Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.9 KB, 8 trang )

CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Câu 1 . Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến
chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia?
 Trả lời:
Những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình
xóa đói giảm nghèo quốc gia:
• Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg về chính về chính sách hỗ trợ trực
tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.
 Đối tượng
- Đối tượng hỗ trợ là người dân thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của
Nhà nước thuộc vùng khó khăn.
 Mục tiêu
- Hỗ trợ đời sống của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát
triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn;
- Hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và từng
bước tiếp cận với sản xuất hàng hóa, thông qua hỗ trợ giống cây trồng, vật
nuôi có chất lượng cao.
 Phương thức, hình thức hỗ trợ
- Phương thức hỗ trợ: hỗ trợ trực tiếp
- Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật
- Căn cứ danh sách người nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã vùng khó
khăn lập
 Định mức kinh phí hỗ trợ
- Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã
bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn là 80.000 đồng/người/năm
- Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là
100.000 đồng/người/năm
 Nguồn kinh phí
- Kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó
khăn được cân đối trong chi thường xuyên của ngân sách địa phương.
- Riêng năm 2010 thuộc thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2007-


2010, vì vậy số kinh phí tăng thêm so với kinh phí thực hiện chính sách trợ
giá, trợ cước cân đối trong ngân sách địa phương trước đây được ngân sách
trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương
 Tổ chức thức hiện
- Ủy ban Dân tộc
- Bộ Tài chính
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách
nhiệm phối hợp với Ủy ban Dân tộc chỉ đạo thực hiện
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có xã thuộc
vùng khó khăn
• Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg về chính sách khuyến nông,
khuyến ngư ở địa bàn khó khăn
 Phạm vi và đối tượng :
- Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
- Địa bàn khó khăn bao gồm: các xã khó khăn, các xã đặc biệt khó
khăn vùng ngang ven biển và hải đảo
 Mục tiêu
- Góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho
người sản xuất ở địa bàn khó khăn, qua hoạt động khuyến nông
- Đóng góp cho phát triển kinh tê, ổn định chính trị - xã hội, giữ vững
an ninh quốc phòng địa bàn khó khăn.
 Chính sách khuyến nông ở địa bàn khó khăn
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn: Hỗ trợ 100% chi phí về
giống và các vật tư thiết yếu khác cho mô hình trình diễn thuộc chương trình,
dự án khuyến nông của địa phương và TƯ thực hiện ở địa bàn khó khăn.
- Hỗ trợ tập huấn và đào tạo: Hỗ trợ 100% về tài liệu, chi phí đi lại, ăn
ở cho người sản xuất và nhân viên khuyến nông ở các địa bàn khó khăn tham
dự ccs lớp tập huấn, đào tạo do tổ chức khuyến nông TƯ địa phương tổ chức.
- Hỗ trợ về hoạt động thông tin, tuyên truyền: Cấp một số loại báo chí

cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ các tổ chức cung cấp dịch vụ ở địa bàn khó khăn: chính quyền
địa phương ưu tiên cho các tổ chức cung cấp dịch vụ nông nghiệp ở địa bàn
khó khăn về thuê đất để sản xuất, kinh doanh và các nguồn hỗ trợ khác.
 Trách nhiệm thi hành
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính có
trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này và hướng dẫn các địa phương
thực hiện.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai
thực hiện Quyết định này tại địa phương.
• Quyết định số 71/2001QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ về mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm
 Mục tiêu
- Giảm tỉ lệ hộ nghèo( theo tiêu chí nghèo mới ) đến năm 2005 còn
dưới 10%, trung bình mỗi năm giảm 1,5%- 2%( 28 vạn – 30 vạn hộ/ 1 năm),
không để tái đói kinh niên, đảm bảo kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã
nghèo.
- Mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,4- 1,5 triệu lao động, giảm tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị xuống 5%-6%, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở
nông thôn lên 80% vào năm 2005.
 Nội dung
Gồm 3 nhóm dự án:
- Nhóm dự án xóa đói giảm nghèo chung:
i. Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay để phát triển sản xuất và kinh
doanh.
ii. Dự án Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư.
iii. Dự án xây dựng mô hình giảm nghèo ở các vùng đặc biệt( vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng ATK,vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng biên

giới, vùng cao)
- Nhóm dự án xóa đói giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoài chương
trình 135:
i. Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo
ii. Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề cho các xã nghèo
iii. Dự án Đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ xóa đói giảm nghèo và cán
bộ ở xã nghèo
iv. Dự án Ổn định dân cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo
v. Dự án định canh định cư ở các xã nghèo
- Nhóm dự án việc làm
i. Dự án Tổ chức chovay vốn cho các dự án nhỏ giải quyết thông qua
quỹ Quốc Gia hỗ trợ việc làm
ii. Dự án Nâng cao năng lực và hiện đại hóa các trung tâm dịch vụ việc
làm
iii. Dự án Điều tra thống kê thị trường lao độngvà xây dựng hệ thống
thông tin thị trường lao động
iv. Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết việc làm
 Phân công quản lý và thực hiện chương trình
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Bộ Y tế
- Ủy ban Dân tộc và Miền núi
- Ủy ban Quốc gia dân số và Kế hoạch hóa gia đình
Câu2.Vì sao xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội bền
vững?
 Trả lời:
• Khái niệm và nguyên nhân của nghèo đói.
1. Khái niệm:
Đói nghèo , hiểu theo nghĩa chung, là tình trạng thiếu hụt những điều

kiện cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng
đồng dân cư.
2. Phân loại :
Theo quan điểm quản lí vĩ mô, nghèo đói được chia làm 2 cấp độ:
o Nghèo đói tuyệt đối: Gắn liền với tình trạng thiếu hụt các điều kiện
cần thiết để đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng( đói) và tiếp cận với các nhu cầu
tối thiểu khác như chữa bệnh, học tập và đi lại( nghèo).
Ví dụ: Tại Việt nam ngưỡng nghèo được đánh giá thông qua chuẩn
nghèo:
- Nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần
lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho
một người là 2100 kcal/ngày đêm
- Nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được
xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực
phẩm, 30% cho các khoản còn lại.Theo cách xác định trên, năm 1998 chuẩn
nghèo lương thực thực phẩm của Việt nam bằng 107 234 VND/tháng; chuẩn
nghèo chung bằng 149 156 VND/tháng.
o Nghèo đói tương đối:
- Được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với nghèo đói tuyệt đối. Nó gắn
với tình trạng một với một cá nhân hay một bộ phận dân cư có thu nhập thấp
hơn thu nhập trung bình của các thành viên khác trong xã hội.
- Ngoài ra khái niệm nghèo tương đối còn bao gồm nhiều khía cạnh:
thiếu cơ hội tạothu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo lúc khó khăn, dễ bị tổn
thương...
Ví dụ: Ngân hàng thế giới, nghèo tương đốilà những người có thu nhập
bình quân dưới 2 $ một ngày. Với chuẩn này cả thế giới có khoảng 2,7 tỷ
người thuộc diện nghèo.
3. Nguyên nhân:

×