Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cách làm khuôn tạo mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.58 KB, 2 trang )

Kỹ thuật làm khuôn vs đổ compusit
Làm thiết kế, tạo dáng bất cứ sản phẩm nào, đặc biệt là những sản phẩm công nghiệp thì
ngoài ý tưởng sáng tạo, cách
thể hiện ý tưởng ra giấy (bản vẽ) thì hoạ sĩ còn phải quan tâm đến việc
làm khuôn mẫu cho sản phẩm của mình.
Hiện nay có nhiều cách để tạo ra khuôn bằng các chất liệu khác nhau,
tôi xin giới thiệu bài viết của một member trên diễn đàn SV trường Mỹ
thuật công nghiệp (forum.svmtcn.net) để các bạn tham khảo và thảo luận
Để đổ khuôn 1 sản phẩm compusit thì phổ biến có 2 loại khuôn. Khuôn thạch cao và
khuôn silicon
Khuôn thạch cao đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật làm cực tốt mà cũng chỉ đổ đc vài
ba sản phẩm là hỏng khuôn.
Khuôn silicon ko đòi hỏi về kỹ thuật nhiều như thạch cao, làm đơn giản, nếu làm tốt
có thể đổ đc tới hàng ngàn sản phẩm mới rã khuôn, tuy nhiên giá thành tương đối
cao. Để ra được 1 khuôn silicon đổ trọn vẹn 1 đầu tượng david chẳng hạn thì mất
khoảng khoảng 6 tuýp x ~ 25k/1tuýp
+ Đổ bằng khuôn silicon:
Khuôn silicon đó chính là silicon của thợ dán kính. Bạn nên mua loại màu trắng sữa của
Thái hoặc xịn hơn thì của Pháp, đừng mua loại trong veo.
Khi đã có mẫu rùi, bạn bôi hỗn hợp Buntin pha với cả keo PVC (keo dán ống nhựa). Hỗn
hợp này pha theo tỉ lệ 5 Butin - 1 PVC, dùng chổi mềm quét lên toàn bộ bề mặt vật mẫu,
nhớ là phải quét kín để chống dính. Đợi nó khô thì mới bắt đầu bôi silicon lên để tạo
khuôn. Nếu bề mặt đơn giản bạn có thể dùng sợi thuỷ tinh để làm cốt khuôn, bề mặt phức
tạp thì dùng vải màn.
Khi bạn đổ hỗn hợp bột đá và compusit vào thì chỉ cần chờ nó se se lại là có thể dỡ được
khuôn. Việc đông cứng hỗn hợp này sẽ toả nhiệt. Tuỳ vào mức độ dày mỏng bề mặt của
sản phẩm mà nhiệt sẽ toả ra nhiều hay ít. Nếu đổ lắc chỉ cần đợi 1 thời gian ngắn(vài ba
phút) là có thể dỡ được, nhưng nếu đổ đặc sẽ phải đợi lâu hơn. Lưu ý là khi đổ đặc sẽ
phải đổ tráng lớp nhiều lần chứ ko đc đổ 1 phát ăn luôn vì như thế có thể gây biến dạng
khuôn hoặc nứt sản phẩm.
+ Đổ bằng khuôn thạch cao:


Cách thức làm khuôn thạch cao
- Đầu tiên bạn phải có sản phẩm bằng đất. Đất của bạn phải đạt được độ se nhất định.
Trước khi đổ khuôn, bạn tưới nước lên sản phẩm đất. Chính lớp nước này sẽ là chất
chống dính bề mặt jữa đất với thạch cao
- Tiếp theo, bạn pha thạch cao vào chậu. Bạn đổ nước vào chậu trước, sau đó rắc từ từ
thạch cao vào sao cho thạch cao rơi đều trên mặt nước chứ ko đổ oặc một phát ăn luôn vì
như vậy thạch cao sẽ bị vón cục, ko tan đều. Lúc này bạn thấy nó sền sệt là được. Dùng
số thạch cao đó, phủ dần sao cho kín bề mặt của sản phẩm. Đối với phù điêu thì khuôn
của bạn ko cần chia mà cứ thế phủ kín luôn. Nếu sản phẩm lớn thì khi hết thạchcao lại
pha thêm. Đến khi nào kín bề mặt sản phẩm là được. Lúc này lớp thạch cao trên bề mặt
dày khoảng 5mm là ok.
- Bước tiếp theo là gia cố cho khuôn bằng xơ đay. Bạn tiếp tục pha thạchcao vào chậu
theo cách trên, lấy xơ đay nhúng vào, xơ đay trước khi nhúng bạn vo nó thành những búi
hình tròn, to bằng khoảng 2 bàn tay hoặc hơn tùy vào độ lớn của sản phẩm, ép dẹp búi xơ
đay xuống, nhúng vào thạch cao và lần lượt đắp kín lên bề mặt thạch cao đã đổ trên sản
phẩm. Có thể sử dụng 1 đến 3 lớp xơ đay tùy vào độ lớn của sản phẩm, càng nhiều thì
khuôn sẽ càng chắc. Sau khi phủ xơ đay thì khuôn của bạn sẽ có độ dày vào khoảng 1cm
-> 2 cm
- Đợi thạch cao khô hẳn thì bóc lớp đất ra. Vậy là ta đã có khuôn để đổ compusit. Lấy
nước rửa sạch bề mặt trong của khuôn, có thể lấy giấy jáp, dao trổ để chỉnh sửa bề mặt
khuôn sao cho vừa ý mình nhất. Đợi khuôn khô thì bắt đầu tiến hành việc chống dính cho
khuôn
- Để chống dính có rất nhiều cách, nếu kinh phí ngon lành, bạn có thể mua chất chống
dính chuyên dụng của nó có bán sẵn ở Trường Chinh, hoặc nếu ko thì có thể dùng dầu ăn,
mỡ xe đạp cái nào cũng được. Bạn lấy chổi mềm (ngày trước mình hay dùng cọ vẽ bột
màu) , phủ kín bề mặt khuôn.
- Lúc này, khuôn đã sẵn sàng cho việc đổ compusit. Bạn bắt đầu tiến hành việc pha
compusit với bột đá. Bạn đổ compusit vào chậu, sau đó đổ bột đá vào từ từ, một tay đổ,
một tay cầm que ngoáy đều. Đoạn này bạn ngoáy phải rất nhiệt tình để bột đá tan đều
trong compusit. Khi thấy hỗn hợp này sệt sệt là được. Sau đó, bạn đổ chất đông cứng

vào, trung bình khoảng 2 lit compusit + bột đá tương ứng với 1 nắp chai lavie chất đông
cứng, bạn cũng lại ngoáy đều lên, nhanh tay và đổ dần dần vào khuôn. Tưới đều trên bề
mặt khuôn sao cho compusit có thể chảy tới mọi ngóc ngách của khuôn. Nên có 2 người
làm, 1 người cầm chậu đổ, 1 người cầm khuôn lắc lắc, đập đập, rung rung để ko bị bọt
khí. Cố gắng điều chỉnh để compusit phủ đều được trên mặt khuôn, khi đã vừa ý thì nên
ngồi nghỉ ngơi bắn thuốc lào. Đợi một lát, đến lúc nào lấy móng tay chọc chọc vào sản
phẩm mà thấy nó đã cứng cứng lại là được.
- Bây jờ là việc dỡ khuôn, bạn có thể sử dụng búa, dao phay, cưa, đục nói chung là mọi
thứ để móc được sản phẩm ra khỏi khuôn. sau khi sản phẩm đã ra rùi, thì lại tống nó trở
lại khuôn luôn để tránh cong vênh. Bây jờ là lúc có thể yên tâm đi chơi rùi ^^

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×