Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tỏng hợp kinh nghiệm học tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 41 trang )

10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công
Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ (NN)? Những “kinh nghiệm”
của người đi trước trong việc học một NN là gì? Liệu tôi có thể học một
ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không?

Nếu bạn là người học NN lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều
ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc
bắt đầu nắm được một NN nào đó, bạn cảm thấy rất say mê. Tuy nhiên,
những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác
không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp.
Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không
nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu
quả. Dưới đây là một số phương pháp đã được kiểm chứng qua nghiên
cứu và đã được thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng
và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học NN của bạn.
1/ Thiết lập những ước muốn thực tế:
Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học NN là một điều hết
sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong những
lớp học mà NN được dùng như những hình thức giao tiếp và hướng dẫn?
Trong một khoá học NN, các tình huống giao tiếp được diễn ra như thực
tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới là trọng tâm. Hiểu theo
cách này thì một khoá học NN khác hơn so với hầu hết tất cả các khoá
học khác mà bạn đã từng tham gia. Không nắm được vấn đề và mắc lỗi
trong lớp học được coi là học tập không tích cực trong những khoá học
khác – nhưng đây lại là một phần rất tự nhiên trong tiến trình học NN.
Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời
điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả.
Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang
được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ. Dù
bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của
bạn vì sự nhạy bén về NN của mình. Hãy nhớ rằng học NN phải thông


qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học
có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi…và bạn sẽ học hỏi được từ
chính những lỗi đó.
2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng:
Nghiên cứu cho thấy học NN thường xuyên, trong những khoảng thời
gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng
thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và
một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn
là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến
hạn nộp.
Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm
trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc
thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn
trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói
về mục tiêu học NN của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm
thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi.
Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành
NN. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung
đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ.
3/ Học từ vựng một cách hiệu quả:
Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong giao tiếp. Bạn càng biết nhiều từ
thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn.
Cách tốt nhất để học từ vựng là thông qua việc sử dụng những tấm thẻ ghi
nhớ cầm tay mà chính bạn tự tạo ra. Mua những tấm thẻ kích cỡ bỏ túi
(sao cho dễ dàng mang đi mọi nơi). Hãy viết những từ vựng lên mặt trước
và định nghĩa tiếng Anh của nó lên mặt sau. Như thế bạn có thể học được
nhiều thông tin hơn ở mỗi từ (chẳng hạn những hình thức số nhiều của
danh từ, những phần về nguyên tắc chia động từ), bạn có thể thêm những
thông tin này trên những tấm thẻ.
Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những tấm thẻ cầm tay giống

như một công cụ học tập. Để giúp bạn học và nhớ được các loại từ, bạn có
thể sử dụng những tấm thẻ có màu sắc, hoặc sử dụng mực có màu. Khi
học, sắp xếp các từ theo các nhóm nghĩa phù hợp. Sắp xếp những tấm thẻ
hoặc những nhóm thẻ để bạn có thể dùng những chồng thẻ theo trật tự
khác nhau. Những tấm thẻ học từ vựng nhanh như vậy rất có lợi. Hãy tận
dụng ưu điểm đó.
4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động:
Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng NN hơn là chỉ học thuộc
lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn
văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng
miệng, không phải đọc thầm. Viết ra những câu trả lời cho những hoạt
động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu
trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển
những từ vựng từ tâm trí bạn sang miệng bạn là một kỹ năng đòi hỏi một
sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành.
5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo:
Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập
trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng
để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng.
Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian.
Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc ngữ pháp mà bạn không biết. Hãy
tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản
hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng
nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích việc làm bài tập ở nhà của bạn đối với
việc học NN của bạn.
6/ Hình thành những nhóm học tập:
Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện
các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực
hành nói NN. Khi học NN, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của
mình. Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức

và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những
nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi
nhớ được các từ vựng. Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các
bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn.
7/ Xác định phong cách học tập của bạn:
Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với
một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến
bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một
sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn
có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến
phần bài tập được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn.
Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho
bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để
nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua
những điều đó. Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các
lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế
đầu, chính giữa lớp học.
8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn:
Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo NN, hãy sử dụng ngoại ngữ đó
để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với
các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ theo hình thức nào phù
hợp. Thuê một bộ phim dùng NN mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến
một băng video hay âm thanh chuẩn xác.
Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể
không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm
này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm
thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Tăng khả năng của bạn và thực hành
một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những kỹ năng một cách nhanh
chóng hơn.
9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu:

Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại
ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử
dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng chủ đề có liên
quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần.
Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn
hoá bằng NN. Hãy sử dụng thời gian một cách hiệu quả cho việc học NN của
bạn.
10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn:
Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng
dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những
khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu học tập. Hãy tìm
kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần.
Làm thế nào để học phát âm tiếng Anh?
(hieuhoc_hieuhoc): Bạn đang học tiếng
Anh và muốn luyện giọng của mình? Bạn muốn khả năng giao tiếp ngoại
ngữ của mình tiến bộ hơn? Hiếu Học xin giới thiệu các bạn những phương
pháp luyện phát âm tiếng Anh hiệu quả.
Học âm tiếng Anh
Tiếng Anh sử dụng nhiều âm khác nhau hơn các thứ tiếng khác.
Ví dụ, âm đầu tiên trong từ thin và âm đầu tiên trong từ away thì bạn
không bao giờ nghe thấy ở các ngôn ngữ khác.
Do vậy, bạn phải:
1. Biết tất cả các âm của tiếng Anh
2. Nghe xem âm phát ra như thế nào trong câu và từ dùng trong thực tế.
3. Luyện tập phát âm của bạn – Nghe từ và câu tiếng Anh rồi cố gắng lặp
lại tốt nhất có thể.
Để dành nhiều thời gian vào luyện tập là không quan trọng, điều quan
trọng là thực hành nó đều đặn. Nhiều người học nghĩ rằng chỉ cần chú ý
tới phát âm sẽ giúp họ phát triển khả năng tốt nhất.
Điều cốt yếu ở đây là bạn phải bắt chước lặp lại từ tiếng Anh bất cứ lúc

nào bạn nghe được gì bằng tiếng Anh (xem TV, phim, v.v…). Bất kỳ khi
nào bạn một mình, bạn có thể thử phát âm một số từ tiếng Anh, chỉ mất
một chút thời gian, chẳng hạn khi đợi xe buýt, đi tắm, hoặc lướt Web. Một
khi lưỡi và miệng của bạn đã làm quen được với các âm mới, bạn sẽ
chẳng thấy có khó khăn gì hết.
Thường thì với những người có tài bẩm sinh sẽ bắt chước âm tốt hơn (ví
dụ, nếu bạn có thể bắt chước giọng địa phương theo tiếng mẹ đẻ của bạn,
thì bạn cũng sẽ dễ dàng bắt chước phát âm tiếng Anh tương tự). Tuy
nhiên, nếu bạn không có tài này, bạn có thể đạt được nhờ lòng kiên trì và
một chút kỹ thuật. Một kỹ thuật hữu ích nhất đó là thu lại giọng đọc của
bạn và so với âm chuẩn. Nhờ vậy bạn có thể nhận biết phát âm của bạn
khác với âm chuẩn và dần dần chỉnh sửa sao cho giống giọng bản ngữ
hơn.
Ah, còn một điều nữa. Đừng để mọi người nhận xét rằng: “vì bạn là người
nước ngoài, bạn sẽ luôn có một giọng nói của người nước ngoài”.
Học phát âm từ tiếng Anh
Đọc một từ tiếng Anh, mà bạn chưa rõ phát âm nó như thế nào. Ví dụ, từ
no và do, cả hai đều kết thúc bằng o. Tuy nhiên, no được phát âm như
này, và do phát âm như này. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải học cách
phát âm tất cả các từ mà bạn dùng.
Vậy làm thế nào để bạn học cách phát âm một từ tiếng Anh? Bạn có thể
tra từ điển xem từ phát âm như thế nào. Từ điển cho bạn biết cách phát
âm thông qua hệ thống đặc biệt gọi là phonetic transcription (phiên âm).
Phiên âm được viết theo chữ cái ngữ âm. Hệ chữ cái ngữ âm phổ biến
nhất là Hệ chữ cái Ngữ âm Quốc tế (IPA). Phonetic transcriptions are
written in a phonetic alphabet. The most popular phonetic alphabet is the
International Phonetic Alphabet (IPA).
Lựa chọn giọng Anh hay Mỹ (hoặc cả hai)
Tiếng Anh ở những địa phương khác nhau có cách phát âm khác nhau. Ví
dụ, cách phát âm giọng Anh khác với cách phát âm giọng Mỹ.

Bạn có thể lựa chọn giữa giọng Anh và giọng Mỹ, bởi vì đây là 2 thứ
ngôn ngữ mạnh nhất trên thế giới. Bạn lựa chọn giọng nào? Có lẽ là giọng
mà bạn thích nhất. Dù bạn chọn giọng Anh hay giọng Mỹ mọi người vẫn
có thể hiểu bạn nói gì dù bạn đi đâu chăng nữa. Tất nhiên, bạn không cần
phải lựa chọn: bạn có thể nói được cả hai giọng tiếng Anh.
Học cả hai cách phát âm Anh và Mỹ
Thậm chí bạn có thể lựa chọn nói 1 giọng tiếng Anh, nhưng bạn nên học
cả hai giọng Anh và Mỹ. Ví dụ bạn muốn nói giọng hoàn toàn Anh. Bạn
không muốn nói giọng Mỹ chút nào. Vậy bạn có nên để ý đến cách phát
âm giọng Mỹ trong từ điển không? Tôi tin rằng là bạn nên.
Bạn có thể nói giọng Anh, nhưng bạn cũng sẽ phải nghe giọng Mỹ. Bạn
có thể xem một bộ phim của Mỹ, thăm nước Mỹ, có một giáo viên người
Mỹ v.v… Bạn có thể nói giọng Anh với họ, nhưng bạn cần phải hiểu cả
hai giọng Anh và Mỹ.
Tương tự, hãy xem điều gì xảy ra nếu (một sinh viên nói giọng Anh) sẽ
nghe một từ tiếng Anh do người Mỹ nói như thế nào? Ví dụ, bạn nghe từ
nuke trên kênh TV Mỹ, nó sẽ được phát âm [nu:k]. Giả dụ, bạn chưa từng
đọc phiên âm [u:] này bằng giọng Mỹ, mà bạn chỉ biết âm này bằng giọng
Anh là âm [ju:] in British English, và khi đó bạn nghe được âm này nhưng
bạn không biết nó là chữ gì.
Tất nhiên, nếu bạn thích học nói giọng Mỹ thì cũng nên làm tương tự. Có
thể, bạn cũng sẽ thích học cả hai giọng Anh và Mỹ.
Sau đây là 5 tips dành cho bạn đoán nghĩa từ lạ trong tiếng Anh
1. Xác định xem đó là danh từ hay động từ. Nếu là danh từ riêng, bỏ qua
và đọc tiếp. Nếu là tính từ (adj) hay trạng từ (adv) đoán xem mức độ,
nghĩa tích cực hay tiêu cực đối với từ chính như thế nào, rồi bỏ qua. Nếu
là động từ chính, chắc phải tìm ra nghĩa của chúng.

2. Phân tích từ lạ. Từ tiếng Anh có cấu trúc lắp ghép từ nhiều thành tố, có
preffix (thành tố trước) và suffix (thành tố sau). Hai thành tố này có thể

giúp ta xác định được nghĩa của từ. Ví dụ, từ “review” có preffix là “re”
và từ chính là “view”. Chúng ta biết “re” có nghĩa là làm lại, lặp lại;
“view” có nghĩa là xem; vì thế, “review” có nghĩa là xem lại. Đây là 1 ví
dụ đơn giản, các bạn có thể áp dụng cách này rất hiệu quả cho những từ
đơn giản.
3. Nếu sau khi phân tích vẫn không thể đoán được nghĩa, hãy đọc lại cả
câu, tìm những gợi ý xung quanh từ đó để hiểu nghĩa của từ. Ví dụ bạn
không biết từ “deserve” trong câu “First deserve, then desire”; nhưng bạn
thấy “first” và “then” có nghĩa nguyên nhân, kết quả; do đó, “deserve” sẽ
là nguyên nhân dẫn đến “desire”. “Desire” là muốn được gì đó, vậy 90%
“deserve” có nghĩa là bạn phải xứng đáng.
4. Hỏi 1 ai đó. Thực sự khi trao đổi với 1 người khác, bạn sẽ dễ dàng ghi
nhớ và mất ít thời gian hơn cho bài đọc. Khi có câu trả lời, hãy ghi nhanh
ra giấy để sau khi đọc xong, xem lại và học thêm từ mới nhé. Nhưng hãy
kiên nhẫn trước khi tìm 1 ai đó để hỏi, vì nghiên cứu cho thấy khi bạn
đoán, 90% là bạn đoán chính xác.
5. Đến bước cuối cùng hãy tra từ điển. Khi tra từ điển, hãy cố gắng đừng
dùng kim từ điển. Kim từ điển có thể nhanh nhưng chẳng giúp ích được gì
nhiều đâu. Hãy nhớ, nếu chọn lật từ điển, bạn phải chắc chắn rằng mình
sẽ nhanh chóng trở lại bài đọc chứ không để tâm trí đi lòng vòng nhé!
10 lời khuyên hữu ích để nói và viết tiếng anh
1- Luôn luôn kiểm tra bài của mình. Hãy kiểm tra lại ngay cả khi bạn nghĩ
bài làm của mình đã hoàn thiện. Sử dụng từ điển để kiểm tra lại những từ
mà bạn chưa chắc chắn.
2- Đến lớp và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể đề nghị giáo viên ra
thêm bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình những quyển sách
có các các dạng bài tập phù hợp với chương trình học. Trên lớp hãy hỏi
ngay thầy cô nếu bạn có vấn đề gì còn vướng mắc. Ngoài giờ học, bạn có
thể thảo luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc
các phương pháp để học tốt hơn.

3- Trong khi viết tiếng Anh: Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài.
Việc này sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đọc kỹ câu hỏi. Có thể đề bài sẽ
yêu cầu bạn điền từ; khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các phương
án a, b, c, d cho trước hay viết về gia đình bạn. Điều quan trọng là bạn
hiểu đề bài muốn bạn làm gì và làm như thế nào.
4- Dành thời gian hợp lý cho việc học từ vựng. Bạn cần biết ý nghĩa cũng
như cách viết của các từ chỉ ngày tháng, thức ăn, quần áo Bạn có thể
học từ vựng theo chủ điểm. Nếu chuẩn bị kỹ ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ
thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
5- Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài luận. Hãy suy nghĩ về
những gì bạn muốn diễn đạt trong bài viết và vạch ra những ý chính. Bạn
có thể bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn, rồi sau đó viết đoạn cho từng
ý. Đoạn cuối phải tóm lại được ý chính của bài văn. Độ dài mỗi đoạn văn
khoảng 4-5 câu là vừa phải.
6- Dành thời gian học các động từ cơ bản - động từ có quy tắc và bất quy
tắc. Đặc biệt là 4 động từ bất quy tắc quan trọng “to be”, “to go”, “to
have”, “to do”. Học các thì khác nhau của động từ: thì hiện tại/quá khứ
đơn, thì hiện tại/quá khứ tiếp diễn, và thì hiện tại/quá khứ hoàn thành
Học kỹ quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc quan trọng như
have/had, do/done. Như vậy bạn có thể thoải mái diễn tả những hoạt động
hay câu chuyện nào đó về bản thân mà không lo bị bí từ.
7- Đọc sách báo, tạp chí viết bằng tiếng Anh. Đừng bỏ qua những ký hiệu
và biển báo hay những mấu quảng cáo nho nhỏ bằng tiếng Anh. Viết lại
những từ và cụm từ mà bạn chưa hiểu để tra từ điển. Nên có một cuốn sổ
tay để ghi chép lại và đọc lại thường xuyên. Vốn từ của bạn sẽ được tích
luỹ dần dần giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy.
8- Xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh. Kết hợp nghe và đọc phụ
đề và chú ý các cấu trúc hay. Nếu có thể, hãy thu lại chương trình và khi
xem lại có thể tạm ngừng những đoạn quá nhanh với bạn. Sử dụng
Internet để tìm thông tin bạn quan tâm bằng tiếng Anh. Không những thể

bạn có thể vào những website để chơi các trò chơi bằng tiếng Anh như
trắc nghiệm giới từ, ô chữ
9- Thường xuyên thực hành. Nếu bạn muốn nhớ những gì đã học, hãy sử
dụng chúng hàng ngày. Luyện tập nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh.
Nếu có thể hãy gia nhập một câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên để có
thể giao tiếp với người bản xứ.
10- Đừng từ bỏ! Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình học nhưng không vào.
Hãy kiên nhẫn bởi ai cũng thấy việc học không hề dễ dàng nhưng chỉ
những người kiên
Kinh nghiệm học ngoại ngữ của một kỳ tài.
(hieuhoc.com). Mỗi người có thể tự tìm cho mình một phương pháp học
ngoại ngữ phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, việctham khảo kinh
nghiệm của một số người thành công trong việc học ngoại ngữ cũng rất
cần thiết và có ích.
Những kinh nghiệm thực tế sẽ rất có ích cho những người muốn học
ngoại ngữ.

Lara Lomubus là một nữ phiên dịch nổi tiếng của Hungari. được tôn xưng
là một kỳ tài ngoại ngữ. Bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh,
Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật, Tây Ban Nha, ý, Ba Lan…
Để hồi đáp những bức thư thỉnh nguyện từ khắp nơi trên thế giới, bà đã
khái quát kinh nghiệm học ngoại ngữ của bản thân sau nhiều năm mày mò
học tập như sau:
1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi
sáng là thời gian tốt nhất.
Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời
lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt
hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới,
không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa
ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học

không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ
mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương
đối tốt.
2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.
Thường xuyên sử dụng một phương pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm
thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, kể cả những người có nghị lực cũng
không là ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học, chẳng
hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem bằng
hình như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp
thu tri thức.
3- Không thoát ly ngữ cảnh.
Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối
với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn
đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được.
Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự
ghi nhớ mang tính lý giải.
4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng
cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng
cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy
từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức
bổ sung.
5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ.
Nghĩa là cần phải ghi nhớ những cái đã được khẳng định là đúng. Học
ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà
còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi.
Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh
ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.
6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện.
Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem bằng, tham dự các buổi

đàm thoại.
7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.
Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.
9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.
Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi.
Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng
là rất quan trọng. Trong câu thường có các từ, ngữ pháp, cú pháp và tập
quán.
10- Cần phải tự tin, kiên trì mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra
nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.
Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của
sự thắng lợi", nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ thì chắc
chắn bạn không bao giờ học giỏi được.
Học ngoại ngữ và để sử dụng được ngoại ngữ cần phải có một quá trình.
Với mức độ cao hơn là làm chủ được ngoại ngữ đó, bạn cần nắm được
vốn từ vựng cần thiết, hiểu được các dạng ngữ pháp cơ bản, phải học, ôn
luyện và thực hành nhiều ngày, nhiều giờ và nên lưu ý là khi bắt đầu học
ngoại ngữ thì phải tin tưởng vào bản thân, tin rằng mình sẽ ghi nhớ được
và nhất định sẽ thành công Vì thế, hãy đừng nôn nóng! Đối với việc học
ngoại ngữ, kinh nghiệm cho thấy: “đầu tư thời gian” cũng là một yếu tố
quan trọng.
Kỹ năng đọc tài liệu tiếng Anh
Ngày càng có nhiều học sinh sử dụng tài liệu tiếng Anh trong quá trình
học tập. Làm thế nào để trở thành một người đọc hiệu quả và rèn luyện kỹ
năng đọc tài liệu tiếng Anh? Dưới đây là những lời khuyên hữu ích của
các chuyên gia nhằm giúp học sinh đạt hiệu quả cao.

Kỹ năng học tiếng Anh Kỹ năng đọc hiểu và đọc lướt tiếng Anh. Cách
đoán một từ lạ trong bài đọc tiếng Anh 5 mẹo tăng khả năng đọc hiểu
tiếng Anh




Học sinh Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM) trong một giờ học tiếng
Anh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Hãy đọc lướt, tìm chủ đề

Trong việc tiếp nhận thông tin, kiến thức từ các tài liệu tiếng Anh, sẽ thật
sai lầm khi đánh đồng khả năng đọc nhanh, đọc được nhiều với việc nắm
bắt nội dung.

Vậy làm thế nào để trở thành một người đọc hiệu quả và rèn luyện kỹ
năng đọc tài liệu tiếng Anh? Đặc biệt loại trừ được thói quen rất phổ biến
của nhiều người là cứ mỗi khi cầm sách lên là đọc ngấu nghiến và kết quả
là không lĩnh hội được nhiều thông tin.

Lê Vân Quyên, chuyên viên một ngân hàng nước ngoài, chia sẻ: “Cần
phải xác định mục đích cụ thể hay lý do tại sao bạn lại đọc tài liệu đó và
phải tìm xem bạn cần đọc phần tài liệu nào? Đôi khi không nhất thiết phải
đọc hết cả cuốn sách mà hãy chọn đọc các phần mục lục, phụ lục ở trang
đầu và trang cuối của cuốn sách. Sau đó chú ý đến các đề mục của từng
chương để nắm được nội dung của cuốn sách”.

N.K - biên dịch viên của một tờ báo có uy tín ở Việt Nam, khuyến cáo:
“Đừng tra từ điển vì sẽ mất rất nhiều thời gian. Và cũng không cần thiết
phải đọc từng chữ, từng câu, bạn hãy đọc lướt qua một lượt tài liệu. Việc
làm này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp chúng ta tìm được “keyword” - từ
quan trọng - chìa khóa để nắm được ý chính của văn bản bởi chắc chắn nó
xuất hiện khá nhiều trong đó”.


Từ kinh nghiệm trên, các chuyên gia tiếng Anh của kenhtuvan.vn còn “bỏ
nhỏ” rằng: “Hãy cố gắng đọc qua phần đầu và phần cuối mỗi chương
sách. Hãy đảo mắt nhìn các mục và tiểu mục trong từng chương bởi
chúng cho bạn biết trình tự ý tưởng mà tác giả trình bày. Bằng cách này
bạn cũng nắm được ý chính của từng chương, từ đó tìm được ý chính của
toàn bộ cuốn sách”. Tuy nhiên, để nhớ lâu thì cách tốt nhất là: “Sau khi
đọc, bạn phải tự hỏi một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài.
Muốn trả lời được, bạn phải ghi lại các ý chính trong quá trình đọc. Hãy
viết các ý chính này như một bản tóm tắt để bạn có thể xem lại”.


Trăm hay không bằng tay quen

Giáo viên dạy môn toán bằng tiếng Anh của một trường THPT tại
TP.HCM đưa ra lời khuyên giúp học sinh mở rộng kiến thức ngoài những
nội dung có trong sách giáo khoa, được thầy cô giảng trên lớp. Giáo
viên này cho rằng: “Với sự tiện ích của internet như hiện nay, học sinh dễ
dàng tiếp cận các tài liệu nước ngoài. Kinh nghiệm đọc chưa có, vốn từ
chưa nhiều thì trước tiên các em nên chép lại và lưu giữ để đọc dần dần”.

Trần Trường Sinh, du học sinh tại Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm để tăng
hiệu quả của việc đọc. “Nên chia nhỏ tài liệu ra để đọc và tự kiểm tra
thông tin đã đọc trong sách sau khoảng 25 trang. Đừng nghĩ là phung phí
thời gian vì còn phải đọc rất nhiều nhưng đây là hoạt động thiết thực vì nó
giúp bạn nhớ lại những gì đã học”, Sinh nói.

Theo biên dịch viên N.K thì việc đọc tài liệu nước ngoài là “trăm hay
không bằng tay quen”. Vì vậy mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút tự mình
rèn luyện kỹ năng để dần cải thiện tốc độ đọc. Tuy nhiên, đừng nên ôm

đồm, quá sức mà trước tiên cần chọn những tài liệu có mức độ khó phù
hợp với trình độ của mình. Đặc biệt, để duy trì được thói quen này, giúp
mình không nản chí, học sinh cũng nên chọn những tài liệu phù hợp với
sở thích hay những đề tài mình thực sự quan tâm.

Theo: Bích Thanh (Giáo dục/TNO)

· Cách đọc sách tiếng Anh


* Để đọc sách tiếng Anh hiệu quả trước hết cần xác định đọc nhiều, thực
hành nhiều sẽ tiến bộ nhanh.
* Không cần tra từ khi đang đọc. Khi đọc sẽ gặp rất nhiều từ mới, dựa
vào ngữ cảnh, người học có thể phần nào đoán được nghĩa của từ mà
không cần dừng lại để tra, chỉ nên gạch chân dưới từ mới để sau này xem
lại.

* Không đọc lại. Người đọc thường có thói quen xem lại một đoạn đã đọc
trước đó, điều này sẽ làm tăng thời gian để đọc hết cuốn sách.

* Sau khi đọc khoảng 30 phút nên nghỉ khoảng 5 phút để não làm việc và
tiếp thu nhanh hơn.

* Cần ôn lại những gì đã đọc, nếu được ôn lại một cách khoa học thì
những điều cần nhớ sẽ tồn tại rất lâu.

* Cần tạo một môi trường học tập thật thoải mái, gọn gàng, ngồi ngay
ngắn trên ghế, thẳng lưng tránh uể oải hay buồn ngủ khi đọc sách.

* Điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh là thái độ học tập. Một thái độ

tự tin và lạc quan, nghĩ rằng mình có thể làm mọi thứ dễ dàng sẽ có một
tác động tích cực đến người đọc.
3 yếu tố quyết định việc học tiếng Anh hiệu quả

Ngày nay, do tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp nên việc học
tiếng Anh đã trở thành một chặng đường của các bạn trẻ để khẳng định
mình trong cả công việc và cuộc sống. Nhưng câu hỏi đặt ra là, học tiếng
Anh như thế nào là hiệu quả? Bạn có biết những yếu tố nào là quan trọng
để bạn có thể đạt được mục tiêu đặt ra khi học tiếng Anh?

1- Môi trường
Là điều kiện để bạn có thể tiếp xúc với tiếng Anh, giúp bạn thực tập
những gì đã học được và rèn luyện khả năng phản xạ khi giao tiếp hoàn
toàn bằng tiếng Anh. Ngôn ngữ luôn đi kèm với yếu tố cộng đồng, nên
nếu được thực tập kỹ năng nghe - nói trong môi trường sử dụng tiếng Anh
là ngôn ngữ chính, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Ở Phú Mỹ Hưng, bạn có thể
tìm thấy những môi trường nói tiếng Anh ở đâu? Một số địa điểm bạn có
thể tham khảo:
- Các lớp học tại các trung tâm Anh ngữ. Đây là lựa chọn phổ biến của
các bạn trẻ hiện nay vì khi đến các trung tâm Anh ngữ, các bạn được học
tiếng Anh với người bản xứ, được học theo giáo trình phù hợp với khả
năng của mình.
- Các câu lạc bộ Tiếng Anh ở các trường đại học, trung học. Ưu điểm
của các câu lạc bộ tiếng Anh này là khi tham gia, mọi người đều có ý thức
là phải nói tiếng Anh, điều này giúp cho các bạn có thể thực tập nói Anh
thoải mái. Tuy nhiên, hạn chế của các câu lạc bộ này là giữa các bạn tham
gia có sự chênh lệch khả năng, trình độ nên khó có thể tìm được “đôi bạn
học tập ăn ý” với mình.

2- Giáo viên

Giáo viên là một yếu tố không thể thiếu khi học tiếng Anh. Lý tưởng nhất
là bạn nên học tiếng Anh với người bản xứ vì không những bạn học được
cách phát âm, cách dùng từ chuẩn xác nhất mà bạn còn có thể học được
văn hóa, cách ứng xử của văn hóa nước ngoài. Văn hóa là yếu tố không
thể tách rời với ngôn ngữ, khi giao tiếp bằng tiếng Anh thì chắc hẳn bạn
nên tìm hiểu văn hóa của các nước nói tiếng Anh. Điều này thì không ai
có thể giúp bạn tốt hơn là chính những người bản xứ! Trao đổi về vấn đề
này, ông Jonee de Leon, Giám đốc chương trình của Trung Tâm Anh Ngữ
Universal, PMH cho biết thêm: “Để đảm bảo học viên theo học tiếng Anh
đạt được kết quả tốt nhất. Tại UEC, chúng tôi đã áp dụng hệ thống giảng
dạy kép đầy sáng tạo, mỗi buổi học 02 giờ được giảng dạy bởi 02 giáo
viên bản ngữ khác nhau, phương pháp này nhằm tối ưu hóa hiệu quả trong
dạy học, tạo môi trường học tập luôn mới mẻ, sinh động”

3- Giáo trình
Khi chọn giáo trình hay đăng ký một lớp học tiếng Anh, bạn nên hiểu rõ
khả năng của mình ở mức độ nào để chọn một giáo trình phù hợp. Nếu
chọn một giáo trình quá khó hay quá dễ, tâm lý và ý chí của bạn rất dễ bị
tác động. Ngoài ra, một giáo trình hay phải là một giáo trình được thiết kế
khoa học, phát triển đồng bộ giữa 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để giúp
bạn thông thạo tiếng Anh một cách đầy đủ nhất. Đặc biệt một số giáo
trình được sử dụng tại Anh Ngữ UEC như bộ Time Zones không chỉ tập
trung phát triển 4 kỹ năng cơ bản mà còn giúp học viên khám phá thế giới
kỳ thú của khoa học và công nghệ, tự nhiên, lịch sử và địa lý, đống thời
có thể thám hiểm đến những nơi thú vị, và những nền văn hóa hấp dẫn
qua những thước phim của National Geographic.

Chia sẻ về việc học tiếng Anh của mình, bạn Nguyễn Trần Linh Đan, hiện
đang học tại Trung tâm Anh ngữ Universal: “Em thích học tại UEC, vì
trung tâm có cơ sở vật chất tốt, học với 100% giáo viên bản ngữ, em được

giáo viên quan tâm và giúp phát âm chuẩn ngay từ ban đầu, được ôn tập
về ngữ pháp và luyện viết. Lớp ít học viên và các bạn học cùng trình độ
nên em học cảm thấy rất tiến bộ”.
Phương pháp nghe tiếng anh hiệu quả
(hieuhoc.com)Nghe là một kỹ năng khá là quan trọng trong các bài thi
toeic, nhưng đa số trong chúng ta lại rất yếu kỹ năng đó. Bạn có biết tại
sao không? Hầu như chúng ta đều “ học ngược” , khi học một từ mới,
thông thường ta viết đi viết lại vào giấy cho quen mặt chữ sau đó mới bắt
đầu đọc và nghe. Nhưng sự thật là ta nên học nghe trước, cũng giống như
một đứa bé, nó bắt đầu nghe , sau đó mới bắt đầu tập nói, rồi một thời
gian thật dài sau đó mới bắt đầu tập đọc, tập viết. Quy luật tự nhiên là như
thế “ nghe nói đọc viết”, áp dụng vào việc học tiếng anh cũng như thế, khi
áp dụng đúng, việc nghe sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều

Nghe mọi lúc mọi nơi

Bạn bắt đầu bằng các nghe các bài hát, các đoạn thời sự ( của người bản
xứ). Bạn đừng ngại là nghe mà không hiểu gì cả. Bạn cứ mở lên, và cứ
làm việc của mình. Một ngày, hai ngày… thời gian dần dần làm bạn quen
với âm thanh và cách phát âm. Việc này không hề là vô ích, vì trước khi
nói được, em bé đã nghe và chỉ nghe trong suốt gần một năm.
Dần dần bạn tăng cấp độ cho mình lên, bạn nghe các đoạn thời sự nhỏ.
Thời sự luôn có một đoạn nhỏ giới thiệu ý chính nên bạn có thể hiểu được
nội dung chính, việc này dễ dàng cho bạn hơn.

Tập nói cho đúng

Có vẽ như hai việc này không hề liên quan đến nhau như thật sự nó liên
quan mật thiết với nhau. Ví dụ như từ Heritage có cách phát âm là
['heritide], nhưng bạn hay đọc là ['heriteide] thì bạn sẽ không hiểu gì cả

mặc dù bạn nghe rõ ràng ['heritide] là nhưng bạn không biết là nó
“['heriteide] của bạn”. Và như vậy bạn không thể nghe được nếu bạn đọc
sai, hãy bắt đầu lại việc phát âm của bạn .
Bạn nên chọn một số bài hát yêu thích và hát theo, bạn cũng có thể cầm
lời bài hát để hát. Nhưng chú ý bạn hát sao cho thật giống với cách phát
âm với ca sĩ, các trọng âm, dấu nhấn….
Sau khi nghe một đoạn, bạn có gắng đặt nó vào ngữ cảnh, cố gắng hiểu
nó, trước khi tra từ điển. việc đặt và ngữ cảnh giúp bạn nhớ lâu hơn, dễ
hình dung hơn và sau này cách dùng từ của bạn cũng phong phú hơn.

Sau khi quen dần, bạn thử mở một đoạn truyện, thử nghe và kể lại, chú ý
là kế lại chứ không lặp lai.
Cứ như vậy từ từ khả năng nghe bạn sẽ cải thiện đáng kể, không những
thế vốn từ và khả năng nói của bạn cũng tăng lên, tự nhiên hơn, rành
mạch hơn. Nhưng bí quyết quan trọng nhất chính là “ đam mê”, bạn hay
đặt cả trái tim mình vào , hãy cố gắng thật nhiều thì bạn sẽ thành công.
Học từ mới tiếng Anh mỗi ngày không thể chuẩn hơn

Khi các qui tắc ngữ pháp được ví như kết cấu của một ngôi nhà và từ
vựng là những viên gạch để xây một ngôi nhà hoàn chỉnh. Trau dồi vốn từ
vựng tuy cực kỳ cần thiết, nhưng lại chẳng phải là một việc dễ dàng. Bạn
có muốn nghía qua những tips dưới đây để củng cố kiến thức cho mình
không?
Đầu tiên: Các quy tắc cấu tạo từ
Các bạn biết đấy, trong tiếng Anh, ngoài các từ gốc, còn có các từ biến thể
bằng cách thêm các tiền tố (prefix), hậu tố (suffix) để làm thay đổi nghĩa
hoặc thay đổi dạng của từ. Chẳng hạn, những đuôi ‘in’, ‘un’, ‘ir’… làm
đảo ngược nghĩa của tính từ, như ‘legal’ = “hợp pháp” và ‘illegal’ = “bất
hợp pháp”. Hay là, đuôi ‘able’ đặt sau động từ biến từ đó thành tính từ với
nghĩa “có thể được”. Rồi bạn trông thấy từ ‘uncontrolable’, và dễ dàng

suy ra nghĩa của từ đó là “không thể kiểm soát”, vì bạn đã biết “control” =
kiểm soát rồi, thêm “able” vào sau thành “có thể kiểm soát” và thêm “un”
vào trước thì đảo nghĩa thôi.
Học đi học lại cách phát âm
Mặc dù tục ngữ có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, đôi tai giúp
người ta nhớ được nhanh và nhiều hơn đáng kể. Bạn chắc hẳn đã từng
nghe một bài hát chỉ 2, 3 lần và nhớ được gần hết lời của nó? Vì thế, nếu
có thể tra từ điển trên máy tính hay kim từ điển, đừng ngại ngần gì mà
không bấm nút phát âm rồi lẩm nhẩm đọc theo 2, 3 lần. Chú ý cả trọng âm
của từ nữa nhé. Sau này khi cần dùng đến từ đó, chỉ cần một âm tiết hiện
lên trong đầu, bạn sẽ nhớ ra được toàn bộ từ, như ghi nhớ lời bài hát ý
mà.
Đọc, đọc nữa, đọc mãi đến khi mỏi mắt thì thôi!
Quả thực là tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng gì cũng thế, đọc nhiều là cách
hiệu quả để tăng vốn từ vựng. Những bài viết về chủ đề yêu thích sẽ dễ
gây hứng thú cho bạn hơn. Nếu yêu thích văn học, bạn có thể tìm các
truyện tiếng Anh để đọc; còn nếu say mê các môn khoa học thì các tạp chí
bằng tiếng nước ngoài sẽ rất thú vị. Bởi chúng không chỉ cho bạn từ mới
được dùng theo đúng văn phong tiếng Anh, mà còn cả những thông tin mà
các tài liệu bằng tiếng Việt chưa chắc đã đề cập tới.
Khi đọc, một lời khuyên nhỏ là bạn nên bỏ qua các từ không quan trọng
và cố đoán nghĩa các từ khóa dựa theo văn cảnh và nội dung bài, rồi sau
khi đọc xong thì tra từ mới một thể. Làm như thế, bạn vừa không bị ngắt
mạch đọc như khi cứ đọc được vài chữ lại phải ngừng lại để tra từ; vừa
luyện được kỹ năng đọc lấy ý chính và đoán nghĩa từ - một kỹ năng quan
trọng mà bất cừ bài thi tiếng Anh nào đều yêu cầu.
Từ theo chủ đề
Đây là phương pháp mà đa số các giáo trình hướng dẫn học từ vựng đều
tuân thủ. Với một chủ điểm, ví dụ như kiến trúc, hay nông nghiệp chẳng
hạn, sẽ có một loạt các từ vựng liên quan, hoặc là được cài vào một bài

text hoặc đặt trong từng câu văn riêng biệt. Một dạng khác là tìm một loạt
các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa với nhau rồi học một lượt.
Từ điển Thesaurus (từ điển đồng nghĩa, trái nghĩa) cực kỳ hữu ích cho các
bạn trong việc này, vì nó không chỉ cung cấp các từ cùng trường nghĩa,
mà còn cho ví dụ về cách sử dụng từ nào trong trường hợp nào nữa. Học
một từ mới trong đúng “chuồng” của nó (đoạn văn, văn cảnh) hay một tập
hợp các từ vựng liên quan, bạn sẽ nhớ được nhanh hơn khi học một từ “bơ
vơ”. Học theo kiểu này còn lợi ở chỗ là, nhỡ quên từ này thì có thể dùng
từ khác thay thế được, bổ trợ cho kỹ năng viết và nói
Học song song với vận dụng
Sau một thời gian học từ mới (tầm 2, 3 ngày hay 1 tuần, tùy vào số lượng
từ mỗi ngày bạn học), hãy tự ôn tập, tổng kết lại. Với những tử đã học và
nhớ được, thử bịa ra một câu chuyện và lôi chúng vào các câu văn trong
câu chuyện đó. Hay đơn giản hơn, giữ một cuốn nhật ký và ghi chép
thường xuyên, bất cứ thứ gì bạn muốn, miễn sao cố gắng dùng càng nhiều
từ đã học trong ngày càng tốt. Một khi bạn đã thấy từ mới có ích đối với
mình, bạn sẽ chẳng nỡ lòng nào mà “phụ lòng” chúng đâu.
Giờ thì bạn hãy xây “ngôi nhà” tiếng Anh của mình thật hoành tráng bằng
những “viên gạch” từ mới
inh nghiệm thi New TOEIC: lưu ý kỹ năng nghe
(hieuhoc.com) Điểm số New TOEIC có thể là một minh chứng về thành
tích để dành được một vị trí làm việc tốt hơn. Một số trường đại học và
cao đẳng của Việt Nam hiện nay cũng đã áp dụng kỳ thi New TOEIC để
sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp. Mỗi trường có một tiêu chí đánh giá
khác nhau nhưng mức bình quân là 420 điểm cho sinh viên đại học và
trên 220 điểm đối với trường nghề và các trường cao đẳng.



New TOEIC (TOEIC mới) bắt đầu được áp dụng thay thế cho TOEIC từ

cuối tháng 5.2010.


Những thay đổi chính


Kỳ thi New TOEIC được chấm điểm từ 10 đến 990. Trong bài thi New
TOEIC, số lượng câu hỏi giảm xuống còn 10 câu: phần “câu hỏi hình
ảnh” có 10 câu (thay vì 20 câu như trước), “cuộc nói chuyện ngắn” 30 câu
(thay vì 20 câu). Phần “hoàn chỉnh đoạn văn” (12 câu) thay thế hoàn toàn
cho “tìm lỗi sai” (20 câu), “đọc hiểu” gồm cả “đọc hiểu đoạn đơn” (28
câu) và “đọc hiểu đoạn kép” (20 câu) thay vì chỉ có “đọc hiểu” (40 câu)
như TOEIC cũ. Mỗi phần trong bài thi lại có những thay đổi khác từ ít
đến nhiều và có thêm nhiều giọng đọc khác ngoài giọng Mỹ, nên độ khó
cũng tăng lên (thí sinh không quen với giọng Anh nên rèn luyện bằng
cách nghe đi nghe lại những câu hỏi phát âm với giọng này để tránh cảm
giác bối rối và khó hiểu).


Giáo trình New TOEIC nhấn mạnh đến các ngữ cảnh ngôn ngữ thực và
kiểm tra tổng quát khả năng giao tiếp, đòi hỏi người học sử dụng nhiều
chiến lược và khả năng để hiểu và kết nối thông tin nên rất phù hợp với
phong cách giao tiếp kinh doanh hiện tại trên toàn thế giới. Bên cạnh đó,
các bài kiểm tra cũng xác thực hơn, thời lượng của những đoạn kiểm tra
kỹ năng nghe và đọc dài hơn. Trong phần nghe hiểu, có các giọng Bắc
Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand thay vì trước đây chỉ có giọng Bắc
Mỹ. Vì thế, bài thi New TOEIC khó nhất kỹ năng nghe, phần đọc không
thay đổi nhiều, còn phần viết chỉ đánh giá khả năng viết câu là chính.



Nên học thi thế nào?


Khi luyện thi nên học chủ yếu phần nghe vì kinh nghiệm cho thấy thí sinh
rớt nhiều ở phần này. Một chuyên gia luyện thi New TOEIC, cho biết: “Ở
phần nghe hiểu, người học cần phải rèn luyện khả năng phản ứng nhanh
trước các mẩu đối thoại và đoạn văn tương đối dài. Nên quan sát hình ảnh
và nắm vững nội dung liên kết toàn mẫu đối thoại hơn là chú ý đến những
từ quen thuộc xuất hiện trong các câu trả lời. Đặc biệt, giọng phát âm Anh
- Mỹ được sử dụng với tỷ lệ 50 - 50 trong bài”.


Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên thí sinh cần làm bài với tâm
trạng thoải mái và bình tĩnh. Người thi cũng nên linh hoạt trong việc phân
bố thời gian để có thể trả lời hầu hết các câu hỏi, tránh việc tập trung quá
nhiều vào một phần nào đó.

Cẩm Nang > Kỹ năng học tiếng anh
Tích lũy kinh nghiệm thi IELTS
Qua hai lần tham gia thi IELTS, tôi tích lũy được một số kinh nghiệm liên
quan các kỹ năng để có kết quả tốt nhất cho phần thi này.
Tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ, chuyên ngành tiếng Anh, Đại học Sư phạm
TP.HCM, tôi làm việc tại Lãnh sự quán Úc và kiêm nhiệm thêm việc
giảng dạy tại Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Sư phạm. Do đặc thù công
việc và để thử sức mình, tôi đã hai lần tham gia thi IELTS và đều được
8.0. Trong đó, điểm môn nghe là 8.5 và điểm môn đọc là 9.0.
Tôi luôn đầu tư rất kỹ vào kỹ năng nghe vì nếu không có thời gian luyện
nghe, các bạn sẽ không thể nào quen với âm giọng hay cách phát âm của
người bản xứ.
Ngoài ra, để thi tốt, các bạn nên chú ý kỹ tới cách viết câu trả lời vì có thể

các bạn nghe đúng thông tin nhưng viết trả lời lại không đúng hoặc thiếu,
dẫn đến mất điểm. Do đó, khi đến nghe hướng dẫn hay giới thiệu về
IELTS, thí sinh nên tranh thủ tìm hiểu cách thức ghi câu trả lời.
Để có kỹ năng đọc - hiểu, tôi đọc liên tục và đọc bất kỳ bài báo, tài liệu
tiếng Anh nào mình bắt gặp. Mục đích là để tăng tốc độ đọc và khả năng
hiểu ý chung của bài đọc. Một khi tốc độ đọc được cải thiện, các bạn sẽ
thấy thoải mái hơn trong khi đọc và đoán những chữ khó.
Trong quá trình thi, thí sinh thường lúng túng trong việc đọc, dịch để hiểu.
Tốt nhất là không nên dịch từng chữ, nếu có chữ nào, nhất là những chữ
quan trọng mà mình không hiểu, mình sẽ xem chữ đó mang nghĩa “X”
nào đó rồi đọc tiếp.
Ở phần viết và nói, hai kỹ năng này có liên quan với nhau vì cần nhất là
phải luyện viết và nói những câu đúng ngữ pháp. Trong phần thi viết, cần
nhất là phải chú ý đến thời gian đề có thể hoàn tất cả hai yêu cầu (task)
của đề bài.
Tôi thường bắt đầu với phần yêu cầu thứ hai vì phần này nhiều điểm hơn.
Về phần luyện nói, tôi đọc khá nhiều sách để có thêm kiến thức và tự
mình nói lại những kiến thức đó theo cách hiểu của mình.
Trong khi thi, tôi cố gắng không để thời gian suy nghĩ quá lâu vì như thế
sẽ giảm hiêïu quả giao tiếp. Tôi nghĩ, không có ý kiến đúng hay sai, chỉ
cần mạnh dạn bộc lộ ý kiến và giải thích ý kiến của mình một cách rõ
ràng là có thể ghi điểm.
Để giảm bớt áp lực trước ngày thi, tôi thường đi ngủ sớm để có thể tỉnh
táo vào hôm sau. Thời gian quan trọng để luyện thi là 1, 2 tháng trước đó
chứ không phải ngày trước hôm thi.
Việc cảm thấy run trước ngày thi là hiện tượng bình thường. Do vậy, nếu
đã ôn luyện siêng năng thì không nên lo sợ quá. Vì vậy, trước ngày thi tôi
dừng tất cả việc nghe luyện lại và chỉ thư giãn, chỉ chuẩn bị, kiểm tra giấy
tờ đầy đủ, nước, bút và tẩy để đi thi…
Bí kíp và tài liệu học tiếng Anh thành tài trong 1 năm? (cập nhật và chi

tiết)
22 Tháng 1 2014 lúc 20:57
Chào các bạn, mình là Nguyễn Hiệp CEO Step Up English Center. Từng
thi vào khối A với 300 điểm TOEIC-trình độ vịt nghe sấm toàn đánh bừa-
mình cực kì thấu hiểu tâm trạng và khó khăn của 1 người mất gốc không
biết gì tiếng Anh. Không đi học thêm, bằng tìm tòi phương pháp tự học và
internet đã giúp mình lưu loát tiếng Anh chỉ trong 1 năm. Sau đây mình sẽ
chia sẻ 1 cách cụ thể và đủ dùng nhất toàn bộ những gì có thể mà mình
biết và nghiên cứu trong vài năm để giúp các bạn giỏi nhanh hơn. Mong
rằng đây là tất cả những gì bạn cần để tự học tiếng Anh thành tài.
Mất bao lâu sẽ giỏi tiếng Anh? Mình hoàn toàn thông cảm tâm lí từ bỏ
tiếng Anh vì cảm giác nó quá lớn. Bản thân mình trước đây cũng nghĩ thế.
Cứ nghĩ rằng mình phải học 75000 từ trong quyển từ điển và 200 cấu trúc
ngữ pháp thì mới giỏi. Trong khi 1 ngày mình cũng chỉ học được 10 từ thì
phải mất mấy chục năm mất. Nhưng may mắn thay giỏi tiếng Anh gần
hơn bạn nghĩ rất nhiều. Nhiều bạn không hề biết rằng chỉ với vốn từ vựng
1500 từ và khoảng 100 cấu trúc ngữ pháp là bạn có thể hiểu tới 90% tin
tức/sách truyện/phim ảnh bằng tiếng Anh, vốn từ vựng đó đủ để bạn sống
tại 1 nước bản xứ mà không quá khó khăn trong giao tiếp. Tức là từ số 0
để có thể “hiểu hiểu” tiếng Anh cũng chỉ cần 6 tháng tập trung. Chính
mình cũng từ số 0 và mình làm được, nên mình nghĩ cứ có nỗ lực và tập
trung thì ai cũng làm được.
Tại sao các bạn lại có quyền được kém tiếng Anh? Vì bạn cùng lớp, bạn
cùng khối và cả khoá bạn đều không thấy ai giỏi tiếng Anh do đó kém
tiếng Anh là điều hoàn toàn chấp nhận được với bạn? Mình cũng không
thể hiểu tại sao vài bạn khối kĩ thuật lại nói rằng mình học trường kĩ thuật
nên không giỏi tiếng Anh. 1 lí do rất liên quan. Đã là sinh viên là phải giỏi
tiếng Anh rồi.
Thế công thức chắc chắn để giỏi tiếng Anh là gì?
-Ưu tiên tiếng Anh là số 1. Tiếng Anh phải là thứ nhất định phải có.

Thái độ của bạn với tiếng Anh phải như ôn thi đại học phải thật sự sống
chết với nó. Đưa nó lên làm ưu tiên tối cao trong mọi hoạt động của mình.
Với mình đó là mình sẵn sàng bỏ học trên trường những môn mình không
thích để xuống thư viện học tiếng Anh, đó là có tiền tiêu vặt cũng dành
luôn để mua học liệu và đồ dùng. Định luật 3 Newton cả thôi, lực tác
động bằng phản lực, tức là bạn nỗ lực với môn học đó thì mới có thấy kết
quả tốt được. Còn hời hợt thì chắc chắn không bao giờ thành.
-Là không từ bỏ. Bạn từng bỏ cuộc bao nhiêu thứ rồi? Cách bạn làm 1
thứ thường là cách bạn làm mọi thứ khác. Nếu bạn sẵn sàng bỏ cuộc với 1
thứ quan trọng như tiếng Anh thì bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc với những thứ
khác quan trọng của cuộc đời bạn. ĐỪNG-BỎ-CUỘC. Bạn nghĩ rằng
mình học là thành công ngay từ đầu? Mình cũng từng chán khá nhiều lần.
Lúc đầu có thử vài phần mềm học mà không thấy hiệu quả. Đại đa số mọi
người thấy 1 công cụ không hiệu quả là từ bỏ luôn, còn mình luôn nghĩ
rằng mình chưa tìm được thứ mình thích do đó vẫn tiếp tục tìm kiếm. Kể
cả có phải học tới trung tâm tiếng Anh thứ 10 để tìm thấy phương pháp tốt
mình cũng phải làm. Đơn giản vì tiếng Anh phải có bằng mọi giá trước
khi ra trường. Thời gian đẹp nhất để làm việc này là ngày nhập học đại
học, hoặc là ngay hôm nay sau khi bạn đọc bài này. Không có tiếng Anh
sau này sẽ như bị cận thị mà không có kính, giỏi tiếng Anh không hề khó
như bạn nghĩ. Mình tin rằng với nỗ lực thì chưa đầy 1 năm ai cũng có thể
giỏi tiếng Anh từ số 0. Không có tiếng Anh thì chỉ dành cho con người thế
kỉ trước.
-Là học để yêu môn học đó bằng mọi giá. Cách dễ nhất để giỏi 1 cái gì
đó là yêu nó và hàng ngày sống với nó. Hãy học nói lời yêu trước khi nói
lời chửi. Với mình là sáng dậy bật nhạc tiếng Anh, rửa bát nấu cơm nghe
tin tiếng Anh, tối nghỉ xem phim tiếng Anh Không nhiều người trong
các bạn làm như thế đúng không? Mình đảm bảo là chỉ làm như thế sau 2
tuần sẽ thấy khả năng nghe lên vượt bậc. Có hứng thú nghe sẽ tự dưng
thấy mình có chút “năng khiếu”, rồi dành nhiều thời gian hơn sẽ giỏi nhớ

từ hơn giỏi đọc hơn Nghe giỏi đơn giản là nghe nhiều, cũng giống như
tập thể hình, muốn có cơ bắp to phải đi tập chứ không có thuốc uống
được.
Những hiểu nhầm khi học tiếng Anh:
-Phải sang nước ngoài học mới giỏi được? Phải ở trong môi trường? Anh
rể mình là Việt Kiều, anh ấy kể là ngay cả ở Mỹ cũng rất nhiều người
không nói được tiếng Anh. Bạn không cần sang Mỹ vẫn giỏi được bình
thường. Bạn chỉ cần bỏ sức và có lòng quyết tâm là được.
-Phải có năng khiếu? tiếng Việt là 1 trong những ngôn ngữ khó nói nhất
thế giới mà bạn vẫn có thể dùng tốt đó thôi. Để giỏi 1 ngôn ngữ có nhiều
cách như học qua nghe/ nói/ đọc viết/ vận động…Những người được coi
là có năng khiếu ở Việt Nam là những người giỏi tiếp thu ngôn ngữ qua
đọc và viết bởi vì cách học tiếng Anh hiện nay toàn đâm vào ngữ pháp
trước. Bạn không giỏi ngữ pháp không có nghĩa bạn không thể giỏi tiếng
Anh. “Năng khiếu” duy nhất bạn cần là sự cố gắng. Luôn luôn có cách
học phù hợp cho mỗi người.
Chương 1: Khởi động-từ số không, người nông dân phải
làm sao?
Mục tiêu của việc học:
Bật kênh truyền hình nước ngoài lên hiểu được hoàn toàn. Đọc sách bằng
tiếng Anh cũng hiểu hoàn toàn. Gặp người Mỹ nói với họ thoải mái và
không cảm thấy khó diễn đạt ý của mình. Đừng bao giờ học chỉ để lấy

×