Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giá trị câu chuyện quả táo bất hoà trong thần thoại Hy Lạp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.02 KB, 8 trang )

Họ và tên: Hà Ngọc Lan
Lớp k34B _ Ngữ Văn.
Giá trị câu chuyện quả táo bất hoà trong thần thoại Hy Lạp.
A_ĐẶT VẤN ĐỀ.
C.Mác đã từng nhận định" không có cơ sở văn minh Hy Lạp, không có
đế quốc La Mã thì không có Châu Âu ngày nay".
Thật vậy, nền văn hóa đồ sộ của đất nước Hy Lạp cổ đại chiếm vị trí quan trọng
trong việc kiến tạo văn hóa Phương Tây nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung. Giữ
vai trò là nền văn hóa mở đường, văn hóa Hy Lạp, đã khai mở và đạt những thành tựu rực
rỡ, trong hầu hết các lĩnh vực khoa học như: sử học, triết học, toán học và các nghành
khác nhau của nghệ thuật như điêu khắc, kiến trúc, hội họa, âm nhạc. Với văn học, đất
nước Hy Lạp, đã thực sự đạt tới đỉnh cao, tới giá trị bất hủ. Và nó sẽ mãi là ngọn nguồn
cảm hứng cho muôn đời thi sỹ đắm say.
Thần thoại Hy Lạp xuất hiện và luôn luôn được tái sinh ngay trong cuộc sống
bình thường dung dị nhất của đất và người Phương Tây. Thần thoại ấy, ẩn hiện trong chất
giọng ngọt ngào của người hát rong dưới gốc sồi già, phảng phất thâm trầm trong lời kể
của bô lão bên bếp lửa mỗi khi đêm về hay chứa đựng giá trị triết lý trong lời giảng dạy
của bậc hiền triết chốn thâm cung.
Nơi kho tàng quý giá đó, câu chuyện về quả táo của mối bất hòa hay đám cưới
của nữ thần Thêtis xinh đẹp, đã chiếm vị trí quan trọng làm nên sức sống, sự hấp dẫn
muôn đời của dòng văn học chưa thành văn này.
Câu chuyện ấy, đánh dấu một bước ngoặt trong nấc thang phát triển của lịch
sử văn học và lịch sử xã hội Nó là câu chuyện cuối cùng, để thần thoại khép lại tấm màn
huy hoàng, chuyển mình từ văn học bất thành văn sang thời kì mới _ văn học của cá nhân
kiệt xuất.
Với bản thân mình, câu chuyện quả táo bất hòa, cũng có những cuốn hút,
những giá trị riêng biệt _ giá trị hiện thực cùng tính lãng mạn và bài học triết lý _ đã làm
nên sức sống nội tại mạnh mẽ ấy.
Song, để hiểu đúng đắn và sâu sắc về giá trị quý báu của những tác phẩm buổi
hừng đông này, mà “quả táo vàng” là một thí dụ tiêu biểu, còn khá nhiều những ý kiến
chưa thuần nhất. Nên, trong chuyên luận nhỏ bé này, với thời gian hạn hẹp, trình độ còn


hạn chế, chỉ xin đề cập một vài vấn đề mang tính phổ quát về những giá trị lớn lao trên.
Rất mong nhận đươc sự tham gia đóng góp, cổ vũ của thầy cô và bạn đọc.
B_ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Định nghĩa về thần thoại Hy Lạp.
Thần thoại Hy lạp là những câu chuyện kể về các vị thần, nó chỉ ra đời trong
xã hội cộng sản nguyên thủy, mà người cổ đại, với tư duy thần linh chủ nghĩa, dùng
tưởng tượng, mượn tưởng tượng, để bày tỏ những quan điểm của mình về thiên nhiên
cũng như xã hội nhằm bày tỏ ước mơ khát vọng của mình vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thần thoại Hy Lạp ( thần thoại: tiếng Hy Lạp là mythologia= mythos( câu
chuyện, truyền thuyết, huyền thoại) + logos(lời nói, học thuyết)) là cách gọi chung để chỉ
chung toàn bộ những câu chuyện kể dân gian truyền miệng, liên quan tới những chiến
công, các truyền thuyết, các thần linh được truyền tụng trên xứ sở Hy Lạp. Do đó "thần
thoại Hy Lạp" là các câu chuyện thần kỳ (citismerveileux), các truyền thuyết(légendes)
đủ loại được kể bằng con đường truyền miệng khác nhau của Hy Lạp, vào khoảng thế kỷ
II hoặc VIII TCN, khoảng ba hoặc bốn thế kỷ sau Kito mới được chép lại thành văn. Đó
là khối lượng chuyện kể khổng lồ, đa dạng và phong phú, do vậy rất khó có thể đưa ra
được định nghĩa chuẩn xác, bởi chúng có những nguồn gốc rất riêng biệt. Song, chúng lại
đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại. Vì thế, ta chỉ nên công
nhận những giá trị lớn lao của kho tàng thần thoại hàng đầu thế giới ấy, mà không nên
chuyên chú đi tìm một sự cắt nghĩa chuẩn xác và quá tường minh cho vấn đề còn gây
nhiều bàn cãi này.
2. Giá trị câu chuyện “ quả táo của mối bất hoà” trong thần thoại Hy Lạp.
Các câu chuyện trong kho tàng văn học đồ sộ ấy luôn luôn khúc xạ một
cách rõ nét cuộc sống người Hy Lạp cổ đại. Đó là cuộc sống, là khát vọng, là tình người,
là mối quan hệ xã hội, đa dạng phức hợp. Đồng thời, những câu chuyện ấy, cũng phản
ánh một trình độ phát triển nhất định của tư duy trong tương quan so sánh với các nền
văn minh đồng đại.
Câu chuyện về đám cưới nữ thần Thêtis là một minh chứng, một tấm gương
phản chiếu cuộc sống ấy một cách điển hình nhất.
2.1. Tóm tắt nội dung câu chuyện “ quả táo bất hoà” hay “đám cưới nữ thần

Thêtis”.
Thêtis là nữ thần biển xinh đẹp con gái của vị thần biển, đầu bạc Nêrê. Nàng đẹp
đến mức làm cho hai anh em Dớt và Pôdêidông cùng say đắm. Họ cùng muốn được kết
duyên với nàng, nhưng theo tiên tri thần Prômêtê là nữ thần Thêtis sẽ sinh ra một người
con tài giỏi hơn cha của mình, nó sẽ lật đổ uy quyền của bố nó, dù người đó lấy Dớt hay
Podeiđông. Vì thế để trừ hậu hoạ, Dớt đã gả nàng cho một người trần gian_ người anh
hùng Pêlê_cuộc hôn nhân này sẽ sinh ra một người anh hùng với những chiến công vĩ đại
sánh tựa thần linh.

Thế là đám cưới nữ thần Thêtis và người anh hùng Pêlê được tổ chức trọng
thể và linh đình. Các vị thần đều đến dự cuộc vui và không ai không đem theo quà mừng.
Nhưng một điều đáng tiếc là họ đã không mời nữ thần bất hoà Êrix. Nữ thần rất giận
nhưng nàng vẫn đến dự và lẳng lặng lăn vào bữa tiệc hạnh phúc một quả táo vàng khắc
dòng chữ lấp lánh “ Tặng người đẹp nhất”.
Với quả táo quý giá, vinh quang như vậy mà có được trong tay thì thật vinh
hạnh vô cùng. Vì thế các vị thần đã ra sức tranh giành quả táo đó, nhưng cuối cùng chỉ
còn lại ba người xứng đáng nhất, đủ tài năng và nhan sắc, là Hêra, Atêne, Aphrođito
tranh nhau quả táo vàng. Họ yêu cầu Dớt phân xử nhưng Ngài đã từ chối và sai Hexmec
sang phương Đông tìm Parix _ chàng trai đẹp nhất Châu Á_ làm giám khảo. Bữa tiệc kết
thúc trong một cảnh không vui như thế.
2.2. Những giá trị quý báu của câu chuyện.
a. Giá trị tư liệu lịch sử.
Trong câu chuyện quả táo vàng, ngoài những thông tin quý báu về nhiều mặt, nó
còn phản ánh cả một chế độ xã hội, là nguồn tư liệu sử đáng trân trọng.
Việc Nữ thần Thêtis lấy một người trần gian là một mốc son đánh dấu cho sự
chuyển giao giữa các chế độ xã hội, chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Người
đàn ông, với những đặc điểm về ngoại hình, tố chất sinh lý đặc thù, đã xác lập được vị thế
quan trọng tất yếu trong xã hội đương thời. Chế độ phụ quyền là một chế độ hợp lý nhất
phục vụ cho sự tiến bộ loài người.
Cùng với sự chuyển giao chế độ xã hội_ con người cũng xuất hiện những mối

bất đồng, sự tranh giành vị thế và quyền lợi, nó là mầm mống cho những xung đột với sự
chia rẽ của con người_ một loại mâu thuẫn_ dường như là một thuộc tính song hành cùng
cuộc sống của con người. Quả táo với dòng chữ vàng lấp lánh khi lăn vào bàn tiệc “ cả
bàn tiệc sôi động hẳn lên, vị thần nào cũng muốn tranh giành quả táo đó. Các nữ thần
tranh nhau đã đành. Nhưng các nam thần cũng tranh nhau mới thật là…quá đáng!”. Đặc
biệt là sự tranh giành dữ dội của ba nữ thần xinh đẹp quyền năng, đã chứng minh rõ nét
cho điều này.
Mặt khác, nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh thành Toroa là do mục
đích cá nhân, do sự tranh chấp và giành giật người đẹp _ Parix đi cướp nàng Hêlen. Lí do
ấy, nghiễm nhiên trở thành lý do chung cho hầu hết những cuộc chiến tranh buổi giao
thời. Về sau này, trong thiên anh hùng ca của nhà văn mù Home, thì dũng tướng Asin “
với đôi chân chạy nhanh như gió” cũng bỏ chiến đấu vì chàng bị Agamenông, người
quyền thế cao hơn mình, bắt mất người đẹp Brizêix. Như vậy, người phụ nữ đã trở thành
vật sở hữu quý giá của người đàn ông, trong buổi đầu của chế độ mới, cho nên cô gái đẹp
vừa thực lại vừa mang tính biểu tượng cao.
Cuộc chiến tranh thành Toroa là cuộc chiến tranh thị tộc, bộ lạc có thật trong
lịch sử. dẫu rằng lý do, chỉ vì ánh mắt nàng Hêlen là vô lý, nhưng cách giải thích ấy, hoàn
toàn phù hợp với tâm lý nhận thức ngây thơ của con người bấy giờ. Cuộc chiến tranh
máu lửa ấy, là phương tiện, công cụ dọn đường cho lịch sử phát triển sang nấc thang của
sự văn minh, tiến bộ.
Do vậy, Ph.Engen đã khẳng định rằng: “chỉ nơi nào mà các công xã đó tan rã thì
nhân dân mới tiến bộ, và sự tiến bộ đầu tiên của họ về kinh tế là ở chỗ tăng gia và phát
triển sản xuất bằng lao động theo kiểu nô lệ” (Ph.Engen - chống Đuyrinh( Chương IV: Lý
luận về bạo lực) - NXB, Sự thật, Hà Nội, 1959, tr 304).
b.Giá trị hiện thực.
Nằm ngoài tư cách là một nhân chứng lịch sử, câu chuyện, còn mang trong mình
các cổng thông tin khác. Đó là hiện thực xã hội phong phú đa dạng nơi người Hy Lạp cổ
đại. Đó là ước mơ khát vọng cháy bỏng một cuộc sống tốt đẹp. Đồng thời, quả táo của
mối bất hoà, còn cho ta thấy được khả năng tư duy logich cùng trí tưởng tượng tuyệt vời
trong trái tim những nghệ sỹ vô danh.

Những tác phẩm ban đầu còn chất phác, thơ ngây, nhưng đã chứa một nội dung
trí tuệ, một nhận thức sâu sắc đẹp đẽ. Thần thoại Hy lạp đã có thời kì là hình ảnh duy
nhất rất sinh động về những hoạt động văn hoá, là cái nguồn phong phú của sự sống toả
ra từ tâm hồn người cổ đại trong buổi binh minh lịch sử. Ăngen đã từng nhận xét: “ Bất
cứ một tôn giáo nào không phải cái gì khác mà chỉ là sự phản ánh một cách hoang đường
tronh đầu óc con người những lực lượng bên ngoài đang thống trị lên họ trong cuộc sống
hàng ngày, là sự phản ánh mà trong đó, có lưc lượng của con người, của các vị thần.
Trong thời gian đầu của lich sử, đối tượng của sự phản ánh đó trước hết là những lực
lượng thiên nhiên mà trong sự tiến triể về sau đối với các đân tộc khác nhau la tyương
trưng muôn hình muôn vẻ. Quá trình sơ khai đó được tiếp diễn nhờ những câu chuyện
thần thoại ”
Vì vậy, có thể nói hiện thực cuộc sống của xã hội cổ đại buổi sơ khai đã được phản
ánh qua một lăng kính sắc nét_ những câu chuyện thần thoại.
Với câu chuyện về quả táo tặng người đẹp nhất, phức hợp của cuộc sống đã
được thể hiện rất linh hoạt.
Câu chuyện ấy là một tấm gương in hình những nếp sống, nếp cảm, nếp nghĩ của
con người trong giai đoạn này.
* Phong tục tập quán trong cuộc sống thị tộc cũng được thần thoại ghi nhận.
Phong tục cư trú cùng cuộc sống sinh hoạt được diễn ra trong hang đá. Nơi ấy, nơi
duy nhất lưu lại mọi hoạt động tinh thần, văn hoá của người xưa. Vậy nên, đám cưới nữ
thần Thetis đã được tổ chức trong hang đá của thần Xăngtor Khirong ở xứ Texxali,
Không chỉ ở đám cưới nữ thần biển xinh đẹp ta mới biết được nét phong tục
này mà trong những câu chuyện khác cũng đã đề cập tới nó như một sự ngẫu nhiên, tất
yếu vậy. Nữ thần Rêa sinh Dot trong “ một hang đá xa xôi”, nữ thần Maia sinh ra
Hecmex, quấn tã lót cho con rồi đặt vào một chiếc nôi trong hang đá, Apolong chăn bò,
khi chiều xuống thì lùa vào hang đá, Dot bị quỷ Tiphong đánh bại rút hết gân rồi vứt vào
hang Như vậy, hang đá là một nơi cư trú đáng tin cậy của người cổ đại.
* Ngoài việc phản ánh cuộc sống cư trú, câu chuyện còn phản ánh phong tục
cưới hỏi, một nét văn hóa trong đời sống tinh thần xuất hiện khá sớm của người Hy Lạp
cổ đại. Ngay từ buổi sơ khai, cưới hỏi đã được tổ chức rất linh đình "các nam thần và nữ

thần đều đến dự " đám cưới trở thành nơi hội tụ của hạnh phúc, sự vui vẻ và hân hoan
"Thần Apolong và các nàng Muydo không lúc nào để bàn tiệc ngơi tiếng ca. Nữ thần
Atena với sắc đẹp thông tuệ, nữ thần Atemix với vẻ đẹp tươi trẻ kiêu kì ( ) tất cả đều hớn
hở tưng bừng tham dự vào những bài ca điệu múa " Người đến chúc phúc cho cô dâu,
chú rể đều rũ bỏ hết lo lắng bộn bề, phiền muộn cuộc sống, để chia sẻ niềm vui "Đến thần
chiến tranh Arex cũng quên đi niềm vui thú của sự giao tranh đẻ tới đây mừng cô dâu chú
rể ".
Quà cưới, một hình thức vật chất dã xuất hiện, người cổ đại sớm biết gửi gắm
tâm tư nguyện vọng trong những món quà đầy ý nghĩa nhưng cũng rất đỗi dung dị, thân
thuộc với cuộc sống lao động thường ngày, "Quà mang tới thì nhiều vô kể chúng ta chẳng
làm sao mà kể hết được. Trong số đó, dù sao cũng phải kể đến hai quà mừng rất đặc biệt.
Thần đại dương Podeidong tặng một con thần mã. Thần Xangtor Khirong tặng một ngọn
lao bằng gỗ ". Đó chính là con thần mã và ngọn lao rắn chắc.
*Hình ảnh con thần mã và ngọn lao đã phản ánh thực tế sản xuất .
Gorki đã từng nhận xét rằng "Mỗi vị thần được trang bị một công cụ sản xuất
và hình tượng thần là hình tượng thành công trong lao động". Mặt khác, hình ảnh quả táo
bằng vàng đã đánh dấu sự xuất hiện công cụ sản xuất bằng kim loại của người Hy Lạp cổ.
*Mối quan hệ xã hội của người cổ đại.
Ngoài thực tế sản xuất được nhắc đến trong câu chuyện, đám cưới nữ thần biển
xinh đẹp, còn chứa đựng hình ảnh chân thực của những mối quan hệ giữa người với
người, giữa thần với con người, trong đó mối quan hệ thứ hai, giữ vai trò chủ đạo và chi
phối hầu hết cuộc sống của người cộng sản nguyên thủy. Đó là việc ba nữ thần tìm đến
chàng trai dưới trần gian để nhờ chàng chọn ra người đẹp nhất. Mặt khác, trong những
trang khác của thần thoại Hy Lạp cũng mang dấu hiệu này. Con người không bao giờ tách
khỏi sự chi phối của thần linh. Giữa người và thần luôn có một sợi dây gắn kết chặt chẽ,
lời của nhà tiên tri là lời truyền báo của thần linh. Những quyết định của người trị vì
chính là lời "sấm truyền" của thần ở cõi Olanhpo. Khi con người bế tắc họ tìm tới nhà
tiên tri, gián tiếp gửi lời thỉnh cầu tới thần linh. Hoàng hậu Hequyp khi mơ thấy mình
sinh ra một ngọn đuốc ngùn ngụt, chính ngọn đuốc này đã đốt cháy thành Toroa “đã tìm
ngay nhà tiên tri tới để tường giải "

Điều này khẳng định đươc vị trí độc tôn của thế giới duy tâm trong xã hội
Phương Tây.
*Quan niệm thẩm mỹ của con người buổi bình minh ljch sử.
Câu chuyện về đám cưới nữ thần Thêtis ngoài chức năng “công cụ” nhận biết
cuộc sống sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần của người tối cổ, còn để lại những quan
niệm thẩm mỹ hết sức sâu sắc.
Câu chuyện bi kịch ấy, trong hệ thống các câu chuyện thần thoại Hy Lạp, đều là sản
phẩm một thời kì tư duy và nhận thức đã có sự phát triển. Dẫu rằng những quan niệm
thẩm mỹ, vẫn còn ngây thơ, chất phác, nhưng cũng đã thể hiện được xu hướng vươn tới
cái toàn mỹ. Dòng chữ “ Tặng người đẹp nhất”, là thông điệp chuyển tải thông tin này.
Việc Dot giao cho Hermex đi tìm Parix _ chàng trai đẹp nhất phương Đông_ để
làm giám khảo cho cuộc thi sắc đẹp, đủ cho thấy quan niệm thẩm mỹ của người cổ đại đã
phát triển ở một nấc cao.
Parix là con trai của vua Priam và Hoàng Hậu Hecquyp, chàng lớn lên giữa
những người chăn chiên, là môt chàng trai khôi ngô, tuấn tú, một dũng tướng “ trăm trận
trăm thắng” trong các cuộc săn bắn và đánh đuổi kẻ thù. Từ đây, ta thấy quan niệm thẩm
mỹ của người cổ đại cũng rất thực tế, cái đẹp gắn liền với những chiến công, với lao động
sản xuất và chiến đấu.
Parix là chàng trai đẹp nhất của Phương Đông, vì vậy, chỉ có chàng mới có “ con
mắt tinh đời” để làm giám khảo cho cuộc thi tìm người đẹp nhất trong những người đẹp
nhất của các vị thần xứ Olanhpo.” không phải là một người đẹp thì làm sao có đủ tư cách
để giám định về cái đẹp cho ba vị nữ thần(…)đem đàn mà gảy tai trâu” thì cực hết chỗ
nói.
Dẫu sao cũng thật khó cho Parix khi đứng trước “ một vùng như thể cây Quỳnh,
cành Giao”, biết chọn ai là người đẹp nhất đây? Nhưng với sứ mệnh cao cả ấy mà lại
được đặt lên vai của một chàng trai người trần mắt thịt như chàng thì thật vinh hạnh xiết
bao! Parix phải hoàn thành nhiệm vụ lớn lao đó để chứng minh được sự thông minh, sắc
sảo và giá trị của người trần thế, mà chàng là một đại diện tiêu biểu. Như vậy, chàng
Parix tài giỏi là hình ảnh chân thực nhất để tôn vinh con người, quảng bá cũng như xác
lập vị thế của con người trong xã hội cổ đại. Câu chuyện đã thể hiện quan niệm thẩm mỹ

về con người rất rõ nét mà tới ngày nay vẫn còn phát huy được giá trị.
Con người gắn liền với hình thức về hình thể, thế nên, quan niệm về sắc đẹp tuyệt
đối, sắc đẹp là viên ngọc Minh Châu không tì vết lại đã được thể hiện qua hình ảnh nữ
thần Aphrođito. Sắc đẹp rực rỡ chói loà của nàng, là một nhân tố quan trọng, xứng đáng
để nàng giành được quả táo vàng. Song, việc Parix chọn Nữ thần Aphrodito, mà khước từ
những lời hứa hấp dẫn, những món lời hậu hĩnh của nữ thần Hera quyền uy _ hứa cho
chàng làm vua toàn cõi Châu Á, của nữ thần Atena tài năng _ hứa cho chàng trí tuệ và
sức khoẻ, để chàng trở thành dũng tướng vô địch thiên hạ, là nhờ Aphrodito hứa sẽ giúp
chàng lấy người con gái đẹp nhất châu Âu_ nàng Hêlen kiều diễm làm vợ. Qua sự lựa
chọn của vị giám khảo trần thế này, cho ta thấy được vẻ đẹp hình thể đã vượt xa sức
mạnh của trí tuệ và quyền lực, sự lựa chọn ấy, cũng thấy được tính nhân bản, nhân văn
trong tâm hồn người cổ đại.
Nhưng chiếc dây lưng vạn năng lại giúp cho Nữ thần giành được vương miện của
cuộc thi hoa hậu ấy. chiếc dây lưng diệu kỳ giúp ta thấy được hành động của con người,
bước đầu, đã bị những hình thức vật chất chi phối.
C. yếu tố lãng mạn và những ước mơ khát vọng của người cổ đại.
Gorki đã cho rằng: “Tôi không chút nghi ngờ rằng,chúng ta ai cũng đều hiểu
những truyện truyền thuyết cổ đại, nhưng một điều mong ước là làm sao hiểu sâu hơn
nữa những ý nghĩa câu chuyện đó. Ý nghĩa đó chung quy lại, là ước vọng củ những người
lao động thời cổ muốn cho lao động của mình được nhẹ nhàng hơn, muốn tăng năng suốt
lao động, muốn tự võ trang để chống lại kẻ thù hai chân và bốn chân”.
Ý kiến trên của Gorki, đã đề cập tới nhưng ước mơ, khát vọng đổi thay của người cổ
đại, trước một thực tế khắc nghiệt, phũ phàng. Thực tế, đó là nền sản xuất thấp kém trong
xã hội cộng đồng thị tộc. Là công cụ sản xuất thô sơ mà sức người lại hữu hạn. Là sự rình
rập của thú dữ, sự đe doạ, trở lực của thiên nhiên tàn bạo. Biết làm gì để an ủi và thấy tin
yêu vào cuộc sống, ngoài gửi gắm những khát khao cháy bỏng, những ước mơ vào sự
linh thiêng của các vị thần linh mà họ tôn thờ trong buổi binh minh lịch sử ấy. Dẫu rằng,
những suy nghĩ đầu tiên còn nhiều khờ dại, nhưng đó, lại là “môt liều thuốc mạnh” để
trấn an tinh thần, cổ vũ cho họ tồn tại và sống tốt hơn.
Trong câu chuyện quả táo vàng, ta thấy một thế giới hoàn toàn khác lạ, lý tưởng,

khác xa với thực tại. Người Hy Lạp cổ đại, đã dùng trí tưởng tượng bay bổng của mình,
để vẽ lên thế giới ấy, vẽ lên những khát khao ấy.
*ước mơ có cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
Họ ước mơ về một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Thì đây, sự kết hợp giữa Nữ
thần biển xinh đẹp, tài năng, người đã gây nên mối bất hoà giữa Vị chúa tể Dớt với thần
biển Podeiđong, với người anh hùng chiến trận Pêlê, là một sự kết hợp hoàn hảo nhất.
Gia đình ấy, với những người con, tài năng không thua kém gì bố mẹ chúng, sẽ tạo nên
một mái ấm tràn ngập tiếng cười, gia đình ấy sẽ là “nơi nỗi buồn chỉ thoáng qua còn niềm
vui là bất tận”
Không những khát khao về mái ấm gia đình, họ còn mong muốn một cuộc sống sung
túc, no đủ. Đám cưới của nữ thần Thêtis là hình ảnh ẩn dụ cho khát khao cháy bỏng ấy.”
Đám cưới tổ chức linh đình, mọi người được ăn uống thoả thuê, rượu tiệc, đàn hát…”.
Với trí tưởng tượng tuyệt vời, người cổ đại, đã vẽ ra những thế giới lý tưởng nhu ngọn
Olanhpo, vườn lạc uyển…cõi Olanhpo là nơi ở của các vị thần linh, nơi ngày ngày tràn
ngập tiếng đàn ca, những điệu múa của nàng Muydo và vị thần âm nhạc Apolong, nơi “
bốn mùa mây phủ, cõi cư trú vĩnh hằng của các vị thần linh, các thần ở trong một cung
điện lộng lẫy, làm toàn bằng đồng đỏ rực và vàng chói lọi ”.
* ước mơ lao động nhẹ nhàng, công cụ lao động hiện đại.
Ăn, ở, mặc, là những nhu cầu thiết yếu của hết thảy con người. Ngoài ra, lao động
sản xuất là một nhu cầu giúp con người tư duy, trao đổi tư tưởng, tình cảm và hoàn thiện
bản thân. Trong xã hội công sản nguyên thuỷ, thực tế lao động sản xuất với công cụ thô
sơ nên số lượng của cải làm ra quá ít ỏi. Điều đó đã khiến cuộc sống của người cổ đại hết
sức bấp bênh. Do vậy,”một con thần mã,…một ngọn lao mà cán nó làm bằng gỗ của một
giống cây rừng rắn chắc như đồng như sắt…” hay “một đôi hài có cánh đi nhanh như ý
nghĩ” hoặc “ con ngựa có cánh Pêzagơ” đến ”những mũi tên bắn “bách phát, bách trúng”.
Là một trong những hình tượng nghệ thuật quen thuộc, tạo nên yếu tố lãng mạn, cái lãng
mạn, làm nên sức hấp dẫn muôn đời của thần thoại.” yếu tố lãng mạn chắp cánh cho hiện
thực, viễn cảnh ước mơ thôi thúc thực tế”.
*ước mơ vươn tới cái đẹp hoàn mỹ.
Nội dung bao trùm câu chuyện về quả táo của mối bất hoà chính là sự tranh giành

ngôi vị “Người đẹp nhất”. Như vậy, trong ý thức của người cổ đại, đã xuất hiện và hình
thành những khát vọng thẩm mỹ, khát vọng được “Đẹp nhất”. Chẳng vậy mà, “ Vị thần
nào cũng muốn nhận quả táo đó…” các Nam thần còn đánh mất đi “phong độ” ra mặt
tranh giành “ Người Đẹp Nhất” với các Nữ thần.
Song, với quan điểm thẩm mỹ, với con mắt tinh tường, người Hy Lạp đã tìm ra được
cái đẹp tuyệt đối, đó chính là nữ thần sắc đẹp vô song, nàng Aphrodito quyến rũ nhất cõi
Olanhpo.
Phải chăng, những khái niệm về cái đẹp hoàn mỹ, đều được nghệ nhân dân gian
gửi gắm trong hình ảnh Vị thần đẹp kiêu sa này.
Nàng Aphrodito_ là sự kết hợp giữa “ vẻ đẹp bao la, lồng lộng của bầu trời xanh”
với “ánh sáng trong trẻo, ngời ngợi lên những áng mây trắng muốt đang lững thững êm
trôi”. Vẻ đẹp của nàng là sự cộng hưởng của Trời và Biển, một vẻ đẹp tự nhiên, đang dạt
dào nhựa sống. Nàng với “dáng thanh tao, khuôn mặt diễm lệ, dáng đi khoan thai duyên
dáng, mái tóc vàng óng ả búi cao, lộ ra chiếc cổ trắng ngần, đầy đặn tỏa hương ngào
ngạt…” là chuẩn mực của mọi cái đẹp tuyệt đối, hoàn mỹ, trác tuyệt.
Khát vọng và ước mơ của người cổ đại, dẫu rằng hoang đường viển vông, nhưng
đều khúc xạ từ thực tế của cuộc sống, từ những khát vọng của sự ấm no, gia đình hạnh
phúc, từ sự trường tồn bất tử đến cuộc sống “ vô ăn, vô lo”cõi thiên đường. Song sự
mong muốn đáng trân trọng nhất chính là sự công bằng. Chi tiết Thần Dớt không phân xử
cho ba người đẹp vì Ngài e ngại rằng khi Ngài đích thân ” cầm cân nảy mực”, sẽ khiến
“cán cân công lý bị lệch chuẩn” , bởi, Ngài vướng vào “mụ vợ sư tử hà đông” là Hera_
Nữ thần bảo trợ cho hạnh phúc và hôn nhân gia đình. Ngài biết rằng, nếu Ngài trao quả
táo vàng cho Atena hay Aphrodito, thì sao tránh khỏi những đòn ghen chí tử, khi “máu
Họan Thư” của Hera quyền uy, trỗi dậy. Nhưng nếu, Ngài trao cho vợ mình thì sẽ mang
tiếng thiên vị suốt đời, còn đâu sự oai phong lẫm liệt của Đấng tối cao nữa_ chi tiết ấy đã
cho ta thấy điều mong muốn được đối xử công bằng trong lao động sản xuất cũng như
sinh hoạt của người cổ đại.
Mong muốn được đối xử công bằng trong chế độ xã hội Cộng sản nguyên thuỷ mới
chỉ là hạt nhân nhỏ bé trong hệ thống ước mơ của người Hy lạp cổ, vì chế độ thị tộc, bộ
lạc, chưa xuất hiện sự tư hữu về của cải vật chất, nhưng sang thời kỳ văn minh_ xã hội

chiếm hữu nô lệ_thì ước mơ ấy, ước mơ sự giải phóng, lại nhức nhối, cấp thiết và cháy
bỏng hơn bao giờ hết.
c. bài học triết lý
Đơsacmơ trong “thần thoại Hy Lạp cổ đại” thật có lý khi nhận định rằng: “ yếu tố
hoang đường kì ảo là cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong là hạt nhân triết lý”.
Thần thoại Hy Lạp là một kho tàng triết lý, điển tích và điển cố vô tận. thi thoảng
trong văn học ta vẫn thường bắt gặp những tín hiệu quen thuộc như :”con ngựa thành
Toroa, chiếc giường Prôcruyxto, gã Xalia” hay”quả táo bất hoà…”. Đọc những tác phẩm
của C.Mác, Ph.Enghen hay V.I.Lênin, chúng ta thường bắt gặp những ám dụ, tỉ dụ bằng
thần thoại Hy Lạp. Như vậy, thần thoại Hy Lạp không phải là lĩnh vực chuyên môn hẹp
mà nó đã trở thành kiến thức phổ thông. Câu chuyện quả táo vàng muốn nói đến sự bất
đồng ý kiến, sự tranh chấp lợi ích cá nhân, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Sự lãng mạn cùng với trí tưởng tượng tuyệt vời tạo nên sức hấp dẫn của thể loại
thần thoại thì hạt nhân triết lý, giá trị điển tích, điển cố và ngọn nguồn cảm hứng đã cộng
hưởng làm nên sức sống, sự trường tồn mãi mãi của thần thoại Hy Lạp.
Thần thoại là một công trình tư duy của người cổ đại, cách xa chúng ta hàng ngàn
thế kỷ, nhưng dường như ta vẫn nghe được hơi thở, sự sống và sức hút trong từng câu
chuyện gần gũi và chân thực ấy. Bởi hình tượng nhân vật sơ khai kia không phải là một
mẫu hình Thần khô cứng với hệ thống tính cách và hành trạng cao siêu, giống như các vị
thần trong truyện thần thoại của nhân dân ta. Mà mỗi thần là một tính cách khác nhau, đa
dạng và phức tạp. Ngoài sự uy nghiêm, linh thiêng của thần linh, các vị thần trong thần
thoại Hy Lạp “ Người” hơn ai hết. Đó là những trái tim nồng ấm yêu thương và đậm đà
tính nhân văn. Ngoài những hành trạng phi phàm, họ cũng thân thiết, “thực” và rất đỗi
bình dị. Họ biết yêu, biết ghen và cũng biết không chung thuỷ, thần ấy chân thực như
cuộc sống vậy.
Tính ghen tuông dữ dội của Hera_ nữ thần bảo trợ cho hôn nhân và hạnh phúc
gia đình_ nhưng nữ thần có ghen mới trị được cái tính trăng hoa thâm căn cố đế của Dớt.
và cũng chính vì sự đa tình ấy của Dớt, ta mới có đám cưới của nữ thần biển xinh đẹp
Thêtis với người anh hùng Pêlê. Nguyên do là Thần Dớt muốn lấy nữ thần Thêtis, nhưng
vì lời tiên tri không tốt lành, để tránh tai hoạ, Ngài đành gả nàng cho Pelê trong sự tiếc

nuối. Thần Dot uy nghiêm ấy cũng biết sợ vợ như đàn ông muôn đời vậy.
Rồi đến nữ thần Aphrodito_ là người không chung thuỷ có tiếng trên thế giới
Olanhpo _ nàng có chồng là Hephaixtot, vị thần thợ rèn chân thọt trứ danh _ nhưng nàng
lại đi lăng nhăng với thần chiến tranh Arex, rồi thần Đionidox, đến Hermex….
Thần thoại Hy Lạp, với cái thực và gần gũi ấy, đã tạo nên sự đặc thù trong kho tàng
thần thoại của nhân loại.
C_ TỔNG KẾT VẤN ĐỀ
C.Mác đã khẳng định rằng” không có thần thoại Hy Lạp thì không có nghệ thuật
Hy Lạp, thần thoại Hy Lạp không những là kho vũ khí mà còn là mảnh đất bồi dưỡng
nghệ thuật Hy Lạp”.
Thần thoại Hy Lạp, cùng sức ảnh hưởng lớn lao của mình, nó không còn là thần
thoại của người Hy Lạp mà nó là tài sản chung của cả nhân loại.
Là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, hai bản anh hùng ca Iliat và Ôđixê đã
viết tiếp trang sử hào hùng, đã chắp thêm đôi cánh cho trí tưởng tượng của người cổ đại
bay tới những vùng trời, những miền đất khác nhau.
Không chỉ có văn học, thần thoại mới có giá tri sử dụng, mà trong những lĩnh vực
nghệ thuật khác như kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc…thần thoại cũng giữ những
chức năng chuyên biệt, đặc thù. Nó chiếm lĩnh trí tưởng tượng, ngự trị trong tư tưởng của
người phương Tây và toàn nhân loại.
Câu chuyện về quả táo bất hoà, là câu chuyện cuối cùng, tiễn bước thần thoại vào
tấm rèm sau sân khấu, nhưng giá trị và hào quang của nó vẫn mãi rạng ngời như sắc đẹp
diễm lệ của Nữ thần Aphrodito. Nó sẽ mãi là “ một công trình dệt gấm vóc bằng từ ngữ,
xuất hiện từ thời tối cổ, những sợi tơ muôn màu của nó lan khắp bốn phương, phủ lên trái
đất một tấm thảm bằng từ ngữ đẹp lạ lùng” (Gorki)

×