Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN : Kiểm tra bài cũ: Công khai-minh bạch- hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.07 KB, 11 trang )

Trang
I/TÊN ĐỀ TÀI :
KIỂM TRA BÀI CŨ
CÔNG KHAI- MINH BẠCH- HIỆU QUẢ
II/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Kiểm tra bài cũ là một bước không thể thiếu trong một tiết học, nó giúp
cho người thầy đánh giá ngược được sự tiếp thu những nội dung mà mình đã
thực hiện ở các tiết học, đồng thời nắm được quá trình nắm bắt kiến thức, kĩ
năng vận dụng của từng học sinh góp phần đánh giá chính xác kiến thức của học
sinh đối với môn học.
Thực tế hiện nay, việc chuẩn bị và trả lời bài cũ của các em học sinh phần
lớn không như mong muốn của các thầy cô. Các thầy cô giáo thường phàn nàn
rằng các em không chịu học bài cũ khi đến lớp và như vậy, ở ngay đầu tiết học
đã tạo ra một tâm lý bực bội ở các thầy cô bộ môn, điều dễ hiểu rằng tiếp diễn
của tiết học sẽ khó mà đảm bảo được một không khí vui vẻ với chất lượng tốt
nhất có thể có.
Không thể phủ nhận của tình trạng chuẩn bị bài cũ chưa tốt của nhiều em
học sinh hiện nay, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Việc “không chịu học bài” của
học sinh đối với bộ môn bắt nguồn từ nhiều lí do: có thể do thể trạng sức khoẻ;
có thể do hoàn cảnh gia đình; có thể do áp lực của nhiêù môn học; hoặc do trong
xã hội có nhiều trò chơi thu hút hơn; nhưng cũng có thể do giáo viên tổ chức tiết
học không hấp dẫn tạo sự chán nản không hứng thú với bộ môn mà ngay trong
việc tổ chức kiểm tra bài cũ cũng có thể gây sự ức chế trong các em… Đề tài
giới hạn trong việc khắc phục khâu tổ chức kiểm tra bài cũ với mục đích tạo ra
sự hứng khởi ngay ở đầu tiết học.
Căng thẳng, sợ sệt và rất muốn được “bỏ qua”- không được gọi lên kiểm
tra bài cũ- là tâm trạng của phần lớn các em ở đầu tiết. Thầy cô thường nghe thấy
tiếng thở phào nhẹ nhõm của rất nhiều em khi người lên kiểm tra không phải là
mình! Vì sao như vậy (?)
Tại sao không thể là sự hứng thú của cả lớp, sự mong đợi được lên kiểm
tra bài cũ của phần lớn các em. Tại sao không phải là sự vui tươi, thân thiện, hấp


dẫn để các em dễ dàng trả lời các câu hỏi về kiến thức cũ tạo tâm lí thoải mái
hứng khởi để cả lớp đi vào tiết học mới với hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, tổ chức tốt việc kiểm tra bài cũ góp phần quan trọng cho chất
lượng tiết học mới, đồng thời góp phần hình thành tình yêu bộ môn của học sinh
và nâng cao kết quả học tập đối với bộ môn.
Tổ chức kiểm tra bài cũ một cách công khai, minh bạch, vui tươi và hiệu
quả là nội dung đề tài muốn trình bày.
1
Trang
III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Tâm lí các em học sinh thường hay e sợ khi phải một mình đối diện với
các thầy cô giáo, các em thường nghĩ rằng kiến thức mình “quá nhỏ bé” khi phải
“chọi” với kiến thức “vĩ đại” của các thầy cô, từ đó phần lớn các em mất bình
tĩnh, mất tự tin khi trả lời các câu hỏi của các thầy cô nên hiệu quả trả bài không
tốt. Tuy nhiên, các em sẵn sàng tranh luận tới cùng với bạn bè về một vấn đề,
hay một nội dung nào đó mà các em biết và quan tâm. Vậy tại sao không chuyển
việc kiểm tra bài cũ do các thầy cô trực tiếp truy vấn thành việc các em phải
trình bày những đơn vị kiến thức cũ trước các bạn và nhận xét đánh giá sẽ thuộc
quyền của các bạn dưới lớp mà nếu không đồng ý, người được kiểm tra có quyền
phản bác, tranh luận dưới sự giám sát của trọng tài là thầy cô giáo.
Là học sinh, các em luôn chú trọng đến điểm số của mình. Các em luôn
muốn được công khai, minh bạch nhận xét đánh giá điểm trước lớp một cách
công bằng, chính xác ( các em thường ghi lại điểm số vào vở). Sẽ là rất tốt và
hợp với mong muốn của các em nếu được các bạn nhận xét, góp ý và đánh giá
điểm với sự công nhận của thầy cô.
Tâm lí các em thường rất thoải mái , tự tin khi hiểu rằng mình đang trình
bày trước các bạn mà không phải đang bị buộc “đối chọi” với thầy cô nên
thường các em trình bày dễ dàng, trôi chảy mà không “bay mất” kiến thức như
khi trình bày với các thầy cô.
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN :

Qua thực tế giảng dạy nhiều năm và qua điều tra riêng, bản thân nhận thấy
các em thường hay sợ hãi, căng thẳng ở phần kiểm tra bài cũ ở hầu hết các môn
học với cách kiểm tra thầy hỏi, trò đáp, thầy nhận xét cho điểm, dẫn đến kết quả
không cao.
Sau nhiều năm thực hiện cách kiểm tra thầy đặt câu hỏi, trò trình bày, lớp
nhận xét, đánh giá điểm thì các em cảm thấy tự tin hơn và hiệu quả cao hơn .
Với một lớp học có sỉ số bình quân 40 em thì khó có thể kiểm tra miệng
trực tiếp mỗi em một lần trên 1 học kì, nhưng với cách kiểm tra này, thầy cô giáo
đánh giá điểm cho cả em nhận xét nên lớp học rất tập trung và các nhận xét của
phần lớn các em đều có chất lượng, đồng thời dễ dàng thực hiện được việc kiểm
tra miệng mỗi học sinh 1 lần trên 1 học kì.
Trong năm học này, bản thân giảng dạy trực tiếp môn vật lí 3 lớp 91,92,93
có chất lượng bộ môn khác nhau. Bảng thống kê khảo sát do bản thân tiến hành
ở đầu năm như sau :
Lớp Sỉ số
Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
9/1 41 2 4.8 5 12.1 10 24.3 22 53.6 2 4.8
9/2 41 1 2.4 4 9.7 10 24.3 22 53.6 4 9.6
9/3 40 2 2.4 6 15 11 26.8 19 47.5 2 5.0
2
Trang
Tổng 122 5 4.1 15 12.2 31 25.4 63 51.6 8 6.7
Nhìn vào số liệu thống kê , ta thấy số lượng yếu và kém chiếm đến 58,3%,
chứng tỏ phần lớn các em chưa yêu thích bộ môn và chất lượng bộ môn còn thấp
Cũng trong đầu năm, tiến hành phát phiếu thăm dò về tâm lí, thái độ của
các em trong thời điểm kiểm tra bài cũ theo kiểu bình thường Thầy hỏi, trò đáp,
thầy đánh giá cho điểm. Kết quả cho ở bảng sau :
Lớp SS
Thích Bình thường Không thích Chán ghét

SL TL SL TL SL TL SL TL
9/1 41 5 12.2 9 22.0 18 43.9 9 21.9
9/2 41 4 9.7 8 19.4 16 39.0 13 31.6
9/3 40 6 15.0 10 25.0 14 35.0 10 25.0
Tổng 122 15 12.2 27 22.1 48 39.3 32 26.4
Với số liệu trên, rõ ràng các em không thích và chán ghét kiểm tra bài cũ
chiếm số lượng khá lớn dẫn đến chất lượng bộ môn cũng không cao. Khi tiến
hành kiểm tra với sự đánh giá của tập thể lớp thì các em tự tin hơn rất nhiều và
dẫn đến kết quả chất lượng cũng được nâng cao hơn,. Đặc biệt các em không còn
cảm thấy căng thẳng và chán ghét nữa.
V/ NỘI DUNG:
1. Cách thức kiểm tra bài cũ :
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu cách kiểm tra đánh giá kiến thức cũ như
sau :
- Giáo viên đặt câu hỏi và gọi học sinh lên trả lời
- Sau khi đã đặt hết các câu hỏi kiểm tra cho học sinh và học sinh trả lời
xong, GV yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét góp ý và đánh giá điểm.
- Hs được kiểm tra bài cũ có quyền có ý kiến tranh luận hoặc công nhận
- GV là trọng tài cuối cùng công bố, ghi điểm cho cả em được kiểm tra
và em nhận xét vào sổ
Tất nhiên để tiến hành được như vậy thì ngay từ tiết học đầu năm giáo
viên cùng lớp phải có sự thống nhất trong cách thức nhận xét và đánh giá điểm
chính xác.
2. Những qui định chung :
Trong tiết học giới thiệu chương trình, GV nêu những qui định về kiểm tra
đánh giá kiến thức cũ như sau :
- Thường ở đầu tiết học, giáo viên đặt câu hỏi kiểm tra số 1 là những
kiến thức có trong SGK hoặc vở ghi ở cấp độ nhận biết. Nếu học sinh
3
Trang

trả lời được câu hỏi này là đạt yêu cầu, tương ứng với điểm 5 và được
đặt tiếp các câu hỏi mới.
- Nếu ngay ở câu đầu tiên mà không trả lời được thì chưa đạt yêu cầu,
tương ứng với điểm dưới 5 và không được đặt thêm câu hỏi mới.
- Các câu hỏi mới sẽ ở cấp độ hiểu và vận dụng, tuỳ mức độ trả lời thể
hiện kiến thức mà sẽ được cộng thêm từ 1 đến 5 để đạt điểm tối đa là
10.
- Sau khi giáo viên thông báo hết câu hỏi và yêu cầu dưới lớp nêu nhận
xét, đánh giá điểm cho bạn. Trong nhận xét, yêu cầu nói rõ những điểm
bạn trình bày đúng và những điểm bạn trình bày sai và những bổ sung
của người nhận xét. Bạn nhận xét càng rõ ràng, đánh giá điểm càng
chính xác thì điểm số của bạn nhận xét cũng càng cao.
- Khi bạn đã nhận xét xong, GV có thể cho thêm các học sinh có ý kiến
khác được trình bày nhận xét và đánh giá điểm . Đồng thời cho học
sinh đang kiểm tra thể hiện ý kiến phản bác hay đồng tình với ý kiến
Kết thúc, GV nêu sự đồng tình với những ý kiến nhận xét nào và có bổ
sung nếu thấy cần thiết và ghi điểm cho cả hai bạn.( Đặc biệt với
những em nhận xét tốt, GV có thể đặt thêm câu hỏi phụ để nâng điểm
cho các em có thể lên đến tối đa)
3.Những vấn đề cần lưu ý :
Khi GV tiến hành kiểm tra bài cũ thì không chỉ có bạn được gọi lên bảng
mà đang tiến hành kiểm tra cả lớp bởi bạn nhận xét cũng được đánh giá điểm. Vì
vậy yêu cầu cả lớp phải tập trung và sẽ phải giơ tay phát biểu nhận xét khi bạn
trên bảng kết thúc trả lời .
Khi được gọi nhận xét mà nhận xét không chính xác sẽ bị nhận điểm dưới
5 và nếu đánh giá điểm không chính xác sẽ bị phê bình và ảnh hưởng đến điểm
của mình.
Khi học sinh trình bày kiến thức cũ, giáo viên nêu rõ không yêu cầu các
em học thuộc lòng mà trình bày những gì mình hiểu biết và khen ngợi các em có
cách trình bày như vậy.

Lưu ý các em rằng, thầy giáo và các bạn không có quyền cho điểm bạn
mà chỉ ghi điểm cho bạn ứng với mức độ bạn đạt được để các em hiểu không có
cảm tính trong việc đánh giá này.
Thông thường cũng khó đòi hỏi ở các em mức độ chính xác hoàn toàn ở
việc đánh giá điểm ( Thường lệch ở biên độ ± 1điểm), điều này có thể chấp
nhận được. Tuy nhiên, GV sẽ nhận xét và hiệu chỉnh trước lớp cho chính xác
trước khi vào sổ điểm.
Trong khi kiểm tra , GV cố gắng tạo không khí vui vẻ, tránh căng thẳng và
có thể có những gợi ý thông qua hình thức trắc nghiệm và yêu cầu dưới lớp nhận
xét chân thành, chính xác và thân thiện.
4
Trang
VI/ KẾT QUẢ :
Trong rất nhiều năm thực hiện kiểm tra theo cách này, bản thân tôi nhận
thấy đa phần các em cảm thấy rất thích thú và không hề có sự căng thẳng nào
xảy ra. Các em thường hay xung phong lên trả bài và đặc biệt là cả lớp đều tập
trung lắng nghe và thường tranh nhau để được nhận xét đánh giá cho bạn ( cả lớp
đều giơ tay xung phong nhận xét) vì như thế chính các em cũng được kiểm tra
đánh giá bài cũ.
Với hình thức kiểm tra như thế này, điểm kiểm tra miệng của các em cũng
khá cao vì các em không hề bị mất bình tĩnh vì đang trình bày trước các bạn chứ
không phải trình bày trước thầy giáo.
Ở một vài tuần đầu tiên, các em nhận xét và đánh giá còn chưa thật sự
chính xác, nhưng nhờ thầy giáo phân tích và trợ giúp nên sau đó các em đã thực
hiện trôi chảy.
Qua HKI ở 3 lớp 9 mà bản thân giảng dạy có kết quả điểm kiểm tra miệng
với số lượng 122 em như sau :
Tổng Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
122 số hs 0 0 0 4 10 18 19 24 20 15 12
Rõ ràng, với cách kiểm tra này , điểm số kiểm tra miệng đã được nâng lên

rõ rệt.
Kết quả điểm bộ môn của HKI như sau :
Lớp Sỉ số
Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
9/1 41 7 17.1 11 26.8 17 41.5 6 14.6 0 0
9/2 41 4 4.3 11 26.8 19 46.3 7 22.6 0 0
9/3 40 5 11.9 10 23.8 20 47.6 7 16.6 0 0
Tổng 122 16 13.1 32 26.2 56 45.9 20 14.8 0 0
Kết quả kiểm tra mệng đã góp phần tạo nên được sự tiến bộ trong chất
lượng bộ môn
Đến thời điểm giữa HKII, tiến hành phát phiếu thăm dò như đầu năm và
thu được kết quả như sau :
Lớp SS
Thích Bình thường Không thích Chán ghét
SL TL SL TL SL TL SL TL
9/1 41 32 78.1 4 9.8 3 7.3 2 4.8
9/2 41 28 68.3 6 14.6 5 12.1 1 2.4
9/3 40 30 75.0 10 25.0 1 2.5 0 0
Tổng 122 90 73.4 20 16.4 9 7.3 3 2.9
Như vậy, rõ ràng với cách kiểm tra này sự yêu thích tăng lên rất lớn, Đây
cũng chính là ư điểm của phương pháp.
5
Trang
VII/ KẾT LUẬN :
Hiện nay, nghành giáo dục đang tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy
với mục tiêu hướng đến là giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên, để
đạt được điều đó, ngoài việc nỗ lực của bản thân các em, các thầy cô giáo phải
luôn tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp các em tự tin, yêu thích
bộ môn và nắm vững kiến thức một cách cơ bản. Vì vậy, trong từng tiết học các

em phải được vui vẻ, hứng khởi, điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng sư
phạm của các thầy cô mà trong đó, từng bước lên lớp thầy cô phải có sự đầu tư,
đổi mới. Kiểm tra bài cũ một cách công khai , minh bạch, nhẹ nhàng và hiệu quả
để tạo tâm lí hứng thú cho các em vào tiết học mới góp phần nâng cao chất
lượng bộ môn.
VIII/ ĐỀ NGHỊ :
Khi thực hiện cách kiểm tra này có chút khó khăn là về mặt thời gian do
có nhiêù em muốn phát biểu, nhận xét nên có thể kéo dài thời gian. Vì vậy, giáo
viên phải biết điều tiết thời gian để đảm bảo thời lượng của tiết học.
Hiện nay các trường cũng đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học nên khó khăn này cũng dễ dàng khắc phục bằng cách phân bố lại thời
gian kiểm tra bài cũ để phát huy tính tích cực của các em trong nhận xét tranh
luận.
6
Trang
IX/ PHẦN PHỤ LỤC :
PHIẾU 1
Phiếu thăm dò về thái độ của các em đối với việc kiểm tra bài cũ theo cách
thầy đặt câu hỏi, các em trả lời và thầy nhận xét đánh giá điểm:
1/ Tâm trạng của em như thế nào khi thầy cô tiến hành kiểm tra bài cũ :
a. Bình thường b. Sợ hãi c. Hứng thú
2/ Khi bạn đang trả lời bài cũ, bản thân em có tập trung chú ý :
a. Rất tập trung b. Có chú ý chút ít c. Không chú ý
3/ Cuối cùng thái độ của em đối với việc kiểm tra bài cũ là :
a. Thích b. Bình thường c. Không thích c. Chán ghét
PHIẾU 2
Phiếu thăm dò về thái độ của các em đối với việc kiểm tra bài cũ theo cách
thầy đặt câu hỏi, các em trả lời ,lớp nhận xét đánh giá điểm:
1/ Tâm trạng của em như thế nào khi thầy cô tiến hành kiểm tra bài cũ :
a. Bình thường b. Sợ hãi c. Hứng thú

2/ Khi bạn đang trả lời bài cũ, bản thân em có tập trung chú ý :
a. Rất tập trung b. Có chú ý chút ít c. Không chú ý
3/ Cuối cùng thái độ của em đối với việc kiểm tra bài cũ là :
a. Thích b. Bình thường c. Không thích c. Chán ghét
7
Trang
X/ MỤC LỤC
I.Tên đề tài ………………………………………………………….Trang 1
II. Đặt vấn đề ……………………………………………………… Trang 1
III. Cơ sở lí luận …………………………………………………….Trang 2
IV. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………….Trang 2
V. Nội dung …………………………………………………………Trang 3
1. Cách thức kiểm tra bài cũ …………………………………Trang 3
2. Những qui định chung …………………………………….Trang 3
3.Những vấn đề cần lưu ý…………………………………… Trang 4
VI. Kết quả ………………………………………………………… Trang 5
VII. Kết luận…………………………………………………………Trang 6
VIII. Đề nghị……………………………………………………… Trang 6
IX. Phần phụ lục …………………………………………………… Trang 7
X. Mục lục………………………………………………………… Trang 8
XI. Phiếu xếp loại ………………………………………………… Trang 9
XII. Phiếu chấm điểm ……………………………………………… Trang 10
8
Trang
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN
Năm học 2008-2009
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường THCS Dũng Sĩ Điện Ngọc:
1. Tên đề tài ……………………………………………………………

…………………………………………………………………………….
2. Họ và tên tác giả ………………………………………………………
3.Chức vụ :……………………………… Tổ ……………………………
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài:
a. Ưu điểm …………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………… …………………………………………………
b. Hạn chế …………………………………………………………
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
5. Đánh giá xếp loại :
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH trường DSDN thống
nhất xếp loại : …………………………….
Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH
(ký ghi rõ họ, tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
II. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT huyện Điện Bàn
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD& ĐT huyện Điện Bàn
thống nhất xếp loại : …………………………….
Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH
(ký ghi rõ họ, tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
II. Đánh giá xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống
nhất xếp loại : …………………………….
Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH

(ký ghi rõ họ, tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
………………………………………….
9
Trang
PHIẾU CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2008-2009
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường : THCS Dũng sĩ Điện Ngọc
Đề tài :……………………………………………………
Họ và tên tác giả :……………………………………….
Đơn vị :…………………………………………………
Điểm cụ thể :
Phần Nhận xét đánh giá cuả người xếp loại
Điểm
tối đa
Điểm
đạt
được
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận 1
4. Cơ sở thực tiễn 2
5. Nội dung nghiên
cứu
9
6. Kết quả nghiên
cứu
3
7. Kết luận 1

8. Đề nghị
9. Phụ lục
1
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục
12.Phiếu đánh giá
xếp loại
1
13.Thể thức văn bản,
chính tả
1
Tổng cộng 20
Căn cứ số điểm, đề nghị xếp loại : …………………………
Người đánh giá xếp loại đề taì:
Họ và tên :…………………………………. Kí tên :……………………
10
Trang
PHIẾU CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2008-2009
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường : THCS Dũng sĩ Điện Ngọc
Đề tài :……………………………………………………
Họ và tên tác giả :……………………………………….
Đơn vị :…………………………………………………
Điểm cụ thể :
Phần Nhận xét đánh giá cuả người xếp loại
Điểm
tối đa
Điểm
đạt

được
7. Tên đề tài
8. Đặt vấn đề
1
9. Cơ sở lý luận 1
10.Cơ sở thực tiễn 2
11.Nội dung nghiên
cứu
9
12.Kết quả nghiên
cứu
3
7. Kết luận 1
14.Đề nghị
15.Phụ lục
1
16.Tài liệu tham khảo
17.Mục lục
18.Phiếu đánh giá
xếp loại
1
19.Thể thức văn bản,
chính tả
1
Tổng cộng 20
Căn cứ số điểm, đề nghị xếp loại : …………………………
Người đánh giá xếp loại đề taì:
Họ và tên :…………………………………. Kí tên :……………………
11

×