thiết tha và nồng cháy.
Một sợi tóc đủ làm nên mê hoặc
Ta đặt em lên ngai thời nữ sắc
Trong âm thầm chiêm ngưỡng một làn da
Và yêu say, mê mệt tới hung cuồng
20
Là khát khao vọng đến vô tình
Cho đến khi:
Em đi rồi then khoá cả chiêm bao
Gầy vóc mộng gói trọn manh áo nhớ.
Với một tư tưởng tự do, lãng mạn, thiệt phóng khoáng và huyền diệu vô cùng,
thế giới nội tâm được diễn đạt qua những vần điệu chuyên chở đầy cảm xúc, nói lên
đời sống tình cảm yêu và hận, cô đơn và u sầu, xa cách và nỗi loạn…
Ta từng có buổi sầu ghê gớm
Ở bên em – Ôi biển sắc, rừng hương!
Em lộng lẫy như một ngàn hoa sớm
Em đến đây như đến từ thiên đường
(Kỳ nữ)
Niềm khát vọng ta ghi vào huyết sử
Dưới chân em, thơ lạc mất linh hồn
Ta đau xót trong mỗi giờ tình tự
Ta khóc nhiều cả những lúc trao hôn.

Ta muốn điên vì khoé miệng em cười,

Ta cuồng dại bởi nghìn câu em nói
Nhan sắc ấy chớ nên tàn nhẫn vội
Tình mất rồi! Oán hận đã mênh mông.
Chớ thờ ơ! Ta nỗi giận vô cùng
(Ác mộng)
Chữ tình trong cõi thơ của Đinh Hùng đã không còn ranh giới nữa, đó là
tình yêu nồng nàn mãnh liệt của những lúc kề cận. Và có những tính não nề, thê
thiết của ly biệt, có tình cảm đằm thắm dịu dàng của vạn vật, thiên nhiên…
Ôi phút huyền vi môi sát môi
Truyền hơi nghe tiếng vọng luân hồi
Mi hương tà áo xanh tiền kiếp
Trăng xuống kề vai núi chuyển dời.
21
(Nhập mộng)
Trong im lặng tôi rùng mình nín thở
Cầm tay em, nâng từng ngón tay hoa
Tình yêu tràn trong thớ thịt, làn da
Tình yêu rợn từ đầu mày chân tóc.
Thoáng nét sương, nụ cười in khuôn ngọc
Em buâng khuâng hé nữa cặp môi hồng
Mắt nhắm nghiền và sóng ngực rung rung
(Giáp mặt phù dung)
Dù đó là tình yêu ly biệt, nhưng với Đinh Hùng vẫn đắm say mãnh liệt.
Anh trở về nghe hình hài núi sương huyền ảo
Nỗi buồn nghìn xưa theo ngọn cuồng lưu
Mạch máu lạ mê lời ru sóng biển
Em cho anh linh hồn dịu dặt du thuyền mây đưa.
Ôi thể xác cô đơn khát bài ca sa mạc
Em cho anh hơi thở thiên đường thắp sáng trái tim xưa
(Những vì sao buồn giữa không trung)

Ta cảm nhận được ngọn lửa rạo rực, thiết tha nồng cháy, niềm say mê
khát khao yêu đương của nhà thơ. Tình yêu được ông dùng bút phác họa nên
một bức tranh muôn màu có sắc, có hướng và âm quyện vào nhau một cách hài
hoà, mỹ miều.
Em đi rừng núi vào xuân
Áo thiên thanh dệt trắng ngần hoa bay
Nếu như tình yêu trong thơ Nguyễn Bính dịu dàng như hương đồng gió nội,
mộc mạc đơn sơ như mối tình chân quê, ngọt ngào như câu ca dao ru hời của mẹ
Ví chăng nhớ có như tơ chỉ
Em thử quay xem được mấy vòng
Ví chăng nhớ có như vướng chỉ
Em thử rào xem được mấy thương
22
(Nhớ - Nguyễn Bính)
Với thi sĩ Đinh Hùng lại rạo rực tha thiết đến vô cùng, ngọn lửa tình trong
nhà thơ lúc nào cũng rực cháy, nóng bỏng hun đúc thành những dòng thơ da diết
thật mãnh liệt. Ông lồng nhục cảm trong những vần thơ đầy hương sắc và thi vị,
người đọc cảm tưởng như đang nắm bắt được.
Người em tóc xoã liên hành tinh,
Bắc Đẩu nghiêng vai áo tự tình
Dòng lệ thuỷ cầu lau chẳng ráo
Gục đầu mây đỏ gót băng trinh
(Trái tim hồng ngọc)
Dù người con gái ấy không còn nữa nhưng Đinh Hùng vẫn yêu hết mình:
Anh sẽ hồi sinh, em tái sinh
Hoà đôi thể chất một thân hình
Giác quan biển động, mưa đồng thiếp
Trên thịt da đau, núi quặn mình
Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã có những câu thơ rất hay khi nói về trạng thái nhớ
thương xa cách “khi xa cách không gì bằng thương nhớ”. Một trong những dấu

hiệu đích thực, dấu hiệu đảm bảo sự có mặt và tồn tại của tình yêu là tình cảm
nhớ thương. Nhớ thương cũng là hạnh phúc. Nỗi nhớ thương ấy nằm trong sự hò
hẹn, trong sự quyến luyến của tình cảm lứa đôi. Và Đinh Hùng dù xa cách đến
đâu thì trong trái tim vẫn chỉ có mình em.
Em vẫn là em xưa của anh
Dù xa hải đảo, cách tường thành
Của anh, vẫn trái tim hồng ngọc
(Trái tim hồng ngọc)
Trong tình yêu, người thi sĩ như không làm chủ được mình mà bị uốn theo
say mê bị xô đẩy theo những đợt sóng của tình yêu trong buồn vui đau khổ:
Tất cả em đều bắt ta khổ não
Và oán hờn căm giận tới đau thương
23
Và yêu say, mê mệt tới hung cuồng
Và khát vọng điên vô tình, vô giác
Hỡi kì nữ! Em có lòng tàn ác
Ta vẫn gần - ôi sắc đẹp yêu ma!
Lúc cuồng si, nguyền rủa cả đàn bà,
Ta ôm ngực nghe trái tim trào huyết
Ta sẽ chết, sẽ vì em mà chết!
Một chiều nào tắt thở giữa môi hôn
( Kỳ nữ )
Cũng như bao nhà thơ khác cũng đều trải qua trong tình yêu, những phút
giây ngây thơ vụng dại rất khó quên trong kí ức của cuộc đời và thơ. Tình yêu
tuổi trăng rằm ấy in sâu kỉ niệm trong thơ Đinh Hùng.
Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ
Đường hoàng lan nắng động lối đi quen
Nghìn bóng cây chen bóng mộng hư huyền
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực
(Khi mới nhớn)

Có nhiều nguyên nhân gây đau khổ trong tình yêu. Hoàn cảnh của Đinh
Hùng một thanh niên mới bước vào đời, đang rạo rực tuổi yêu đương với bao
ước mộng đẹp lại bắt gặp cảnh ngộ ngang trái. Người tình sớm lìa xa cõi đời, bỏ
thi nhân lại một mình trong cõi cô đơn cách biệt. Đinh Hùng đã khát khao tìm về
những ngày tươi đẹp.
Anh trở về nghe hình hài mù sương huyền ảo
Nỗi buồn nghìn xưa theo ngọn cuồng lưu
Mạch máu lạ mê lời ru sóng biển
Em cho linh hồn dìu dặt du thuyền mây đưa
Ôi thể xác cô đơn khát bài ca sa mạc
Em cho anh thuở thiên đường thắp sáng trái tim xưa
(Những vì sao buồn giữa không trung)
24
Có thể hình bóng của người con gái trong thơ mang tính bóng bẩy của
con người thật ngoài đời. Có thể là một ước mơ, mộng tưởng để rồi qua đi như
một huyễn tưởng xa xôi. Dù thế nào thì thi sĩ yêu hết mình, yêu một cách nồng
cháy, đam mê, với một tình cảm nhớ thương chân thành. Tác giả muốn sống lại
kỷ niệm xa xưa vì đó là mạch tình cảm trong lành giữa cuộc đời vẩn đục và cũng
có thể là sự tôn thờ một mối tình đã qua đi không trở lại.
Trời cuối thu rồi em ở đâu?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy,
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.
(Gửi người dưới mộ)
Dù người con gái đó đã đi vào cõi vĩnh hằng thì thi sĩ vẫn:
Anh gọi em từ mỗi tế bào
Nhập hồn linh điểu, cánh ca dao
Lượn theo chiều máu, lời thông điệp
Thể xác bay cùng nhạc vút cao
Và cho đến mai sau:

Anh vẫn còn yêu em, kiếp sau
Vầng trăng về núi sẽ quay đầu
Bóng em trên những vì sao lạ
Sẽ ngã dài qua thế kỷ sâu
(Lời thông điệp gửi mai sau)
Nhưng rồi có lúc thi nhân đã hờn ghen:
Em đến hôm nào mưa trên vai
Chiều thu, sương đượm nét mi dài
Nụ cười rung cánh hoa hờn giận,
Trong mắt em còn có bóng dáng ai?
(Hờn giận)
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×